Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tìm hiểu quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng thu ngân sách nhà nước từ các khoản vay nợ ở Việt Nam- một số nhận xét, đánh giá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (636.35 KB, 14 trang )

MỤC LỤC

1. Vài nét cơ bản từ thu Ngân sách nhà nước từ các khoản vay nợ

Tran
g
2

2. Những quy định pháp luật về thu ngân sách nhà nước từ các khoản
vay nợ ở Việt Nam

3

2.1.

Nợ chính phủ

3

2.2.

Nợ được chính phủ bảo lãnh

5

2.3.

Nợ của chính quyền địa phương

7


3. Thực tiễn áp dụng thu ngân sách nhà nước từ các khoản vay nợ ở
Việt Nam

8

3.1.

Nguồn thu ngân sách từ vay nợ nước ngoài

8

3.2.

Nguồn thu ngân sách từ vay nợ trong nước

10

4. Nhận xét đánh giá và giải pháp hoàn thiện

10

4.1.

Nhận xét, đánh giá

10

4.2.

Giải pháp hoàn thiện


11

Danh mục tài liệu tham khảo

13

1


Lịch sử hình thành và phát triển của nền tài chính công trog mấy trăm năm qua
cho thấy rằng, khi một quốc gia bắt đầu hình thành và quyền lực công cộng được tập
trung vào tay nhà nước, với tư cách là người đại diện hợp pháp cho quốc gia đó trong
quan hệ quốc tế thì chính quốc gia phải đối phó với các nhu cầu chi tiêu không thể trì
hoãn được cả về phương diện đối nội lẫn đối ngoại. Nhà nước thu ngân sách từ các
nguồn khác nhau. Bài viết dưới đây chỉ “Tìm hiểu quy định pháp luật và thực tiễn áp
dụng thu ngân sách nhà nước từ các khoản vay nợ ở Việt Nam- một số nhận xét,
đánh giá”.
1.

Vài nét cơ bản về thu Ngân sách nhà nước từ các khoản vay nợ

T

heo quy định của Điều 1 Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 thì “Ngân sách
nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”. Sự hình thành và phát triển của
Ngân sách nhà nước gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của kinh tế hàng hóa- tiền
tệ trong các phương thức sản xuất của từng cộng đồng. Nói cách khác, sự ra đời của

nhà nước, sự tồn tại của kinh tế hàng hóa- tiền tệ là những tiền đề cho sự phát sinh, tồn
tại và phát triển của Ngân sách nhà nước.
Vì Ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng đối với
sự tồn tại của đất nước nên để có kinh phí cho mọi hoạt động
của mình, Nhà nước đã đặt ra các khoản thu ngân sách. Khi các
khoản thu ngân sách không đủ thì chính phủ đặt ra phương án
vay nợ để bù đắp thiếu hụt ngân sách.
Việt Nam thu Ngân sách nhà nước từ các khoản vay nợ không chỉ trong nước
bằng cách phát hành trái phiếu mà còn chính phủ các nước có nền kinh tế phát triển
mạnh hơn như Nhật Bản, Mỹ, Pháp, Hà Lan, Thụy Điển,…
Vay nợ không chỉ vay qua hình thức phát hành trái phiếu mà còn vay qua các
khoản vay nợ khác ví dụ như ODA (Official Development Assistance), OCR của
ngân hàng phát triển châu Á (The Asian Development Bank). Chính phủ sẽ cho tiền
vay vào ngân sách và sử dụng các khoản vay nợ này vào mục đích nhất định, khi kì trả
nợ đến hạn thì phải chuẩn bị hoàn trả lại tiền đã vay.
Nguồn vay thường xuyên và lớn nhất của Việt Nam là nguồn vay ODA của
Nhật Bản, tùy vào từng gói cho vay là không lãi suất hoặc lãi suất thấp trong khoảng
thời gian ưu đãi của Chính phủ nước đối tác cho vay. Trong một điều kiện vay tiền lí
tưởng như ODA thì nhà nước chỉ cần đáp ứng một số điều kiện của nước cho vay và
phải cam kết sử dụng hiệu quả vốn vay đó thì đã có thể có đủ điều kiện vay nợ.
2


