Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Tác động toàn cầu hóa đến môi trường tự nhiên châu mỹ brazil và canada

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.31 KB, 29 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ CHÍ MINH

Tác động toàn cầu hóa đến môi
trường tự nhiên Châu Mỹ
Brazil & Canada
GVHD: Th.s Quách Thị Bửu Châu

Nhóm 5


Nội dung

2


Lời mở đầu
Hiện nay, toàn cầu hóa đã trở thành xu hướng chính của thế giới. Toàn
cầu hóa mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cho các nước
phát triển và đang phát triển. Đặc biệt toàn cầu hóa có sức ảnh hưởng đến hầu
hết các vấn đế của một quốc gia nói riêng và của toàn thế giới nói chung.
Trong bài tiểu luận này, nhóm chúng tôi đề cập đến vấn đề tác động của toàn
cầu hóa đến yếu tố môi trường tự nhiên,dựa trên những nghiên cứu về tự nhiên
của hai đất nước Brazil và Canada, từ đó phân tích và đưa ra lựa chọn đầu tư
thích hợp trên quan điểm là một doanh nghiệp Việt Nam đang tìm kiếm thị
trường đầu tư.
Trong quá trình nghiên cứu và phân tích, không thể tránh khỏi việc sai
sót, mong cô và các bạn có thể bỏ qua và góp ý để nhóm rút kinh nghiệm và
thực hiện những bài sau tốt hơn.
Nhóm nghiên cứu

3




I.

VÀI NÉT VỀ TOÀN CẦU HÓA
1. Khái niệm toàn cầu hóa
Thuật ngữ “Toàn cầu hóa” đã xuất
hiện từ khá lâu và bắt đầu trở nên phổ biến
vào những năm 1950, khi các ngành giao
thông vận tải, kỹ thuật, khoa học,… ngày
càng phát triển cũng như nhu cầu về việc trao
đổi, giao lưu giữa các quốc gia ngày càng
nhiều.
“Toàn cầu hóa” vốn có nhiều định
nghĩa khác nhau, có thể hiểu đó là một xu
hướng mà các quốc gia trên thế giới cùng
hợp tác với nhau vì sự phát triển chung, hoặc
cũng có thể là sự trao đổi, giao lưu kinh tế,
văn hóa, kỹ thuật của các quốc gia trên thế
giới, hay sự hợp nhất của các nền kinh tế trên
Thế giới, đặc biệt là thông qua hoạt động
thương mại, đầu tư và các dòng luân chuyển của tài chính …. Một cách khái quát nhất, có thể
hiểu toàn cầu hóa là sự gia tăng các mối liên kết, tác động lẫn nhau của các quốc gia trên thế giới
trên nhiều mặt: kinh tế, xã hội, đời sống, văn hóa, tự nhiên,…. Xét về bản chất thì toàn cầu hóa là
một xu hướng tự nhiên của sự phát triển. Một khi quốc gia đã đạt đến một trình độ nhất định nào
đó, họ sẽ nảy sinh nhu cầu cao hơn, vượt ra tầm quốc gia mình hoặc nếu chưa đạt được sự phát
triển, họ cũng sẽ nảy sinh nhu cầu được học hỏi, tìm kiếm sự hỗ trợ, cách thức để phát triển hơn.
Thực tế, từ sau chiến tranh thế giới thứ hai sự xuất hiện của các tổ chức, liên kết khu vực ngày
càng nhiều. Các liên minh này được thành lập với nhiều cấp độ và quy mô ngày càng tăng: ban
đầu chỉ là liên kết tam giác, liên kết tứ giác cho đến nay là các liên kết khu vực và liên kết toàn

cầu: EU, ASEAN, NAFTA, MECOSUR, APEC, ASEM…

2. Tác động của toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa có một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của một đất nước,
nhưng không phải những gì toàn cầu hóa mang lại đều có kết quả tốt,tác động của toàn cầu hóa
thường có hai mặt:tích cực và tiêu cực.
Mặt tích cực
-

Toàn cầu hoá thúc đẩy rất mạnh, rất nhanh sự phát triển và xã hội hoá các lực lượng
sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng kinh tế cao (nửa đầu thế kỷ XX, GDP thế giới tăng
2,7 lần, nửa cuối thế kỷ tăng 5,2 lần). Toàn cầu hoá góp phần chuyển biến cơ cấu
kinh tế thế giới, đặc biệt tăng mạnh tỷ trọng các sản phẩm chế tác (hiện chiếm
21,4%) và các dịch vụ (hiện đã chiếm đến 62,4%) trong cơ cấu kinh tế thế giới.

Như vậy, toàn cầu hoá tạo thêm những tiền đề rất quý cho xã hội mới hiện đại của con
người.
4


-

Toàn cầu hoá truyền bá và chuyển giao trên quy mô ngày càng lớn, tuy chưa được
như mong muốn, những thành quả mới mẻ, những đột phá sáng tạo về khoa học và
công nghệ, về tổ chức và quản lý, về sản xuất và kinh doanh, đưa kiến thức và kinh
nghiệm đến với các dân tộc, tại nhiều nước đã đến từng gia đình, từng người dân,
dọn đường cho công nghiệp hoá và hiện đại hoá.

-


Toàn cầu hoá tạo thêm khả năng phát triển rút ngắn và mang lại những nguồn lực rất
quan trọng, rất cần thiết cho các nước đang phát triển, từ các nguồn vốn vật chất đến
các nguồn tri thức và kinh nghiệm cả về chiến lược dài hạn và về tổ chức tiến hành,
cả ở tầm vĩ mô của quốc gia và ở tầm vi mô của từng doanh nghiệp và từng hộ.

Toàn cầu hoá một mặt gây sức ép mãnh liệt và gay gắt về sức cạnh tranh và hiệu quả của
mỗi nền kinh tế, mỗi doanh nghiệp, chỉ rõ vị trí hàng đầu của yếu tố chất lượng, yếu tố thời gian,
yếu tố nâng cao giá trị gia tăng để có sức cạnh tranh và hiệu quả. Mặt khác, toàn cầu hoá mở ra
những địa bàn và cách thức hoạt động mới, những thị trường mới, những đối tác mới cho từng
nước, nhất là các nước đang phát triển.
Mặt tiêu cực
-

Toàn cầu hoá làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào sâu hố ngăn cách giàu
nghèo trong từng nước và giữa các nước.

-

Toàn cầu hoá làm cho mọi mặt hoạt động và đời sống của con người thêm phần kém
an toàn, từ an toàn của từng con người, từng gia đình đến an toàn quốc gia và an toàn
của hệ thống kinh tế, tài chính, tiền tệ toàn cầu.

-

Trong thế bất an như vậy, những bất trắc và nguy cơ khó lường trước được khủng
hoảng có thể đột ngột nổ ra, với những tác hại dây chuyền khốc liệt.

-

Toàn cầu hóa có phần thu hẹp quyền lực, phạm vi và hiệu quả tác động của các Nhà

nước - dân tộc, làm rung chuyển một nền tảng cực kỳ quan trọng của đời sống các
quốc gia, đặt ra một vấn đề rất nhạy cảm và gây nên những phản ứng quyết liệt.

5


II.

MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA BRAZIL VÀ CANADA
TRƯỚC SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TOÀN CẦU HÓA
1. CANADA

1.1 Khái quát môi trường tự nhiên Canada
Vị trí
Canada là quốc gia lớn thứ hai trên thế giới, sau Liên bang Nga, và nằm ở cực bắc của
lục địa Bắc Mỹ. Lãnh thổ Canada trải dài từ Đại Tây Dương ở phía đông sang Thái Bình Dương
ở phía tây, và giáp Bắc Băng Dương ở phía bắc. Về phía nam, Canada giáp với Hoa Kỳ bằng
một biên giới không bảo vệ dài nhất thế giới. Phía tây bắc của Canada giáp với tiểu bang Alaska
của Hoa Kỳ. Đông bắc của Canada có đảo Greenland (thuộc Đan Mạch). Ở bờ biển phía đông có
quần đảo Saint-Pierre và Miquelon (thuộc Pháp).

6


Địa hình
Canada có bảy vùng địa lý với những sắc thái khác nhau:

-

Vùng núi Tây Cordillera bao trùm miền đất British Columbia, Yukon và mộ

phần của Alberta là nơi có nhiều phong cảnh tuyệt đẹp. Những dãy núi đá lớn
chạy dài suốt phần đất dọc bờ biển phía tây, nhiều ngọn nhô cao từ 2.000m đến
4.000m. Xen kẽ là các mỏm núi thấp và các thung lũng, nổi tiếng nhất là thung
lũng hẹp Rocky Mountain Trench. Miền trung British Columbia là vô vàn các
bình nguyên, đồi, khe, lòng chảo tạo đa dạng. Tại vùng Yukon là 20 ngọn núi
chọc trời, trong đó có đỉnh Logan cao nhất Canada (5.959 m).

