Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích vai trò của các cơ quan hành chính nhà nước đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.66 KB, 11 trang )

Đề bài số 9: Phân tích vai trò của các cơ quan hành chính nhà nước đối với việc
đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước.
MỞ ĐẦU
Pháp chế là một phạm trù rộng lớn không chỉ chứa đựng nội dung pháp
luật mà còn chứa đựng những nội dung chính trị, xã hội và con người. Vì vậy,
bảo đảm cho pháp chế được củng cố, tăng cường và hoàn thiện là yêu cầu khách
quan của quá trình xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân và cũng là yêu
cầu của quá trình hoàn thiện con người và các quyền của họ trong xã hội, đặc
biệt trong quá trình quản lý hành chính Nhà nước. Pháp chế là một một trong
những nguyên tắc cơ bản nhất của quản lý hành chính nhà nước. Nếu thiếu
nguyên tắc này hoạt động quản lý nhà nước sẽ không có cơ sở pháp lý bền vững,
sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng…từ đó chúng ta có thể thấy rằng bảo đảm
pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là
vai trò của các cơ quan hành chính nhà nước. Sau đây tôi xin đi sâu vào đề tài:
“Phân tích vai trò của các cơ quan hành chính nhà nước đối với việc đảm bảo
pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước”
NỘI DUNG
I. Một số vấn đề lý luận chung về đảm bảo pháp chế trong quản lý hành
chính nhà nước.
1. Cơ quan hành chính nhà nước
Khái niệm: Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận hợp thành của
bộ máy nhà nước, được thành lập để thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà
nước. Bên cạnh những dấu hiệu chung của cơ quan nhà nước, cơ quan hành
chính nhà nước có các đặc trưng cơ bản sau: về chức năng là cơ quan có chức
năng quản lý hành chính nhà nước, về tổ chức có hệ thống các cơ quan được
thành lập từ trung ương đến cơ sở đứng đầu là chính phủ, về thẩm quyền, sự phụ
thuộc và hệ thống đơn vị cơ sở trực thuộc.
1
Tóm lại, cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy
nhà nước, trực thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp cơ quan quyền lực nhà nước cùng
cấp, có phương diện hoạt động chủ yếu là hoạt động chấp hành – điều hành, có


cơ cấu tổ chức và phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định.
2. Quản lí hành chính nhà nước
Khái niệm quản lý nhà nước theo nghĩa rộng : Là hoạt động tổ chức, điều
hành của cả bộ máy nhà nước,nghĩa là bao hàm cả sự tác động ,tổ chức của
quyền lực nhà nước trên các phương diện lập pháp hành pháp và tư pháp. Theo
cách hiểu này,quản lý nhà nước được đặt trong cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà
nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ "
Theo nghĩa hẹp, Quản lý nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức,điều hành của hệ
thống cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt
động của con người theo pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu yêu cầu
nhiệm vụ quản lý nhà nước. Đồng thời, các cơ quầnnh nước nói chung còn thực
hiện các hoạt động có tính chất chấp hành, điều hành,tính chất hành chính nhà
nước nhằm xây dựng tổ chức bộ máy và củng cố chế độ công tác nội bộ của
mình.Chẳng hạn ra quyết định thành lập, chia tách,sát nhập các đơn vị tổ chức
thuộc bộ máy của mình; đề bạt ,khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, ban
hành quy chế làm việc nội bộ ...
Quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp này còn đồng nghĩa với khái niệm quản lý
hành chánh nhà nước.
3. Đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước
Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa là một trong những nguyên tắc cơ
bản trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, trong
đó có các cơ quan hành chính nhà nước. Thực hiện nguyên tắc này, các chủ thể
quản lí hành nhà nước sử dụng pháp luật với tính chất là phương tiện quan trọng
để đảm bảo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của mình. Điều 12 Hiến pháp
năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: “Nhà nước quản lí xã hội bằng
2
pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Đảm bảo thực
hiện nguyên tắc này trong quản lí hành chính nhà nước có nghĩa là phải thực
hiện đầy đủ các yêu cầu đối với từng lĩnh vực hoạt động khác nhau, trong hoạt
động ban hành văn bản pháp luật, và trong hoạt động tổ chức thực hiện pháp

luật.
Bảo đảm pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước suy cho cùng là làm
cho hoạt động thực thi pháp luật ngày càng có hiệu quả trong thực tế. Nói cách
khác, bảo đảm pháp chế là tổng thể các biện pháp, phương tiện tổ chức – pháp lí
do cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân áp dụng nhằm thực hiện chức
năng, quyền hạn, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước và tổ chức ấy cũng như
việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân.
II. Vai trò của các cơ quan hành chính nhà nước đối với việc đảm bảo
pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước
1. Vai trò của cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương
Cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương bao gồm Chính phủ, các bộ,
cơ quan ngang bộ. Đây là những cơ quan hành chính nhà nước có chức năng
quản lí hành chính nhà nước trên toàn bộ lãnh thổ, đóng vai trò quan trọng, chỉ
đạo các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Phần lớn các văn bản pháp
luật do các cơ quan này ban hành có hiệu lực trong cả nước.
1.1 Chính phủ
Chính phủ là cơ quan nhà nước có chức năng hành pháp và là cơ quan
đứng đầu trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước. Chính phủ có nhiệm
vụ quản lí mọi mặt của đời sống xã hội trong phạm vi cả nước, thực hiện các
chính sách đối nội, đối ngoại. Chức năng của Chính phủ được quy định tại Điều
109 Hiến pháp 1992: “ Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan
hành chính cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
Khẳng định Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội nhưng là cơ
quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm
3
chỉ rõ tính chất của Chính phủ và mối quan hệ giữa Chính phủ và Quốc hội.Với
tư cách là cơ quan chấp hành của Quốc hội, Chính phủ có quyền lập quy. Đây
chính là chức năng rất quan trọng khi xem xét địa vị pháp lí của Chính phủ, đặc
biệt là khi xem xét vai trò của Chính phủ đối với việc đảm bảo pháp chế trong
quan lí hành chính nhà nước. Bởi pháp chế xã hội chủ nghĩa có nội dung là sự

