BÀI LÀM
A. MỞ ĐẦU.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hiện nay vấn đề việc làm cho người lao
động nói chung và người khuyết tật nói riêng đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã
hội. Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật NKT thì người khuyết tật ( NKT) được
định nghĩa là: “người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy
giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập
gặp nhiều khó khăn”. Trước khi Luật NKT 2012 ra đời thì vấn đề việc làm cho NKT
dường như được ít quan tâm, nhưng từ khi Luật NKT 2012 ra đời thì việc làm đối
với NKT được pháp luật quy định rất chi tiết, cụ thể. Vậy quy định của pháp luật
hiện nay về việc làm đối với NKT cụ thể như thế nào? Và thực tiễn giải quyết việc
làm đối với NKT đối với NKT ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Chúng ta cùng tìm
hiểu qua nội dung sau đây:
B. NỘI DUNG.
I. Một số vấn đề lý luận về việc làm đối với người khuyết tật ở Việt Nam hiện
nay.
1. Khái niệm việc làm đối với người khuyết tật.
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, nó không chỉ tạo ra của cải
vật chất mà còn cải tạo con người, biến con người thành sinh vật xã hội có ý thức,
tham gia các quan hệ xã hội, hình thành xã hội. Lao động được thực hiện chủ yếu
dưới hình thức việc làm.
“Việc làm” chúng ta có thể hiểu đó là: một hoặc sự tập hợp của một số công
việc, thuộc ngành nghề kinh tế quốc dân, do người lao động thực hiện thông qua các
hoạt động lao động ( việc làm) nhằm tạo ra những giá trị với mục đích thỏa mãn
nhu cầu sống.
Ở Việt Nam, khái niệm việc làm chính thức được ghi nhận trong Bộ luật Lao
động năm 1994. Khái niệm việc làm trong BLLĐ không chỉ phản ánh được nội dung
1
kinh tế - xã hội của việc làm mà còn phản ánh được tính chất pháp lý của việc làm.
Theo Điều 13 BLLĐ ( được sửa đổi, bổ sung 2007) thì việc làm được hiểu là: “mọi
hoạt động lao động tạo ra thu nhập và không bị pháp luật cấm. Những hoạt động
được coi là việc làm là những hoạt động có tính thường xuyên liên tục và mang tính
nghề nghiệp”. Vì vậy, người được coi là có việc làm phải là người thực hiện hoạt
động lao động trong phạm vi nghề nhất định và trong thời gian tương đối ổn định.
Đồng thời các hoạt động lao động này phải tạo ra thu nhập và hoạt động đó phải là
hợp pháp.
Đối với người khuyết tật, việc làm cũng được đặt ra đối với họ. Bởi lẽ, nó không
chỉ giúp người khuyết tật có thi nhập ổn định cuộc sống mà còn giúp họ hòa nhập
vào cộng đồng, cảm thấy mình là người có ích cho xã hội và đặc biệt là để họ thấy
rằng mình cũng được bình đẳng như những người bình thường khác. Việc làm đối
với người khuyết tật cũng giống như những người lao động khác. Do đó, chúng ta có
thể hiểu việc làm đối với người khuyết tật là: “các hoạt động lao động tao ra thu
nhập cho người khuyết tật và không bị pháp luật cấm”.
Theo quan niệm của ILO trong Công ước số 111 – Công ước về phân biệt đối xử
trong việc làm nghề nghiệp thì việc làm bao gồm cả việc tiếp nhận đào tạo nghề,
được tiếp nhận việc làm, các loại nghề nghiệp và cả các điều kiện sử dụng lao động
cũng như đảm bảo việc làm, tức là họ đề cập đến cả một quá trình làm việc của
người khuyết tật.
2. Ý nghĩa của việc làm đối với người khuyết tật.
Thứ nhất: Việc làm giúp người khuyết tật có thu nhập, ổn định cuộc sống.
Việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người lao động bởi nó giúp họ có
được thu nhập, ổn định đời sống. Hiện nay ở nước ta có khoảng 80% người khuyết
tật ở thành vhij và 70 % người khuyết tật ở nông thôn sống dựa vào gia đình, người
thân và trợ cấp xã hội, 32,5 % thuộc diện nghèo. Chính vì vậy, người khuyết tật đôi
khi bị tâm lý chán nản vì cho rằng mình là người “ ăn bám” gia đình và xã hội. Do
đó, nếu người khuyết tật có việc làm thì đời sống vật chất cũng như tinh thần của
2
người khuyết tật sẽ được nâng cao. Họ sẽ có thu nhập để nuôi sống nuôi sống chính
bản thân mình, không cần phải sống dựa vào sự giúp đỡ của người khác, thậm chí họ
có thể hỗ trợ gia đình và đóng góp cho xã hội theo nhiều hình thức khác nhau.
