Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Trên cơ sở nghiên cứu về một luận văn thạc sỹ về Tội phạm học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.97 KB, 14 trang )

Với tính chất là một ngành khoa học, tội phạm học ra đời khá muộn so với một số
ngành khoa học xã hội khác, song bên cạnh đó tội phạm học có được sự may mắn là
được kế thừa thành tựu của các ngành khoa học khác đã ra đời trước nó. Theo đó, tội
phạm học là ngành khoa học xã hội đa ngành nghiên cứu về tội phạm với tính chất là
hiện tượng cá nhân và xã hội bao gồm một tổng thể gắn liền với tội phạm. Một nội
dung quan trọng nằm trong tổng thể đó chính là tình hình tội phạm. Ở bài tập học kì
lần này, em xin phân tích đề tài: “Trên cơ sở nghiên cứu về một luận văn thạc sỹ về
Tội phạm học, hãy trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu của tác giả đó về tình
hình tội phạm và rút ra nhận xét cá nhân về kết quả nghiên cứu của tác giả đó”.
Bài viết dưới đây sẽ phân tích một phần nghiên cứu luận văn thạc sỹ của tác giả Hồ
Phước Linh vê thực trạng và diễn biến của tội phạm cướp tài sản trên địa bàn tỉnh
Nghệ An từ năm 2004-2010
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬN VĂN THẠC SỸ
1.Thông tin về luận văn thạc sĩ
Tên tác giả: Hồ Phước Linh
Tên chuyên đề : Thực trạng và diễn biến của tình hình tội phạm cướp tài sản trên địa
bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian từ năm 2004 – 2010
Chuyên nghành: Tội phạm học và điều tra tội phạm
Mã số 60.48.75
2. Kết cấu của luận văn
Chương I : Thực trạng tình hình tội phạm cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An
trong thời gian từ năm 2004- 2010.
Chương II : Cơ cấu và tính chất của tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ
An trong thời gian từ năm 2004 – 2010
II. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỦA TÁC GIẢ

13


1. Thực trạng tình hình tội phạm cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong
thời gian từ năm 2004- 2010.


a. Về tội phạm rõ:
Tác giả đưa ra con số thống kê từ năm 2004 đến năm 2010, trên địa bàn tỉnh
Nghệ An có tổng cộng 512 vụ và 1121 người phạm tội cướp tài sản bị khởi tố, trung
bình hằng năm có 73 vụ và 160 người phạm tội, trong đó, cao nhất là năm 2006 với
92 vụ và 194 người phạm tội . Trong thời gian 7 năm qua trên địa bàn tỉnh Nghệ An,
tính trung bình theo năm thì cứ 1 năm có 73 vụ cướp tài sản diễn ra, tính theo ngày
thì cứ 5 ngày có 1 vụ cướp tài sản diễn ra.
So sánh số liệu thống kê vế số vụ, người phạm tội cướp tài sản đã bị truy tố
của Viện kiểm sát, đã bị xét xử của Tòa án. Số vụ và số người phạm tội cướp tài sản
bị khởi tố cao hơn, nhưng đến truy tố và xét xử có giảm xuống, cụ thể là có tổng số
512 vụ 1121 người phạm tội bị khởi tố những chỉ có 469 vụ và 1035 người phạm tội
bị truy tố và 448 vụ và 982 người phạm tội bị xét xử.
So sánh với tội phạm nói chung và một số loại tội phạm khác:
• Đối với các tội phạm nói chung: tỉ lệ giữa tổng số vụ phạm tội cướp tài
sản với tổng số vụ các tội phạm nói chung bị xét xử trong thời gian
2004-2010 là 448/14.191( số vụ cướp tài sản chiếm tỉ lệ 3,15%), trong
đó năm chiếm tỉ lệ cáo nhất là năm 2005 với 75/1718( chiếm tỉ lệ
4,36%) vằ năm có tỉ lệ thấp nhất là năm 2009 60/2410 ( chiếm tỉ lệ
2,48%). Như vậy, trong vòng 7 năm tội phạm này chiếm tỉ lệ không cao
trong số các tội phạm nói chung( chỉ chiếm 3,15%).
• Đối với tội xâm phạm sở hữu: tội cướp tài sản là một tội phạm thuộc
chương các tội phạm xâm phạm sở hữu.Qua thống kê, tác giả cho thấy
tỉ lệ giữa tổng số vụ phạm tội cướp tài sản bị xét xử trong thời gian từ
năm 2004 – 2010 là 448/3980( số vụ cướp tài sản chiếm tỉ lệ 11,25%).
13


