Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tìm hiểu quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng thu ngân sách nhà nước từ các khoản vay nợ ở Việt Nam – một số nhận xét, đánh giá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.09 KB, 12 trang )

Ch:Tìm hiểu quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng thu ngân sách nhà nước
từ các khoản vay nợ ở Việt Nam – một số nhận xét, đánh giá

A. MỞ BÀI
Vay nợ của nhà nước là một chiến lược huy động vốn cho ngân sách nhà
nước để đầu tư phát triển kinh tế xã hội, trong nhiều năm qua Chính Phủ, Uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh và các doanh nghiệp nhà nước đã tổ chức huy động các
nguồn vốn trong nước, nước ngoài thông qua hình thức vay nợ. Các khoản vay
nợ ở Viêt Nam hiện nay đã trở thành khoản thu quan trọng trong ngân sách nhà
nước góp phần bù đắp thâm hụt ngân sách quốc gia và đây một phần vốn rất
quan trọng cho việc phát triển nền kinh tế đất nước.

B. NỘI DUNG
I. Quy định của pháp luật về thu ngân sách nhà nước từ các khoản vay nợ
ở Việt Nam
1, Khái niệm thu ngân sách nhà nước: Thu ngân sách nhà nước là hoạt
động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm huy động của cải xã hội dưới
hình thức giá trị vào quỹ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật để
phục vụ thu chi của nhà nước.
2, Khái niệm vay nợ: “Nợ chính phủ, còn gọi là Nợ công hoặc Nợ quốc gia,
là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến
địa phương đi vay. Việc đi vay này là nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt
ngân sách nên nói cách khác, nợ chính phủ là thâm hụt ngân sách luỹ kế đến
một thời điểm nào đó.” ().
2.1, Nguồn thu ngân sách nhà nước từ vay nợ
- Trái phiếu chính phủ:
- Khái niệm trái phiếu: Trái phiếu là loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của
người phát hành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán
(người cho vay) một khoản tiền xác định (mệnh giá của trái phiếu), thường là
trong những khoảng thời gian cụ thể, và với một lợi tức quy định.
+ Trái phiếu chính phủ là trái phiếu do chính phủ phát hành nhằm mục đích bù


đắp thâm hụt ngân sách, tài trợ cho các công trình công ích, hoặc làm công cụ
điều tiết tiền tệ.
1


+ Trái phiếu chính phủ là loại chứng khoán không có rủi ro thanh toán và cũng
là loại trái phiếu có tính thanh khoản cao. Do đặc điểm đó, lãi suất của trái
phiếu chính phủ được xem là lãi suất chuẩn để làm căn cứ ấn định lãi suất của
các công cụ nợ khác có cùng kỳ hạn.
+ Trái phiếu công trình là loại trái phiếu phát hành để huy động vốn cho những
mục đích cụ thể, thường là để xây dựng những công trình cơ sở hạ tầng hay
công trình phúc lợi công cộng. Tráo phiếu này có thể do chính phủ trung ương
hoặc chính quyền địa phương phát hành.
- Các loại trái phiếu chính phủ: Tín phiếu kho bạc; trái phiếu công trình trung
ương; trái phiếu kho bạc; Ngoài ra còn có trái phiếu đầu tư, trái phiếu ngoại tệ.
Mục đích trái phiếu chính phủ : Theo khoản 1, điều 4 Nghị định
01/2011/NĐ-CP
- Trái phiếu Chính quyền địa phương : Vay nợ của chính quyền địa phương
(được quy định từ Điều 37 đến Điều 40 Luật Quản lý nợ công)
- Vay trong nước: chính quyền địa phương cấp tỉnh được vay thông qua phát
hành trái phiếu chính quyền địa phương theo các quy định tại khoản 3, Điều 8
Luật NSNN. Trái phiếu chính quyền địa phương được phát hành để đầu tư phát
triển kinh tế – xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương theo quy
định của Luật Ngân sách nhà nước và đầu tư vào các dự án có khả năng hoàn
vốn tại địa phương (theo khoản 3 điều 4 Nghị định 01/2011/NĐ-CP).Chủ thể
phát hành trái phiếu chính quyền địa phương là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (căn
cứ khoản 3 điều 3 Nghị định 01/2011/NĐ-CP).
- Vay nước ngoài: Hình thức vay nước ngoài của địa phương được quy định tại
Điều 38 và điểm c khoản 3 Điều 23 Luật Quản lý nợ công. Theo đó, chính
quyền địa phương không trực tiếp vay nước ngoài, nhưng UBND cấp tỉnh có

