Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Khái quát chung về thực trạng giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.39 KB, 13 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Hoạt động thương mại ngày nay với sự hỗ trợ của nhiều yếu tố này càng phát
triển mạnh mẽ, tuy nhiên kéo theo đó là các tranh chấp thương mại cũng gia tăng.
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay, tồn tại 4 phương thức để giải quyết
tranh chấp thương mại cơ bản bao gồm: thương lượng, hòa giải, trọng tài thương
mại, tòa án. Ba hình thức thương lượng, hòa giải và trọng tài thương mại là các
phương thức giải quyết tranh chấp không mang ý chí quyền lực nhà nước. Trong
đó, trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp được khá phổ biến
trên thế giới, nhất là tại những nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Tại Việt
Nam, tuy mới được hình thành nhưng phương thức này cũng được khuyến khích sử
dụng trong một loạt các luật như Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Doanh
nghiệp, Bộ luật Hàng hải v.v… Vai trò của việc giải quyết tranh chấp thương mại
bằng trọng tài thương mại xuất phát từ những ưu điểm nổi bật của nó, đồng thời
bên cạnh đó, phương thức này không phải hoàn toàn không có nhược điểm. Cụ thể:
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Một số khái niệm liên quan:
+ Tranh chấp thương mại: có thể hiểu là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung
đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động
thương mại (Giáo trình Luật Thương Mại tập 2 - trang 432).
+ Trọng tài thương mại: Theo quy định tại khoản 1 điều 3 Luật trọng tài
thương mại 2010 thì “Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp
do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này”.
2. Khái quát về hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại:
Trọng tài thương mại tồn tại dưới hai hình thức đó là trọng tài vụ việc và
trọng tài thường trực.
Trọng tài vụ việc:
- Khái niệm: Trọng tài vụ việc là phương thức trọng tài do các bên tranh chấp
thỏa thuận thành lập để giải quyết vụ tranh chấp giữa các bên và trọng tài sẽ tự
chấm dứt tồn tại khi giải quyết xong vụ tranh chấp. Đây là hình thức trọng tài xuất
hiện sớm nhất, được sử dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới. Pháp luật của các
nước trên thế giới đều ghi nhận sự tồn tại của hình thức trọng tài này. Tuy nhiên


quy định của pháp luật các nước về hình thức trọng tài này cũng có sự khác nhau.
- Đặc trưng cơ bản của trọng tài vụ việc:
Thứ nhất trọng tài vụ việc chỉ được thành lập khi phát sinh tranh chấp và tự
chấm dứt hoạt động khi giải quyết xong tranh chấp.Tính chất vụ việc của trọng tài


được thể hiện ở chỗ trọng tài vụ việc được chỉ thành lập theo thỏa thuận của các
bên tranh chấp để giải quyết vụ tranh chấp cụ thể giữa các bên.
Thứ hai, trọng tài vụ việc không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều
hành và không có danh sách trọng tài viên riêng.Trọng tài viên được các bên chọn
hoặc được chỉ định có thể là người có tên trong hoặc ngoài danh sách trọng tài viên
của bất cứ trung tâm trọng tài nào.
Thứ ba, trọng tài vụ việc không có quy tắc tố tụng dành riêng cho mình. Trọng
tài vụ việc chỉ được các bên thành lập khi phát sinh tranh chấp nên quy tắc tố tụng
để giải quyết vụ tranh chấp phải được các bên thỏa thuận xây dựng.
Trọng tài thường trực:
Theo pháp luật Việt Nam trọng tài thường trực được tổ chức dưới dạng các
trung tâm trọng tài. Trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, có tư cách pháp
nhân, có con dấu, có tài khoản riêng và trụ sở giao dịch ổn định.
- Các trung tâm trọng tài có một số đặc trưng cơ bản:
+ Thứ nhất, các trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, không nằm
trong hệ thống các cơ quan nhà nước.Các trung tâm trọng tài được thành lập theo
sáng kiến của các trọng tài viên sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho
phép chứ không phải được thành lập bởi nhà nước. Hoạt động của trung tâm trọng
tài theo nguyên tắc tự trang trải mà không được cấp kinh phí hoạt động từ ngân
sách nhà nước.Trọng tài viên duy nhất hoặc hội đồng trọng tài không nhân danh
quyền lực nhà nước mà nhân danh người thứ ba độc lập ra phán quyết.
+ Thứ hai, các trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, tồn tại độc lập với
nhau:Trung tâm trọng tài là tổ chức thỏa mãn đầy đủ các điều kiện của pháp nhân,
gồm: được thành lập hợp pháp, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập với cá

nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó, nhân danh mình tham
gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập.Mỗi trung tâm trọng tài là một pháp
nhân, tồn tại độc lập và bình đẳng với các trung tâm trọng tài khác. Ngoài sự độc
lập, bình đẳng và quan hệ hợp tác (nếu có), giữa các trung tâm trọng tài không tồn
tại quan hệ phụ thuộc cấp trên cấp dưới như hệ thống các cơ quan tài phán nhà
nước. Sự khác biệt này về tổ chức của trọng tài thương mại so với hệ thống tổ chức
của tòa án dẫn đến tính đặc thù của tố tụng trọng tài trong việc áp dụng nguyên tắc
xét xử một lần.
+ Thứ ba, tổ chức và quản lý ở các trung tâm trọng tài rất đơn giản, gọn nhẹ.
Cơ cấu tổ chức của trung tâm trọng tài gồm có ban điều hành và các trọng tài viên
của trung tâm. Ban điều hành của trung tâm trọng tài gồm có chủ tịch, một hoặc các
phó chủ tịch trung tâm trọng tài và có thể có tổng thư kí trung tâm trọng tài cho chủ