Thứ hai: Việc làm giúp người khuyết tật hòa nhập vào cộng đồng và tự tin
hơn trong cuộc sống. Việc làm không chỉ giúp người khuyết tật có thu nhập ổn định
đời sống mà quan trọng hơn là nó giúp người khuyết tật có thể hòa nhập vào cộng
đồng và tự tin hơn trong cuộc sống. Có nhiều người mặc dù bị khuyết tật nhưng vẫn
ý thức được vai trò, vị trí trong xã hội, tự mình vươn lên trong cuộc sống học tập và
lao động như những người bình thường. Tuy nhiên có một bộ phận người khuyết tật
luôn trong trạng thái tự ty, mặc cảm vứi số phận kém may mắn... họ chỉ biết sống
dựa vào gia đình và sự trợ giúp của Nhà nước. Chính vì vậy mà họ ngại hòa nhập
vào cộng đồng và đó cũng chính là những rào cản khiến họ không tự tin trong cuộc
sống, thu hẹp mình lại, ngại giao tiếp... Việc làm là điều kiện và cơ hội tốt nhất để
người khuyết tật trở nên tự tin trong cuộc sống và tái hòa nhập cộng đồng. Môi
trường lao động là môi trường có sự tham gia của nhiều người, hoạt động lao động
bao giờ cũng mang tính tập thể. Bởi vậy, khi người khuyết tật có viecj làm, họ sẽ
được tiếp xúc với nhiều người và làm việc trong môi trường tập thể... tạo điều kiện
cho họ nhanh chóng tái hòa nhập vào cộng đồng và họ sẽ cảm thấy tự tin hơn trong
cuộc sống khi thấy mình cũng làm việc và cũng có ích như những người khác.
Thứ ba: Việc làm giúp người khuyết tật góp phần phát huy nguồn nhân lực
cho xã hội. Trong tờ trình Luật người khuyết tật thì người khuyết tật chiếm tỉ lệ
tương đối nhiều, khoảng 5.3 triệu người khuyết tật ( chiếm 6,34% dân số). Và trong
thời gian tới, số lượng người khuyết tật ở Việt Nam có nguy cơ không giảm do tác
động của môi trường, thiên tai, tai nạn lao động, tai nạn giao thông... Người khuyết
tậtt là những người bị suy giảm về thể chất, trí tuệ, tâm thần hoặc giác quan được
biểu hiện dưới dạng khuyết tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó
khăn và cản trở sự tham gia bình đẳng vào hoạt động xã hội. Nhưng nếu họ được tạo
điều kiện cần thiết và tự mình vươn lên thì người khuyết tật có thể sống, hoạt động
3
và có thể sống, hoạt động và đóng góp cho xã hội theo sức khỏe và năng lực như
những người không khuyết tật.
II.
Quy định của pháp luật về giải quyết việc làm đối với người khuyết tật.
1. Nguyên tắc cơ bản của việc làm đối với người khuyết tật.
Thứ nhất: không phân biệt đối xử đối với người khuyết tật trong lĩnh vực việc
làm. Cơ sở của nguyên tắc này xuất phát từ vấn đề quyền con người. Người khuyêt
tật cũng là con người nên họ cũng có quyền được đối xử bình đẳng và công bằng
như những người khác ở mọi lĩnh vực trong đó có lĩnh vực việc làm.
Trong Công ước số 111 – công ước về phân biệt đối xử trong việc làm nghề
nghiệp của tổ chưc lao động quốc tế ILO nguyên tắc này cũng được ghi nhận.
Nguyên tắc không phân biệt đối xử đối với người khuyết tật trong lĩnh vực việc
làm thể hiện ở việc người khuyết tật và người không khuyết tật đều được đối xử bình
đẳng về việc làm, cơ hội tìm kiếm việc làm cũng như quá trình duy trì và đảm bảo
việc làm đó. Điều đó có nghĩa là không có sự phân biệt đối xử đối với người khuyết
tật từ việc tiếp nhận việc làm ( tuyển dụng lao động) đến quá trình sử dụng lao động
và đảm bảo việc làm.