2.
Những quy định pháp luật về thu ngân sách nhà nước từ các khoản vay nợ
ở Việt Nam

N

ợ công là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung

ương đến địa phương đi vay.Việc đi vay này là nhằm tài trợ cho các khoản
thâm hụt ngân sách nên nói cách khác, nợ chính phủ là thâm hụt ngân sách
luỹ kế đến một thời điểm nào đó. Để dễ hình dung quy mô của nợ chính phủ, người ta
thường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu phần trăm so với Tổng sản phẩm quốc
nội (GDP).
Vấn đề thu Ngân sách nhà nước từ các khoản vay nợ ở
Việt Nam được quy định trong các văn bản pháp luật như
Luật Ngân sách nhà nước năm 2002; Luật Quản lý Nợ công
năm 2009; Nghị định số 79/2010/NĐ-CP ngày 14/07/2010
của Chính phủ về nghiệp vụ quản lý nợ công; Luật các Tổ
chức tín dụng năm 2010; Nghị định số 5/2011/NĐ-CP về tín
dụng đầu tư và tín dụng xuất nhập khẩu của nhà nước,…;
Căn cứ vào Điều 1 Luật Quản lý Nợ công năm 2009 thì Nợ công bao gồm:
Nợ công

Nợ Chính phủ

Nợ được Chính
phủ bảo lãnh

Nợ Chính quyền
địa phương

2.1. Nợ chính phủ
• Khái niệm
Nợ chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài,
được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản
vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy định của
pháp luật. Nợ chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.

• Mục đích vay của chính phủ
Điều 18 Luật Quản lý Nợ công năm 2009 quy định về mục đích vay của Chính
phủ thì chính phủ vay nợ công để:
“1. Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương
theo quy định của Luật ngân sách nhà nước;
2. Bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước từ vay ngắn hạn;
3


3. Cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ chính phủ và nợ được Chính phủ bảo lãnh;
4. Cho doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng, chính quyền địa phương vay lại theo
quy định của pháp luật;
5. Các mục đích khác nhằm bảo đảm an ninh tài chính quốc gia”.
• Hình thức vay nợ công của chính phủ
Thứ nhất, Chính phủ vay thông qua phát hành công cụ nợ và ký kết thỏa thuận
vay trong phạm vi tổng mức, cơ cấu vay, trả nợ hàng năm của Chính phủ đã được
Quốc hội quyết định;
Thứ hai, Chính phủ vay bằng nội tệ (tiền Việt Nam), ngoại tệ, vàng hoặc hàng
hoá quy đổi sang nội tệ hoặc ngoại tệ.

Hình 1. Đô la Mỹ (Hoa Kì)

Hình 2. Bảng Anh (Anh)

Hình 3. Yên Nhật (Nhật Bản)

Hình 4. Nhân dân tệ (Trung Quốc)

Căn cứ vào Chương III Luật Quản lý Nợ công năm 2009, nợ chính phủ được
phân ra hai loại là nợ trong nước (Điều 20) và nợ nước ngoài (Điều 21).

Đối với vay nợ trong nước, khoản 1 Điều 20 Luật Quản lý Nợ công năm
2009 quy định: “Chính phủ vay trong nước thông qua phát hành công cụ nợ và ký kết
thỏa thuận vay.” Cụ thể hơn, có hai hình thức vay nợ của chính phủ, đó là phát hành
trái phiếu chính phủ hoặc vay trực tiếp.

Hình thức vay nợ
4


Phát hành trái phiếu chính phủ

Theo khoản 1 điều 2 Nghị định số 01/2011/NĐ-CP về
phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu được chính phủ bảo
lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương thì một trong những
mục đích phát hành trái phiếu chính phủ thì đây là “loại trái
phiếu do Bộ Tài chính phát hành nhằm huy động vốn cho ngân
sách nhà nước hoặc huy động vốn cho chương trình, dự án
đầu tư cụ thể thuộc phạm vi đầu tư của nhà nước”. Chính phủ
có thể phát hành Trái phiếu chính phủ để vay từ các tổ chức, cá
nhân. Căn cứ vào khoản 1 Điều 4 Nghị định số 01/2011/NĐCP về phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu được chính
phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương thì một
trong những mục đích phát hành trái phiếu chính phủ là để:
“đầu tư phát triển kinh tế- xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân
sách trung ương theo quy định của Luật Ngân sách nhà
nước”, “bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước từ
vay trái phiếu ngắn hạn” và “cơ cấu lại khoản nợ, danh mục
nợ Chính phủ”;

Vay trực tiếp
Chính

phủ
cũng có thể vay tiền
trực tiếp từ các ngân
hàng thương mại,
các thể chế siêu quốc
gia (ví dụ: Quỹ Tiền
tệ Quốc tế). Hình
thức này thường
được Chính phủ của
các nước có độ tin
cậy tín dụng thấp áp
dụng vì khi đó khả
năng vay nợ bằng
hình thức phát hành
trái phiếu chính phủ
của họ không cao.

