Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ NHỮNG BẤT CẬP VỀ DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ, CHỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.7 KB, 23 trang )

MỞ ĐẦU
Di chúc chung của vợ, chồng là minh chứng cho tính sống chung, tính bền
vững của quan hệ hôn nhân cùng tính cùng tạo dựng tài sản của vợ chồng. Đó như
một biểu hiện cao đẹp về đời sống tinh thần của người Việt Nam, vợ, chồng cùng
nhau tần tảo gây dựng tài sản chung để nuôi sống gia đình, để cùng nhau tích lũy và
cuối cùng vợ chồng đồng tâm với nhau để định đoạt khối tài sản chung đó khi chết
đi. Tính cùng nhau của vợ chồng xuyên suốt trong cả một thời kì hôn nhân, thậm
chí cả khi chết đi cũng được cùng nhau định đoạt tài sản. Một trong số những quy
định của pháp luật cho phép vợ chồng thực hiện quyền và nghĩa vụ ngang nhau là
quyền lập di chúc chung. Tuy nhiên, dưới góc độ lý luận và thực tiễn, pháp luật
Việt Nam hiện hành còn khá nhiều điểm bất cập cần phải xem xét, sau đây tôi xin
trình bày bài tiểu luận về vấn đề: “Di chúc chung của vợ, chồng”.

NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM KHÁI NIỆM DI CHÚC VÀ DI CHÚC CHUNG VỢ,
CHỒNG.
1. Di chúc:
Theo Điều 631 BLDS quy định về quyền thừa kế của cá nhân như sau: “Cá
nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình
cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”.
Bộ luật dân sự năm 1995 cũng như BLDS năm 2005 của Việt Nam đã đưa ra
khái niệm chung về di chúc. Theo Điều 649 BLDS năm 1995 và Điều 646 BLDS
2005 đã khái niệm: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản
của mình cho người khác sau khi chết”.

1


2. Khái niệm về di chúc chung của vợ, chồng:
Với tư cách là đồng sở hữu chung hợp nhất đối với tài sản, vợ, chồng có
quyền định đoạt tài sản chung bằng nhiều cách, trong đó có quyền định đoạt tài sản


chung bằng cách lập di chúc. Di chúc chung của vợ, chồng có thể coi là một loại di
chúc đặc biệt so với di chúc cá nhân.
Di chúc chung của vợ, chồng mang đầy đủ đặc điểm của một di chúc thông
thường như: Sự thể hiện ý chí tự nguyện của bên lập di chúc, nội dung di chúc là
định đoạt tài sản của người lập di chúc, di chúc phát sinh hiệu lực khi người để lại
di sản chết. Tuy nhiên, di chúc chung của vợ, chồng có những nét riêng biệt so với
di chúc thông thường như: Chủ thể lập di chúc chung gồm hai người, thời điểm có
hiệu lực của di chúc từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng
cùng chết, người hưởng thừa kế có thể là người lập ra di chúc.
Trong các văn bản pháp luật từ cổ đại, cận đại đến hiện đại chưa có văn bản
nào đưa ra khái niệm di chúc chung của vợ chồng. Tuy nhiên, từ khái niệm di chúc
và một số nét khác biệt của loại di chúc đặc thù này, chúng ta có thể hiểu: “ Di
chúc chung của vợ, chồng là sự thể hiện ý chí chung thống nhất của hai vợ, chồng
nhằm dịch chuyển tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng cho người
khác sau khi chết”.
Di chúc chung của vợ chồng bên cạnh việc mang đầy đủ đặc điểm chung của
di chúc thông thường thì còn mang một số đặc điểm riêng như sau:
Thứ nhất: Di chúc chung tuy có sự thoả thuận nhưng hoàn toàn không phải là
một dạng hợp đồng. Di chúc chung của vợ, chồng mặc dù thể hiện ý chí của vợ,
chồng, đó là ý chí của hai cá nhân độc lập nhưng cũng là ý chí “đơn phương” của
một bên – bên để lại di sản. Sự thoả thuận của các bên khi lập di chúc chung không
nhằm làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ của bên kia mà sự
thoả thuận đó nhằm thống nhất ý chí chung của hai bên vợ, chồng trong việc định

2


đoạt tài sản chung của vợ, chồng cho người thứ ba khác, tổ chức hay Nhà nước và
phân định tài sản cho người thừa kế cũng như việc thực hiện các quyền khác của
người lập di chúc.

Thứ hai: Tài sản được định đoạt trong di chúc chung của vợ, chồng là tài sản
thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ, chồng. Khoản 1 Điều 27 Luật hôn nhân và gia
đình có quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau: “Tài sản chung của vợ
chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất,
kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn
nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và
những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung.”. Di chúc chung của
vợ chồng là trường hợp đặc bệt của di chúc, nếu di chúc thông thường thì người lập
di chúc có quyền định đoạt tài sản của riêng mình, còn đối với loại di chúc đặc biệt
này thì chỉ định đoạt phần tài sản chung hợp nhất của vợ chồng.
Thứ ba, thời điểm có hiệu lực của di chúc chung của vợ, chồng là thời điểm
người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết. Đây cũng là một đặc
trưng của di chúc chung của vợ, chồng làm nó khác biệt so với di chúc do cá nhân
lập. Bởi thời điểm di chúc cá nhân lập theo quy đinh của pháp luật chỉ có hiệu lực
khi cá nhân đó chết. Còn thời điểm có hiệu lực của di chúc chung của vợ, chồng
được xác định theo hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất là di chúc chung của vợ,
chồng có hiệu lực khi người sau cùng chết và trường hợp thứ hai là di chúc chung
có hiệu lực tại thời điểm vợ, chồng cùng chết.
Thứ tư: Di chúc chung của vợ, chồng được hình thành dựa trên quan hệ hôn
nhân đang còn hiệu lực. Theo khoản 7 Điều 8 luật hôn hôn nhân và gia đình năm
2000 quy định: “ Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng
tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân.” Tuy nhiên, do điều