tịch trọng tài cử. Bên cạnh ban điều hành, trung tâm trọng tài còn có các trọng tài
viên trong danh sách trọng tài viên của trung tâm trọng tài. Các trọng tài viên tham
gia vào việc giải quyết tranh chấp khi được chọn hoặc chi định.
+ Thứ tư, mỗi trung tâm trọng tài tự quyết định về lĩnh vực hoạt động và có
quy tắc tố tụng riêng. Mỗi trung tâm trọng tài tự xác định về lĩnh vực hoạt động của
mình tùy thuộc vào khả năng chuyên của đội ngũ trọng tài viên và được ghi rõ
trong điều lệ của trung tâm trọng tài. Trong quá trình hoạt động, các trung tâm
trọng tài có quyền mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi lĩnh vực hoạt động nhưng phải
được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Thứ năm, hoạt động xét xử của trung tâm trọng tài được tiến hành bởi các
trọng tài viên của trung tâm. Mỗi trung tâm trọng tài đều có danh sách riêng về
trọng tài viên của trung tâm. Việc chọn hoặc chỉ định trọng tài viên tham gia hội
đồng trọng tài hoặc trọng tài viên duy nhất để giải quyết vụ tranh chấp chỉ được
giới hạn trong danh sách trọng tài viên của trung tâm trọng tài. Vì vậy, hoạt động
xét xử của trung tâm trọng tài chỉ được tiến hành bởi các trọng tài viên của chính
trung tâm. Đặc điểm này có sự khác biệt so với giải quyết tranh chấp thương mại

trọng tài vụ việc.
3. Khái quát chung về thực trạng giải quyết tranh chấp thương mại bằng
trọng tài thương mại
Hình thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại là một
hình thức được áp dụng khá phổ biến trên thế giới đặc biệt đối với các tranh chấp
phát sinh trong thương mại quốc tế. Trọng tài không chỉ xét xử những tranh chấp
phát sinh giữa cá nhân với cá nhân, mà thậm chí cả những tranh chấp giữa cá nhân
với quốc gia hay quốc gia với quốc gia. Thực tiễn áp dụng các hình thức giải quyết
tranh chấp lựa chọn ở các nước trong khu vực và trên thế giới cho thấy việc khuyến
khích sử dụng Trọng tài trong giải quyết các loại tranh chấp đang là một xu thế tất
yếu. Ví dụ: trong năm 2007 Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore đã giải quyết
119 vụ tranh chấp, Hiệp hội Trọng tài Hoa Kỳ - 621 vụ, Toà án Trọng tài quốc tế
bên cạnh Phòng Thương mại quốc tế (ICC) - 599 vụ, Hội đồng Trọng tài thương
mại và Kinh tế Trung quốc - 1118 vụ, Trung tâm Trọng tài quốc tế Hồng Kông 448 vụ. Ở nhiều nước và khu vực lãnh thổ đều có quy định Toà án phải từ chối thụ
lý vụ tranh chấp nếu các bên đã có thoả thuận trọng tài. Thậm chí, ở Anh, Hồng
Kông, Ấn Độ, Ảrập-Sê út còn có quy định rằng, kể cả trong trường hợp không có
thoả thuận trọng tài thì các bên tranh chấp cũng phải đưa vụ việc ra Trọng tài trước,
nếu không, các bên phải có sự lý giải thoả đáng thì Toà án mới chấp nhận thụ lý vụ
tranh chấp.


Đặc biệt, trong xu thế hiện đại ngày nay, ngoài các tổ chức trọng tài lớn có thể giải
quyết các tranh chấp trong nhiều lĩnh vực, một số nước đã thành lập các tổ chức
trọng tài chuyên ngành, ví dụ, Uỷ ban trọng tài hàng hải Tôkyô (the Tokyo
Maritime Arbitration Commission - TOMAC) thực hiện chức năng trọng tài của Sở
giao dịch thuê tàu Nhật Bản (Japan Shipping Exchange) trong lĩnh vực vận chuyển
hàng hoá, đóng tàu, bảo hiểm hàng hải, trao đổi, môi giới mua bán tàu và các
phương tiện xa bờ và tài chính. Hiệp hội mua bán gạo và lúa mạch ở Luân-đôn (the
London-based Grain and Feed Trade Association - GAFTA) thực hiện dịch vụ
trọng tài mỗi năm xử khoảng 250 vụ liên quan đến mua bán gạo. Chỉ riêng tại châu