Đối với vay nợ nước ngoài, khoản 1 Điều 21 Luật Quản lý Nợ công năm 2009
quy định: “Chính phủ vay nước ngoài thông qua trái phiếu quốc tế của Chính phủ và
thỏa thuận vay”. Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Quản lý Nợ công năm
2009 thì Bộ tài chính là cơ quan có thẩm quyền tổ chức phát hành trái phiếu quốc tế
của chính phủ, và chỉ được tiến hành với những điều kiện nhất định.
Ngoài ra, vay nước ngoài của Chính phủ chủ yếu thông qua vay ODA cho phát
triển hạ tầng kinh tế, xã hội được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 21 Luật Quản lý
Nợ công năm 2009.
2.2. Nợ được Chính phủ bảo lãnh
• Khái niệm
Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính,
tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh.
• Đối tượng và Chương trình, dự án, điều kiện được cấp bảo lãnh chính phủ

5


Căn cứ vào Điều 32, 33 và 34 Luật Quản lý Nợ công năm 2009 thì đối tượng
được cấp bảo lãnh chính phủ là Doanh nghiệp thực hiện chương trình, dự án theo quy
định tại Điều 33 của Luật này và Ngân hàng chính sách của Nhà nước và tổ chức tài
chính, tín dụng thực hiện chương trình tín dụng có mục tiêu của Nhà nước. Các doanh
nghiệp này phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật (Điều 33, 34 Luật
Quản lý Nợ công năm 2009).
• Cơ quan cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ
Điều 31 Luật Quản lý Nợ công năm 2009 quy định:
“1. Bộ Tài chính là cơ quan cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ đối với khoản vay
hoặc phát hành trái phiếu trong nước, trái phiếu quốc tế;
2.
Bộ Tài chính chủ trì xây dựng, trình Chính phủ ban hành quy định về cấp và
quản lý bảo lãnh chính phủ”.
• Trách nhiệm của cơ quan cấp bảo lãnh và được bảo lãnh
Điều 36 Luật này quy định trách nhiệm của cơ quan cấp bảo lãnh và người
được bảo lãnh
“1. Bộ Tài chính là cơ quan cấp bảo lãnh có trách nhiệm:
a) Thẩm định phương án tài chính, điều kiện cấp bảo lãnh theo hồ sơ đề nghị cấp bảo
lãnh cho các chương trình, dự án cụ thể trình Thủ tướng Chính phủ quyết định và
chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định;
b) Tham gia đàm phán về điều kiện vay, thỏa thuận vay và chủ trì đàm phán về nội
dung thư bảo lãnh;
c) Kiểm tra kết quả hoạt động kinh doanh, sử dụng vốn vay nước ngoài để đánh giá
khả năng trả nợ của người được bảo lãnh; kiến nghị biện pháp, chế tài xử lý trong
trường hợp người được bảo lãnh gặp khó khăn về trả nợ trình Thủ tướng Chính phủ
quyết định;
d) Thực hiện nghĩa vụ thanh toán của người bảo lãnh phát sinh theo thỏa thuận bảo

lãnh từ nguồn Quỹ tích luỹ trả nợ trong trường hợp người được bảo lãnh không trả
được nợ;
đ) Thu phí bảo lãnh chính phủ theo quy định của pháp luật;
e) Áp dụng các biện pháp, chế tài cần thiết theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ
và các chi phí phát sinh từ việc trả nợ thay người được bảo lãnh;
g) Tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền về các khoản bảo lãnh đã được phát hành.
2. Trách nhiệm của người được bảo lãnh:
a) Cung cấp cho cơ quan cấp bảo lãnh các tài liệu liên quan để thẩm định;
b) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người được bảo lãnh đối với cơ quan cấp bảo lãnh.
Trường hợp không trả được nợ đầy đủ, đúng hạn thì phải chấp hành các biện pháp,
chế tài mà cơ quan cấp bảo lãnh áp dụng; chịu trách nhiệm theo quy định của pháp
luật nếu không trả được nợ;
6


c) Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan cấp bảo lãnh về tình hình thực hiện
chương trình, dự án và khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo thỏa thuận vay;
d) Báo cáo kịp thời về nguy cơ vi phạm cam kết bảo lãnh;
đ) Nộp phí bảo lãnh đầy đủ và đúng hạn theo quy định của pháp luật”.
Nợ của chính quyền địa phương
• Khái niệm
Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ký kết, phát
hành hoặc uỷ quyền phát hành.
• Mục đích vay của chính quyền địa phương
2.3.

