Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tìm hiểu quy tắc tố tụng của Trung tâm Trong tài quốc tế Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.72 KB, 13 trang )


MỞ ĐẦU
Sự phát triển của các hoạt động thương mại cũng đồng nghĩa với sự gia tăng
của các tranh chấp thương mại. Các mối quan hệ càng nhiều, càng phức tạp thh khả
năng xảy ra tranh chấp càng lớn, bất chấp một khung pháp lư có hoàn chỉnh đến
đâu - bởi không phải lúc nào các bên cũng tuân thủ pháp luật một cách nghiêm
chỉnh. Khi đó, điều các doanh nghiệp quan tâm là những hình thức giải quyết tranh
chấp nào có thể vừa đảm bảo lợi ích của họ vừa tiết kiệm được thời gian, công sức
và tiền bạc cũng như giữ được các mối quan hệ kinh doanh quan trọng. Với cơ chế
mềm dẻo, linh hoạt trong xét xử, cơ chế trọng tài và các trung tâm trọng tài ngày
càng được giới DN tin cậy hơn. Phương pháp này có nhiều ưu điểm hơn so với các
phương pháp khác: như tính bảo mật, độ tin cậy cao…. khiến nó trở thành một biện
pháp giải quyết tranh chấp phổ biến nhất trên thế giới. Và vì vậy có thể nói hoạt
động của các trung tâm trong tài đă và đang từng bước góp phần vào việc hoàn
thiện môi trường kinh doanh, đảm bảo cho việc kinh doanh được ổn đinh.Để có thể
hiểu rõ hơn về hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, em lựa chọn đề tài:
“Tìm hiểu quy tắc tố tụng của Trung tâm Trong tài quốc tế Việt Nam”.
I.

Giới thiệu trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam và thẩm quyền giải quyết

của trung tâm.
1. Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam
VIAC là tên viết tắt của cụm từ “Vietnam International Arbitration Centre at
the Vietnam Chamber of Commerce and Industry” - “Trung tâm Trọng tài Quốc tế
Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam”. VIAC được
thành lập ngày 28 tháng 4 năm 1993 theo Quyết định số 204/TTg ngày 28 tháng 4
năm 1993 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở hợp nhất Hội đồng Trọng tài Ngọai
thương (thành lập năm 1963) và Hội đồng Trọng tài Hàng hải (thành lập năm
1964).
2




VIAC được đánh giá là một tổ chức trọng tài có uy tín của Việt Nam, được
cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài tín nhiệm và lựa chọn để giải
quyết tranh chấp. VIAC có đội ngũ Trọng tài viên là các chuyên gia có uy tín cao
trong các lĩnh vực chuyên môn. Cơ chế giải quyết tranh chấp tại VIAC nhanh
chóng, linh hoạt, thân thiện giúp các bên tranh chấp tiết kiệm thời gian và chi phí
phát sinh.
"Tại Việt Nam, VIAC là tổ chức được đánh giá có uy tín nhất Việt Nam, có
đủ năng lực để giải quyết các tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động
thương mại; tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất có một bên có hoạt
động thương mại"1
2.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Theo Điều lệ, VIAC có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp sau:
"1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại;
2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt
động thương mại.
3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải
quyết bằng trọng tài và các phương thức giải quyết tranh chấp khác."
II.

Quy tắc tố tụng trọng tài của trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam
Cũng như các trung tâm trọng tài quốc tế khác, VIAC có những quy tắc tố

tụng riêng của mình. Nội dung cơ bản trong những quy tắc tố tụng của VIAC vẫn
dựa trên những nguyên tắc chung của Luật trọng tài Việt Nam 2010, bao gồm 35
điều quy định cụ thể những vấn đề liên quan tới quá trình tố tụng.

1.

Phạm vi áp dụng

1 Báo kinh tế - Ngọc Lan

3


Theo điều 1, Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt
Nam (“Quy tắc”) được áp dụng để giải quyết các vụ tranh chấp tại Trung tâm
Trọng tài Quốc tế Việt Nam.
2.