Thứ hai: Hỗ trợ, điều chỉnh hợp lí đối với người khuyết tật trong lĩnh vực việc
làm. Người lao động là một trong những đối tượng lao động đặc thù, do đặc điểm về
thể chất nên tìm kiếm việc làm, duy trì việc làm cũng như đảm bảo việc làm đối với
họ thường khó khăn so với những người lao động khác. Trong quá trình thực hiện
công việc họ cần có nhữn điều kiện sử dụng lao động riêng cho phì hợp với sức
khỏe... Chính vì thế mà cần phải có sự hỗ trợ, điều chỉnh hợp lý cho người khuyết tật
để họ có thể tìm kiếm việc làm và có được việc làm bền vững.
Những hỗ trợ đặc biệt nhằm tạo cơ hội bình đẳng và đối xử bình đẳng giữa lao
động khuyết tật với những lao động khác tại nơi làm việc không bị coi là phân biệt
đối xử và đó cũng không phải là sự ưu tiên hay ưu đãi mà chỉ là tạo điều kiện để
người khác giúp họ tái hòa nhập vào cộng đồng.
4
Nhà nước với tư cách, vai trò là chủ thể quyền lực phải chịu trách nhiệm chính
trong việc hỗ trợ, điều chỉnh và bản thân người khuyết tật cũng phải có những cố
gắng nhất định , người sử dụng lao động cũng có trách nhiệm hỗ trợ một phần.
2. Chế độ việc làm đối với người khuyết tật.
Thứ nhất: Trách nhiệm của một số chủ thể trong lĩnh vực việc làm đối với
người khuyết tật.
Trách nhiệm của Nhà nước: Điều 13 BLLĐ quy định: “ Giải quyết việc làm,
đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động đề có cơ hội có việc làm là trách
nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và toàn xã hội”. Người khuyết tật cũng
là công dân, là lực lượng lao động xã hội nên Nhà nước phải có trách nhiệm giải
quyết việc làm cho họ. Hơn nữa họ là bộ phận dân cư cần được quan tâm đặc biệt
nên Nhà nước cần phải có trách nhiệm hơn đối với đối tượng này.
Bên cạnh đó, người khuyết tật thường bị suy giảm khả năng lao động nên Nhà
nước cần phải có trách nhiệm phục hồi chức năng lao động cho họ cùng với những
hỗ trợ khác để người khuyết tật có việc làm cũng như ổn định và duy trì việc làm lâu
dài. Điều này được quy định cụ thể tại Điều 33 Luật người khuyết tật. “
1. Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật phục hồi chức năng lao động,
được tư vấn việc làm miễn phí, có việc làm và làm việc phù hợp với sức khỏe và đặc
điểm của người khuyết tật.
2. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không được từ chối tuyển dụng
người khuyết tật có đủ tiêu chuẩn tuyển dụng vào làm việc hoặc đặt ra tiêu chuẩn tuyển
dụng trái quy định của pháp luật nhằm hạn chế cơ hội làm việc của người khuyết tật.
3. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người khuyết tật
tùy theo điều kiện cụ thể bố trí sắp xếp công việc, bảo đảm điều kiện và môi trường làm
việc phù hợp cho người khuyết tật.
5
4. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người khuyết tật
phải thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về lao động đối với lao động là người
khuyết tật.
5. Tổ chức giới thiệu việc làm có trách nhiệm tư vấn học nghề, tư vấn và giới
thiệu việc làm cho người khuyết tật.
6. Người khuyết tật tự tạo việc làm hoặc hộ gia đình tạo việc làm cho người
khuyết tật được vay vốn với lãi suất ưu đãi để sản xuất kinh doanh, được hướng dẫn về
sản xuất, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm theo quy định của Chính
phủ”.
Theo quy định này thì Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật phục hồi chức
năng lao động, được tư vấn việc làm miễn phí, có việc làm phù hợp với sức khỏe và đặc
điểm của người khuyết tật. Ngoài ra Điều 125 BLLĐ còn quy định: “ Nhà nước bảo hộ
quyền làm việc của người tàn tật và khuyến khích việc thu nhận, tạo việc làm cho người
tàn tật. Hằng năm, Nhà nước giành một khoản ngân sách để giúp người tàn tật phục
hồi sức khỏe, phục hồi chức năng lao động, học nghề và có chính sách cho vay với lãi
xuất thấp để người tàn tật tự tạo việc làm và ổn định đời sống”.
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân: Giải quyết việc làm
cho người lao động nói chung, người khuyết tật nói riêng không chỉ là trách nhiệm
của Nhà nước mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Các cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp cá nhân vì vậy cũng có trách nhiệm giải quyết việc làm cho người lao động
trong đó có người khuyết tật.
