Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Vi phạm pháp luậttrong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay – nguyên nhân và giải pháp phòng chống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.18 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
B.NỘI DUNG
1.Thực trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở nước
ta hiện nay.
2. Nguyên nhân của việc vi phạm luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
3.Giai pháp phòng chống.

C.KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1


A. MỞ ĐẦU
Trong thời buổi kinh tế thị trường, công nghệ thông tin bùng nổ do vậy
việc quản lí nhân dân trong việc chấp hành pháp luật ngày càng trở nên khó khăn.
Hàng ngày các phương tiện thông tin đại chúng liên tục cập nhật, phản ánh tình
hình vi phạm vi phạm pháp luật diễn ra ở trên nhiều phương diện đời sống, đặc biệt
nổi lên là việc vi phạm luật giao thông đường bộ xảy ra”như cơm bữa”đang trở
thành vấn nạn rất nan giải trong xã hội.Như vậy, khi thực hiện quản lí bất kì lĩnh
vực xã hội cụ thể nào Nhà Nước đều phải dùng pháp luật như một công cụ phổ
biến và hữu hiệu nhất. Trong quản lí lĩnh vực giao thông nói chung và giao thông
đường bộ nói riêng thì lại càng phải tuân thủ theo nguyên tắc pháp trị do hiến pháp
quy định.Để làm sáng tỏ điều trên em xin chọn đề số 6: “Vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay – nguyên nhân và
giải pháp phòng chống”.Bài làm của em còn nhiều thiếu sót mong các thầy cô
giúp đỡ để bài lần sau em được tốt hơn.


B. NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG VI PHẠM LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY
Hoạt động giao thông vận tải là huyết mạch kinh tế của mỗi quốc gia. Nó
phản ánh trình độ phát triển xã hội ở mức độ đáp ứng những nhu cầu kinh tế,xã
hội, văn hóa, đi lại, sinh hoạt của các tầng lớp dân cư. Trong đó giao thông đường
bộ luôn là mảng quan trọng nhất, xét trên tất cả mọi phương diện. Sinh thời Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “giao thông là mạch máu của mọi việc,giao thông tắc
thì việc gì cũng khó, giao thông tốt thì vệc gì cũng dễ dàng”. Hiện nay giao thông
đường bộ chiếm tỉ trọng lưu thông hàng hóa, phương tiện, đối tượng tham gia giao
thông lớn nhất, chi phí cho giao thông đường bộ cũng lớn nhất, lâu dài và ổn định
nhất, nhu cầu giao thông cũng to lớn liên quan đến mọi tầng lớp nhân dân, chủ thể
2


tham gia giao thông đông đảo nhất.Như vậy, giao thông đường bộ có vị trí vô cùng
quạn trọng và đang được Nhà Nước quan tâm và đầu tư.
Hiện nay, vi phạm pháp luật dang diễn ra vô cùng phổ biến mà đặc biệt
trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Trước hết, ta phải hiểu vi phạm pháp luật là
gì? Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có năng lực
trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Vậy khi nhìn vào thực tế ở Việt Nam tình trạng giao thông đường bộ diễn biến
phức tạp, số người chết vì tai nạn giao thông vẫn ở mức cao.Theo số liệu thống kê
công bố năm 2011 cả nước xảy ra trên 10.400 vụ tai nạn giao thông, làm chết gần
9000 người, bị thương 8000 người. So với năm trước số người chết giảm và số vụ
tai nạn giao thông giảm nhẹ.Tuy nhiên, số người bị thương lại tăng lên.Các vụ tai
nạn dẫn đến chết người xảy ra trên các tuyến quốc lộ có chiều hướng gia tăng.Qua
một năm phối hợp, Tổng cục Đường bộ và Tỏng cục cảnh sát quản lí hành chính về
trật tự xã hội đã huy động cán bộ , chiến sĩ tuần tra, kiểm soát và đã lập biên bản
xử lí gần 460.000 vụ vi phạm về an toàn giao thông. Giao thông đường bộ với số