thể được vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ. Trong một số dự án
ODA đã thí điểm áp dụng cơ chế chính quyền địa phương vay lại nguồn vốn
ODA cho các dự án cơ sở hạ tầng thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa
phương; địa phương chịu trách nhiệm bố trí từ nguồn ngân sách của địa phương
để trả nợ khi đến hạn. Trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ, một
số tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương được tự tìm nguồn vốn, đàm phán vay

2


(nguồn vốn không ưu đãi) nhưng phải thực hiện cơ chế Chính phủ ký vay và
cho vay lại
- Vay nợ của các định chế tài chính phát triển nhà nước
- Vay nợ của doanh nghiệp nhà nước. theo Luật DNNN các DNNN được vay
trong nước, ngoài nước (kể cả phát hành trái phiếu) được chính phủ bảo lãnh
(Điều 31 đến Điều 36 Luật QL Nợ công). Việc bảo lãnh vay nước ngoài của
Chính phủ cho DNNN thực hiện theo Nghị định 134/2005/NĐ-CP ngày
01/11/2005 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài.
2.2, Các hình thức vay nợ
- Phát hành trái phiếu chính phủ.
Chính phủ có thể phát hành Trái phiếu chính phủ để vay từ các tổ chức,
cá nhân. Trái phiếu chính phủ phát hành bằng nội tệ được coi là không có rủi
ro tín dụng vì Chính phủ có thể tăng thuế thậm chí in thêm tiền để thanh toán
cả gốc lẫn lãi khi đáo hạn. Trái phiếu chính phủ phát hành bằng ngoại tệ
(thường là các ngoại tệ mạnh có cầu lớn) có rủi ro tín dụng cao hơn so với khi
phát hành bằng nội tệ vì chính phủ có thể không có đủ ngoại tệ để thanh toán
và ngoài ra còn có rủi ro về tỷ giá hối đoái.
- Vay trực tiếp.
Chính phủ cũng có thể vay tiền trực tiếp từ các ngân hàng thương mại,
các thể chế siêu quốc gia (ví dụ: Quỹ Tiền tệ Quốc tế)... Hình thức này thường

được Chính phủ của các nước có độ tin cậy tín dụng thấp áp dụng vì khi đó khả
năng vay nợ bằng hình thức phát hành trái phiếu chính phủ của họ không cao.
Đối với vay nợ nước ngoài, khoản 1 điều 21 Luật Quản lý nợ công quy định:
“Chính phủ vay nước ngoài thông qua trái phiếu quốc tế của Chính phủ và thỏa
thuận vay.”
Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Quản lý nợ công thì Bộ tài
chính là cơ quan có thẩm quyền tổ chức phát hành trái phiếu quốc tế của chính
phủ, và chỉ được tiến hành với những điều kiện nhất định.
Ngoài ra, vay nước ngoài của Chính phủ chủ yếu thông qua vay ODA
cho phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 21
Luật Quản lý nợ công.
3


