Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

CÁC CĂN CỨ XÁC LẬP NGHĨA VỤ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.56 KB, 111 trang )

CÁC CĂN CỨ XÁC LẬP NGHĨA VỤ
Giới thiệu chung về nghĩa vụ
CHƯƠNG I: GIAO DỊCH DÂN SỰ
1.Hợp đồng
2.Hành vi dân sự đơn phương
CHƯƠNG II: SỰ KIỆN PHÁP LÝ
1.Trách nhiệm dân sự
2. Được lợi về tài sản không có căn cứ pháp lý
3.Thực hiện công việc không có uỷ quyền
4.Nghĩa vụ do luật tạo ra trong những trường hợp đặc thù

Hai nhóm căn cứ. Theo BLDS Ðiều 286, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ
những căn cứ sau đây: 1 - Hợp đồng dân sự; 2 - Hành vi dân sự đơn
phương; 3 - Chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản mà không có
căn cứ pháp luật; 4 - Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật; 5 - Thực
hiện công việc không có ủy quyền; 6 - Những căn cứ khác do pháp luật
quy định. Suy cho cùng, tất cả các nghĩa vụ đều phát sinh từ luật. Thế
nhưng, có thể nhận thấy rằng luật có xu hướng thừa nhận sự phát sinh
của nghĩa vụ từ hai nguồn chính: 1 - Các giao dịch, tức là sự bày tỏ ý chí
của chủ thể của quan hệ pháp luật nhằm tạo ra các hệ quả pháp lý; 2 Các sự kiện pháp lý, tức là các sự việc dẫn đến sự ràng buộc chủ thể của
quan hệ pháp luật vào một nghĩa vụ, độc lập với ý chí của chủ thể đó.

Chương I
GIAO DỊCH DÂN SỰ

TOP


Nhận định sơ bộ. Luật hiện hành ghi nhận hai loại giao dịch dân sự:
hành vi dân sự đơn phương và hợp đồng (BLDS 130). Không phải hợp
đồng nào cũng làm phát sinh nghĩa vụ: có những hợp đồng có tác dụng


thay đổi, chấm dứt hoặc chuyển giao nghĩa vụ đã có sẵn. Ví dụ: thỏa
thuận chấm dứt hợp đồng là một hợp đồng không làm phát sinh một
nghĩa vụ nào; chuyển giao quyền yêu cầu là một hợp đồng có tác dụng
chuyển quyền yêu cầu từ một chủ thể này sang một chủ thể khác chứ
không tạo ra quyền yêu cầu mới. Trong luật la tinh, “hợp đồng” là sự
thỏa thuận để làm phát sinh nghĩa vụ; còn sự thỏa thuận theo nghĩa tổng
quát nhất, làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt hoặc chuyển giao nghĩa vụ,
gọi là “giao ước”. Trong các phân tích sau đây, “hợp đồng” được hiểu
như là sự thỏa thuận làm phát sinh nghĩa vụ, tức là tương ứng với hợp
đồng trong quan niệm la tinh.
Cũng như vậy, không phải hành vi đơn phương nào cũng nhằm tạo ra
nghĩa vụ: lập di chúc là một hành vi đơn phương có tác dụng chuyển
giao tài sản của người lập di chúc cho người thừa kế theo di chúc hoặc
người được di tặng chứ không tạo ra nghĩa vụ ràng buộc người lập di
chúc; đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng là hành vi dân sự đơn
phương có tác dụng chấm dứt một nghĩa vụ tồn tại trước đó. Nói chung,
chỉ có cam kết đơn phương, tức là hành vi dân sự theo đó, một người
chủ động cam kết thực hiện việc chuyển giao một quyền, làm hoặc
không làm một việc, mới có khả năng làm phát sinh nghĩa vụ, ví dụ: hứa
thưởng. Nghĩa vụ xác lập từ các cam kết đơn phương, dẫu sao, là vấn đề
khá tế nhị trong luật Việt Nam hiện hành.
Mục I. Hợp đồng

TOP

Lý thuyết chung về hợp đồng. Hợp đồng là công cụ chủ yếu để xác lập
quan hệ giữa người và người liên quan đến tài sản trong một xã hội có tổ
chức. Các quan hệ ấy không chỉ hình thành trong lĩnh vực dân sự mà cả
trong các lĩnh vực thương mại, lao động, thậm chí trong lĩnh vực hành
chính. Mỗi loại hợp đồng đồng, trong mỗi lĩnh vực, có những đặc điểm

rất riêng và, do đó, được chi phối bởi những quy định riêng. Tuy nhiên,
là sản phẩm của sự gặp gỡ ý chí, tất cả các hợp đồng đều hình thành và


vận hành trên cơ sở nguyên tắc tự do kết ước và những nguyên tắc cơ
bản khác mà xoay quanh những nguyên tắc đó, một hệ thống các quy tắc
pháp lý được xây dựng và tạo thành luật về quan hệ kết ước hay còn gọi
là luật chung về hợp đồng.
Trong luật La Mã, khái niệm hợp đồng hình thành tương đối
muộn[1]. mãi đến đầu thế kỷ I sau Công nguyên, người La mã
mới biết sử dụng thuật ngữ contractus để chỉ sự thoả thuận ý
chí của hai hay nhiều ngườI nhằm xác lập nghĩa vụ. Người
La mã không có lý thuyết chung về hợp đồng mà chỉ có các
nhóm quy tắc áp dụng cho các loại hợp đồng khác nhau.
Luật Anh-Mỹ có lý thuyết chung về hợp đồng như trong luật
la tinh[2]. Song đó là một lý thuyết mà người ta chỉ có thể hiểu
được một khi từ bỏ hầu như tất cả các khái niệm của luật
latinh và tiếp cận đối tượng nghiên cứu qua chính lăng kính
của văn hoá pháp lý Anh-Mỹ. Đối với người Anh hoặc Mỹ
hoặc bất kỳ người nào thấm nhuần văn hoá pháp lý Anh-Mỹ,
hợp đồng là một vụ trao đổi, một bargain; quan hệ kết ước
hình thành trong điều kiện một bên quan tâm đến cái mà bên
kia mang lại cho mình, gọi là vật đánh đổi
(consideration).
Tiết I. Khái niệm hợp đồng
I. Định nghĩa
Sự gặp gỡ của ý chí và hiệu lực tương đối của hợp đồng. Hợp đồng
làm phát sinh nghĩa vụ theo một cơ chế chung: các bên giao kết thống
nhất ý chí về việc ràng buộc lẫn nhau trong một quan hệ đặc trưng bằng
thái độ xử sự của một bên nhằm đáp ứng yêu cầu của bên kia. Hợp đồng

chỉ phát sinh hiệu lực ràng buộc đối với các bên giao kết và không tạo ra
bất kỳ một nghĩa vụ nào đối với người thứ ba.
Nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Hợp đồng trong luật Việt Nam làm
phát sinh các nghĩa vụ pháp lý dân sự, tức là nghĩa vụ được bảo đảm