Âu đã có 6 nước có tổ chức giám sát tố tụng trọng tài cho tranh chấp liên quan tới
cà phê, các tổ chức này thường không nằm tại thủ đô các nước (ở Bỉ là Phòng trọng
tài cà phê Antwerp; ở Italia có Phòng trọng tài cà phê Italia ở Genoa và Phòng
trọng tài Trieste, v.v...).
Đối với Việt Nam, hiện nay hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
thương mại ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Theo báo cáo của trung tâm Trọng
tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
( VIAC) thì riêng trong năm 2004, Trung tâm này đã thụ lý 26 vụ kiện, tăng 85,7%
so với năm 2003 (14 vụ), tăng 62,5% so với năm 2002 (16 vụ), tăng 85,7% so với
năm 2001 (14 vụ)… Trong đó, số vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài là 18 vụ
(chiếm 69%), còn lại 8 vụ tranh chấp trong nước, kể cả tranh chấp trong công ty
liên doanh (chiếm 31%). Điểm đáng lưu ý là so với năm 2003 và các năm trước, số
vụ tranh chấp được đưa ra tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam đã có sự tăng
đều cả về các tranh chấp có yếu tố nước ngoài và tranh chấp trong nước. Số vụ
tranh chấp trong nước đã chiếm tới 31%, trong khi những năm trước con số này chỉ
khoảng dưới 10%. Những năm gần đây, các vụ việc trung tâm thụ lý không quá 30
vụ/ năm. Thống kê cho thấy, kể từ năm 2001 đến nay, trung bình Toà án Trọng tài
quốc tế của Phòng Thương mại quốc tế (ICC) đã thụ lý hơn 500 vụ việc mỗi năm.
Các tổ chức trọng tài quốc tế khác cũng tiếp nhận và giải quyết một số lượng vụ
việc tương đối lớn. Tại Việt Nam, tuy mới được hình thành, nhưng trọng tài cũng
được khuyến khích sử dụng trong một loạt các luật như Luật Thương mại, Luật
Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Bộ luật Hàng hải... Hiện nay, Việt Nam đã có Luật
Trọng tài thương mại 2010 là văn bản quy định khá chi tiết về trọng tài, trình tự
giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Tuy nhiên, theo như nhận định của Trung tâm
thì những con số trên vẫn không phải là nhiều nếu so với các nước trong khu vực,
chưa tương xứng với số lượng các giao dịch thương mại đang diễn ra tại Việt
Nam . Tại cuộc Hội thảo Quốc tế về Luật Trọng tài thương mại, ông Vũ Ánh


Dương - Phó Tổng Thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cho biết, mỗi

năm, Việt Nam có gần 1.500 vụ tranh chấp thương mại, song tình trạng chung là,
các tòa án kinh tế thì quá tải, còn các trọng tài thương mại thì “thất nghiệp”. Theo
thống kê của VIAC, trong năm 2007 TAND Thành phố Hà nội đã xử gần 9.000 vụ
án trong đó có khoảng 300 vụ tranh chấp kinh tế và TAND Tp. Hồ Chí Minh xử
gần 42.000 vụ án, trong đó có 1000 vụ tranh chấp kinh tế thì VIAC với tư cách là
tổ chức trọng tài lớn nhất Việt Nam cũng chỉ tiếp nhận 30 vụ tranh chấp trong năm
2007 và 58 vụ trong năm 2008. Trong khi mỗi thẩm phán ở Toà kinh tế Hà Nội
phải xử trên 30 vụ một năm, ở Toà kinh tế Tp. Hồ Chí Minh xử 50 vụ một năm thì
mỗi trọng tài viên của VIAC chỉ xử 0,25 vụ một năm. Đồng thời, hàng năm. chỉ có
2,5% tổng số các vụ tranh chấp thương mại được đưa ra VIAC. Các trung tâm
trọng tài thương mại khác trên thế giới mỗi năm thụ lý từ 500-900 vụ, gấp hàng
chục lần so với con số 30 vụ mỗi năm ở VIAC. Hiện nay, tới 80% các vụ tranh
chấp thương mại xảy ra là có yếu tố nước ngoài, trên 80% nội dung tranh chấp liên
quan đến các điều khoản trong hợp đồng mua bán, còn lại là các lĩnh vực như xây
dựng, công nghệ thông tin, phân phối, hợp tác kinh doanh.
Như vậy, thời gian qua mặc dù có tiến triển nhưng về cơ bản vẫn còn ít vụ
tranh chấp của doanh nghiệp được xử lý bằng con đường trọng tài. Nguyên nhân
chủ yếu là do chúng ta mới bước vào nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp chưa
nhận thức được tầm quan trọng cũng như vai trò của trọng tài thương mại. Đây là
một tổ chức phi chính phủ, trong khi đó, ở Việt Nam, người ta vẫn chưa tin tưởng
lắm vào các định chế xã hội ngoài Nhà nước. Tuy nhiên, có thể khẳng định trong
thời gian tới, các doanh nghiệp sẽ sử dụng trọng tài nhiều hơn để xử lý tranh chấp
thương mại. Bởi vì, càng hội nhập sâu với nền kinh tế quốc tế, doanh nghiệp càng
làm ăn nhiều hơn với các đối tác nước ngoài, mà những đối tác này đã có thói quen
lựa chọn trọng tài là cơ quan giải quyết tranh chấp.
4. Phân tích những ưu điểm và nhược điểm của việc giải quyết tranh
chấp thương mại bằng trọng tài thương mại:
4.1. Ưu điểm và nhược điểm của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
thương mại nói chung:
Ưu điểm:

Có rất nhiều lý do để các bên có thể lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp
bằng Trọng tài thương mại mà không muốn đưa vụ việc ra Tòa án sau khi không
thể giải quyết bằng việc thương lượng, hòa giải. So với phương thức giải quyết
bằng Trọng tài, việc đưa vụ việc ra Tòa án thực sự là giải pháp cuối cùng, mà các
bên phải cân nhắc khi biết những phức tạp thực tế từ việc giải quyết tranh chấp tại


