Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Thực trạng pháp luật về khuyến mại của nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.63 KB, 19 trang )

I. cơ sở lý luận
1. khái niệm về khuyến mãi
Theo luật thương mại 2005, khái niệm khuyến mại được định nghĩa tại khoản 1
Điều 88: Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc
tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng
những lợi ích nhất định . Dấu hiệu dành cho hành khách những lợi ích nhất định là
đấu hiệu đặc trưng của hoạt động khuyến mại để phân biệt với các hình thức xúc
tiến thương mại khác.
2. đặc điểm của khuyến mại
Từ khái niệm về khuyến mại được quy định tại Điều 88 BLTM năm 2005 có thể
thấy khuyến mại có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, chủ thể của hoạt động khuyến mại là thương nhân và cá nhân hoạt
động thương mại một cách độc lập thường xuyên. Theo quy định tại khoản 2 Điều
88 BLTN thì thương nhân thực hiện khuyến mại là thương nhân trực tiếp khuyên
mại hàng hóa, dịch vụ mà minh kinh doanh hoặc thương nhân kinh doanh dịch vụ
khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác theo thỏa thuận với thương
nhân đó. Quan hệ này hình thành trên cơ xở hợp đồng dịch vụ khuyến mại giữa
thương nhân có nhu cầu khuyến mại với thương nhân kinh doanh dịch vụ.
Thứ hai, cách thức thức thực hiện hoạt động khuyến mại là danh cho khách
hàng những lợi ích nhất định. Tùy thuộc vào các yếu tố như: mục đích của đợt
khuyến mại, trạng thái cạnh tranh, điều kiện kinh phí …mà thương nhân có thể dành
cho khách hàng những lợi ích như quà tặng, hàng mẫu dùng thử, mua hàng giảm giá
… hoặc lợi ích phi vật chất khác.
Thứ ba, mục đích của khuyến mại. Khuyến mại mang nghĩa là "khuyến khích
mua hàng hoá, dịch vụ", do đó mục đích chính của khuyến mại là kích cầu tiêu
1


dùng, thúc đẩy người tiêu dùng mua và mua nhiều hơn các hàng hoá, dịch vụ mà
doanh nghiệp cung cấp hoặc phân phối.Ngoài ra, hoạt động khuyến mại còn nhằm
mục đích quảng bá thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp.


Thư tư, hàng hóa, dịch vụ khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ được thương nhân
dùng để tặng, thưởng, cung ứng không thu tiền cho khách hàng. Khi mua hàng hóa,
dịch vụ khách hàng sẽ được tặng thưởng hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại.
3. các nguyên tắc trong hoạt động khuyến mại.
Các nguyên tắc thực hiện khuyến mại đã được pháp luật quy định tại Điều 4 Nghị
định số 37/2006/NĐ-CP quy định chi tiết LTM về hoạt động xúc tiến thương mại,
gồm các nguyên tắc sau:
+ Trung thực, công khai, minh bạch: Chương trình khuyến mại phải được thực hiện
hợp pháp, trung thực, công khai, minh bạch và không được xâm hại đến lợi ích hợp
pháp của người tiêu dùng, của các thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân khác.
+ Không phân biệt đối xử: Không được phân biệt đối xử giữa các khách hàng tham
gia chương trình khuyến mại trong cùng một chương trình khuyến mại.
+Hỗ trợ khách hàng: Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại phải bảo đảm
những điều kiện thuận lợi cho khách hàng trúng thưởng nhận giải thưởng và có
nghĩa vụ giải quyết rõ ràng, nhanh chóng các khiếu nại liên quan đến chương trình
khuyến mại (nếu có).
+Chất lượng hàng hóa, dịch vụ: Thương nhân thực hiện khuyến mại có trách nhiệm
bảo đảm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại và hàng hóa, dịch vụ
dùng dùng để khuyến mại.
+ Không lạm dụng lòng tin: Không được lợi dụng lòng tin và sự thiếu hiểu biết,
thiếu kinh nghiệm của khách hàng để thực hiện khuyến mại nhằm phục vụ cho mục
đích riêng của bất kỳ thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân nào.
2


+ Cạnh tranh lành mạnh: Việc thực hiện khuyến mại không được tạo ra sự so sánh
trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch và của thương nhân, tổ chức
hoặc cá nhân khác nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh.
+ Không khuyến mại thuốc chữa bệnh: Không dược dùng thuốc chữa bệnh cho
người, kế cả các loại thuốc đã được phép lưu thông để khuyến mại.