3


kiện hoàn cảnh lịch sử để lại, pháp luật Việt Nam phải công nhận một số trường
hợp sau:
- Trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không
đăng ký kết hôn (trước đây gọi là hôn nhân thực tế) :

Có rất nhiều văn bản pháp luật quy định về vấn đề này như: Nghị quyết số
35/2000/QH10 ngày 09/06/2000 của Quốc hội về thi hành luật hôn nhân và gia
đình; Nghị định số 77/2001/NĐ – CP ngày 22/10/2001 của Chính phủ quy định chi
tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội; Thông tư
liên tịch số 01/2001/TTLT NGÀY 03/01/2001 của TANDTC, VKSNDTC và BTP
về thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 của quốc hội. . .Theo những văn bản này
thì Trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết
hôn được quy định như sau:
+ Đối với những trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập từ trước ngày
03/01/1987 (ngày LHNVGĐ năm 1986 có hiệu lực) mà không đăng ký kết hôn thì
khi LHNVGĐ năm 2000 có hiệu lực, những trường hợp này được khuyến khích
đăng ký kết hôn; việc đăng ký kết hôn theo thủ tục luật định sẽ không bị hạn chế về
thời gian.
+ Trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến
ngày 01/01/2001 (ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực) mà không
đăng ký kết hôn; khi LHNVGĐ có hiệu lực, nếu có đủ điều kiện kết hôn theo
LHNVGĐ năm 2000 quy định hì có nghĩa vụ phải đăng ký kết hôn trong thời hạn
hai năm. Tức là đến ngày 01/01/2003 phải đăng ký kết hôn, nếu sau ngày
01/01/2003 mà không đăng ký kết hôn thì không được công nhận là vợ chồng.
Như vậy tính đến thời điểm này, chỉ những trường hợp nam nữ chung sống
với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn từ trước ngày 03/01/1987 thì

4


quan hệ vợ chồng của họ vẫn được thừa nhận. Vậy nên, trường hợp này mà họ viết
di chúc chung thì di chúc đó vẫn được coi là chi chúc chung của vợ chồng.
- Trường hợp nhiều vợ, nhiều chồng: do yếu tố lịch sử chi phối, pháp luật
nước ta đã thừa nhận những quan hệ hôn nhân trước khi LHNVGĐ năm 1959 ra
đời. Những người lấy nhiều vợ, nhiều chồng trước ngày 13/01/1960 (ngày

LHNVGĐ có hiệu lực pháp luật) ở miền bắc thì không đặt vấn đề vi phạm luật.
( thông tư số 60-DS ngày 22/02/1987 của TANDTC)
CHƯƠNG II. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ NHỮNG BẤT CẬP VỀ DI
CHÚC CHUNG CỦA VỢ, CHỒNG.
1 . Quyền lập di chúc chung của vợ, chồng.
Theo BLDS Điều 663 quy định: “Vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định
đoạt tài sản chung” . Quyền này phát sinh từ thời điểm hai người được công nhận là
vợ, chồng hợp pháp. Kể từ thời điểm là vợ, chồng hợp pháp thì giữa vợ, chồng hình
thành khối tài sản chung, tài sản chung vợ, chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.
Vợ, chồng có quyền bình đẳng đối với việc sở hữu tài sản chung này nên vợ, chồng
cũng bình đẳng với nhau về việc lập di chúc chung. Vì vậy, tài sản chung có thể
được hai người cùng nhau định đoạt trong di chúc chung. Ngoài tài sản chung vợ,
chồng còn có thể có tài sản riêng. Đối với tài sản riêng vợ, chồng lập di chúc riêng
(di chúc cá nhân) để định đoạt theo ý chí của mình. Vợ, chồng có thể cùng nhau
định đoạt toàn bộ khối tài sản chung hoặc có thể định đoạt một phần tài sản chung
trong khối tài sản đó.
Khi xem xét về quyền lập di chúc chung của vợ, chồng ta nhận thấy có sự
xung đột giữa quy định này với quy định tại Đ646 BLDS năm 2005. Điều 646
BLDS năm 2005 định nghĩa: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm
chuyền tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”[38] Như vậy, ta hiểu rằng

5


di chúc là phương tiện để cá nhân định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình sau khi
chết, không có di chúc của cộng đồng hay di chúc tập thể. Sự mâu thuẫn trên tạo ra
rất nhiều quan điểm xung quanh vấn đề quyền lập di chúc chung của vợ chồng
được quy định tại BLDS năm 2005. Luồng quan điểm ủng hộ di chúc chung cho
rằng nên công nhận di chúc chung của vợ, chồng và coi đây là trường hợp di chúc
đặc biệt. Nhưng cũng có không ít quan điểm trung thành với quy định tại Điều 646