Để tránh tình trạng kì thị, phân biệt đối xử, tạo ra những rào cản dẫn đến sự hạn
chế cơ hội có việc làm của người khuyết tật, Luật người khuyết tật quy định các cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp các nhận không được từ chối tuyển dụng người khuyết
tật có đủ tiêu chuẩn vào làm việc hoặc đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng trái quy định của
pháp luật nhằm hạn chế cơ hội việc làm của người khuyết tật. Tùy từng điều kiện cụ
thể mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể bố trí sắp xếp công việc, bảo đảm điều
6
kiện và môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật và phải thực hiện đầy đủ
quy định của pháp luật về lao động đối với lao động là khuyết tật.
Theo khoản 3 Điều 125 BLLĐ thì các doanh nghiệp phải có trách nhiệm nhận tỉ
lệ lao động là người khuyết tật đối với một số nghề và công việc theo quy định của
Chính phủ. Cụ thể theo Điều 14 Nghị định số 81/ NĐ – CP, các doanh nghiệp thuộc
các ngành sản xuất điện năng, luyện kim, hóa chất, địa chất, đo đạc bảo đồ, dầu khí,
khai thác mỏ, khai thác khoáng sản... phải nhận 2% lao động là người khuyết tật;
doanh nghiệp thuộc các ngành khác là 3%.
Trường hợp nếu doanh nghiệp không nhận hoặc nhận ít hơn tỉ lệ quy định thì
phỉa gúp một khoản tiền theo quy định của Chính phủ vào quỹ việc làm để giải quyết
việc làm cho người tàn tật. Cụ thể, theo nghị định số 16/2004 /NĐ- CP sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 81/ NĐ – CP về lao động là người khuyết tật, nếu
doanh nghiệp tiếp nhận số lao động là người khuyết tật vào làm việc ít hơn tỉ lệ quy
định thì hàng tháng phải nộp vào quỹ việc làm cho người khuyết tật một khoản tiền
bằng mức tiền lương tối thiểu hiện hành do Nhà nước quy định nhân với số lao động
là người tàn tật mà doanh nghiệp cần phải nhận thêm để đủ tỉ lệ quy định.
Thứ hai: Chế độ hỗ trợ đối với người khuyết tật trong lĩnh vực việc làm:
Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết về thể chất hay tinh thần nên thường
bị suy giảm khả năng lao động. Vì sợ năng suất lao động không cao, nên các đơn vị
sử dụng sử dụng lao động thường không muốn nhận họ vào làm việc. Do đó, để
khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh nhận người khuyết tật vào làm việc,
Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với các cơ sở này. Cụ thể các cơ sở sản
xuất kinh doanh dử dụng từ 30 % tổng số lao động trở lên là người khuyết tật được
hỗ trợ cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật; được
miễn thuế thu nhập doanh nghiệp; được ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước và
miễn, giảm thuế tiền thuê đất, mặt bằng... ( Điều 30 Luật người khuyết tật).
Theo quy định của pháp luật, các tỉnh thành phố tực thuộc trung ương lập quỹ
việc làm cho người khuyết tật để giúp người khuyết tật để giúp người khuyết tật
7
phục hồi chức năng lao động và tạo việc làm. Quỹ này được sử dụng vào mục đích:
cấp hỗ trợ cho cá đối tượng là các cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người
khuyết tật, duy trì việc dạy nghề và phát triển sản xuất... ( Nghị định số 81/ NĐ –
CP).
Cơ sở dạy nghề và những cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật
được giúp đỡ cơ sở vật chất ban đầu về nhà xưởng, lớp, trang bị, thiết bị và được
miễn thuế, được vay vốn với lãi xuất thấp. Theo Điều 3 Nghị định số 81/ NĐ – CP,
cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người lao động là người tàn tật phải có đủ
điều kiện như: có trên 51% số lao động là người khuyết tật; có quy chế hoặc điều lệ
phù hợp với đối tượng lao động là người khuyết tật.
Thứ ba: Quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật trong lĩnh vực việc làm: Khi
tham gia vào quan hệ lao động thì người khuyết tật trở thành chủ thể của quan hệ lao
động. Vì vậy, cũng như những người lao động khác khi trở thành chủ thể của quan hệ
lao động, người khuyết tật cũng có các quyền đồng thời cũng phải có nghĩa vụ của
người lao động trong quan hệ lao đổng ở các lĩnh vực tuyển dụng lao động, giao kết
hợp đồng, sử dụng lao động... Tuy nhiên, vì người khuyết tật là đối ượng lao động đặc
thù nên pháp luật cũng có một số quy định riêng cho phù hợp với yếu tố đặc thù của họ.