thực hiện bằng sự cưỡng chế của bộ máy Nhà nước, chứ không phải là
nghĩa vụ tự nhiên, đạo đức hay nghĩa vụ của lòng nhân ái, của tâm hồn
cao thượng.
Các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng phải có tính chất tài sản, nghĩa là
định giá được bằng tiền. Hôn nhân cũng là sự thỏa thuận của các bên
giao kết, nhưng không phải là một hợp đồng theo nghĩa của luật dân sự.
Hợp đồng không trói buộc. Một người lái xe chấp nhận cho khách lỡ
đường quá giang có thể đưa khách đến tận nơi mà khách muốn đến,
nhưng cũng có thể yêu cầu khách xuống xe ở một nơi nào đó, giữa
chặng đường, ngay cả trong trường hợp đã hứa trước là sẽ đưa khách
đến tận nơi. Người lái xe trong trường hợp này không giao kết với khách
lỡ đường bất kỳ một hợp đồng vận chuyển nào: cho khách lỡ đường đi
nhờ xe chỉ là một cử chỉ của thiện chí. Cử chỉ thiện chí còn có thể được
ghi nhận trong trường hợp một người cho một người khác một lời tư vấn
về sức khoẻ (sử dụng thuốc, thực hiện các bài tập dưỡng sinh,…), về du
lịch, giải trí, về tình yêu, hôn nhân. Tất nhiên, người có cử chỉ thiện chí
phải thực hiện cử chỉ đó với đầy đủ ý thức về trách nhiệm đạo đức đối
với người thụ hưởng thiện chí đó, và cả đối với cộng đồng; nhưng luật
không thể quy trách nhiệm pháp lý của người có cử chỉ thiện chí, ví dụ,
do chất lượng chuyên môn của cử chỉ thiện chí không được bảo
đảm…
Có những hợp đồng chỉ mang tính chất của một cử chỉ lịch sự: một
người mời một người khác đi ăn tối, ăn giỗ; người cha hứa thưởng cho
người con một số tiền lớn, nếu người con vượt qua thành công kỳ thi

tuyển sinh đại học,... Không thể dùng luật hợp đồng để buộc người mời
phải bảo đảm chất lượng bữa ăn, buộc người cha phải thưởng trong
trường hợp người con trúng tuyển.
Hợp đồng trói buộc hạn chế. Có những hợp đồng không thực sự trói
buộc, nhưng không hẳn không làm phát sinh các hệ quả pháp lý nhất
định. Các cam kết được đưa ra mang tính chất cam kết danh dự; thế
nhưng do hoàn toàn phù hợp với lợi ích của mỗi bên và với lợi ích công


cộng mà những cam kết này cũng được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Ví
dụ điển hình là việc hai bên thoả thuận về việc tự nguyện tôn trọng các
chuẩn mực xử sự trong quan hệ hỗ tương, phù hợp với các chuẩn mực
chung; về việc sẽ cố gắng giải quyết mọi bất đồng bằng cách thương
lượng, không đưa nhau ra Toà án hoặc ra cơ quan Trọng tài.
Tương tự, các thoả thuận nguyên tắc có thể ràng buộc các bên vào
những nghĩa vụ nhất định một khi các nghĩa vụ ấy được xác định một
cách rõ ràng trên cơ sở giải thích các nguyên tắc được ghi nhận trong
thoả thuận ấy.
II. Phân loại
Hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ. Theo BLDS Ðiều 405, hợp
đồng song vụ là hợp đồng mà tất cả các bên kết ước đều có nghiã vụ đối
với nhau, mỗi bên đồng thời là người có nghĩa vụ và có quyền; còn hợp
đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ có một bên có nghĩa vụ. Hợp đồng mua
bán là hợp đồng song vụ (bên bán có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu,
giao vật, bảo hành,...; bên mua có nghĩa vụ trả tiền, nhận vật;...); hợp
đồng bảo lãnh là hợp đồng đơn vụ (chỉ có người bảo lãnh có nghĩa vụ).
Trong luật thực định Việt Nam, quan hệ giữa các bên trong hợp đồng
song vụ chịu sự chi phối của một số quy tắc không được áp dụng cho
hợp đồng đơn vụ: nếu một bên trong hợp đồng song vụ không thể thực
hiện nghĩa vụ do lỗi của bên kia, thì có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu

cầu bồi thường thiệt hại (Ðiều 413); trong trường hợp các bên trong hợp
đồng song vụ không thỏa thuận bên nào thực hiện nghĩa vụ trước, thì các
bên phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ đó đối với nhau (Ðiều 411 khoản
2).
Hợp đồng có đền bù và hợp đồng không có đền bù. Gọi là không có
đền bù hợp đồng theo đó, một bên chuyển một quyền, thực hiện hoặc
không thực hiện một việc vì lợi ích của bên kia mà không nhận lại một
lợi ích nào có tính cách hoàn trả. Các hợp đồng không có tính chất đó
gọi là hợp đồng có đền bù.


Tặng cho, cho mượn tài sản là những ví dụ điển hình của hợp đồng
không có đền bù[3]. Có những hợp đồng mang tính chất kép: ủy quyền,
cho vay tài sản có thể là hợp đồng có hoặc không có đền bù tùy theo
việc ủy quyền, cho vay có hay không có kèm theo các điều kiện về tiền
thù lao, về lãi. Một số hợp đồng, do bản chất, luôn là các hợp đồng có
đền bù: mua bán, trao đổi, ...
Hợp đồng ưng thuận, hợp đồng trọng thức và hợp đồng thực tại.
Hợp đồng ưng thuận được giao kết chỉ do sự gặp gỡ của ý chí của các
bên mà không cần xúc tiến bất kỳ một thủ tục nào. Hợp đồng trọng thức
được giao kết không chỉ trên cơ sở có sự gặp gỡ của ý chí của các bên
mà còn phải bằng cách hoàn tất một vài thủ tục do pháp luật quy định.
các thủ tục được dự liệu tùy theo trường hợp: có những hợp đồng phải
được lập thành văn bản (hợp đồng cầm cố tài sản, hợp đồng thuê tài
sản,...); có hợp đồng phải lập thành văn bản có chứng thực, chứng nhận
(hợp đồng tặng cho bất động sản, hợp đồng mua bán nhà ở,...). Hợp
đồng thực tại được giao kết không chỉ từ sự gặp gỡ của ý chí của các bên
mà còn từ việc giao vật, đối tượng của hợp đồng, ví dụ: hợp đồng gửi
giữ tài sản, hợp đồng cho mượn tài sản.
Hợp đồng thương lượng, hợp đồng theo mẫu. Hợp đồng thương

lượng là hợp đồng đạt được như là kết quả sự thảo luận bình đẳng và tự
nguyện giữa các bên liên quan: sự hình thành hợp đồng phản ánh diễn
biến của quá trình thảo luận. Ðây là loại hợp đồng cổ điển. Trong thực
tiễn, có nhiều hợp đồng mà nội dung được một bên chuẩn bị sẵn, được
công bố rộng rãi cho mọi người và người đối tác chỉ có thể lựa chọn
giữa chấp nhận và không chấp nhận giao kết chứ hầu như không có cơ
hội thảo luận. Ðiển hình của loại thứ hai này là các hợp đồng vận chuyển
đường sắt, đường không, hợp đồng cung ứng điện, nước, hợp đồng bảo
hiểm, hợp đồng mua bán hàng hóa trong siêu thị. Loại hợp đồng này
càng lúc càng trở nên thông dụng, theo sự phát triển của xã hội tiêu thụ.
Luật gọi đó là hợp đồng theo mẫu (BLDS Ðiều 406 khoản 1).