II. Thực trạng pháp luật về khuyến mại của nước ta hiện nay.
1. Các hình thức khuyến mại.
Các hình thức khuyến mại được quy định rất chi tiết trong luật TM năm 2005 và
nghị định số 37/2006 NĐ-CP. Việc các nhà lập pháp đưa ra các hình thức khuyến
mại đã giúp cho thương nhân có nhiều sự lựa chọn hơn khi thực hiện những hoạt
động khuyến mại phục vụ cho mục đích kinh doanh của mình
1.1) Đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử
không phải trả tiền
Hàng mẫu đưa cho khách hàng, dịch vụ mẫu cung ứng cho khách hàng dùng thử
phải là hàng hóa dịch vụ được kinh doanh hợp pháp mà thương nhân đang hoặc sẽ
bán, cung ứng trên thị trường.
Thực hiện hoạt động khuyến mại bằng hình thức phát hành mẫu có thể giúp thương
nhân thăm dò nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trước khi đưa sản phẩm chính
thức ra thị trường. Phát hành mẫu còn mang ý nghĩa là thương nhân tạo điều kiện
cho khách hàng được sự dụng sản phẩm miễn phí. Đây có thể coi là một cách để
quảng cáo cho sản phẩm trước khi đưa ra thị trường. Người tiêu dùng có thể nhanh
chóng biết đến một sản phẩm mới qua thời gian dùng thử. Thông qua các chiến dịch
phát hàng mẫu , thương nhân thể kết hợp các hoạt động trưng cầu ý kiến của người
tiêu dùng để có được sự cải tiến về chất lượng sản phẩm trước khi phân phối rộng
rãi trên thị trường.
3


1.2) Tặng hàng hóa cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền
không kèm theo việc mua bán hàng hóa cung ứng dịch vụ.
Hình thức tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng không thu tiền cũng
thường được sử dụng khi thương nhân thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại.
Tặng quà được thực hiện đối với khách hàng có hành vi mua sắm hàng hóa hoặc sử
dụng dịch vụ của thương nhân. Khi hàng hóa phân phối trên thị tường, để thu hút sự
chú ý của khách hàng các thương nhân sẽ đính kèm quà tặng và hàng hóa của họ.

Hàng hóa, dịch vụ dùng là quà tặng có thể là hàng hóa dịch vụ mà thương nhân đang
kinh doanh hoặc của thương nhân khác.
Việc pháp luật cho phép sử dụng hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác để tặng
cho phép khuyến khích sự xúc tiến thương mại của các thương nhân nhằm khai thác
lợi ích tối đa. Việc tặng quà trong trường hợp này không những có ý nghĩa thúc đẩy
hành vi mua bán, sử dụng dịch vụ, mà thương nhân còn có cơ hội quảng cáo, giới
thiệu về hàng hóa dịch vụ của nhau. Theo quy định của pháp luật, tặng quà được
thực hiện đối với khách hàng có hành vi mua bán hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ
của thương nhân nhưng cũng có thể không gắn liền với hành vi mua bán sử dụng
dịch vụ. Hạn mức tối đa về giá trị quà tặng ,giá trị dịch vụ tặng cho khách hàng
không bị hạn chế theo đơn giá hàng hóa, dịch vụ tức là có thể mua một tặng một
hàng hóa cùng loại hoặc mua hai tặng 1 nhưng tổng giá trị hàng hóa dịch vụ dùng để
khuyến mại trong một chương trình khuyến mại ko được vượt quá 50% tổng giá trị
hàng hóa dịch vụ được khuyến mại. Quy định này có mục đích vừa đảm bảo tính
chủ động cho thương nhân thực hiện khuyến mại vừa ngăn chặn hành vi bán phá
giá để cạnh tranh không lành mạnh thông qua việc tặng cho khách hàng.
Bên cạnh đó, khi hực hiện hoạt động khuyến mại theo hình thức này các thương
nhân phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa tặng cho khách hàng,dịch vụ

4


không thu tiền và phải bảo cho khách hàng đầy đủ thông tin liên quan đến việc sử
dụng hàng hóa dịch vụ đó.
1.3) Bán hàng cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung
ứng dịch vụ trước đó.
Hình thức khuyến mại này còn được biết đến với cái tên giảm giá. Giảm giá là hành
vi bán hàng, cung ứng dịch vụ trong thời gian khuyến mại với giá bán thấp hơn giá
bán giá cung ứng dịch vụ đó trước thời gian khuyến mại. Hình thức khuyến mại này
thường được các thương nhân sử dụng bởi vì nó có hiệu quả cao trong việc tác động