tiền trên 153 tỷ đồng. Nhờ vậy, nhiều tuyến đường đã giảm số người vi phạm và số
vụ tai nạn giao thông. Hai đơn vị này cũng đã phối hợp xóa nhiều điểm đen vầ tai
nạn giao thông, đặc biệt trên các tuyến quốc lộ, xóa bỏ nhiều tuyến đường nhánh
đấu nối trái phép.
Hơn nữa, vi phạm luật giao thông đường bộ diễn ra hầu hết tại các tỉnh,
thành phố trong cả nước nhưng tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn đặc biệt
trong đó là khu vực thủ đô Hà Nội nơi có số lượng người và phương tiện tham gia
đông nhất cả nước.Theo số liệu thống kê cho thấy 8 tháng qua Hà Nội xả ra 439 vụ
tai nạn giao thông làm chết 356 người, 210 người bị thương mà hầu hết ác vụ tai
nạn này xảy ra trên các tuyến đường ở ngoại thành điển hình là đường Phạm Hùng,
Phạm Văn Đồng…đi qua địa bàn huyện Từ Liêm, quốc lộ 1A qua Hoàng Mai,
3


Thanh Trì…Lí do đó là do phương tiện đông, hạ tầng còn nhiều hạn chế. Theo báo
cáo trên để thấy được vi phạm luật giao thông đường bộ đang là vấn đề nóng của
xã hội hiện nay đã gây nhiều bức xúc và dư luận trong đại bộ phận nhân dân và là
yêu cầu cấp bách cho những nhà quản lí để xây dựng nền giao thông văn minh.
Đáng buồn hơn khi 9 tháng đầu năm 2012, lực lượng cảnh sát giao thông
đường bộ toàn quốc đã kiểm tra lập biên bản gần 5,2 triệu trường hợp vi phạm trật
tự an toàn giao thông, kho bạc Nhà Nước thu 1.668.4.tỷ đồng ,tạm giữ 19.091 xe
oto, 467.865 xe mô tô. Nguy hiểm hơn khi theo báo cáo của đội cảnh sát giao
thông số 1 công an thành phố Hà Nội xử lý 1050 trường hợp vi phạm, tạm giữ 146
xe máy trong đó số vụ vi phạm của thanh thiếu niên chiếm tới 75%, có 30 trường
hợp học sinh phổ thông bị thu phương tiện.Song song với việc thực hiện nghiêm
luật giao thông đường bộ thì không ít thanh niên vẫn ngang nhiên phóng xe không
đội mũ bảo hiểm, lạng lách, đánh võng, đi ngược chiều, vượt đèn đỏ đặc biệt là đã
sử dụn rượu bia khi tham gia giao thông. Cá biệt có trường hợp đã gây ra tai nạn
lại còn bỏ trốn không đưa người bị nạn đến bệnh viện mà còn đổ vây trách nhiệm
cho người bị nạn.Đa số thanh thiếu niên chưa nhận thức đúng đắn các quy định của

pháp luật về giao thông, nhiều khi coi thường pháp luật chỉ “tỏ ra” chấp hành tốt
khi có lực lượng cảnh sát giao thông.Hoặc “đôi khi, biết luật mà vẫn cố tình vi
phạm” làm theo suy nghĩ độc đoán của mình sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng.Theo
đánh giá thì văn hóa giao thông trong giới trẻ hiện nay vô cùng kém thiếu ý thức tự
giác, tình trạng”nhờn luật”diễn ra tràn lan trên khắp đường phố Việt Nam. Đó là
một lỗ thủng lớn trong hệ thống giao thông hiện nay.