Hợp đồng theo mẫu không thể được giải thích bằng cách dựa vào ý chí
chung của các bên giao kết, bởi ý chí đó, suy cho cùng, không tồn tại.
Trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản không rõ ràng, thì
bên đưa ra hợp đồng theo mẫu phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản
đó (Ðiều 406 khoản 2).
Hợp đồng cá nhân và hợp đồng tập thể. Hợp đồng cá nhân là hợp
đồng chỉ ràng buộc chủ thể nào ưng thuận giao kết, bằng cách tự mình
sự bày tỏ ý chí hoặc thông qua người đại diện bày tỏ ý chí. Hợp đồng tập
thể ràng buộc một nhóm chủ thể (tất nhiên không có tư cách pháp nhân)
mà không cần sự ưng thuận của từng chủ thể thành viên của nhóm. thỏa
ước lao động tập thể là ví dụ tốt nhất về hợp đồng tập thể.
Hợp đồng thực hiện trong khoảnh khắc và hợp đồng thực hiện tiếp
liền trong thời gian. Hợp đồng thực hiện trong khoảnh khắc là loại hợp
đồng làm phát sinh nghĩa vụ được thực hiện một lần duy nhất; ví dụ, hợp
đồng mua bán mà trong đó tài sản bán được giao và giá bán được thanh
toán trong một lần. Hợp đồng thực hiện tiếp liền trong thờI gian là hợp
đồng mà nghĩa vụ được thực hiện thành nhiều lần; ví dụ, hợp đồng thuê

tài sản, mượn tài sản trong một thời hạn[4].
Hợp đồng gắn liền với nhân thân của người giao kết. Có những hợp
đồng mà hiệu lực chỉ được duy trì chừng nào người giao kết và thực hiện
đúng là những người đã thoả thuận về việc xác lập nghĩa vụ; nghĩa là
nếu người giao kết và thực hiện không phải là người đó, thì hợp đồng
chấm dứt. Ví dụ điển hình trong luật Việt Nam, là hợp đồng bảo lãnh,
hợp đồng uỷ quyền. Nhân thân được tính đến có thể là nhân thân chủ
quan: người giao kết và thực hiện phải đúng là người đó. Đôi khi việc
giao kết và thực hiện được chấp nhận trên cơ sở nhân thân khách quan:
người giao kết và thực hiện phải là người có năng lực chuyên môn và
nói chung có các phẩm chất chuyên môn nhất định, chứ không nhất thiết
là một người có lai lịch nhất định.
Hợp đồng với người tiêu dùng. Từ khi có chính sách phát triển kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần, luật hợp đồng có xu hướng phân biệt hợp


đồng giao kết giữa người hoạt động chuyên nghiệp trong một lĩnh vực
nhất định và người tiêu dùng sản phẩm hoặc dịch vụ thuộc lĩnh vực đó
với các loại hợp đồng khác. Hợp đồng với người tiêu dùng chịu sự chi
phối của luật chung bên cạnh một hệ thống các quy định đặc biệt được
xây dựng nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Luật về
bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng được đặc trưng bằng một loạt biện
pháp có tác dụng ràng buộc người hoạt động chuyên nghiệp, khi kết ước
với người tiêu dùng, vào các nghĩa vụ thông tin, cố vấn, bảo đảm an
toàn,… cho người tiêu dùng
Tiết II. Giao kết hợp đồng
Điều kiện nội dung và điều kiện hình thức. Về mặt cấu trúc pháp lý,
hợp đồng trong luật Việt Nam được xác lập trên cơ sở có sự ưng thuận
của các bên giao kết và có đối tượng được xác định rõ. Về nội dung, hợp
đồng không được vi phạm điều cấm của pháp luật và đạo đức xã hội,

cũng như phải phản ánh trung thực ý chí nội tâm của các bên (nghĩa là
không phải được dùng như một bức màn che giấu ý chí nội tâm đó). Về
hình thức, hợp đồng được giao kết, trên nguyên tắc, bằng sự gặp gỡ ý
chí của các bên giao kết; cá biệt, trong một số trường hợp, do tính chất,
tầm quan trọng của hợp đồng, luật đòi hỏi hình thức giao kết hợp đồng
phải đáp ứng một số điều kiện đặc biệt.
Nhưng để có thể bày tỏ ý chí một cách hữu hiệu, điều tiên quyết là các
bên phải có đầy đủ khả năng nhận thức về hành vi của mình, nghĩa là
phải có năng lực giao kết.
Phân tiết I. Năng lực giao kết
Năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Luật hiện hành nói rằng các
giao dịch dân sự phải do người có năng lực hành vi xác lập, thì mới có
giá trị (BLDS Ðiều 131 khoản 1). Ðúng là người không có năng lực
hành vi không thể bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và
nghĩa vụ dân sự. Nhưng người không có năng lực hành vi mà có khả
năng có quyền và nghĩa vụ dân sự (nghĩa là có năng lực pháp luật), vẫn


có thể xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ mà mình được phép có,
thông qua vai trò của người đại diện [5]. Suy cho cùng, chỉ có người có
không năng lực pháp luật mới không có quyền giao kết hợp đồng nhằm
làm phát sinh quyền mà người này không được phép có: không có khả
năng hưởng một quyền, người này không thể xác lập quyền đó, dù tự
mình hay qua người đại diện[6]. Ví dụ: người giám hộ không được phép
tặng tài sản của người được giám hộ cho người khác, không phải vì
người được giám hộ không được phép tự mình tặng cho (năng lực hành
vi), mà vì người được giám hộ không có khả năng hưởng quyền tặng cho
có đối tượng là tài sản của người được giám hộ (năng lực pháp luật);
trong khi đó, người được giám hộ có quyền bán tài sản của mình (năng
lực pháp luật), nhưng không có quyền tự mình thực hiện quyền đó (năng

lực hành vi), mà phải thực hiện thông qua người giám hộ..
Nếu người được giám hộ tự mình giao kết hợp đồng, thì ta mới thực sự
có trường hợp giao kết hợp đồng của người không có năng lực hành vi.
Chế tài trong trường hợp không có năng lực giao kết. Các giao dịch
do người không có năng lực hành vi xác lập chỉ có thể bị tuyên bố vô
hiệu theo yêu cầu của những người được luật xác định (người giám hộ,
người được giám hộ sau khi chấm dứt việc giám hộ). Các giao dịch do
người không có năng lực pháp luật xác lập cũng có thể chỉ được tuyên
bố vô hiệu theo yêu cầu của một vài người được luật xác định, nhưng
cũng có trường hợp được tuyên bố vô hiệu theo yêu cầu của bất kỳ
người nào có quan tâm, nhất là khi việc xác lập giao dịch có tác dụng
xâm phạm các lợi ích chung. Ví dụ: cơ quan hành chính Nhà nước
không có quyền kinh doanh; bất kỳ người nào cũng có thể yêu cầu tuyên
bố vô hiệu một hợp đồng thương mại do cơ quan hành chính Nhà nước
giao kết.
Phân tiết II. Sự ưng thuận của bên giao kết
I. Vai trò của ý chí


Tính độc lập của ý chí. Học thuyết về tính độc lập của ý chí được thiết
lập trong triết học luật. Tư tưởng chủ đạo là: ý chí của con người là luật;
con người chỉ bị ràng buộc vào một nghĩa vụ bởi ý chí của mình, một
cách trực tiếp trong quan hệ hợp đồng (ý chí đặc thù) hoặc một cách
gián tiếp một khi nghĩa vụ do luật áp đặt (ý chí chung được suy đoán).
Cũng vì ý chí tạo ra nghĩa vụ mà hợp đồng phải được tự do giao kết. Cá
nhân có quyền tự do quyết định giao kết hoặc không giao kết hợp đồng;
có quyền tự do quyết định hình thức và nội dung của hợp đồng.
Thực ra, không có hệ thống luật nào thừa nhận giá trị tuyệt đối của học
thuyết về tính độc lập của ý chí. Sự tự do trong xã hội có tổ chức luôn
mang tính tất yếu. Trong luật Việt Nam hiện hành, tính độc lập của ý