Đây là một tỉ lệ đáng kể , tội cướp tài sản đứng cao thứ 2 và chỉ sau tội
trộm cắp tài sản.
• Đối với tội giết người và hiếp dâm:trong 3 loại tội có tính bạo lực có

tính điển hình trên thì tội cướp tài sản có tổng số vụ cao nhất là 302 vụ,
tiếp theo đó đến tội giết người với 254 vụ và thấp nhất là tội hiếp dâm
với 29 vụ.
So sánh số vụ cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An với số vụ cướp tài sản
trên 2 tỉnh lân cận là Hà Tĩnh và Thanh Hóa: So với 2 tỉnh lân cận thì tỉnh Nghệ An
có số vụ cướp tài sản bị xét xử cao nhất 448 vụ, tiếp đến là tỉnh Thanh Hóa với 402
vụ, Hà Tĩnh có số vụ thấp nhất là 133 vụ. Như vậy, số vụ cướp tài sản trên địa bàn
bàn tỉnh Nghệ An lớn hơn 1,14 lần so với tỉnh Thanh Hóa và 3,37 lần so với tỉnh Hà
Tĩnh
So sánh số vụ cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An với số vụ cướp tài sản
trên địa bàn toàn quốc: Tổng số vụ cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An với tổng số
vụ cướp tài sản trên địa bàn toàn quốc bị xét xử trong thời gian từ năm 2004-2010 là
448/13.812 ( số vụ cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An chiếm tỉ lệ 3,24%). Trung
bình năm về số vụ bị xét xử của tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An với trung
bình năm về số vụ bị xét xử của tội cướp tài sản trên phạm vi cả nước là 64/1973 ( số
vụ bị xét xử của tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An chiếm tỉ lệ 3,24%)
b. Tội phạm ẩn:
Thứ nhất, với các thu thập số liệu thống kê về tin báo tố giác tội phạm thì
trong thời gian 7 năm từ 2004- 2010 trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 560 tin báo về tội
cướp. Như vậy, so sánh số vụ án bị khởi tố với số liệu về tin báo tố giác tội phạm có
tỉ lệ là 512/560( số vụ bị khởi tố chỉ chiếm 91,42% trong tổng số tin báo tố giác tội
phạm) còn lại 48 tin báo tố giác không bị khởi tố chiếm 8,58%. Bên cạnh đó, tác giả
tự nghiên cứu hồ sơ về tin báo tố giác tội phạm không bị khởi tố còn lại, kết quả thu

13


được là 35 vụ không có dấu hiệu tội phạm, còn lại 13 vụ( chiếm 2,54% trong tổng số
tội phạm bị phát hiện) có dấu hiệu tội phạm nhưng không bị Cơ quan điều tra khởi tố.
Thứ hai, qua trung tâm trợ giúp pháp lí tỉnh Nghệ An, tác giả thấy trong 7 năm