Thủ tục giải quyết tranh chấp tại VIAC
2.1. Đơn khởi kiện.
Thủ tục tố tụng trọng tài bắt đầu bằng việc Nguyên đơn nộp đơn kiện ra

VIAC khi phát sinh tranh chấp giữa Nguyên đơn và Bị đơn.Theo Điều 6, đơn kiện
sẽ gồm các nội dung sau:
a) Ngày, tháng, năm làm Đơn khởi kiện;
b) Tên, địa chỉ của các bên;
c) Tóm tắt nội dung của vụ tranh chấp;
d) Cơ sở khởi kiện;
đ) Trị giá của vụ tranh chấp và các yêu cầu khác của Nguyên đơn;
e) Tên của người được Nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc yêu cầu
Trung tâm chỉ định Trọng tài.
g) Chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc của người đại diện theo ủy
quyền trong trường hợp Nguyên đơn là tổ chức; chữ ký của cá nhân hoặc của
người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp Nguyên đơn là cá nhân.

Kèm theo đơn kiện phải có thỏa thuận trọng tài, lý do cũng như các tài
liệu, bằng chứng liên quan. Đơn kiện phải được gửi đủ số bản theo quy định tại
Khoản 1, Điều 3. Khi nộp đơn kiện, Nguyên đơn phải đồng thời nộp phí trọng tài.
Trước khi Hội đồng trọng tài ra quyết định trọng tài, Nguyên đơn có thể sửa đổi,
bổ sung hoặc rút đơn kiện.
2.2. VIAC

tiếp nhận Hồ sơ đơn kiện
VIAC kiểm tra sơ bộ về vấn đề thẩm quyền và yêu cầu Nguyên đơn nộp

phải trọng tài. Khi phí trọng tài được nộp đủ và Nguyên đơn hoàn thành các thủ tục
cần thiết khác, trong thời hạn 10 ngày. Nếu vụ tranh chấp thương mại không đúng
4


với thẩm quyền của VIAC thì VIAC sẽ không nhận giải quyết. Trường hợp có đủ
điều kiện, đúng với thẩm quyền của VIAC thì VIAC sẽ chính thức thụ lý vụ kiện
và thông báo và gửi cho Bị đơn những tài liệu cần thiết để bị đơn chuẩn bị theo
quy định tại Điều 7.
2.3. Bị đơn tự bảo vệ (bị đơn có thể kiện lại)
Sau khi nhận được Đơn kiện cũng như các tài liệu có liên quan khác, Bị đơn
phải nộp Bản tự bảo vệ cho VIAC. Theo Điều 8, bản tự bảo vệ gồm các nội dung:
a) Ngày, tháng, năm làm Bản tự bảo vệ;
b) Tên, địa chỉ của Bị đơn;
c) Cơ sở tự bảo vệ;
d) Tên của người được Bị đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc yêu cầu
Trung tâm chỉ định Trọng tài viên theo quy định tại khoản 2 Điều 11 hoặc Điều 12
của Quy tắc này.
đ) Chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc của người đại diện
theo ủy quyền trong trường hợp Bị đơn là tổ chức; chữ ký của cá nhân hoặc của

người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp Bị đơn là cá nhân.
Nếu Bị đơn cho rằng vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của VIAC,
không có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận
trọng tài không thể thực hiện được thì phải nêu điều đó trong Bản tự vệ.
Ngoài ra, bị đơn có thể yêu cầu gia hạn thời hạn nộp Bản tự bảo vệ tối da
không quá 75 ngày kể từ ngày nhận được Đơn kiện. Việc bị đơn không nộp Bản tự
bảo vệ sẽ không ngăn cản các bước tố tụng trọng tài. Quá trình tố tụng trọng tài
vẫn được tiến hành. Nếu Bị đơn không nộp Bản tự bảo vệ, hoặc Bản tự bảo vệ
không đề cập đến việc chỉ định trọng tài viên, Chủ tịch VIAC sẽ chỉ định trọng tài
viên cho Bị đơn.
Theo quy định tài Điều 9, Bị đơn có thể nộp Đơn kiện lại, đơn kiện lại phải
được nộp cùng thời điểm nộp Bản tự bảo vệ. Trong trường hợp có Đơn kiện lại, Bị
đơn có thể sửa đổi, bổ sung hoặc rút Đơn kiện lại trước khi Hội đồng Trọng tài ra
5


Quyết định Trọng tài (Điều 13). Đơn kiện lại và bản tự bảo vệ phải được gửi đủ số
bản theo quy định tại Khoản 1, Điều 3.
2.4. Thành

lập Hội đồng trọng tài.

