Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Đề tài: RỦI RO PHÁP LUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.22 KB, 28 trang )

Đề tài: RỦI RO PHÁP LUẬT

GVHD: Ths Lê Thị Út

Lơì mở đâù .....................................................................................................................2
I.KHAÍ NIÊM
̣ RUỈ RO PHAP
́ LUÂT
̣ .............................................................................4
II.CAC
́ DONG
̀ LUÂT
̣ TRÊN THẾGIƠÍ.........................................................................4
2.1 Luâṭ luc̣ điạ (Continental Law)............................................................................4
2.2 Luâṭ Anh –Mỹ(Aglo-American Law)...............................................................5
2.3 Luâṭ tôn giaó ( Religious Law)............................................................................5
2.4 Luâṭ XãHôị Chủ Nghiã (Socialist Law)..............................................................6
2.4.1 Sự ra đời của luâṭ XHCN.............................................................................6
2.4.2 Đặc điểm luâṭ XHCN..................................................................................7
2.4.3 Vai trò và giá trị XH của luâṭ XHCN..........................................................7
2.4.4 Hình thức pháp luật ở Viêṭ Nam................................................................7
III.CAC
́ YÊU
́ TỐLUÂT
̣ PHAP
́ ........................................................................................8
3.1 Luâṭ cuả môĩ quôć gia..........................................................................................8
3.1.1 Luâṭ thương maị ............................................................................................9
3.1.2 Luâṭ lao đông
̣ ................................................................................................9
3.1.3 Quy đinh


̣ vềviêc̣ thanh
̀ lâp̣ vàhoaṭ đông
̣ cuả doanh nghiêp̣ ....................11
Vềlinh
̃ vực ngân hang
̀ .....................................................................................11
Vềlinh
̃ vực bảo hiểm......................................................................................12
3.1.4 Chông
́ bań phágia.́......................................................................................12
Phương pháp zeroing.......................................................................................13
Bài học kinh nghiệm từ vụ kiện....................................................................16
3.1.5 Luâṭ vềsở hưũ trítuê.̣ ................................................................................16
a.Tông
̉ quan vềcać hanh
̀ vi xâm pham
̣ quyêǹ sở hưũ trítuê.̣ .......................16
b.Nguyên nhân..................................................................................................18
c.Vídụ thực tê..................................................................................................19
́
d.Giaỉ phaṕ ........................................................................................................21
3.2 Luâṭ quôć tê........................................................................................................22
́
3.2.1 Thương mại không phân biệt đối xử.......................................................22
Trang | 1


Đề tài: RỦI RO PHÁP LUẬT

GVHD: Ths Lê Thị Út


a.Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN)....................................................22
b.Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT)...............................................................23
3.2.2 Thương mại ngày càng tự do hơn (từng bước và bằng con đường
đàm phán)............................................................................................................23
3.2.3 Dễ dự đoán nhờ cam kết, ràng buộc, ổn định và minh bạch...............24
a.Về các thoả thuận cắt giảm thuế quan......................................................25
b.Về các biện pháp phi thuế quan..................................................................25
3.2.4 Tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng hơn.....................25
3.2.5 Khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế bằng cách dành ưu đãi
hơn cho các nước kém phát triển nhất..............................................................26
Kêt́ luâṇ .........................................................................................................................27

Lời mở đầu
Trang | 2


Đề tài: RỦI RO PHÁP LUẬT

GVHD: Ths Lê Thị Út

Trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa, khi các mối quan hệ xã hội ngày càng mở
rộng và phức tạp, khi nhân loại dần tiến tới thực sự”sống và làm việc theo pháp luật”, thì
các nhà quản trị rủi ro lại càng chú trọng nghiên cứu môi trường pháp luật, bao gồm cả
pháp luật của nước mình, pháp luật của nước đối tác – nơi đến làm ăn, kinh doanh và luật
quốc tế.

Trang | 3



Đề tài: RỦI RO PHÁP LUẬT

I.

GVHD: Ths Lê Thị Út

KHÁI NIỆM RỦI RO PHÁP LUẬT
Rủi ro pháp luật là khả năng khách quan xảy ra sự sai lệch bất lợi so với dự tính liên

quan tới các quy định pháp luật.
Rủi ro pháp luật là những sự kiện pháp lý bất lợi xảy ra một cách bất ngờ, gây nên
thiệt hại vật chất hoặc phi vật chất đối với doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.

II.

CÁC DÒNG LUẬT TRÊN THẾ GIỚI
Mỗi quốc gia đều có hệ thống pháp luật của riêng mình, nếu một nhà quản trị kinh

doanh quốc tế chỉ thông hiểu pháp luật nước mình mà ít am tường các hệ thống pháp luật
khác thì rất dễ gặp rủi ro. Do đó, cần phải nghiên cứu để nắm vững pháp luật nước mình
và nước đối tác, cùng những luật có liên quan. Nhưng nghiên cứu luật pháp là vấn đề phức
tạp, không thể nắm vững luật pháp của tất cả các nước. Trước hết ta cần tìm hiểu các dòng
luật.
Có 3 dòng luật chính trên thế giới:
 Luật Lục địa
 Luật Anh –Mỹ
 Luật Tôn giáo – Luật đạo Hồi
Ngoài ba dòng luật chính trên, còn có dòng luật thứ tư – Luật xã hội chủ nghĩa.

2.1 Luật lục địa (Continental Law)

Dòng luật này được gọi là “Luật lục địa” vì được áp dụng chủ yếu ở các nước châu
Âu lục địa, khởi đầu là ở Pháp. Tuy nhiên, nguyên thủy dong fluaatj này xuất phát từ bộ
luật do Đế chế La Mã Justinian ban hành cách đây 1500 năm. Vì vạy, các luật gia còn gọi
nó là “luật La Mã”. Năm 1800, sau khi nắm chình quyền Napoleon đã cho xây dựng một
bộ luật mới và được thông qua năm 1804, bộ luật này mang tính cách mệnh trên 2 khía
cạnh:
 Phản ánh ý tưởng chính trị của thuyết ánh sáng, nó nhấn mạnh sự bảo đảm về
quyền tư hữu, sự tự do kết ước và giá trị gai đình truyền thống.
 Bộ luật được coi là được đọc và hiểu bởi giới bình dân.

Trang | 4


Đề tài: RỦI RO PHÁP LUẬT

GVHD: Ths Lê Thị Út

Bộ luật Napoleon 1804 (bộ luật dân sự Pháp) có ý nghĩa rất to lớn không chỉ ở nước
Pháp, mà còn ở các nước khác. Bộ luật này được phổ biến hoặc sao chép lại ở Bỉ, Hà Lan,
Ý, Tây Ban Nha… và hệ thống thuộc địa của các quốc gia này. Và gần đây nhất là ảnh
hưởng của bộ luật Pháp trong EU. Bản chất của luật Pháp nói riêng và luật “lục địa” nói
chung là sự soạn thành luật: một bộ luật đầy đủ sẽ trình bày hết những gì hợp pháp và
những gì bất hợp pháp. Hệ thống luật lục địa đã phát triển khá hoàn hảo phần dân luật, đặc
biệt là nhánh luật thương mại và luật hợp đồng. Tính hệ thống chặt chẽ là đặc điểm chung
của dòng ”luật Lục địa” nhưng trong cùng hệ thống luật của mỗi nước khác nhau:
 Luật Đức thì chặt chẽ và thực dụng hơn luật Pháp, là luật của người bán.
 Luật Pháp được coi là trí tuệ nhưng có khi lại không thích ứng với thực tế kinh
doanh, là luật của người mua.