qua có 12 trường hợp nạn nhân của tội cướp tài sản có gọi đến trung tâm xin tư vấn,
nhưng cả 12 trường hợp trên họ đều không thông báo với cơ quan chức năng.
Thứ ba, tác giả nghiên cứu thu thập thông tin từ 250 hồ sơ bệnh nhân bị trấn
thương do tác động ngoại lực ở bệnh viện đa khoa tỉnh Nghệ An trong thời gian 7
năm, kết quả thu được là có: 97 trường hợp bệnh nhân nhập viện tự khai trong hồ sơ
nguyên nhân dẫn đến chấn thương do tai nạn giao thông chiếm 38,8%, do tai nạn lao
động có 46 bênh nhân chiếm 18,4%, do mâu thuẫn cá nhân dẫn đến hành vi bạo lực
có 52 bệnh nhân chiếm 20,8%, do bị tấn công từ hành vi cướp tài sản có 24 bệnh
nhân( trong đó có 16 người không báo cơ quan chức năng chiếm 6,4%), còn lại vì các
lí do khác có 31 bệnh nhân chiếm 12,4%. Như vậy, theo cách khảo sát này thì có 6
bệnh nhân là nạn nhân của tội cướp tài sản( chiếm 6,4%) đã không tố giác về vụ cướp
tài sản với cơ quan có thẩm quyền.
Thứ tư, qua việc xây dựng bảng câu hỏi và phát cho 100 nạn nhân đang thi
hành án tại Trại giam số 3 Tân Kỳ, Nghệ An, tác giả đã thu được kết quả như sau: với
câu hỏi: “ các anh cho biết đã thực hiện hành vi cướp tài sản lần thứ mấy? Trong
những lần phạm tội cướp tài sản trước đây có mấy lần không bị cơ quan chức năng
phát hiện và xử lí? Kết quả thu được có 12/100 người trả lời đã từng pham tội cướp
tài sản từ hai lần trở lên nhưng không bị phát hiện và thực tế những người này bị xử lí
ít hơn số hành vi đã thực hiện( chiếm tỉ lệ 12%), có một người trả lời bị xét xử về tội
trộm cắp tài sản nhưng ngoài ra có phạm tội cướp tài sản khi 16 tuổi mà không bị xử
lí do cơ quan chức năng không phát hiện(chiếm tỉ lệ 1%).
Thứ năm, qua khảo sát cán bộ làm công tác tư pháp hình sự bằng 200 phiếu
điều tra .Tác giả thu được kết quả là ; có 31% người được hỏi trả lời rằng số vụ phạm
tội cướp tài sản đã được thực hiện những chưa bị phát hiện trên thực tế chiếm khoảng
13


từ 20-25% trong tổng số vụ án đã xảy ra trên thực tế. Có 21% người được hỏi trả lời
rằng số vụ phạm tội cướp tài sản đã được thực hiện những chưa bị phát hiện trên thực
tế chiếm khoảng từ 15-20% , 29% trả lời khoảng từ 10-15%, còn lại 13% số người trả

lời với những tỉ lệ khác nhau. Như vậy, có 81% người được hỏi trả lời rằng số vụ
phạm tội cướp tài sản đã được thực hiện những chưa bị phát hiện trên thực tế chiếm
chiếm tỉ lệ thấp nhất là 10%, cao nhất là 25% trong tổng số vụ án đã xảy ra trên thực
tế. Theo kết quả này, tính trung bình tỉ lệ ẩn khoảng 17%.
c. Chỉ số tội phạm:
Khi đánh giá về thực trạng của tình hình phạm tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh
Nghệ An, ta không thể bỏ qua về chỉ số tội phạm – biểu hiện của mức độ phổ biến
của tội phạm trong dân cư. Trung bình chỉ số tội phạm cướp tài sản trên địa bàn tỉnh
Nghệ An từ năm 2004-2009 là 2,32, cao hơn hai tỉnh Thanh Hóa và Hà Tĩnh trong cả
7 năm. Điều này thể hiện mức độ phổ biến của tội cướp tài sản trong dân cư ở Nghệ
An cao hơn 2 tỉnh Thanh Hóa và Hà Tĩnh.
d. Thông số về nạn nhân:
Về giới tính: trong số 165 nạn nhân thì cso 146 nạn nhân là nam chiếm 88,47%,
chỉ có 19 nạn nhân là nữ, chiếm 11,53%. Như vậy, nạn nhân của tội cướp tài sản chủ
yếu là nam giới.
Về đội tuổi: số nạn nhân của tội cướp tài sản được nghiên cứu thì số lượng nạn
nhân trên 18 tuổi chiếm đa số (124 người chiếm 75,2%) số còn lại độ tuổi của nạn
nhân dưới 18 tuổi chiếm 24,8% ( 41 nạn nhân), đặc biệt lưu ý trong số này có 10 trẻ
em chiếm 24,4% trở thành nạn nhân của tội cướp khi các em đang ở độ tuổi tiểu học.
Về mối quan hệ với người phạm tội: cũng trong 165 nạn nhân của tội cướp tải
sản được nghiên cứu thì cso tới 105 nạn nhân không quen biết với người phạm
tội,chiếm 63,59% và có 60 nạn nhân và người phạm tội có quen biết với nhau, chiếm
36,41%. Như vậy, đa phần nạn nhân và người phạm tội không quen biết với nhau.