đến tâm lý người tiêu dùng hơn ( thích mua sản phẩm rẻ hơn so với giá đã niêm yết
trước đó).
Tuy nhiên, nếu các thương nhân quá lạm dụng hình thức này sẽ dẫn đến tình trạng
cạnh tranh không lành mạnh. Các nhà sản xuất sẽ đua nhau giảm giá sản phẩm của
mình thấp hơn để thu hút sự chú ý của khách hàng. Do đó, để ngăn ngừa hành vi
này, việc giảm giá phải tuân thủ các quy định về hạn mức tối da giá trị của hàng
hóa. Theo quy định tại Điều 6 và Khoản 1 Điều 9 NĐ số 37/ NĐ-CP/2006 thì mức
giảm hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50%giá của hàng
hóa dịch vụ đó trước thời gian khuyến mại. Bên cạnh đó tại Khoản 2 Điều 9 của NĐ
này pháp luật còn quy định nếu hàng hóa, dịch vụ thuộc diện nhà nước quản lý thì
việc khuyến mại theo hình thức này được thực hiện theo quy định của chính phủ cụ
thể như: không được giảm giá đối với hàng hóa, dịch vụ do nhà nước quy định giá
cụ thể, không được giảm giá xuống thấp hơn mức tối thiểu đối với hàng hóa dịch vụ
nhà nước quy định khung giá hoặc giá tối thiểu.
Về thời gian thực hiện chương trình giảm giá được quy định cụ thể tại Khoản 4 Điều
9 NĐ số 37/NĐ-CP/2006, tho đó thì ; Tổng thời gian thực hiện chương trình khuyến
mại bằng cách giảm giá đối với mọt loại nhãn hiêu hàng hóa dịch vụ không được

5


vượt quá 90 ngày trong 1 năm và một trương trình khuyến mại kông được vượt quá
45 ngày.
1.4) Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử
dụng dịch vụ để khách hàng được hưởng một hoặc một số lợi ích nhất định.
Theo hình thức khuyến mại này thì khách hàng khi mua hàng hóa , sử dụng dịch vụ
của thương nhân sẽ được phát kèm phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ và khách
hàng sẽ được hưởng những lợi ích nhất định từ những phương thức đó. Phiếu mua
hàng thường có ý nghĩa giảm giá hoặc có mệnh giá nhất định để thanh toán cho
những lần mua sau trong hệ thống bán hàng của thương nhân. Phiếu sử dụng dịch vụ

có thể cho phép sử dụng dịch vụ miễn phí, theo điều kiện mà nhà cung ứng dịch vụ
đưa ra. Với hình thức khuyến mại này các thương nhân có thể dành cho khách hàng
của mình những lợi ích nhất định vào lần sau khi họ đến mua hàng.
Hình thức khuyến mại này cũng được pháp luật quy định chi tiết về giá trị vật chất
của phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ. Giá trị tối đa của phiếu mua hàng
,phiếu sử dụng dịch vụ được tặng kèm theo hàng hóa, dịch vụ trong thời gian
khuyến mại không được vượt quá 50%giá của hàng hóa dịch vụ được khuyến mại
đó trước thời gian khuyến mại. Ngoài ra, khi sử dụng hình thức khuyến mại này các
thương nhân còn phải thông báo công khai các thông tin liên quan như: giá trị bằng
tiền hoặc lợi ích cụ thể mà khách hàng được hưởng tờ phiếu mua hàng, phiếu sử
dụng dịch vụ; địa điểm bán hàng ,cung ứng dịch vụ và các loại hàng hóa dịch vụ mà
khách hàng có thể nhận được tờ phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ đó.
1.5) Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách
hàngđể chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.
Với những hình thức khuyến mại ở trên người tiêu dùng dễ dàng nhận được những
lọi ích vật chất trực tiếp như được tặng quà hay được mua với giá thấp hơn của sản
6


phẩm trước chương trình khuyến mại. Tuy nhiên, hình thức bán hàng, cung ứng dịch
vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng thì không như vậy. Thông qua việc
mua hàng hóa sử dụng dịch vụ khách hàng có cơ hội tham gia một cuộc thi do
thương nhân tổ chức. Khi tham gia vào cuộc thi, khách hàng có cơ hội nhận được
giải thưởng. Mục đích của thương nhân khi áp dụng hình thức này là thu hút sự hiếu
kỳ của khách hàng đối với sản phẩm của mình từ đó đánh giá mức độ quan tâm của
họ đối với hàng hóa dịch vụ đó.
Khi thực hiện khuyến mại theo hình thức này các thương nhân phải đảm bảo tổ chức
cuộc thi và mở thưởng công khai có sự chứng kiến của đại diện khách hàng và phải
thông báo cho sở Thương mại nơi tổ chức thi, mở thưởng, việc giao giải thưởng đã
công bố . Luật Thương mại 2005 cũng quy định về nội dung của phiếu dự thi. Theo