2.2 Luật Anh –Mỹ (Aglo-American Law)

Còn có tên gọi là Common Law – Tiền lệ Pháp, Luật tập tục/điển cứu tức luật pháp
phát triển từ các phong tục cổ xưa và tự quyết định của các quan tòa, chứ không phải do
Nghị viện đặt ra. Không giống như Luật Lục địa, luật Anh-Mỹ không được sửa soạn thành
văn bản.
Cho đến nay khoảng 1/3 dân số trên thế giới sống ở các nước có hệ thống pháp luật
chủ yếu dựa trên cơ sở luật Anh-Mỹ, như: Canada, Úc, New Zealand,… Nguồn gốc của
dòng luật này xuất phát từ Anh quốc năm 1066 và được lan truyền rộng rãi trên thế giới
chủ yếu thông qua con đường mở rộng thuộc địa vương quốc Anh. Điểm nổi bật của dòng
luật Anh-Mỹ là tính kết nối bền vững với quá khứ. Thậm chí, ngay cả cách áp dụng của
pháp luật Anh cũng được xây dựng dựa trên truyền thống bắt đầu từ thời trung cổ.

2.3 Luật tôn giáo ( Religious Law)
Luật tôn giáo hay chính xác hơn phải gọi là luật đạo Hồi: luật dựa trên giáo lí tôn
giáo. Luật Đạo Hồi là truyền thống pháp luật ngoài phương Tây quan trọng nhất trên thế
giới ngày nay. Ý tưởng luật pháp trong xã hội Hồi giáo hoàn toàn khác với nền văn hóa
phương Tây. Nếu theo phương Tây luật pháp là thể hiện ý chí nhân dân hành động thông
qua cơ chế lập pháp của họ,thì các nước Hồi giáo lại cho rằng: luật pháp là sản phẩm của

Trang | 5


Đề tài: RỦI RO PHÁP LUẬT

GVHD: Ths Lê Thị Út

khải thị thiêng liêng, vì vậy không thể bị thay đổi và chi phối mọi lĩnh vực trong cuộc sống
con người. Dòng luật này được hình thành từ:
 Kinh Coran: là cuốn kinh gồm 6237 câu thơ, chứa đựng các thành lệnh của
Thượng đế khải thị cho nhà tiên tri Muhammad
 Các truyền thống (Suma)

 Thống quán (Liam)
 Sự tương tự (Ouivas)
Dòng luật Hồi giáo được áp dụng theo những mức độ khác nhau tại 27 quốc gia Hồi
giáo. Ở các quốc gia Hồi giáo thường có chế độ luật pháp pha trộn, cụ thể: luật hình sự và
gia đình phát triển mạnh theo tư tưởng pháp lý Hồi giáo, ngược lại luật thương mại và luật
hợp đồng yếu.
Luật Hồi giáo có quá nhiều điểm khác biệt, do đó trước khi đến làm ăn ở các quốc
gia Hồi giáo hoặc ký hợp đồng với các doanh nghiệp thuộc các nước Hồi giáo, cần đàu tư
thời gian thích đáng để nghiên cứu các tập quán, pháp lý, tôn giáo và xã hội của quốc gia
đó. Và tốt hơn cả khi thương lượng hợp đồng hãy cố gắn thuyết phục đối tác đồng ý áp
dụng luật và tiến hành phân xử ở các nước khác, ngoài thế giới Hồi giáo.

2.4 Luật Xã Hội Chủ Nghĩa (Socialist Law)
Hệ thống luật pháp XHCN là tổng thể các quy phạm luật pháp có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau, được quy định thành các định chế pháp luật, các ngành luật và được thể hiện
trong các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành theo những trình tự, thủ tục và hình thức
nhất định.
2.4.1 Sự ra đời của luật XHCN
Luật XHCN ra đời là hoàn toàn cần thiết để bảo vệ thành quả của cuộc CMXHCN,
tiếp tục công cuộc xây dựng 1 xã hội mới vì lợi ích của nhân dân và sự tiến bộ của nhân
loại. Luật XHCN ra đời cùng sự ra đời của nhà nước trên cơ sở xóa bỏ hệ thống PL cũ và
xây dựng hệ thống PL mới.
Quan điểm kế thừa: những giá trị phổ biến như nhân đạo, nhân văn, công bằng,
những thành quả của CMTS, những chuẩn mực, quy phạm điều chỉnh quan hệ dân sự và
ghi nhận quyền con người. Ở VN, pháp luật được công nhận khi và chỉ khi nó không mâu
thuẫn với nền độc lập và nền cộng hòa. Sau cách mạng, việc tổ chức bộ máy nhanh chóng
và xây dựng pháp luật mất nhiều thời gian nên chia làm nhiều giai đoạn:

Trang | 6



Đề tài: RỦI RO PHÁP LUẬT

GVHD: Ths Lê Thị Út

 Thời kì đầu: XD hiến pháp, các luật về tổ chức bộ máy (BMNN), quy định về sự
trừng trị sự phản kháng của lực lượng thống trị cũ đã bị lật đổ và các thế lực thù
địch phản động.
 Thời kì 2: Xây dựng quy định PL điều chỉnh quan hệ XH trên các lĩnh vực đời sống.
 Thời kì 3: Hoàn thiện và nâng cao quy định đã ban hành & bổ sung quy định mới.
Ngày nay, bên cạnh sự phát triển của các dòng luật như: luật Lục địa, luật Anh-Mỹ,
luật Hồi giáo thì luật XHCN cũng đang ngày càng phát triển theo hướng hoàn thiện hơn và
đứng độc lập trở thành một dòng pháp luật riêng.
2.4.2 Đặc điểm luật XHCN
 Ghi nhận và bảo vệ các quan hệ XH dựa trên chế độ công hữu về tư liệu SX
 Về chính trị, luật XHCN là PL dân chủ, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích cho đại đa
số các thành viên trong XH, bảo đảm, bảo vệ quyền tự do dân chủ cho nhân dân.
 Thể hiện tính nhân dân sâu sắc: phục vụ, chăm lo cho con người, vì giá trị con
người.
 Mang tính thống nhất nội tại cao hơn so với các kiểu PL trước đó: được XD trên
cơ sở kinh tế thống nhất, 1 hệ tư tưởng thống nhất, mục đích điều chỉnh quan hệ
XH thống nhất.
 Được XD trên nền tảng đạo đức XHCN.
2.4.3 Vai trò và giá trị XH của luật XHCN
 Là cơ sở pháp lý để NN xác lập và bảo vệ an ninh chính trị, trật tự ATXH.
 Là cơ sở pháp lý cho việc kiện toàn và củng cố tổ chức và hoạt động của bộ máy
NN.
 Xác lập và đảm bảo công bằng XH, xây dựng 1 nền dân chủ bền vững.
 Giúp NN tổ chức và quản lý tốt mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội.
 Vai trò giáo dục to lớn, bảo về giá trị tinh thần, phát huy yếu tố truyền thống tích

cực.
 Tạo dựng các quan hệ xã hội mới: quy định trình tự, thủ tục ký kết điều ước quốc
tế, tạo môi trường ổn định cho quan hệ bang giao.
2.4.4 Hình thức pháp luật ở Việt Nam
Tập quán pháp: bộ luật dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại
Văn bản qui phạm pháp luật: theo luật ban hành VBQPPL năm 1996( sửa đổi năm
2002) có 2 loại:

Trang | 7


Đề tài: RỦI RO PHÁP LUẬT
-

GVHD: Ths Lê Thị Út

VB luật do quốc hội ban hành: hiến pháp, luật, bộ luật, nghị quyết
VB dưới luật: các chủ thể khác
• UB thường vị QH: pháp luật, nghị quyết
• Chủ tịch nước: lệnh, quyết định
• Chính phủ: nghị định, nghị quyết
• Thủ tướng chính phủ: quyết định, chính phủ
• Bộ trưởng: quyết định, chỉ thị, thông tư
• Hội đồng thẩm phán: nghị quyết
• Hội đồng ND các cấp: nghị quyết
• UBND các cấp: quyết định, chỉ thị
Nghiên cứu các dòng luật kể trên, đặc biệt là luật Anh-Mỹ và luật Lục địa, ta thấy

cách tiếp cận luật khác nhau sản sinh ra nhứng vụ kiện tụng khác nhau, cách tố tụng khác
nhau, cũng như ngôn ngữ hợp đồng cũng rất khác nhau nếu như hợp đồng soạn thảo theo

luật Lục địa có thể ngắn gọn rõ ràng, thì hợp đồng soạn thảo theo luật XHCN (cũ) hoặc luật
Hồi giáo phải chi tiết, cụ thể. Còn các luật gia Anh-Mỹ lại thảo ra các hợp đồng dài dòng
với ngôn ngữ khó hiểu.
Vì vậy, để tránh những bất ngờ, các bên phải thảo ra hợp đồng chi tiết bao hàm hết
khả năng có thể xảy ra – hợp đồng dài, đầy những điều kiện và ngoại lệ.
Những điều kiện cho thấy, các nhà quản trị kinh doanh quốc tế nói chung, các nhà quản trị
rủi ro nói riêng cần phải hết sức quan tâm đến các luật áp dụng để tránh khỏi những sai lầm
đáng tiếc.