-

Vùng đồng bằng Great Plains là vùng đất bằng phẳng, rộng lớn với những cánh
đồng trải dài hút tầm mắt như Alberta, Saskatchewan và Manitoba. Các nông
trại màu mỡ trong vùng là nguồn cung cấp hầu như toàn bộ sản lượng lúa mì
cho Canada. Một số nơi khác có khí hậu sa mạc với những trận gió cát và tạo
thành những vùng nước đọng trên các khối đá. Đây cũng là nơi đã tìm thấy
nhiều hóa thạch của các loài khủng long tiền sử.

-

Tấm lá chắn Canada là một vùng đất nổi tiếng về khai khoáng sản và khai thác
gỗ, bao gồm miền bắc Manitoba, Ontario và Quebec, từ bờ tây đến bờ bắc của
Alberta, từ bờ đông tới Labrador va bao bọc quanh vịnh Hudson. Miền đất này
là địa hình đặc trưng nhất của Canada và là nền tảng của lục địa Bắc Mỹ. Đây là
vùng đất cổ, được tạo nên từ những lần trồi sụt của các dòng sông băng và để lại
một lớp đất phù sa mỏng bồi đắp cho những cánh rừng phương bắc rộng lớn.

-

Vùng đất thấp sông St. Lowrence và Các Hồ Lớn là miền đất không mấy bằng
phẳng giữa vùng thủ phủ Quebec và Windsor, Ontario. Hầu hết các thành phố
lớn và khu công nghiệp của Canada đều tập trung tại khu vực này, chiếm tới 1/2


7


dân số cả nước. Những dải đất bằng phẳng ở đây trước kia là các cánh rừng, còn
nay đã trở thành những cánh đồng phì nhiêu.
-

Vùng Appalachian nằm về phía đông nam của Canada, bao gồm một phần phía
nam sông St. Lawrence thuộc Quebec và hầu hết các tỉnh miền đông của nước
này. Đặc điểm của vùng này là tập trung nhiều đồi và rừng. Càng dần về phía
bờ biển, phong cảnh nơi đây nhấp nhô như gợn sóng. Đây là vùng có nhiều cảnh
đẹp và rất yên tĩnh với vài thành phố và thị trấn nhỏ xinh nằm ven bờ Đại Tây
Dương.

-

Vùng vịnh Hudson và vùng đất thấp Bắc cực là phần đất rộng lớn phía nam vịnh
Huston. Đây là địa hình mang những tính chất đặc trưng nhất của Canada với
nhiều sình lầy, đầm phá. Tại đây hầu như không có người ở và cũng không có
du khách tìm đến, ngoại trừ thị trấn Chrrchill thuộc Manitoba.

-

Miền đất Bắc Băng dương ở vùng cực bắc là một vùng bao la bị băng tuyết bao
phủ quanh năm. Màu trắng của các núi băng bốn mùa giá lạnh và mưa tuyết là
hình ảnh quen thuộc của vùng này. Nằm sâu bên dưới các hòn đảo băng cứng đã
hình thành từ hàng triệu năm. Suốt miền băng tuyết này hầu như không có
đường đi và rất ít người sinh sống.


Phần lớn khu vực Bắc cực của Canada được bao phủ bởi băng và lớp băng vĩnh cửu.
Canada cũng có bờ biển dài nhất thế giới: 202.080 km (125.570 dặm ). Canada cũng là nơi có
hoạt động địa chất phức tạp, với nhiều trận động đất và các ngọn núi lửa có khả năng hoạt động.

Khí hậu
Là quốc gia lớn thứ hai trên thế giới, sự thay đổi khí hậu tại Canada khá đa dạng. Ở phần
lớn khu vực có cư dân sinh sống, Canada có 4 mùa riêng biệt: vào mùa hè, nhiệt độ có thể lên tới
35 OC hoặc cao hơn; trong khi đó, vào mùa đông, nhiệt độ hiếm khi xuống tới -15 OC; vào mùa
xuân và mùa thu, nhiệt độ ôn hòa hơn.
Vùng thảo nguyên vào mùa hè thường khô và nóng, nhưng lại ẩm hơn ở vùng trung
nguyên Canada và đặc biệt ôn hòa ở vùng duyên hải. Mùa xuân thường là mùa dễ chịu nhất tại
Canada. Mùa thu ở Canada thường lạnh và khô nhưng mùa thu được làm nổi bật bởi lá cây
thường chuyển sang màu cam và đỏ.
Mùa đông ở Canada thường lạnh và có tuyết rơi, dù vậy vùng nam Alberta thường có
gió thổi từ núi Rocky ở Tây nam nước Mỹ làm cho tuyết tan và thời tiết trở nên ấm. Các thành
phố thuộc vùng duyên hải phía tây như Vancouver hay Victoria, mùa đông thường ôn hòa và đôi
khi có mưa.

Tài nguyên – Khoáng sản
Canada là một quốc gia có nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú, trải dài trên khắp
đất nước. Trong đó nổi bật lên là tài nguyên về rừng, nguyên liệu gỗ, dầu mỏ và khí đốt, thủy sản
và các loại khoáng sản như than, đồng, quặng sắt, vàng và nikel.
Theo kết quả nghiên cứu từ Cục khảo sát địa chất Hoa Kỳ (USGS), Canada là đất nước
có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau Saudi Arabia. Các mỏ dầu lớn tập
trung ở Alberta và phần lãnh thổ phía bắc. Bên cạnh nguồn năng lượng dầu mỏ, Canada có tiềm
8


năng thủy điện rất lớn với nhiều sông có lưu lượng nước lớn. Canada là một trong số ít các quốc
gia có xuất khẩu ròng năng lượng.

Khu vực Bắc Mỹ nói chung và Canada nói riêng là nơi tập trung những loại khoáng sản
quý và cần thiết cho hoạt động sản xuất công nghiệp như vàng, nickel, uranium, than, quặng sắt,
chì. Các loại này có trữ lượng lớn và chủ yếu được khai thác cho hoạt động xuất khẩu.
Một nguồn tài nguyên tái tạo được của Canada rất quan trọng đó là tài nguyên rừng.
Canada có 10% lượng rừng của thế giới. Canada có 397,3 triệu ha (ha) rừng, đất rừng và đất
khác bao gồm cây, chiếm 53,8% tổng diện tích bề mặt lãnh thổ. Nền công nghiệp khai thác và
xuất khẩu gỗ của Canada rất phát triển. Trong năm 2008, Canada đã khai thác 136,9 triệu m 3 gỗ
tròn.Với diện tích rừng lớn, cùng với trình độ và khả năng khai thác cao, các công cụ lao động
hiện đại, thì công nghiệp gỗ với hoạt động chủ yếu là chế biến bột giấy và giấy là nguồn lợi chủ
yếu.

1.2 Ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến môi trường tự nhiên Canada
Toàn cầu hóa có những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên của Canada nói
riêng và môi trường tự nhiên của các nước có quan hệ thương mại với Canada nói chung.
Hiện nay, các công ty lớn của Canada đang mở rộng việc đầu tư của mình sang các nước
đang phát triển ở Châu Phi và Châu Á để tận dụng nguồn nhân công rẻ và dồi dào. Nhưng cũng
chính từ hoạt động này mà đặc biệt là khi đầu tư các nhà máy sản xuất sẽ gây tổn hại ít nhiều môi
trường của nước được đầu tư do chất thải trong quá trình sản xuất. Trong dài hạn, việc đầu tư
như vậy sẽ gây phản ứng ngược lại cho chính quốc do những ô nhiễm tại các nước đầu tư sẽ ảnh
hưởng đến môi trường tự nhiên toàn cầu.
Với tác động của toàn cầu hóa, hoạt động trao đổi hàng hóa và hợp tác thương mại giữa
Canada và các nước khác trên thế giới diễn ra thuận lợi, chính điều này đã tác động đến môi
trường tự nhiên Canada theo chiều hướng có phần tiêu cực. Canada là một nước thế mạnh về
ngành công nghiệp khai khoáng, thăm dò và khai thác dầu mỏ, chế biến gỗ và bột gỗ. Nguồn tài
nguyên dồi dào và trình độ khai thác phát triển đã khiến cho Canada là một trong những nước
xuất khẩu hàng đầu về dầu mỏ, than, nickel và các sản phầm từ gỗ. Theo thời gian, điều này đã
vô hình tàn phá môi trường tự nhiên của Canada đặc biệt là các cánh rừng bị khai thác quá mức,
chất thải từ các ngành công nghiệp khai khoáng đã làm ô nhiễm môi trường. Điều này đã vấp
phải rất nhiều phản ứng từ phía dư luận.
Hiện nay toàn thế giới đang đối mặt với hiện tượng nóng lên toàn cầu mà nguyên nhân