Thứ nhất, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách
địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Thứ hai, đầu tư vào các dự án có khả năng hoàn vốn tại địa phương.

• Hình thức vay của chính quyền địa phương
Hình thức
Vay trong
nước cấp tỉnh
Chính quyền
địa phương
được vay thông qua phát hành trái
phiếu chính quyền địa phương
theo các quy định tại khoản 3,
Điều 8 Luật Ngân sách nhà nước
năm 2002. Trái phiếu chính quyền
địa phương được phát hành để đầu
tư phát triển kinh tế- xã hội thuộc
nhiệm vụ chi của ngân sách địa
phương theo quy định của pháp
luật về Ngân sách nhà nước và đầu
tư vào các dự án có khả năng hoàn
vốn tại địa phương (khoản 3 Điều
4 Nghị định 01/2011/NĐ-CP).Chủ
thể phát hành trái phiếu chính
quyền địa phương là Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh (khoản 3 Điều 3 Nghị
định 01/2011/NĐ-CP)
3.

ngoài
nướccủa địa phương
Hình thức vayVay
nước
ngoài

được quy định tại Điều 38 và điểm c khoản 3
Điều 23 Luật Quản lý Nợ công năm 2009.
Theo đó, chính quyền địa phương không trực
tiếp vay nước ngoài, nhưng UBND cấp tỉnh có
thể được vay lại nguồn vốn vay nước ngoài
của Chính phủ. Trong một số dự án ODA đã
thí điểm áp dụng cơ chế chính quyền địa
phương vay lại nguồn vốn ODA cho các dự án
cơ sở hạ tầng thuộc nhiệm vụ chi của ngân
sách địa phương; địa phương chịu trách nhiệm
bố trí từ nguồn ngân sách của địa phương để
trả nợ khi đến hạn. Trường hợp đặc biệt theo
quy định của Chính phủ, một số tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương được tự tìm nguồn
vốn, đàm phán vay (nguồn vốn không ưu đãi)
nhưng phải thực hiện cơ chế Chính phủ ký vay
và cho vay lại.

Thực tiễn áp dụng thu ngân sách nhà nước từ các khoản vay nợ ở Việt Nam
7


T

hu ngân sách nhà nước từ các khoản vay nợ được xem là giải pháp quan trọng,
chủ yếu để bù đắp cho sự thâm hụt ngân sách nhà nước không chỉ ở các nước
trên thế giới mà áp dụng cả ở Việt Nam. Những đóng góp của các khoản vay
nợ với nền kinh tế khá rõ ràng: đạt được mức tăng trưởng GDP, hàng loạt công trình
hạ tầng, cầu cống, đường sá, trường học được cải thiện. Minh chứng cho điều này,
nhóm xin đưa ra số liệu sau đây về vấn đề vay nợ của Chính phủ trong 3 năm qua:

năm 2009 là 47.5% GDP; năm 2010 là 56.6% GDP, năm 2011 là 54.8%GDP. Như
vậy, các khoản vay có chiều hướng gia tăng. Thực tiễn việc thu ngân sách từ các
khoản vay nợ ở Việt Nam được biểu hiện qua một số vấn đề như sau:
3.1.

