MỤC LỤC Trang
LỜI NÓI ĐẦU …………………………………………………….2
NỘI DUNG
I. Khái quát chung
1. Khái niệm về thừa kế và quyền thừa kế………………………….2
2. Một vài nét về thừa kế quyền sử dụng đất ở……………………..3
II. Ba vụ việc có tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất ở.
1. Tranh chấp di sản thừa kế nhà và đất ở giữa bà Đinh Thị Minh và bà
Nguyễn Thị Nho……………………………………………………………4
1.1. Tóm tắt nội dung vụ việc………………………………………5
1.2. Nhận xét của nhóm……………………………………………6
2. Tranh chấp quyền sở hữu và quyền sử dụng đất ở giữa Bà Nguyễn Thị
Hằng và Ông Nguyễn Văn Bách…………………………………………..7
2.1. Tóm tắt sự việc:………………………………………………..7
2.2. Quyết định của Tòa án………………………………………...8
2.3. Nhận xét của nhóm về quyết định của Tòa án………………..9
3. Tranh chấp di sản thừa kế giữa ông Lại Hữu Minh, ông Lại Hữu Lệ, bà
Lại Thị Tuyên và ông Lại Hữu Hiền với ông Lại Hữu Vận………………11
3.1. Tóm tắt nội dung vụ việc………………………………………11
3.2. Cách giải quyết của Tòa………………………………………..13
3.3. Nhận xét của nhóm ………………………………….14
KẾT LUẬN………………………………………………………………..16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………….17
1
LỜI NÓI ĐẦU
Thừa kế là một chế định pháp lý quan trọng trong Bộ luật dân sự (BLDS)
nước ta, là sự cụ thể hóa pháp luật mang tính đặc trưng theo Điều 58 Hiến Pháp
năm 1992. “ Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của
công dân”. Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân được
nhà nước bảo hộ.
Thừa kế quyền sử dụng đất nói chung là một trong những vấn đề rất phức
tạp của pháp luật thừa kế về tài sản khi định đoạt một tài sản đặc biệt, có giá trị
lớn có liên quan mật thiết tới chính sách đất đai của Nhà nước bên cạnh đó là
vấn đề đạo đức xã hội khi xảy ra tranh chấp. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này,
Nhóm em xin đi vào “ 3 vụ án có thật liên quan đến tranh chấp thừa kế quyền sử
dụng đất”.
NỘI DUNG
I . Khái quát chung.
1. Khái niệm về thừa kế và quyền thừa kế.
Thừa kế là việc dịch chuyển tài sản của người chết cho người khác (là cá
nhân đang còn sống hay là pháp nhân) theo di chúc hoặc theo quy định của pháp
luật.
Quyền thừa kế theo nghĩa rộng là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy
định về trình tự, hình thức để lại di sản và hưởng di sản thừa kế; người thừa kế
có quyền nhận hay không nhận di sản; có quyền kiện hay không kiện yêu cầu
chia di sản trong thời hạn pháp luật quy định. Theo quy định tại Điều 631 Bộ
luật dân sự năm 2005: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của
mình; để lại tài sản của mình cho những người thừa kế theo pháp luật; hưởng di
sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”
Theo nghĩa hẹp, quyền thừa kế là quyền dân sự cụ thể của mỗi cá nhân
trong việc để lại di sản cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật;
2
quyền nhận di sản hay từ chối nhận di sản; quyền kiện hay không kiện để yêu
cầu Tòa án bảo vệ quyền thừa kế của mình.
2. Một vài nét về thừa kế quyền sử dụng đất ở.
Trong các loại tài sản để lại thừa kế thì bất động sản được quan tâm đến
nhiều nhất đặc biệt là nhà ở và quyền sử dụng đất. Nhà ở và đất ở là những loại
tài sản có giá trị của bất cứ một hộ gia đình hay cá nhân nào. Từ Hiến pháp năm
1946 Nhà nước ta đã quy định: “Quyền sở hữu tài sản của công dân Việt Nam
được đảm bảo”. (Điều 12)
Thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở là việc chuyển nhượng nhà ở và
quyền sử dụng đất ở của cá nhân đã chết cho người thừa kế theo di chúc hoặc
theo pháp luật, theo đó người thừa kế sẽ trở thành chủ sở hữu nhà ở và quyền sử
dụng đất ở do được thừa kế.
Theo Bộ luật dân sự năm 2005 chỉ quy định về di sản thừa kế nói chung còn
di sản là quyền sử dụng đất được quy định cụ thể trong Luật Đất đai năm 2003.