chí được chấp nhận trong chừng mực tôn trọng những giới hạn do luật
thiết lập.
Tính độc lập của ý chí thể hiện trong nội dung của hợp đồng. Chủ
thể của quan hệ pháp luật có quyền tự do giao kết hoặc không giao kết
hợp đồng. Quy tắc này được thừa nhận tại BLDS Ðiều 395 khoản 1. Một
trong những nội dung của sự tự do giao kết là sự tự do xác định nội dung
của hợp đồng: các bên có quyền thỏa thuận về loại hình, đối tượng, điều
kiện giao dịch, thời gian, địa điểm giao dịch, trách nhiệm của mỗi bên,...
Khi một hợp đồng có điều khoản không rõ ràng, thì không chỉ dựa vào
ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí chung của các bên
để giải thích điều khoản đó (Ðiều 408 khoản 1). Nói chung, không có
quan hệ kết ước được xác lập trái với ý chí của người kết ước.
Tuy nhiên, nội dung của hợp đồng không được trái pháp luật và đạo đức
xã hội (BLDS Ðiều 395 khoản 1). Pháp luật mà các bên không được
phép làm trái khi giao kết hợp đồng là pháp luật mệnh lệnh; còn đạo đức
xã hội mà các bên không được phép làm trái chủ yếu bao gồm những giá
trị tinh thần liên quan đến gia đình, đến đời sống cộng đồng của cá nhân.
Có trường hợp luật buộc chủ thể quan hệ pháp luật phải giao kết hợp
đồng, như một biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn xã hội và trật tự công
cộng. Ví dụ: tất cả các chủ xe cơ giới đều phải giao kết hợp đồng bảo


hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (Nghị định số
115/1997/NÐ-CP ngày 17/12/1997 của Chính phủ).
Có khi luật hạn chế quyền lựa chọn người đối tác trong việc xác lập một
số quan hệ kết ước xác định. Ví dụ: người có nhà ở cho thuê, muốn bán
nhà, phải tôn trọng quyền ưu tiên mua của người thuê. Người sử dụng
đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chỉ có thể
thế chấp quyền sử dụng đất cho tổ chức tín dụng để vay tiền, không
được thế chấp cho ai khác.

Tính độc lập của ý chí thể hiện trong hình thức của hợp đồng. Hợp
đồng dân sự được giao kết một khi các bên thống nhất ý chí về việc giao
kết: bên đề nghị nhận được lời chấp nhận đề nghị của bên được đề nghị
hoặc các bên thỏa thuận xong về nội dung chủ yếu của hợp đồng (BLDS
Ðiều 403 khoản 1). Trên nguyên tắc, sự ưng thuận, chứ không phải hình
thức, là điều kiện chủ yếu để hợp đồng có giá trị. Một khi cần ràng buộc
sự giao kết hợp đồng vào những điều kiện nào đó về hình thức, luật phải
có những quy định cụ thể. Hạn chế quyền tự do kết ước mà không bị
ràng buộc vào các khung hình thức kết ước, bằng cách thiết lập các
khung hình thức kết ước cụ thể cho những hợp đồng nhất định, là những
ngoại lệ của nguyên tắc.
Tính độc lập của ý chí thể hiện trong hình thức của hợp đồng còn được
khẳng định bằng cách quy tắc đòi hỏi việc giải thích hợp đồng theo ý chí
thực: trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí được bày tỏ và cách
xử sự theo sự thôi thúc của ý chí nội tâm của các bên, thì ý chí nội tâm
phải được coi là căn cứ để đánh giá sự nghiêm túc trong việc thực hiện
nghĩa vụ[7].
II. Tiêu chí đánh giá sự ưng thuận
Sự ưng thuận chỉ có giá trị, một khi ý chí được bày tỏ một cách tự
nguyện và chính xác. Sự ưng thuận được đạt tới thông qua các biện pháp
trao đổi ý chí được bày tỏ, trong không gian và trong thời gian, một cách
trực tiếp hoặc gián tiếp. Ưng thuận giao kết hợp đồng là sự thống nhất ý


chí của các bên giao kết về việc xác lập quan hệ kết ước có nội dung đã
được các bên biết rõ và chấp nhận.
A. Bày tỏ ý chí
Bày tỏ ý chí rõ ràng. Gọi là được bày tỏ một cách rõ ràng ý chí được
bộc lộ cho người khác. Việc bộc lộ ý chí có thể được thực hiện bằng lời
nói hoặc bằng chữ viết. Cũng có trường hợp ý chí được bộc lộ bằng

những cử chỉ mà ý nghĩa được xác định trước bằng các quy ước xã hội
(ví dụ, leo lên xe buýt ở một trạm dừng là hình thức bộc lộ mong muốn
giao kết hợp đồng vận chuyển; lấy một món hàng bày trên kệ hàng của
một siêu thị và đi đến quầy tính tiền là hình thức bộc lộ mong muốn giao
kết hợp đồng mua bán). Nói chung, chữ viết (văn bản) là phương tiện
bộc lộ ý chí thông dụng nhất trong lĩnh vực hợp đồng dân sự; tuy nhiên,
trong trường hợp luật không buộc giao kết hợp đồng hoặc chứng minh
sự tồn tại của hợp đồng bằng văn bản, thì sự bộc lộ ý chí có thể được
chứng minh bằng tất cả các phương tiện được thừa nhận trong luật
chung về chứng cứ (văn bản, giấy tờ giao dịch, vật chứng về giao dịch
điện tử, điện thoại, lời khai, lời thú nhận, sự suy đoán,…).
Bày tỏ ý chí mặc nhiên. Ý chí coi như được bày tỏ một cách mặc nhiên
trong trường hợp người bày tỏ ý chí không bộc lộ ý chí một cách rõ ràng
mà chỉ có một thái độ cho thấy mong muốn của mình. Thái độ đó không
phải là sự tuyên bố ý chí cho người khác biết mà chỉ là sự biểu hiện của
ý chí đó. Ví dụ, sau khi nhận được giấy uỷ quyền, người được uỷ quyền
thực hiện các công việc được giao theo hợp đồng uỷ quyền mà không
tuyên bố rõ việc chấp nhận của mình đối với sự uỷ quyền đó. Thái độ
(biểu hiện của ý chí) có thể mang tính chất tích cực (thực hiện một hành
động) hoặc thụ động (chấp nhận hoặc im lặng).
B. Sự ưng thuận không hoàn hảo
Đặt vấn đề. Sự ưng thuận của một người trong việc giao kết hợp đồng
chỉ có ý nghĩa pháp lý và có hiệu lực ràng buộc, khi nào đó là sự ưng
thuận xuất phát từ ý chí thực, tự do và được bày tỏ trên cơ sở hiểu biết


đầy đủ về việc mình làm. Không có đủ các yếu tố đó, sự ưng thuận trở
nên không hoàn hảo và không đạt chất lượng của một yếu tố cơ bản
trong sự hình thành quan hệ kết ước.
Không có sự ưng thuận. Khái niệm ưng thuận không hoàn hảo do có tì

vết được xây dựng trong điều kiện sự ưng thuận có thật nhưng không
hoàn hảo do sự tồn tại của các tì vết. Có trường hợp sự ưng thuận hoàn
toàn không tồn tại, khi đó cũng không thể có hợp đồng. BLDS hiện hành
có dự kiến một trong các trường hợp không tồn tại sự ưng thuận tại Điều
143: trường hợp người xác lập giao dịch có năng lực hành vi dân sự
nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và điều
khiển được hành vi của mình. Hợp đồng trong trường hợp này vô
hiệu.
1. Sự nhầm lẫn
a. Khái niệm
Luật Việt Nam. Nhầm lẫn, trong ngôn ngữ pháp lý tổng quát, là sự
nhận định không chính xác về cái có thật; tưởng cái sai sự thật là thật và
ngược lại. Theo BLDS Ðiều 341 khoản 1, khi một bên do nhầm lẫn về
nội dung chủ yếu của giao dịch mà xác lập giao dịch, thì có quyền yêu
cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch; nếu bên kia không chấp
nhận yêu cầu thay đổi của bên bị nhầm lẫn, thì bên bị nhầm lẫn có quyền
yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu. Đối tượng nhầm lẫn trong
luật hợp đồng Việt Nam, như vậy, phải là một yếu tố thuộc nội dung chủ
yếu của hợp đồng.
Luật so sánh. Trong luật của Pháp, các trường hợp nhầm lẫn liên quan
đến hợp đồng có thể được xếp thành ba nhóm[8]:
1 - Nhầm lẫn về chất lượng cơ bản của đối tượng của hợp đồng - Người
giao kết có thể nghĩ rằng đối tượng của hợp đồng có những phẩm chất
cơ bản đặc trưng và chính suy nghĩ đó quyết định sự ưng thuận của
người này; cuối cùng, những phẩm chất đó không tồn tại. Ví dụ: một