đó thì phiếu dự thi phải thông báo công khai các thông tin như : tên của hoạt động
khuyến mại, thời gian khuyến mại, giá bán hàng hóa , giá cung ứng dịch vụ khuyến
mại.
1.6) Bán hàng cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình
mang tính may rủi.
Khi khách hàng mua hàng hóa, dịch vụ sẽ được tham gia vào một chương trình do
thương nhân tổ chức và việc trúng thưởng được chọn trên sự may mắn của người
tham dự. Hình thức khuyến mại này có thể gặp trong thực tế dưới một số dạng, ví dụ
như : bốc thăm, cào số trúng thưởng, bóc, mở sản phẩm để nhận được giải thưởng..
Khuyến mại bằng cách đưa ra các chương trình mang tính may rủi cũng tạo nên sự
hấp dẫn đối với khách hàng, do tâm lý muốn thử vận may của đại đa số người tiêu
dùng.
Đây cũng là hình thức khuyến mại dễ xảy ra tiêu cực nhất trong số các hình thức
khuyến mại mà pháp luật quy định. Một số cơ sở sản xuất, kinh doanh có thể lạm
dụng hình thức này để lừa dối khách hàng. Do đó, việc pháp luật đưa ra các quy
7


định chặt chẽ đối với hình thức bán hàng cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự
các chương trình mang tính may rủi cũng nhằm mục đích bảo vệ tối đa lợi ích người
tiêu dùng. Chương trình khuyến mại mang tính may rủi phải được tổ chức công
khai, theo thể lệ đã công bố, có sự chứng kiến của khách hàng . Nếu trong trường
hợp giá trị giải thưởng từ 100triệu đồng trở lên, thương nhân phải thông báo cho cơ
quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền. Đó là sở thương mại nơi tổ
chức khuyến mại.
Đối với chương trình khuyến mại mang tính may rủi có phát hành vé số dự thưởng
phải tuân theo các quy định của pháp luật. Pháp luật cũng quy định tổng thời gian
thực hiện khuyến mại đối với một loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ không được
vượt quá 180 ngày trong 1 năm , một chương trình khuyến mại không được vượt
quá 90 ngày.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn trao thưởng , giải thưởng không có
người trúng thưởng của chương trình khuyến mại mang tính may rủi phải trích nộp
50%giá trị đã công bố và ngân sách nhà nước
1.7) Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên theo đó việc tặng
thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc giá trị hàng hóa, dịch vụ mà
khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng phiếu ghi
nhận sự mua hàng hóa,dịch vụ hoặc các hình thức khác.
Thương nhân thực hiện khuyến mại theo hình thức này phải tuân thủ quy định về
thông báo các thông tin liên quan tại Điều 97 LTM. Thương nhân có trách nhiệm
xác nhận kịp thời chính xác sự tham gia của khách hàng vào chương trình khách
hàng thường xuyên.
Thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận việc mua hàng hóa, dịch vụ phải có đầy đủ cá nội
dung chủ yếu sau:
8


- Tên của thẻ hoặc phiếu
- Điều kiện và cách thức ghi nhận sự tham gia của khách hàng vào chương trình
khách hàng thường xuyên, việc mua bán hàng hóa, dịch vụ của khách hàng. Trong
trường hợp không thể ghi đầy đủ các nội dung nêu tại điểm này thì phải cung cấp
đầy đủ, kịp thời các nội dung đó cho khách hàng bắt đầu tham gia chương trình.
Ngoài ra, thương nhân phải thông báo công khai thông tin về các chi phí khác mà
khách hàng phải tự chịu khi tham gia vào các chương trình khách hàng thường
xuyên được tổ chức.
1.8) Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa nghệ
thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại.
Trong bối cảnh các mối quan hệ maketting trên thị trường ngày càng phức tạp, việc
thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến khích dành cho khách hàng là một
công cụ quảng bá khá hiệu quả. Thương nhân cần thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối
với những khách hàng thường xuyên tới mua hàng. Bởi vì, đây là lượng khách hàng

thực sự tiềm năng và có khả năng mang lại nhiều lợi nhuận cho hạt động kinh
doanh. Các chương trình văn hóa nghệ thuật, giải trí là cách mà thương nhân dành
sự ưu đãi cho những khách hàng này. Mục tiêu chính của hình thức này là mang
chương trình văn hóa nghệ thuật đến cho khách hàng từ đó thu hút được sự chú ý
của họ tới hàng hóa, dịch vụ thương nhân cung ứng
1.9) Các hình thức khuyến mại khác nếu được cơ quan quản lý Nhà nước
về thương mại chấp thuận.
Với sự phát triển của máy tính và mạng internet như hiện nay thương nhân có thể
kinh doanh hàng hóa dịch vụ của mình thông qua các website hoặc các hệ thống bán
hàng điện tử mà không cần thiết phải trưng bày hàng hóa tại cửa hàng.

