Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (520.99 KB, 31 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

I HC LUT HÀ NI

NGUY

TRÁCH NHIM BNG THIT HI
DO SN PHM CÓ KHUYT TT GÂY RA  MT S V LÝ
LUN VÀ THC TIN THC HIN PHÁP LUT  VIT NAM




MÃ S: 62 38 01 03


TÓM TT LUN ÁN TIT HC




HÀ NI - 2015


C HOÀN THÀNH TI:
I HC LUT HÀ NI
NG DN KHOA HC: 
TS. NGUYN MINH TUN


Phn bin 1: TS. Hoàng Ngc Thnh




Phn bin 2: TS. Tr


Phn bin 3: TS. Nguyn Minh Hng


Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp Trường
họp tại Trường Đại học Luật Hà Nội.
Vào hồi giờ ngày tháng năm 2015


Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội





1. “Pháp nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?”, Bài viết hội
thảo khoa học Khoa Quản trị kinh doanh tháng 10/2009;
2. “Một số hạn chế trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam”,
Tạp chí Dân chủ và pháp luật số tháng 5/2011;
3. “Luật cạnh tranh và vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam
hiện nay” Hội thảo khoa học quốc tế: “Chế độ cạnh tranh kinh tế: những
vấn đề đặt ra và bài học kinh nghiệm từ CHLB đức - Economic
Competition Regime: Raising Issues and Lessons from Germany” tháng
10/2013 (đồng tác giả với Ths. Nguyễn Thị Lan);

4. “Nghiên cứu pháp luật thế giới về phạm vi chủ thể trong trách nhiệm sản
phẩm và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ pháp luật
tháng 1/2013;
5. “Kiến nghị xây dựng khái niệm sản phẩm trong luật trách nhiệm sản
phẩm Việt Nam”, Tạp chí Luật học tháng 8/2013;
6. Nghiên cứu quy định về miễn trừ trách nhiệm của nhà sản xuất đối với
người tiêu dùng tại một số quốc gia trên thế giới – Bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam”, Bài viết hội thảo khoa học Khoa Quản trị kinh doanh tháng
5/2013.





1
PHN M U

1. Tính cp thit ca vic nghiên c tài
Từ những năm 1990, nền kinh tế Việt Nam chuyển từ giai đoạn kế hoạch
hóa sang nền kinh tế thị trường. Quá trình chuyển đổi này đã làm cho kinh tế Việt
Nam đạt được nhiều thành tựu nổi bật như tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống
nhân dân. Trong lĩnh vực tiêu dùng, SP hàng hóa và dịch vụ tăng nhanh cả về số
lượng và chất lượng, phong phú đa dạng về chủng loại, tạo điều kiện cho người
tiêu dùng (NTD) có quyền tự do lựa chọn theo nhu cầu. SP, hàng hóa được sản
xuất ra ngày càng nhiều thì NTD càng quan tâm hơn tới chất lượng SP, mẫu mã và
các giá trị sử dụng. Cuộc chay đua thương trường đã khiến cho những nhà sản
xuất, nhà phân phối (NSX, NPP) phải liên tục đưa ra thị trường các loại sản phẩm
(SP) mới với các thiết kế, tính năng và vật liệu đa dạng phù hợp với các xu thế của
thị trường. Việc sản xuất liên tục các SP mới này một mặt đã đáp ứng được nhu
cầu luôn thay đổi của NTD và mang lại lợi nhuận cho NSX, NPP, nhưng mặt