2.3, Cơ chế tài chính sử dụng vốn vay của nhà nước
- Vay trong và ngoài nước để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước theo hướng
giảm dần bội chi ngân sách nhà nước.
- Trái phiếu Chính phủ phát hành trên thị trường vốn trong nước sử dụng chủ
yếu cho bù đắp bội chi ngân sách nhà nước hàng năm và đầu tư các công trình
giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục theo các Nghị quyết của Quốc hội. Tập
trung rà soát, bố trí đủ vốn cho các dự án đã được Quốc hội quyết định để bố trí
đủ vốn hoàn thành đúng tiến độ, đưa vào khai thác sử dụng. Đối với các dự án
mới sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ phải nằm trong tổng mức phát hành, chỉ
tập trung vào dự án trọng điểm, cấp bách. Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt
danh mục và tổng mức đầu tự cho từng dự án.
- Vay và trả nợ của chính quyền địa phương để đầu tư phát triển kinh tế - xã
hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương thực hiện trong hạn mức vay
hàng năm theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và Luật quản lý nợ công.
II. Thực tiễn áp dụng thu ngân sách nhà nước từ các khoản vay nợ ở Việt
Nam.

Để bảo đảm an toàn nợ của quốc gia và nợ của chính phủ. Thứ nhất, giới
hạn nợ quốc gia không vượt quá 50% – 60% GDP hoặc không vượt quá
150% kim ngạch xuất khẩu. Thứ hai, dịch vụ trả nợ quốc gia không
vượt quá 15% kim ngạch xuất khẩu và dịch vụ trả nợ của chính phủ không
vượt quá 10% chi ngân sách.
1, Nợ trong nước.
Nợ trong nước là khoản vay từ người cho vay trong nước.
Ở nước ta, để thực hiện chức năng quản lý vĩ mô nền kinh tế, Chính phủ
phải gắn một phần trách nhiệm của mình đối với một số khoản nợ của các chủ
thể kinh tế khác, chẳng hạn của các tổ chức công, như Quỹ hỗ trợ phát triển
doanh nghiệp nhà nước và nợ của khu vực tư có bảo lãnh của Chính phủ.
- Các khoản vay nợ trong nước của Việt Nam bao gồm:
+ Phát hành trái phiếu Chính phủ,trái phiếu địa phương (Nghị định số
01/2011/NĐ –CP quy định về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu
được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương).
4


+ Vay từ ngân hàng nhà nước;
+ Vay từ các tổ chức, cá nhân khác.
- Thực tiễn các khoản vay trong nước.
Đối với Việt Nam, trái phiếu là hình thức huy động vốn có hiệu quả, qua
các đợt phát hành với chính sách lãi suất và thời hạn hoàn trả hợp lý đã huy
động được nguồn vốn khá lớn vào ngân sách nhà nước đáp ứng kịp thời nhu
cầu chi tiêu của nhà nước góp phần chống lạm phát và ổn định nền kinh tế xã
hội. Đến nay có 3 địa phương bao gồm thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí
Minh và Đà Nẵng thực hiện vay thông qua phát hành trái phiếu. Thành phố Hồ
Chí Minh là địa phương đầu tiên ở Việt Nam được thực hiện phát hành trái
phiếu chính quyền địa phương, là trái phiếu đô thị TP.HCM. Phát hành trái
phiếu đô thị là một trong những kênh huy động vốn hiệu quả của Thành phố Hồ

