MỤC LỤC
Nội dung
A. ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………….
B. KẾT THÚC VẤN ĐỀ………………………………….
I. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng…………………………….…………
II. Vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ
người tiêu dùng…………………………….…………
1. Cơ quan có trách nhiệm chính trong quản lý nhà nước
về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Bộ Công thương.
2. Trách nhiệm quản lý nhà nước của các bộ, ngành trong
vai trò phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện quản
Trang
1
1
1
3
3
7
lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ……..
3. Trách nhiệm quản lý nhà nước của Ủy ban Nhân dân
các cấp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng…………..
C. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ………………………………..
8
12
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một trong những nhiệm vụ của quản lý nhà
nước và là trách nhiệm của các đơn vị sản xuất, kinh doanh.. Thực tiễn cho thấy,
khi nền kinh tế thị trường càng phát triển, mức độ tự do hóa thương mại càng gia
tăng thì càng nảy sinh nhiều vấn đề không chỉ gây ảnh hưởng đến quyền lợi người
tiêu dùng mà còn gây bất ổn cho cả nền kinh tế và xã hội nói chung. Chính phủ
chịu trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
trong phạm vi cả nước. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực
hiện thống nhất quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Cục Quản lý cạnh tranh có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện
chức năng này trong phạm vi cả nước. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công
Thương trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Cuối cùng, Uỷ ban nhân
dân các cấp thực hiện việc quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
trong phạm vi của mình theo phân cấp của Chính phủ. Trong bài viết này, em xin
trình bày
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Khi sự can thiệp hợp lý của nhà nước vào quan hệ giữa người sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng với mục tiêu bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng được xem là cần thiết thì vấn đề còn lại là xây dựng cơ chế và tổ chức
thực thi có hiệu quả nhiệm vụ đó. Nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của
cơ quan quản lý nhà nước theo nghĩa rộng được hiểu là nhiệm vụ của tất cả các cơ
quan trong bộ máy nhà nước. Là cơ quan quyền lực, Quốc hội có nhiệm vụ ban
hành luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2011. Chính phủ thống nhất quản lý
nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong phạm vi cả nước. Các bộ, cơ
quan nganh Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
các cấp tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mình ban hành và tổ chức thực hiện các
chính sách, văn bản pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; chỉ đạo hoặc
phối hợp với các cơ quan khác trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tuyên
truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và những hiểu biết liên quan đến việc bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người
2
tiêu dùng; kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng; giải quyết khiếu nại tố cáo của người tiêu dùng; xử lý vi phạm pháp luật
về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Viện kiểm sát và tòa án nhân dân trong phạm
vi chức năng của mình có nhiệm vụ có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế, bảo vệ quyền và
lợi ích chính đáng cũng như tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của
công dân. Hệ thống tòa án nhân dân tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng thông qua hoạt động giải quyết các tranh chấp giữa người sản xuất, kinh
doanh, cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng, áp dụng các chế tài dân sự, hành chính
đối với những hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng và chế tài hình sự về các
tội xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng như tội buôn bán hàng giả, tội lừa dối
khách hàng, tội quảng cáo gian dối, tội vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn
thực phẩm,…
Theo nghĩa hẹp, hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của cơ quan quản lý
nhà nước thuộc trách nhiệm chủ yếu của cơ quan hành pháp. Trong quy định nội dung
quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Luật bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng đã tiếp cận theo nghĩa hẹp này. Điều 47 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng nêu rõ Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bao gồm:
- Chính phủ chịu trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng trong phạm vi cả nước.
- Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất
quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Cục Quản lý
cạnh tranh có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện chức năng
này trong phạm vi cả nước. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Cục Quản lý cạnh tranh về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được quy định tại
Nghị định của Chính phủ số 06/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006.
Ban Bảo vệ người tiêu dùng thuộc Cục Quản lý cạnh tranh có nhiệm vụ và
quyền hạn cụ thể quy định tại Quyết định số 27/2006/QĐ-BTM ngày 28/08/2006
3
về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc
Cục Quản lý cạnh tranh.
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương trong hoạt động bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng.
- Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện việc quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng trong phạm vi của mình theo phân cấp của Chính phủ.
II. Vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng
1. Cơ quan có trách nhiệm chính trong quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng - Bộ Công thương.
Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thống
nhất quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong đó có nhiệm vụ
xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và
tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật sau khi được ban hành; phát hiện
và kiến nghị cơ quan có liên quan giải quyết theo thẩm quyền về những văn bản đã
ban hành có nội dung không phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ người
tiêu dùng; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền và xử lý vi phạm pháp luật
về bảo vệ người tiêu dùng; tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và các chính
sách có liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,…
Bên cạnh Cục Quản lý cạnh tranh, một cơ quan khác của Bộ Công Thương
cũng có vai trò quan trọng liên quan đến công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,
đó là Cục Quản lý thị trường với các nhiệm vụ như thực hiện công tác kiểm tra,
kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động
thương mại (vi phạm quy định về chất lượng hàng hóa công nghiệp lưu thông trên
thị trường…) ; đấu tranh phòng chống buôn lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả,
hàng kém chất lượng; chống vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, vệ sinh an toàn thực
4
phẩm và các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác trái quy định của pháp luật, xử lý
vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật,…
Trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công thương về bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng bao gồm
- Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự
án, chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Quản lý hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã họi, tổ
chức hòa giải hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung theo quy định
tại Điều 19 của Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng; tư vấn; hỗ trợ và nâng cao nhận thức về bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ công tác bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng; đào tạo nguồn nhân lực, bồi thường nghiệp vụ phục vụ công tác
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Thanh tra, kiểm tra, giái quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật
về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo thaamt quyền
- Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Cùng với việc khẩn trương ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,
qua công tác nắm bắt tình hình địa phương về công tác quản lý nhà nước về bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng, Bộ Công Thương nhận thấy, bên cạnh một số tỉnh thành
thực hiện tốt các hoạt động bảo vệ người tiêu dùng thì còn tồn tại khá nhiều địa
phương, thậm chí là một số thành phố lớn chưa thực sự hiểu và thực hiện đầy đủ
các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Những hạn chế này xuất phát chủ
yếu từ việc các cơ quan quản lý nhà nước cấp địa phương, cụ thể là các Sở Công
Thương chưa cập nhật nội dung các văn bản pháp luật quy định trách nhiệm của họ
trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng. Từ đó, gây khó khăn cho hoạt động của
5
nhiều đối tượng khác, trong đó có các tổ chức xã hội trong việc tìm kiếm sự hỗ trợ
từ phía các cơ quan quản lý nhà nước. Từ thực tiễn này cho thấy, song song với
việc hoàn thiện các quy định pháp luật thì công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật
cũng hết sức quan trọng, không chỉ đối với người tiêu dùng, các tổ chức xã hội mà
ngay cả với các cơ quan quản lý cấp nhà nước. Nhận thức được tầm quan trọng của
vấn đề này, trong năm 2010, Cục Quản lý cạnh tranh – cơ quan nhà nước chuyên
trách về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã thực hiện nhiều chương trình hướng
dẫn, đào tạo, phổ biến kiến thức bảo vệ người tiêu dùng cho các cán bộ công tác tại
tỉnh thành, các tổ chức, hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng trên
cả nước. Nội dung tuyên truyền không chỉ làm rõ vai trò, trách nhiệm của từng đơn
vị, tổ chức mà còn trang bị cho họ những kiến thức cơ bản, thực tế để thực hiện tốt
công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại từng địa phương.