chủ yếu là do lượng CO2 quá nhiều trong bầu khí quyển. Các trung tâm công nghiệp lớn của
Canada, điển hình là Ontario và Quebec, sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất ô tô, sự
liên kết và đầu tư từ các công ty của Hoa Kỳ, hằng năm đã thải ra một lượng lớn khí thải CO 2, là
ví dụ minh chứng cho sự toàn cầu hóa tác động đến môi trường tự nhiên của Canada.
Hiện tượng nóng lên toàn cầu cũng gây ra những thảm họa cháy rừng đe dọa môi trường
tự nhiên và cuộc sống người dân Canada. Vào tháng 5/2011, những đám cháy lớn tại tỉnh Alberta
(Canada) đã nuốt chửng cả một thị trấn và buộc hàng nghìn người dân phải sơ tán, gây gián đoạn
nghiêm trọng các hoạt động khai thác dầu tại khu vực này. Khoảng 115 khu rừng ở Alberta bốc
cháy và càng nghiêm trọng hơn do điều kiện thời tiết khô nóng, kèm gió lớn. Hỏa hoạn tại 36
khu rừng trong số này đã vượt tầm kiểm soát, trong khi các trực thăng và máy bay cứu hỏa

9


không thể hỗ trợ 1.000 lính cứu hỏa làm nhiệm vụ do gió. Khoảng 1.050km 2 rừng đã bị phá hủy
trong tuần qua. Con số thiệt hại do cháy rừng đã vượt mức so với năm 2010.
Hiện tượng nóng lên toàn cầu làm các khối băng vĩnh cửu ở Bắc cực tan chảy, đe dọa
môi trường sinh sống của một số loài động vật như: gấu bắc cực, chồn bắc mỹ,… Băng tan cũng
làm mực nước biển dâng lên đe dọa đến các vùng đất thấp ven biển. Ngành khai mỏ ở Canada
gặp khó khăn khi băng Bắc Cực tan làm gián đoạn các con đường vận chuyển, mưa lũ làm xói
mòn con đường ở Yukon, vụ cháy rừng Utah năm 2002 cũng khiến việc khai mỏ phải bị đình lại.
Tuy nhiên, bằng việc mở cửa trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin,
môi trường tự nhiên Canada cũng nhận được những tín hiệu tích cực. Càng ngày, vai trò của các
tổ chức quốc tế về bảo vệ môi trường như Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), Quỹ
quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) ngày càng tăng. Đứng trước thực trạng môi trường tự nhiên
của Canada đang bị gây hại nghiêm trọng, sự can thiệp của các tổ chức này đến Chính phủ
Canada đã góp phần làm thay đổi chính sách về môi trường theo chiều hướng khai thác bền vững
và tái tạo tích cực.

1.3 Ảnh hưởng của môi trường tự nhiên đến hoạt động kinh doanh


quốc tế Canada
Vị trí
 Cơ hội

Canada giáp với 2 đại dương là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, cùng với hệ thống
giao thông hiện đại, đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt là vận
chuyển qua đường biển phát triển. Cửa ngõ và hành lang Châu Á Thái Bình Dương của Canada
mở rộng tuyến đường vận chuyển hàng hóa từ Châu Á sang Bắc Mỹ, giúp vận chuyển hàng hóa
nhanh hơn. Các cảng biển miền Tây Canada, đặc biệt là 2 cảng lớn nhất Metro Vancouver và
Prince Rupert, có tuyến trực tiếp tới thị trường Bắc Mỹ và Châu Á. Canada có vị trí thuận lợi để
mở rộng sang các thị trường lớn khác như Mỹ, Mexico và xa hơn là các nước thuộc khu vực
Trung và Nam Mỹ, tạo được mạng lưới liên kết chặt chẽ và rộng khắp không chỉ là khu vực Bắc
Mỹ mà còn cả toàn châu Mỹ. Trên cơ sở biên giới chung không bảo vệ dài nhất thế giới: hệ
thống giao thông vận tải của Canada và Mỹ có độ liên kết cao, các cảng biển, đường bộ và
đường sắt đều nối tới các trung tâm tài chính lớn. Điều này tạo cơ hội cho các nhà đầu tư mở
rộng thị trường sang Mỹ.
Nằm ở phía Bắc Đại Tây Dương, Canada là một trong những thành viên sáng lập ra Tổ
chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), tuy đây là một liên minh về quân sự nhưng nó cũng
góp phần giúp cho hoạt động kinh doanh quốc tế của Canada với các nước trong liên minh được
dễ dàng và có nhiều lợi thế hơn so với các nước ở ngoài NATO.
 Thách thức

Tuy vậy, cũng vì có điều kiện thuận lợi trong việc lưu thông hàng hóa nên các nhà đầu tư
cũng gặp phải nguy cơ các sản phẩm của họ dễ bị cạnh tranh bởi các sản phẩm khác từ Mỹ,
Mexico, Châu Âu và nhất là các sản phẩm giá rẻ từ châu Á.
Với vị trí nằm ở cận Bắc Cực và hệ thống giao thông đường biển đặc biệt phát triển với
khối lượng và giá trị hàng hóa lưu thông thường xuyên lớn thì nguy cơ từ các tác động của tự
nhiên như băng trôi, bão tuyết luôn đe dọa đến hoạt động vận chuyển hàng hóa trên biển.
10



Địa hình - Khí hậu


Cơ hội

Canada có rất nhiều sông hồ và các khu vực cao nguyên, dãy núi vì vậy dân cư tập trung
chủ yếu ở các đồng bằng như Quebec, Ontario hay British Columbia. Chính đặc điểm tự nhiên
này đã tác động tới việc phân bố dân cư. Những khu vực đồng bằng giáp với biển tập trung nhiều
dân cư thuận lợi cho việc tập trung sản xuất và xuất khẩu hàng hóa, giao thương với quốc tế vì
những nơi này cũng tập trung những cảng biển lớn.
Do vào mùa đông, những khu vực ở phía Bắc và nội địa thường bị một lớp băng dày bao
phủ làm hạn chế rất nhiều việc vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ,việc sinh sống ở khu vực
này cũng trở nên rất khó khăn,do đó mặc dù có địa hình bằng phẳng nhưng khu vực phía Bắc lại
là nơi thưa dân nhất. Phần đông dân cư tập trung ở phía Đông Nam, gần biên giới chung giữa Mỹ
và Canada. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nước ngoài,khi ta chỉ phải tập trung đầu tư
phát triển vào một vùng trọng điểm,chi phí bỏ ra cho việc vận chuyển hàng hóa và chiến lược
marketing sẽ được tiết kiệm rất nhiều so với đầu tư các nước khác.


Thách thức

Địa hình trải dài từ Đông sang Tây đi kèm với việc phân bố tài nguyên không đều đặc
biệt là dầu mỏ tập trung chủ yếu ở khu vực bờ Tây và lãnh thổ phía Bắc, trong khi khu vực tập
trung đông dân và các khu công nghiệp lại nằm ở bờ Đông dẫn đến việc khu vực này phải nhập
khẩu dầu và sử dụng năng lượng nguyên tử. Khu vực Alberta, British Columbia có trữ lượng dầu
mỏ lớn, giáp với phía Tây của Hoa Kỳ nên rất thuận lợi cho việc xuất khẩu dầu mỏ khai thác
được sang thị trường Hoa Kỳ. Chính địa hình đã tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh
quốc tế của Canada mà đặc biệt là trong lĩnh vực khai thác và xuất khẩu dầu mỏ.

Khí hậu của Canada cũng có sự phân hóa với khí hậu ôn đới cận cực và ôn đới lục địa.
Vào mùa đông, những khu vực ở phía Bắc và nội địa thường bị một lớp băng dày bao phủ làm
hạn chế rất nhiều các hoạt động khai thác và sản xuất dẫn đến hoạt động kinh doanh quốc tế
thường rất khó khăn đặc biệt là vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ. Bên cạnh đó, khí hậu trên
biển rất khắc nghiệt vào những tháng có đợt gió từ Bắc Cực thổi về cũng ảnh hưởng đến hoạt
động trao đổi hàng hóa bằng đường biển. Khí hậu lạnh dễ gây đóng băng các hàng hóa dạng lỏng
như xăng dầu, hóa chất, nước giải khát. Chi phí dành cho việc bảo quản hàng hóa, khai thác tài
nguyên, phương tiện đi lại phải bỏ ra là rất lớn.

Khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản đa dạng là một thế mạnh của Canada. Khai thác khoáng sản là
một ngành mang lại nhiều lợi nhuận. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể lợi dụng vị trí địa lý thuận
lợi và hệ thống giao thông cảng biển hiện đại để đầu tư vào phát triển các dịch vụ vận chuyển
xuất khẩu than đá, dầu mỏ cũng như các loại khoáng sản khác. Tuy nhiên, ngành khai thác
khoáng sản cũng là một trong những ngành ảnh hưởng nhiều đến môi trường tự nhiên. Cũng
chính vì lý do đó nên việc đầu tư khai thác khoáng sản phải chịu sự kiểm soát gắt gao của chính
phủ cũng như các tổ chức bảo vệ môi trường.

11


2. BRAZIL

2.1.

Khái quát về tự nhiên Brazil

Brazil tên gọi chính thức là Cộng hòa Liên bang Brazil, là quốc gia lớn nhất Nam Mỹ.
Brazil là quốc gia lớn thứ năm trên thế giới về diện tích lẫn dân số với hơn 190 triệu người và là
quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha duy nhất ở Châu Mỹ và lớn nhất trên thế giới.


12


Địa lý
Với diện tích rộng 8,547 triệu km2 chiếm tới một nửa diện tích lục địa Nam Mỹ. Có
chung biên giới với hầu hết với các nước Nam Mỹ gồm Argentina, Bolivia, Colombia, Guiana
thuộc Pháp, Guyana , Paraguay , Peru , Suriname, Uruguay, Venezuela . Lãnh thổ trải dài trên 4
múi giờ khác nhau. Đường bờ biển dài 7.491 km tiếp giáp với Đại Tây Dương.

Địa hình
Địa hình của Brazil phân bố rất đa dạng:
-

Vùng Bắc chiếm 45,27% lãnh thổ Brazil nhưng lại là vùng có số lượng dân cư
thấp nhất. Đây là nơi có nhiều rừng mưa nhiệt đới xanh tốt và nơi cư trú của
một số lượng lớn người da đỏ. Vùng Bắc của Brazil nổi tiếng với khung cảnh
thiên nhiên hoang sơ của núi rừng Amazon - hay còn được gọi là “lá phổi của
thế giới”

-

Vùng Đông Bắc là vùng nghèo nhất Brazil, có mùa khô kéo dài nhưng lại là
vùng có nhiều bãi biển đẹp.

-

Vùng Trung Tây là vùng có diện tích lớn thứ hai tại Brazil, nhưng mật độ dân
số lại thấp. Thủ đô của Brazil - thành phố Brasília, thuộc vùng này. Đây là nơi
có đầm lầy Pantanal lớn nhất thế giới và một phần của rừng mưa Amazon nằm

ở phía tây bắc. Đây cũng là vùng nông nghiệp quan trọng nhất đất nước.

-

Vùng Đông Nam là vùng giàu có tài nguyên và đông dân nhất nước. Đây là nơi
có hai thành phố lớn nhất của Brazil: Rio de Janeiro và Sao Paulo. Cảnh quan
vùng này khá đa dạng, với trung tâm thương mại chủ yếu của đất nước là São
Paulo, thành phố lịch sử Minas Gerais và bãi biển Rio de Janeiro nổi tiếng.

-

Vùng Nam địa hình chủ yếu lại là đồi và những vùng núi thấp, là vùng giàu có
nhất tại Brazil (tính theo GDP bình quân đầu người), với tiêu chuẩn sống tốt
nhất cả nước. Đây cũng là vùng lạnh nhất Brazil, thỉnh thoảng có thể xuất hiện
băng giá và tuyết ở một số vùng cao.

Brazil là một trong những nước có nhiều hệ thống sông lớn nhất trên thế giới. Nước này
có tổng cộng 8 bồn địa lớn, nước của các con sông đi qua các bồn địa này để thoát ra Đại Tây
Dương. Sông Amazon là con sông lớn nhất thế giới tính theo dung lượng nước và đồng thời là
con sông dài thứ hai trên thế giới. Lưu vực sông Amazon rộng lớn và màu mỡ đã tạo điều kiện
cho những cánh rừng mưa nhiệt đới hùng vĩ phát triển cùng với một hệ thống sinh vật phong
phú. Ngoài ra còn phải kể đến hệ thống sông Parana và phụ lưu của nó, sông Iguacu, nơi có thác
nước Iguacu nổi tiếng. Bên cạnh đó còn có các sông Negro, Sao Francisco, Xingu, Madeira và
Tapajos. Một số hòn đảo và đảo san hô trên Đại Tây Dương cũng thuộc chủ quyền của Brazil.
Nhìn chung có thể chia ra làm hai vùng chính : miền bắc phần lớn là vùng đất thấp được
che phủ bởi rừng Amazon. Miền nam có đồi, núi thấp. Vùng bờ biển giáp Đại Tây Dương có
nhiều dãy núi cao so với mặt nước biển tới 2900 m. Đỉnh núi Pico da Neblina là núi cao nhất
Braxin (3.014 m).

13



Khí hậu
Mặc dù 90% lãnh thổ Brazil nằm trong vùng nhiệt đới nhưng giữa vùng này với vùng
khác trên đất nước vẫn có những sự khác biệt khá lớn về khí hậu. Từ Bắc xuống Nam, khí hậu
Brazil chuyển dần từ khí hậu nhiệt đới cho đến khí hậu cận nhiệt tương đối ôn hòa. Brazil có
tổng cộng năm dạng khí hậu khác nhau: xích đạo, nhiệt đới, nhiệt đới khô, núi cao và cận nhiệt
đới.
Nhiệt độ trung bình hàng năm ở đường xích đạo là khoảng 25°C, ngày nóng nhất của
mùa hè nhiệt độ có thể lên tới 40°C. Miền Nam Brazil có khí hậu tương đối cận nhiệt đới và có
sương giá về mùa đông. Tuyết rơi có thể xảy ra ở những vùng núi cao như Rio Grande do Sul
hay Santa Catarina. Lượng mưa tại Braxin khá cao, từ 1000 đến 1500 mm một năm. Mưa tập
trung nhiều hơn tại vùng lòng chảo Amazon nóng ẩm ở phía Bắc, nơi lượng mưa có thể lên đến
2000 mm mỗi năm hoặc thậm chí cao hơn. Tuy có một lượng mưa hàng năm lớn như vậy song
khu vực này cũng có mùa khô, kéo dài từ 3 tháng đến 5 tháng tùy theo vĩ độ.
Do nằm tại Nam bán cầu nên thời gian các mùa trong năm tại Brazil ngược lại so với các
nước Bắc bán cầu. Mùa hạ ở đây kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4, còn mùa đông lại nằm trong
khoảng từ tháng 5 đến tháng 11. Trên thực tế, ở những vùng nằm gần xích đạo, sự chênh lệch về
mùa gần như không đáng kể với khí hậu nóng ẩm quanh năm, trong khi những vùng có khí hậu
nhiệt đới thường chỉ có mùa mưa và mùa khô. Tại vùng có khí hậu cận nhiệt ở phía Nam, thời
tiết chia ra đủ 4 mùa xuân, hạ, thu, đông.

Tài nguyên – khoáng sản
Brazil rất giàu tài nguyên thiên nhiên. Khoáng sản chủ yếu gồm bauxite, vàng, sắt,
măngan, thiếc, phốt phát, platinum, kẽm, uran, chì, amiăng, niken, vonfram, điamăng, dầu hoả,
thuỷ lực, đồng, đá quý...

Thảm động, thực vật
Việc sở hữu phần lớn diện tích của rừng mưa Amazon đã cung cấp cho Brazil một thảm
thực vật phong phú và đa dạng.

