Bộ t pháp
trờng đại học luật hà nội
-------------------------------------------------
Bài TậP lớn cuối kỳ
MÔN: tội phạm quốc tế
Đề bài 04:
1. Phõn tớch khái niệm, đặc điểm của tội phạm rửa tiền theo pháp
luật quốc tế và Việt Nam?
2. Phân tích nội dung cơ bản về quy định tội phạm ma túy trong cỏc
Cụng c ca Liờn Hp quc?
Sinh viên
: Nguyễn Ngọc Phơng
MSSV
: 341024
Nhãm
:5
Líp
: NO3
Hà Nội – 2012
LỜI NÓI ĐẦU
Tội phạm rửa tiền và tội phạm ma túy là một trong những tội phạm nguy
hiểm đã được ghi nhận trong nhiều công ước quốc tế và quy định trong pháp
luật Việt Nam.
Để hiểu rõ hơn về 2 loại tội phạm này, trong phạm vi bài tiểu luận cuối kỳ,
người viết chọn đề tài “Phân tích khái niệm, đặc điểm của tội phạm rửa tiền theo
pháp luật quốc tế và Việt Nam? Phân tích nội dung cơ bản về quy định tội phạm
ma túy trong các Cơng ước của Liên Hợp quốc?”
NỘI DUNG
1. Phân tích khái niệm, đặc điểm của tội phạm rửa tiền theo pháp luật
quốc tế và Việt Nam?
1.1. Khái niệm, đặc điểm của tội phạm rửa tiền theo pháp luật quốc tế.
Trong đời sống kinh tế - xã hội hiện nay, “rửa tiền” khơng cịn là một thuật
ngữ mới mẻ ở các quốc gia. Khái niệm rửa tiền (money laundering) đã xuất hiện
từ thế kỷ XVIII, trong những vụ án hình sự tại Hoa Kỳ. Sớm hơn, theo các sử
gia, khoảng hơn ba nghìn năm trước, tại Trung Quốc đã có những hoạt động này
của các thương nhân nhằm tránh thuế của triều đình.
Tuy nhiên, phải đến thế kỷ XIX, người ta mới chính thức nhắc đến “rửa
tiền” như là một hành vi phạm tội và chính thức bị coi là bất hợp pháp tại Mỹ từ
năm 1986. Cùng với toàn cầu hoá, rửa tiền đã bùng nổ ở nhiều quốc gia, gây
những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế - xã hội, đặc biệt ở các nước đang phát
triển hoặc các nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi.
Đến nay, “rửa tiền” đã được hầu hết các quốc gia quy định là hành vi phạm
tội, đồng thời đưa ra các biện pháp phòng, chống nạn rửa tiền song song với các
hình phạt thích đáng. Bên cạnh đó các quốc gia trên thế giới đã có những hành
động hợp tác song phương và đa phương trong cuộc chiến chống nạn rửa tiền.
Một trong những tổ chức quốc tế đầu tiên được thành lập nhằm hạn chế, ngăn
ngừa loại tội phạm này là Lực lượng đặc nhiệm tài chính chống rửa tiền, hay còn
2
gọi là FATF vào năm 1989. Tổ chức này do các ngân hàng, các tổ chức tài chính
quốc tế và các nhà lãnh đạo của nhóm G7 thành lập nên. Tổ chức hoạch định
chính sách liên chính phủ này có trách nhiệm kiểm soát những mánh khoé và xu
hướng rửa tiền, giám sát hoạt động quốc nội và quốc tế, xác định các nguyên
nhân phát sinh và đưa ra các biện pháp ngăn ngừa tệ nạn này. Hiện nay, với nỗ
lực tạo sức mạnh đồng bộ của cả cộng đồng quốc tế, Liên hợp quốc đã có
Chương trình Chống Rửa Tiền Toàn Cầu (The Global Programme against
Money Laundering - GPML) đặt trụ sở tại Bỉ. Tuy nhiên số quốc gia là thành
viên của Chương trình này khơng nhiều.