Cùng với những nội dung cập nhật về hệ thống văn bản pháp luật và tình hình
hoạt động tại các tỉnh thành, địa phương thì vai trò của Cục Quản lý cạnh tranh
trong những năm gần đây ngày càng được khẳng định và có vị trí quan trọng trong
công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Bên cạnh vai trò là cơ quan chủ trì xây
dựng và thực thi Luật và các văn bản dưới Luật trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu
dùng, Cục đã trực tiếp tham gia và giải quyết thành công nhiều vụ việc liên quan
đến quyền lợi người tiêu dùng. Điển hình trong số đó là vụ việc giữa Ngân hàng
Gia Định (GDB) và Công ty Toyota Việt Nam liên quan đến chiếc xe Toyota Land
Cruiser có mùi lạ khi chạy xe với tốc độ cao. Sự tham gia của Cục Quản lý cạnh
tranh đã hòa giải thành công mâu thuẫn giữa hai bên. Đồng thời, thể hiện vai trò
của Cơ quan nhà nước trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; cân bằng lợi
ích xã hội, người tiêu dùng và doanh nghiệp. Cùng với đó, trong thời gian vừa qua
Cục đã có sự phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện các hoạt động bảo
vệ người tiêu dùng, cụ thể: phối hợp với Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội tổ
chức kỷ niệm ngày Tiêu dùng quốc tế 15 tháng 3 năm 2010 với chủ đề “Tiền của
6
chúng ta - Quyền của chúng ta”; cập nhật thông tin các sản phẩm không an toàn
trong tiêu dùng và ra các thông cáo báo chí nhằm truyền tải thông tin tới đông đảo
người tiêu dùng về trường hợp một số sản phẩm đồ chơi trẻ em của hãng Mattel có
tiềm ẩn nguy hiểm cho trẻ sử dụng; vụ việc lỗi chân ga trên một số dòng xe ô tô
của hãng Toyota…
Như vậy, nhìn từ cả hai khía cạnh: ban hành văn bản pháp luật và thực thi pháp
luật thì Cục Quản lý cạnh tranh đang giữ vai trò chủ đạo trong công tác bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và mở
rộng phạm vi bảo vệ người tiêu dùng thì những nỗ lực của Cục là chưa đủ, mà bên
cạnh đó rất cần có sự tham gia của các tổ chức xã hội. Với quan điểm định hướng
như vậy, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã dành một chương để quy định
về trách nhiệm của các tổ chức xã hội tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng, đồng thời cũng sẽ đưa những quy định hướng dẫn chi tiết về đối tượng
này vào trong các văn bản dưới Luật đang trong quá trình xây dựng. Các quy định
này không chỉ làm rõ trách nhiệm của các đối tượng liên quan mà còn cụ thể quyền
lợi của các tổ chức này khi tham gia thực hiện các hoạt động bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng.
Tuy nhiên, do hạn chế về kinh nghiệp quản lý (do Cục quản lý cạnh tranh mới
được củng cố từ đầu năm 2006) và nhân sự (giới hạn trong định mức biên chế của
Bộ Công Thương) nên khó có thể nói rằng hoạt động của Cục Quản lý cạnh tranh
và trước hết là Ban bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đáp ứng được yêu cầu mà
thực tiễn công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đặt ra
2. Trách nhiệm quản lý nhà nước của các bộ, ngành trong vai trò phối hợp
với Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng
Các bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được giao chịu
trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ
7
quyền lợi người tiêu dùng và Ủy ban Nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước
về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương. Quản lý nhà nước của các Bộ
trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thực hiện thông qua các hoạt
động như: xây dựng trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành văn bản quy phạm
pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; chỉ đạo, kiểm tra, thanh
tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
trong phạm vi ngành, lĩnh vực của mình quản lý hoặc cùng với các Bộ, ngành khác
cũng tiến hành kiểm tra, thành tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng của các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; giải quyết
khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp; tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến
thưc, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong phạm vi ngành, lĩnh vực
do Bộ, ngành phụ trách.
Ngoài những trách nhiệm nói trên, đối với một số công việc có liên quan chặt
chẽ với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng các Bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ được giao trách nhiệm cụ thể như sau:
Bộ y tế thực hiện việc quản lý, kiểm tra, thanh tra đối với dược phẩm, dược liệu,
trang thiết bị, dụng cụ y tế, các loại mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con
người, chất lượng phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến công nghiệp;
Bộ xây dựng thực hiện việc quản lý, kiểm tra, thanh tra trong tất cả các khâu từ
quy hoạch, thiết kế, thi công, nghiệm thu công trình xây dựng dâm dikmh
Bộ khoa học và công nghệ thực hiện việc thống nhất quản lý, kiểm tra, thanh tra
hoạt động khoa học, công nghệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm, hàng
hóa, sở hữu trí tiệu theo quy định của pháp luật,…
Ngoài ra còn có sự phối hợp giữa Bộ Công thương các bộ: bộ giao thông vận
tài, bộ văn hóa, thể thao và du lịch, bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ
thông tin và truyền thông,… nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
8
Do quyền lợi người tiêu dùng có liên quan đến rất nhiều lĩnh vực thuộc thẩm
quyền quản lý của nhiều bộ, ngành và do nước ta không có cơ quan riêng chuyên
trách về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nên sự phân công rành mạch thẩm quyền
và sự phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh
vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là cần thiết. Các cơ quan quản lý nhà nước
trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần phối hợp với nhau trong các
hoạt động như: xây dựng chính sách, văn bản quy phạm pháp luật; cấp giấy chứng
nhận hành nghề hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; thanh tra, kiểm tra,
trao đổi thông tin, văn bản; tuyên truyền, tập huấn, đào tạo; tổ chức kiểm nghiệm,
giám định và tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành. Tuy nhiên, ngoài
công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản
lý nhà nước trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với các nội dung đề cập ở trên
vẫn còn hạn chế.
