Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tổ chức và hoạt động của quốc hội theo pháp luật hiện hành, thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.57 KB, 12 trang )

A. MỞ ĐẦU
Trong bộ máy nhà nước ta, Quốc hội chiếm một vị trí rất quan trọng. Theo hiến
pháp năm 1992, điều 83 quy định: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của
nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.
Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ
kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về
tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của
công dân. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động
của bộ máy Nhà nước”. Để thấy rõ hơn về quốc hội thì chúng ta cùng tìm hiểu
đề tài: “ Tổ chức và hoạt động của quốc hội theo pháp luật hiện hành, thực
trạng và giải pháp”.
B. NÔI DUNG
I. Tổ chức và hoạt động của quốc hội theo pháp luật hiện hành.
1. Tổ chức của quốc hội
Thì tổ chức của Quốc hội được xem là một trong những yếu tố đảm bảo hiệu
quả hoạt động của quốc hội. Trên tinh thần đó thì tổ chức quốc hội gồm có: Ủy
ban thường vụ quốc hội, hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội.
1.1 Ủy ban thường vụ quốc hội
Ủy ban thường vụ của Quốc hội được xác định là cơ quan thường trực của
quốc hội, gồm có: Chủ tịch Quốc hội, các phó chủ tịch Quốc hội, các ủy viên.
Số thành viên của ủy ban thường vụ Quốc hội do Quốc hội quyết định và các
thành viên của ủy ban thường vụ Quốc hội không thể đồng thời là thành viên
của chinh phủ, để đảm bảo cho hoạt động giám sát của ủy ban thường vụ Quốc
hội được khách quan.
Nhiệm vụ và quyền hạn của ủy ban thường vụ Quốc hội được quy định định
tại điều 91 hiến pháp năm 1992 và cụ thể hóa trong luật tổ chức Quốc hội.
Trong tổ chức thực hiện của ủy ban thường vụ Quốc hội thì chủ tịch Quốc hội
giữ vai trò vô cùng quan trọng. Là người đứng đầu ủy ban thường vụ Quốc hội,
Chủ tịch Quốc hội phải chủ trì, điều hành hoạt động của ủy ban thường trực
Quốc hội, lãnh đạo công tác của ủy ban thường vụ, chỉ đạo việc chuẩn bị, triệu


tập và chủ toạ các phiên họp của ủy ban thường vụ Quốc hội.
1


1.2. Hội đồng dân tộc
Thì hiến pháp năm 1992 đề cao hơn nữa vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của hội
đồng dân tộc. Hội đồng dân tộc tham mưu cho Quốc hội về vấn đề dân tộc.
Hội đồng dân tộc gồm có: chủ tịch, các phó chủ tịch và các ủy viên do Quốc
hội bầu ra trong số đại biểu Quốc hội. Quốc hội quy định số phó chủ tịch và số
ủy viên. Hiến pháp năm 1992 quy định hội đồng dân tộc có một số thành viên
hoạt động chuyên trách và số thành viên đó do ủy ban thường vụ Quốc hội quyết
định.
1.3. Các ủy ban của quốc hội
Vì quốc hội phải giải quyết mọi lĩnh vực hoạt động của nhà nước và xã hội,
nhưng do chỉ họp hai kì trong một năm nên không thể nghiên cứu, thảo luận và
quyết định tốt các vấn đề nếu không có sự chuẩn bị kĩ càng. Vì vậy các ủy ban
của Quốc hội được thành lập ra để giúp Quốc hội thực hiện được tốt các nhiệm
vụ, quyền hạn của mình. Ủy ban của Quốc hội làm việc cả khi Quốc hội họp và
không họp. Quốc hội thành lập hai loại Ủy ban là: Ủy ban thường trực và Ủy
ban lâm thời.
Uỷ ban thường trực của Quốc hội là: những uỷ ban hoạt động thường xuyên.
Nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban thường vụ Quốc hội được quy định tại điều 91
hiến pháp 1992 và được cụ thể hóa trong luật tổ chức Quốc hội. Đồng thời hiến
pháp năm 1992 còn quy định mỗi ủy ban phải có một số thành viên làm việc
theo chế độ chuyên trách.
Ủy ban lâm thời của Quốc hội là uỷ ban được Quốc hội thành lập ra xét khi
thấy cần thiết để nghiên cứu thẩm tra một dự án hoặc điều tra một vấn đề nhất
định. Sau khi hoàn thành công việc ủy ban này giải thể.
Ủy ban của Quốc hội gồm có: Chủ nhiệm, các phó chủ nhiệm và các ủy viên.
Số phó chủ nhiệm và ủy viên ủy ban do Quốc hội quyết định. Thành viên ủy ban