khác, áp lực cạnh trạnh về giá cả cũng khiến các thiết kế hoặc việc thử nghiệm trên
những SP đó đôi khi thiếu hoàn hảo và gây ra thiệt hại hoặc tai nạn không mong
muốn cho người sử dụng SP. Đặc biệt, từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính
thức của tổ chức Thương mại thế giới (WTO), bên cạnh những lợi ích là NTD Việt
Nam được tiếp cận và sử dụng những hàng hóa, dịch vụ chất lượng đến từ các
nước khác nhau với công nghệ sản xuất hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến,
vẫn còn tồn tại hiện tượng nhiều NSX, NPP nước ngoài, đặc biệt là ở các nước
phát triển coi Việt Nam là một “bãi rác thi” để lắp đặt những dây chuyền sản
xuất lạc hậu, tiêu thụ những hàng hóa lỗi, hết hạn sử dụng, SP có khuyết tật gia
tăng cả về số lượng lẫn mức độ vi phạm với tính chất ngày càng tinh vi, phức tạp.
Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng (BVQLNTD) được đề cập khá nhiều trên các phương tiện thông tin đại
chúng và đang được công luận coi là một vấn đề nóng bỏng trong điều kiện nền
kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Không chỉ tại Việt Nam, hầu hết các
nước trên thế giới đều rất coi trọng công tác này bởi lẽ bảo vệ NTD chính là bảo vệ
sự phát triển bền vững của xã hội, trở thành một bộ phận không thể thiếu trong hệ
thống pháp luật của các nước. Do đó, nhiều quốc gia đã sớm ban hành các đạo luật
với mục đích bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của NTD. Tại Việt Nam, ngày
27 tháng 4 năm 1999, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh


2
BVQLNTD, cụ thể hóa các yêu cầu của nguyên tắc bảo vệ NTD nói chung trong
Hiến pháp 1992 bằng việc quy định rõ các quyền cơ bản của NTD Việt Nam như
quyền được an toàn, quyền được lựa chọn hàng hóa dịch vụ, quyền được cung cấp
thông tin (Điều 8), quyền được bồi thường thiệt hại (Điều 4), quyền được khiếu
kiện (Điều 9)… Đây có thể coi là một bước ngoặt quan trọng trong công tác bảo
vệ NTD ở nước ta cho thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác
này, là tiền đề quan trọng cho sự ra đời của Luật BVQLNTD 2010. Bên cạnh đó,
vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NTD Việt Nam hiện nay còn được

quy định bởi rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác như: Bộ luật Dân sự
(BLDS); Bộ luật Hình sự; Luật Thương mại; Luật Cạnh tranh; Luật Chất lượng
SP, hàng hóa, Luật An toàn SP… Trong việc thực thi và áp dụng các quy định
này, pháp luật Việt Nam đã có cả ba loại chế tài được áp dụng đối với cá nhân, tổ
chức có hành vi xâm hại quyền lợi của NTD: (i) Chế tài về hành chính được áp
dụng khi có hành vi của cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh vi phạm pháp luật
về bảo vệ NTD và không nhất thiết là đã có thiệt hại xảy ra hay chưa; (ii) Chế tài
dân sự được áp dụng khi có hành vi vi phạm pháp luật hoặc SP có khuyết tật gây
thiệt hại cho NTD thông qua thỏa thuận hợp đồng, giải quyết khiếu kiện, khiếu nại
vụ án dân sự; (iii) Chế tài hình sự được áp dụng khi hành vi vi phạm pháp luật có
mức độ nguy hiểm cao và gây thiệt hại nghiêm trọng cho NTD. Trong ba loại chế
tài trên, khi có hành vi vi phạm quyền lợi NTD của các cá nhân, tổ chức sản xuất,
kinh doanh thì việc trừng phạt những cá nhân, tổ chức đó bằng chế tài hình sự, chế
tài hành chính vẫn chưa đủ và không phải lúc nào cũng làm được. Điều có ý nghĩa
thiết thực hơn đối với NTD là làm thế nào để khắc phục được những thiệt hại mà
họ phải gánh chịu, giúp đền bù tổn thất cho NTD, đó là sử dụng những chế tài dân
sự, đặc biệt là việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại (TNBTTH) do SP có
khuyết tật gây ra có thể coi là loại chế tài đặc trưng, có ý nghĩa trực tiếp đối với
NTD khi bị thiệt hại. Tuy nhiên, trên thực tế nó lại không phát huy và được thực
thi một cách hiệu quả, công tác bảo vệ NTD hiện nay chủ yếu mới áp dụng phổ
biến các chế tài hành chính. Thực trạng này đã phản ảnh sự mất cân bằng trong
việc sử dụng biện pháp dân sự để giải quyết khiếu kiện, khiếu nại của NTD trong
khi biện pháp này mới chính là mong muốn của NTD khi bị xâm phạm quyền và
lợi ích. Ngoài việc phải đền bù thiệt hại một khoản tiền có thể rất lớn cho NTD,
biện pháp này còn có một sức răn đe vô hình khiến các cá nhân, tổ chức sản xuất,
kinh doanh luôn phải lo sợ, dè chừng và cố gắng tránh những hành vi vi phạm vì