BLDS năm 2005, phủ nhận di chúc chung của vợ, chồng.
2.Nội dung di chúc chung của vợ, chồng.
Nội dung của di chúc là là tổng hợp các vấn đề mà vợ, chồng thể hiện trong
di chúc đó, đồng thời đây cũng là một trong những căn cứ để xét đến tính hợp pháp
của di chúc. Một bản di chúc được coi là hợp pháp nếu nội dung của nó không vi
phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội.
Nội dung của di chúc là định đoạt tài sản chung hợp nhất của vợ chồng sau
khi chết. Về nguyên tắc là như vậy nhưng thực tế vẫn còn những trường hợp trong
di chúc chung của vợ chồng lại có định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng. Đây là
hình thức di chúc chung nhưng nội dung của nó thì vợ định đoạt phần tài sản của
vợ, chồng định đoạt phần tài sản của chồng, thực chất đây là hình thức của hai di
chúc cá nhân nhưng lại cùng được đề cập trên cùng một văn bản. Những trường
hợp nêu trên đã xảy ra trong thực tế nhưng pháp luật chưa dự liệu, chúng ta phải đề
cập nghiên cứu bởi những trường hợp này có ảnh hưởng đến vấn đề sửa đổi, bổ
sung, thay thế, hủy bỏ cũng như hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ
chồng.
3 Hình thức di chúc chung của vợ, chồng:
Bên cạnh tính tự nguyện của người lập di chúc và những quy định về mặt nội
dung thì hình thức của di chúc cũng là một trong những điều kiện để xét tính hợp

6


pháp của di chúc. Di chúc chung của vợ, chồng cũng như di chúc thông thường
phải tuân theo điều kiện nhất định về hình thức.
a) Di chúc miệng:
Điều 651 BLDS quy định về di chúc miêng: “1. Trong trường hợp tính mạng
một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể
lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. 2. Sau ba tháng, kể từ thời điểm
di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng

mặc nhiên bị huỷ bỏ”.
Vấn đề đặt ra là sau ba tháng, người lập di chúc (cả vợ và chồng) đều còn
sống nhưng chỉ có một trong hai người không còn minh mẫn, sáng suốt thì di chúc
có hiệu lực pháp luật không? Thiết nghĩ, trong trường hợp này thì di chúc đã lập
vẫn còn có hiệu lực pháp luật; vì rằng di chúc là sự thể hiện ý chí tự do, tự nguyện,
mà một khi người lập di chúc (có thể vợ hoặc chồng, hoặc cả hai vợ chồng) không
còn minh mẫn, sáng suốt thì cũng có nghĩa đã mất đi sự tự do ý chí, sự thống nhất
thỏa thuận ấy nên để tôn trọng sự định đoạt của người để lại di sản thì nên thừa
nhận di chúc trong trường hợp này.
Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực pháp luật chỉ khi sau ba tháng kể từ
khi lập di chúc mà cả hai vợ, chồng đều chết. Liên quan đến vấn đề này, sau ba
tháng kể từ khi lập di chúc thì một người chết và một người còn sống thì di chúc
chung của vợ, chồng còn có hiệu lực pháp luật không? Nếu có hiệu lực pháp luật
thì cả di chúc có hiệu lực pháp luật hay chỉ phần di chúc liên quan đến phần chúc
của người còn sống có hiệu lực pháp luật?
Vì vợ, chồng là hai cá thể độc lập, vợ, chồng cùng nhau lập di chúc chung
bằng miệng phải bảo đảm điều kiên: “ bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các
nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản”, thực tế trường hợp cả
hai vợ, chồng rơi vào tình trạng như vậy là rất hiếm xảy ra, trong khi đó, di chúc

7


chung của vợ, chồng được lập nên do sự thống nhất của hai vợ chồng nên pháp luật
không thừa nhận một trong hai chủ thể lập di chúc ( vợ hoặc chồng) bị cái chết đe
dọa bệnh tật hoặc nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản còn
bên còn lại thì không.
Với những đặc thù riêng của di chúc chung của vợ, chồng và với những quy
định của pháp luật về cách thức lập di chúc miệng thì thấy hình thức lập di chúc
miệng rất khó tồn tại và khó có tính khả thi, bởi những lý do sau:

- Thứ nhất: Di chúc miệng là sự thể hiện ý chí chung thống nhất của vợ,
chồng. Trong trường hợp cả hai vợ và chồng trong tình trạng bị cái chết
đe dọa cùng thể hiện ý chí trước mặt người làm chứng thì có đảm bảo
được sự bàn bạc thỏa thuận hay không? Và hơn nữa, ý chí đó được tiến
hành như thế nào trong khi việc để lại di chúc không được thực hiện theo
hình thức ủy quyền.
- Thứ hai: Thủ tục lập di chúc miệng trực tiếp trước mặt hai nhân
chứng, không cho phép hai người phát biểu ý chí cùng một lúc mà phải
từng người phát biểu. Vậy, sự thể hiện ý chí chung sẽ được biểu đạt bằng
cách nào? Nếu từng người trình bày riêng ý nguyện của mình, thì thực ra,
đó là di chúc cá nhân, còn nếu một người đại diện trình bày ý chí chung
và người kia chấp nhận toàn bộ, thì giống như ủy quyền lập di chúc, và
như vậy thì lại vi phạm nguyên tắc lập di chúc trực tiếp.
b) Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy
định tại Điều 653 của BLDS (tuân theo về tự tay viết cũng như về nội dung của di
chúc bằng văn bản). Pháp luật chỉ quy định người lập di chúc tự tay viết và ký vào
bản di chúc.