Cụ thể: khi tham gia vào quan hệ lao động, người khuyết tật được giảm thời gian làm
việc. Họ chỉ phải làm việc 7h trong một ngày và 42h trong một tuần. Người khuyết tật
không phải làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc
hại theo danh mục do Bộ luật lao động, thương binh và xã hội và Bộ y tế ban hành và
người khuyết tật bị suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên không phải làm thêm
giờ, làm việc ban đêm...
III. Thực tiễn giải quyết việc làm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết
việc làm đối với người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay.
1. Thực tiễn giải quyết việc làm đối với người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay.
8
a. Những kết quả đạt được.
Trong những năm gần đây khi đất nước ngày càng phát triển thì cơ hội việc làm
cho NKT ngày càng nhiều hơn bởi sự quan tâm của Nhà nước thông qua các chính
sách và sự ra đời của các tổ chức tự lập, các tổ chức phi chính phủ. Đặc biệt là từ khi
Luật NKT Việt Nam được Quốc hội thông qua.
Các doanh nghiệp cũng đã tạo cơ hội việc làm cho NKT, có nhiều doanh nghiệp
không dựa vào bằng cấp mà căn cứ vào tính cách, sự nỗ lực học hỏi và ý chí vươn lên,
mong muốn thay đổi cuộc sống của NKT để tuyển dụng... làm cho NKT cảm thấy rất tự
tin, vui tươi với môi trường làm việc thân thiện, đem lại thu nhập ổn định cho NKT và
trau dồi các kỹ năng mềm khác ( giao tiếp tiếng anh với người nước ngoài, sử dụng máy
tính). Ví dụ như Doanh nghiệp Donkey Bakery – Tây Hồ, Hà Nội, với sự cảm thông,
muốn chia sẽ khó khăn với người khuyết tật, doanh nghiệp không chỉ chú ý đào tạo các
nghề như làm bánh, dịch vụ khách hàng, tài chính, sổ sách, máy tính, kỹ năng quản lý
mà còn quan tâm khuyến khích sáng tạo cá nhân. Họ cam kết tạo môi trường nâng đỡ
cho sự tìm tòi, trau dồi kỹ năng sống, giúp mỗi cá nhân có thể nâng cao năng lực, ngày
càng tự lập hơn, tự tin hơn và tự tạo ra những cơ hội việc làm cho mình trong hiện tại
và tương lai. Hiện nay, cửa hàng bánh ngọt có tất cả 15 nhân viên, trong đó 9 em là
người khuyết tật và hầu hết các em đều đã rất thạo việc. Ngoài tiệm bánh, công ty còn
mở thêm xưởng may ngay tại trụ sở công ty với 15 nhân viên, trong đó có 10 người
khuyết tật về nghe, nói và vận động( 1)1.
Cùng với đó, trình độ dân trí, phương tiện giao thông và thông tin đại chúng
phát triển cũng mang đến cơ hội học tập, việc làm cho NKT, cụ thể là ngày càng
nhiều sinh viên khuyết tật và các Câu lạc bộ Sinh viên khuyết tật các trường đại học
1
( Theo Tạp chí Lao động và xã hội, chuyên mục An sinh xã hội – Cơ hội việc làm cho
NKT ngày 13/05/2011).
9
được thành lập. Người sử dụng lao động đã có cách nhìn tích cực hơn đối với lực lượng
lao động là NKT. Họ tuyển NKT vì trình độ và năng lực chứ không nhìn vào sự
“khuyết tật”, lòng nhân đạo hay một sự “quen biết” nào đó. Cùng với đó là các hội chợ
“việc làm” diễn ra đã mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực cho người khuyết tật
b. Khó khăn.
Bên cạnh những mặt tích cực mà chúng ta đã đạt được, còn có một số vướng mắc
khó khăn như sau:
Thứ nhất: Tỷ lệ NKT có việc làm là rất ít. Theo Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội (LĐ-TB&XH) TP.HCM, hiện toàn thành phố có khoảng 44.000 người khuyết
tật, nhưng có hơn nửa số người khuyết tật vẫn chưa có việc làm2.
Thứ hai: Đa số NKT là lao động thủ công như: Làm tăm tre, chổi đót, đan lát,
trồng trọt và chăn nuôi....Họ làm việc cùng nhau trong tổ, nhóm ở cùng một thôn, bản,
làng, xóm nhưng cũng có thể làm việc làm việc theo đơn lẻ tại gia đình, quy mô nhỏ.