người chấp nhận mua một bức tranh vì tin rằng bức tranh đó của họa sĩ
X, nhưng thực ra đó là tranh của người khác.
2 - Nhầm lẫn về nhân thân của người giao kết - Người giao kết có thể

tưởng rằng đang giao kết với một người có lai lịch được biết rõ và chấp
nhận giao kết trên cơ sở quan tâm đến lai lịch của người đối tác; nhưng
thực ra người sau này không mang lai lịch đó. Ví dụ: một người hậu tạ
một người nọ một tài sản do tin rằng người được hậu tạ đã làm một việc
cho mình; nhưng thực ra, người làm được việc không phải là người sau
này. Sự nhầm lẫn về nhân thân của người giao kết chỉ được coi như một
căn cứ vô hiệu hoá hợp đồng trong trường hợp hợp đồng thuộc loại gắn
với nhân thân của ngườI giao kết (intuitu personae).
3 - Nhầm lẫn về hợp đồng - Người giao kết có thể nhầm lẫn về tinh chất
của quan hệ kết ước, ví dụ: giao kết hợp đồng mua bán mà tưởng nhầm
là hợp đồng tặng cho. Người giao kết cũng có thể nhầm lẫn về đối tượng
của hợp đồng, ví dụ: một bên tưởng đã mua chú heo thịt, còn bên kia chỉ
bán heo giống. Và cuối cùng, người giao kết có thể nhầm lẫn về nguyên
nhân giao kết, ví dụ: một người tặng cho một người nọ một tài sản vì
tưởng rằng người được tặng cho là con mình; sau này, người được tặng
cho rõ ra là con của người khác.
Trong luật Anh-Mỹ, các quan niệm về nhầm lẫn không giống nhau tuỳ
theo việc xây dựng quan niệm được thực hiện theo Common law hoặc
theo Equity.
Theo Common law, chỉ những nhầm lẫn gọi là cơ bản (fundamental
mistake) mới khiến cho hợp đồng vô hiệu; những nhầm lẫn thường
(trivial mistake) không ảnh hưởng gì đến giá trị của hợp đồng. khái niệm
nhầm lẫn cơ bản được xây dựng dựa trên tư tưởng chủ đạo của lý thuyết
về hợp đồng trong luật Anh-Mỹ, theo đó, việc xác định sự tồn tại của
quan hệ kết ước và cả nội dung của quan hệ đó dựa vào ý chí được các
bên bày tỏ chứ không dựa vào ý chí nội tâm của họ [9]. A mua của B một
con ngựa; A nghĩ rằng đây là một con ngựa khoẻ mạnh và, thực ra, nếu
biết rằng con ngựa không khoẻ mạnh, thì đã không mua; về phần mình,
B chỉ quan tâm tới việc bán ngựa bất kể khoẻ hay ốm và cũng không
nghĩ đến việc người mua chỉ muốn mua ngựa khoẻ. Trong trường hợp



này, người bán không thể kiện yêu cầu vô hiệu hoá hợp đồng do có sự
nhầm lẫn, nếu cuối cùng con ngựa mua được thực sự ốm yếu.
Theo Equity, các hợp đồng được giao kết do sự nhầm lẫn không cơ bản
vẫn không thể bị vô hiệu hoá. Tuy nhiên, trong một số trường hợp,
người nhầm lẫn có thể kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc cho phép
đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc cho điều chỉnh nội dung hợp đồng để
làm cho thoả thuận ban đầu được chính xác hơn.
Nhận xét. Dựa vào BLDS Ðiều 341 khoản 1 đã dẫn, ta thấy rằng:
- Luật Việt Nam không xây dựng khái niệm nhầm lẫn về nhân thân của
người giao kết. Trước và sau khi phát hiện ra sự nhầm lẫn, người bị
nhầm lẫn luôn có duy nhất một “bên kia” của quan hệ kết ước;
- Luật Việt Nam không xây dựng lý thuyết về nguyên nhân của nghĩa
vụ, bởi vậy, cũng không thừa nhận khái niệm nhầm lẫn về nguyên nhân
giao kết.
- “Nội dung chủ yếu của giao dịch” (của hợp đồng) là một khái niệm rất
rộng, có thể bao gồm cả “chất lượng cơ bản của đối tượng của nghĩa
vụ”, tính chất của quan hệ kết ước, đối tượng của hợp đồng,... Nhầm lẫn
hợp đồng mua bán thành hợp đồng tặng cho là nhầm lẫn về toàn bộ nội
dung của hợp đồng; muốn mua một căn hộ ở đầu hành lang chung cư,
nhưng cuối cùng lại mua phải căn nhà ở cuối hành lang chung cư là
nhầm lẫn về đối tượng của hợp đồng; mua một chiếc xe tân trang mà
nghĩ rằng đã mua xe mới xuất xưởng, là nhầm lẫn về chất lượng cơ bản
của đối tượng của hợp đồng; giao kết hợp đồng mua bán nông sản với số
lượng xác định theo kg nhưng lại ngỡ rằng đã giao kết mua bán theo trái,
quả, củ;... Thực tiễn áp dụng pháp luật ở Việt Nam chưa tổng kết các
trường hợp nhầm lẫn về nội dung chủ yếu của hợp đồng thành lý luận
chung.
b. Điều kiện xác lập tình trạng nhầm lẫn

Giao kết hợp đồng do nhầm lẫn. Người giao kết chỉ có thể phản ứng
với tư cách người bị nhầm lẫn, một khi chính sự nhầm lẫn đó đã có ảnh
hưởng quyết định đối với sự ưng thuận của mình. “Khi một bên do nhầm


lẫn.... mà xác lập giao dịch...”. Một người muốn trang trí phòng khách
của mình bằng một bức tranh nào đó thuộc trường phái ấn tượng; được
giới thiệu rằng bức tranh muốn mua là của họa sĩ ấn tượng X, người này
chấp nhận mua; ít lâu sau, có người phát hiện rằng bức tranh đó là của
họa sĩ ấn tượng Y; người mua không thể yêu cầu tuyên bố hợp đồng mua
bán vô hiệu, bởi sự nhầm lẫn không ảnh hưởng đến ý chí của người này
lúc giao kết hợp đồng: người này quan tâm đến việc tìm kiếm một bức
tranh ấn tượng, không phải chỉ quan tâm riêng đến tranh ấn tượng của
họa sĩ X.
Sự nhầm lẫn có thể xảy ra đối với cả hai bên giao kết hoặc chỉ đối với
một bên. Trong trường hợp sự nhầm lẫn chỉ xảy đối với một bên, thì
điều quan trọng là bên kia không phải là người chủ động thực hiện một
hành vi nào đó nhằm tạo ra sự nhầm lẫn ấy [10]: nếu một bên thực hiện
một hành vi một cách có ý thức nhằm tạo ra sự nhầm lẫn của bên kia thì
ta có sự lừa dối chứ không phải sự nhầm lẫn nữa.
Luật của Pháp còn đòi hỏi rằng sự nhầm lẫn phải có thể tha thứ được
(excusable) mới có thể là căn cứ để triển khai các biện pháp bảo vệ dành
cho người nhầm lẫn[11]. Có trường hợp sự nhầm lẫn là không thể được
giải thích bằng cách nào khác ngoài việc quy cho người nhầm lẫn sự thờ
ơ, vô trách nhiệm đối với việc bảo vệ quyền lợi của chính mình: kiến
trúc sư quên mất việc tìm hiểu các quy định về kiến trúc áp dụng tại khu
vực và đã lập một sơ đồ thiết kế không phù hợp; hãng vận tải đường bộ
mua một chiếc xe mà không tìm hiểu xuất xứ;…
Bằng chứng của sự nhầm lẫn. Một cách hợp lý, người cho rằng mình
đã nhầm lẫn phải chứng minh sự nhầm lẫn đó. Việc chứng minh có thể