8


Đối với di chúc thông thường khác thì hình thức di chúc này rất đơn giản và
dễ lập, nó phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của nhiều người cũng như phù hợp với
xu thế chung của xã hội. Với tính chất đặc thù của người lập di chúc gồm hai cá
nhân vợ và chồng nên vấn đề người lập di chúc tự tay viết như thế nào để vừa đảm
bảo tính tự do ý chí vừa đảm bảo tính thống nhất đồng thuận? Hiện nay, pháp luật
không có quy định cụ thể trường hợp này nhưng đây cũng là vấn đề cần phải được
bàn đến để xem xét hình thức nào phù hợp với di chúc chung của vợ, chồng.
Lập di chúc là một việc không thể ủy quyền được nên không thể có việc vợ

chồng ủy quyền cho nhau viết di chúc. Mặt khác, làm như vậy giống như là viết hộ
di chúc, nên sẽ phải tiến hành theo một thủ tục khác, trước mặt ít nhất hai người đủ
điều kiện làm chứng để chứng kiến việc lập di chúc chung. Còn việc cả hai vợ
chồng cùng nhau viết vào bản di chúc thì không thể tồn tại trong khi đó việc một
người viết trước, một người viết sau hay một người viết rồi người kia ký thì không
thể hiện được sự tự do ý chí. Nếu chỉ một người viết toàn bộ di chúc, rồi cả hai
cùng ký vào bản di chúc thì không đảm bảo thủ tục lập di chúc viết tay, dễ dẫn đến
sự ngụy tạo chữ ký để giả mạo di chúc chung, mà không có cơ sở để giám định bút
tích của người lập di chúc.
Từ những bất cập về cách thức lập di chúc thì theo quan điểm của cá nhân,
với đặc thù của di chúc chung của vợ, chồng thì hình thức bằng văn bản không có
người làm chứng cũng không có tình khả thi trong thực tế. Chúng ta có nên thừa
nhận hình thức di chúc này đối với di chúc chung của vợ chồng hay không?
c) Di chúc bằng văn bản có người làm chứng:
Đối với hình thức di chúc này thì di chúc do “người khác” viết, việc thể hiện
ý chí của người để lại di sản là thông qua người khác thực hiện trong di chúc. Đây
là điểm khác biệt so với di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, di chúc
bằng văn bản không có người làm chứng thì người lập di chúc phải tự tay viết vào

9


bản di chúc. Pháp luật không quy định về điều kiện của người viết hộ di chúc, theo
đó bất kỳ ai cũng có thể viết hộ. Để đảm bảo tính khách quan cũng như tính chính
xác của di chúc thì việc viết hộ di chúc phải được thực hiện trước mặt hai người
làm chứng.
Sau đó vợ và chồng phải ký, điểm chỉ, đây là “dấu ấn” duy nhất của người để
lại di sản, nếu không có cơ sở xác nhận thì di chúc coi như vô hiệu. Việc vợ, chồng
ký tên, hoặc điểm chỉ vào bản di chúc phải thực hiện trước mặt hai người làm
chứng. Điều này có nghĩa người làm chứng là người chứng kiến việc vợ, chồng thể

hiện ý chí của mình về việc định đoạt tài sản, chứng kiến việc viết hộ di chúc cũng
như việc vợ, chồng ký và điểm chỉ vào bản di chúc. Và cuối cùng, người làm chứng
phải xác thực chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc
d) Di chúc bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực.
Di chúc được lập tại cơ quan công chứng, chứng thực (cũng như đối với di
chúc do công chứng viên lập tại chỗ phải tuân theo trình tự lập sau:
Việc lập loại di chúc này phải có sự tham gia của hai chủ thể: Người lập di
chúc (vợ hoặc chồng) và công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực.
Trước hết, vợ và chồng phải công bố nội dung của di chúc trước công chứng
viên hoặc người có thẩm quyền công chứng ở Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị
trấn. “Tuyên bố” nội dung di chúc nghĩa là vợ và chồng phải thể hiện toàn bộ ý chí
của mình bằng miệng, còn việc thể hiện ý chí bằng cử chỉ không được chấp nhận.
Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thưc phải ghi chép lại nội
dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào
bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện
đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực ký
vào bản di chúc

10


Qua nghiên cứu cá nhân tôi thấy rằng với tính chất đặc thù của di chúc chung
của vợ, chồng thì hình thức lập di chúc cần phải tuân theo một thủ tục lập chặt chẽ
để đảm bảo tính pháp lý của di chúc, đảm bảo quyền lợi cho những người thừa kế.
Tuy nhiên, hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể về hình thức di chúc chung
của vợ, chồng mà phải chỉ vào các quy đinh về di chúc nói chung nên có nhiều vấn
đề chưa phù hợp, vì thế cách thức lập di chúc chung của vợ chồng cần được quy
định theo một trình tự nhất định riêng.
4. Vấn đề sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung:
Vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung bất cứ lúc

nào nhưng phải dựa trên nguyên tắc nhất trí của cả hai vợ chồng. Tại Điều 664
BLDS 2005 quy định:
“1. Vợ chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung bất cứ lúc
nào.
2. Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung
thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia
chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình”.
Điều này thể hiện sự nhất trí cao về ý chí của cả vợ và chồng. Tuy nhiên, quy
định này tạo ra những bất cập sau:
- Thứ nhất, khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di
chúc chung thì phải được sự đồng ý của người còn lại, trong trường hợp người còn
lại không đồng ý thì người đó không có quyền sửa đổi, bổ sung phần nội dung di
chúc liên quan đến tài sản của mình. Quy định này xâm phạm tới quyền tự do định
đoạt tài sản thuộc của cá nhân đối với tài sản thuộc sở hữu của cá nhân đồng thời
cũng vi phạm nguyên tắc tự do, tự nguyện lập di chúc của cá nhân bởi nhiều lý do
mà một mà một người cần sửa đổi, bổ sung di chúc để bảo vệ cho chính quyền lợi
của họ và những người thân.