Nguồn thu ngân sách từ vay nợ nước ngoài

Thứ nhất, nguồn vốn vay ODA và FDI
Trong giai đoạn hiện nay, việc tranh thủ sự hỗ trợ về các nguồn vốn nước ngoài
của cộng đồng tài trợ nhằm hỗ trợ cho phát triển kinh tế- xã hôi, góp phần thực hiện
mục tiêu tăng trưởng theo các kế hoạch phát triển, phải kể đến ODA và FDI. Trong
đó, ODA ngày càng được chú ý và tìm cách thu hút một cách mạnh mẽ. Năm 2011,
trong bối cảnh Việt Nam phải cắt giảm đầu tư công để kiềm chế lạm phát, nguồn vốn
ODA với lãi suất ưu đãi và thời hạn vay kéo dài càng được coi là nguồn lực quan
trọng để đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong 5 tháng
đầu năm 2011, việc huy động và giải ngân ODA tiếp tục đạt kết quả ấn tượng, trong
đó giải ngân vốn ODA đã tăng cao kỷ lục. Theo số liệu của Bộ KH-ĐT, tổng giá trị
giải ngân vốn ODA 5 tháng đầu năm 2011 là 1.26 tỷ USD, bằng 52.5% kế hoạch giải
ngân của cả năm. Đây được xem là con số giải ngân ODA cao kỷ lục so với nhiều năm
trước đó. Vốn ODA ký kết cũng tăng rất cao trong 5 tháng đầu năm nay. Tổng số vốn
ODA ký kết trong 5 tháng đầu năm nay thông qua các hiệp định từ mức hơn 1 tỷ USD
trong các công bố chính thức cách đây khoảng hai tháng, vọt lên trên 1.66 tỷ USD,
tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Về hoạt động thu hút vốn ODA, chỉ tính
trong 5 tháng đầu năm đã có 11 dự án viện trợ chính thức được ký kết với tổng giá trị
1028.21 triệu USD, gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ. Trong đó vốn vay đạt 1002.28 triệu
USD, viện trợ không hoàn lại đạt 25.93 triệu USD. Đáng chú ý có những dự án quy
mô lớn như dự án xây dựng Nhà máy điện Nghi Sơn 2 trị giá 365,82 triệu USD; dự án
xây dựng cầu Nhật Tân 2 trị giá 304.25 triệu USD. Theo báo cáo của UB Tài chính Ngân sách, năm 2011 VN phải trả nợ nước ngoài 86000 tỉ đồng, chiếm 12.5% nguồn
thu ngân sách. Năm 2012, dự kiến ngân sách sẽ dành 100000 tỉ đồng để trả nợ, nhưng
số này chưa bao gồm các khoản nhà nước cho doanh nghiệp phát hành thêm trái

phiếu, đảo nợ, dãn nợ. Theo quy định của Luật Quản lý Nợ công hiện hành, hiện nợ
của Doanh nghiệp nhà nước không được Chính phủ bảo lãnh thì không được tính là nợ
công. Tuy nhiên, khi Doanh nghiệp vay lại các khoản từ Chính phủ do Chính phủ
8


đứng ra vay, nhưng vì lý do nào đó đổ vỡ, như trường hợp của Vinashin thì Chính phủ
sẽ phải có trách nhiệm trả nợ thay.
Giải ngân vốn FDI năm 2011 đạt 11 tỷ USD. Nhìn về mặt con số, thu hút FDI
trong năm nay khá đuối. So với mức dự kiến giải ngân năm nay là 11.5 tỷ USD, thực
tế chỉ đạt 11 tỷ USD, bằng với năm ngoái. Riêng về vốn đăng ký, tính đến 15/12, vốn
đăng ký mới và đăng ký tăng thêm tại Việt Nam đạt 14.7 tỷ USD, giảm tới 26% so
với năm 2010. Trong đó, riêng vốn đăng ký mới đạt 11.6 tỷ USD, bằng giảm 35%.
Bóc tách “chi tiết con số”, vốn FDI đăng ký trong năm 2011 tập trung 76.4% vào lĩnh
vực công nghiệp và xây dựng, cao hơn hẳn tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực này năm 2010
(54.1%). Ngược lại, FDI vào lĩnh vực bất động sản trong năm 2011 chỉ còn chiếm
5.8% tổng vốn đăng ký, trong khi năm 2010, lĩnh vực này chiếm 34.3%.
Thứ hai, trái phiếu quốc tế
Một nguồn vay nước ngoài cũng không kém phần quan trọng của Chính Phủ
Việt Nam là hình thức vay thông qua việc phát hành trái phiếu quốc tế. Gần đây nhất,
vào ngày 26/01/2010, Việt Nam đã phát hành thành công 1 tỷ USD trái phiếu Chính
Phủ thời hạn 10 năm trên thị trường quốc tế với lợi tức 6.95%. Số tiền thu được từ đợt
phát hành 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế này được tập trung vào các mục tiêu: hoàn trả
vốn ngân sách Nhà Nước, giao Bộ Kế hoạch & Đầu tư phối hợp Bộ Tài chính lựa
chọn dự án phù hợp (dự kiến cho các Tập đoàn Dầu khí, Tổng công ty Hàng hải Việt
Nam, Tổng công ty Sông Đà và Tổng Công ty lắp máy Việt Nam đầu tư bổ sung các
dự án lọc hóa dầu Dung Quất, dự án xây dựng thủy điện Xê Ca Mản 3, nhà máy thủy
điện Hủa Na và mua tàu vận tải biển).
Trái phiếu bằng đồng USD của Việt Nam năm 2011 tăng trưởng mạnh nhất tại
châu Á. Nỗ lực của chính phủ Việt Nam trong kiềm chế lạm phát làm giảm khả năng