Tòa án (như là thủ tục kéo dài với nhiều cấp xét xử, sự công khai trong quá trình
xét xử công khai và tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc cho các bên). Đồng thời khi
đó, quan hệ giao thương giữa các đối tác khó có thể gắn kết lại như lúc ban đầu.
Trong khi đó, với việc Chính phủ từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý và
sự tác động của cơ chế kinh tế thị trường đến các Trung tâm Trọng tài, về lý thuyết
sẽ mang lại các thuận lợi đó là: giải quyết tranh chấp nhanh chóng, chính xác, ít
ảnh hưởng đến bí mật và uy tín kinh doanh, chi phí thấp hơn Tòa án và việc không
đại diện cho quyền lực tư pháp nên rất thích hợp để giải quyết các tranh chấp có
yếu tố nước ngoài.Thực tế cho thấy, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương
mại có những ưu điểm vượt trội so với giải quyết tranh chấp tại toà án. Cụ thể
những ưu
điểm đó là:
 Đề cao ý chí tự do thoả thuận của các bên tranh chấp. Ngay từ đầu, sự thỏa
thuận của các bên là yêu cầu bắt buộc để vụ việc được giải quyết tại trọng tài, hay
nói cách khác, quyền hạn của hội đồng trọng tài trong các bên tranh chấp là do các
bên trao cho họ. Các bên thỏa thuận chọn trung tâm trọng tài nào và hình thức
trọng tài nào thì chỉ có trung tâm trọng tài và hình thức trọng tài đó có thẩm quyền
giải quyết. Việc lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
đảm bảo tối đa quyền tự do định đoạt trên nhiều phương diện trong quá trình giải
quyết. Khi xét xử, hình thức trọng tài thương mại cho phép các bên được sử dụng
kinh nghiệm của các chuyên gia và điều này được thể hiện ở quyền chọn Trọng tài
viên của các bên. Các bên có thể chọn một Hội đồng Trọng tài dựa trên trình độ,
năng lực, sự hiểu biết vững vàng của họ về pháp luật thương mại quốc tế, về các

lĩnh vực chuyên biệt như licensing, leasing, xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, sở
hữu trí tuệ, chứng khoán... Việc đảm bảo sự thỏa thuận của các bên được quy định
thành một trong những nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
được quy định tại Khoản 1, Điều 4, Luật trọng tài thương mại 2010 : “. Trọng tài
viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều
cấm và trái đạo đức xã hội.” Theo đó các bên tranh chấp có quyền thỏa thuận với
nhau về nhiều vấn đề liên quan đến thủ tục giải quyết mà trọng tài viên phải tôn
trọng, nếu không dẫn đến hậu quả là quyết định của hội đồng trọng tài sẽ bị tòa án
hủy theo yêu cầu của các bên. Các bên có quyền thỏa thuận địa điểm giải quyết vụ
tranh chấp. Chỉ khi không có thỏa thuận của các bên về địa điểm giải quyết thì hội
đồng trọng tài mới quyết định. Các bên còn có quyền thỏa thuận thời hạn thực hiện
các thủ tục cần thiết cho việc giải quyết. Các bên có quyền thỏa thuận thời gian mở
phiên họp giải quyết vụ tranh chấp. Chủ tịch hội đồng trọng tài chỉ có quyền quyết


định thời gian mở phiên họp giải quyết nếu các bên không có thỏa thuận khác. Chỉ
có trong tố tụng trọng tài- hình thức giải quyết tranh chấp do các bên lựa chọn, các
bên mới có quyền thỏa thuận nhiều vấn đề như vậy mà trọng tài viên bắt buộc phải
tuân theo. Việc thỏa thuận đặt ra rất hạn chế trong việc giải quyết tranh chấp bằng
tòa án. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 chỉ cho phép đương sự có quyền thỏa
thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn
( nếu nguyên đơn là cá nhân ) hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn ( nếu nguyên là cơ
quan, tổ chức) giải quyết những tranh chấp về kinh doanh, thương mại. Như vậy,
thẩm quyền của tòa án đã được pháp luật phân định theo những tiêu chí nhất định
mà các đương sự không được quyền thỏa thuận chọn tòa án, chỉ có nguyên đơn mới
có quyền chọn tòa án và chỉ trong những trường hợp được pháp luật quy định.
 Thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại đơn giản, không có nhiều công
đoạn tố tụng, nhanh, gọn, linh hoạt đáp ứng đòi hỏi hoạt động thương mại của các
bên có liên quan. Yêu cầu của việc giải quyết tranh chấp thương mại là nhanh
chóng, dứt điểm, tránh dây dưa kéo dài, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh,