được thực hiện bằng bất kỳ phương tiện nào được thừa nhận trong luật
chung về chứng cứ (văn bản, lời khai, lời thú nhận, người làm chứng,
đối chất,...). Người nhầm lẫn phải chứng minh không chỉ việc nhầm lẫn
mà còn cả tính chất quyết định của sự nhầm lẫn đối với sự ưng thuận
của mình trong việc giao kết hợp đồng.
c. Hệ quả của sự nhầm lẫn


Hai giai đoạn. Có vẻ như luật không cho phép người bị nhầm lẫn phát
ngay yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn. “Khi một bên do
nhầm lẫn..., thì có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao
dịch”. Trước hết, người bị nhầm lẫn phải thảo luận với người đối tác về
việc sửa đổi nội dung hợp đồng. Nếu người đối tác từ chối thảo luận
hoặc thảo luận không có kết quả như ý muốn của người bị nhầm lẫn, thì
người này mới có quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu.
Song, giải pháp này khả thi trong hầu hết các trường hợp mà cả hai bên
đều nhầm: người mua và người bán trong vụ mua bán một bức tranh đều
tưởng rằng bức tranh là của họa sĩ X; khi phát hiện rằng tranh không
phải của X, thì hai bên có thể thảo luận lại về nội dung hợp đồng mua
bán, đặc biệt là về giá bán: vật mua bán không thay đổi, nhưng cách nhìn
nhận của hai bên về tính chất và giá trị của vật thay đổi. Còn trong
trường hợp chỉ có một bên bị nhầm, thì hẳn các bên không có gì để thảo
luận thêm với nhau về hợp đồng có liên quan: người bán biết rằng mình
đang bán bức tranh của X, trong khi người mua ngỡ đang mua bức tranh
của Y; nếu, sau khi biết mình bị nhầm, người mua vẫn chấp nhận mua
với điều kiện người bán chấp nhận giảm giá, thì đó là một hợp đồng mua
bán có đối tượng khác, một hợp đồng mới; nếu người bị nhầm lẫn vẫn
chỉ quan tâm đến bức tranh mình muốn mua, mà người bán có, thì các
bên càng cần phải giao kết một hợp đồng khác; và nếu người bị nhầm
lẫn chỉ quan tâm đến bức tranh mình muốn mua, mà người bán không

có, thì quyền yêu cầu người bán sửa đổi nội dung hợp đồng không có ý
nghĩa gì đối với người bị nhầm lẫn.
Cũng có trường hợp cả hai bên đều nhầm, nhưng việc sửa đối nội dung
hợp đồng cũng không khả thi. Ví dụ, A tặng cho B một tài sản vì lầm
tưởng rằng B đã cứu mạng mình; thực ra, B cũng đã có cứu mạng một
người khác và khi nhận quà tặng của A, nhầm tưởng rằng A chính là
người khác đó. Nếu mọi việc sau này trở nên rõ ràng đối với cả hai, thì,
suy cho cùng, chẳng có bên nào có lợi ích để sửa đổi nội dung hợp
đồng.


Vô hiệu do nhầm lẫn. Người có quyền yêu cầu tuyên bố vô hiệu phải là
người nhầm lẫn. Thời hiệu khởi kiện là 1 năm kể từ ngày xác lập giao
dịch (BLDS Điều 145 khoản 1). Bên có lỗi trong việc để xảy ra nhầm
lẫn phải bồi thường thiệt hại (Điều 141 khoản 2).
2. Sự lừa dối
a. Khái niệm
Ðịnh nghĩa. Theo BLDS Ðiều 142 khoản 1, lừa dối trong giao dịch dân
sự là hành vi cố ý của một bên nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về
chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch nên đã xác
lập giao dịch đó. Người giao kết với người lừa dối không nhầm, mà bị
lừa, hay đúng hơn là bị người lừa dối dẫn dụ vào sự nhầm lẫn. Sự nhầm
lẫn do bị lừa dối được hình dung trong một phạm vi khá rộng so với sự
nhầm lẫn tự động phân tích ở trên: người nhầm lẫn tự động chỉ được bảo
vệ trong trường hợp nhầm lẫn về nội dung chủ yếu của hợp đồng; trong
khi người nhầm lẫn do bị lừa dối có thể được bảo vệ cả trong trường hợp
nhầm lẫn về chủ thể giao kết, về tính chất của đối tượng, về nội dung
của giao dịch.
b. Ðiều kiện của sự lừa dối
Người lừa dối phải là bên kết ước ? “lừa dối là hành vi cố ý của một

bên...”. Luật Việt Nam không xây dựng khái niệm lừa dối của người thứ
ba. Tuy nhiên, luật không đòi hỏi rằng người kết ước phải là người tổ
chức việc lừa dối, cũng không nói rằng người này là người duy nhất thực
hiện hành vi lừa dối. Nói chung, điều quan trọng là phải có vai trò tích
cực của bên kết ước trong vụ lừa dối; còn vấn đề có bao nhiêu người
tham gia vào vụ lừa dối không phải là vấn đề cần được giải quyết trong
khuôn khố xác định các điều kiện của hành vi lừa dối.
Người kết ước không trung thực. Việc lừa dối của người kết ước được
ghi nhận, một khi người này có hành vi lừa dối chủ động (cung cấp
thông tin sai sự thật, sử dụng tài liệu giả, nói dối) - với tư cách người tổ


chức, người thực hiện, người đồng lõa với người thứ ba hoặc người giúp
sức -, hoặc có hành vi lừa dối thụ động (không hành động), nghĩa là biết
người kết ước với mình bị nhầm nhưng im lặng để hưởng lợi từ việc
người kết ước chấp nhận giao kết hợp đồng.
Trong trường hợp lừa dối bằng hành vi thụ động, điều quan trọng là
người lừa dối phải có nghĩa vụ thông tin đối với người đối tác và thái độ
thụ động trở thành biểu hiện của việc không thực hiện nghĩa vụ thông tin
ấy.
Ý định lừa dối. Người lừa dối phải thực hiện hành vi lừa dối một cách
cố ý, nghĩa là thực hiện hành vi lừa dối một cách có ý thức với mong
muốn có được sự chấp nhận giao kết hợp đồng của người bị lừa dối.
Hành vi lừa dối vả lại, phải bị đánh giá xấu theo các chuẩn mực chung
về đạo đức; có những thủ đoạn lừa dối chấp nhận được trong thực tiễn
giao dịch, do tính chất vô hại của chúng, ví dụ, quảng cáo bột giặt “chỉ
ngâm thôi đã sạch”, kem đánh răng có tác dụng làm cho “răng chắc như
thép”,... Thế nào là xấu hoặc chấp nhận được theo các chuẩn mực chung
về đạo đức là vấn đề không đơn giản.
Sự lừa dối phải có tác dụng quyết định đối với sự ưng thuận. “Lừa

dối là hành vi cố ý... nhằm là cho bên kia hiểu sai... nên đã xác lập giao
dịch...”. Một người đồng ý mua một chiếc xe máy, người bán nói dối về
những ưu điểm không tồn tại của xe máy để người mua chấp nhận trả
giá cao hơn: luật của Pháp nói rằng người bán trong trường hợp này
cũng đã lừa dối, nhưng không phải để dẫn dụ người mua đi đến chỗ giao
kết hợp đồng mà chỉ để tìm cách đưa vào hợp đồng, mà nội dung đã
được thống nhất về cơ bản, một điều khoản có lợi cho mình; người mua
trong trường hợp này chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại chứ
không thể xin tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Có vẻ như đây không phải là
giải pháp được xây dựng trong luật Việt Nam: sự ưng thuận của người
kết ước trong luật Việt Nam, dù chỉ không hoàn hảo ở một vài điểm
thuộc nội dung chủ yếu của hợp đồng, cũng là sự ưng thuận không hoàn
hảo đối với toàn bộ hợp đồng.