Các bên có thể thỏa thuận về số lượng Trọng tài viên giải quyết tranh chấp
gồm 1 Trọng vài viên duy nhất hoặc 3 Trọng tài viên. Nếu các bên không có thỏa
thuận, tranh chấp sẽ được giải quyết bởi Hội đồng Trọng tài gồm 3 Trọng tài viên.
Trọng tài viên được lựa chọn có thể nằm trong danh sách trọng tài viên hoặc ngoài
danh sách mà VIAC gửi. Trong trường hợp tên của người được chọn làm Trọng
tài viên không có trong Danh sách Trọng tài viên thì Nguyên đơn hoặc Bị đơn phải
thông báo cho Trung tâm địa chỉ của Trọng tài viên này.
Chủ tịch Hội đồng Trọng tài sẽ được hai Trọng tài viên của Nguyên đơn và

Bị đơn bầu hoặc do Chủ tịch VIAC chỉ định. Việc bầu ra chủ tịch hội đồng trọng
tài có vai trò quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp thương mại giữa hai bên.
Chủ tịch hội đồng trọng tài sẽ chủ trì các phiên họp của hội đồng trọng tài cũng
như trực tiếp xem xét các chứng cứ của vụ tranh chấp để có thể cùng với hội đồng
trọng tài đưa ra phán quyết cuối cùng. Việc từ chối, thay đổi Trọng tài viên do các
Trọng tài viên còn lại trong Hội đồng trọng tài xem xét quyết định. Nếu các trọng
tài viên không quyết định được thì Chủ tịch VIAC quyết định.
VIAC tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong vấn đề lựa chọn trọng tài
viên (về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, khả năng tranh tụng, khả
năng sử dụng ngoại ngữ, quốc tịch,…). VIAC chỉ tham gia chỉ định trọng tài khi
các bên không có thỏa thuận. Các trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư
trong quá trình giải quyết tranh chấp: không được gặp hoặc liên lạc riêng với bất
kỳ bên nào; không bên nào được gặp hoặc liên lạc riêng với Trọng tài viên để trao
đổi các vấn đề liên quan đến vụ tranh chấp (Điều 14).
Sau khi Hội đồng Trọng tài được thành lập, VIAC sẽ chuyển vụ kiện cho
Hội đồng trọng tài xem xét giải quyết,
6


2.5. Chuẩn

bị giải quyết tranh chấp
Hội đồng Trọng tài tiến hành nghiên cứu hồ sơ, xác minh sự việc, có thể mời

giám định theo yêu cầu của các bên để làm rõ bản chất vụ việc:
Về việc xác minh sự việc: Hội đồng Trọng tài có quyền gặp các bên để nghe
các bên trình bày ý kiến. Theo yêu cầu của một bên hoặc các bên hoặc theo sáng
kiến của mình, Hội đồng Trọng tài có thể tìm hiểu sự việc từ người thứ ba với sự
có mặt của các bên hoặc sau khi đã thông báo cho các bên. (Điều 16)
Về việc thu thập chứng cứ: Các bên có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để