11


- Thứ hai, quy định trên tiếp tục thể hiện sự mâu thuẫn với quy định này:
“nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan
đến tài sản của mình”. Trong trường hợp hai vợ chồng còn sống, một người muốn
sửa đổi, bổ sung, thay đổi nội dung của di chúc thì bắt buộc phải có sự đồng ý của
người còn lại, nhưng đến khi một người chết trước luật lại cho phép người còn sống
có quyền sửa đổi nội dung phần di chúc liên quan đến phần tài sản của mình. Điều
này đã thể hiện sự không thống nhất nội dung của điều luật. Vì vậy, nếu đã cho
phép một người được phép sửa đổi, bổ sung nội dung của di chúc chung trong
trường hợp một bên chết trước thì BLDS cũng nên cho phép một bên được quyền

sửa đổi, bổ sung di chúc chung liên quan đến phần tài sản của mình trong trường
hợp bên còn lại còn sống mà không đồng ý với việc sửa đổi, bổ sung di chúc
chung.
- Thứ ba, qui định trên cũng chưa dự liệu các khả năng khác khiến di chúc
phải bị sửa đổi, bổ sung mà không thể tìm được sự đồng thuận của vợ, chồng do
vợ, chồng đã mâu thuẫn và sống ly thân, ly hôn hoặc do một bên vợ hoặc chồng
còn sống, nhưng đã bị tuyên bố mất tích, bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự,
bị mất trí, bị bệnh lú lẫn tuổi già... khiến cho họ không còn thể hiện được ý chí cá
nhân được nữa. Điều này chưa được qui định rõ ràng trong luật, nên dễ dẫn đến sự
lúng túng và thiếu nhất quán trong việc áp dụng và thực thi pháp luật liên quan đến
vấn đề vừa nêu.
Suy cho cùng, lập di chúc chung là sự thể hiện tập trung của nguyên tắc củng
cố tình thương yêu, đoàn kết trong gia đình. Nhưng việc níu kéo các bên vợ chồng,
buộc họ phải nhất trí với nhau, trong hoàn cảnh mâu thuẫn giữa họ không thể dung
hoà được nữa, thì việc lập di chúc chung hay cố giữ lại di chúc chung cũng không
phải là cách hữu hiệu khiến cho họ trở nên thương yêu, đoàn kết với nhau hơn, mà

12


chưa biết chừng, đó còn là tiền đề làm cho mâu thuẫn giữa các bên càng trở nên
trầm trọng thêm, nhất là khi ý nguyện tự do của một bên (muốn sửa đổi, bổ sung di
chúc chung) bị bên kia khước từ.
5. Hiệu lực di chúc chung của vợ, chồng:
a) Điều kiện có hiệu lực của di chúc chung của vợ, chồng
Tại các quy định của pháp luật thừa kế từ trước tới BLDS năm 2005 đều
không có đề cập cụ thể đến điều kiện có hiệu lực của di chúc chung của vợ, chồng.
Trên thực tế khi xét điều kiện có hiệu lực của di chúc chung thì áp dụng tượng tự
như đối với di chúc của cá nhân trên cơ sở tính đến tính đặc điểm riêng của di chúc
chung của vợ, chồng. Pháp luật thừa kế hiện hành quy định về các trường hợp di

chúc không có hiệu lực một phần hoặc toàn bộ tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 667 BLDS.
Để có di chúc điều kiện tiên quyết là phải có di sản, vì di chúc được lập
nhằm chuyển giao toàn bộ hoặc một phần di sản của người lập di chúc cho người
khác. Bên cạnh sự tồn tại của di sản thì sự tồn tại người thừa kế cũng là điều kiện
để di chúc có hiệu lực.
Trong khoảng thời gian từ khi lập bản di chúc chung đầu tiên đến khi di chúc
chung có hiệu lực pháp luật vợ, chồng có thể lập thêm một hoặc nhiều bản di chúc
chung khác. Các bản di chúc chung định đoạt cùng một tài sản thì bản di chúc
chung cuối cùng sẽ có hiệu lực pháp luật.
b). Thời điểm có hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng.
Thông thường thì vào thời điểm mở thừa kế thì di chúc chung phát sinh hiệu
lực, di chúc chung được mang ra thực hiện theo ý chí của vợ, chồng đã định đoạt.
Thời điểm này có ý nghĩa đối với việc xác định phần tài sản chung nào là di sản và
các nghĩa vụ về tài sản mà vợ, chồng để lại; xác định những người có quyền hưởng
di sản của vợ, chồng theo di chúc; là căn cứ bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện về thừa

13


kế. Với ý nghĩa như vậy việc xác định chính xác thời điểm có hiệu lực của di chúc
nói chung và di chúc chung của vợ, chồng nói riêng là rất quan trọng, không xác
định đúng thời điểm này sẽ dẫn tới hàng loạt các tranh chấp liên quan đến di chúc
chung, xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của người hưởng thừa kế và những
người có quyền và lợi ích liên quan.
Tại Điều 668 BLDS năm 2005 quy định: “Di chúc chung của vợ, chồng
có hiệu lực kể từ thời điểm người sau cùng chết hoặc thời điểm hai vợ, chồng cùng
chết.” BLDS năm 2005 đã loại bỏ quyền tự thoả thuận lựa chọn thời điểm có hiệu
lực của di chúc chung của vợ, chồng như quy định của BLDS năm 1995. Tài sản
của vợ, chồng không bị phân chia khi một người chết, tránh tình trạng phải phân
chia ít nhất hai lần đối với một di chúc. Bên cạnh đó, nó còn thể hiện sự chung sức,