Tiếp cận theo hướng chung nhất, “rửa tiền” là một quy trình mà nhờ đó
nguồn gốc bất hợp pháp của đồng tiền được che đậy. “Tiền” trong chu trình rửa
tiền là “tiền bẩn” - tiền có nguồn gốc tội phạm như tham nhũng, bn bán ma
t, vũ khí, khủng bố, tống tiền, làm giả thẻ tín dụng… Hiện nay, do tác động và
ảnh hưởng xấu của “rửa tiền” đối với nền kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, khu
vực và quốc tế, “rửa tiền” được khẳng định là một hành vi phạm tội. Hầu hết
các quốc gia quy định, “rửa tiền là một hành vi phạm tội mà thơng qua đó, cá
nhân hay một nhóm người sử dụng các cơng cụ và phương tiện để che giấu,
nguỵ trang hay tìm cách xố bỏ nguồn gốc thật sự của khoản thu nhập bất hợp
pháp như buôn lậu, tham nhũng, trốn thuế…”. Công ước Kiểm soát ma tuý của
Liên hợp quốc năm 1988 lần đầu tiên đưa ra khái niệm về rửa tiền và có quy
định bắt buộc các quốc gia thành viên quy định là hành vi tội phạm trong pháp
luật nước mình. Khái niệm này được đưa ra dưới dạng liệt kê các hành vi cấu
thành. Theo đó, rửa tiền là “Hành vi chuyển đổi hoặc chuyển giao tài sản khi
biết rằng tài sản đó thu được từ bn bán ma t hoặc từ việc tham gia vào hoạt
động phạm tội với mục đích che dấu nguồn gốc tài sản hoặc giúp người thực
hiện các hành vi trên trốn tránh trách nhiệm pháp lý các hành vi của mình;
Hành vi che dấu hoặc nguỵ trang hình thái tự nhiên, nguồn gốc, địa điểm, việc
định đoạt, chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản hoặc các quyền liên quan đến
tài sản mà biết rõ là tài sản do phạm tội buôn bán ma tuý mà có; Hành vi mua,
3
tàng trữ hoặc sử dụng tài sản”. Tại Công ước Chống tham nhũng của Liên hợp
quốc, tội tẩy rửa tiền do phạm tội mà có được quy định tại Điều 3. Theo đó, rửa
tiền được quy định là hành vi: “(i) Chuyển đổi hay chuyển nhượng tài sản, cho
dù biết đó là tài sản do phạm tội mà có, nhằm che dấu hoặc nguỵ trang ngồn
gốc bất hợp pháp của tài sản đó hoặc nhằm giúp đỡ bất kỳ ai có liên quan đến
việc thực hiện tội phạm gốc để lẩn tránh trách nhiệm pháp lý do hành vi của
người này mang lại; (ii) Che dấu hoặc ngụy trang bản chất thực sự, nguồn gốc,
địa điểm sự chuyển nhượng, sự vận chuyển hoặc sở hữu hoặc các quyền liên
quan đến tài sản, dù biết tài sản đó do phạm tội mà có; (iii) Phụ thuộc vào các
khái niệm căn bản của hệ thống pháp luật quốc gia: Nhận, sở hữu hoặc sử dụng
tài sản, mà tại thời điểm nhận đã biết rằng tài sản đó do phạm tội mà có; Tham
gia, phối hợp hoặc có âm mưu thực hiện hành vi, cố gắng thực hiện hành vi hay
giúp sức, xúi giục, tạo điều kiện thuận lợi và bầy mưu để thực hiện bất kỳ một
tội phạm nào tương ứng với quy định tại điều này khi biết rõ là tài sản do phạm
tội bn bán ma t mà có”.
Rửa tiền là hành vi rất nguy hiểm. Nó khơng chỉ gây thiệt hại nghiêm trọng
cho các nền kinh tế mà còn có những ảnh hưởng đến an ninh từng quốc gia, tác
động nghiêm trọng đến sự trong sạch và hoàn chỉnh của hệ thống tài chính tồn
thế giới. Hành vi rửa tiền được xem là một tội phạm “không biên giới” - một tội
phạm quốc tế điển hình vì hành vi này mang 2 đặc trưng chính:
- Có thể xảy ra từ khi bắt đầu đến kết thúc liên quan đến nhiều quốc gia.
- Muốn chống lại hành vi rửa tiền hiệu quả, phải có sự hợp tác quốc tế chặt
chẽ giữa các quốc gia.
1.2. Khái niệm, đặc điểm của tội phạm rửa tiền theo pháp luật Việt
Nam.