triệt để tôn trọng pháp luật của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và công
dân, nên thông qua hoạt động lập quy của mình, Chính phủ có vai trò đưa pháp
luật vào đời sống, tổ chức việc thực hiện pháp luật cho các cơ quan, tổ chức
khác và cho nhân dân. Quyền hạn này của Chính phủ thể hiện trong việc ban
hành các nghị định có tính bắt buộc trong phạm vi cả nước để nhằm hiện thực
hóa các quy định trong Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội cũng như pháp
lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ quốc hội. Có thể thấy, Hiến pháp là đạo
luật chung, cơ bản và các bộ luật khác, dù là luật chuyên ngành nhưng cũng
đóng vai trò là những “quy tắc xử sự chung”. Để những “quy tắc” đó được áp
dụng, thực hiện trong thực tế đời sống thì cần phải cụ thể hóa bằng các văn bản
dưới luật. Như vậy, có thể thấy, các văn bản mà Chính phủ ban hành, cụ thể là
các nghị định, là các văn bản dưới luật được ban hành nhằm cụ thể hóa luật và
để thi hành luật. Nói như vậy không có nghĩa Chính phủ là cơ quan duy nhất ban
hành các văn bản dưới luật nhằm thực hiện chức năng đưa pháp luật vào đời
sống và đảm bảo vị trí cao nhất của pháp luật mà đây là một chức năng quan
trọng của Chính phủ - với vai trò là một cơ quan hành chính nhà nước. Tất cả
công dân Việt Nam đều sống và làm việc theo pháp luật, và trong đó, Chính phủ
là một cơ quan hành chính nhà nước thực hiện nhiệm vụ của mình nhằm duy trì
và phát huy sự tồn tại cao nhất của pháp luật.
Trong quá trình thực hiện quyền lập quy, nhằm đảm bảo pháp chế xã hội
chủ nghĩa, hoạt động của Chính phủ không được trái với Hiến pháp, phải phù
hợp với mục đích, nội dung và yêu cầu của văn bản quy phạm pháp luật mà
mình đang cụ thể hóa, nếu vi phạm sẽ dẫn đến hoạt động tuỳ tiện, không thống
4
nhất, chủ quan duy ý chí của các chủ thể thẩm quyền. Yêu cầu này xuất phát từ
vị trí của Hiến pháp và pháp luật trong đời sống của nhân dân, và cũng nhằm
đảm bảo cho vị trí tối thượng đó. Hơn nữa, các văn bản pháp luật trong quản lí
hành chính nhà nước mà Chính phủ ban hành phải có nội dung hợp pháp và
thống nhất. Chính phủ là cơ quan quản lí hành chính cao nhất nên những văn
bản cơ quan này ban hành áp dụng trong quản lí hành chính nước phải đảm bảo

phù hợp với các văn bản pháp luật của Quốc hội và Ủy ban thường vụ quốc hội
ban hành. Đồng thời, các văn bản này cũng phải có nội dung phù hợp với pháp
luật, hình thành trên cơ sở pháp luật và dùng để thi hành hay chỉ đạo thực hiện
pháp luật. Đây là những yêu cầu cơ bản đối với hoạt động lập quy của Quốc hội,
và nếu được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả thì sẽ đóng vai trò đáng kể đối với
việc đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước. Hiện nay, Quốc hội
đã ban hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008, theo đó, các văn
bản pháp luật trong quản lí hành chính nhà nước do Chính phủ ban hành cũng
cần đúng tên gọi và hình thức mà pháp luật, trong đó có Luật trên, quy định. Cơ
sở pháp lí quan trọng này đảm bảo việc tuân thủ, thực hiện đúng các quy định
của pháp luật về tên gọi cũng như hình thức văn bản.
Bên cạnh quyền lập quy, Chính phủ còn thực hiện quyền kiểm tra, thanh
tra cũng nhằm bảo đảm pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước. Đây là
quyền quan trọng của Chính phủ nhằm đảm bảo cho các hoạt động quản lí hành
chính nhà nước được tiến hành đầy đủ, kịp thời, đúng pháp luật, ngăn chặn
những biểu hiện đùn đẩy, né tránh, tiêu cực trong quản lí hành chính nhà nước.
Hoạt động này của Chính phủ cũng như các cơ quan hành chính nhà nước khác
thể hiện rõ nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa ở chỗ bên kiểm tra có quyền
tiến hành hoạt động một cách đơn phương, chỉ tuân theo pháp luật, không cần sự
đồng ý của bên kia. Và với vị trí là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền
chung ở trung ương, quyền kiểm tra, giám sát của Chính phủ có phạm vi bao
trùm tất cả mọi lĩnh vực của quản lý hành chính nhà nước. Hình thức kiểm tra
5

×