Việt Nam bị hạ xếp hạng tín dụng. Tính toán của HSBC cho thấy trái phiếu bằng đồng
USD của Việt Nam mang lại mức lợi nhuận 5.1% trong năm 2011, cao hơn mức 3%
của trái phiếu Hàn Quốc và 2.8% của trái phiếu Thái Lan.
Thứ ba, tín dụng xuất khẩu
Ngoài ra, vay nước ngoài còn thể hiện dưới hình thức tín dụng xuất khẩu. Ngày
30/8/2011 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2011/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và
tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Đối với tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, Chính
phủ quy định mức vốn cho vay tối đa bằng 85% giá trị hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu
đã ký đối với cho vay trước khi giao hàng hoặc giá trị hối phiếu hợp lệ đối với cho vay
sau khi giao hàng (như quy định hiện hành) và đồng thời phải bảo đảm mức vốn cho
vay tối đa đối với nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu nước ngoài không vượt quá 15% vốn
điều lệ thực có của Ngân hàng phát triển. Năm 2011 được tổng kết với những con số
không ngờ trong ngành ngân hàng: 12% tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống, 24% tăng
tín dụng nông thôn, 58% tăng tín dụng xuất khẩu của năm 2011. Nhìn lại năm 2011,
hệ thống ngân hàng nhà nước đã phải kiềm chế tăng trưởng tín dụng ở mức thấp chưa
9


từng có trong lịch sử phát triển ngành ngân hàng. Hệ số ICOR (số đồng vốn bỏ ra để
có một đồng tăng trưởng) của toàn nền kinh tế năm 2011 hạ khá nhiều so với những
năm trước, cho thấy đóng góp từ hiệu quả chất lượng tín dụng ngân hàng.
Nguốn thu ngân sách từ vay trong nước
Thứ nhất, trái phiểu chính phủ
Kho bạc Nhà nước đã huy động thành công được 5.900 tỷ đồng trái phiếu từ
phiên đấu thầu ngày 16/2, đạt tỷ lệ trúng thầu 84%. Trong đó, kỳ hạn 3 và 5 năm huy
động được toàn bộ 4000 tỷ đồng trái phiếu gọi thầu, với lãi suất 11.6- 11.68%/năm.
Lãi suất trúng thầu trái phiếu 2 kỳ hạn này cũng giảm liên tục trong 3 phiên gần đây,
từ mức 12.1- 12.15%/năm. Trái phiếu kỳ hạn 2 năm đấu thầu thành công 1800 tỷ đồng
trên 2000 tỷ đồng trái phiếu gọi thầu, lãi suất trúng thầu là 11.59%/năm. Kỳ hạn 10
năm huy động được 100 tỷ đồng trên 1000 tỷ đồng trái phiếu gọi thầu với lãi suất

11.1%/năm, bằng lãi suất trúng thầu của phiên đấu thầu trước đó. Như vậy, qua 3
phiên đấu thầu từ đầu năm, Kho bạc Nhà nước đã huy động được 11780 tỷ đồng với
lãi suất trúng thầu giảm dần qua từng phiên, xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng
3/2011. Bên cạnh đó, từ đầu năm 2011 đến nay, Ngân hàng Phát triển Việt Nam
(VDB) cũng đã huy động được tổng cộng 9000 tỷ đồng trái phiếu. Việc huy động
thành công liên tiếp trái phiếu Chính phủ với lãi suất giảm dần là tín hiệu khá tích cực
cho thấy sự cải thiện của thanh khoản các ngân hàng.
3.2.