chứng minh sự việc mà mình nêu ra. Hội đồng Trọng tài có quyền yêu cầu các bên
bổ sung chứng cứ liên quan đến vụ tranh chấp, có quyền tự mình thu thập chứng
cứ. Hội đồng Trọng tài có thể mời giám định theo yêu cầu của một bên hoặc các
bên và phải thông báo cho các bên biết. Bên yêu cầu giám định phải nộp tạm ứng
phí giám định, trường hợp các bên mời giám định thì cùng phải nộp tạm ứng phí
giám định. (Điều 17)
Trước khi xem xét nội dung vụ tranh chấp, Theo đó, Hội đồng trọng tài xem
xét thỏa thuận trọng tài có tồn tại hay có hiệu lực hay không và xem xét thẩm
quyền của mình dù có hay không có khiếu nại (Điều 26). Bên khiếu nại đã được
triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì được coi là đã rút khiếu
nại. Hội đồng Trọng tài tiếp tục giải quyết vụ tranh chấp.
Thời gian mở phiên họp: Các bên sẽ thỏa thuận về thời gian, nếu các bên
không đưa ra được thời gian cụ thể hoặc không có thỏa thuận, Chủ tịch Hội đồng
Trọng tài sẽ quyết định. Giấy triệu tập phiên họp giải quyết vụ tranh chấp phải
được gửi cho các bên chậm nhất là 30 ngày trước ngày mở phiên họp, nếu các bên
không có thoả thuận khác. Các bên có quyền mời nhân chứng, người bào chữa để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và thông báo cho Hội đồng Trọng tài
trước ngày mở phiên họp giải quyết vụ tranh chấp.

7


Địa điểm giải quyết vụ tranh chấp: VIAC tôn trọng sự thỏa thuận của các
bên liên quan, theo đó các bên có quyền lựa chọn địa điểm. Hội đồng trọng tài sẽ
chỉ định chỉ khi các bên không có thỏa thuận và địa điểm sẽ được quyết định dựa
trên hoàn cảnh, điều kiện cụ thể nhằm tạo sự thuận tiện cho các bên. (Điều 20)
Căn cứ pháp lý để giải quyết nội dung vụ tranh chấp: Đối với vụ tranh chấp
không có yếu tố nước ngoài, Hội đồng Trọng tài giải quyết nội dung vụ tranh chấp
căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng và luật áp dụng (pháp luật Việt Nam). Đối
với vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài, ngoài căn cứ là các điều khoản của hợp

đồng thì Hội đồng trọng tài còn căn cứ vào luật áp dụng (do các bên chọn), các
điều ước quốc tế có liên quan, các tập quán thương mại quốc tế. Trong trường hợp
các bên không chọn hoặc không thống nhất được việc chọn luật áp dụng thì Hội
đồng Trọng tài quyết định chọn luật áp dụng phù hợp.
Trước khi mở phiên họp giải quyết tranh chấp, Hội đồng Trọng tài sẽ tiến
hành hòa giải theo yêu cầu của các bên. Biên bản hòa giải thành phải được lập
trong trường hợp hòa giải thành và có đầy đủ các yêu cầu tại điều 27.
Ngoài ra, Theo yêu cầu của một bên, Hội đồng Trọng tài có thể áp dụng một
hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với các bên tranh chấp theo quy định
tại Điều 19. Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải tuân theo những trình
tự, thủ tục theo quy định của pháp luật có liên quan.
VIAC có quy định riêng về các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ tranh
chấp. Nếu thuộc vào 1 trong các trường hợp được quy định tại Điều 28, Hội đồng
Trọng tài hoặc Chủ tịch trung tâm (Hội đồng Trọng tài chưa được thành lập) sẽ ra
quyết định đình chỉ giải quyết vụ tranh chấp
2.6. Phiên

họp giải quyết tranh chấp.
Khi có đủ điều kiện để giải quyết vụ tranh chấp, Hội đồng Trọng tài quyết

định triệu tập các bên tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp. Phiên họp giải
8


quyết vụ tranh chấp không công khai trừ trường hợp có sự đồng ý của các bên.
(Điều 23)
Thời gian, địa điểm, cách thức tiến hành phiên họp giải quyết vụ tranh chấp
do các bên thỏa thuận hoặc do Hội đồng Trọng tài quyết định.
Trường hợp hoãn phiên họp: nếu có lý do chính đáng, một bên hoặc các bên
có thể yêu cầu Hội đồng Trọng tài hoãn phiên họp giải quyết vụ tranh chấp. Hội