9


Pháp luật về khuyến mại đã kịp thời bổ sung những quy định phù hợp để điều chỉnh
các hình thức kinh doanh mới mẻ này. Đối với chương trình khuyến mại hàng hóa,
dịch vụ được khuyến mại, được mua bán hoặc cung ứng qua internet và qua các
phương tiện điện tử khác, thương nhân thực hiện khuyến mại phải tuân thủ các quy
định về khuyến mại, các hình thức khuyến mại được quy định trong LTM năm 205
và nghị định 37/NĐ-CP/2006. Bên cạnh đó thương nhân có thể đưa ra những hình
thức khuyến mại khác phù hợp với mục đích kinh doanh của mình nhưng phải được
sự đồng ý và cho phép của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại.
Trong thực tế, các hình thức này được các doanh nghiệp áp dụng khá linh hoạt và có
sự kết hợp giữa nhiều hình thức một lúc, như vừa giảm giá vừa tặng quà, vừa giảm
giá vừa bốc thăm trúng thưởng, giảm giá hoặc tặng quà trong những "giờ vàng mua
sắm" nhất định trong ngày (thường là giờ thấp điểm để kích thích tiêu dùng)... Giảm
giá thường là hình thức được các doanh nghiệp áp dụng nhiều nhất
2.2 Các quy định về hoạt động khuyến mại bị cấm.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay hoạt động kinh doanh của mỗi chủ thể luôn
tồn tại độc lập nhưng cũng nằm trong một chỉnh thể thống nhất .Mỗi hoạt động của

chủ thể này đều có thể gây ảnh hưởng đến các chủ thể khác có thể theo mặt tích cực
hoặc tiêu cực. Hoạt động khuyến mại của thương nhânmlà một ví dụ điển.
Nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đó Luật TM 2005 đã quy định chi tiết về
những hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại tại Điều 100: theo đó thì những
hoạt động khuyến mãi bị nhà nước cấm thực hiện bao gồm:
- Khuyến mại cho hàng hóa dịch vụ bị cấm kinh doanh, hàng háo dịch vụ hạn
chế kinh doanh, hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung
ứng;

10


- Sử dụng hàng hóa dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ cấm kinh
doanh, hàng hóa dịch vụ bị hạn chế kinh doanh, hàng hóa chưa được phép lưu
thông, dịch vụ chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng.
- Khuyến mại hoặc sử dụng rượu bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi;
- Khuyến mại hoặc sử dụng thuốc lá, rượu có từ 30 độ trở lên để khuyến mại
dưới mọi hình thức;
-Khuyến mại thiếu trung thực hoặc gây hiểu lầm về hàng hóa, dịch vụ để lừa dối
khắc hàng;
- Khuyến mại để tiêu thụ hàng hóa kém chất lượng, làm hại đến môi trường, sức
khỏe con người và lợi ích công cộng khác;
- Khuyến mại tại trường học bệnh viện, trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chinh
trị, tổ chức chính trị- xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân;
- Hứa tặng, thưởng nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng;
- Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
- Thực hiện khuyến mại mà giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuến mại vượt
quá hạn mức tối đa hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ khuyến mại vượt quá mức tối
đa theo quy định của pháp luật.
Như vậy , với các quy định nêu trên nhà nước mong muốn các doanh nghiệp thực

hiện đúng và đầy đủ để đảm bảo một môi trường kinh doanh lành mạnh, đảm bảo
quyền lợi cho người tiêu dùng.
III. Thực tiễn về hoạt động khuyến mại và giải pháp hoàn thiện các quy định
pháp luật.
1. Những hạn chế trong quy định pháp luật về hoạt động khuyến mại hiện nay.
1.1) Những hạn chế về hình thức khuyến mại.
Về hình thức đưa hàng mẫu cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không
phải trả tiền. Thực tế hiện nay cho thấy các thương nhân khi sử dụng hình thức
khuyến mại này thường gặp một số khó khăn, đó là phát hàng mẫu ở đâu? Việc phát
11