Rừng mưa Amazon là quê hương của khoảng 2,5 triệu loài côn trùng, hàng chục nghìn
loài thực vật, và khoảng 2.000 lài chim cùng thú. Tới nay, ít nhất khoảng 40.000 loài thực vật,
3.000 loài cá, 1.294 loài chim, 427 loài thú, 428 loài động vật lưỡng cư, và 378 loài bò sát đã
được phân loại khoa học trong khu vực này. Khoảng 20 % loài chim trên thế giới sống trong các
khu rừng mưa của Amazon.
Khu vực rừng mưa này cũng chứa một số loài có thể gây ra những mối nguy hiểm cho
con người. Trong số các động vật săn mồi lớn nhất có cá sấu Caiman đen, báo đốm Mỹ và trăn
anaconda. Trong khu vực sông, các loài cá chình điện có thể phóng ra điện gây choáng hay làm
chết người, trong khi cá hổ cũng có thể cắn và làm người bị thương. Hàng loạt loài ếch tên
độc tiết ra các chất độc ancaloit ưa mỡ qua thịt của chúng. Tại đây cũng có hàng loạt các loài
sinh vật kí sinh và các tác nhân truyền bệnh dịch. Các loài dơi quỷ sinh sống trong các rừng mưa
và có thể lan truyền virus bệnh dại. Các bệnh như sốt rét, sốt vàng da và sốt xuất huyết
Dengue cũng có thể bị nhiễm phải trong khu vực Amazon.
14


2.2

Tác động của toàn cầu hóa đến môi trường tự nhiên Brazil

Brazil có nền kinh tế thị trường tự do theo hướng xuất khẩu. Sản phẩm công nghiệp
chiếm tới 3/5 tổng sản phẩm công nghiệp của các nền kinh tế Nam Mỹ. Sự phát triển về khoa
học và công nghệ của đất nước là yếu tố hấp dẫn đối với sự đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Lĩnh
vực nông nghiệp cũng có một động lực đáng kể: trong khoảng hai thập kỷ ngành này luôn giữ
cho Brazil ở trong số các nước có năng xuất cao nhất trong khu vực. Ngành nông nghiệp và khai
thác mỏ cũng làm tăng đáng kể thặng dư trao đổi, kết quả là một lượng tiền lớn đổ vào đất nước
và giảm nợ nước ngoài. Brazil là một trong những nước đầu tiên sát nhập mười công ty lắp ráp ô
tô lớn nhất với nhau trong lãnh thổ đất nước. Brazil là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế
như Mercosur, SACN, G8+5, G-20 và Cairns Group, với hàng trăm đối tác thương mại. Các đối
tác thương mại chính của Brazil là: EEC (26% thương mại), Hoa Kỳ (24%), Mercosur, Mỹ

Latin (21%) và các nước châu Á (12%).
Do đó,ta có thể thấy là quá trình toàn cầu hóa đã diễn ra rất mạnh mẽ ở Brazil,cả về thị
trường và sản xuất. Song song với sự phát triển của quá trình toàn cầu hóa của Brazil đã kéo theo
những tác động đến tự nhiên của đất nước này.
Một sự thật mà chúng ta không thể phủ nhận đó là toàn cầu hóa đang đe dọa đến môi
trường tự nhiên:
Rừng Amazon ở Brazil được coi là “lá phổi” của thế giới bởi diện tích rộng lớn và thảm
thực vật đa dạng. Nhưng hiện nay một tình trạng đáng báo động là diện tích rừng Amazon đã bị
giảm sút đáng kể. Trong khoảng thời gian từ năm 1991 tới năm 2000, tổng diện tích rừng bị mất
trong khu vực Amazon tăng từ 415.000 tới 587.000 km², với phần lớn diện tích rừng bị chặt phá
biến thành bãi chăn thả gia súc. Bảy mươi phần trăm đất đai trước kia là rừng tại Amazon, và
91 % đất đai bị mất rừng kể từ năm 1970, được sử dụng để làm bãi chăn thả gia súc. Ngoài
ra, Brazil hiện tại là nhà sản xuất hàng thứ hai trên thế giới về đậu tương sau Hoa Kỳ. Các nhu
cầu của các trang trại sản xuất đậu tương được dùng để hợp lệ hóa và phê chuẩn nhiều dự án vận
tải gây tranh cãi mà hiện tại đang được phát triển trong khu vực này. Hai đường cao tốc đầu tiên
chạy xuyên qua rừng mưa đã làm tăng sự định cư và chặt phá rừng. Tốc độ chặt phá rừng trung
bình hàng năm từ 2000 tới 2005 (22.392 km²/năm) là 18 % cao hơn so với 5 năm trước đó
(19.018 km²/năm). Với tốc độ hiện tại, trong hai thập niên thì rừng mưa Amazon sẽ giảm khoảng
40 %. Và hậu quả của việc diện tích rừng bị giảm là sự ấm lên toàn cầu do việc giải
phóng cacbon chứa trong thảm thực vật.
Một thực tế nữa được các nhà phân tích nhận định là giá vàng ngày càng tăng cao tỷ lệ
thuận với diện tích rừng Amazon bị phá hoại và môi trường ô nhiễm do thủy ngân ngày càng
trầm trọng.
Có vẻ thông tin về giá vàng tăng không liên quan gì đến việc diện tích rừng Amazone bị
tàn phá nhưng trên thực tế quả đúng là như vậy. Cụ thể, khi giá vàng tăng, càng nhiều cây bị đốn
hạ để lấy chỗ khai thác vàng, càng nhiều thủy ngân dùng để tách vàng. Thủy ngân bay hơi, và
xâm nhập vào nguồn nước, chuỗi thức ăn. Ngoài ra thủy ngân còn gây ô nhiễm môi trường theo
nhiều con đường. Khi chảy xuống sông, thủy ngân được vi khuẩn đưa vào chuỗi thức ăn. Vì thế
nên các loài cá trên sông Amazon bị nhiễm thủy ngân nặng. Hàm lượng thủy ngân trong nhiều
sông ở Peru đã vượt từ 3 - 25 lần giới hạn cho phép.

Tuy nhiên, trước những biến đổi của khí hậu trên trái đất gần đây dẫn đến những thảm
họa mà con người phải gánh chịu , những tổ chức quốc tế lần lượt ra đời nhằm bảo môi trường tự
15


nhiên. Cùng với sự toàn cầu hóa về thông tin, ngày càng nhiều các khẩu hiệu kêu gọi bảo vệ môi
trường tự nhiên, bảo vệ động thực vật hoang dã được phát tán qua các hệ thống kênh thông tin
trên toàn thế giới trong đó mạnh mẽ nhất phải kế đến là thông qua kênh internet. Đó chính là
những tín hiệu đáng mừng khi con người đã quan tâm nhiều hơn đến môi trường tự nhiên và
đang hướng đến một sự phát triển bền vững trong tương lai.
2.3

Ảnh hưởng của môi trường tự nhiên đến hoạt động kinh doanh
quốc tế Brazil

Với những điều kiện tự nhiên phong phú,Brazil có khá nhiều điều kiện thuận lợi để phục
vụ cho việc phát triển các hoạt động kinh doanh quốc tế.

Vị Trí
Brazil là một nước có nền kinh tế phát triển đứng thứ tám trên thế giới và hằng năm các
nguồn vốn đầu tư vẫn “chảy” vào Brazil rất đều đặn. Ngoài việc là một nước có diện tích lớn
nhất Nam Mỹ thì một vị trí địa lý thuận lợi cũng đã đem lại cho Brazil một lợi thế nhất định
trong việc thu hút các doanh nghiệp bên ngoài. Đứng trên cương vị một doanh nghiệp bên ngoài,
việc chung biên giới với hầu hết các nước Nam Mỹ và là một nước thành viên trong “Liên hiệp
các quốc gia Nam Mỹ” (Unasul) đem lại một thuận lợi rất lớn trong việc xuất nhập khẩu sang
các nước trong liên hiệp này, các hàng rào thuế quan sẽ bị rỡ bỏ, việc di chuyển và giao thương
giữa các nước Nam Mỹ sẽ dễ dàng và ít tốn kém hơn. Như vậy chỉ cần tham gia thị trường Brazil
thì coi như là ta đã đánh vào cả thị trường Nam Mỹ. Hơn nữa việc có một đường bờ biển dài đem
lại cho Brazil những mỏ dầu lớn, mà điều này ta sẽ phân tích ở phần khoáng sản.
Tuy nhiên, với vị trí đặc biệt thuận lợi cho giao thương của mình cũng chính là điểm làm

các nhà đầu tư phải cân nhắc bởi sự cạnh tranh đến từ rất nhiều các quốc gia lân cận cho một thị
trường mới nổi như Brazil.