3. Trách nhiệm quản lý nhà nước của Ủy ban Nhân dân các cấp về bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng.
Theo quy định tại Điều 49 Luật bảo vệ người tiêu dùng 2011, trách nhiệm
của Ủy ban nhân dân các cấp về bảo vệ người tiêu dùng bao gồm:
- Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng tại địa phương.
- Quản lý hoạt động về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội,
tổ chức hòa giải tại địa phương.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng; tư vấn, hỗ trợ và nâng cao nhận thức về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại
địa phương.
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật
về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo thẩm quyền.
9
• Trách nhiệm quản lý nhà nước của Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh về bảo vệ
người tiêu dùng
Ở cấp địa phương công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được giao chủ
yếu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Sở công thương là cơ quan chuyên môn chịu
trách nhiệm tham mưu giúp chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiejenc hức
năng quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định 99/2011/NĐ-CP quy định:
“Sở Công Thương có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện
các nhiệm vụ sau:
a) Thực hiện việc kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung
theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nghị định này và quy
định của pháp luật có liên quan;
b) Thẩm định các đề án, kế hoạch hoạt động của tổ chức xã hội tham gia
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết
định giao thực hiện nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ của Nhà nước;
c) Giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ khi giao cho tổ chức xã hội bảo vệ
người tiêu dùng thực hiện;
d) Kiểm tra, giám sát hoạt động hòa giải của tổ chức hòa giải tranh chấp
giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh;
đ) Tạo điều kiện để tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
hoạt động;
e) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để cơ quan quản lý nhà nước về bảo
vệ người tiêu dùng cấp huyện thực hiện các nội dung liên quan đến bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng.
g) Công bố công khai danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Luật Bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng và Điều 23 Nghị định này;
10
h) Báo cáo kết quả thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng trên địa bàn tỉnh theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm
quyền cấp trên;
i) Kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng theo quy định
của pháp luật;
k) Các trách nhiệm khác quy định tại Điều 49 Luật Bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng.”
• Trách nhiệm quản lý nhà nước của Ủy ban Nhân dân cấp huyện về bảo vệ
người tiêu dùng
Theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định 99/2011/NĐ-CP quy định:
“Đơn vị giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Thực hiện việc giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo
quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nghị định này và các quy
định của pháp luật có liên quan;
b) Kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng hoạt động trên địa bàn huyện mình quản lý;
c) Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý theo thẩm quyền đối với các
chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi
mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ tại các địa điểm này;
d) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện
các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi mua hàng hóa, sử
dụng dịch vụ của các cá nhân hoạt động thương mại ngoài phạm vi chợ, trung tâm
thương mại;
đ) Công bố công khai danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Luật Bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng và Điều 23 Nghị định này;
11
e) Báo cáo kết quả thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng trên địa bàn huyện theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm
quyền cấp trên;
g) Các trách nhiệm khác quy định tại Điều 49 Luật Bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng.”
Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gây thiệt hại đến lợi ích
của Nhà nước, lợi ích của nhiều người tiêu dùng, lợi ích công cộng thì người tiêu
dùng (và cả tổ chức xã hội) có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện nơi thực hiện giao dịch giải quyết. Hình thức
yêu cầu: có thể yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản. Cần lưu ý: người tiêu dùng, tổ
chức xã hội có nghĩa vụ cung cấp thông tin, bằng chứng có liên quan đến hành vi vi
phạm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
III. Đánh giá chung về thành tựu và hạn chế trong hoạt động của cơ quan
nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam
Có thể nói công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thời gian qua, số vụ
tư vấn, giải quyết khiếu nại không nhiều nhưng giải quyết đúng thẩm quyền và đi
vào chiều sâu theo chức năng, nhiệm vụ pháp luật quy định. Các đơn thư khiếu nại
được giải quyết ráo rẽ, không có đơn thư khiếu nại tồn đọng, bảo vệ được quyền lợi
của người tiêu dùng bị xâm hại, góp phần thực hiện công tác quản lý nhà nước về
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tỉnh, tạo được lòng tin đối với người tiêu
dùng.