Thứ ba: Các cơ sở đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa bàn các tỉnh còn
rất thiếu và chưa đáp ứng được nhu cầu việc làm của chính những người khuyết
tật... Ví dụ theo báo Quảng Ninh ( chuyên mục xã hội – Việc làm cho NKT: vẫn là thưc
trạng buồn, ngày 15/04/2012) thì hiện nay trên toàn tỉnh Quảng Ninh chỉ có 14 cơ sở
sản xuất kinh doanh dành riêng việc làm cho NKT. Để được công nhận là cơ sở sản
xuất, kinh doanh dành cho người khuyết tật, các cơ sở này phải có trên 51% số lao động
là người khuyết tật. Tuy nhiên, do quy mô của các cơ sở này còn nhỏ nên thu hút được
rất ít lao động. Tính tổng số lao động khuyết tật của các cơ sở này cũng chỉ vào khoảng
4-5 trăm người.
Thứ tư: Cơ sở hạ tầng nơi làm việc cho NKT còn chưa phù hợp với NKT, đặc
biệt là dạng khuyết tật vận động như không có đường cho xe lăn di chuyển, nhiều bậc
2
Báo Lao động và xã hội Tp Hồ Chí Minh ngày 27/05/2011.
10
tam cấp, nhà vệ sinh không tiếp cận được... NKT gặp khó khăn trong tìm việc làm.
Theo Trung tâm Bảo trợ - Dạy nghề và Tạo việc làm cho người tàn tật tại TP.HCM, tỷ
lệ học viên người khuyết tật học nghề tại trung tâm tìm được việc làm ổn định trong
thời gian từ năm 1999 - 2004 đạt gần 53% và 2005-2009 đạt gần 60% trên tổng số tốt
nghiệp. Năm 2010, 100% học viên người khuyết tật có việc làm. Tính đến nay, trung
tâm đã giới thiệu khoảng 800 - 1.000 lao động khuyết tật làm việc trong các doanh
nghiệp và cơ sở, tuy nhiên chỉ khoảng 300 lao động còn trụ lại ở các doanh nghiệp.
Nguyên nhân chủ yếu là điều kiện môi trường làm việc không đáp ứng được yêu cầu
của công việc, không phù hợp với sức khỏe của người lao động, do đó họ phải tự nghỉ
việc.
Thứ năm: Trong quá trình tiếp cận cơ hội học nghề, tìm việc làm, NKT gặp rất
nhiều khó khăn. Thiếu thông tin về học nghề, việc làm là một trong những trở ngại,
nhất là người khiếm thính. Cùng với đó là bản thân NKT còn tự ti không mạnh dạn
liên hệ hoặc chủ động đề nghị giới thiệu, giúp đỡ. Anh Lê Quang Tuấn , sinh 1974,
quê xã Hải Yến, Tỉnh Gia, Thanh Hóa bước vào nghề ăn xin cách đây 5 năm với lý do
phải tự nuôi thân. Anh Tuấn cho rằng: "Học nghề thì cần phải có nhiều văn hóa. Mình
học hết lớp 5, người thì trông như thế này, làm gì có ai nhận dạy nghề, tạo việc làm
cho". Bởi vậy, anh Tuấn chưa từng nghĩ xem mình có thể làm việc gì bằng sức lao động
chính đáng mà tự cho mình chỉ có thể đi ăn xin3.
Thứ sáu: Những rào cản về giao thông cũng là thách thức không nhỏ đối với
NKT.. Việc pháp luật quy định cấm xe 3 bánh chở hàng, nhưng đồng thời lại chưa có
giải pháp tháo gỡ thỏa đáng khiến một bộ phận NKT sống bằng nghề chở hàng xe ba
bánh mất việc, không có thu nhập và cũng chưa chuyển đổi nghề khác phù hợp. Họ đi
lại bằng giao thông công cộng thì xe buýt không tiếp cận được, thái độ phục vụ của
nhân viên đôi khi còn thờ ơ... Khó khăn trong đi lại đồng nghĩa với khó khăn tìm kiếm
3
Việc làm cho người khuyết tật và kiến nghị hoàn thiện chính sách, 26.01.2010.Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi
Việt Nam.
11
việc làm (trừ một số người làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nhận gia công tại
nhà....).