Chí Minh trong các năm qua nhằm cân đối nguồn vốn cho nhu cầu đầu tư phát
triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của thành phố. Năm 2003 - 2007, Quỹ
Đầu tư thành phố đã đảm nhiệm vai trò tư vấn kỹ thuật, phối hợp cùng Sở Tài
chính thực hiện thành công 5 đợt phát hành trái phiếu đô thị, huy động được
10.000 tỷ đồng trái phiếu đáp ứng nhu cầu phát triển của Thành phố.
Có thể thấy Chính phủ muốn tăng chi tiêu công cộng để kích cầu thì phát
hành trái phiếu chính phủ. Phát hành thêm trái phiếu chính phủ thì giá trái
phiếu chính phủ giảm, thể hiện qua việc chính phủ phải nâng lãi suất trái phiếu
để huy động người mua. Lãi suất trái phiếu tăng thì lãi suất chung của nền kinh
tế cũng tăng. Điều này tác động tiêu cực đến động cơ đầu tư của khu vực tư
nhân, khiến họ giảm đầu tư. Tóm lại, phát hành trái phiếu tuy có làm tăng tổng
cầu, song mức tăng không lớn, vì những tác động phụ của nó lại làm giảm tổng
cầu.
Trong quá trình điều hành về ngân sách nhà nước, chỉ khi thiếu hụt ngân
sách tạm thời thì mới xử lý việc tạm ứng cho ngân sách trung ương. Việc Ngân
hàng Nhà nước tạm ứng cho ngân sách để xử lý thiếu hụt tạm thời trong năm
tài chính là vấn đề kỹ thuật và phù hợp với điều kiện thực tiễn thu - chi ngân
sách và quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Trường hợp ngân sách không
thể hoàn trả trong năm tài chính, làm thay đổi thu-chi ngân sách theo dự toán
đã được Quốc hội phê duyệt thì phải báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo
5


quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Năm 2009, trước tình hình khó khăn
của cuộc khủng hoảng kinh tế, Chính phủ đã phải lấy từ Quỹ Dự trữ ngoại hối
do Ngân hàng Nhà nước quản lý 1 tỉ Đô la Mỹ để thực hiện gói kích cầu. Đây
được coi là giải pháp tình thế trong tình hình nước sôi lửa bỏng. Nhìn chung
việc thu ngân sách nhà nước từ khoản vay tạm ứng của ngân hành nhà nước chỉ
được coi là giải pháp tình thế, không được coi là nguồn thu chính để bù đắp
thiếu hụt ngân sách nhà nước.

2, Nợ nước ngoài.
Nợ nước ngoài là các khoản vay từ người cho vay ngoài nước dưới hình
thức ODA, vay thương mại, phát hành trái phiếu chính phủ trên thị trường quốc
tế.
Vốn vay viện trợ phát triển (ODA) là một phần của nguồn tài chính chính
thức mà Chính phủ các nước phát triển và các tổ chức đa phương dành cho các
nước đang phát triển nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội các quốc
gia này. Vốn ODA bao gồm tất cả các khoản viện trợ không hoàn lại, có hoàn
lại và vay ưu đãi; trong đó phần viện trợ không hoàn lại và các yếu tố ưu đãi
khác chiếm ít nhất 25% vốn cung ứng. Hơn những năm qua, Việt Nam đã có
được những thành công đáng kể trong lĩnh vực này: đầu tư bằng vốn ODA
chiếm khoảng 12% tổng vốn đầu tư xã hội, 28% vốn đầu tư từ NSNN 50% vốn
tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. ( bảng 1 tình hình ODA từ năm 1993
đến 2006). (((….))
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch-Đầu Tư, tổng giá trị giải ngân vốn ODA 5
tháng đầu 2011 ước tính đạt 1,26 tỷ USD, bằng 52,5% kế hoạch giải ngân của
cả năm. Đây được xem là con số giải ngân ODA cao kỷ lục so với nhiều năm
trước đó.
+ Vốn ODA ký kết cũng tăng rất cao trong 6 tháng đầu năm 2011. Tổng số
vốn ODA ký kết trong 5 tháng đầu năm nay thông qua các hiệp định từ mức
hơn 1 tỷ USD trong các công bố chính thức cách đây khoảng hai tháng, vọt lên
trên 1,66 tỷ USD, tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việc sử dụng ODA trong thời gian qua đã có hiệu quả, tác động tích cực đến
phát triển năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng dịch vụ của các ngành và địa
6


phương. Từ nguồn vốn ODA, từ đầu năm 1993 đến cuối năm 2010 các dự án và
công trình nổi bật được hoàn thành ở Việt Nam đó là: hệ thống giao thông hạ
tầng của VN đã được cải thiện rõ rệt (Các công trình giao thông như Quốc lộ 5,