Tuy nhiên, nhìn về tổng thể cho thấy các vụ việc khiếu nại còn tỷ lệ nghịch với
số lượng vụ vi phạm mà cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng đã kiểm tra, xử lý và diễn biến thực tế trên thị trường. Đồng thời qua thực tế
tư vấn, giải quyết khiếu nại cho thấy hiện vẫn còn một số tổ chức, cá nhân kinh
doanh chưa thực hiện tốt việc giải quyết khiếu nại cho người tiêu dùng theo quy
12
định pháp luật, còn né tránh, trì hoãn, kéo dài thời gian…gây thiệt hại cho người
tiêu dùng cả về kinh tế, công sức và thời gian.
Nguyên nhân chủ yếu là:
- Thứ nhất, do người tiêu dùng vẫn chưa biết sử dụng hoặc sử dụng chưa tốt
quyền của mình một cách có hiệu quả. Nhiều người chấp nhận thiệt thòi khi mua
phải hàng “dởm” và tự rút ra bài học không bao giờ đến mua ở cửa hàng đó nữa,
nhưng cũng có người khác vẫn cứ tiếp tục mua. Tâm lý chung là sản phẩm không
có giá trị lớn mà khiếu nại thì tốn thời gian, công sức và ngại đến các cơ quan để
khiếu nại.
- Thứ hai, do hệ thống cơ quan nhà nước các cấp chưa có sự phối hợp chặt chẽ
trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Người tiêu dùng không thể nhận
biết trong thực phẩm có những chất độc tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mình
mà phải có sự hỗ trợ tích cực từ phía các cơ quan quản lý nhà nước về công tác bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nhất là, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý những
hành vi phạm đến quyền lợi người tiêu dùng của các cơ quan quản lý nhà nước
chưa nhiều, chưa nghiêm; chưa chủ động giải quyết những bức xúc của người tiêu
dùng mà thường người tiêu dùng bị thiệt hại thì cơ quan có trách nhiệm mới vào
cuộc.
- Thứ ba, một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh vẫn chưa ý thức
được doanh nghiệp cần người tiêu dùng. Trên thực tế còn một số doanh nghiệp còn
“hành” người tiêu dùng như khi người tiêu dùng mua phải hàng bị kém chất
lượng, yêu cầu người bán đổi hàng thì người bán còn né tránh, hứa lần, hứa lượt rồi
mới giải quyết. Điển hình như vụ người tiêu dùng mua máy vi tính mới có cấu hình
cao, khi phát hiện máy bị hư, người tiêu dùng yêu cầu đổi lại thì người bán lại đổi
cho người tiêu dùng máy có cấu hình thấp hơn cấu hình máy mua ban đầu.
13
- Thứ tư, mạng lưới tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn quá mỏng,
(chỉ có 01 văn phòng khiếu nại), các thành viên của hội chưa có sự phối hợp chặt
chẽ, công tác quảng bá, giới thiệu thường xuyên hoạt động bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng trên các phương tiện thông tin đại chúng chưa được thường xuyên, rộng
rãi và đưa ra những cảnh báo cho người tiêu dùng cũng không nhiều; người tiêu
dùng còn lúng túng chưa biết ai là người giải quyết những vấn đề vi phạm đến
quyền lợi của họ.
- Thứ năm, năng lực, chuyên môn của các cán bộ cơ quan quản lý bảo vệ quyền
lợi của người tiêu dùng còn chưa cao
IV. Các giải pháp chủ yếu tăng cường hiệu quả quản lý của các cơ quan
nhà nước về bảo vệ lợi ích người tiêu dùng
Từ thực trạng nói trên, theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng, nhằm giúp người tiêu dùng thực hiện được 8 quyền của mình, cần thiết
phải thực hiện những giải pháp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cụ thể:
Một là, tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về Luật Bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011 và các văn bản pháp luật khác
có liên quan đến các tổ chức, cá nhân sản xuất- kinh doanh, người tiêu dùng và các
hội viên; nhất là tuyên truyền về 8 (tám) quyền của người tiêu dùng nhằm giúp họ
biết các quyền của mình theo quy định của pháp luật để chủ động bảo vệ mình khi
bị xâm hại.