Những rào cản về nhận thức khi hầu hết chủ doanh nghiệp cho rằng sử dụng
NKT sẽ thêm nặng trách nhiệm, tốn kém. Còn ở địa phương vẩn tồn tại nhận thức giải
quyết việc làm cho người lành còn chưa xong, làm sao lo được cho NKT... Nhận thức
này sai lầm, vì tình trạng thất nghiệp là một tồn tại xã hội, không giải quyết triệt để
được. Nếu việc gì cũng phải chờ lo cho xong người lành mới đến NKT thì họ không
bao giờ có cơ hội việc làm.
Ngoài ra việc pháp luật Quy định NKT làm việc 7h/ngày kiến nhiều doanh
nghiệp ngại tuyển dụng NKT vì không đảm bảo hoạt động sản xuất bình thường. Với
một số công việc đòi hỏi trình độ cao, NKT có thể đáp ứng nhưng không được sự quan
tâm đào tạo. NKT tự tạo việc làm còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn vì
vay Ngân hàng Chính sách thì không có tài sản thế chấp, thủ tục vay vốn phức tạp....
2. Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân khiến NKT ít có cơ hội tìm được việc làm, trong đó, trước
hết là do trình độ văn hóa thấp, không được đến trường. Trong khi đó, muốn có nghề,
có việc làm thì phải có trình độ văn hóa nhất định.
Thứ hai: Do đa số người khuyết tật không được tư vấn hướng nghiệp và chưa
được đào tạo nghề chính quy. Vì vậy họ không biết mình có thể làm tốt việc gì và
không có tay nghề vững vàng ở một lĩnh vực nào cả. Do đó, cơ hội việc làm phù hợp
của người khuyết tật càng bị hạn chế.
Thứ ba: Do điều kiện khó khăn, người khuyết tật đi lại vất vả nên họ chưa
mạnh dạn đi tìm kiếm việc làm. Hơn nữa họ cũng không biết đăng ký ở đâu, học nghề
gì nên họ vẫn không có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Thứ tư: Để tăng cơ hội việc làm cho NKT, pháp luật quy định tỷ lệ bắt buộc
nhận NKT vào làm việc trong các doanh nghiệp, nếu không nhận đủ thì phải nộp một
khoản tiền vào quỹ việc làm cho NKT. Nhưng quy định này chưa thấy có hiệu quả
trong thực tiễn, mới chỉ có 8 tỉnh, thành phố thành lập Quỹ Việc làm. Nếu các quy định
12
được thực hiện nghiêm túc thì sẽ có một khoản tài chính đáng kể, tăng cường cho việc
tổ chức dạy nghề và tạo việc làm cho NKT nhiều hơn, nhưng chưa sự quan tâm đầy đủ,
đồng thời cũng thiếu giám sát và đôn đốc, cũng như chưa có những biện pháp chế tài
hữu hiệu.
3. Giải pháp
Để cải thiện tình trạng trên và nâng cao cơ hội cho NKT có việc làm thì theo em
cần thực hiện tốt các giải pháp sau:
Thứ nhất: Cần sự phối hợp đồng bộ, có hiệu quả của các nghành hữu quan và
sự quan tâm của cả cộng đồng. Phải phổ cập và nâng cao trình độ văn hóa cho NKT,
tạo điều kiện cho họ học tập và học càng cao càng tốt. Cần đào tạo cho NKT ở mọi
trình độ văn hóa. Đào tạo nghề phải gắn với tạo việc làm, có thu nhập. Cần có sự quan
tâm, nhất là can thiệp sớm, phục hồi chức năng ngay từ khi còn nhỏ cho NKT để tránh
khuyết tật nặng, tránh gây khó khăn trong học nghề và tìm việc làm sau này của NKT.
Thứ hai: Cần tạo điều kiện cho NKT đi lại thuận lợi hơn nữa. Các cơ quan,
doanh nghiệp, cơ sở giáo dục, đào tạo, dạy nghề phải sửa chửa, cải tạo cơ sở vật chất để
NKT tiếp cận và sử dụng. Nếu như cùng chung một nghành nghề, một môi trường làm
việc, thì cần quan tâm chia sẽ và ưu tiên hơn cho những người NKT.
Thứ ba: Cần thay đổi nhận thức của chủ sử dụng lao động về khả năng làm
việc của NKT, thay đổi định kiến cho rằng NKT không đảm bảo sức khỏe làm việc,
nhận NKT thêm phiền phức, tốn kém, kinh doanh không có lãi. Bên cạnh những lợi
ích của việc sử dụng lao động NKT, cần phải nhận thức đây cũng là trách nhiệm đối với
xã hội. Vì nếu không được làm việc thì NKT họ sẽ phải sống phụ thuộc, gánh nặng gia
đình và cộng đồng.