III. CÁC YẾU TỐ LUẬT PHÁP
3.1 Luật của mỗi quốc gia
Các chế độ luật pháp của mỗi quốc gia ảnh hưởng đến cách thức mà các nhân tố
then chốt của quá trình quản lý được thực hiện. Những ngành luật có ảnh hưởng chủ yếu là:
 Luật thương mại
 Luật lao động
 Quy định về việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp
 Chống bán phá giá
 Luật về sở hữu trí tuệ

Trang | 8


Đề tài: RỦI RO PHÁP LUẬT

GVHD: Ths Lê Thị Út

3.1.1 Luật thương mại
Luật thương mại là cơ sở pháp lý để phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế hợp tác xã là nền tảng

của nền kinh tế quốc dân, phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ thương mại trên các
vùng của đất nước, mở rộng giao lưu thương mại với nước ngoài, góp phần đẩy mạnh sản
xuất, cải thiện đời sống nhân dân, bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất, người tiêu
dùng và lợi ích hợp pháp của thương nhân. Góp phần tích luỹ nhằm thúc đẩy toàn bộ nền
kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vì mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Hoạt động thương mại giúp các
doanh nghiệp mở rộng sản xuất, giao thương với các nước một cách dễ dàng nhưng khi
chúng ta không nghiên cứu kĩ luật thương mại thì chúng có thể ảnh hưởng đến quá trình
kinh doanh của doanh nghiệp và dưới đây là một ví dụ điển hình.
Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam cũng đã từng hứng chịu những rủi ro pháp lý
trong thương mại quốc tế khi bị nước ngoài đăng ký mất bản quyền nhãn hiệu trên thị
trường quốc tế. Nhãn hiệu Vinataba tuy đã được đăng ký trong nước nhưng chưa đăng ký ở
nước ngoài, khi tiến hành đăng ký ở nước ngoài thì phát hiện đã bị một công ty của
Indonesia chiếm đoạt tại 13 quốc gia và vùng lãnh thổ. Sản phẩm Vinataba không thể xuất
khẩu sang các nước đã bị đăng ký tước đoạt thương hiệu, ảnh hưởng đến uy tín và thương
hiệu của DN và ngành thuốc lá Việt Nam. Tổng Công ty Thuốc lá đã thực hiện việc đòi lại
nhãn hiệu của mình nhưng đến nay mới chính thức thành công trên thị trường Campuchia,
thị trường Lào và Trung Quốc đang trong quá trình xử lý.
3.1.2 Luật lao động
Bộ luật lao động quy định tiêu chuẩn lao động về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của
người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện
người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến
quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động. Khi các doanh nghiệp sử dụng lao động
cần chú ý những hành vi bị nghiêm cấm sau:

Trang | 9


Đề tài: RỦI RO PHÁP LUẬT
-


GVHD: Ths Lê Thị Út

Phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn
nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập
và hoạt động công đoàn.

-

Ngược đãi người lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

-

Cưỡng bức lao động.

-

Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ
dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.

-

Sử dụng lao động chưa qua đào tạo nghề hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề
quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo nghề hoặc
phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

-

Sử dụng lao động chưa qua đào tạo nghề hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề
quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo nghề hoặc

phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

-

Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.
Đối tác phần cứng quan trọng của Apple, Foxconn đã chính thức thừa nhận có sử

dụng lao động học sinh 14 tuổi, sau khi sự việc này từng bị một tờ báo của Trung Quốc
phanh phui hồi tháng 9/2012. Trong quá khứ, Foxconn đã từng dính rất nhiều nghi vấn liên
quan đến vấn đề tiền lương và bạo lực tại nơi làm việc. Tim Cook cũng từng phải tới tận
xưởng sản xuất của công ty này để xác minh.
Hoặc Công ty TNHH Lâm sản Gia Long vừa bị xử phạt hành chính 60 triệu đồng vì
vi phạm nghiêm trọng Luật Lao động. Theo kết luận của đoàn kiểm tra liên ngành, Công ty
TNHH Lâm sản Gia Long đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật về lao động như: Sử dụng
lao động vị thành niên làm công việc nguy hiểm; không có các phương tiện che chắn các
bộ phận dễ gây nguy hiểm của máy móc, thiết bị, không có bản chỉ dẫn về an toàn lao động
ở những nơi đặt máy; không khai báo về tai nạn lao động khi tai nạn xảy ra; không tổ chức
huấn luyện, hướng dẫn các biện pháp an toàn lao động; không kiểm định các loại máy có
yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn - vệ sinh lao động. Ngoài ra quyết định xử phạt hành chính
60 triệu đồng, đoàn điều tra tai nạn lao động tỉnh đã tạm giữ giấy phép đầu tư, giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh của Công ty TNHH Lâm sản Gia Long 5/2007).

Trang | 10


Đề tài: RỦI RO PHÁP LUẬT

GVHD: Ths Lê Thị Út

3.1.3 Quy định về việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp

Quá trình thành lập doanh nghiệp cũng gây khó khăn cho các doanh nghiệp nếu các
doanh nghiệp không hiểu rõ các bước thành lập hay những thủ tục đăng ký. Và dưới đây
nhóm chúng em xin đưa ra 2 lĩnh vực cụ thể là ngân hàng và bảo hiểm.

Về lĩnh vực ngân hàng
Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần ( Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư số
9/2010 quy định về việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng TMCP.
Ngân hàng phải có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của
pháp luật tại thời điểm thành lập:
 Ngân Hàng Á Châu – ACB: 9377 tỉ đồng
 Ngân Hàng Sài Gòn Công Thương – Saigonbank: 3000 tỉ đồng
 Ngân Hàng Ngoại Thương – Vietcombank: 19698 tỉ đồng
Vốn điều lệ được góp bằng đồng Việt Nam; nguồn vốn góp thành lập ngân hàng
phải tuân thủ những điều kiện cụ thể.
Về cổ đông tham gia góp vốn thành lập ngân hàng, phải có tối thiểu 100 cổ đông
tham gia góp vốn thành lập ngân hàng, trong đó có tối thiểu 3 cổ đông sáng lập là tổ chức
có tư cách pháp nhân.
Cá nhân hoặc tổ chức và người có liên quan của cá nhân hoặc tổ chức đó chỉ được
tham gia góp vốn thành lập 1 ngân hàng, không được tham gia góp vốn thành lập ngân
hàng nếu cá nhân hoặc cá nhân đó cùng với người có liên quan đang sở hữu mức cổ phần
trọng yếu của một ngân hàng, tổ chức hoặc tổ chức đó cùng với người có liên quan đang sở
hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên của một ngân hàng; cổ đông là tổ chức phải đáp ứng một số
điều kiện theo quy định (thời gian hoạt động tối thiểu là 3 năm và kinh doanh có lãi trong 3
năm liền kề năm đề nghị thành lập ngân hàng).Đối với cổ đông là doanh nghiệp Nhà nước
phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bằng văn bản cho phép tham gia góp vốn thành
lập ngân hàng.
Thông tư cũng quy định điều kiện bắt buộc đối với cổ đông sáng lập là cá nhân, là tổ
chức. Trong đó các cổ đông sáng lập phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 50% vốn điều lệ khi
thành lập ngân hàng, đồng thời các cổ đông sáng lập là tổ chức phải cùng nhau sở hữu tối
thiểu 50% tổng số cổ phần của các cổ đông sáng lập.