Thứ hai, trái phiếu địa phương
Chủ yếu cho các địa phương huy động vốn phục vụ cho việc xây dựng các công
trình cơ sở vật chất hạ tầng tại địa phương của mình, chủ yếu phát hành thông qua
công chúng của chính địa phương đó thông qua KBNN. Hiện nay, chỉ có hai địa
phương là Hà nội và TP.HCM là thực hiện phát hành trái phiếu chính quyền địa
phương thường xuyên, với số lượng lớn nhằm huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng, các công trình phúc lợi tại địa phương.
4. Nhận xét, đánh giá và giải pháp hoàn thiện
4.1. Nhận xét, đánh giá
Thật ra, xem xét vấn đề nợ công và đánh giá hiệu quả của việc đi vay nợ của
Chính phủ cũng gần giống như xem xét và đánh giá hiệu quả tín dụng của doanh
nghiệp, không thể chỉ nhìn vào con số tuyệt đối. Khi doanh nghiệp đi vay tiền mà làm
ăn có hiệu quả, có lợi nhuận thì có đi vay hàng chục tỉ đồng cũng tốt. Nhưng nếu
doanh nghiệp đi vay tiền mà làm ăn lỗ, không trả được nợ gốc và lãi vay thì 1 tỉ đồng
cũng là quá nhiều. Vay nợ không trả được không còn là vấn đề riêng của doanh
nghiệp. Gần đây, thế giới đã chứng kiến những trường hợp vỡ nợ quốc gia mà Hy Lạp
là một điển hình.
10


Vấn đề nợ công của Việt Nam, bao gồm cả nợ vay nước ngoài lẫn nợ vay trong

nước, cần được xem xét đầy đủ trong mối quan hệ mật thiết với đầu tư công. Nợ công
sẽ không quá nặng nề khi đầu tư công được cắt giảm hợp lý và có hiệu quả. Một số
liệu do Bộ Tài chính công bố cho thấy rằng trên 70% nguồn vốn ODA được sử dụng
cho đầu tư công và cung ứng vốn thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh của các tập
đoàn kinh tế nhà nước. Điều đáng tiếc là khu vực kinh tế nhà nước làm ăn thường
không hiệu quả. Các số liệu thống kê chính thức cho biết rằng khu vực kinh tế nhà
nước chiếm 70% tổng vốn đầu tư quốc gia nhưng chỉ đóng góp khoảng 30% vào tổng
sản lượng quốc gia. Điều đó có nghĩa là các khu vực tư và khu vực đầu tư nước ngoài
chỉ sử dụng 30% vốn đầu tư quốc gia nhưng lại đóng góp đến 70% tổng sản lượng.
Hiệu quả sử dụng nguồn vốn của khu vực kinh tế nhà nước như vậy là bốn lần kém
hơn các khu vực kinh tế khác, năng suất lao động kém hơn và thu nhập lao động bình
quân cũng thấp hơn, trong khi khu vực này ngoài những ưu đãi mang tính chính sách
về nguồn vốn, về lãi suất còn được hưởng các đặc quyền, các ưu thế kinh tế vượt trội
mà các khu vực khác không có.
Giải pháp hoàn thiện
Thứ nhất, xây dựng chiến lược về vay nợ
Kế hoạch vay nợ cần được xây dựng dựa trên tình hình kinh tế xã hội, kế hoạch
thu- chi ngân sách nhà nước, xác định rõ mục đích vay, mức huy động vốn, hình thức
vốn và lãi suất thích hợp. Trong tình hình Việt Nam hiện nay, nên chú trọng hơn vào
các khoản vay trong nước nhằm giảm sự phụ thuộc vào các khoản vay nước ngoài,
tiềm ần nhiều nguy cơ.
Thứ hai, tăng cường kiểm soát và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay
Chính phủ cần tăng cường kiểm soát và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, vốn
được Chính phủ bảo lãnh và các khoản vốn Chính phủ cho vay lại. Trong đó, quyết
định vay về cho vay lại và bảo lãnh vay của Chính phủ cần được kiểm soát chặt chẽ và
thực hiện hết sức thận trọng, chỉ nên ưu tiên cho các chương trình, dự án có mức độ
khả thi và hiệu quả cao; không vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn; vay thương mại nước
ngoài chỉ sử dụng cho các chương trình, dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và
đảm bảo khả năng trả nợ.
Thứ ba, công khai và minh bạch thông tin trong quản lí vay nợ

Công khai minh bạch trong quy mô và cơ cấu vay nhằm tăng cường trách nhiệm
trong quản lí, sử dụng vốn vay và trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lí. Đặc
biệt, đối với nguồn vốn ODA, nguồn vốn gắn bó với lợi ích thiết thân của người dân,
sự minh bạch sẽ giúp nguồn vốn này được sự giám sát của nhân dân, do đó, sẽ được sử
dụng một cách có hiệu quả hơn.
Thứ tư, nâng cao vai trò của hệ thống kiểm tra, giám sát tài chính
4.2.