Theo quy định tại Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao ban hành ngày 10/8/2004 thì quyền sử dụng đất được
xác định là di sản thừa kế trong những trường hợp sau:
- Đối với đất do người chết để lại (không biệt có tài sản hay không có tài sản gắn
liền với quyền sử dụng đất) mà người đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993 và Luật Đất đai năm 2003
thì quyền sử dụng đất đó là di sản.
- Đối với trường hợp đất do người chết để lại mà người đó có một trong các loại
giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 (có 8
loại giấy tờ) thì kể từ ngày 1/7/2004 quyền sử dụng đất đó cũng là di sản không
phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế.
Về bản chất, thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở cũng giống như thừa kế các
loại tài sản khác. Tuy nhiên, thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở còn có những
đặc điểm tương đối độc lập với thừa kế các loại tài sản khác:
3
- Do chế độ sở hữu toàn dân về đất đai nên đất đai trước hết thuộc quyền sở hữu
của Nhà nước và do Nhà nước thống nhất quản lý. Do vậy thừa kế quyền sử
dụng đất ở cũng không nằm ngoài nguyên tắc thừa kế quyền sử dụng đất nói
chung, tuy rằng thừa kế quyền sử dụng đất ở không cần phải có các điều kiện
như đối với thừa kế đất nông nghiệp trồng cây nông nghiệp hằng năm, nuôi
trồng thủy hải sản. Đất đai thuộc sở hữu của Nhà nước, cá nhân có quyền sử
dụng, khai thác đất ở chứ không có quyền chiếm hữu. Vì vậy, di sản thừa kế
không phải là đất ở hay diện tích đất ở mà phải được hiểu là thừa kế quyền sử
dụng đất ở. Hơn nữa, đất đai nói chung và đất ở nói riêng đều thuộc quyền sở
hữu của Nhà nước, vì vậy việc để lại thừa kế quyền sử dụng đất không những
phải tuân theo quy định về thừa kế trong Bộ Luật dân sự mà còn phải thỏa mãn
các điều kiện về thừa kế quyền sử dụng đất ở theo quy định của Luật đất đai
năm 2003. Tuân theo các văn bản pháp luật hướng dẫn áp dụng những quy định
của pháp luật thừa kế về thừa kế đất ở trong những trường hợp cụ thể liên quan
đến người Việt Nam định vư ở nước ngoài được sử dụng đất ở Việt Nam.
- Mặt khác, thừa kế quyền sử dụng đất ở là một căn cứ xác lập quyền sử dụng
đất ở của người được thừa kế, là một trường hợp chuyển quyền sử dụng đất ở
qua thừa kế quyền tài sản.
II. Ba vụ việc có tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất ở.
1. Tranh chấp di sản thừa kế nhà và đất ở giữa bà Đinh Thị Minh và bà
Nguyễn Thị Nho.
- Sự việc xảy ra tại huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây.
- Nguyên đơn: Bà Đinh Thị Minh, 63 tuổi;
- Bị đơn: Bà Nguyễn Thị Nho, 56 tuổi;
Cả nguyên đơn và bị đơn đều trú tại xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà
Tây.
1.1. Tóm tắt nội dung vụ việc.
4
Cụ Đinh Thế Pháp chết tháng 02-1966 và vợ là cụ Phan Thị Tùng chết tháng
07-1972 (âm lịch). Cụ Pháp và cụ Tùng sinh được 5 người con gồm: Ông Đinh
Thế Luật (chết năm 1992), có vợ là bà Đỗ Thị Nga và con trai là anh Đinh Thế
Chấn; Bà Đinh Thị Minh 63 tuổi; Bà Đinh Thị Gái 61 tuổi; Ông Đinh Thế Lệ
(bộ đội hy sinh năm 1974); Bà Đinh Thị Năm 52 tuổi.
Cụ Pháp, cụ Tùng chết để lại 2 khối tài sản:
- Khối tài sản thứ nhất do bà Nguyễn Thị Nho (vợ ông Lệ) quản lý tại xã Liên
Hiệp, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây gồm diện tích 825,2m
2
đất, trong đó
521,2m
2
là đất ở, 304m
2
đất ao.
- Khối tài sản thứ hai do anh Đinh Thế Chấn (con trai cả ông Luật, bà Nga) quản
lý gồm diện tích đất 14 thước = 317,7m
2
.