do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội, số thành viên hoạt động chuyên
trách do ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.
2. Hoạt động của Quốc hội
Theo quy định của hiến pháp và luật tổ chức Quốc hội hiện hành, thì kì họp là
hình thức hoạt động chủ yếu của Quốc hội. Xuất phát từ đặc đặc điểm đó, trong
các hoạt động của mình, Quốc hội đã tập trung dân chủ, làm việc theo chế độ
2


hội nghị và quyết định theo đa số. Tại các kì họp, Quốc hội đã tập trung giải
quyết những vấn đề bức xúc của sự nghiệp đổi mới đất nước. Ta đi xét phương
thức hoạt động trên các phương diện sau:
2.1. Hoạt động trong lĩnh vực lập hiến và lập pháp
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền thông qua Hiến pháp, sửa đổi Hiến
pháp, thông qua luật và sửa đổi luật. Để đảm bảo cho hoạt động này của Quốc
hội được tiến hành thuận lợi và có hiệu quả, pháp luật đã quy định cụ thể các
bước chuẩn bị và quá trình thực hiện. Tại Điều 87 Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ
sung 2001 quy định: “ Chủ tịch nước, ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân
tộc và các ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm
sát nhân dân tối cao, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của
Mặt trận có quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội. Đại biểu Quốc hội có
quyền trình kiến nghị về luật và dự án luật ra trước Quốc hội. Thủ tục trình
Quốc hội dự án luật, kiến nghị về luật do luật định”
2.2. Hoạt động trong việc quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.
Với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao
nhất của nhân dân, Quốc hội đã thay mặt nhân dân quyết định những vấn đề
trọng đại để xây dựng và phát triển đất nước.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội trong việc quyết định những vấn đề quan
trọng của đất nước được quy định tại một số khoản của điều 84 hiến pháp 1992.
2.3. Hoạt động trong lĩnh vực tổ chức nhà nước.

Quốc hội đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng, củng cố và
phát triển bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương. Quốc hội xem xét,
quyết định mô hình tổ chức và nguyên tắc hoạt động của bộ máy nước ta từ
trung ương đến địa phương, từ cơ quan quyền lực nhà nước đến cơ quan quản lí
nhà nước, cơ quan xét xử và cơ quan kiểm sát, những quyết định này được thể
hiện trong Hiến pháp, luật tổ chức Quốc hội, luật tổ chức Chính phủ, luật tổ
chức toà án nhân dân, luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân, luật tổ chức hội đông
nhân dân và uỷ ban nhân dân.
Ngoài ra, Quốc hội còn bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, hay quyết định thành lập,
bãi bỏ một số chức danh; văn bản trái hiến pháp,luật; các bộ và cơ quan ngang
bộ như quy định tại điều 84, khoản 7, 8, 9 hiến pháp 1992.
3


2.4. Hoạt động trong lĩnh vực giám sát tối cao
Nhiệm vụ giám sát của Quốc hội nhằm làm cho các quyết định của Hiến
pháp, pháp luật được thi hành triệt để và thống nhất. Quốc hội giám sát hoạt
động của các cơ quan Nhà nước, đảm bảo cho những cơ quan này hoàn thành
nhiệm vụ và quyền hạn của mình, làm cho bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu
quả, không chồng chéo, chống các biểu hiện tham nhũng, quan liêu, hách dịch,
cửa quyền.
Quốc hội thực hiện quyền giám sát thông qua việc xem xét báo cáo của Chủ
tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao,
Viện kiểm soát nhân dân tối cao, thông qua hoạt động của Hội đồng dân tộc và
các Uỷ ban của Quốc hội, hoạt động của bản thân đại biểu Quốc hội.
II. Thực trạng và giải pháp
1. Thực trạng và giải pháp về tổ chức của Quốc hội
1.1. Thực trạng về tổ chức của Quốc hội
a. Ưu điểm
Đối với cơ cấu tổ chức ủy ban thường vụ Quốc hội thì hiện nay đã phân định