13


e. Diễn biến của tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời
gian từ năm 2004 -2010.
Từ năm 2004 đến năm 2006, cả số vụ và số người phạm tội vận động theo

chiều hướng tăng, số vụ tăng từ 13,3% của năm 2005 và tăng lên 22,6% trong năm
2006, số người phạm tội tăng từ 1,8% vào năm 2005 và tăng 16,8% trong năm 2006.
Tuy nhiên, những năm gần đây, cả số vụ và số người phạm tội vận động theo chiều
hướng giảm đi, so với năm 2004 thì các năm 2007, 2008, 2009, 2010 đều có tỉ lệ
giảm. Cụ thể là: năm 2007 số vụ giảm 18,7%, số người phạm tội giảm 12,7%; năm
2008 số vụ giảm 9,4%, số người phạm tội giảm 7,9%; năm 2009 số vụ giảm 4%, số
người phạm tội giảm 0,7%; năm 2010 số vụ giảm 21,4%, số người phạm tội giảm
22,3%.
2 Cơ cấu và tính chất của tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An
trong thời gian từ năm 2004 – 2010
Cơ cấu THTP tôi cướp tài sản theo dạng hành vi khách quan: qua nghiên cứu
150 bản án với 167 hành vi cướp tài sản , tác giả thống kê có 120 vụ có hành vi phạm
tội là dùng vũ lực , chiếm tỉ lệ 71,8%. Số vụ mà bị cáo có hành vi đe dọa dùng vũ lực
ngay tức khắc là 40 vụ, chiếm tỉ lệ 24%. Số vụ mà người phạm tội dùng thủ đoạn
khác có 7 vụ, chiếm tỉ lệ 4,2%. Như vậy, dạnh hành vi mà người phạm tội thực hiện
hành vi cướp tài sản phổ biến là dùng vũ lực chiếm đoạt tài sản.
Cơ cấu THTP tôi cướp tài sản theo hình thức thực hiện tội phạm: đa phần tội
phạm được thực hiện dưới hình thức tội phạm đơn lẻ có 81 vụ chiếm 54%, còn lại 69
vụ được thực hiện dưới hình thức đồng phạm chiếm 46%. Nhưng đáng lưu ý là trong
số các vụ đồng phạm thì đồng phạm có tổ chức có tới 30 vụ chiếm 43,5% trong số
các vụ án đồng phạm.
Cơ cấu THTP tôi cướp tài sản theo công cụ, phương tiện phạm tội: qua nghiên
cứu 160 hành vi cướp dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, tác giả thống kê được kết
quả: có 87 hành vi dùng công cụ phạm tội chiếm 54,4%; 73 hành vi dùng tay không
13


chiếm 45,6%. Khi thực hiện tội phạm cướp tài sản tại Nghệ An, công cụ, phương tiện
người phạm tội hay sử dụng là: loại thứ nhất: đối tượng sử dụng loại vũ khí nóng để
cướp tài sản như súng, lựu đạn gồm 4 vụ, chiếm 4,7%. Loại thứ hai là vũ khí thô sơ