3
nếu bị áp dụng trách nhiệm này sẽ làm ảnh hưởng xấu đến danh tiếng, uy tín của

cá nhân, tổ chức đó cũng như thương hiệu của hàng hóa, dịch vụ sẽ bị NTD tẩy
chay, trực tiếp suy giảm lợi nhuận. Vì thế, NSX, NPP khi đưa SP ra thị trường sẽ
phải nỗ lực để loại trừ những khiếm khuyết của SP, từ đó đem lại cho NTD những
SP đảm bảo an toàn.
TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra là một phần quan trọng của pháp luật
bảo vệ quyền lợi NTD nói chung, đã ra đời từ những năm 1970 và được chấp nhận
rộng rãi trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế phát triển như Hoa
Kỳ, Liên minh Châu Âu (EU), Nhật Bản Sau này, kế thừa kinh nghiệm các nước
phát triển, hầu hết các quốc gia đều ban hành một đạo luật để điều chỉnh đối với
loại trách nhiệm này: Luật TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra hay còn gọi là
Luật Trách nhiệm sản phẩm (TNSP) quy định về TNBTTH của NSX, người nhập
khẩu, người bán hàng… đối với SP mà mình sản xuất, lưu thông có khuyết tật và
gây nguy hiểm, thiệt hại về tài sản hoặc sức khỏe cho NTD, tạo cơ sở pháp lý bảo
vệ quyền lợi cho NTD, nâng cao ý thức kinh doanh chân chính cho những NSX,
NPP SP. Tại Việt Nam những năm gần đây, trước hàng loạt các vụ việc xâm phạm
nặng nề
1
, gây thiệt hại không chỉ về tài sản mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm
chí là tính mạng của NTD gia tăng cả về số lượng và mức độ nhưng chưa có
trường hợp nào NSX, NPP phải bồi thường cho những SP có khuyết tật gây thiệt
hại cho NTD và cũng chưa có trường hợp nào NTD lên tiếng khiếu kiện, khiếu nại
bồi thường mà được chấp nhận khiến vấn đề TNSP ở Việt Nam chưa bao giờ thu
hút được nhiều sự quan tâm của xã hội như hiện nay. Tuy đã được Luật
BVQLNTD 2010 quy định các quyền được khiếu nại, khởi kiện, quyền được bồi
thường thiệt hại của NTD đối với các hành vi vi phạm của NSX, NPP SP
2
cũng đã
phần nào chứng minh cho sự tồn tại của pháp luật về TNSP được thừa nhận ở Việt
Nam nhưng có vẻ những nỗ lực luật hóa để những quy định này thực sự đi vào
cuộc sống là điều không hề đơn giản. Vì không được ban hành một cách trực tiếp

trong một đạo luật cụ thể như các nước trên thế giới nên khi xảy ra thiệt hại, NTD
không đủ cơ sở pháp lí để đòi bồi thường thiệt hại hoặc có được bồi thường thì
cũng không thỏa đáng, rất nhiều nội dung quan trọng liên quan đến loại trách
nhiệm này thì lại không được luật quy định chi tiết như cách tính thiệt hại, các


1
Trường hợp nước tương vượt quá hàm lượng chất 3-MCPD; sử dụng hàn the, formole trong bún phở và các thực phẩm
khác; pha chế sữa bột bán sữa tươi…
2
Điều 23, 24 Luật BVQLNTD 2010



4
trường hợp miễn trừ, miễn giảm thiệt hại, chủ thể có trách nhiệm bồi thường, chủ
thể được yêu cầu bồi thường… đều được quy định một cách chung chung, máy
móc, “tuyên ngôn”, “hô khu hiu”, thêm bớt quá nhiều theo pháp luật bảo vệ
NTD nước ngoài nên không khả thi trên thực tế. Ngoài Luật BVQLNTD 2010,
vấn đề TNSP cũng chỉ được BLDS 2005 quy định một cách chung chung, vẻn vẹn
trong một điều luật:      th khác sn xut, kinh doanh
 m bo ch ng hàng hóa mà gây thit hi cho NTD thì phi bi