rõ nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thường trực của Quốc hội với chế định
nguyên thủ quốc gia (Chủ tịch nước).
Thực tế cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII (nhiệm kì 2011-2016) được
bầu vào ngày 22 tháng 5 năm 2011. Kì họp đầu tiên được tổ chức vào ngày 21
tháng 7 đến ngày 5 tháng 8 năm 2011. Bầu được 500 đại biểu với tỉ lệ trình độ
học vấn và lý luận chính trị khá cao cụ thể có 164 người có trình độ trên đại học,
309 đại biểu trình độ đại học, có 345 người trong số đại biểu trúng cử là người
tham gia quốc hội lần đầu.
b. Hạn chế
Cơ cấu tổ chức của Quốc hội nước ta hiện nay tuy đã có nhiều tiến bộ nhưng
bên cạnh đó còn tồn tại nhiều hạn chế như: chưa xác định rõ mối quan hệ giữa
Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội với Hội đồng dân tộc và các ủy ban của
Quốc hội. Trong tình hình xã hội hiện nay, số lượng và chất lượng các cơ quan,
đại biểu chuyên trách còn hạn chế, việc phân định chức năng, nhiệm vụ cho một
số cơ quan chưa cụ thể và rõ ràng.
c. Giải pháp khắc phục
4


Thứ nhất, cần làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn về sự phân công chức năng,
nhiệm vụ của các cơ quan trong cơ cấu tổ chức Quốc hội; Thứ hai, thành lập
mới và tách một số ủy ban của Quốc hội theo từng lĩnh vực chuyên sâu, đảm bảo
để các cơ quan này thực hiện tốt việc tham mưu, giúp Quốc hội thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn của mình; Thứ ba, đổi mới chế độ bầu cử và phương thức lựa
chọn đại biểu Quốc hội, kết hợp đúng đắn giữa cơ cấu tổ chức và tiêu chuẩn đại
biểu Quốc hội.
2. Thực trạng và giải pháp về hoạt động của Quốc hội
Để đáp ứng những yêu cầu của đời sống xã hội như hiện nay đòi hỏi Quốc hội
càng phải thể hện rõ vai trò của mình trong hoạt động với ba chức năng chính
của mình là chức năng lập pháp, giám sát tối cao và quyết định những vấn đề

quan trọng của đất nước.
2.1. Về hoạt động lập pháp
a. Ưu điểm: Thực tế thì hoạt động lập pháp của Quốc hội các khóa gần đây ngày
càng có chất lượng hơn.
Cụ thể ta thấy Quốc hội khóa XII: Thì tổng tất cả có 100 dự án luật, pháp
lệnh và nghị quyết được thông qua trên tổng số 128 dự án luật. Trong đó QH
thông qua 68 luật, 12 nghị quyết (NQ), UB TVQH thông qua 13 Pháp lệnh và 7
NQ có chứa đựng quy phạm pháp luật. Như vậy tổng số luật và pháp lệnh đã ban
hành đạt 75,3% tỷ lệ cao so với các khóa trước.
Nhiệm kỳ này, kể cả luật mới ban hành hay sửa đổi bổ sung đều tập trung
một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Nhìn chung, số lượng luật được
thông qua trong khóa XII rất đa dạng.
Quốc hội khóa XII đã cải tiến có hiệu quả 1 bước về quy trình từ khâu soạn
thảo, thẩm tra đến khi thảo luận để Quốc hội thông qua.. Một ưu điểm mới nữa
là dùng 1 luật để sửa nhiều luật.
Dân chủ trong khâu thẩm tra luật: Vai trò của Hội đồng dân tộc và các Ủy
ban trong vấn đề thẩm tra dự án cũng rất tích cực.
b. Hạn chế
Một là, văn bản luật được thông qua nhiều nhưng các quy định của luật được
thông qua còn dừng lại ở mức nguyên tắc, khó thực hiện, thiếu cụ thể; hai là,
khâu quan trọng nhất của một dự án luật là khâu phân tích chính sách nhưng
5


thực tế thì việc phân tích không triệt để, chỉ cái nào ban soạn thảo quan tâm thì
thể hiện, còn lại thì không hoặc rất chung chung; ba là tình trạng luật khung vẫn
còn tồn tại nên sau khi luật ban hành vẫn chưa đi vào cuộc sống ngay được, phải
chờ nghị định, nghị định chờ thông tư, thông tư lại chờ quyết định.
c. Giải pháp
Thứ nhất, tăng cường pháp chế trong hoạt động lập pháp; Thứ hai, tiếp tục