c. Hệ quả của sự lừa dối
Vô hiệu do lừa dối. Sự lừa dối chịu những biện pháp chế tài khá nghiêm
khắc trong luật Việt Nam: người bị lừa dối có quyền yêu cầu tuyên bố
hợp đồng vô hiệu (Ðiều 142 khoản 1), có quyền yêu cầu bồi thường thiệt
hại (Ðiều 142 khoản 2); tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức của người lừa
dối bị tịch thu sung quỹ Nhà nước (Ðiều 142 khoản 2) [12]. Nếu hành vi
lừa dối cấu thành tội phạm, thì người lừa dối có thể bị truy cứu trách
nhiệm hình sự. Điều bất ngờ là mặc dù các biện pháp chề tài tỏ ra khá
nghiêm khắc, thời hiệu để yêu cầu thực hiện các biện pháp này cũng chỉ
ngang bằng thời hiệu yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn,
nghĩa là một năm kể từ ngày xác lập giao dịch. Một năm đúng là ngắn,
càng ngắn hơn trong điều kiện thời hiệu được tính từ ngày xác lập giao
dịch chứ không phải từ ngày phát hiện ra sự lừa dối: có người chỉ biết
mình bị lừa dối hơn một năm sau khi xác lập giao dịch và do đó sẽ
không có quyền khởi kiện.

3. Sự đe dọa
a. Khái niệm
Ðịnh nghĩa. Theo BLDS Ðiều 142 khoản 2, đe dọa trong giao dịch dân
sự là hành vi cố ý của một bên nhằm làm cho bên kia sợ hãi mà phải
thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe,
danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích.
Luật dùng từ “thực hiện”, nhưng ta có thể nghĩ đến việc “xác lập”: một
giao dịch xác lập không phải dưới sự đe dọa không thể bị tuyên bố vô
hiệu vì lý do người xác lập bị đe dọa phải thực hiện. Ví dụ: một hợp
đồng mua bán tài sản được giao kết một cách tự nguyện; người mua trì
hoãn việc trả tiền; người bán dọa sẽ giết người mua, nếu người sau này
không trả tiền; người bán sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đe
dọa giết người, nhưng người mua không thể xin tuyên bố hợp đồng mua
bán vô hiệu vì lý do có sự đe dọa của người bán nhằm đốc thúc người
mua thực hiện nghĩa vụ trả tiền, một nghĩa vụ được xác lập đúng luật


trong khuôn khổ hợp đồng. Người mua cũng không thể xin miễn thực
hiện nghĩa vụ trả tiền do đã bị đe doạ (một cách không chính đáng)
b. Ðiều kiện của sự đe dọa
Sự tiềm ẩn của hiểm hoạ. Nếu người đối tác đã dùng đến vũ lực hoặc
đã thực hiện các biện pháp nhằm gây thiệt hại đến tính mạng, sức
khỏe,... hoặc nhằm đưa nạn nhân vào tình trạng không thể nhận thức
được hành vi của mình (say ma túy, say rượu) để nạn nhân chấp nhận
giao kết hợp đồng, thì hợp đồng vô hiệu không phải vì sự ưng thuận
không hoàn hảo mà do hoàn toàn không có sự ưng thuận. “Ðe dọa”,
trong khung cảnh của Ðiều 142 khoản 1, được hình dung như một hành
vi có tác dụng dẫn dắt ý chí của người bị đe dọa đi theo ý chí của người
đe dọa mà, người bị đe dọa, dù không muốn, không thể (hoặc không
dám), cưỡng lại. Nói rõ hơn, đe dọa, ở góc nhìn của người bị đe dọa,

hình thành từ hai yếu tố: một yếu tố khách quan - mối nguy hiểm bủa
vây - và yếu tố chủ quan - nỗi sợ. Chính dưới sự đe dọa đó mà ý chí
được bày của người bị đe dọa không thể phản ánh trung thực ý chí nội
tâm của người này.
Người đe doạ. Luật nói rằng “Ðe dọa... là hành vi cố ý của một bên”.
Thoạt trông, điều đó có nghĩa rằng, cũng như việc lừa dối, việc đe dọa
phải xuất phát từ bên kết ước: không có đe dọa xuất phát từ người thứ
ba. Song, có thể tin rằng “một bên” và “bên kia”, nói trong định nghĩa về
đe dọa tại Ðiều 142 khoản 1, là các bên trong quan hệ đe dọa chứ không
phải các bên trong giao dịch dân sự xác lập dưới sự đe dọa. Với cách
hiểu đó, thì đe dọa có thể là hành vi của bất kỳ người nào, không nhất
thiết là hành vi của người kết ước với người bị đe dọa. Phải chấp nhận
giải pháp vừa nêu, nếu không người bị đe dọa sẽ không được bảo vệ,
một khi sự đe dọa xuất phát từ một người thứ ba mà không phải là người
kết ước. Ví dụ: người chồng vay nợ, Ngân hàng yêu cầu có người bảo
lãnh; người chồng buộc người vợ đứng ra bảo lãnh cho mình, người vợ
không muốn nhưng không dám phản đối, do bị đe dọa; hợp đồng bảo
lãnh được giao kết giữa người vợ và Ngân hàng trong đó, người bảo
lãnh đã giao kết dưới sự bảo lãnh mà người bảo lãnh không biết. Người


bảo lãnh trong ví dụ đó phải có quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô
hiệu.
Tính chất của sự đe doạ. Sự đe dọa phải có tác dụng quyết định đối với
sự ưng thuận (miễn cưỡng) của người bị đe dọa, nghĩa là người bị đe dọa
chấp nhận giao kết chỉ vì bị đe dọa.
Luật của Pháp còn xây dựng khái niệm đe doạ không chính đáng, để
phân biệt với khái niệm gây sức ép chính đáng, là sự đe doạ không dẫn
tới khả năng vô hiệu hoá giao dịch. Một trong những trường hợp gây sức
ép chính đáng là việc đe doạ thực hiện một quyền hợp pháp kèm theo

yêu cầu đánh đổi quyền này với sự ưng thuận của người bị đe doạ trong
việc xác lập giao dịch với những điều kiện hoàn toàn bình thường. Chính
đáng, bởi vì, một là, việc gây sức ép không bao hàm một dự tính trái
pháp luật; hai là, người gây sức ép không thu nhận các lợi ích bất
thường, quá đáng từ giao dịch và người bị gây sức ép cũng không bị
thiệt hại do việc thực hiện giao dịch ấy.
Người bị đe doạ. Hành vi đe dọa có thể được thực hiện đối với chính
người giao kết hoặc đối với những người thân thích của người này.
“Thân thích” hàm nghĩa rằng giữa những người có liên quan có mối
quan hệ gia đình: hôn nhân, thân thuộc do huyết thống, quan hệ nuôi
dưỡng. Người giám hộ và người được giám hộ không phải là những
người thân thích chỉ vì có quan hệ giám hộ, cũng như người bị hạn chế
năng lực hành vi và người đại diện.
Ðối tượng của hành vi đe doạ có thể là con người (đe doạ dùng vũ lực để
gây thương tích, đe doạ công bố các thông tin về đời tư,…) hoặc tài sản
(đe doạ đốt nhà, huỷ hoại cây cối, mùa màng,…).
c. Hệ quả của sự đe dọa.
Người đe dọa có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp
hành vi đe dọa cấu thành tội phạm. Giao dịch xác lập dưới sự đe dọa có
thể bị tuyên bố vô hiệu theo yêu cầu của người bị đe dọa (Ðiều 142