hành mẫu phải tiến hành như thế nào ? Luật thương mại 2005 và văn bản hướng dẫn
không có quy định cụ thể những vấn đề này nên khi các thương nhân tiến hành hoạt
động phát hàng mẫu họ không biết bắt đầu từ đâu để có thể đưa sản phẩm của mình
đến tay người tiêu dùng .Tuy nhiên, có thể thấy các biện pháp phổ biến mà thương
nhân sử dụng hiện nay là phát hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu tại nơi bán hàng,
nơi cung ứng dịch vụ; tổ chức phân phát đến tận tay khách hàng. Các biện pháp này
cũng bộc lộ một số nhược điểm, không ít trường hợp lừa đảo hay cung cấp sản phẩm
kém chất lượng đã được sử dụng qua hình thức này. Do đó pháp luật cần có thêm
những quy định rõ ràng hơn trong việc tổ chức phát hành mẫu cung ứng dịch vụ
mẫu để vừa đảm bảo cho hoạt động khuyến mại phục vụ cho mục đích kinh doanh
của các thương nhân vừa đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.
1.2) Về chất lượng hàng hóa, dịch vụ dụng cho khuyến mại.
Theo quy định của pháp luật thì việc khuyến mại để tiêu thụ hàng hóa kém chất
lượng, làm phương hại đến môi trường, sức khỏe của con người và lợi ích công
cộng khác là hoàn toàn bị cấm. Tuy nhiên, trên thực tế thì quy định này hầu như
không được các doanh nghiệp áp dụng khi thực hiện hoạt động khuyến mại. Mua
hàng hóa được khuyến mại thì ai cũng thích nhưng không phải sản phẩm nào cũng
tốt. Nhiều cửa hàng thông báo khuyến mại rất hoành tráng, rầm rộ nhưng khí khách

đến mua hàng thì mới vỡ lẽ hàng hóa được khuyến mại có cùng chủng loại nhưng
chất lượng kém hơn hẳn hàng chính hãng, hay các chương trình mua bếp ga có tặng
thêm một chảo chống dính nhưng chỉ có hơn một tuần thì chảo có hiện tượng dính…
2. Nguyên nhân của những bất cập trên
Có thể thấy rằng hai nguyên nhân lớn đó là: Pháp luật hiện hành còn nhiều kẽ hở và
sự nhẹ dạ cả tin của người tiêu dùng. Việc pháp luật còn thiếu những chế tài sử phạt
nghiêm khắc làm giảm đi tính răn đe của pháp luật. Mức phạt cao nhất đối với hành
vi vi phạm về khuyến mại chỉ từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng. Mức phạt
12


này so với số lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được sau mỗi chương trình khuyến
mại vi phạm pháp luật chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Nguyên nhân thứ hai có thể kể đến người tiêu dùng. Người tiêu dùng hiện nay một
phần vì không nắm bắt được hết thông tin từ nhà sản xuất, một phần không hiểu biết
được hết các quy định của pháp luật. Vì vây, khi tham gia mua bán hàng hóa, sử
dụng dịch vụ trên thị trường họ rất dễ bị các nhà sản xuất lợi dụng. Những doanh
nghiệp này thường đánh vào tâm lý ham rẻ, muốn thử vận may… của người tiêu
dùng để tung ra các. Với mục đích tiêu thụ sản phẩm, thu lợi lớn từ thị trường mà
không cần biết đến tác hại to lớn của sản phẩm kém chất lượng có thể gây ra cho
khách hàng. Do đó, người tiêu dùng hiện nay cũng cần được bảo vệ mình, tự trạng
bị cho mình những kiến thức pháp luật tối thiểu, hãy tham khảo thật kĩ lưỡng sản
phẩm mà mình định mua trước khi quyết định.
3. Một số kiến nghị
Với những bất cập trên em xin đưa ra một số kiến nghị như sau:
Thứ nhất, Cần bổ sung quy định trách nhiệm cá nhân của thương nhân hay
người đại diện hợp pháp của thương nhân và trách nhiệm cá nhân của người được
giao tổ chức chương trình khuyến mại để đảm bảo tính trung thực về giải thưởng và
chọn người trúng giải thưởng. Bao gồm: trách nhiệm trung thực trong tổ chức, trong
thực hiện các cam kết với khách hàng và trách nhiệm tôn trọng tối đa lợi ích của

người tiêu dùng.Quy định rõ ràng hơn nữa các hành vi bị cấm trong hoạt động
khuyến mại, quy định rõ về trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của thương nhân thực
hiện hoạt động khuyến mại.
Thứ hai, các nhà làm luật cần xem xét hủy bỏ định nghĩa nộp 50% giá trị giải
thưởng đã công bố vào ngân sách nhà nước trong trường hợp không có người trúng
thưởng. Theo khoản 4 Điều 96 Luật thương mại 2005 quy định: Đối với hình thức
khuyến mại bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình
13


mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua bán hàng
hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo tỉ
lệ giải thưởng đã công bố, thương nhân phải trích 50% giá trị giải thưởng đã công
bố vào ngân sách nhà nước trong trường hợp không có người trúng thưởng.
Theo các thương nhân, quy định này không đảm bảo được quyền lợi cho họ. Bởi vì,
số hàng hóa các thương nhân sử dụng cho khuyến mại cũng tương ứng với lượng
hàng hóa cần tiêu thụ. Thương nhân thực hiện hoạt động khuyến mại khi doanh số
của họ không đươc như mong muốn, vậy họ còn phải mất chi phí dành cho việc
khuyến mại thì điều này không thực tế. Nhiều vấn đề cũng nảy sinh khi hàng hóa
khuyến mại là vật mà việc nộp ngân sách nhà nước lại tính bằng giá trị. Do đó, sẽ
gây khó khăn khi định giá sản phẩm do nhiều của thị trường vào giai đoạn cụ thể.
Quy định này của pháp luật có ưu điểm là hạn chế tình trạng khuyến mại gian dối,
thiếu trung thực của thương nhân. Tuy nhiên không phải mọi thương nhân khi thực
hiện hành vi khuyến mại đều có hành vi gian lận, lừa dối khách hàng. Vì vậy quy
định của các pháp luật như vậy là chưa thỏa đáng. Như vậy, muốn hạn chế được sự
gian lận của hoạt động khuyến mại theo quy định của pháp luật thì phải bắt đầu từ
khi thương nhân nộp đơn đăng kí hoạt động khuyến mại, các cơ quan quản lý nhà
nước về hoạt động thương mại sẽ tiếp nhận và tiến hành các biện pháp kiểm tra tính
trung thực của giải thưởng.
Thứ ba, trên thực tế việc thực hiện các quy định về hình thức khuyến mại còn

gặp nhiều nhầm lẫn từ các thương nhân. Cụ thể là ở “hàng mẫu” và “quà tặng”.
Theo Điều 7 và Điều 8 Nghị định 37/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại
về hoạt động xúc tiến thương mại có quy định về hình thức hàng mẫu là đưa hàng
mẫu, dịch vụ mẫu cung ứng dùng thử không phải mất tiền và hình thức tặng quà là
cho khách hàg, cung úng dịch vụ không thu tiền. Nếu theo các quy định như trên thì
sự phân biệt giữa hai hình thức này không hề đơn giản, ở các hình thức, khách hàng
đều được sủ dụng hàng hóa, dịch vụ mà không phải trả tiền mà không phải phụ
14


thuộc vào bất kỳ điều kiện nào. Vì thế pháp luật cần đưa ra những quy định cụ thể
hơn giúp các thương nhân phân biệt dễ dàng hai hình thức này.
Thứ tư, các quy định về mức tối đa giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến
mại. Theo Luật Thương mại 2005 và Nghị định 37/2006/NĐ-CP thì hạn mức tối đa
giá trị hàng hóa, dịch vụ đối với hình thức khuyến mại “giảm giá” là 50% và hạn
mức về tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại cũng không vượt quá
50% tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ trước khuyến mại. Như vậy, nếu vi phạm các quy
định này thì đã vi phạm pháp luật về xúc tiến thương mại. Tuy nhiên theo Điều 14
Luật cạnh tranh thì việc “giảm giá” của thương nhân trong thời gian khuyến mại
cũng có thể là “bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại
bỏ đối thủ canh tranh”. Tuy nhiên, một điều phải công nhận rằng: nếu như LTM tạo
ra một môi trường tự do cho các thương nhân tự do phát triển, không kìm hãm thì
Luật cạnh tranh lại có tính chất “kìm hãm”, “giới hạn” phạm vi tự do hoạt động đó.
Do vây, việc đưa ra quy định hạn mức tối đa làm phức tạp chồng chéo giữa các
ngành luật khác nhau gây khó khăn cho các cơ quan quản lý khi muốn xác định và
xử lý hàng hóa của thương nhân.
Một vấn đề khó khăn cũng tồn tại trên thực tế hiện nay khi thực hiện tuân thủ các
quy định hạn mức tối đa gia trị hàng hóa, dịch vụ không quy định cụ thể về nguyên
tắc, tiêu chí xác định hạn mức tối đa dùng để khuyến mại, đặc biệt là đối với chương
trình khuyến mại của thương nhân kinh doanh dịch vụ và các chương trình khuyến