chung lòng trong việc tạo dựng khối tài sản và cho đến khi phân chia khối tài sản
đó. Nhưng bên cạnh đó quy định trên cũng có một số hạn chế nhất định.
Trên thực tế rất ít trường hợp vợ chồng cùng chết mà thường thời điểm hai
người chết không trùng nhau. Như vậy, sau khi người thứ nhất chết di chúc chung
vẫn chưa phát sinh hiệu lực. Tuy nhiên pháp luật về thừa kế xác định thời điểm mở
thừa kế là thời điểm người để lại thừa kế chết, ý chí của người để lại thừa kế cũng
mong muốn di sản được chia ngay sau khi mình chết. Quy định về thời điểm có
hiệu lực của di chúc chung đã vi phạm sự tự do ý chí của các chủ thể và vi phạm
nguyên tắc chung của pháp luật thừa kế.
Trường hợp người vợ hoặc chồng mà sống lâu hơn người được hưởng thừa
kế (như cha mẹ người đã chết…) thì sẽ làm mất đi cơ hội được hưởng thừa kế của
những người này do luật quy định người hưởng thừa kế phải còn sống vào thời
điểm mở thừa kế. Những người này đã chết không được hưởng thừa kế thì phần di

14


sản đáng lẽ họ được hưởng sẽ được giải quyết như thế nào? Coi phần di chúc chung
đó vô hiệu hay cho hưởng thừa kế thế vị hay có phương án khác để giải quyết?
Hơn nữa, sau khi người vợ hoặc người chồng chết đi nhưng người còn lại có
thể sống rất lâu sau đó. Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực khi người sau
cùng chết hoặc tại thời điểm vợ và chồng cùng chết như quy định của luật đã kéo
dài thời gian được hưởng thừa kế của những người được hưởng thừa kế theo di
chúc chung. Và di sản không tồn tại ở dạng tĩnh, nó thường xuyên biến động theo
thời gian dưới sự tác động của con người hoặc thiên nhiên làm tăng lên hoặc giảm
sút, thậm chí mất đi .
Không chỉ vậy, việc xác định chính xác di sản thừa kế từ thời điểm người thứ
nhất chết cho đến khi người thứ hai chết không hề đơn giản. Nó ảnh hưởng đến
quyền tài sản của các chủ nợ khi mà những người thừa kế chưa được hưởng thừa
kế.

Thời hiệu khởi kiện thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Nếu hết
10 năm đó mà người kia vẫn còn sống, thì thời hiệu khởi kiện xin chia thừa kế đối
với phần di sản của người chết trước cũng không còn. Nếu vì lý do nào đó, chẳng
hạn nội dung di chúc chung vi phạm pháp luật, có dấu hiệu lừa dối, giả mạo... mà
người thừa kế không biết để khởi kiện kịp thời (do di chúc chung chưa được công
bố), đến khi người sau cùng chết mà thời hiệu khởi kiện không còn, thì quyền lợi
của người thừa kế của người chết trước cũng như những người thừa kế hợp pháp
của cả vợ, chồng có được bảo vệ không, cũng chưa được pháp luật qui định rõ.
Nếu người chết đồng thời có hai di chúc, di chúc chung của vợ, chồng và di
chúc định đoạt tài sản riêng thì di chúc định đoạt tài sản riêng sẽ phát sinh hiệu lực
trước. Vậy là trên cùng một sản nghiệp của người chết nhưng lại được chia di chúc
hai lần, lần thứ nhất là chia thừa kế đối với phần di sản không được định đoạt trong

15


di chúc chung vào lúc người để lại di chúc chết, lần thứ hai chia di sản trong di
chúc chung khi di chúc chung có hiệu lực. Sẽ có hai lần người nhận thừa kế phải
yêu cầu toà án phân chia di sản, hai lần toà án thụ lý giải quyết tranh chấp đối với
tài sản của cùng một người. Có quan điểm cho rằng điều này sẽ vi phạm nguyên tắc
đã xét xử xong rồi thì toà án không thụ lý, giải quyết lại.
6. Về người hưởng thừa kế.
a) Việc thừa kế lẫn nhau giữa vợ - chồng
BLDS 2005 không quy định rõ những trường hợp bị cấm khi lập di chúc
chung. Điều này sẽ tạo nên những tình huống pháp lý rất khó xử, như việc hai bên
lập di chúc để thừa kế lẫn nhau, thì di chúc đó có hiệu lực hay không. Di chúc vốn
là một loại giao dịch pháp lý đơn phương và không mang tính chất đền bù. Việc
cho phép vợ, chồng khi lập di chúc chung để thừa kế lẫn nhau, đã biến loại giao
dịch này thành giao dịch pháp lý song phương và mang tính chất có đền bù, làm
thay đổi bản chất pháp lý của di chúc. Việc pháp luật hiện hành không cấm đoán

vợ, chồng lập di chúc chung thừa kế lẫn nhau, chẳng những sẽ không đạt được mục
đích tăng cường tình yêu thương, đoàn kết trong gia đình, mà có thể còn gây nhiều
hệ lụy không thể lường trước được như: sự thông đồng giữa vợ, chồng lập di chúc
giả tạo để che đậy những hành vi trái pháp luật, hoặc làm gia tăng nguy cơ khiến
các bên phản bội, lừa dối, giả mạo di chúc hoặc thậm chí tạo cơ hội cho các bên
thực hiện âm mưu xấu nhằm trục lợi bất chính di sản của nhau.
b) Xâm phạm đến quyền lợi của những người thừa kế bắt buộc
Vấn đề thừa kế bắt buộc đối với di sản của cá nhân được quy định rõ tại Điều
669 BLDS 2005. Theo đó, những người thuộc diện thừa kế bắt buộc (cha, mẹ, vợ