Quốc lộ 10, Quốc lộ 18, Đường xuyên Á Tp. Hồ Chí Minh - Mộc Bài, cầu
Bính, Cầu Bãi Cháy, Cầu Mỹ Thuận, Cảng hàng không Tân Sơn Nhất) với hơn
3 tỷ USD đã được đầu tư và là lĩnh vực nhận được nhiều vốn ODA nhất cho tới
thời điểm này. Nhìn chung vốn ODA cho các lĩnh vực này thường là vốn vay
ưu đãi.
Qua phân tích kết quả đạt được cho ta thấy trong giai đoạn 1993-2010 nguồn
vốn ODA có tác động tích cực đến nền kinh tế của Việt Nam. Đặc biệt đã góp
phần giúp tăng nguồn thu NSNN của Việt Nam từ hình thức vay nợ nước ngoài,
nguồn ODA luôn chiếm tỷ lệ cao trong vốn vay nước ngoài và chiếm trên 60 %
so với thu từ vay nợ nước ngoài. Tuy nhiên . Dòng nợ nước ngoài dưới hình
thức ODA ngày một tăng, góp phần lấp vào lỗ hổng thiếu hụt giữa tiết kiệm và
đầu tư; thiếu hụt của cán cân thanh toán quốc tế. Ngoài công tác quản lý nguồn
vốn ODA theo các quy định hiện hành, theo Bộ Tài chính cần kiên quyết từ
chối các khoản vay ODA xét thấy không hiệu quả, hoặc hiệu quả thấp, do bị chi
phối nhiều bởi các yếu tố ràng buộc.
- Vay thương mại: là hình thức vay chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu thu
NSNN có vốn vay từ nước ngoài. Đến hết tháng 8/2012, Bộ Tài chính đã đàm
phán và ký kết 19 Hiệp định vay nợ, viện trợ với tổng trị giá cam kết của các
hiệp định đã ký đạt 2.022,2 triệu USD, góp phần bổ sung nguồn vốn phục vụ
các mục tiêu tăng trưởng và phục hồi kinh tế. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng
đang tích cực đàm phán các hiệp định vay ưu đãi và vay thương mại để cho vay
lại đối với các dự án đầu tư quan trọng (đã ký kết 02 Hiệp định vay ưu đãi với
tổng trị giá là 225 triệu USD bao gồm vay Israel và vay Hiệp định khung với
Ngân hàng đầu tư Châu Âu.
Ngày 27-7, Chính phủ đã ban hành quyết định 958 phê duyệt chiến lược về
nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến
năm 2030. Theo đó, cơ cấu danh mục nợ, điều kiện vay, sử dụng vốn vay cần
điều chỉnh theo hướng tăng tỉ lệ nợ trong nước, giảm dần sự phụ thuộc vào nợ
nước ngoài của quốc gia, đảm bảo khả năng trả nợ, cơ cấu tỉ lệ dư nợ nước
7