Địa hình
Địa hình của Brazil khá đa dạng,chia làm 2 vùng:miền bắc được che phủ bởi rừng
Amazon,miền nam là vùng đồi núi thấp và giáp biển . Chính vì vậy, dân cư Brazil chủ yếu tập
trung ở khu vực ven biển Đại Tây Dương với các thành phố lớn như Rio De Janeiro, Sao Paolo.
Việc này giúp tận dụng được nguồn nhân công tập trung, hấp dẫn đầu tư.
Brazil sở hữu những con sông, hệ thống sông ngòi lớn và chằng chịt mà điển hình là hệ
thống sông Amzon một mặt giúp cho hoạt động giao thông đường thủy của Brazil phát triển, tận
dụng được hệ thống tự nhiên sẵn có để vận chuyển hàng hóa vào sâu trong lãnh thổ từ các cảng
biển lớn phía Tây. Tuy nhiên, vì hệ thống sông ngòi lớn nên lưu lượng nước rất lớn vào mùa
mưa có thể gây lũ, ngập lụt và sạt lở diện rộng. Thế nên, nhà đầu tư khi muốn tập trung khai thác
các nguồn lợi phía sâu bên trong Brazil cần phải có một sự tìm hiểu kĩ càng về các dịch vụ vận
chuyển hàng hóa bằng đường thủy cũng như giảm thiểu tối đa rủi ro khi sử dụng phương thức
vận chuyển này.
Amazon là một trong những khu rừng nguyên sinh lớn nhất thế giới, được mệnh danh là
lá phổi xanh của Trái Đất. Điều này là một trong những hạn chế của Brazil bởi vì muốn phát
triển hoạt động giao thương với các nước có chung đường biên giới phía Bắc thì Chính phủ phải
16


sử dụng đến chiến lược phá rừng làm đường, nhưng hoạt động này luôn vấp phải những sự phản
đối quyết liệt của các tổ chức bảo vệ thiên nhiên.

Khoáng sản
Brazil có một nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú,chủ yếu gồm bauxite, vàng,
sắt, măngan, thiếc, phốt phát, platinum, kẽm, uran, chì, amiăng, niken, vonfram, điamăng, dầu
hoả, thuỷ lực, đồng, đá quý...ngoài ra Brazil vừa phát hiện 3 mỏ dầu lớn ở Đại Tây Dương với
tổng trữ lượng ước tính lên tới 55 tỷ thùng, gấp 4 lần trữ lượng dầu đã được kiểm chứng, tương

đương với các quốc gia thành viên OPEC như Nigeria hay Venezuela.Đất nước này đang ôm
mộng trở thành một nước xuất khẩu dầu lớn trên thế giới.
Như vậy tiềm năng về tài nguyên khoáng sản của Brazil là rất lớn,nhưng để thực hiện
được những kế hoạch lớn sắp tới thì Brazil vẫn cần 1 nguồn vốn lớn,đây là cơ hội cho các nước
có dự định đầu tư vào Brazil,nhưng trở ngại gặp phải của các nhà đầu tư là việc khai thác phải
kết hợp với bảo vệ mội trường,phải có những phương án khai thác và sử dụng hợp lý,tiết kiệm.
Ngoài ra,phải tìm hiểu về chính sách của chính phủ Brazil đối với việc nhận đầu tư nước ngoàivà
khai thác nguồn tài nguyên trong nước,vì hiện tại thì Brazil đã từ chối lời mời hợp tác của OPEC
trong việc xuất khẩu dầu mỏ.

Khí hậu
Từ bắc xuống nam, khí hậu Brazil chuyển dần từ khí hậu nhiệt đới (giữa chí tuyến nam
và xích đạo) cho đến khí hậu cận nhiệt tương đối ôn hòa (nằm dưới chí tuyến nam). Brazil có
tổng cộng năm dạng khí hậu khác nhau: xích đạo, nhiệt đới, nhiệt đới khô, núi cao và cận nhiệt
đới. Do đó,khí hậu dễ thích nghi đối với các nhà đầu tư Châu Á, đồng thời khí hậu ở Brazil chủ
yếu là nhiệt đới và cận nhiệt,nên khá giống với khí hậu ở Châu Á.Nhưng hạn chế lớn của nhà
đầu tư đối với khí hậu Brazil là việc thường hay xảy ra lũ lụt do lượng mưa khá nhiều ở phía
bắc,đồng thời phía Bắc lại có sương giá về mủa đông.Nên thách thức đặt ra với nhà đầu tư là cần
phải nắm rõ khí hậu của từng vùng ở Brazil,chọn phương án đầu tư phù hợp cho từng mùa,từng
thời kỳ của khí hậu ở Brazil.

17


III.

LỰA CHỌN ĐẦU TƯ
1.

Lựa chọn ngành nghề đầu tư

Nhóm lựa chọn ngành du lịch vì đây là ngành có thể khai thác được nhiều cơ hội
mà môi trường tự nhiên đem lại.

2.

Lựa chọn nước đầu tư
Bảng so sánh
Brazil

1.

Cơ hội



Canada

Vị trí địa lý



Giáp với Đại Tây Dương,
hầu hết các nước Nam Mỹ
tạo ra môi trường du lịch đa
văn hóa, dễ dàng mở rộng
các hoạt động du lịch sang
những nước láng giềng




Giáp với 3 đại dương, có
đường biên giới chung với
Mỹ, hệ thống giao thông
hiện đại tạo điều kiện thuận
lợi cho việc đi du lịch bằng
các nhiều hình thức khác
nhau như đường bộ, đường
biển và đường hàng không


Địa hình
Địa hình của Brazil phân bố
rất đa dạng, có thể chia ra
làm hai vùng chính : miền
bắc phần lớn là vùng đất
thấp được che phủ bởi rừng
Amazon. Miền nam có đồi,
núi thấp. Vùng bờ biển giáp
Đại Tây Dương có nhiều
dãy núi cao so với mặt nước
biển tới 2900 m. Hội tụ đầy
đủ rừng, núi và biển, có
điều kiện phát triển các hoạt
động du lịch đa dạng và đáp
ứng nhu cầu thị hiếu của
nhiều loại hình khách du
lịch.
Rừng Amazon: thích hợp
phát triển ngành du lịch sinh
thái dành cho các đối tượng

khách du lịch mạo hiểm,
thích khám phá, yêu thiên
18

Vị trí địa lý

Địa hình
Địa hình đa dạng, phân
chia thành các khu vực rõ
rệt với những đặc trưng
riêng, tạo ra cơ hội đa dạng
hóa địa điểm và loại hình
du lịch.
Vùng núi Tây Cordillera
bao gồm nhiều dãy núi đá
lớn, xen kẽ là các thung
lung và bình nguyên tạo ra
khung cảnh tuyệt đẹp hấp
dẫn du lịch khám phá.
Vùng đất thấp sông St.
Lowrence và Các Hồ Lớn
nơi tập trung hầu hết các
thành phố lớn ,chiếm tới
1/2 dân số cả nước, thuận
lợi các loại hình du lịch
kèm theo các hoạt động


nhiên.
Biển: thuận lợi cho phát

triển du lịch biển, các loại
hình du lịch nghỉ dưỡng.

mua sắm, giải trí.
Vùng Appalachian nằm về
phía đông nam Canada có
nhiều đồi,rừng và giáp
biển, phong cảnh yên tĩnh
thích hợp loại hình du lịch
nghỉ dưỡng.

Núi: Đỉnh núi Pico da
Neblina là núi cao nhất
Braxin (3.014 m) thuộc cao
nguyên Guiana thích hợp
cho các hoạt động trò chơi
mạo hiểm như leo núi.


Khí hậu:
Braxin có khí hậu nhiệt đới,
đa dạng. Từ bắc xuống nam,
khí hậu thay đổi từ nhiệt đới
đến ôn hòa.Khí hậu chủ yếu
là nhiệt đới và cận nhiệt
đới,thu hút những khách du
lịch ở vùng ôn đới .




Khí hậu
Canada có diện tích lãnh
thổ lớn nên có khí hậu đa
dạng thay đổi theo vùng
địa lý nhưng nhìn chung
Canada có khí hậu ôn đới
với 4 mùa rõ rệt thích hợp
tổ chức các hoạt động thu
hút khách du lịch theo
mùa.
Mùa xuân ở Canada với
điều kiện thời tiết thích hợp
để tổ chức các lễ hội hoa.
Với một lượng lớn các hồ ở
Canada, tổ chức các hoạt
động vui chơi như tắm hồ
vào mùa hè sẽ thu hút sự
quan tâm của khách du
lịch.
Vào mùa thu khách du lịch
có cơ hội thưởng thức vẻ
đẹp thơ mộng trên những
con đường mà hai bên là
hàng cây phong lá đỏ.
Đặc biệt vào mùa đông với
nhiệt độ rất thấp thuận lợi
cho việc tổ chức các lễ hội,
trò chơi liên quan đến
băng, tuyết.


2.

Thách thức



Địa hình



19

Địa hình


Amazon được gọi là lá phổi
của thế giới, là nơi tập trung
nhiều loại động thực vất quý
hiếm, ngoài ra, Amazon còn
là nơi sinh sống của các bộ
lạc ,và mỗi bộ lạc sống khá
tách biết với thế giới bên
ngoài, có những nguyên tắc
riêng, do đó, sẽ trở thành
một thách thức lớn cho việc
tổ chức du lịch sinh thái ở
rừng Amazon, vì ta phải tìm
hiểu về phong tục của người
dân bản địa và tìm cách để
có được sự hợp tác của họ.