16


hoặc chồng, con chưa thành niên và con đã thành niên mà không có khả năng lao
động) có quyền được hưởng 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật, nếu họ không
được hưởng hoặc thực tế được hưởng ít hơn 2/3 của suất thừa kế theo pháp luật.
Tình huống đặt ra là, di chúc chung chỉ để lại thừa kế cho một số người mà không
dành phần di sản cho những người thừa kế bắt buộc kể trên và cũng không dành
phần di sản cho một bên vợ hoặc chồng, thì những người đã có được chia thừa kế
bắt buộc không? Nếu họ vận dụng quy định tại Điều 669 BLDS để xin được hưởng
thừa kế bắt buộc thì giải quyết thế nào. Không loại trừ trường hợp người vợ, chồng
còn sống, vì lý do nào đó đã khởi kiện đòi hưởng thừa kế bắt buộc từ phần di sản
của người kia trong di chúc chung thì cũng sẽ không có cơ sở pháp lý để giải quyết.
CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG GÓP PHẦN HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT VỀ DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ CHỒNG:
1. Có nên tiếp tục thừa nhận di chúc chung của vợ, chồng?
Mặc dù di chúc chung của vợ, chồng đã có quá trình tồn tại rất lâu dài và ngay
từ khi có pháp luật về thừa kế thì đã có các quy định tiền đề đối với sự tồn tại của di
chúc chung của vợ, chồng. Nhưng qua thời gian các quy định về di chúc chung không
làm được những điều mà nhà làm luật cũng như các chủ thể khác mong muốn. Không

những thế có không ít rắc rối, tranh chấp xảy ra xung quanh di chúc chung của vợ,
chồng.
Pháp luật hiện hành vẫn chưa có giải pháp nào để giải quyết tốt các vấn đề
pháp lý phức tạp được đặt ra đối với việc lập, sửa đổi, hủy bỏ di chúc chung và xác
định thời hiệu thực thi của di chúc chung. Bản chất của di chúc của di chúc vốn là
giao dịch pháp lý đươn phương của cá nhân, không thể có sự tham dự ý chí của
nhiều cá nhân trong việc lập di chúc. Nếu thừa nhận di chúc chung , pháp luật có

17


thể đạt được mục đích tốt đẹp là hướng các bên trong quan hệ thừa kế cần quan tâm
hơn việc tăng cường tình thương yêu và đoàn kết trong gia đình. Nhưng nếu các
chủ thể lập di chúc chung xong rồi bất đồng trong việc sửa đổi , bổ sung, thay thế,
hủy bỏ di chúc chung; hay sau khi một bên vợ hoặc chồng chết trước, những người
thừa kế hợp pháp không thể xin phân chia di sản thừa kế hoặc chia thừa kế bắt
buộc.... thì có thể còn tạo hiệu ứng ngược.
Việc bãi bỏ quy định di chúc chung của vợ chồng có thể không khả thi, vì đây là
một thực tiễn pháp lý và tục lệ , đã tồn tại từ lâu trong xã hội Việt Nam. Nên vấn đề
cần thết hiện nay là, làm sao vẫn duy trì di chúc chung nhưng phải hạn chế tối đa
những rắc rối, phức tạp do việc thừa nhận loại di chúc này mang lại. Bởi thế, chúng
tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau.
2.. Nên tách các quy định về di chúc chung của vợ, chồng thành một mục
riêng.
Như đã phân tích trên, tuy di chúc chung của vợ chồng cũng là một loại di chúc
được lập, sửa đổi, bổ sung và phát sinh hiệu lực gần giống như một di chúc thông
thường. Nhưng di chúc chung còn có những đặc thù: (i) do hai ý chí cá nhân cùng
tham gia định đoạt dựa trên mối quan hệ hôn nhân đang còn hiệu lực; (ii) dùng để
định đoạt khối tài sản chung của vợ chồng; (iii) có hiệu lực không đồng thời với
thời điểm mở thừa kế của bên chết trước... do đó, cần phải được qui định thành một

mục riêng; hoặc chí ít, cũng cần phải định rõ những ngoại lệ của di chúc chung so
với di chúc cá nhân, trong các điều luật tương ứng qui định về di chúc cá nhân. Sự
tách biệt giữa 2 loại di chúc chung và di chúc của cá nhân sẽ giải quyết được một số
điểm khúc mắc khi áp dụng quy định về di chúc chung của vợ, chồng.
3. Về hình thức của di chúc chung vợ chồng:

18


Di chúc chung của vợ, chồng là một trường hợp đặc biệt của thừa kế theo di
chúc. Với tính chất đặc thù của di chúc chung của vợ, chồng thì hình thức di
chúc chung cua vợ, chồng cũng cần có một quy định cụ thể để nó có tính khả thi
trên thực tế, tránh tình trạng di chúc vô hiệu do vi phạm về hình thức.
Theo quan điểm cá nhân, chúng tôi thiết nghĩ rằng chỉ nên lập di chúc bằng
hình thức văn bản có người làm chứng hoặc di chúc bằng văn bản có công
chứng, chứng thực bởi lẽ thông qua cách thức lập di chúc trong trường hợp này
mới đảm bảo đc việc thể hiện ý chí chung thống nhất như đặc thù của di chúc
chung của vợ, chồng.
Theo quan điểm của chúng tôi, trong trường hợp vợ, chồng cùng lập di chúc
thì hình thức di chúc miệng không có tính khả thi, bởi vậy chúng ta không nên
tiếp tục thừa nhận hình thức di chúc miệng đối với di chúc chung của vợ, chồng.