do đó, thủ tục tố tụng quy định đơn giản, thuận tiện và linh hoạt là một trong
những ưu điểm nổi bật. Đối với trọng tài vụ việc, quy tắc tố tụng để giải quyết vụ
tranh chấp phải được các bên thỏa thuận xây dựng. Tuy nhiên, để tránh lãng phí
thời gian cũng như công sức đầu tư vào việc xây dựng quy tắc tố tụng, các bên
tranh chấp có thể thỏa thuận lựa chọn bất kỳ một quy tắc tố tụng phổ biến nào, mà
thông thường là quy tắc tố tụng của các trung tâm trọng tài có uy tín ở trong nước
và quốc tế. Đối với trọng tài thường trực, quy tắc tố tụng cũng là yếu tố tạo ra sự
hấp dẫn của mỗi trung tâm trọng tài trước các khách hàng. Do đó, mỗi trung tâm
trọng tài đều có quy tắc tố tụng riêng được xây dựng nhằm đảm bảo hoạt động tố
tụng của trung tâm nhanh gọn, đơn giản, thuận tiện và không trái với quy định của
pháp luật. Vì vậy, giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức trọng tài
thương mại thường được tiến hành nhanh chóng và dứt điểm. Với tư cách là một tổ
chức phi chính phủ, trọng tài thương mại không có cơ quan cấp trên nên phán quyết
của trọng tài có giá trị chung thẩm, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục
phúc thẩm như bản án sơ thẩm của tòa án và cũng không có thủ tục giám đốc thẩm,
tái thẩm. Tố tụng trọng tài chỉ có một trình tự giải quyết, tức là tranh chấp trọng tài
chỉ được giải quyết một lần tại trọng tài. Do đó, hoạt động xét xử của Trọng tài
được tiến hành liên tục nên tiết kiệm được thời gian, chi phí và tiền bạc cho doanh
nghiệp. Trong khi đó giải quyết tranh chấp bằng Tòa án thường rất khó đạt được
điều này bởi Tòa án phải giải quyết nhiều tranh chấp cùng một lúc, do đó tình trạng
án tồn đọng là điều không thể tránh khỏi. Hơn nữa, thủ tục giải quyết tranh chấp


trong kinh doanh, thương mại tại tòa án được quy định rất chặt chẽ, nghiêm ngặt,
với nhiều công đoạn, mất khá nhiều thời gian. Cụ thể gồm có: Thủ tục giải quyết vụ
án tại tòa án sơ thẩm bao gồm : khởi kiện và thụ lý vụ án, hòa giải và chuẩn bị xét
xử; phiên tòa sơ thẩm; thủ tục giải quyết vụ án tại cấp phúc thẩm; thủ tục xét lại
bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, bao gồm: thủ tục giám đốc thẩm và thủ
tục tái thẩm.
 Xuất phát từ tính trung lập, vô tư khách quan và tính chuyên nghiệp của

trọng tài viên. Với đặc thù là cơ chế giải quyết tranh chấp tư, thẩm quyền được
hình thành dựa trên thoả thuận của các bên, trọng tài luôn nhấn mạnh các tiêu chí
vô tư, khách quan và trình độ của các trọng tài viên. Theo quy định tại Điều 4, Luật
trọng tài thương mại năm 2010, các trọng tài viên có nghĩa vụ “vô tư, khách quan
trong việc giải quyết vụ tranh chấp”. , Điều 20 Luật trọng tài thương mại 2010 có
các quy định về tiêu chuẩn tối thiểu đối với Trọng tài viên nhằm hình thành ở nước
ta một đội ngũ trọng tài viên nòng cốt có năng lực, có tính chuyên nghiệp, có
chuyên môn và uy tín xã hội. Theo đó, cá nhân có năng lực hành vi dân sự, có trình
độ đại học trở lên và đã qua thực tế công tác từ năm năm trở lên có thể là trọng tài
viên. Đặc biệt, Luật dành cho các Trung tâm trọng tài quyền được đưa ra các tiêu
chuẩn cao hơn đối với các Trọng tài viên trong danh sách của mình. Trên thực tế,
để đảm bảo tính trung lập và khách quan, một số trung tâm trọng tài đã đưa ra một
số giới hạn về tiêu chí quốc tịch trọng tài viên. Theo quy tắc tố tụng của ICC, trọng
tài viên duy nhất hoặc Chủ tịch hội đồng trọng tài phải là người có quốc tịch khác
với quốc tịch của các bên tranh chấp (Điều 9 khoản 5). Đồng thời, các trọng tài
viên thường là người có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong một số lĩnh vực cụ
thể, ví dụ như bảo hiểm, tài chính, vận tải, xây dựng v.v... do đó, đối với những
tranh chấp chuyên ngành đòi hỏi người phân xử phải có kiến thức rộng và am hiểu
trong lĩnh vực đó thì việc giải quyết tranh chấp bằng trung tâm trọng tài sẽ được
chính xác và khách quan hơn.Mặt khác, Trọng tài viên là người theo vụ kiện từ đầu
đến cuối, vì vậy họ có điều kiện để nắm bắt và tìm hiểu thấu đáo các tình tiết của
vụ việc. Chính điều này có lợi ngay cả khi các bên luôn hòa giải hoặc giải quyết
tranh chấp thông qua đàm phán, trọng tài có thể hỗ trợ các bên đạt tới một thỏa
thuận, điều mà không phải khi nào cũng xảy ra ở Tòa án.
Tính bí mật: Theo quy định tại khoản 4 Điều 4, Luật trọng tài thương mại
2010 thì: “Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai,
trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”. Như vậy, khác với quy định của tòa
án đòi hỏi phải xét xử công khai thì việc giải quyết tranh chấp bằng phương thức
trọng tài thương mại quy định được xử kín. Hầu hết các quy định pháp luật về