Khí hậu
Brazil đang phải gánh chịu
những hậu quả nặng nề từ
việc biến đổi khí hậu gần
đây mà nổi bật nhất là hạn
hán.
Có lượng mưa nhiều, sương
giá về đông và lâu lâu có
tuyết rơi ở các thành phố
khu vực phía nam – nơi tập
trung đông dân nhất- gây
cản trở việc đi lại.
Ngoài ra do mưa nhiều nên
hay có lũ lụt mà gần đây
nhất là lũ lụt và sạt lở đất
kinh hoàng ở Rio de Janeiro
vào tháng 1 năm 2011 làm ít
nhất 672 người chết.
Hơn nữa, Brazil thường
phải hứng chịu những cơn
bão lớn từ Đại Tây Dương
đổ vào.
Thiên tai xảy ra và hoành
hành khắp nơi đã làm ảnh
hưởng đến nền kinh tế
Brazil nói chung và ngành
du lịch nói riêng, gây tổn
thất lớn cho GDP của Brazil




Địa hình đa dạng đòi hỏi
cần có phải sự đầu tư đủ
lớn. Cần có hệ thống các
tour du lịch đa dạng, phủ
rộng trên toàn lãnh thổ để
có thể khai thác tốt các cơ
hội mà địa hình mang lại.

Môi Trường
Nhiều loài động vật quý
20



Khí hậu
Canada có mùa đông tương
đối khắc nghiệt gây khó
khăn trong việc vận chuyển
đi lại do hệ thống giao
thông bị bao phủ bởi băng
tuyết. Nhiệt độ quá thấp
làm cho điều kiện làm việc
không thuận lợi đặc biệt là
đối với các nhân viên châu
Á.
Hiện tượng nóng lên toàn
cầu gây ảnh hưởng mạnh

mẽ đến khí hậu: ngày càng
xuất hiện nhiều những
thiên tai như cháy rừng,
băng tan khiến mực nước
biển dâng lên đe dọa các
vùng ven biển. Một số loài
sinh vật đang bị đe dọa
tuyệt chủng ảnh hưởng đến
du lịch sinh thái.


hiếm bị đe dọa do nạn săn
bắt.
Rừng Amazon bị tàn phá
nặng nề để lấy đất canh tác
và lấy gỗ. Tính từ năm 2002
đến 2006 rừng amazon đã bị
mất đi một phần diện tích
xấp xỉ bằng nước Áo.
Trong một tương lai không
xa “lá phổi” của trái đất sẽ
gần như biến mất nếu không
có biện pháp phòng chống
và bảo vệ hợp lý của chính
phủ Brazil. Điều này đồng
nghĩa là sẽ mất đi một điểm
tham quan hấp dẫn ở Brazil
nơi có thể thu hút được
khách du lịch đông nhất.Do
đó,chúng ta cần phải kết

hợp giữa việc tham quan và
kêu gọi ý thức giữ gìn, bảo
vệ môi trường



Môi trường
Các hoạt động du lịch là
những hoạt động của con
người đến môi trường tự
nhiên nên chúng không ít
thì nhiều sẽ tác động đến
sự cân bằng của tự nhiên.
Đây chính là thách thức lớn
cho các nhà đầu tư. Vấn đề
ô nhiễm môi trường ảnh
hưởng rất nhiều đến ngành
du lịch, nó làm mất đi
những ưu thế tự nhiên đem
lại. Nếu không có các
phương pháp xử lý rác thải
trong các hoạt động du
lịch, các lễ hội thu hút
khách du lịch thì chúng ta
sẽ đối diện với tình trạng ô
nhiễm và đe dọa tới sự phát
triển bền vững trong
ngành.

Brazil và Canada, phân tích các yếu tố như tự nhiên, văn hóa, chính trị - pháp luật,… để

lựa chọn đầu tư, ta đều thấy rằng ở mỗi nước có một nét riêng và độc đáo khác nhau, có ưu và
nhược điểm khác nhau phù hợp với những ngành nghề nhất định. Nếu chỉ phân tích yếu tố tự
nhiên với ngành chọn là du lịch thì Brazil sẽ là lựa chọn đầu tiên.
Trước hết , ta phải xác định rằng là ta đầu tư qua Brazil không chỉ để dẫn du khách brazil
qua Việt Nam và ngược lại từ Việt Nam qua Brazil mà còn là dẫn các du khách từ mọi nơi trên
thế giới đến Brazil và thông qua đó ta có thể giới thiệu cho họ về một đất nước Việt Nam còn
non trẻ nhưng đầy hấp dẫn cùng những danh lam thắng cảnh tuyệt vời. Bởi nếu chỉ để du khách
qua lại giữa hai nước thì Canada sẽ là lựa chọn tối ưu hơn. Với một nền kinh tế phát triển, GDP
đầu người là 38.200 đô la (ước tính vào năm 2007) nên nhu cầu đi du lịch, nghỉ ngơi cao hơn
người dân Brazil. Nhưng nếu lựa chọn đó là nơi để thu hút khách thì Brazil lại có lợi thế hơn và
ở đây chỉ nói về những lợi thế tự nhiên
Brazil có vị trí địa lý thuận lợi với những bãi biển cát trắng chạy dài thu hút một lượng
lớn khách hằng năm, bên cạnh đó việc giao với hầu hết các nước Nam Mỹ và hệ thống sông ngòi
chằng chịt đã giúp cho việc lưu thông, di chuyển trong nước và ngoài nước dễ dàng, tiện lợi hơn.
Canada nằm ở Bắc bán cầu và trong vùng ôn đới, nên khí hậu có phần lạnh giá hơn so với Brazil21


nước có khí hậu nhiệt đới. Việc sở hữu nhiệt độ nóng ẩm đã là một điều kiện lý tưởng để cho
khách du lịch có thể ngả lưng trên những bãi cát, hoặc trầm mình xuống biển mát lạnh với những
con sóng mạnh mẽ. Ngoài ra Brazil còn sở hữu một phần của “lá phổi” trái đất rừng Amazon nơi sinh sống của hàng trăm ngàn loại động thực vật khác nhau. Có thể nói Amazon là một nơi
tuyệt vời để trải nghiệm cảm giác mạo hiểm, phiêu lưu nhưng không kém phần thú vị với những
hoạt động không đâu có được như: câu cá piranhas,…
Có thể nói Brazil gần như là một thiên đường cho du lịch, từ thành phố hiện đại, đến
những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn, hay những bãi biển xanh,… Nếu đầu tư đúng cách và có
một kế hoạch chi tiết thì việc chọn Brazil để phát triển ngành du lịch là một sự lựa chọn khả
quan.
3.
3.1.

Phương thức và kế hoạch đầu tư

Xác định khách hàng mục tiêu và phương thức đầu tư
a. Xác định khách hàng mục tiêu


Brazil là một đất nước nằm ở khu vực xích đạo, chủ yếu là khí hậu nhiệt đới
và cận nhiệt đới. Môi trường tự nhiên của Brazil rất đa dạng bao gồm núi, cao
nguyên, rừng, sông ngòi và biển. Chính sự đa dạng và còn giữ được vẻ đẹp tự
nhiên mà Brazil chính là một trong những địa điểm hấp dẫn khách du lịch bậc
nhất trên thế giới.



Brazil nằm ở khu vực Nam Mỹ, những năm gần đây, nền kinh tế Nam Mỹ có
sự phát triển vượt bậc, nhưng chỉ tập trung ở một số quốc gia như Venezuela,
Brazil,… Phần còn lại vẫn đang đối mặt với những khủng hoảng trên nhiều
mặt của nền kinh tế. Chính vì vậy, đối tượng khách hàng mà ngành du lịch ở
Brazil nhắm đến không tập trung vào thị trường Nam Mỹ.



Với lợi thế là một nước nhiệt đới, xứ nóng, ngành du lịch nên tập trung vào
phân khúc khách hàng có nhu cầu đi du lịch với mức sống từ trung bình đến
cao ở các nước thuộc khu vực Châu Âu và vùng Đông Bắc Á. Những khu vực
này tập trung nhóm khách hàng có thu nhập bình quân đầu người cao và có
nhu cầu đi du lịch, khám phá hoặc nghỉ dưỡng. Người dân vùng ôn đới thường
có sơ thích di chuyển sang những vùng nhiệt đới để tắm biển, phơi nắng hoặc
khám phá những vùng đất hoang dã. Đây chính là phân khúc cần tập trung
phát triển.