khoản 1). Ngoài ra, người đe dọa phải bồi thường thiệt hại cho người bị
đe dọa và tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức của người đe dọa bị tịch thu
sung quỹ Nhà nước (Ðiều 142 khoản 2) [13]. Trong trường hợp người đe
dọa không phải là người cùng giao kết, thì cũng chính người đe dọa sẽ
phải bồi thường thiệt hại nhưng không thể có vấn đề tịch thu tài sản, bởi
tài sản giao dịch trong trường hợp này không phải của người đe dọa
(như trong ví dụ về hợp đồng bảo lãnh nêu trên).
Thời hiệu yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu do có sự đe doạ cũng là 1

năm từ ngày xác lập giao dịch (BLDS Điều 145 khoản 1).
C. Trao đổi ý chí
Trao đổi ý chí là việc thông tin được thực hiện giữa các bên đối tác
nhằm đi đến thống nhất ý chí về nội dung của hợp đồng và làm cho hợp
đồng hình thành. Việc trao đổi ý chí được thực hiện theo hai bước, có
thể được tiến hành cách nhau một khoảng thời gian, nhưng cũng có thể
đồng thời: đề nghị giao kết hợp đồng của một bên và chấp nhận đề nghị
của bên kia.
1. Ðề nghị giao kết hợp đồng
a. Khái niệm.
Ðề nghị giao kết hợp đồng là sự bày tỏ ý chí của một người về việc
mong muốn giao kết hợp đồng với một người khác trên một đối tượng
và trong những điều kiện đã được người đề nghị xác định rõ[14]. Ðề nghị
có thể được gửi đến một người đối tác xác định hoặc không xác định (đề
nghị với công chúng). Ðó có thể là lời đề nghị rõ ràng - một lời mời trực
tiếp - hoặc mặc nhiên - như trưng bày hàng hóa ở quầy hàng kèm theo
giá bán (đề nghị giao kết hợp đồng mua bán), đặt máy điện thoại sử
dụng thẻ ở nơi công cộng (đề nghị giao kết hợp đồng dịch vụ thông tin
liên lac).


Đề nghị giao kết hợp đồng có thể coi là giao dịch nằm ở “cận trên” của
thương lượng và ở “cận dưới” của hứa hợp đồng: cao hơn thương lượng,
đề nghị giao kết hợp đồng không phải là một lời mời gọi đi vào các cuộc
bàn cãi về nội dung chủ yếu của hợp đồng; thấp hơn hứa hợp đồng, đề
nghị giao kết hợp đồng chưa phải là một cam kết về việc thực hiện một
hợp đồng nào đó, bởi mỗi một lý do đơn giản là chưa xác định được
người thụ hưởng một cam kết như thế.
b. Hình thức đề nghị
Luật Việt Nam hiện hành không có quy định riêng về hình thức đề nghị.

Vậy, việc đề nghị tuân thủ các quy định chung về hình thức giao dịch:
đề nghị, một loại giao dịch, có thể được thể hiện bằng lời nói (trực tiếp
hoặc được ghi âm và phát lại), bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể
(BLDS Ðiều 133). Ngay cả trong trường hợp hợp đồng phải được giao
kết theo một hình thức nhất định, thì đề nghị giao kết hợp đồng cũng có
thể được ghi nhận dưới hình thức khác.
Thông thường lời đề nghị được đưa ra một cách rõ ràng dưới các hình
thức xử sự chủ động của người đề nghị (rao, chào mời, đỗ xe tại bãi đón
khách, trưng bày hàng với giá niêm yết sẵn, bày công cụ, phương tiện tại
nơi kinh doanh,…) . Riêng trong trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng
của người kinh doanh chuyên nghiệp dành cho người tiêu dùng còn phải
tuân theo các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người tiêu
dùng (Nghị định số 69-CP ngày 02/10/2001 Điều 8): mô tả chi tiết quy
cách, xuất xứ hàng hoá, dịch vụ, chỉ dẫn cách sử dụng hàng hoá, cảnh
báo về tính chất nguy hiểm của hàng hoá, dịch vụ do mình cung ứng,

c. Các điều kiện của đề nghị giao kết hợp đồng.
Ðề nghị giao kết hợp đồng sẽ trở thành hợp đồng một khi người được đề
nghị chấp nhận giao kết theo các điều kiện được đưa ra trong đề nghị
đó[15]. Bởi vậy:


Ðề nghị giao kết hợp đồng phải chắc chắn. nghĩa là phải thể hiện ý chí
dứt khoát của người đề nghị: hợp đồng sẽ phải được người đề nghị giao
kết nếu lời đề nghị được chấp nhận. Không có tính chất này, thì cái gọi
là đề nghị giao kết hợp đồng thực ra chỉ là một lời mời thương lượng. Ví
dụ: một người sử dụng lao động đăng thông báo công khai về việc cần
tuyển dụng một số người lao động trong một hoặc nhiều ngành, nghề,
với mức lương được xác định trước, không nhất thiết phải giao kết hợp
đồng lao động với bất kỳ người nào hội đủ điều kiện ghi trong thông

báo, bởi người đề nghị không nói rõ sẽ chấp nhận tuyển bất kỳ người
nào có đủ điều kiện hay chỉ tuyển những người có đủ điều kiện mà
người đề nghị cảm thấy hợp với mình trong quan hệ lao động [16]. Trái lại,
nếu người sử dụng lao động thông báo trực tiếp cho một người xác định,
đề nghị người sau này giao kết hợp đồng lao động với các điều kiện
được ghi rõ trong đề nghị, thì đó là một đề nghị chắc chắn: một khi
người nhận được đề nghị chấp nhận giao kết, thì người đề nghị có nghĩa
vụ giao kết.
- Ðề nghị giao kết hợp đồng phải rõ ràng và đầy đủ, nghĩa là phải ghi
nhận tất cả các nội dung chủ yếu của hợp đồng để hợp đồng có thể được
giao kết chỉ trên cơ sở tuyên bố chấp nhận giao kết của người được đề
nghị.
d. Hiệu lực của đề nghị giao kết trong thời gian chưa có sự chấp
nhận đề nghị.
Chừng nào đề nghị giao kết hợp đồng chưa được chấp nhận, thì hợp
đồng chưa được giao kết. Tuy nhiên, theo BLDS Ðiều 396, khi một bên
đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ nội dung chủ yếu của hợp đồng và
thời hạn trả lời, thì không được mời người thứ ba giao kết trong thời hạn
chờ trả lời và phải chịu trách nhiệm về lời đề nghị của mình. Ðiều luật
có vẻ như chỉ áp dụng đối với những đề nghị đưa ra trước một người xác
định chứ không phải đề nghị gửi chung cho công chúng (bởi vậy mới có
thuật ngữ “người thứ ba”). Dẫu sao, có cơ sở để nói rằng nếu đề nghị
giao kết hợp đồng có ghi thời hạn trả lời, thì trong lúc thời hạn đó chưa
hết, người đề nghị phải chịu trách nhiệm về đề nghị của mình, dù đó là


×