như dao, kiếm, búa có 65 vụ chiếm 74,8%; những vật có sẵn trong tự nhiên cũng là
loại được bọn cướp sử dụng như gậy gộc, vật cứng.
Cơ cấu theo phương thức, thủ đoạn, động cơ phạm tội:
-Thủ đoạn phổ biến thứ nhất là đón đường cướp tài sản(23,6%): chúng
thường chọn những đoạn đường vắng vẻ thời gian thích hợp và những công cụ
phương tiện phạm tội như dao, kiếm, côn , xe máy để đón, chặn đường người đi qua
để cướp tài sản.
-Thủ đoạn phổ biến thứ hai: lợi dụng sơ hở đột nhập vào nhà dân(15,2%), với
thủ đoạn này tội phạm được thực hiện một các có tổ chức, ngụy trang kĩ càng, lợi
dụng sơ hở của người dân tấn công vào nhà cướp vàng, tiền..
-Thủ đoạn phổ biến thứ ba là điều nạn nhân tới nới vắng vẻ(12,8%): giả làm
khách đi xe tắc xi, xe ôm điều nạn nhân tới nơi vắng vẻ rồi thực hiện hành vi cướp,
giết người.
Cơ cấu THTP tội cướp tài sản về dạng thiệt hại:
-Nhóm thứ nhất là thiệt hại về tính mạng và sức khỏe của con người. Như số
liệu thống kê trên thì đa phần các vụ cướp thực hiện hành vi dùng vũ lực để tấn công
nạn nhân(chiếm 72,8%) và trong phần cơ cấu về công cụ phương tiện phạm tội cũng
cho thấy người phạm tối sử dụng nhiều loại công cụ để tấn công vào nạn nhân, trong
đó có một số loại rất nguy hiểm như sung, dao, và nhiều loại vũ khí gây sát thương
khác. Vì vậy, việc gây cho nạn nhân những tồn tại về sức khỏe, tính mạng là khó
tránh khỏi.Theo số liệu của Viện kiểm sát 7 năm qua số vụ giết người, cướp tài sản
xảy ra 18 vụ( 2004 có 5 người, 2005 có 4 người, 2006 có 5 người, 2007 có 2 người,
2008 có 1 người,2009 không có người nào, 2010 có 1 người) tuy nó chỉ chiếm không
đáng kể 9,47% nhưng nó lại gây ra hậu quả nặng nề nhất làm 18 nạn nhân thiệt mạng
13


mà con người lại là vốn quý nhất.Theo khảo sát 190 nạn nhân trong vụ cướp tài sản
do cơ quan điều tra Công an tỉnh Nghệ An cung cấp thì có tới 52 người bị thương
chiếm 27,3%, có 120 người bị thương nhẹ hoặc tổn hại nhẹ chiếm 63,23%

- Nhóm thứ hai là thiệt hại về tài sản bị chiếm đoạt: qua nghiên cứu 167 vụ
án sơ thẩm về tội cướp tài sản chỉ 2 vụ là người bị hại chống trả được và không bị
thiệt hại về tài sản , còn lại là bị thiệt hại về tài sản- đây cũng là mục đích cuối cùng
mà người phạm tội trong lọa tội này nhằm hướng tới. Ngoại tệ và vàng là 2 loại tài
sản là hai loại tài sản người phạm tội chiếm đoạt chiếm tỉ lệ cao; xe máy, oto tuy chỉ
là 7 % nhưng thời gian gần đây lại có xu thế tăng loại thiệt hại này; các loại tài sản
khác mà tội phạm hướng tới đó là điện thoại di động, đồng hồ,ti vi, xe đạp…
Bên cạnh hai dạng thiệt hại nói trên, nạn nhân của tội cướp còn bị thiệt hại về tinh
thần. Cụ thể, 70% nạn nhân của vụ cướp tài sản khi đến trình báo với cơ quan chức
năng đều trong trạng thái lo sợ hoặc vô cùng bức xúc.
Cơ cấu THTP tội cướp tài sản theo thời gian thực hiện hành vi phạm tội: từ
167 hành vi cướp tài sản và chia đồng hồ thời gian làm 3 giai đoạn, tác giả thu được
kết quả như sau: từ 8h-18h có 61 vụ xảy ra chiếm tỉ lệ 36,53%; từ 18h -23h xảy ra 82
vụ chiếm tỉ lệ 49,11%; và từ 23h- 8h có 24 vụ chiếm 14,37%. Như vậy, khoảng thời
gian các vụ cướp hay xảy ra đó là vào lúc chập choạng tối và khoảng thời gian ban
đêm.
Cơ cấu THTP tội cướp tài sản theo địa điểm thực hiện hành vi:Qua nghiên
cứu 150 bản án hình sự sơ thẩm với 167 hành vi cướp tài sản, tác giả thống kê tội
cướp tài sản theo vùng địa lí. Qua đó đó ta thấy tỉnh Nghệ An có hơn 10 đơn vị là
đồng bằng và thành thị nhưng số vụ cướp xảy ra ở khu vực này chiếm tỉ lệ cao
69,45%. Trong khi đó cũng có 10 đơn vị là trung du, miền núi nhưng tỉ lệ xảy ra vụ
cướp ở đây chỉ là 30,55%.