Trọng tài của các quốc gia đều thừa nhận nguyên tắc trọng tài xử kín nếu các bên
không có thỏa thuận khác. Đây là một ưu điểm quan trọng bởi các doanh nghiệp
không muốn các chi tiết của vụ tranh chấp bị đem ra công khai trước Tòa án, điều
mà các doanh nghiệp luôn coi là tối kỵ trong hoạt động kinh doanh của mình. Vì
trong quá trình kinh doanh, bí quyết kinh doanh là yếu tố quan trọng nhất là những
lĩnh vực sở hữu trí tuệ, công nghệ cao, nếu giải quyết tại tòa án sẽ có nguy cơ bị lộ
bí mật. Đồng thời nội dung tranh chấp và danh tính của các bên được giữ kín, đáp
ứng nhu cầu tin cậy trong quan hệ thương mại. Điều đó, có ý nghĩa lớn trong điều
kiện cạnh tranh khốc liệt trên thương trường.
 Quyết định trọng tài được thực hiện ngay, đáp ứng yêu cầu khôi phục
nhanh những tổn thất về tiền, hàng trong kinh doanh thương mại. Quyết định trọng
tài là quyết định cuối cùng và có hiệu lực pháp luật, như bản án của toà án. Tuy
nhiên, tuy là chung thẩm, nhưng tố tụng trọng tài không đặt vấn đề cưỡng chế thi
hành, nên bên đương sự nào không chấp nhận phán quyết của trọng tài thì vẫn có
thể kiện ra toà kinh tế theo thủ tục giải quyết các vụ án. Do đó, tạo điều kiện để
đảm bảo tốt các quyền lợi cho các bên trong vụ tranh chấp.
 Việc đánh giá và sử dụng nguồn chứng cứ tại các cơ quan trọng tài rộng
hơn, tự do hơn, mang tính xã hội hơn, tạo điều kiện cho các bên làm sáng tỏ những
vấn đề nhạy cảm. Trong khi đó, toà án áp dụng các chứng cứ để tố tụng bị ràng
buộc hơn về mặt pháp lý, làm cho các bên tham gia tố tụng không có cơ hội làm
sáng tỏ hết được nhiều vấn đề khúc mắc, không thể hiện trên các chứng cứ “pháp
lý”.
 Việc thắng, thua trong tố tụng tại trọng tài kinh tế vẫn giữ được mối hoà
khí lâu dài giữa các bên tranh chấp. Đây là điều kiện không làm mất đi quan hệ
hợp tác kinh doanh giữa các đối tác. Bởi lẽ tố tụng tại trọng tài là tự nguyện; việc
xét xử tranh chấp bằng Trọng tài trên thực tế đã làm giảm đáng kể mức độ xung
đột, căng thẳng của những bất đồng bởi nó diễn ra trong một không gian kín, nhẹ
nhàng, mang nặng tính trao đối đề tìm ra sự thật khách quan của vụ/việc. Đó chính
là những yếu tố tạo điều kiện để các bên duy trì được quan hệ đối tác, quan hệ thiện

chí đối với nhau. Hơn nữa, sự tự nguyện thi hành quyết định của một bên sẽ làm
cho bên kia có sự tin tưởng tốt hơn trong quan hệ làm ăn có thể diễn ra trong tương
lai.
 Sự công nhận quốc tế: Đây là một ưu thế quan trọng đối với các quyết định
trọng tài có yếu tố nước ngoài. Thông qua một loạt các công ước quốc tế và đặc
biệt Công ước Niu-oóc năm 1958 về Công nhận và thi hành các quyết định trọng
tài nước ngoài, các quyết định trọng tài sẽ được công nhận và thi hành tại 142 quốc


gia, lãnh thổ trên thế giới. Đây là một thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi
đưa các vụ tranh chấp thương mại cho trọng tài xử lý, bởi trong thời gian qua có
đến 60% các vụ tranh chấp thương mại của doanh nghiệp Việt Nam đều có yếu tố
quốc tế.
 Nhược điểm:
Từ sự phân tích các ưu điểm của hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
thương mại, ta có thể đánh giá đây là một con đường giải quyết tranh chấp thương
mại rất hiệu quả so với các hình thức khác. Tuy nhiên trên thực tế, không phải bất
kỳ tranh chấp nào trong lĩnh vực thương mại các bên chủ thể đều thỏa thuận để giải
quyết bằng trọng tài thương mại; thậm chí, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn e
ngại, thiếu niềm tin trong việc sử dụng hình thức này và có tâm lý cứ tranh chấp là
tìm tới tòa án. Thực tế này bắt nguồn từ chính các nhược điểm mà phương thức giải
quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại bộc lộ. Cụ thể:
 Thứ nhất, theo quy định tại pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 thì trọng
tài kinh tế không có quyền ra lệnh kê biên khẩn cấp tạm thời đối với tài sản là đối
tượng tranh chấp. Việc kê biên chỉ có thể được thực hiện thông qua toà án trên cơ
sở yêu cầu của các bên.Cụ thể: trong quá trình hội đồng trọng tài giải quyết vụ
tranh chấp, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì các bên có
quyền làm đơn đến cơ quan tòa án cấp tỉnh nơi hội đồng trọng tài thụ lý giải quyết
vụ tranh chấp yêu cầu áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời. Bên
có đơn yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có bằng chứng chứng