đồng Trọng tài cũng có thể ra quyết định hoãn phiên họp trong một số trường hợp
cần thiết và phải có thông báo cho các bên.(Điều 24)
Trường hợp các bên vắng mặt: Nguyên đơn vắng mặt dù đã được nhận giấy
triệu tập hợp lệ hoặc rời khỏi phiên họp giải quyết tranh chấp mà không được Hội
đồng Trọng tài chấp thuận thì bị coi là đã rút Đơn khởi kiện. Vụ tranh chấp chỉ tiếp
tục được giải quyết khi Bị đơn có yêu cầu hoặc có Đơn kiện lại. Trong trường hợp
có đơn kiện lại nếu Bị đơn vắng mặt dù đã được nhận giấy triệu tập hợp lệ hoặc rời
khỏi phiên họp giải quyết tranh chấp mà không được Hội đồng Trọng tài chấp
thuận thì bị coi là đã rút Đơn kiện lại, Hội đồng Trọng tài chỉ tiếp tục giải quyết
Đơn kiện lại khi Nguyên đơn có yêu cầu. Theo yêu cầu của các bên, Hội đồng
Trọng tài có thể căn cứ vào tài liệu và chứng cứ hiện có để tiến hành phiên họp giải
quyết vụ tranh chấp mà không cần sự có mặt của các bên. (Điều 25)
Phán quyết trọng tài

2.7.

Phán quyết của trọng tài là kết luận cuối cùng của trọng tài về nội dung vụ
kiện, được đưa ra trên cơ sở sự nhất trí của đa số trọng tài viên trong Hội đồng
trọng tài.
Sau khi phiên họp giải quyết vụ tranh chấp và quá trình tố tụng trọng tài kết
thúc, Hội đồng Trọng tài soạn thảo phán quyết trọng tài. Phán quyết Trọng tài phải
được lập bằng văn bản và có các nội dung được quy định tại Điều 30. Phán quyết
Trọng tài có thể được công bố ngay tại phiên họp giải quyết vụ tranh chấp hoặc sau
9


đó nhưng chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc phiên họp cuối cùng. Phán
quyết trọng tài có giá trị chung thẩm và ràng buộc đối với các bên. Nghĩa là khi đã
có quyết định của trọng tài các bên không có quyền “phản đối” với quyết định của
trọng tài (hội đồng trọng tài đó). Do các bên xuất phát từ quyền tự định đoạt về

việc lựa chọn và tín nhiệm các trọng tài viên của Hội đồng trọng tài khi giải quiets
vụ việc cho mình thì sẽ phải chấp hành kết luận cuối cùng của họ. Quyết định của
Hội đồng Trọng tài không cần Tòa án xem xét.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được Phán quyết trọng tài trừ khi
các bên có thỏa thuận khác về thời hạn, các bên hoặc chính Hội đồng trọng tài có
thể sửa chữa Phán quyết về lôi chính tả, lỗi in, lỗi đánh máy,… Nếu có lý do chính
đáng, các bên cũng có thể yêu cầu Hội đồng Trọng tài giải thích hoặc bổ sung Phán
quyết hoặc chính Hội đồng Trọng tài, trong trường hợp cần thiết, có thể gia hạn
việc sửa chữa, giải thích Phán quyết trọng tài hoặc lập Phán quyết trọng tài bổ
sung. (Điều 31)
3.

Những quy định khác.
Ngoài những quy định về thủ tục tố tụng dựa trên các quy định của Luật

Trọng tài 2010, VIAC cũng có những quy định về các thủ tục khác trong quá trình
tố tụng như:
Luật áp dụng: Áp dụng pháp luật Việt Nam đối với vụ tranh chấp không có
yếu tố nước ngoài. Vụ việc có yếu tố nước ngoài, các bên thỏa thuận pháp luật áp
dụng nhưng phải phù hợp với quy tắc chọn luật trong Tư pháp quốc tế. Nếu không
có thỏa thuận thì áp dụng các điều khoản của hợp đồng, điều ước Quốc tế và tập
quán thương mại (nếu có). (Điều 22)
Ngôn ngữ trọng tài: Tiếng Việt đối với vụ tranh chấp không có yếu tố nước
ngoài. Vụ việc có yếu tố nước ngoài, các bên thỏa thuận về ngôn ngữ. Nêu không
có thỏa thuận Hội đồng Trọng tài quyết định ngôn ngữ (Điều 21).
Phí trọng tài: Các chi phí được quy định tại Khoản 1,2 điều 32 phải dược
nộp đủ khi Nguyên đơn nộp đơn kiện hoặc khi Bị đơn nộp đơn kiện này. Các chi
10