Ở Việt Nam, cho đến trước khi có Nghị định 74/2005/NĐ-CP của chính phủ,
chưa có một đạo luật độc lập quy định về vấn đề này. Tuy nhiên hành vi này đã
được nhận thức và ghi nhận tại Điều 251 của Bộ luật Hình sự cùng các văn bản
pháp luật khác như Luật ngân hàng, Luật các tổ chức tín dụng… Điều luật đã nêu
4
bật lên được nội hàm cơ bản của hành vi rửa tiền, cụ thể đã nêu lên nguồn gốc của
khoản tiền được coi là bất hợp pháp là tiền do phạm tội mà có và các phương thức
phạm tội của hành vi rửa tiền, đó là thơng qua các hoạt động tài chính, ngân hàng
hoặc các giao dịch khác để hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có hoặc sử
dụng tiền tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động kinh tế khác . Quy
định này có thể coi như tiếp cận đầu tiên của Việt Nam về vấn đề này và ghi nhận
nó là một hành vi phạm tội. Ngày 7 tháng 6 năm 2005, Nghị định 74/2005/NĐ-CP
ra đời tạo một bước nhấn quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật về vấn đề này,
cùng với các thiết chế hình sự và tài chính, ngân hàng khác kiểm soát chặt chẽ hơn
các hành vi nhằm hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có. Nghị định đã đưa
ra một khái niệm tồn diện hơn về hành vi rửa tiền, phù hợp hơn với cách tiếp cận
về vấn đề này của pháp luật quốc tế. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Nghị
định, “rửa tiền là hành vi của cá nhân, tổ chức tìm cách hợp pháp hố tiền, tài sản
do phạm tội mà có thơng qua các hoạt động cụ thể sau đây:
Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào mọi giao dịch liên quan đến tiền, tài
sản do phạm tội mà có;
Thu nhận, chiếm giữ, chuyển dịch, chuyển đổi, chuyển nhượng, vận chuyển,
sử dụng, vận chuyển qua biên giới tiền, tài sản do phạm tội mà có;
Đầu tư vào một dự án, một cơng trình, góp vốn vào một doanh nghiệp hoặc
tìm cách khác che đậy, nguỵ trang hoặc cản trở việc xác minh nguồn gốc, bản chất
thật sự hoặc vị trí, q trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do
phạm tội mà có”.
Tiếp đó, luật Phịng, chống rửa tiền được Quốc hội thơng qua tại kỳ họp
thứ 3 vừa qua (có hiệu lực từ ngày 1/1/2013) được kỳ vọng sẽ ngăn chặn hành vi
rửa tiền - vốn đang bị cảnh báo biến tướng tinh vi ở Việt Nam hiện nay, tại Điều
4 đã đưa ra định nghĩa khái quát theo kiểu liệt kê”:
“Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc
của tài sản do phạm tội mà có, bao gồm:
a) Hành vi được quy định trong Bộ luật Hình sự;
5
b) Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn
tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm
tội mà có;
c) Chiếm hữu tài sản mà tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do
phạm tội mà có nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản”.
1.3. Chu trình “rửa tiền” của tội phạm.
Việc rửa tiền thường được tiến hành theo một chu trình cơ bản bao gồm 3
giai đoạn: phân phối, dàn trải, hội nhập.
- Giai đoạn phân phối (placement): Phân phối nguồn tiền từ các hoạt động
phi pháp vào các định chế tài chính mà khơng bị phát hiện bởi các cơ quan luật
pháp. Các tội phạm rửa tiền thực hiện đầu tư phân tán bằng cách chia các khoản
“tiền bẩn” thành nhiều khoản tiền nhỏ dưới mức quy định.
- Giai đoạn dàn trải (layering): Tiền được chuyển từ tổ chức tài chính nầy
sang tổ chức tài chính khác để che giấu nguồn gốc và chủ sở hữu của tiền. Thực
chất đây là quy trình tạo ra một chuỗi các giao dịch nhằm mục đích che đậy các
nguồn tiền từ các hoạt động phi pháp và làm cho chúng ngày càng xa nguồn gốc
ban đầu.
- Giai đoạn hội nhập (integration): Tiền được đầu tư vào những hoạt động
kinh doanh hợp pháp.
2. Phân tích nội dung cơ bản về quy định tội phạm ma túy trong các
Cơng ước của Liên Hợp quốc.