Thứ tư: Những thông tin về dạy nghề, việc làm cho NKT cần phải đến được
NKT. Chúng ta có thể thông qua tổ chức tự lực của NKT, tổ chức vì NKT để tuyên
truyền về các chương trình, các dự án, khóa học nghề, tuyển dụng NKT để họ nắm được
thông tin và đăng ký tham dự. Và cần tổ chức nhiều hơn nữa các hội chợ việc làm, ngày
hội tuyển dụng dành cho NKT...
13
Thứ năm: Tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật về NKT. Cần nghiên cứu,
có cơ chế phù hợp về việc NKT làm việc 7 giờ/ngày. Và cần có những quy định về
ngành nghề dành riêng cho NKT. Ngoài ra, cần phải chặt chẽ hơn trong các quy định về
tổ chức dạy nghề cho NKT như: Giáo án phù hợp, chính sách thỏa đáng cho giáo viên
dạy văn hóa, dạy nghề, phiên dịch cho người khiếm thính. Thời gian học nghề đối với
NKT cần phải linh hoạt, tăng thêm thời gian so với người không khuyết tật để họ có thể
nắm chắc việc làm sau khi học nghề hơn. Ngoài ra, cần tạo điều kiện cho NKT tiếp
cận các nguồn vốn vay, hổ trợ kinh phí cho các tổ chức tự lực, cơ sở sản xuất kinh
doanh của NKT. Đặc biệt quan tâm và tạo điều kiện cho đơn vị, cơ sở của NKT tự tạo
việc làm phát triển như: Cho họ được tham gia thực hiện các dự án, chương trình về
việc làm cho NKT; ưu đãi về vốn, thuế, mặt bằng, địa điểm tổ chức sản xuất, được tham
gia tập huấn về quản lý.... Không nên chỉ dành chính sách ưu đãi đối với cơ sở sản xuất,
kinh doanh mà nên mở rộng chính sách ưu đãi đối với cơ sở của NKT ở các lĩnh vực
như: dịch vụ du lịch, dịch vụ tư vấn, .... Vì hiện nay, NKT đã có mặt và tham gia vào rất
nhiều các lĩnh vực của cuộc sống.
Thứ sáu: Sớm thành lập các Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật trên
quy mô lớn sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu về học nghề, sinh sống bằng nghề của người
khuyết tật
Ngoài ra, để người khuyết tật sớm vươn lên trong cuộc sống, tự tin và thuận lợi
hơn trong việc làm thì sự giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm và sự chung tay giúp đỡ
của cả cộng đồn là điều rất quan trọng. Họ cần có sự quan tâm - chia sẻ của gia đình,
đoàn thể, tổ chức hội, chính quyền địa phương giới thiệu, cung cấp thông tin việc làm
cho NKT...
C. KẾT LUẬN
Qua việc tìm hiểu nội dung các quy định của pháp luật về vấn đề việc làm cho
NKT chúng ta có thể thấy pháp luật hiện nay quy định rất cụ thể các chế độ việc
làm, trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, các nguyên tắc cơ
14
bản đối với NKT... Và việc thực hiện giải quyết việc làm cho NKT đang được quan
tâm nhiều bởi nhận thức của cộng đồng, toàn xã hội về việc làm cho NKT có sự thay
đổi tích cực. Tuy nhiên trong thời gian tới, để việc giải quyết việc làm cho NKT
được triển khai tốt hơn nữa thì Đảng và Nhà nước cần nỗ lực quan tâm hơn nữa,
thực hiện nhiều giải pháp thực tế để tạo điều kiện thuận lợi cho NKT được làm việc,
cống hiến sự sáng tạo, trí tuệ của mình trong lĩnh vực việc làm. Cá nhân, cộng đồng
hãy chung tay giúp đỡ NKT trong lĩnh vực việc làm khi họ cần để họ cảm thấy bản
thân họ không bị xã hội xa lánh, tự tin hơn trong cuộc sống.
15
Những từ viết tắt:
NTK: Người khuyết tật.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật Người khuyết tật Việt nam – Nhà xuất công an nhân dân Trường Đại học Luật Hà Nội – 2011.
2. Luật Người khuyết tật 2011.
3. Nghị định số 28/2012/ NĐ – CP Hướng dẫn thi hành Luật Người khuyết
tật.
4. Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền của Người khuyết tật, 2006.
5. Công ước số 159 của ILO về Phục hồi chức năng lao động và việc làm
( Người khuyết tật), 1983.
6. Tài liệu tham khảo khác: WWW.google.com.
7. Webside: www.nghilucsong.net
16
17