phí tại khoản 3, khoản 4 Điều 32 có thể được tạm ứng sau khi Hội đồng Trọng tài
được thành lập theo quy định tại Điều 33.
Bên cạnh đó, bộ Quy tắc cũng có quy định về giải thích từ ngữ (Điều 2);
giải thích rõ về việc gửi thông báo, tài liệu và cách tính thời hạn (Điều 3). Đồng
thời, bộ Quy tắc cũng quy định rõ về thẩm quyền của Hội đồng Trọng tài trong quá
III.

trình giải quyết tranh chấp.
Nhận xét về Quy tắc tố tụng của VIAC
Quy tắc đã đáp ứng và thể hiện được các tiêu chí cơ bản của Luật trọng tài
thương mại 2010. Quy tắc được áp dụng chung để giải quyết cả các vụ tranh chấp
có yếu tố nước ngoài và tranh chấp trong nước. Các thủ tục tố tụng được quy định
chi tiết nhưng rõ ràng và không phức tạp, đảm bảo tính đồng bộ, công khai và công
bằng về quyền và nghĩa vụ của các bên, quy định rõ ràng về các thẩm quyền và các
hoạt động trong quá trình tố tụng của Trung tâm.
Quy tắc cũng thể hiện được các nguyên tắc giải quyết tranh chấp của Luật
trọng tài thương mại 2010 trong đó nguyên tắc tôn trọng ý chí tự do thỏa thuận của
các bên là nguyên tắc xuyên suốt và quan trọng nhất. Các bên được tự do thỏa
thuận các vấn đề liên quan tới tố tụng như thời gian, ngôn ngữ, địa điểm, luật áp
dụng v.v...
Nếu như Quy tắc 2004 chỉ cho phép các bên lựa chọn trọng tài viên ngoài
danh sách trọng tài viên của VIAC trong những vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài
thì đến Quy tắc 2012, quy định này đã được sửa đổi và bổ sung thêm. Theo đó, cá
bên có thể lựa chọn trọng tài viên ngoài danh sách trong mọi vụ tranh chấp mà
VIAC thụ lý không kể có yếu tố nước ngoài hay không. Vấn đề này đã giải tỏa
được những băn khoăn, ngần ngại của các bên, nhất là bên nước ngoài khi lựa chọn
VIAC để giải quyết tranh chấp.
Tuy nhiên, Quy tắc tố tụng này cũng có hạn chế nhất định. Thứ nhất, Quy tắc
cho phép các bên lựa chọn thời gian, địa điểm tiến hành phiên họp, nếu các bên
11



không có thỏa thuận thì Hội đồng Trọng tài sẽ quyết định địa điểm tiến hành phiên
họp. Trong trường hợp này, quyết định của Hội đồng Trọng tài rất khó thỏa mãn
yêu cầu của cả 2 bên, có thể thuận lợi cho bên này và bất lợi cho bên kia.
KẾT LUẬN
Quy tắc tố tụng 2012 của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam là công cụ chủ
yếu của Trung tâm khi giải quyết các tranh chấp thuộc thẩm quyền của Trung tâm.
Quy tắc đã phần nào đáp ứng được các tiêu chí của pháp luật Việt Nam cũng như
các tập quán quốc tế. Quy tắc tố tụng 2012 ra đời có kế thừa những ưu điểm của
Quy tắc 2004 và có những sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của
nền kinh tế và giải quyết tốt hơn những tranh chấp thương mại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Trường ĐH Luật Hà Nội - Giáo trình Luật Thương Mại 2 – Nxb CAND,

2.
3.
4.
5.

2012.
Luật Thương Mại 2005.
Luật Trọng tài Thương Mại 2010.
Quy tắc tố tụng của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam 2004.
Quy tắc tố tụng của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam 2012.

6. Trang web:


12



×