minh việc áp dụng các biện pháp đó là cần thiết và phải chịu trách nhiệm về yêu
cầu của mình. Như vậy, quá trình kê biên theo trình tự này có thể kéo dài, không
đảm bảo phong tỏa tài sản kịp thời để phòng ngừa việc tẩu tán tài sản. Tuy nhiên,
trong quy định tại Điều 48, 49 của Luật trọng tài thương mại thì các bên tranh chấp
có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài hoặc Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời theo quy định của Luật này và các quy định của pháp luật có liên quan. Như
vậy, theo quy định mới của pháp luật thì nhược điểm trên của việc giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài thương mại hiện nay đã được giải quyết. Tuy nhiên, trước khi
có luật trọng tài thương mại năm 2010 thì đây cũng là một trong những yếu tố
khiến các bên tranh chấp còn e ngại.
 Thứ hai, phán quyết của trọng tài, tuy là chung thẩm, nhưng bên không
đồng ý với quyết định của trọng tài có quyền làm đơn gửi tòa án cấp tỉnh nơi hội
đồng trọng tài đã ra quyết định trọng tài yêu cầu hủy quyết định trọng. Trên cơ sở
đơn yêu cầu đó, Tòa án có quyền ra quyết định hủy hoặc không hủy quyết định
trọng tài. Do đó, phán quyết của trọng tài nhiều lúc làm cho bên “thắng kiện”


không yên tâm. Điều này dẫn đến thực trạng nhiều khi các bên trong tranh chấp
quyết định đến thẳng tòa án để giải quyết thay vì tìm tới trọng tài thương mại.
 Thứ ba, sự thành công của quá trình giải quyết tranh chấp chủ yếu phụ
thuộc vào thái độ thiện chí và hợp tác của các bên tranh chấp; việc thực thi các kết
quả đạt được trong quá trình giải quyết tranh chấp hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự
nguyện thi hành của bên có nghĩa vụ phải thi hành. Phương thức giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài có cơ chế pháp lý đảm bảo thi hành nhưng việc thực thi thường
phức tạp, tốn kém.
4.2. Ưu điểm và nhược điểm của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
thương mại trong từng hình thức trọng tài cụ thể:
 Hình thức trọng tài vụ việc (trọng tài adhoc):
Ưu điểm:
+ Ưu điểm cơ bản của hình thức Trọng tài vụ việc đó là quyền tự định đoạt

của các bên là rất lớn. Thủ tục giải quyết của Trọng tài vụ việc hoàn toàn do các
bên tự thỏa thuận cho riêng họ và các Trọng tài viên phải tuân theo. Điều này đòi
hỏi sự hợp tác của các bên để thực hiện một cách đầy đủ và hiệu quả vì các bên
phải thỏa thuận chi tiết về việc tiến hành quá trình tố tụng.
+ Bên cạnh đó, việc tiến hành Trọng tài vụ việc có chi phí thấp và thời gian
giải quyết nhanh. Với việc lựa chọn hình thức trọng tài này, các bên sẽ không phải
trả thêm các khoản chi phí hành chính cho các trung tâm trọng tài. Ví dụ, theo Quy
tắc tố tụng của Tòa án Trọng tài quốc tế ICC, khi nộp đơn kiện, Nguyên đơn phải
nộp một khoản phí đăng ký là 2.500 USD và khoản phí này sẽ không được hoàn lại
trong bất kỳ điều kiện nào. Mức phí hành chính tối đa mà ICC yêu cầu các bên phải
nộp có thể lên tới 75.800 USD. Theo Quy tắc Tố tụng của Viện Trọng tài
Stockhoml Thụy Điển, khi nộp đơn kiện, Nguyên đơn cũng phải nộp một khoản phí
đăng ký là 1.500 Euro và khoản phí này sẽ không được hoàn lại trong bất kỳ trường
hợp nào.
+ Quyền lựa chọn trọng tài viên của các bên đương sự không bị giới hạn bởi
danh sách trọng tài viên sẵn có như hình thức trọng tài thường trực mà có thể lựa
chọn bất kì trọng tài viên nào trong và ngoài danh sách trọng tài viên của bất kì
trung tâm trọng tài nào.
+ Ngoài ra, đối với Trọng tài vụ việc, các bên có thể thỏa thuận bỏ qua một số
thủ tục tố tụng không cần thiết để rút ngắn thời gian giải quyết vụ tranh chấp.
Nhược điểm:
- Nhược điểm lớn nhất của Trọng tài vụ việc đó là phải phụ thuộc hoàn toàn
vào thiện chí của các bên. Nếu một bên không có thiện chí, quá trình tố tụng sẽ


luôn có nguy cơ bị trì hoãn, và nhiều khi không thể thành lập được Hội đồng Trọng
tài bởi vì không có quy tắc tố tụng nào được áp dụng.
-Trong Trọng tài vụ việc, không có tổ chức nào giám sát việc tiến hành trọng tài
và giám sát các Trọng tài viên. Vì vậy, kết quả phần lớn phụ thuộc vào việc tiến
hành tố tụng và khả năng kiểm soát quá trình tố tụng của các Trọng tài viên. Cả