đổi mới tư duy nâng cao năng lực lập pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật theo chiều sâu; Thứ ba, phát huy vai trò của Hội đồng dân tộc
và các ủy ban của Quốc hội trong hoạt động lập pháp; Thứ tư, nâng cao chất
lượng xây dựng luật. Các luật ban hành đảm bảo yêu cầu cụ thể, dễ thực hiện
khi luật có hiệu lực; Thứ năm, đổi mới cách thức hệ thống hoá tiến tới phát triển
quy phạm pháp luật theo các lĩnh vực để thuận tiện cho việc áp dụng pháp luật.
2.2. Về hoạt động giám sát của Quốc hội
a. Ưu điểm
Trong các nhiệm kì gần đây, các cơ quan của Quốc hội đã tích cực cải tiến
phương pháp giám sát như giám sát theo chuyên sâu, đi sâu khảo sát, theo dõi
sát sao các vấn đề trong đời sống kinh tế xã hội như: chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
thực trạng và phương hướng đổi mới hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước,
vấn đề cải cách hành chính, quy hoạch mạng lưới trường học, xóa đối giảm
nghèo…Hai là, về hình thức giám sát, đã cố gắng kết hợp giữa việc giám sát tại
kì họp với các hoạt động giám sát trong thời gian giữa hai kì họp quốc hội, giữa
việc nghe báo cáo với việc cử đoàn đi địa phương, cơ sở và làm việc với các bộ
ngành, tổng công ty; ba là, trong những kì họp gần đây, hoạt động chất vấn trở
nên sinh động, ý kiến chất vấn ngày càng đa dạng, liên quan đến hầu hết các lĩnh
vực trong quản lí nhà nước. Trung bình mỗi kì họp Quốc hội có khoảng 20-25%
đại biểu quốc hội nêu lên khoảng 150- 200 ý kiến chất vấn, chất vấn và trả lời
chất vấn được phản ánh qua thông tin đại chúng.
b. Hạn chế
Thực tế các khóa Quốc hội gần đây cho thấy còn một số hạn chế sau:
Nội dung giám sát chưa bao quát hết các vấn đề cần thiết. đặc biệt một số vấn
đề bức xúc hiện nay như chống tham nhũng, quan liêu, cải cách hành chính,…;
Việc tham gia hoạt động giám sát ngoài kì họp của đoàn đại biểu và đại biểu
6


Quốc hội còn ít, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan của Quốc hội và

một số kiến nghị còn chung chung; Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn còn
hạn chế, vẫn còn những câu chất vấn và trả lời chất vấn chưa đi thẳng vào vấn
đề, nội dung trả lời chưa thực sự tốt, chất vấn giữa hai kì họp Quốc hội thực hiện
còn kém hiệu quả.
c. Giải pháp
Thứ nhất, xác định rõ hơn phạm vi, nội dung cơ chế thực hiện giám sát tối cao
của Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội và các ủy ban Quốc hội. Thứ hai, cần
phân định rõ tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động giám
sát của hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước nói chung và của Quốc hội nói
riêng với hoạt động kiểm tra thanh tra của hệ thông các cơ quan quản lí của nhà
nước và hoạt động kiểm sát của hệ thống cơ quan viện kiểm sát nhân dân. Thứ
ba, đổi mới hoạt động giám sát của Quốc hội phải được đặt trong quá trình đổi
mới toàn diện và sâu sắc các mặt về tổ chức và hoạt động của Quốc hội, đặc biệt
phải gắn liền với hoạt động lập pháp. Thứ tư, cần nghiên cứu và phân định rõ về
chủ thể của quyền giám sát tối cao, khách thể của hoạt động giám sát, phạm vi
và đối tượng chịu giám sát tối cao.
2.3. Về hoạt động quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước
a. Ưu điểm
Thực tế hiện nay cho thấy Quốc hội đã xem xét, quyết định các vấn đề rất sát
với xu hướng và bức xúc của xã hội,đảm bảo tính thực tế cao như: đã quan tâm
đến các chương trình xoá đói giảm nghèo, chính sách đầu tư phát triển các xã
đặc biệt khó khăn, xem xét, quy hoạch sử dụng đất đai trong cả nước.
Quốc hội đã xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước như:
kế hoạch và nhiệm vụ kinh tế xã hội, dự toán ngân sách, phân bổ ngân sách,
chính sách tài chính, tiền tệ, chính sách dân tộc, điều chỉnh địa giới hành chính,
lập các cơ quan cao cấp nhà nước, các chính sách cơ bản của nước ta.
Quốc hội cũng bước đầu quyết định những yêu cầu cơ bản và danh mục các
công trình quan trọng của đất nước: như công trình xây dựng cụm công nghiệp
khí- điện- đạm Bà Rịa- Vũng Tàu, nhà máy lọc dầu Dung Quất… để Chính phủ
và các cơ quan khác tổ chức thực hiện.