Hai là, tăng cường thông tin cho người tiêu dùng những nhận biết về hàng giả,
hàng kém chất lượng một cách thường xuyên, rộng rãi, có thể trưng bày hàng thật hàng giả ở trung tâm chợ, siêu thị và ở các hội chợ, triển lãm thương mại của tỉnh
hàng năm; ở các điểm thông tin tuyên truyền của các huyện, xã, phường, thị trấn
trong tỉnh để người tiêu dùng biết, tránh những thiệt hại khi mua sắm, sử dụng hàng
hóa.
14
Ba là, thường xuyên tổ chức các cuộc họp báo, cung cấp thông tin cho báo chí,
tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm, các cuộc gặp mặt đối thoại với người tiêu dùng,
doanh nghiệp để trao đổi ý kiến về vấn đề cần quan tâm xung quanh quyền của
người tiêu dùng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
.
Bốn là, tăng cường công tác giáo dục, giám sát các cơ sở sản xuất kinh doanh
thực hiện pháp luật về đo lường, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; kiểm tra,
phát hiện, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với doanh nghiệp, cơ sở kinh
doanh mua bán các mặt hàng Nhà nước cấm lưu thông, cấm dùng trong sản xuất
nông nghiệp, thực phẩm (thuốc bảo vệ thực vật, tăng trưởng gia súc, bảo quản thực
phẩm, rau quả…); quản lý giá cả, niêm yết giá cả, chất lượng các mặt hàng dược
phẩm, mỹ phẩm…v…v…
Năm là, trong hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, người tiêu dùng có nhiều cơ
hội tiếp cận hàng hóa của các nước nhập khẩu vào Việt Nam nhưng một số người
tiêu dùng cũng chưa tiếp cận nắm rõ những cam kết của Việt Nam với WTO. Do
đó, cần tuyên truyền, phổ biến cho người tiêu dùng về kiến thức hội nhập và các
loại hàng hóa nhập ngoại.
Sáu là, Các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần
có sự phối hợp chặt chẽ với Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và ngược lại để
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Có như vậy công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng mới thiết thực và hiệu quả.
Bảy là, cần nâng cao Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện của người tiêu dùng, giải
quyết nhanh, gon đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng
Tám là, Nâng cao năng lực bộ máy bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nâng cao
trình độ chuyên môn của các cán bộ các cơ quan quản lý nhà nước để bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng được hiệu quả.
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
15
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm chung của nhà nước, xã hội,
doanh nghiệp và người tiêu dùng. Các cơ quan quản lý nhà nước có vai trò hết sức
quan trọng và toàn diện trong sự nghiệp bảo vệ người tiêu dùng nhưng chỉ với sự
tham gia chủ động và tích cực của tất cả các bên liên quan, quyền lợi của người tiêu
dùng mới được bảo vệ một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.Bên cạnh hoạt động
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng các cơ quan quản lý nhà nước đóng vai trò quan
trọng thì vai trò tự bảo vệ của người tiêu dùng là không thể thiếu. Vì lợi nhuận và
lợi dụng sự thiếu hiểu biết, thiếu thông tin của người tiêu dùng, nhiều doanh
nghiệp, người sản xuất, kinh doanh làm ăn không chân chính khi có cơ hội sẽ sẵn
sàng vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng. Nếu các cơ quan quản lý nhà nước về
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoạt động kém hiệu quả, không có các biện pháp
phòng ngừa hữu hiệu và áp dụng các chế tài nghiêm khắc, công minh thì không thể
răn đe và giảm bớt nguy cơ xâm hại quyền lợi người tiêu dùng từ phía sản xuất,
kinh doanh.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2011
2. Nghị định 99/2011/NĐ-CP hướng dẫn bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
3. Nghị định 06/2006/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh
4. TS. Đinh Thị Mỹ Loan, Chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dung và
trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dung (Quyển 6)
5. />16
17