13


Cơ cấu tình hình tội phạm theo đặc điểm nhân thân người phạm tội: từ nguồn
thống kê của Tòa án và thống kê từ 150 bản án HSST với 197 bị cáo, tác giả tập trung
nghiên cứu một số đặc điểm về nhân thân người phạm tội như sau:
Về giới tính: đa phần người phạm tội cướp tài sản đều là nam giới, chiếm đến

98,1%, nữ giới chỉ chiếm 11,9%.
Về độ tuổi: những người phạm tội cướp tài sản đa phần từ 18 tuổi trở lên
(85,5%) và nhiều nhất là ở lứa tuổi đặc trưng cho loại tội phạm này là 18 đến
30(44,7%). ừ 14 đến 17 chiếm 14, 2% tuy tỉ lệ không cao so với tổng số người phạm
loại tội này nhưng nó lại cao hơn tỉ lệ người thành niên phạm tội nói chung trên địa
bàn cả tỉnh và xu thế ngày càng tăng về tỉ lệ người thành niên phạm tội.
Về dân tộc thiếu số: người dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ thấp, 60 người, chiếm
8,9%.
Về trình độ văn hóa:cấp I có 17 người, chiếm 8,6%, cấp II có 67 người, chiếm
34%, cấp III có 95 người, chiếm 48,2%, mù chữ có 1 người, chiếm 3,6%.
Về nghề nghiệp: Không có việc làm 45 người, chiếm 22,7%; nghề nghiệp
không ổn định là 78 người, chiếm 39,6%; có nghề nghiệp là 50 người, chiêm 25,4%;
là học sinh, sinh viên 24 người chiếm 12,2%.
Về lý lịch tư pháp, hoàn cảnh gia đình:theo thống kê thường xuyên của Tòa án
trong năm năm từ 2006 -2010 có 12/678 người phạm tội là tái phạm nguy hiểm,
chiếm 1,8%. Số người phạm tội cướp tài sản có tiền án, tiền sự chiếm tỉ lệ không
nhỏ. Điều này thể hiện sự liều lĩnh, coi thường pháp luật của đối tượng này. Theo tác
giả thống kê từ 150 vụ án hình sự với 197 bị cáo có tới 16 tiền án, chiếm 8,12% và 13
tiền sự, chiếm 6,6%.
Hoàn cảnh gia đình có ảnh hưởng không nhỏ tới nhân cách của người phạm
tội. Qua nghiên cứu 100 nạn nhân đang thi hành án do phạm tội cướp tại trại giam số
3- Tân Kì thì có 52 người( chiếm 53%) xuất thân từ gia đình phức tạp, đó là gia đình
mà có người thân- bố mẹ, anh chị có tiền án tiền sự; bố mẹ li hôn hoặc có bố mẹ bỏ đi
13


nhiều năm không về nhà nữa,hơn nữa đa phần những người như trên đều có hoàn
cảnh kinh tế khó khăn.
2. Tính chất của tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm
2004- 2010.

Hành vi khách quan phổ biến nhất của tội cướp tài sản là dùng vũ lực( chiếm
71,8%)
Hình thức phạm tội phổ biến nhất là phạm tội vơi hình thức riêng lẻ ( chiếm
54%)
Phương thức tủ đoạn của người phạm tội cướp rất đa dạng, nhưng nhiều nhất
là đón đường cướp tài sản( chiếm 23, 6%).
Công cụ phổ biến là loại vũ khí thô sơ( chiếm 74,8%), đặc biệt trong đó là
dao( chiếm 52,3%)
Tội cướp tài sản thường xảy ra ở các tuyến đường giao thông( chiếm 43,1%),
vùng đồng bằng và thành thị ( chiếm 69,45 %)
Người phạm tội thường thực hiện hành vi cướp vào khoảng thời gian từ 18h
đến 23h ( chiếm 49,1%)
Người phạm tội chủ yếu là nam giới( chiếm 98,1%) và ở vào độ tuổi 18-30
( chiếm 44,7%)
Người phạm tội cướp tài sản đa phần không có nghề nghiệp( chiếm 22,8%),
hoặc nghề nghiệp không ổn định( chiếm 36,9%)
Người phạm tội thường sinh sống trong gia đình có hoàn cảnh phức
tạp( chiếm 52%); số lượng người phạm tội có tiền án, tiền sự , tái phạm nguy hiểm
chiếm tỉ lệ đáng kể( chiếm 16,52%)
Nạn nhân vụ cướp tài sản chủ yếu là nam giới( chiếm 88,47%) và người
không có quan hệ quen biết với người phạm tội( chiếm 63,59%)