Chính phủ Việt Nam rất coi trọng hợp tác quốc tế trong phòng, chống ma
tuý, bằng việc tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác song phương, đa phương
trong lĩnh vực phòng, chống ma tuý với các nước, các tổ chức phi Chính phủ,
đặc biệt với sự hỗ trợ của Tổ chức phòng, chống tội phạm và ma tuý của Liên
hợp quốc (UNODC), với các nước tiểu vùng sông Mêkông và với các quốc gia
có chung đường biên giới... Ngày 01/9/1997, Chủ tịch Nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam đã ra Quyết định số 798/QĐ-CTN về việc tham gia 3 Công
ước quốc tế về kiểm sốt ma t đó là: Cơng ước thống nhất về các chất ma tuý
6
năm 1961; Công ước về các chất hướng thần năm 1971 và Công ước của Liên
hợp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma tuý và các chất hướng
thần năm 1988.
2.1. Sơ lược về các Công ước của Liên hợp quốc.
2.1.1. Công ước thống nhất về các chất ma tuý năm 1961.
- Hoàn cảnh ra đời: được thơng qua 1961, có hiệu lực 1964 (sau được bổ
sung bằng nghị định thư 1972) do tình hình bn bán và sử dụng các chất ma
túy trong những năm 1960 đã trở nên phức tạp.
- Mục đích chủ yếu:
+ Hệ thống hóa, tuyên bố lại và tập hợp tất cả các nguyên tắc trong văn bản
đa phương có hiệu lực về kiểm soát đấu tranh chống ma túy.
+ Củng cố và tăng cường một cách hài hòa các cố gắng của cộng đồng
quốc tế trong kiểm soát ma túy.
- Nội dung chủ yếu:
+ Quy định việc hạn chế trồng trọt, chế biến, buôn bán xuất, nhập khẩu,
phân bố và sử dụng các chất ma túy tự nhiên sử dụng phù hợp trong y học và
nghiên cứu khoa học...
+ Nhấn mạnh việc ngăn chặn, lạm dụng ma túy, tìm các biện pháp phòng
ngừa và đấu tranh chống nạn nghiện ma túy bằng cách yêu cầu các chính phủ
cung cấp các điều kiện, phương tiện điều trị, chăm sóc và phục hồi đối với người
bị phụ thuộc vào các chất ma túy.
+ Quy định 116 chất có ma túy phải kiểm sốt, chia thành 4 loại bị kiểm
sốt tùy theo tính chất nguy hiểm và tiềm năng bị lạm dụng do phải điều chỉnh
việc sử dụng. Đây là các chất chiết suất từ ma túy tự nhiên (như thuốc phiện) và
các chất dẫn xuất nó (như morphin...)
- Nghị định thư 1972 bổ sung cơng ước 1961
+ Hợp lý hóa và mở rộng sự giám sát, kiểm soát của ban kiểm soát ma túy
quốc tế.
7
+ Yêu cầu các quốc gia thành viên báo cáo đầy đủ và tập trung hơn vào
điều trị, săn sóc, tạo điều kiện cho người nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng
sau cai nghiện.
+ Nhấn mạnh yêu cầu chống lạm dụng ma túy thông qua các hoạt động hợp
tác quốc tế.
- Hai hình thức kiểm sốt ma túy được thực hiện song song là:
+ Nghiêm cấm các hoạt động tàng trữ, sử dụng, mua bán,....
+ Điều tra, khám phá các vụ bn bán trái phép chất ma túy có tính chất
xun quốc gia.
2.1.2. Cơng ước về các chất hướng thần năm 1971.
- Hoàn cảnh ra đời: Đầu những năm 1970, mối lo lắng ngày càng tăng do
hậu quả sử dụng các chất kích thích, chất gây hại thần kinh, cách chất gây ảo
giác.
Công ước được thông qua 1971 và có hiệu lực từ 1976.
- Mục đích chủ yếu: Đặt ra việc kiểm soát ở tầm quốc gia và quốc tế những
chất hướng thần đang bị lạm dụng hoặc có thể bị lạm dụng trong tương lai, có
hại cho sức khỏe con người.