II. NGUYÊN NHÂN

4


Thứ nhất, do người điều khiển phương tiện: không tuân thủ pháp luật một
cách nghiêm ngặt và tự giác. Đây là yếu tố chính dẫn đến tai nạn ngày càng gia
tăng. Theo thống kê cho thấy chỉ khoảng 48% người điều khiển phương tiện (xe
máy)có giấy phép hợp lệ. Trong số đó tôi thiết nghĩ phần lớn không nắm chắc luật
lệ giao thông một cách kỹ lưỡng , bởi những tiêu cực trong cấp phát bằng còn
nhiều phổ biến.Tiếp theo, do phương tiện giao thông không qua kiểm định an toàn
hàng năm. Xe cộ ở Việt Nam chỉ bị kiểm định một lần khi làm thủ tục đăng kí mà
thôi.
Thứ hai, do cơ sở hạ tầng là một lĩnh vực lớn đòi hỏi cần rất nhiều vốn đầu
tư song thực tế cho thấy cơ sở hạ tầng ở Việt Nam còn rất nhiều hạn chế như: lòng
đường hẹp, nhiều hố lớn giữa đường…cũng đã gây ra một phần nhỏ tai nạn giao
thông .
Thứ ba, yếu tố cảnh sát giao thông: cảnh sát giao thông là người cầm cân
nảy mực đối với giao thông và người chấp hành luật pháp nhiều nhất, theo luật thì
mọi người đều có quyền bình đẳng và tất cả những người lái xe trên đường đều
bình đẳng như nhau.Cảnh sát và cứu hỏa chỉ được quyền vượt qua những phạm vi
đó khi có tín hiệu phát ra( còi rú liên tục hoặc đèn nháy liên tục).Thế nhưng không
ít cảnh sát giao thông Việt nam vi phạm những khuôn khổ giao thông bất cứ lúc

nào,ví dụ một cảnh sát vượt quá tốc độ cho phép nhưng không hề rú còi(anh ta đã
phạm luật). Ngoài ra, cảnh sát giao thông không đưa ra hình phạt chặt chẽ.Điều
này cũng là thủ phạm gây ra việc vi phạm giao thông một cách gián tiếp.

Thứ tư, theo phân tích các hành vi vi phạm của người tham gia giao thông
chủ yếu là các nguyên nhân chủ quan như:vi phạm tốc độ, chở quá tải, tránh vượt
sai, sử dụng rượu bia…..Thực tế nhiều nơi, ý thức tự giác chấp hành luật của người
5


tham gia giao thông chưa cao,có cảnh sát thì người tham gia giao thông chấp hành
nghiêm vì sợ bị phạt, không có cảnh sát thì ngang nhiên làm liều lách luật. Đây là
nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến việc vi phạm giao thông tràn lan trong xã hội
gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
III. GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG
Một là, tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đào tạo và cấp
bằng lái xe oto, moto, xe gắn máy.Do đó, một số đối tượng tuy có bằng lái xe song
kỹ năng lái xe và kiến thức về luật giao thông đường bộ còn nhiều hạn chế khi điều
khiển phương tiện giao thông không chấp hành đúng luật, phóng nhanh vượt ẩu ,
khả năng xử trí kém dẫn đến tai nạn giao thông.Ngoài ra, nên quy định tiêu chuẩn
phù hợp đối với người điều khiển phương tiện siêu trường, siêu trọng và xe chở
khách. Theo đó, khi đào tạo và cấp bằng với các loại xe trên cần quy định về độ
tuổi giới tính, đặc điểm về sức khỏe…
Hai là,cần nâng cao ý thức chấp hành giao thông cho nhân dân, thiếu
tướng Nguyễn Văn Tuyên cho biết, qua hai năm thực hiện Nghị định số
34/2010/NĐ-CP của chính phủ đã góp phần quan trọng vào việc thiết lập trật tự kỉ
cương trong lĩnh vực giao thông đường bộ và phát huy tác dụng răn đe ngăn chặn
các hành vi vi phạm, nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham
gia giao thông , kiềm chế tai nạn xảy ra.Nhà nước cần tăng cường mạnh mẽ các
chiến dịch truyền thông và cưỡng chế để phát huy tính tự chủ tự giác cho người

tham gia giao thông ,từng bước hình thành văn hóa giao thông trong công đồng
dân cư,tuần tra xử lí mạnh các trường hợp vi phạm. Theo Nghị định 71 sửa đổi bổ
sung thì nâng mức tiền phạt lên gấp 1,5 đến 2 lần đối với một số hành vi vi phạm
luật giao thông nhằm xây dựng nền giao thông lành mạnh.