Trang | 11


Đề tài: RỦI RO PHÁP LUẬT

GVHD: Ths Lê Thị Út

một trong những điều kiện để được xem xem cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân
hàng thương mại cổ phần là phải có điều lệ tổ chức và hoạt động phù hợp với các quy định
của pháp luật hiện hành. Về án thành lập ngân hàng phải bao gồm các nội dung cơ bản và
được quy định cụ thể tại Thông tư.

Về lĩnh vực bảo hiểm
Có số vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định (mức vốn pháp
định của doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ: 300 tỉ đồng,
kinh doanh bảo hiểm nhân thọ: 600 tỉ đồng)
Có hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động, loại hình doanh nghiệp và điều
lệ phù hợp với quy định pháp luật. Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý,
chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm.
3.1.4 Chống bán phá giá
Một sản phẩm bị coi là bán phá giá (tức là được đưa vào lưu thông thương mại của
một nước khác thấp hơn trị giá thông thường của sản phẩm đó) nếu như giá xuất khẩu của
sản phẩm được xuất khẩu từ một nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể
so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện
thương mại thông thường. Và đây đang là mối đe dọa của các doanh nghiệp Việt Nam khi
xuất khẩu hàng ra nước ngoài và dưới đây là một bằng chứng về chống bán phá giá.
Ngày 20.1.2004, Mỹ bắt đầu điều tra chống bán phá giá đối với tôm đông lạnh VN.
Cuối năm 2004, Bộ Thương mại Mỹ ra quyết định cho rằng VN bán phá giá tôm đông
lạnh, áp thuế 4.13-25.76%. Năm 2009, VASEP có đơn đề nghị khiếu nại ra WTO để giải

quyết tranh chấp với phía Mỹ và được Chính phủ đồng ý. Ngày 1.2.2010, VN có đơn gửi
WTO yêu cầu tham vấn với Mỹ về cách tính biên độ phá giá theo phương pháp zeroing
trong vụ việc chống bán phá giá tôm. Hai bên tiến hành tham vấn nhưng không đạt được
giải pháp chung. Ngày 7.4.2010, VN đề nghị WTO thành lập ban hội thẩm để xem xét.
Sau đó, WTO chỉ định thành viên ban hội thẩm. Trải qua nhiều phiên điều trần, làm
việc căng thẳng, đến ngày 11.7.2011, WTO ra phán quyết theo hướng có lợi cho tôm VN.

Trang | 12


Đề tài: RỦI RO PHÁP LUẬT

GVHD: Ths Lê Thị Út

Ngày 2.9.2011, WTO có phán quyết cuối cùng, trong đó nhấn mạnh phương pháp tính
zeroing mà Mỹ đưa ra trái với quy định WTO.

Phương pháp zeroing

Phương pháp qui về o (Zeroing) có nghĩa là những giao dịch có biên dộ phá giá nhỏ
hơn không (tức có giá trị âm) thì được qui đổi về 0. Một cách đơn giản phương pháp này
được tiến hành như sau:
Ví dụ nếu một nhà xuất khẩu của Việt Nam bị Hoa Kỳ điều tra bán phá giá thực
hiện 3 giao dịch xuất khẩu, trong đó có một giao dịch xuất khẩu có biên độ phá giá là 20%,
một giao dịch có biên độ phá giá bằng 0 và một giao dịch có biên độ phá giá -25%. Trong
đó biên độ phá giá được xác định bằng cách lấy giá bán tại thị trường Việt Nam trừ cho
giá bán tại thị trường Hoa Kỳ.

Giá bán tại Việt nam
Giao dịch 1

100
Giao dịch 2
100
Giao dịch 3
100

Giá bán tại Hoa kỳ Chênh lệch giá
80
20
100
0
125
-25

Theo qui định của WTO khi xác định bán phá giá phải xác định bằng con số bình
quân của các giao dịch. Như vậy tổng các giao dịch trên sẽ được cộng lại để xác định
có phá giá hay không. Cụ thể như sau:
Không sử dụng phương pháp zeroing, bình quân biên độ phá giá của nhà xuất khẩu
này sẽ là (20% + 0% – 25%): 3 = -1,66% (với biên độ phá giá âm, tức là không phá giá)
Phương pháp zeroing thì biên độ phá giá trung bình sẽ là (20% + 0% + 0%): 3 =
6,66% (và kết quả là nhà xuất khẩu này bán phá giá). Lưu ý: vì giao dịch thứ 3 có giá trị
âm (-25%) nên được qui về 0. Mỹ là nước sử dụng phương pháp này và gây ra làn sóng
phản đối từ nhiều nước có hàng hóa bị kiện tại Mỹ. Nhiều nước cho rằng phương pháp
zeroing là công cụ bảo hộ sản xuất trong nước trái quy định WTO.
Vụ kiện chống bán phá giá tôm được Mỹ rục rịch tiến hành với Việt Nam và 11
nước khác từ năm 2003, ngay sau khi ra đòn tương tự với cá tra, basa. Với lý do Việt Nam

Trang | 13



Đề tài: RỦI RO PHÁP LUẬT

GVHD: Ths Lê Thị Út

chưa phải là nền kinh tế thị trường, Mỹ không chấp nhận các mức giá (giá thành sản xuất,
giá bán tại thị trường nội địa) do các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp, mà sử dụng giá
tham khảo tại một nền kinh tế thị trường có mức độ phát triển tương đương Việt Nam.
Sau nhiều năm chịu án bán phá giá, với nhiều lần thuế được điều chỉnh, Việt Nam
chính thức đệ đơn kiện Mỹ lên WTO. Về bản chất, kiện chống bán phá giá là hình thức bảo
vệ sản xuất trong nước trước nguy cơ cạnh tranh của sản phẩm nhập khẩu giá rẻ. Nhưng
một số thành viên WTO đã lợi dụng quyền kiện này để ngăn cản hàng nhập khẩu tham gia
thị trường nội địa.
Tính đến tháng 2.1010 - thời điểm Việt Nam đệ đơn khiếu nại Mỹ lên WTO liên
quan đến vụ kiện tôm, doanh nghiệp tôm của Việt Nam đã trải qua 7 năm liền bị Bộ
Thương mại Mỹ (DOC) áp thuế chống bán phá giá. Việc bị DOC áp mức thuế cao đã gây
thiệt hại cho doanh nghiệp tôm Việt Nam. Lý do phải đến 7 năm sau, Việt Nam mới quyết
định khởi kiện Mỹ bởi xung quanh việc này có khá nhiều ý kiến trái ngược nhau. Phần lớn
doanh nghiệp đều ủng hộ việc khiếu nại để đòi những quyền lợi chính đáng cho mình
nhưng một số ý kiến lại cho rằng Việt Nam sẽ khó giành thắng lợi trước Mỹ. Chưa kể
khiếu nại sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến quan hệ giao thương giữa 2 nước. Thậm chí có ý
kiến nên hy sinh “lợi ích con tôm” để đi đến một lợi ích lớn hơn.
Trước tình hình đó, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP) đã triệu
tập cuộc họp sau này được ví như “Hội nghị Diên Hồng” nhằm kêu gọi sự đồng lòng của
doanh nghiệp. Hội nghị đã chỉ ra những lợi ích nếu Việt Nam khiếu nại Mỹ lên WTO. Đặc
biệt nêu rõ, nếu Việt Nam không sớm khiếu nại sẽ có nguy cơ nhường lại thị trường Mỹ
cho những nước xuất khẩu tôm lớn trên thế giới như Ấn Độ, Thái Lan - vốn đã khiếu nại
Mỹ lên WTO và giành được thắng lợi. Quyết định khởi kiện Mỹ đã được tiến hành vào

ngày 1.2.2010.