- Nội dung chủ yếu: quy định 105 chất hướng thần và tiền chất (chất dẫn
xuất) cần kiểm soát chia thành 4 bảng, tùy thuộc mức độ nguy hiểm, tiềm năng
bị lạm dụng và tác động gây bệnh nếu có, với các yêu cầu khác nhau về chỉ tiêu
sản xuất, lưu giữ hồ sơ và hạn chế khai báo xuất nhập khẩu. Đây là các chất gây
ảo giác, chất kích thích và một số chất khác...
2.1.3. Cơng ước của Liên hợp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp
các chất ma tuý và các chất hướng thần năm 1988.
- Mục đích: Thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên để đối phó
một cách hữu hiệu hơn với việc buôn bán bất hợp pháp ma túy và các chất
hướng thần.
- Nội dung:
8
+ Quy định một số tội danh và hình phạt tương đối thống nhất trong buôn
bán ma túy.
+ Thiết lập những biện pháp xác định, theo dõi ngăn chặn, bắt giữ, tịch thu
những khoản thu nhập do buôn bán ma túy.
+ Xác định các biện pháp tương trợ pháp lý trong việc điều tra, khởi tố, xét
xử tội phạm ma túy.
+ Các biện pháp chống cung và giảm cầu tiêu thụ.
- Ý nghĩa:
+ Khắc phục được những điểm còn khiếm khuyết về kiểm soát các chất ma
túy và các chất hướng thần chưa được nêu trong các công ước trước đó.
+ Lần đầu tiên các khái niệm về tội phạm, hành vi phạm tội về ma túy được
quy định chi tiết (Điều 3). Đảm bảo cho Cơng ước có tình tồn diện, có hiệu quả
và đủ hiệu lực để tiến hành những biện pháp cụ thể phòng, chống các hoạt động
buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy là mối nguy hại có tính tồn cầu.
2.2. Quy định liên quan đến tội phạm ma túy trong 3 công ước.
- Căn cứ pháp lý:
+ Điều 36: Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961.
+ Điều 22: Công ước về các chất hướng thần năm 1971.
+ Điều 3: Công ước của Liên hợp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp
các chất ma tuý và các chất hướng thần năm 1988.
- Nội dung cơ bản:
(1) Quy định về tội phạm (Điều 3 Công ước 1988)
“1. Theo nội luật của mình, mỗi bên của Cơng ước sẽ áp dụng những biện
pháp cần thiết để coi là tội phạm hình sự những hành vi dưới đây nếu chúng
được cố ý thực hiện:
a) i) Sản xuất, điều chế, chiết xuất, pha chế, chào hàng, phân phối, bán,
trao đổi dưới bất cứ hình thức nào như mơi giới, gửi, q cảnh, vận chuyển,
nhập khẩu, xuất khẩu ma tuý và các chất hưởng thần trái với các quy định của
Công ước 1961, Công ước 1961 sửa đổi hoặc Công ước 1971;
9
ii) Trồng cây thuốc phiện, cây côca hay cây cần sa với mục đích sản xuất
trái phép ma tuý, trái phép với các quy định của Công ước 1961 và Công ước
1961 sửa đổi;
iii) Tàng trữ hoặc mua bán bất kỳ chất ma tuý hoặc chất hướng thần nào
với mục đích thực hiện bất kỳ hoạt động nào quy định tại điểm (i) nói trên;
iv) Điều chế, vận chuyển hay cung cấp phương tiện, nguyên liệu hoặc các
chất trong các Bảng I và Bảng II mà biết rõ những chất đó được sử dụng để
trồng trọt, sản xuất, điều chế trái phép các chất ma tuý hoặc các chất hướng
thần;
v) Tổ chức, chỉ đạo hoặc tài trợ cho bất kỳ hành động phạm tội nào quy
định tại các điểm (i), (ii), (iii) hoặc (iv) nói trên;
b) i) Chuyển đổi hoặc chuyển giao tài sản khi biết rằng tài sản đó thu được
từ bất kỳ hành vi phạm tội nào được quy định tại điểm (a) của khoản này hoặc
từ việc tham gia vào hoạt động phạm tội đó với mục đích che giấu hoặc ngụy
trang nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản hoặc giúp bất kỳ người nào có dính
líu vào hành vi phạm tội như vậy trốn tránh trách nhiệm hình sự của hành vi đó;
ii) Che giấu hoặc ngụy trang bản chất thực sự nguồn gốc, địa điểm, chuyển
nhượng, chuyển quyển sở hữu tài sản mà biết rõ tài sản đó thu được từ hoạt
động phạm tội đã được quy định tại điểm (a) được quy định tại điểm này;
c) Dựa theo những quy định của Hiến pháp và những khái niệm cơ bản của
hệ thống pháp luật của từng nước;
i) Việc có được sở hữu, hoặc sử dụng tài sản mà vào thời điểm đó biết rõ
đấy là tài sản do phạm tội quy định tại điểm (a) khoản này hoặc do tham gia
vào những hoạt động phạm tội đó mà có;
ii) Tàng trữ những phương tiện, nguyên liệu hoặc các chất liệt kê trong
Bảng I và Bảng II mà biết rõ những thứ đó đang hoặc sẽ được sử dụng trái phép
cho các mục đích trồng, sản xuất hoặc điều chế các chất ma tuý và các chất
hướng thần;
10
iii) Bằng mọi cách kích động hoặc xúi giục người khác phạm tội quy định
tại Điều này hoặc sử dụng trái phép các chất ma tuý và các chất hướng thần;
iv) Tham gia, cấu kết hoặc có âm mưu phạm các tội quy định tại Điều này,
cũng như có hành vi giúp sức, xúc giục, thúc đẩy hoặc dụ dỗ người khác phạm
bất kỳ tội nào quy định tại Điều này.