11


Kiểm toán nhà nước là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính nhà nước do
Quốc hội thành lập, thực hiện kiểm tra việc quản lí, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản
Nhà nước. Vì vậy, kiểm toán nhà nước thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc quản lí
và sử dụng các khoản vay nợ là điều cần thiết, đảm bảo tính minh bạch trong quản lí
và sử dụng các khoản vay nợ cũng như tính bền vững của Ngân sách Nhà nước.
Ngoài ra, chính quyền địa cũng cần nghiên cứu, tính toán thận trọng nhu cầu
vay và những cách thức vay nợ hiệu quả, phục vụ sự phát triển của địa phương. Hơn
nữa, việc sử dụng các khoản vay ở địa phương phải thận trọng, không được tùy tiện,
lãng phí, làm tăng gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
Các định chế tài chính phát triển trong nước như Ngân hàng nhà nước ngày
càng được trao quyền chủ động hơn trong việc lên kế hoạch cũng như trực tiếp thực
hiện các khoản vay nợ tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Chính vì vậy, các chế
định này cần có những quy chế rõ ràng liên quan đến hoạt động vay nợ và thực hiện
nghiêm chỉnh các quy chế đó để nguồn thu ngân sách từ vay nợ trở thành nguồn thu
ổn định và an toàn.
Ngoài ra, trong một tầm nhìn dài hơi hơn, Chính phủ cần nâng cao năng lực
cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam: tái cấu trúc nền kinh tế, giảm thâm hụt thương
mại, nâng cao năng suất lao động, chú trọng hoạt động đào tạo, y tế nhằm nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện đời sống nhân dân, đẩy mạnh hợp tác khu vực và

quốc tế.

B

ài viết trên đây có sử dụng và trích dẫn nguyên văn các tài liệu tham khảo đó.
Nhóm thấy rằng, các quy định pháp luật về thu ngân sách nhà nước từ các
khoản vay nợ của Việt Nam còn rất nhiều sự chồng chéo và thiếu tính dự
báo. Các quy phạm pháp luật về thu ngân sách nhà nước từ các khoản vay nợ lại
không rõ ràng, dẫn đến tình trạng cuối tháng 8 năm 2011 vừa ban hành Nghị định số
75/2011/NĐ-CP ngày 30/08/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất
khẩu của Nhà nước thì đầu tháng 3 năm 2012 lại ban hành Thông tư số 35/2012/TTBTC hướng dẫn một số điều của Nghị định số 75/2011/NĐ-CP. Hơn thế nữa, các số
liệu mà Chính phủ thống kê từ các khoản vay nợ liệu có minh bạch và chính xác thì
nhóm không dám khẳng định. Bài viết chỉ trình bày những vấn đề cơ bản và quan
trọng nhất. Quý độc giả có thể tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này thong qua danh mục
tham khảo của bài viết.

DANH MỤC TÀI LIỆU TAM KHẢO
1. Luật Ngân sách nhà nước 2002;
12


2. Luật Quản lý Nợ công nhà nước 2009;
3. Nghị định số 79/2010/NĐ-CP ngày 14/07/2010 của Chính phủ về nghiệp vụ
quản lý nợ công;
4. Luật Tổ chức tín dụng năm 2010;
5. Nghị định số 5/2011/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất nhập khẩu của
nhà nước;
6. Giáo trình Luật Ngân sách nhà nước;
NXB. Công an nhân dân, Hà Nội, 2010;
7. Trần nợ công là bao nhiêu?

Website: laodong.com.vn;
Tác giả: Hồng Quân;
8. Nợ công gia tăng và nỗi lo vay nợ của Doanh nghiệp nhà nước;
Website: vnexpress.net;
Tác giả: Kỳ Duyên;
9. Vốn FDI vào Việt Nam 2011: Ai bảo thấp không hay?
Website: vneconomy.vn;
Tác giả: Anh Quân;
10.Dự báo chính sách tài khóa năm 2012;
Website: vtca.vn;
Tác giả: Theo Tài chính điện tử;
11.Thu hút và sử dụng vốn ODA ở Việt Nam: Những vấn đề đặt ra;
Website: tapchitaichinh.vn;
Tác giả: Th.S Nguyễn VIệt Cường;
12.Báo cáo tiên độ hiệu quả viện trợ tháng 6/2011;
Bộ KH-ĐT (2011)
13.Ủy ban khi tế nhắc chính phủ thân trọng với nợ công;
Website: vnexpress.net;
Tác giả: Nhật Minh.

13



×