Trang | 14


Đề tài: RỦI RO PHÁP LUẬT

GVHD: Ths Lê Thị Út

Theo phán quyết cuối cùng của Cơ quan Giải quyết tranh chấp (DSB) của WTO,
Mỹ đã thực hiện trái với quy định của WTO trong việc áp dụng phương pháp zeroing khi
tính biên độ phá giá trong các đợt rà soát lần 2 và 3. Tuy nhiên, DSB lại cho rằng việc Mỹ
tiếp tục sử dụng những biện pháp đang bị khiếu kiện (ám chỉ các đợt rà soát lần 4, 5 và rà
soát cuối kỳ) không nằm trong phạm vi thảo luận của ban hội thẩm. Đây là điều đáng tiếc
bởi như vậy phán quyết sẽ không thay đổi được kết quả rà soát lần 4 trở về sau đối với tôm
xuất khẩu của Việt Nam. Bởi theo quy định của Mỹ, doanh nghiệp có thể thoát hoàn toàn
khỏi vụ kiện chống bán phá giá nếu ba lần rà soát liên tục có kết quả 0%. Trong hai đợt
xem xét trước, các bị đơn bắt buộc của Việt Nam đã có mức thuế chống bán phá giá là 0%
nhưng trong lần xem xét thứ 4 (giai đoạn 2008-2009), các bị đơn bắt buộc chịu mức thuế
suất trên 2% nên Việt Nam chưa thoát khỏi vụ kiện chống bán phá giá.
Một điểm bất lợi nữa của ngành tôm VN là mới đây, Mỹ đã đưa ra dự thảo luật trong đó
quy định ngay cả đối với công ty có ba lần liên tiếp chịu mức thuế chống bán phá giá là 0%
thì không thể rút ra khỏi vụ kiện. Nếu dự luật này được thông qua thì Việt Nam không còn
cách nào thoát khỏi vụ kiện chống bán phá giá.
Việt Nam chỉ còn một cơ hội cuối cùng là tiếp tục kiện bổ sung Mỹ ra WTO về sử dụng
phương pháp zeroing tại lần rà soát thứ 4. Nếu chúng ta thắng kiện trước khi dự luật trên có
hiệu lực mới thoát hoàn toàn khỏi vụ kiện chống bán phá giá.
Mỹ là một trong những nước chủ chốt soạn thảo ra luật WTO và đã biết cách vận
dụng luật lệ của tổ chức này rất tài tình. Tuy nhiên, qua vụ khiếu nại này, chí ít Việt Nam
hiểu phần nào luật lệ WTO. Phán quyết như vừa qua của WTO sẽ khích lệ cho Việt Nam
tiếp tục theo đuổi vụ việc. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam dám sử dụng quyền của mình
khiếu nại lên WTO.


Trang | 15


Đề tài: RỦI RO PHÁP LUẬT

GVHD: Ths Lê Thị Út

Bài học kinh nghiệm từ vụ kiện
DS 404 là vụ kiện đầu tiên mà Việt Nam khởi xướng (với tư cách người đi kiện –
nguyên đơn) trong khuôn khổ WTO. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, vụ kiện được
xem là thành công lớn ở cả hai khía cạnh:
-

Lựa chọn trúng và đúng vấn đề (những vấn đề có khả năng thắng cao, đồng thời
là những biện pháp, phương pháp, thông lệ mà Hoa Kỳ áp dụng cho tất cả các
cuộc điều tra đã hoặc sẽ xảy ra trong tương lai).

-

Chuẩn bị các lập luận xác đáng, thuyết phục để đạt được kết quả tốt nhất có thể
(trên thực tế Việt Nam thắng ở 3 trên 4 vấn đề khiếu kiện).

Với thành công này, vụ việc có ý nghĩa quan trọng trong việc:


Đảm bảo rằng Hoa Kỳ sẽ không áp dụng các biện pháp bất lợi liên quan đối

với hàng hóa Việt Nam; vấn đề kiện chống bán phá giá ở Hoa Kỳ đối với hàng hóa
Việt Nam vì vậy có thể sẽ bớt khắc nghiệt hơn; mức độ thiệt hại từ các vụ kiện được

hy vọng sẽ giảm đáng kể. Cũng thông qua vụ việc này, Việt Nam đã gửi thông điệp
ra thế giới rằng Việt Nam sẽ đấu tranh tích cực để bảo vệ các quyền lợi của nhà xuất
khẩu trong các vụ kiện chống bán phá giá tại bất kỳ nước nào.


Là một kinh nghiệm thực tế nhiều khích lệ cho Việt Nam trong việc tự tin, chủ

động sử dụng công cụ giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO để bảo vệ các
quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trong thương mại quốc tế theo các quy
định của WTO mà không làm ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa các bên tranh
chấp.
3.1.5 Luật về sở hữu trí tuệ

a.Tổng quan về các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Cụ thể trong 2 năm 2007-2008, tòa án trên toàn quốc đã thụ lý 14 vụ án dân sự và đã
giải quyết 11 vụ có liên quan đến quyền SHTT, 51 vụ án hình sự với 110 bị cáo và đã xét
xử 44 vụ với 91 bị cáo trong đó có 47 người bị phạt tù. Thanh tra bộ KH&CN đã thụ lý và
xử lý 88 vụ xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp, 3 vụ cạnh tranh không lành mạnh với
gần 450 sản phẩm xâm phạm bị xử lý, tổng số tiền phạt là trên 170 triệu đồng. các cơ quan

Trang | 16


Đề tài: RỦI RO PHÁP LUẬT

GVHD: Ths Lê Thị Út

thanh tra KH&CN thuộc các sở KH&CN trên cả nước đã tiến hành thanh tra hơn 600 cơ
sở, xử lý 136 vụ xâm phạm kiểu dáng công nghiệp, 606 vụ xâm phạm nhãn hiệu, 16 vụ
xâm phạm sáng chế, 3 vụ xâm phạm chỉ dẫn địa lý với tổng số tiền phạt lên đến gần 2 tỷ

đồng. Cơ quan quản lý thị trường trênt oàn quốc đã thụ lý gần 2500 vụ với tổng số tiền
phạt trên 1,2 tỷ đồng. cơ quan cảnh sát kinh tế đã thụ lý 128 vụ xâm phạm quyền SHCN,
tiến hành xử lý 86 vụ, thu giữ nhiều hàng hóa xâm phạm quyền SHTT.
Thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ cho thấy, trong năm 2011, trên cả nước đã có gần
1600 vụ vi phạm về nhãn hiệu đã bị xử lý với số tiền phạt hơn 9 tỉ đồng; 107 vụ vi phạm
kiểu dáng công nghiệp bị xử lý với số tiền phạt trên 264 triệu đồng và 4 vụ vi phạm sáng
chế/giải pháp hữu ích bị xử lý với số tiền phạt 10 triệu đồng. Trong giai đoạn 2006- 2011
có hơn 4.000 vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã bị xử lý, trong đó riêng năm 2010 đã xử
lý 1.632 vụ, với tổng số tiền phạt lên tới gần 4,6 tỉ đồng.
Báo cáo 2 năm thực hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật SHTT, chỉ trong 2 năm
2007-2008, tòa án các cấp trên toàn quốc đã thụ lý 14 vụ án dân sự và đã giải quyết 11 vụ
có liên quan đến quyền SHTT, 51 vụ án hình sự với 110 bị cáo và đã xét xử 44 vụ với 91 bị
cáo trong đó có 47 người bị phạt tù. Thanh tra bộ KH&CN cũng đã thụ lý và xử lý 88 vụ
xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp, 3 vụ cạnh tranh không lành mạnh với gần 450 sản
phẩm xâm phạm bị xử lý, tổng số tiền phạt là trên 170 triệu đồng. Các cơ quan thanh tra
KH&CN thuộc các sở KH&CN trên cả nước đã tiến hành thanh tra hơn 600 cơ sở, xử lý
136 vụ xâm phạm kiểu dáng công nghiệp, hơn 600 vụ xâm phạm nhãn hiệu, 16 vụ xâm
phạm sáng chế, 3 vụ xâm phạm chỉ dẫn địa lý với tổng số tiền phạt lên đến gần 2 tỷ đồng.
Cơ quan quản lý thị trường trênt oàn quốc đã thụ lý gần 2500 vụ với tổng số tiền phạt trên
1,2 tỷ đồng. Cơ quan cảnh sát kinh tế đã thụ lý 128 vụ xâm phạm quyền SHCN, tiến hành
xử lý 86 vụ, thu giữ nhiều hàng hóa xâm phạm quyền SHTT.
Trong 5 năm từ 2006-2011, số đơn đăng ký sáng chế của người Việt Nam là 1183
đơn, bằng gần số đơn của cả 24 năm trước (1981-2004), đơn đăng ký giải pháp hữu ích là
744 đơn bằng gần 17 năm (1985-2005), đơn kiểu dáng công nghiệp là 6168 đơn, bằng 10
năm 1988-1998 và đơn nhãn hiệu đạt trên 100 nghìn đơn nhiều gấp đôi so với 24 năm từ
1982-2005. Qua các số liệu trên tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng nhiều