Bên cạnh đó, ở những quốc gia ngoài khu vực ôn đới nhưng có thu nhập trung
bình hoặc cao ví dụ ở vùng Trung Đông, Nam Á và Đông Nam Á. Phân khúc
gồm những khách hàng không thường xuyên đi du lịch nhưng giá trị của
những chuyến đi thường khá cao. Tuy cùng ở khu vực nhiệt đới nóng nhưng
Brazil có những điểm hấp dẫn hơn về mặt địa hình và khí hậu như đường bờ
biển dài, bãi biển đẹp, khí hậu ở những vùng sâu trong lục địa khá mát mẻ và
đặc biệt là hệ thống môi trường tự nhiên vẫn còn được bảo tồn gần như
nguyên vẹn.

22




Cuối cùng đó là khai thác nhóm khách hàng ở ngay trong nước và những nước
lân cận. Đây là nhóm khách hàng có thu nhập từ thấp cho đến trung bình
nhưng có thuận lợi về mặt di chuyển cũng như sự quen thuộc đối với môi
trường tự nhiên, văn hóa, xã hội của Brazil.

23


b. Xác định phương thức đầu tư

Tìm kiếm đối tác kinh doanh


Brazil là một đất nước đông dân thứ 5 trên thế giới và có diện tích đứng hàng
thứ 5, có một nền văn hóa đa dạng với nhiều chủng tộc, môi trường tự nhiên

có sự phân chia theo từng vùng, do đó cần phải xác định rằng đây là một thị
trường du lịch rộng lớn mang lại nhiều cơ hội đầu tư nhưng cũng đầy thách
thức.



Đối tác kinh doanh cần tìm phải là một doanh nghiệp am hiểu thị trường du
lịch Brazil, có những cơ sở hạ tầng tối thiểu đảm bảo cho những chiến lược
ban đầu của nhà đầu tư và sự phát triển về lâu dài của liên doanh, khả năng tài
chính đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu về liên doanh. Bên cạnh đó, với
định hướng phát triển mạnh ở các nhóm khách hàng nước ngoài, doanh nghiệp
du lịch được chọn làm đối tác phải có khả năng kinh doanh quốc tế, có mạng
lưới đại lý hoặc có khả năng mở rộng ra thị trường quốc tế. Ngoài ra, cần xem
xét đến các đối tác làm ăn với doanh nghiệp du lịch dự định sẽ đầu tư liên
doanh, trong các đối tác đó cần chú trọng đặc biệt đến các hãng lữ hành, vận
chuyển hành khách, các khu du lịch nghỉ dưỡng và các hãng cung cấp dịch vụ
gia tăng đi kèm.



Tìm kiếm đối tác kinh doanh không chỉ nhìn vào năng lực tài chính và khả
năng kinh doanh hiện của doanh nghiệp mà còn phải xem xét đến mối liên hệ
của doanh nghiệp với các tổ chức chính trị trong nước, các tổ chức bảo vệ môi
trường và hình ảnh trong cộng đồng dân cư. Khi đầu tư ngoài mục đích thu về
các nguồn lợi còn lại sự phát triển và gắn bó lâu dài với thị trường đầu tư để
xây dựng thương hiệu và mở rộng sang các thị trường lân cận khác. Vì vậy uy
tín và hình ảnh của đối tác liên doanh là một điều cần lưu tâm.

Xác định phương thức kinh doanh quốc tế
Dựa trên phân tích về tìm kiếm đối tác kinh doanh, đối với một thị trường rộng lớn, đa

dạng về văn hóa cũng như là ngành du lịch đã khá phát triển như Brazil thì việc liên doanh với
một công ty du lịch Brazil là một bước đi phù hợp. Lý do để ta chọn hình thức liên doanh này
là vì:


Đây là sự hợp tác của 2 công ty nên chi phí, vốn và rủi ro sẽ được chia đều
cho cả hai. Bên cạnh đó du lịch là một ngành cung cấp dịch vụ nhưng đòi hỏi
một nguồn vốn đầu tư ban đầu rất lớn trong việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng,
khách sạn, phương tiện vận chuyển đi lại và chi phí quản lý. Chính vì thế liên
doanh sẽ là hình thức thích hợp nhất cho ngành du lịch, bởi như vậy việc phải
có nguồn vốn lớn sẽ không còn là nỗi băn khoăn nữa và cũng chính vì việc
phải chia sẻ chi phí, vốn đầu tư nên rủi ro cũng sẽ được chia đều cho hai bên
dựa trên số vốn đã hùn vào



Đây là sự đầu tư của ta ra nước ngoài, hơn nữa lại là trong ngành du lịch, vì
thế việc hợp tác với một công ty bản địa sẽ giúp ta nắm bắt và hiểu rõ môi
24


trường ở bản xứ nhanh hơn. Họ sẽ giúp chúng ta trong việc xác định những
địa điểm hợp lý và thuận lợi trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, khách sạn cũng
như sẽ giúp chúng ta trong việc định hình lịch trình di chuyển, lưu thông giữa
các địa điểm sao cho hợp lý và ít tốn kém nhất. Brazil sở hữu một khu rừng
nguyên sinh lớn nhất thế giới là Amazon, đó là một thuận lợi cho hình thức du
lịch sinh thái. Nhưng điều này đòi hỏi phải có những hiểu biết sâu rộng về địa
hình, cũng như nhận thức được những nguy hiểm, rủi ro có thể gặp phải trong
những chuyến du lịch mang tính chất mạo hiểm và khám phá. Và điều này tất
nhiên không ai có thể tốt bằng những người bản xứ, những thổ dân ở vùng

rừng này. Vì thế ta có thể tận dụng được mối quan hệ giữa công ty nước sở
tại với những người dân ở đây trong việc tổ chức tour du lịch như vậy. Ví dụ:
công ty nước sở tại có thể giúp chúng ta trong việc tìm kiếm nguồn cung cấp
những người dân bản xứ hướng dẫn trong những chuyến đi khám phá
Amazon, hay sẽ giúp ta trong việc “deal” giá với những người bản xứ với chi
phí là thấp nhất, hay tốt hơn là sẽ huấn luyện đào tạo những người này thành
những hướng dẫn viên chuyên nghiệp trong các tour du lịch sinh thái như thế
này.


Brazil là một trong những đất nước có ngành du lịch rất phát triển cùng với
những công ty lớn đầy kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn vững vàng. Vì
thế liên doanh là một cơ hội tốt để ta có thể học hỏi những kinh nghiệm, cách
thức làm việc cũng như những kiến thức chuyên môn từ nước bạn trong ngành
du lịch còn non trẻ. Hơn nữa, Brazil cũng nổi tiếng với hình thức du lịch sinh
thái, những tour du lịch đầy mạo hiểm nhưng đầy tính giáo dục và cũng không
kém phần thú vị.

Bên cạnh những thuận lợi do liên doanh đem lại thì song song đó cũng có những bất lợi
mà ta phải chấp nhận khi chọn hình thức này và mục tiêu của doanh nghiệp là hạn chế những bất
lợi này ở mức thấp nhất:


Liên doanh là sự ràng buộc chặt chẽ trong một pháp nhân chung giữa các bên
hoàn toàn khác nhau không chỉ về ngôn ngữ mà còn về truyền thống, phong
tục, tập quán, phong cách kinh doanh mà hai bên ở đây là Việt Nam và Brazil.
Do sự khác biệt như vậy nên việc hợp tác cùng làm việc với nhau có thể sẽ
khó khăn, bên cạnh đó sẽ có những mâu thuẫn xuất phát từ những điều nhỏ
nhặt đối với bên này nhưng quan trọng với bên khác và một khi mâu thuẫn đã
xảy ra thì rất khó có thể giải quyết. Một khi không giải quyết được những mâu

thuẫn đó thì doanh nghiệp khó có thể thành công và nguy cơ tan rã rất cao.



Khi thành lập một liên doanh về ngành du lịch ở đây, vô hình chung, các công
ty du lịch ở Brazil sẽ xem ta là đối thủ cạnh tranh và điều đó cũng không
ngoại lệ với đối tác của chúng ta. Vậy nên để tránh tình trạng phải tranh chấp
với đối tác thì cần phải soạn thảo ra những quy định, điều lệ rõ ràng trên hợp
đồng mà qua đó cả hai bên đều được lợi và cùng nhau hướng đến một sự phát
triển bền vững và lâu dài.



Để hạn chế việc kiểm soát liên doanh nên doanh nghiệp chỉ được nắm giữ
49% cổ phần, cho nên vì thế rất khó để ta mở rộng và phát triển liên doanh
thành qui mô kinh tế vùng.
25


×