Theo bà Minh, bà Gái, bà Năm và anh Chấn khai, trước khi mất, hai cụ không
để lại di chúc, tài sản trên chưa chia cho ai, nay yêu cầu được chia thừa kế theo
pháp luật.
Theo bà Nho khai: vợ chồng bà được bố mẹ chồng cho ở riêng từ năm 1961, nhà
do bố mẹ chồng làm từ trước, trên diện tích đất 2 sào 1 thước. Cụ Tùng (mẹ
chồng) cùng em gái út là bà Năm ở với vợ chồng bà, còn cụ Pháp ở với vợ
chồng ông Luật. Năm 1963, ông Lệ (chồng bà) đi bộ đội. Năm 1974, hy sinh ở
chiến trường. Năm 1966, cụ Pháp ốm nặng. Ngày 27-01-1966 âm lịch, cụ Pháp
có nhờ con rể là ông Đỗ Sĩ Tiếp viết di chúc phân chia nhà đất trên cho hai
người con là ông Luật và ông Lệ, di chúc hai cụ đã điểm chỉ, nhưng ông Luật,
bà Nho và ông Tiếp không đồng ý ký vào bản di chúc và di chúc đó không qua
xã chứng thực. Khi bố mẹ chồng ốm đau, bà là người trông nom nuôi dưỡng
chính, khi hai cụ qua đời, bà cùng vợ chồng ông Luật đứng lo mai táng, còn các
bà con gái tuy có đóng góp chỉ một ít báo hiếu với cha mẹ. Nay, các bà con gái
cụ Pháp, cụ Tùng kiện yêu cầu chia di sản của bố mẹ, bà không đồng ý.
Tại Bản án sơ thẩm số 01 ngày 26-02-1997, Toà án nhân dân huyện Phúc Thọ
quyết định:
5
- Giấy văn thư đề ngày 27-01-1966 của cụ Đinh Thế Pháp là không hợp pháp.
- Xác định hàng thừa kế theo pháp luật gồm 5 người là: Ông Đinh Thế Luật, ông
Đinh Thế Lệ, bà Đinh Thị Minh, bà Đinh Thị Gái, bà Đinh Thị Năm.
- Khối di sản sau khi trừ các khoản chi phí còn lại trị giá 58.000.000 đồng chia
cho 5 kỷ phần, mỗi kỷ phần là 11,6 triệu đồng.
- Khối di sản được chia như sau:
1. Khối di sản do anh Chấn đang quản lý, sau khi trừ chi phí mai táng số tiền còn
lại tương ứng với các kỷ phần kia. Như vậy, số đất ở anh Chấn đang quản lý
không phải chia cho ai nữa, vẫn để nguyên anh Chấn quản lý là 317,7 m
2
2. Khối di sản bà Nho đang quản lý, sẽ chia cho 4 người.
- Bà Đinh Thị Minh 144m
2
đất có bề mặt trục đường làng dài 6m tính từ ngõ
xóm kéo vào.
- Bà Đinh Thị Gái 144m
2
đất có bề mặt trục đường làng dài 6m tính tiếp theo
giáp đất bà Minh kéo vào.
- Bà Đinh Thị Năm 144 m
2
đất có bề mặt trục đường làng dài 6 m tính tiếp theo
giáp đất bà Gái kéo vào.
- Bà Nguyễn Thị Nho 393 m
2
đất còn lại.
Các kỷ phần không phải thanh toán tiền chênh lệch di sản.
1.2. Nhận xét của nhóm.
Nhóm chúng tôi không đồng tình với cách giải quyết trên của Tòa án nhân dân
huyện Phúc Thọ vì các quyết định được đưa ra khi mà còn nhiều vấn đề chưa
được xác minh rõ. Xét thấy rằng diện tích nhà và đất mà các đương sự đang
tranh chấp là di sản của cụ Đinh Thế Pháp (chết năm 1966) và cụ Phan Thị Tùng
(chết năm 1972) để lại. Trong quá trình giải quyết vụ án, Toà án cấp sơ thẩm
không xác minh làm rõ tờ “Giấy văn thư” (di chúc của cụ Pháp) do bà Nho xuất
trình có phải do hai cụ Pháp và cụ Tùng để lại hay không?. Dấu vân tay và chữ
ký trên giấy này là của ai mà đã xác định “Giấy văn thư” này không hợp pháp là
chưa có cơ sở vững chắc. Vậy theo nhóm em để đảm bảo quyền lợi của các bên
6