Trang | 17



Đề tài: RỦI RO PHÁP LUẬT

GVHD: Ths Lê Thị Út

và đa dạng dưới mọi hình thức đó là những nguy cơ đe dọa đến các hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp hiện nay.

b.Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ ngày
một gia tăng. Thứ nhất, hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ luôn
tạo ra “siêu lợi nhuận” nên rất có sức hút, lôi kéo được nhiều đối tượng tham gia, kể cả
những người lao động thuần túy, trên nhiều địa bàn và nhiều lĩnh vực khác nhau.
Thứ hai, trong quá trình hội nhập, ngoài những tác động tích cực góp phần làm nên
những kết quả đáng kể trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, còn phát sinh
những yếu tố tiêu cực xâm nhập vào nền kinh tế nhiều thành phần với tính cạnh tranh cao
và diễn biến phức tạp của nước ta. Các mặt hàng nội địa tuy đa dạng, phong phú và có cải
tiến nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cho người tiêu dùng, nhất là trong điều kiện
thu nhập bình quân thấp, giá hàng hoá sản phẩm phục vụ sinh hoạt cao tạo nên sự bất cân
đối. Vì vậy, nhiều người tiêu dùng ưa lựa chọn những sản phẩm giả nhưng mẫu mã, kiểu
dáng công nghiệp “như thật” mà lại có giá bán thấp. Lợi dụng tình trạng này, không ít
doanh nghiệp thiếu ý thức tôn trọng pháp luật, thiếu sự tôn trọng người tiêu dùng, vì mục
tiêu lợi nhuận sẵn sàng làm giả, làm nhái những sản phẩm được bảo hộ có uy tín, chất
lượng, kiểu dáng để gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng. Vì vậy, việc sao chụp, mô
phỏng, làm nhái các sản phẩm của nhau để giành giật thị trường trở thành hiện tượng phổ
biến. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sản xuất, buôn bán hàng giả và
xâm phạm sở hữu trí tuệ tồn tại và ngày càng mở rộng quy mô hoạt động.
Thứ ba, phần lớn các chủ sở hữu trí tuệ chưa thực sự chú ý đến việc bảo vệ quyền
lợi của mình, chưa có ý thức cao trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, trong khi
trình độ và hiểu biết về tác hại của xâm phạm sở hữu trí tuệ đối với sức khoẻ, lợi ích của
cộng đồng còn rất hạn chế. Hiện nay rất ít doanh nghiệp có bộ phận chuyên chăm lo về sở

hữu trí tuệ, hầu như chưa có doanh nghiệp nào có chiến lược về sở hữu trí tuệ, coi vấn đề
sở hữu trí tuệ là bộ phận trong chiến lược phát triển của mình. Tài sản trí tuệ chưa trở
thành đối tượng quản lý như quản lý tài sản thông thường.
Thứ tư, các quy định về sở hữu trí tuệ và hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ còn chưa
tập trung, mà rải rác trong quá nhiều văn bản, như: Hiến pháp năm 1992, Bộ luật Dân sự,
Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1997 (sửa đổi bổ sung năm 2002, 2008), Bộ luật
Hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2001), Luật Khoa học và Công nghệ năm 2000,
Pháp lệnh Giống cây trồng năm 2004, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Luật Tố tụng dân
sự năm 2005, Luật Hải quan năm 2002… và trong nhiều văn bản hướng dẫn, thi hành các
luật, pháp lệnh nêu trên.

Trang | 18


Đề tài: RỦI RO PHÁP LUẬT

GVHD: Ths Lê Thị Út

Trong khi đó, những quy định về sở hữu trí tuệ và hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ
lại chưa thật đầy đủ, chưa đồng bộ, đặc biệt là những quy định về các biện pháp và chế tài
xử lý mới chủ yếu dừng ở các hình thức xử lý hành chính, chưa phù hợp với tình hình thực
tế, chưa đủ sức răn đe đối tượng vi phạm. Chế tài về hình sự chỉ được áp dụng với cá nhân,
trong khi nhóm tội về sở hữu trí tuệ chủ yếu là do tổ chức thực hiện, vì vậy, không thể truy
cứu trách nhiệm hình sự với pháp nhân được. Các quy định về yếu tố cấu thành của tội
xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, tội xâm phạm quyền tác giả, tội sản xuất, buôn bán
hàng giả chưa cập nhật được những nội dung mới trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005,
chưa phù hợp với yêu cầu của các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia,
như Hiệp định thương mại Việt-Mỹ và các hiệp định của Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO).
Thứ năm, trên thực tế, tổ chức và hoạt động của các cơ quan có trách nhiệm đấu

tranh với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn thiếu đồng bộ và chồng chéo,
nhiều tầng nấc xử lý khiến hiệu lực thực thi bị phân tán, phức tạp. Hiện có tới 6 loại cơ
quan (UBND các cấp, thanh tra khoa học và công nghệ, thanh tra văn hóa, cảnh sát kinh tế,
quản lý thị trường, hải quan) cùng có thẩm quyền xử phạt vi phạm. Theo thông lệ ở các
nước trên thế giới thì tòa án phải đóng vai trò rất quan trọng trong việc xử lý các vi phạm
về sở hữu trí tuệ, nhưng ở Việt Nam thì ngược lại, vai trò của tòa án rất mờ nhạt so với các
cơ quan hành chính. Mỗi năm có tới hàng nghìn vụ vi phạm sở hữu trí tuệ được xử lý bởi
các cơ quan hành chính, nhưng số vụ được đưa ra xét xử tại tòa án lại không quá 10 trường
hợp. Chưa kể, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của phần lớn đội ngũ cán bộ làm công tác
bảo vệ pháp luật còn hạn chế, đặc biệt là trong các lĩnh vực liên quan đến sở hữu trí tuệ, tài
chính, ngân hàng, chứng khoán, công nghệ máy tính…

c.Ví dụ thực tế
Vào năm 1999 Doanh nghiệp tư nhân võng xếp Duy Lợi đã ra đời, làm thoả lòng
mong đợi, khao khát của Lâm Tấn Lợi. Do đầu tư đúng hướng cộng thêm một chút may
mắn trong thương trường, tên tuổi võng xếp Duy Lợi chẳng mấy chốc được khách hàng
khắp cả nước ưa chuộng và danh tiếng đã được các bạn hàng của Trung Quốc, Đài Loan,
Nhật Bản, ... biết đến. Nhưng thương trường, ai lường đâu được chữ “ngờ”!. Vào một ngày
tháng 8 năm 2002, đại diện của nhóm Johnson Miki của Nhật Bản khăng khăng yêu cầu
ông Lợi cho... dừng sản xuất võng hoặc nếu tiếp tục sản xuất và xuất khẩu vào Nhật Bản
thì phải trả cho nhóm Miki 4 đôla/ sản phẩm nếu không nhóm Miki sẽ kiện sạt nghiệp hãng
Duy Lợi vì “xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp”. Không những không được bán hàng