ngoài của Chính phủ giảm xuống dưới 50%. Quyết định cũng nêu rõ định
hướng huy động vốn theo hướng vốn trong nước là quyết định, vốn nước ngoài
là quan trọng. Tập trung huy động tối đa nguồn vốn vay viện trợ phát triển
(ODA), thận trọng với nguồn vốn vay thương mại nước ngoài. Việc vay và trả
nợ nước ngoài của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng phải nằm trong hạn
mức vay thương mại nước ngoài hằng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trong cơ cấu nợ Chính phủ, nợ nước ngoài có ảnh hưởng không nhỏ đến
khả năng thanh toán quốc gia. Sự vay mượn nước ngoài quá mức sẽ đẩy nền
kinh tế quốc gia phụ thuộc nhiều vào kinh tế nước ngoài. Bài học về khủng
hoảng nợ Hy Lạp gần đây cho thấy rõ ràng về những quốc gia đang phát triển
nóng theo đuổi những “con số đẹp” về chỉ tiêu tăng trưởng, nếu cứ tiếp tục đi
vay và sử dụng tiền vay không hiệu quả, chắc chắn sẽ để lại cho thế hệ tương
lai một món nợ khổng lồ.
III. Đánh giá và một số giải pháp hoàn thiện.
1, Đánh giá:
Các khoản thu từ vay nợ chủ yếu được dùng để chi đầu tư.
Đối với Việt Nam, một điều không thể phủ nhận là để tiến hành công nghiệp
hóa và hiện đại hóa, việc vay nợ nước ngoài là cần thiết. Tuy nhiên, thực tế
hiện nay, vay mượn và sử dụng nguồn vốn vay mượn đó như thế nào để có hiệu
quả mới là vấn đề cần được đặt sự quan tâm lên hàng đầu.
Theo nhìn nhận của các chuyên gia, hiệu quả quản lý, sử dụng nợ cũng chưa
có sự cải thiện rõ rệt và cần có những giải pháp cụ thể nhằm giải quyết thấu đáo
vấn đề này, qua đó mới có thể giảm bớt gánh nặng nợ công. Vấn đề đặt ra là
Chính phủ cần có một chiến lược kiểm soát đầu tư công, giảm thâm hụt ngân
sách để có thể kiểm soát được nợ vay nước ngoài. Nếu không tình trạng nợ
nước ngoài sẽ là một vấn đề phức tạp trong dài hạn.
Đánh giá nợ nước ngoài theo tiêu chuẩn HIPCs([1] HIPCs (Các nước nghèo
gánh nặng nợ cao.):

Bảng: Ngưỡng nợ nước ngoài theo tiêu chuẩn HIPCs
Tỷ lệ nợ
NPV của nợ/xuất khẩu

Mức ngưỡng VN (2005)
150%
36%
8


NPV của nợ/thu ngân sách trừ các khoản hỗ trợ
Dịch vụ nợ/xuất khẩu
Dịch vụ nợ/nguồn thu ngân sách trừ các khoản hỗ trợ

250%
15%
10%

95%
2%
6%

Nguồn: UNDP, Dự án VIE/01/010
Tỷ phần lớn nhất của cấu trúc nợ nước ngoài của VN là nợ song phương.
Theo cách tiếp cận mới và với số liệu của VN về NPV của nợ ở bảng 1, cho
thấy thể chế và chính sách quản lý nợ nước ngoài của VN xếp vào chỉ số
CPIA≤3, tức là ở mức kém.
Đánh giá nợ trong nước theo tiêu chuẩn HIPCs:
Bảng: Ngưỡng nợ trong nước.
Tỷ lệ nợ

Nợ/GDP
Nợ/thu ngân sách
NPV nợ /thu ngân sách
Dịch vụ nợ / thu ngân sách
Lãi suất/thu ngân sách

Mức ngưỡng
20% – 25%
92% – 167%
88% – 127%
28% – 63%
4,6% – 6,8%

VN
9%
32%
11%
1,6%

Nguồn: UNDP, Dự án VIE/01/010.
Theo mức ngưỡng mà Ngân hàng Thế giới đưa ra ở bảng trên, nợ trong
nước của VN ở mức khá an toàn. Từ chỉ tiêu: nợ/GDP đến lãi suất/thu ngân
sách, chỉ số nợ trong nước của VN năm 2005 thấp khá xa so với mức ngưỡng
của Ngân hàng Thế giới. Trong trường hợp này, VN vẫn có khả năng gia tăng
nợ công trong nước mà không làm ảnh hưởng đến tính bền vững nợ.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh tăng cường quản lý nợ nước
ngoài là một trong những vấn đề được đặt ra trong công tác quản lý vay và trả
nợ nước ngoài trong thời gian
Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, ngành tài chính cần tạo
mọi điều kiện cho nhà đầu tư trong và ngoài nước xây dựng phát triển kinh tế,

lấy thước đo từ những quy tắc của WTO để xây dựng chính sách, phấn đấu đến
2010 đạt 500.000 doanh nghiệp. Tăng cường quản lý nợ nước ngoài là một
trong những vấn đề được đặt ra trong công tác quản lý vay và trả nợ nước ngoài
trong thời gian tới. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, dư nợ Chính phủ đến
9