mại có kết hợp nhiều hình thức khuyến mại.
Thứ năm, một số quy định khác cần bổ sung cho hoàn thiện.
Cân bổ sung thêm các quy định về trách nhiệm cá nhân của thương nhân hoặc người
đại diện hợp pháp của thương nhân khi thực hiện các chương trình khuyến mại
mang tính may rủi để đảm bảo tính trung thực về giải thưởng và chon người trúng
thưởng, Nhìn chung chúng ta có thê thấy rằng tuy pháp luật đã quy định nghĩa vụ
trung thực của thương nhân trong hoạt động khuyến mại nhưng trên thực tế vẫn còn
15


nhiều tiêu cực xảy ra. Dẫn đến các hành vi gian lận và nó ảnh hưởng rất lớn đến lợi
ích của người tiêu dùng. Hiện nay, pháp luật về xử lý vi phạm trong hoạt động
khuyến mại còn thiếu quy định xử lý hình sự đối với thương nhân là pháp nhân khi
vi phạm trong hoạt động khuyến mại. Bộ luật hình sự hiện hành quy định chủ thể
của trách nhiệm hình sự là cá nhân, trong khi đó, có sự xuất hiện các hành vi nguy
hiểm cho xã hội do cá nhân thực hiện có danh nghĩa là pháp nhân, theo yêu cầu và
lợi ích của pháp nhân. Trong những trường hợp đó, việc xử lý hình sự đối với cá
nhân sẽ thiếu cơ sở, không công bằng không tác dụng tích cực ngăn ngừa đối với
pháp nhân. Việc quy định pháp nhân là chủ thể của trách nhiệm hình sự là có cơ sở
và sẽ cho phép xử lý hình sự đối với nhiều hành vi vi phạm trong trường hợp cần
thiết, góp phần tăng cường ý thức pháp luật.
Một vấn đề nữa đang diễn ra hện nay trên thực tế, đó là chất lượng của hàng hóa
dùng cho khuyến mại. Trong các văn bản quy định chi tiết về hoạt động khuyến mại
thường chỉ tập trung vào giá của hàng hóa được các thương nhân sử dụng cho hoạt
động khuyến mại. Hiện nay, rất nhiều doanh nghệp đua nhau giảm giá, thậm chí
giảm giá rất cao tù 60%-80%, mà theo quy định của pháp luật hạn múc chỉ là 50%.
Kéo dài sự giảm giá rất cao đó là chất lượng của hàng hóa, dịch vụ. Khi giảm giá
cao như vậy, hàng hóa thường là sản phẩm tồn kho lâu năm, chất lượng đã suy giảm
rất nhiều. Vì thế, pháp luật cần bổ sung các quy định về chất lượng, chủng loại…
của các hàng hóa được sử dụng cho khuyến mại nhằm tránh tình trạng lừa dối khách

hàng.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình luật thương mại tập 2-NXB CAND 2009
Luật thương mại 2005
Luật cạnh tranh 2004
Nghị định 37/2006/NĐ-CP
Website:
/>%A1i#C.C3.A1c_h.C3.ACnh_th.E1.BB.A9c

17


Mục lục

trang

I. cơ sở lý luận

1

1. khái niệm về khuyến mãi

1

2. đặc điểm của khuyến mại


1

3. các nguyên tắc trong hoạt động khuyến mại.

2

II. Thực trạng pháp luật về khuyến mại của nước ta hiện nay.

3

1. Các hình thức khuyến mại.

3

1.1) Đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử
không phải trả tiền
1.2) Tặng hàng hóa cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu
tiền không kèm theo việc mua bán hàng hóa cung ứng dịch vụ
1.3) Bán hàng cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá
cung ứng dịch vụ trước đó
1.4) Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng,
phiếu sử dụng dịch vụ để khách hàng được hưởng một hoặc một số
lợi ích nhất định
1.5) Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho
khách hàngđể chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã
công bố.
1.6) Bán hàng cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương
trình mang tính may rủi
1.7) Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên theo đó việc

tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc giá trị hàng
hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức
thẻ khách hàng phiếu ghi nhận sự mua hàng hóa,dịch vụ hoặc các
hình thức khác.
1.8) Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa
nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại
1.9) Các hình thức khuyến mại khác nếu được cơ quan quản lý
Nhà nước về thương mại chấp thuận.
2.2 Các quy định về hoạt động khuyến mại bị cấm
III. Thực tiễn về hoạt động khuyến mại và giải pháp hoàn thiện các

3

quy định pháp luật.
1. Những hạn chế trong quy định pháp luật về hoạt động khuyến mại
18

4
5
6
6
7

8
9
9
10
11
11



hiện nay.

11

1.1) Những hạn chế về hình thức khuyến mại.

12

1.2) Về chất lượng hàng hóa, dịch vụ dụng cho khuyến mại.

12
13

2. Nguyên nhân của những bất cập trên
3. Một số kiến nghị

19



×