4. Đối với quy định về hiệu lực của di chúc chung của vợ, chồng
Nên quay lại tinh thần của quy định tại BLDS năm 1995 theo đó trong
trường hợp vợ, chồng lập di chúc chung mà một người chết trước, thì chỉ phần di
chúc liên quan đến phần di sản của người chết trong tài sản chung có hiệu lực pháp
luật; nếu vợ chồng có thoả thuận trong di chúc về thời điểm có hiệu lực của di chúc
chung là thời điểm người sau cùng chết, thì di sản của vợ, chồng theo di chúc
chung chỉ được phân chia từ thời điểm đó.
5. Đối với việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung của vợ, chồng

Để đảm bảo quyền tự do định đoạt của cá nhân, đảm bảo di chúc chung phản
ánh được sự thoả thuận của hai vợ chồng thì bên cạnh việc quy định vợ, chồng cần
cùng nhau thoả thuận khi muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế hay huỷ bỏ di chúc thì
cũng cần phải quy định cho vợ, chồng được quyền tự do trong việc định đoạt tài

19


sản riêng trong khối tài sản chung. Theo ý kiến của cá nhân, nên quy định: “khi vợ,
chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế hay huỷ bỏ di chúc chung thì cần có sự đồng
ý của bên kia. Ngoài ra, các bên có quyền tự sửa đổi, bổ sung di chúc chung trong
phạm vi phần tài sản của mình. Việc sửa đổi, bổ sung theo ý chí của bên nào thì có
giá trị đối với phần tài sản của người đó trong khối tài sản chung.”
6 . Về thời hiệu khởi kiện.
Về thời hiệu khởi kiện của di chúc chung của vợ, chồng thì cần quy định
thêm: “Thời hiệu khởi kiện về thừa kế đối với di chúc chung được bắt đầu lại trong
trường hợp: Vợ, chồng có thoả thuận thời điểm có hiệu lực của di chúc chung là
thời điểm người sau cùng chết, thì thời điểm tính khởi kiện lại được tính bắt đầu từ
ngày di chúc chung có hiệu lực”.
KẾT LUẬN
Qua thực tiễn áp dụng pháp luật về di chúc chung của vợ chồng với rất nhiều
vướng mắc, không phù hợp với hiện thực. Điều đó cũng cho thấy, di chúc chung
của vợ, chồng hoàn toàn không phải là vấn đề đơn giản. Luật thực định chỉ dùng
một hai điều luật ngắn để điều chỉnh vấn đề này, rõ ràng là chưa tương xứng và
không đủ liều lượng cần thiết. Đó sẽ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự bất cập và
thiếu nhất quán trong việc thực thi pháp luật về vấn đề liên quan, hi vọng rằng các
nhà lập pháp, các cơ quan chức năng sẽ sớm vào cuộc, đảm bảo cho những quy
định của pháp luật sẽ phù hợp hơn để dễ dàng đi vào cuộc sống.

20



MỤC LỤC:
MỞ ĐẦU

1

NỘI DUNG

1

CHƯƠNG I. KHÁI NIỆM KHÁI NIỆM DI CHÚC VÀ DI CHÚC
CHUNG VỢ, CHỒNG.

1

1. Di chúc:

1

2. Khái niệm về di chúc chung của vợ, chồng:

2

CHƯƠNG II. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ NHỮNG BẤT
CẬP VỀ DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ, CHỒNG.

5

1 . Quyền lập di chúc chung của vợ, chồng.


5

2. Nội dung di chúc chung của vợ, chồng.

6

3 Hình thức di chúc chung của vợ, chồng:

6

a) Di chúc miệng:

7

b) Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.

8

c) Di chúc bằng văn bản có người làm chứng:

9

d) Di chúc bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực.

10

4. Vấn đề sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung:

11


5. Hiệu lực di chúc chung của vợ, chồng:

13

a) Điều kiện có hiệu lực của di chúc chung của vợ, chồng

13

b). Thời điểm có hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng.

13

6. Về người hưởng thừa kế.

16

21


a) Việc thừa kế lẫn nhau giữa vợ - chồng

16

b) Xâm phạm đến quyền lợi của những người thừa kế bắt buộc

16

CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG GÓP PHẦN HOÀN THIỆN QUY
ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ CHỒNG:17

1. Có nên tiếp tục thừa nhận di chúc chung của vợ, chồng?

18

2. Nên tách các quy định về di chúc chung của vợ, chồng thành một
mục riêng.

19

3.Về hình thức của di chúc chung vợ chồng:

19

4. Đối với quy định về hiệu lực của di chúc chung của vợ, chồng

19

5. Đối với việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung của vợ,
chồng

19

6 . Về thời hiệu khởi kiện.

20

KẾT LUẬN

20


22


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Bộ luật dân sự 2005
- Pháp lệnh thừa kế 1990
- Khóa luận tốt nghiệp: “ Di chúc chung của vợ chồng”, Trần Ngọc

Thanh, Hà Nội - 2011, Đại học luật Hà Nội.
- Luận văn thạc sỹ luật học: “ Di chúc chung của vợ, chồng trong pháp

luật dân sự Việt Nam, Hà Nội – 2011, Đại học luật Hà Nội.
- Giáo trình luật dân sự Việt Nam tập 1, nhà xuất bản công an nhân

dân, Hà Nội – 2006.
- TS. Phùng Trung Tập, Luật thừa kế Việt Nam, Nxb. Hà Nội – 2010.
-
-

23



×