31/12/2007 ước tính bằng 37,3 GDP; dư nợ nước ngoài của quốc gia bằng 31%
GDP.
Bộ Tài chính cũng cho rằng đây là mức nằm trong giới hạn an toàn đối với nền
tài chính quốc gia. Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ nghiên cứu để tiếp tục
phát hành trái phiếu quốc tế, tiếp tục bảo lãnh DN vay vốn nước ngoài, đi kèm
là những cơ chế quản lý đổi mới, chặt chẽ hơn.
- Ưu điểm từ việc thu ngân sách nhà nước từ các khoản vay nợ:
+ Nước ta thu rút được một nguồn vốn lớn bù cho ngân sách nhà nước để đầu
tư phát triển cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng,… Có vốn để thi công
đúng tiến độ.
+ Nguồn vốn nhà nước đi vay đã tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người lao
động, góp phần giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho người dân.
+ Tăng trưởng nền kinh tế; Sự ổn định về các mặt kinh tế - xã hội là yếu tố
quan trọng giúp nền kinh tế Việt Nam đạt được những thành tựu phát triển
trong thời gian qua và hiện nay nền kinh tế nước ta đang phát triển một cách ổn
định.
+ Đặc biệt nước ta đã có luật quản lý nợ công, lần đầu tiên pháp luật Việt Nam
ghi nhận một cách tổng thể các công cụ quản lý nợ công. Các công cụ quản lý
nợ công được xác định một cách rõ ràng bao gồm: Luật Quản lý nợ công, chiến
lược nợ dài hạn, chương trình quản lý nợ trung hạn, kế hoạch vay, trả nợ hàng
năm của Chính phủ. Các văn kiện này sẽ đưa ra các mục tiêu về vay nợ, các
giải pháp về huy động và sử dụng hiệu quả vốn vay, các hạn mức, ngưỡng giới
hạn vay cho từng thời kỳ nhằm đảm bảo tình trạng nợ công luôn ở mức an toàn;

- Những điểm hạn chế từ việc thu ngân sách nhà nước từ các khoản vay
nợ:
+ Nguồn ngân sách nhà từ việc vay nợ ngày càng tăng, việc trả nợ không đảm
bảo ngày càng tăng, món nợ của nhà nước ngày ngày lớn để laị cho thế hệ
tương lai món nợ khổng lồ hậu quả của việc này là rất khó lường trước có thể
dẫn đến khủng hoảng tài chính
10


+ Nợ nước ngoài quá nhiều sẽ gây áp lực lên chính sách tiền tệ, đặc biệt là từ
các khoản tài trợ ngoài nước. Nếu kỷ luật tài chính của Nhà nước lỏng lẻo,
khoản tiền nợ sẽ tỏ ra kém hiệu quả và tình trạng tham nhũng, lãng phí sẽ tràn
lan nếu thiếu cơ chế giám sát chặt chẽ việc sử dụng và quản lý nguồn thu từ
vay nợ.
+ Giải pháp trả nợ, phương án trả nợ của nhiều khoản vay vẫn chưa được đảm
bảo. Nhiều doanh nghiệp nhà nước làm ăn vẫn còn thua lỗ dẫn đến phá sản kéo
theo là một món nợ khổng lồ hàng nghìn tỷ ngân sách nhà nước phải gánh chịu
hậu quả.
+ Việc quản lý nợ công chưa thật sự hiệu quả, tính công khai minh bạch chưa
được công bố một cách rõ ràng. Việc sử dụng vốn vay như thế nào hầu như
người dân không biết.
2, Giải pháp hoàn thiện thu ngân sách nhà nước từ các khoản nợ vay.
- Trước hết, Chính phủ phải rà soát lại tất cả các dự án sử dụng vốn vay nợ,
nếu dự án nào không đem lại lợi ích kinh tế thì nên thay thế. Chính phủ nên
tính toán kỹ số tiền nợ hiện tại, trong các năm tới trả gốc và lãi bao nhiêu, thời
gian trả nợ, đặc biệt là lấy nguồn tiền ở đâu để trả? Lập kế hoạch, phương án
trả nợ cụ thể.
- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, chú trọng vào xuất khẩu, tích trữ ngoại
hối dài hạn. Ngoài ra, Quốc hội cần thành lập một ủy ban giám sát nợ công để
rà soát khả năng trả nợ và tiến độ trả nợ nước ngoài.