2. Dựa theo những quy định của Hiến pháp và những khái niệm cơ bản của
hệ thống pháp luật của mình, mỗi bên có những biện pháp cần thiết để coi là tội
phạm hình sự theo luật riêng của mình, khi hành vi đó là cố ý sử dụng, tàng trữ
hoặc trồng các loại cây có chất ma tuý hoặc chất hướng thần phục vụ cho mục
đích cá nhân trái với những quy định của Công ước 1961, Công ước 1961 sửa
đổi hoặc Công ước 1971.
3. Ý thức, ý định hoặc mục đích được coi như một yếu tố cấu thành tội
phạm quy định tại Khoản 1 Điều này có thể xác minh bằng những hoàn cảnh
thực tế khách quan”.
(2) Quy định về hình phạt.
- Phạt tù hoặc các hình thức tước quyền tự do khác.
- Căn cứ vào tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội mà có thể tạm
gian, phạt tiền, tịch thu tài sản...
- Nếu trường hợp phạm tội là người nghiện thì phải đưa họ đi điều trị, giáo
dục, chăm sóc sau điều trị, phục hồi và tái hòa nhập vào xã hội (biện pháp bổ
sung).
(3) Quy định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
- Phạm tội có tổ chức.
- Tham gia những hoạt động phạm tội có tổ chức có tính chất quốc tế.
- Sử dụng vũ lực hoặc vũ khí khi phạm tội.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội,...
.....
11
KẾT LUẬN
Trên đây là bài tiểu luận ngắn về tội phạm ma túy và tội phạm rửa tiền ở
Việt Nam và quốc tế. Do hạn chế về kinh nghiệm và thời gian nên bài viết vẫn
còn rất sơ sài, em chân thành mong nhận được những góp ý và phê bình của
thấy cơ!
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cơng ước chống tham nhũng của Liên Hợp Quốc (2003).
2. Bộ luật hình sự Việt Nam.
3. Nghị định 74/2005/NĐ-CP của Chính Phủ.
4. Luật Phịng, chống rửa tiền được Quốc hội thơng qua tại kỳ họp thứ 3 vừa
qua (có hiệu lực từ ngày 1/1/2013)
5. Luật phịng, chống ma túy năm 2000.
6. Cơng ước thống nhất các chất ma túy năm 1961.
7. Công ước về các chất hướng thần 1971.
8. Công ước về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và các chất hướng
thần năm 1988.
9. />option=com_content&view=article&id=138:tc2002so1rtmtpqt&catid=66:ct
c20021&Itemid=64
10. />11. />q=cache:iP0ZtV1T_joJ:www.giri.ac.vn/index.php%3Flang%3D0%26cateid
%3D1%26mod%3D2%26newid%3D830%26sub
%3D0+&cd=2&hl=vi&ct=clnk&gl=vn
12. />%81n#Ho.E1.BA.A1t_.C4.91.E1.BB.99ng_c.E1.BB.A5_th.E1.BB.83_r.E1.
BB.ADa_ti.E1.BB.81n
12
13. />
13