6


Ba là, giám sát chặt chẽ công tác xây dựng sửa chữa nâng cấp các công
trình cầu-đường giao thông thực tế cho thấy rằng , chất lượng hạ tầng giao thông
của Việt Nam hiện nay còn rất nhiều bất cập đó là nguyên nhân gián tiếp gây ra tai
nạn giao thông.Vì vậy Nhà Nước cần tăng cường kiểm tra, đánh giá và điều động
mọi nguồn nhân lực để phát triển hệ thống giao thông .Song song vói việc triển khi
nhiều biện pháp đồng bộ thì tiếp tucjxacs định các điểm đen về tai nạn giao thông
để có ác biện pháp xử lý, hạn chế thấp nhất nguy cơ gây tai nạn , nâng cao hiệu lực
quản lí Nhà Nước.
Thứ tư, nhân dân có quyền giám sát, phát hiện cảnh sát giao thông vi
phạm, về phía cảnh sát giao thông làn nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông,
Bộ công an đã có chỉ thị tăng cường công tác kiểm tra, ngăn chặn chấn chỉnh và xử
lí vi phạm và các biểu hiện tiêu cực trong khi làm nhiệm vụ.Lực lượng cảnh sát
giao thông hoạt động công khai có sự giám sát của nhân dân, khi phát hiện cảnh
sát giao thông có thái độ không đúng mực làm sai quy trình hoặc có biểu hiện tiêu
cực thì nhân đân có quyền phản ánh với các cơ quan chức năng để kịp thời chấn
chỉnh theo quy định của pháp luật góp phần xây dựng giao thông việt nam trong
sạch, vững mạnh.
Hơn thế Nhà Nước cần có chiến lược vĩ mô, có chiến lược một cách khoa
học và đúng đắn phù hợp với khả năng thực hiện của nhân dân,mang lại cho cộng
đồng an toàn hơn.
C. KẾT LUẬN
Qua phân tích trên, ta thấy một phần toàn cảnh của bức tranh giao thông

đường bộ Việt Nam.Trước mắt, xây dựng văn hóa giao thông là một quá trình lâu
dài, đòi hỏi sự kiên trì và nhiều sáng tạo, trong đó biện pháp căn bản vẫn là sử
dụng pháp luật vì nó phù hợp với xu thế xây dựng một xã hội thượng tôn pháp
7


luật.Tuy nhiên xây dựng khung pháp luật trong lĩnh vực giao thông không khó
bằng việc xây dựng văn hóa thực thi luật giao thông và đó là khâu then chốt trong
quá trình xây dựng văn hóa giao thông ở Việt Nam.Vì vậy mỗi người hãy tự giác
chấp hành luật an toàn giao thông để không cần phải sử dụng đến khẩu hiệu tuyên
truyền”an toàn là bạn tai nạn là thù”.

8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn ôn tập môn lý luận nhà nước và pháp luật,PGS.TS.Nguyễn Thị
Hồi(chủ biên)
2. Bản in bài viết “ý thức chấp hành giao thông là gốc”(Báo điện tử chính phủ
Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam – Tổng biên tập Phạm Việt
Dũng)
3. Tác phẩm”trật tự an toàn giao thông đương bộ - thực trạng và giải pháp” của
tác giả Trần Văn Luyện, Trần Sơn, Nguyễn Văn Chính, do Nhà xuất bản
chính trị Quốc gia phát hành năm 2003.
4. />
9


Sinh viên đèo ba trên đường không đội mũ bảo hiểm


Vụ gây tai nạn kinh hoàng cho người dân
10


11



×