Trang | 19


Đề tài: RỦI RO PHÁP LUẬT

GVHD: Ths Lê Thị Út


tại Nhật, hãng Miki còn đe dọa sản phẩm của Duy Lợi còn không được bán tại 112 quốc
gia thành viên của Hiệp hội sáng chế Quốc tế.
'Đau' vì bị người ta vu cho mình là 'kẻ ăn cắp', nên ông Lợi đã quyết tâm đòi lại sự công
bằng. Thực ra, vào thời điểm đó việc đấu tranh bảo vệ thương hiệu còn khá mới mẻ, chưa
có kinh nghiệm, hầu hết các thương hiệu của chúng ta đều 'cắn răng' nhường phần thắng
cho các doanh nghiệp nước ngoài trong các cuộc tranh chấp sở hữu trí tuệ vì chúng ta chưa
nắm rõ luật. Nhóm Miki cũng dựa vào các điểm yếu đó mà có những tranh chấp với Duy
Lợi.
Nhưng, ông Lâm Tấn Lợi đã làm đúng trình tự, tuân thủ đầy đủ các quyền về sở hữu
trí tuệ và điều quan trọng là sản phẩm; 'Khung mắc võng' là do ông Lợi sáng chế nên sau 6
tháng nghiên cứu pháp luật, ông Lợi cùng với luật sư của mình với lý lẽ thuyết phục nên
Cơ quan sáng chế của Nhật Bản đã ra quyết định huỷ bỏ văn bằng giải pháp hữu ích
“Khung võng tiện dụng” của nhóm Miki
Vào tháng 3 năm 2003, thương hiệu võng xếp Duy Lợi mới được trả lại tên và khai
thông tại thị trường Nhật Bản, nhưng niềm vui chẳng bao lâu, một cuộc tranh chấp quyền
sở hữu tương tự lại xảy ra với Duy Lợi, lần này cam go hơn, phức tạp hơn vì nó xảy ra tại
Mỹ.
Từ tháng 5/ 2004 ông Lợi đã gửi đơn sang Mỹ yêu cầu USPTO huỷ hiệu lực bằng sáng chế
mà cơ quan này đã cấp cho ông Chung Sen Wu với lý do là ông Lâm Tấn Lợi đã được Cục
Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp từ ngày 23/3/2000
trong khi ông Chung Sen Wu nộp đơn xin cấp bằng sáng chế tại Mỹ vào ngày 15/8/2001.
Sau hơn 1 năm đấu tranh bền bỉ, đầy gian nan, ông Lợi cùng với luật sư của mình một lần
nữa tìm lại được sự công bằng cho thương hiệu Võng xếp Duy Lợi
Thắng lợi ngay tại hai quốc gia rất nghiêm ngặt về quyền sở hữu trí tuệ là một thành
công của võng xếp Duy Lợi nhưng quan trọng hơn là ông Lợi đã rút ra cho chính mình và
các doanh nghiệp Việt Nam những bài học vô cùng quý báu trong môi trường hội nhập với
thế giới. Ông Lợi cho biết: “ các doanh nghiệp nước ngoài rất am hiểu về luật pháp và họ
cũng tìm hiểu rất kĩ những khó khăn của các đối thủ để “tung” đòn. Vì vậy, các doanh
nghiệp Việt Nam có những sáng tạo thì hãy nên nhờ các chuyên gia về luật pháp tư vấn để


Trang | 20


Đề tài: RỦI RO PHÁP LUẬT

GVHD: Ths Lê Thị Út

đăng kí ngay nếu không sẽ bị rơi vào những tranh chấp liên miên, có khi mất cả chì lẫn
chài”.

d.Giải pháp
Để đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần tạo ra một môi
trường lành mạnh cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo sự hấp dẫn,
thu hút vốn đầu tư nước ngoài, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quan trọng
hơn là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, chúng tôi cho rằng, trong thời
gian tới cần tiến hành một số giải pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ và xử lý vi
phạm sở hữu trí tuệ cho phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu thực tế hiện nay. Hiện nay, các
quy định về các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn các điểm yếu, dẫn đến hiệu quả
thực thi còn hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ một cách
đầy đủ. Đây là một trong những bất lợi của Việt Nam trong tiến trình hội nhập thương mại
quốc tế.
Thứ ba, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan
chức năng và chủ sở hữu, thông qua các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện tội phạm, kiên
quyết xử lý đúng pháp luật, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để toàn dân
được biết. Nâng cao hơn nữa vai trò của tòa án trong việc xét xử nghiêm minh các hành vi
xâm phạm nghiêm trọng quyền sở hữu trí tuệ. Đồng thời, tổ chức xây dựng lực lượng
chuyên trách về sở hữu trí tuệ, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tăng
cường cơ sở vất chất kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Các doanh nghiệp, chủ sở hữu tài sản trí tuệ, bên cạnh việc đăng ký bảo hộ và trông

chờ sự bảo hộ của luật pháp, để hạn chế ở mức thấp nhất tài sản trí tuệ bị xâm phạm, nên
có một hệ thống nhân sự và kỹ thuật chuyên bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Những doanh
nghiệp có uy tín trên thế giới đều rất coi trọng vấn đề thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm,
hàng hóa để bảo vệ quyền lợi của chính mình và quyền lợi của cộng đồng. Ngay tại Việt
Nam, việc Công ty Unilever đã thành lập “đội ACF” với chức năng là chuyên bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ các nhãn hàng của Công ty trên cơ sở chủ động hợp tác với các cơ
quan chức năng, là một kinh nghiệm tốt.
Thứ tư, tiếp tục tăng cường vai trò quản lý và điều hành của nhà nước, sửa đổi cơ
chế, chính sách nhằm khuyến khích sản xuất hàng hoá trong nước đủ sức cạnh tranh đối

Trang | 21


Đề tài: RỦI RO PHÁP LUẬT

GVHD: Ths Lê Thị Út

với hàng hóa ngoại, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng; hạn chế lạm phát và giảm tỉ lệ
thất nghiệp.
Thứ năm, mở rộng hợp tác quốc tế, tham gia xây dựng lực lượng cảnh sát chuyên
trách chống tội phạm đặt trụ sở tại một số quốc gia trong khu vực nhằm phát hiện kịp thời
những hành vi vi phạm, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm về
xâm phạm sở hữu trí tuệ.

3.2 Luật quốc tế
 Những nguyên tắc của WTO
Các Hiệp định của WTO rất dài và phức tạp vì đó là những văn bản pháp lí qui định
rất nhiều lĩnh vực hoạt động như: nông nghiệp, hàng dệt may, hoạt động ngân hàng, viễn
thông, thị trường công, tiêu chuẩn công nghiệp, tính an toàn của sản phẩm, qui định liên
quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, sở hữu trí tuệ, và còn rất nhiều lĩnh vực khác nữa…

Tuy nhiên, có một số nguyên tắc đơn giản và cơ bản làm kim chỉ nam của tất cả các lĩnh
vực này, và trở thành nền tảng của hệ thống thương mại đa biên, đó là:
-

Thương mại không phân biệt đối xử (thông qua nguyên tắc tối huệ quốc và nguyên
tắc đối xử quốc gia).

-

Thương mại ngày càng tự do hơn (bằng con đường đàm phán).

-

Dễ dự đoán (tức có thể dự đoán trước được) nhờ cam kết, ràng buộc, ổn định và
minh bạch.

-

Tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng hơn.

-

Khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế (bằng cách dành ưu đãi hơn cho các
nước kém phát triển nhất).

3.2.1 Thương mại không phân biệt đối xử
Nguyên tắc này thể hiện ở hai nguyên tắc: đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia.

a.Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN)
• "Tối huệ quốc" có nghĩa là "nước (được) ưu đãi nhất", "nước (được) ưu tiên nhất".