Trọng tài viên và các bên sẽ không có cơ hội nhận được sự ủng hộ và trợ giúp đặc
biệt từ một tổ chức trọng tài thường trực trong trường hợp phát sinh sự kiện không
dự kiến trước và trong trường hợp các Trọng tài viên không thể giải quyết được vụ
việc. Sự hỗ trợ duy nhất mà các bên có thể nhận được là từ các Tòa án.
Do vậy, chỉ khi có tồn tại một Hội đồng Trọng tài và một quy tắc tố tụng cụ
thể được xác lập thì quá trình tố tụng mới có thể tiến hành được suôn sẻ như Trọng
tài quy chế trong trường hợp một bên từ chối không tham gia vào quá trình tố tụng.
 Hình thức trọng tài thường trực:
Ưu điểm:
Việc quy định chi tiết các thủ tục tố tụng khi bắt đầu cho đến khi kết thúc là
thuận lợi lớn nhất của Trọng tài thường trực. Chẳng hạn, khi các bên thỏa thuận
trọng tài sẽ được tiến hành bởi một Hội đồng Trọng tài gồm ba Trọng tài viên
nhưng Bị đơn lại không tiến hành chỉ định Trọng tài viên. Trong trường hợp đó,
quy tắc tố tụng trọng tài sẽ quy định cụ thể về việc chỉ định Trọng tài viên cho bị
đơn. Theo Quy tắc tố tụng trọng tài của VIAC, nếu Bị đơn không tiến hành chỉ định
Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu chỉ định Trọng
tài viên thì Chủ tịch Trung tâm sẽ chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn.
Ngoài ra, các quy tắc tố tụng của các tổ chức trọng tài thường quy định rất chi
tiết về các bước của quá trình tố tụng, đảm bảo trong mọi trường hợp tranh chấp sẽ
được giải quyết, không phụ thuộc vào việc một bên có tham gia vào quá trình tố
tụng trọng tài hay không. Theo Quy tắc của ICC: “Nếu một trong các bên, mặc dù
đã được thông báo hợp lệ, nhưng không tham dự, thì Trọng tài viên, nếu thấy rằng
việc gửi thông báo đã được tiến hành hợp lệ mà bên nhận được thông báo vắng
mặt không có lý do chính đáng, thì trọng tài vẫn có quyền tiếp tục các bước tố
tụng, và quá trình tố tụng tố vẫn được coi là được tiến hành với sự có mặt của các
bên”. Như vậy, trong trường hợp một bên không có thiện chí tham gia tố tụng trọng
tài thì các quy định trên là rất cần thiết.
Ưu điểm thứ hai đó là hầu hết các tổ chức trọng tài đều có những chuyên gia
được đào tạo tốt để hỗ trợ quá trình trọng tài. Các chuyên viên này sẽ đảm bảo Hội
đồng Trọng tài sẽ được thành lập, các khoản phí trọng tài sẽ được nộp đủ, đôn đốc



đúng thời hạn và nói chung sẽ đảm bảo quá trình tố tụng được diễn ra phù hợp
trong phạm vi tối đa có thể.
Điển hình trong việc hỗ trợ và giám sát quá trình tố tụng trọng tài đó là Tòa án
Trọng tài của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC), giám sát toàn bộ tố tụng trọng tài
từ lúc thông báo cho Bị đơn về yêu cầu trọng tài của Nguyên đơn cho đến lúc gửi
quyết định trọng tài cho các bên. Đặc biệt, theo Điều 27 Quy tắc tố tụng của ICC,
Hội đồng Trọng tài không được ban hành quyết định trọng tài khi chưa được ICC
phê chuẩn về hình thức của quyết định. Đây là quy định rất quan trọng, về nguyên
tắc vẫn đảm bảo quyền tự quyết của các Hội đồng Trọng tài. Tuy nhiên, sự xem xét
của ICC nhằm mục đích hạn chế tối đa các sai sót về mặt hình thức, giảm thiểu
nguy cơ quyết định trọng tài bị tuyên hủy.
Nếu quá trình tố tụng không được giám sát theo cách thức trên, các Hội đồng
Trọng tài sẽ phải tự đảm nhận các trách nhiệm này. Quá trình tố tụng sẽ có nguy cơ
bị gián đoạn, kéo dài hoặc không thể tiến hành được theo đúng quy định mà các
bên đã thỏa thuận hoặc quy định của quy tắc tố tụng.
Nhược điểm:
Nhược điểm lớn nhất của Trọng tài quy chế đó là tốn kém nhiều chi phí. Rõ
ràng giải quyết tranh chấp tại Trọng tài quy chế, ngoài việc phải trả chi phí thù lao
cho các Trọng tài viên, các bên còn phải trả thêm các chi phí hành chính để nhận
được sự hỗ trợ của các trung tâm trọng tài.
Nhược điểm thứ hai của Trọng tài quy chế đó là nhiều khi quá trình tố tụng bị
kéo dài mà Hội đồng Trọng tài các các bên bắt buộc phải tuân thủ vì phải tuân theo
các thời hạn theo quy định của Quy tắc tố tụng.
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
Như vậy, có thể thấy hiện nay, giải quyết tranh chấp bằng hình thức trọng tài
đang ngày càng phổ biến và phát huy vai trò của mình trong thực tiễn. Khi Luật
Trọng tài Thương mại được ban hành năm 2010 để điều chỉnh và quy định chi tiết
hơn về vấn đề này, tạo điều kiện hơn nữa cho các thương nhân có hành lang pháp

lý thuận lợi trong việc giải quyết tranh chấp, đảm bảo an toàn trong hoạt động
thương mại.



×