13


Tài sản mà người phạm tội hướng tới là loại tài sản gọn nhẹ, có giá trị lớn và
dễ cất giấu, tiêu thụ như tiền(54%),vàng(12,8%), điện thoại di động…gần đây bao có
cả xe máy và oto.
Hình phạt phổ biến mà Tòa án áp dụng đối với người phạm tội cướp là hình
phạt tù có thời hạn (96,7%)

III. NHẬN XÉT TỔNG QUAN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ

1.Về cách đi vào đề tài
• Thứ nhất : tác giả đưa ra con số thống kê rất chi tiết và tỉ mỉ, có phần so sánh
tình hình phạm tội giữa các năm để người đọc thấy rõ sự thay đổi về diễn
biến tội phạm đang chuyển biến ra sao.
• Thứ hai: Có sự so sánh giữa tình hình tội phạm với các địa phương khác
giúp bài luận them khách quan giúp người đọc có cái nhìn cụ thể về thực
trạng và diễn biến tội phạm
• Thứ ba : đây là một đề tài hay mang tính thực tế cao, tác giả sử dụng
các phương pháp: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, xã hội học và
khoa học pháp lý để trình bày các số liệu và nhận xét của mình trong
bài luận. Dưới góc độ tội phạm học, vấn đề tội phạm cướp tài sản được
nhìn nhận đưới nhiều phạm vi và góc độ khác nhau, đề cập một cách
toàn diện, có tính thực tiễn và có giá trị khoa học.
2.Về mặt nội dung
• Thứ nhất : ưu thế của luận văn là có hệ thống số liệu đầy đủ. Tuy
nhiên khi trình bày một số dẫn chứng tác giả lại không phân tích, bình
luận hoặc nhận xét. Điều đó đã dẫn tới tình trạng liệt kê số liệu, gây
khó hiểu về mặt nội dung cho người đọc.

13


• Thứ hai: Trong phần Tội phạm rõ, khi so sánh vấn đề tội phạm giữa
các địa bàn tác giả nên thêm vào các yếu tố xã hội để giải thích tại sao
lai có sự khác biệt đó
• Thứ ba: với luận văn nghiên cứu về tội phạm học, tác giả nên thêm phần
nghuyên nhân của tội phạm tại địa phương và hướng kiểm soát nhằm
phòng ngừa tội phạm


Qua việc tìm hiểu kết quả nghiên cứu về tình hình tội phạm trong luận văn thạc sỹ
của tác giả Hồ Phước Linh vê thực trạng và diễn biến của tội phạm cướp tài sản trên
địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2004-2010, bản thân em thấy rằng, tác giả đã tập trung
phân tích được những vấn đề cơ bản của trong nội dung tình hình phạm tội. Có hệ
thống số liệu thống kê phong phú. Nội dung tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, vẫn còn
một số hạn chế về mặt nội dung cũng như hình thức. Với cách phân tích và đưa ra
quan điểm ở trên, hi vọng sẽ góp phần hoàn thiện phần nghiên cứu này của tác giả.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

13


1 Trường Đại học Luật Hà Nội
Giáo trình Tội phạm học
Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2012
2

Tội phạm học nhập môn
TS. Dương Tuyết Miên
Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2010

3 Giáo trình Tội phạm học
Đỗ Ngọc Quang
Nxb. Đại học quốc gia, Hà Nội, 1999
4 Bàn về tình hình tội phạm
Tạp chí Toà Án Nhân Dân số 24 tháng 12/2007
5 Tội phạm và cấu thành tội phạm
GS. Nguyễn Ngọc Hoà

Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2006

Trang
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬN VĂN THẠC SỸ

1

1.Thông tin về luận văn thạc sĩ

1

2. Kết cấu của luận văn

1

13


II. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỦA TÁC GIẢ

1

1.Thực trạng tình hình tội phạm cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong
2
thời gian từ năm 2004- 2010.
2. Cơ cấu và tính chất của tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong6
thời gian từ năm 2004 – 2010
III. NHẬN XÉT CÁ NHÂN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ

11


1.Về cách đi vào đề tài

11

2.Về mặt nội dung

11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

13

13



×