Trang | 22


Đề tài: RỦI RO PHÁP LUẬT

GVHD: Ths Lê Thị Út

• Nội dung của nguyên tắc này thực chất là việc WTO quy định rằng, các quốc gia
không thể phân biệt đối xử với các đối tác thương mại của mình.
• Cơ chế hoạt động của nguyên tắc này như sau: mỗi thành viên của WTO phải đối
xử với các thành viên khác của WTO một cách công bằng như những đối tác "ưu
tiên nhất". Nếu một nước dành cho một đối tác thương mại của mình một hay một
số ưu đãi nào đó thì nước này cũng phải đối xử tương tự như vậy đối với tất cả các
thành viên còn lại của WTO để tất cả các quốc gia thành viên đều được "ưu tiên
nhất". Và như vậy, kết quả là không phân biệt đối xử với bất kỳ đối tác thương mại
nào.

b.Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT)
• "Ðối xử quốc gia" nghĩa là đối xử bình đẳng giữa sản phẩm nước ngoài và sản phẩm
nội địa.
• Nội dung của nguyên tắc này là hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá tương tự sản xuất
trong nước phải được đối xử công bằng, bình đẳng như nhau.
• Cơ chế hoạt động của nguyên tắc này như sau: bất kỳ một sản phẩm nhập khẩu nào,
sau khi đã qua biên giới, trả xong thuế hải quan và các chi phí khác tại cửa khẩu, bắt
đầu đi vào thị trường nội địa, sẽ được hưởng sự đối xử ngang bằng (không kém ưu
đãi hơn) với sản phẩm tương tự được sản xuất trong nước.
Có thể hình dung đơn giản hai nguyên tắc như sau: Nếu hàng hóa của Nhật Bản,
Trung Quốc, Hàn Quốc hay Mỹ cùng xuất khẩu vào thị trường Việt Nam thì theo nguyên
tắc “tối huệ quốc” Việt Nam phải đối xử công bằng giữa những hàng hóa đó, không được

coi trọng hàng hóa Mỹ hơn hàng Trung Quốc ,…còn đối với nguyên tắc “đãi ngộ quốc gia”
thì nếu hàng hóa của Trung Quốc, Nhật Bản,…đã thâm nhập (qua hải quan, đã trả thuế và
các chi phí khác tại cửa khẩu) vào thị trường Việt nam thì sẽ được đối đãi công bằng với
hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam.
3.2.2 Thương mại ngày càng tự do hơn (từng bước và bằng con đường đàm phán)
Ðể thực thi được mục tiêu tự do hoá thương mại và đầu tư, mở cửa thị trường, thúc
đẩy trao đổi, giao lưu, buôn bán hàng hoá, việc tất nhiên là phải cắt giảm thuế nhập khẩu,

Trang | 23


Đề tài: RỦI RO PHÁP LUẬT

GVHD: Ths Lê Thị Út

loại bỏ các hàng rào phi thuế quan (cấm, hạn chế, hạn ngạch, giấy phép...). Trên thực tế,
lịch sử của GATT và sau này là WTO đã cho thấy đó chính là lịch sử của quá trình đàm
phán cắt giảm thuế quan, rồi bao trùm cả đàm phán dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan, rồi
dần dần mở rộng sang đàm phán cả những lĩnh vực mới như thương mại dịch vụ, sở hữu trí
tuệ...
Tuy nhiên, trong quá trình đàm phán, mở cửa thị trường, do trình độ phát triển của
mỗi nền kinh tế của mỗi nước khác nhau, "sức chịu đựng" của mỗi nền kinh tế trước sức ép
của hàng hoá nước ngoài tràn vào do mở cửa thị trường là khác nhau, nói cách khác, đối
với nhiều nước, khi mở cửa thị trường không chỉ có thuận lợi mà cũng đưa lại những khó
khăn, đòi hỏi phải điều chỉnh từng bước nền sản xuất trong nước.
Vì thế, các hiệp định của WTO đã được thông qua với quy định cho phép các nước
thành viên từng bước thay đổi chính sách thông qua lộ trình tự do hoá từng bước. Sự
nhượng bộ trong cắt giảm thuế quan, dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan được thực hiện
thông qua đàm phán, rồi trở thành các cam kết để thực hiện.
3.2.3 Dễ dự đoán nhờ cam kết, ràng buộc, ổn định và minh bạch

Ðây là nguyên tắc quan trọng của WTO. Mục tiêu của nguyên tắc này là các nước
thành viên có nghĩa vụ đảm bảo tính ổn định và có thể dự báo trước được về các cơ chế,
chính sách, quy định thương mại của mình nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu
tư, kinh doanh nước ngoài có thể hiểu, nắm bắt được lộ trình thay đổi chính sách, nội dung
các cam kết về thuế, phi thuế của nước chủ nhà để từ đó doanh nghiệp có thể dễ dàng
hoạch định kế hoạch kinh doanh, đầu tư của mình mà không bị đột ngột thay đổi chính
sách làm tổn hại tới kế hoạch kinh doanh của họ.
Nói cách khác, các doanh nghiệp nước ngoài tin chắc rằng hàng rào thuế quan, phi
thuế quan của một nước sẽ không bị tăng hay thay đổi một cách tuỳ tiện. Ðây là nỗ lực của
hệ thống thương mại đa biên nhằm yêu cầu các thành viên của WTO tạo ra một môi trường
thương mại ổn định, minh bạch và dễ dự đoán. Nội dung của nguyên tắc này bao gồm các
công việc như sau:

Trang | 24


Đề tài: RỦI RO PHÁP LUẬT

GVHD: Ths Lê Thị Út

a.Về các thoả thuận cắt giảm thuế quan
Bản chất của thương mại thời WTO là các thành viên dành ưu đãi, nhân nhượng
thuế quan cho nhau. Song để chắc chắn là các mức thuế quan đã đàm phán phải được cam
kết và không thay đổi theo hướng tăng thuế suất, gây bất lợi cho đối tác của mình, sau khi
đàm phán, mức thuế suất đã thoả thuận sẽ được ghi vào một bản danh mục thuế quan. Ðây
gọi là các mức thuế suất ràng buộc.
Nói cách khác, ràng buộc là việc đưa ra danh mục ấn định các mức thuế ở mức tối
đa nào đó và không được phép tăng hay thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho các doanh
nghiệp nước ngoài. Một nước có thể sửa đổi, thay đổi mức thuế đã cam kết, ràng buộc chỉ
sau khi đã đàm phán với đối tác của mình và phải đền bù thiệt hại do việc tăng thuế đó gây

ra.

b.Về các biện pháp phi thuế quan
Biện pháp phi thuế quan là biện pháp sử dụng hạn ngạch hoặc hạn chế định lượng
khác như quản lý hạn ngạch. Các biện pháp này dễ làm nảy sinh tệ nhũng nhiễu, tham
nhũng, lạm dụng quyền hạn, bóp méo thương mại, gây khó khăn cho doanh nghiệp, làm
cho thương mại thiếu lành mạnh, thiếu minh bạch, cản trở tự do thương mại. Do đó, WTO
chủ trương các biện pháp này sẽ bị buộc phải loại bỏ hoặc chấm dứt.
Ðể có thể thực hiện được mục tiêu này, các hiệp định của WTO yêu cầu chính phủ
các nước thành viên phải công bố thật rõ ràng, công khai ("minh bạch") các cơ chế, chính
sách, biện pháp quản lý thương mại của mình. Ðồng thời, WTO có cơ chế giám sát chính
sách thương mại của các nước thành viên thông qua Cơ chế rà soát chính sách thương mại.
3.2.4 Tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng hơn
Trên thực tế, WTO tập trung vào thúc đẩy mục tiêu tự do hoá thương mại song trong
rất nhiều trường hợp, WTO cũng cho phép duy trì những quy định về bảo hộ. Do vậy,
WTO đưa ra nguyên tắc này nhằm hạn chế tác động tiêu cực của các biện pháp cạnh tranh
không bình đẳng như bán phá giá, trợ cấp...hoặc các biện pháp bảo hộ khác.

Trang | 25


×