b. Hạn chế
7


Quốc hội còn chưa thực hiện đầy đủ quyền quyết định phân bổ ngân sách nhà
nước như hiến pháp, luật quy định; Trong một số trường hợp, thẩm quyền quyết
định của Quốc hội chưa được tôn trọng và phát huy đầy đủ; Mức độ chủ động
nắm bắt thông tin kịp thời về các lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội của đất
nước còn hạn chế; Việc xem xét, thông qua các đề án, báo cáo liên quan đến cơ
cấu tổ chức bộ máy nhà nước chưa được chú trọng, kĩ lưỡng.
c. Giải pháp.
Thứ nhất, cần cung cấp đầy đủ thông tin, gửi sớm tài liệu, tạo điều kiện để
đại biểu Quốc hội nghiên cứu khi xem xét, quyết định việc thu chi ngân sách,
phân bổ ngân sách, xem xét thường xuyên và quyết định kịp thời các công trình
quan trọng của quốc gia. Thứ hai, cần nghiên cứu và thiết lập một mạng lưới
cộng tác viên của đại biểu Quốc hội dưới dạng hợp đồng theo công việc. Thứ
ba, tăng cường các đội ngũ chuyên gia giỏi, chuyên sâu một lĩnh vực giúp Quốc
hội tìm hiểu, phân tích thêm để vấn đề cần giải quyết có tính xác thực cao.
C. KẾT LUẬN
Qua những phân tích trên chúng ta đã phần nào hiểu rõ hơn về tổ chức và hoạt
động của Quốc hội theo pháp luật hiện hành. Đồng thời cũng thấy được những
thành tựu nhất định mà Quốc hội đạt được trong thời gian gần đây để tiếp tục
duy trì và phát huy. Bên cạnh thì còn một số hạn chế trong tổ chức và hoạt động
của Quốc hội nhìn nhận vào thực tế đó để có thể đưa ra được những biện pháp
thiết thực, có hiệu quả cao nhất nhằm khắc phục, cải thiện những hạn chế đó.

8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trinh Luật hiến pháp Việt Nam, Đại học luật hà nội, Nxb tư
pháp, hà nội, 2006
2. Giáo trinh Luật hiến pháp Việt Nam, Đại học Quốc gia, Khoa
Luật, Nxb Đại học Quốc gia, 2006, tr 399- 422.
3. Website: www.na.gov.vn
4. Một số vấn đề về đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, tác
giả TS. Lê Thanh Vân, Nbxb tư pháp, HN, 2007.

9


MỤC LỤC
A.

MỞ

ĐẦU………………………………………………………………………. 1
B.

NỘI

DUNG……………………………………………………………………. 1
I. Tổ chức và hoạt động của quốc hội theo pháp luật hiện
hành……………… 1
1.

Tổ

chức


của

quốc

hội………………………………………………………… 1
1.1 Ủy ban thường vụ quốc hội………………………………………………
1
1.2. Hội đồng dân tộc………………………………………………………….
2
1.3. Các ủy ban của quốc hội…………………………………………………
2
2. Hoạt động của Quốc hội……………………………………………………
2
2.1.

Hoạt

động

trong

lĩnh

vực

lập

hiến




lập

pháp………………………….. 3
2.2. Hoạt động trong việc quyết định những vấn đề quan trọng của đất
nước……………………………………………………………………………….
.3
2.3. Hoạt động trong lĩnh vực tổ chức nhà nước………………………….. 3
10


2.4. Hoạt động trong lĩnh vực giám sát tối cao……………………………..
4
II. Thực trạng và giải pháp……………………………………………………..
4
1.Thực trạng và giải pháp về tổ chức của Quốc hội………………………….
4
a. Ưu điểm……………………………………………………………………
4
b. Hạn chế…………………………………………………………………….
5
c. Giải pháp khắc phục……………………………………………………….
5
2. Thực trạng và giải pháp về hoạt động của Quốc hội…………………… 5
2.1. Về hoạt động lập pháp………………………………………………… 5
a. Ưu điểm………………………………………………………………….. 5
b. Hạ chế……………………………………………………………………. 6
c. Giải pháp…………………………………………………………………. 6
2.2. Về hoạt động giám sát của Quốc hội………………………………….. 6
a. Ưu điểm……………………………………………………………………

6
b. Hạ chế……………………………………………………………………..
7
c. Giải pháp……………………………………………………………………
7
11


2.3. Về hoạt động quyết định những vấn đề quan trọng của đất
nước……. 8
a. Ưu điểm…………………………………………………………………….
8
b.

Hạ

chế………………………………………………………………………. 8
c. Giải pháp……………………………………………………………………
8
C.

KẾT

LUẬN…………………………………………………………………… 9

12




×