- Tăng cường quản lý, điều hành thu ngân sách nhà nước; tổ chức thu đúng, thu
đủ, thu kịp thời các khoản nợ vay theo chính sách, pháp luật thuế; xử lý cụ thể
các khoản thu nợ đọng thuế; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc kê
khai thuế của các tổ chức cá nhân nhằm phát hiện các trường hợp kê khai
không đúng, không đủ số thuế; thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị của Thủ tướng
Chính phủ, của Bộ Tài chính, Tỉnh ủy; UBND tỉnh về chống thất thu ngân sách
Nhà nước.
- Trong công tác quản lý nợ, các văn bản pháp lý ngày càng được hoàn thiện,
đồng bộ hơn và tiến gần đến các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, nhất là trong
lĩnh vực quản lý nợ nước ngoài. Chính phủ đã thực hiện nguyên tắc thống nhất
11


quản lý nợ Chính phủ, nợ quốc gia trên cơ sở phân công, xác định trách nhiệm
rõ ràng hơn giữa các cơ quan quản lý.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong
việc thu, chi các khoản vay nợ, tránh tình trạng tham nhũng, làm không đến nơi
đến chốn dẫn đến xẩy ra tình trạng thâm hụt ngân sách. Tăng cường kiểm tra,
giám sát, thanh tra, kiểm toán các khoản chi trong cân đối NSNN và các khoản
chi được quản lý qua NSNN; vay về cho vay lại; bảo lãnh vay của Chính phủ;
các khoản chi từ các quỹ tài chính Nhà nước; các khoản vay, tạm ứng của các
Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương. Tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các chế
tài xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về sử dụng NSNN.
- Về các quy định nợ của chính quyền địa phương, hiện cũng chưa cụ thể, cần
phải có quy định rõ hơn. Chẳng hạn, chính quyền địa phương không có khả
năng trả nợ hoặc trả nợ chậm so với yêu cầu sẽ được xử lý như thế nào, xử lý
chính quyền địa phương là xử lý ai? Chủ tịch tỉnh hay tập thể nào? Khi địa
phương không có đủ khả năng trả nợ thì Chính phủ có bảo lãnh cho chính
quyền địa phương hay không và bảo lãnh trong những điều kiện nào?
- Áp dụng hiệu quả, đúng đắn những quy định của pháp luật về ngân sách nhà

nước, tăng cương đổi mới quy trình thực hiện thu ngân sách từ các khoản vay
nợ
- Các khoản thu, chi từ vay nợ cần phải công khai minh bạch hóa cho người
dân để biết trên các phương tiện truyền thông trong nước, nước ngoài, từ các
khoản thu nhà nước đã sử dụng như thế nào? Để cho người dân cùng biết.

C. KẾT LUẬN
Pháp luật hiện hành đã quy định khá chi tiết về các khoản vay nợ và việc
chi ngân sách từ các khoản vay nợ, thực tiễn áp dụng trong nhiều năm qua các
khoản vay nợ đã góp phần tích cực cho việc phát triển cơ sở hạ tầng của đất
nước; trong đó vẫn còn một số bất cập trong việc sử dụng, quản lý nguồn vốn

12


này, vì vậy pháp luật cần phải quy định lại môt cách phù hợp hơn cho phù hợp
với sự phát triển của nền kinh tế xã hội hiện nay.

13



×