3
và được áp dụng theo nguyên tắc về TNBTTH nói chung nên chưa thể
hiện được tính đặc thù của loại trách nhiệm này. Trong các văn bản quy phạm
pháp luật khác thì mới c t một cách tản mát, rời rạc, không hệ thống,
chồng chéo và mẫu thuẫn. Vì vậy, trên thực tế, TNBTTH do SP có khuyết tật của
NSX, NPP gây ra đối với NTD bị “pht l”, tình trạng xâm phạm quyền lợi NTD
chẳng những không giảm mà ngày càng có xu hướng gia tăng nhiều và nghiêm

trọng hơn, trắng trợn ngang nhiên hơn cho thấy những quy định pháp luật mà Nhà
nước ban hành trong thời gian qua vẫn chưa phát huy đầy đủ tác dụng mong muốn
và còn rất nhiều lúng túng trong việc áp dụng, thực thi. Sự gia tăng các vụ kiện đòi
bồi thường thịêt hại liên quan đến TNSP vẫn tạo ra những thách thức không nhỏ
cho các doanh nghiệp sản xuất và cả các cơ quan nhà nước (CQNN), đặc biệt là
trong các vụ kiện TNBTTH do SP khuyết tật gây ra có yếu tố nước ngoài. Vì vậy,
việc tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật BVQLNTD nói chung cũng như
TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra nói riêng là một đòi hỏi cấp thiết, đáp ứng
nhu cầu cấp bách và tầm quan trọng trước thực tế xã hội hiện nay. Việc tập hợp và
tìm hiểu, phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của loại trách nhiệm này một
cách có hệ thống là điều rất cần thiết. Đó là lý do để đề tài: m bi
ng thit hi do sn phm có khuyt tt gây ra  Mt s v lý lun và
thc tin thc hin pháp lut  Vi được tác giả lựa chọn làm đề tài
nghiên cứu của luận án tiến sĩ luật học – chuyên ngành dân sự. Do thời gian
nghiên cứu còn hạn chế, không thể tránh được những sai sót nhất định, tác giả rất
mong được sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu và bạn đọc
quan tâm. Xin chân thành cảm ơn!
2. Tình hình nghiên c tài


3
Điều 630 BLDS 2005


5
2.1. Các công trìn

2.2. 

2.3. 

án
Có thể nói rằng, TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra là một trong những
phần quan trọng trong pháp luật BVQLNTD tại nhiều quốc gia. Tầm quan trọng
của việc quy định loại trách nhiệm này đã ảnh hưởng trực tiếp tới cách ứng xử của
các NSX, NPP, tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng trong nền
kinh tế xã hội. Không ít các doanh nghiệp đã phải thận trọng và đầu tư kỹ lưỡng
hơn trước khi đưa một SP mới ra thị trường, thậm chí có những doanh nghiệp còn
phải từ bỏ việc đưa SP mới ra thị trường chỉ vì nỗi e ngại khả năng gặp rắc rối với
những quy định về loại trách nhiệm này. Điểm lại các công trình nghiên cứu trên
các tạp chí chuyên ngành xuất bản ở Anh, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc…và
những công trình nghiên cứu trong nước, ta có thể thấy chủ đề này luôn được coi
là một trong những chủ đề được quan tâm của các nhà nghiên cứu trên khắp thế
giới. Mặc dù các công trình khoa học trên không trùng với tên đề tài luận án của
tác giả nhưng cũng có chứa đựng những vấn đề có liên quan đến nội dung của đề
tài. Nội dung của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước được tác giả tổng
hợp phía trên thực sự là những gợi mở quan trọng để tác giả tiếp tục triển khai,
nghiên cứu về các vấn đề quan trọng trong luận án.

3.1. 
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận của pháp luật về TNBTTH nói
chung và TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra; và thực tiễn thực hiện pháp luật về
loại trách nhiệm này tại các CQNN; các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh SP;
NTD, các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (TCBVQLNTD) ở Việt Nam
trong thời gian qua, luận án đề xuất những kiến nghị nhằm:
 Góp phần xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo vệ
quyền lợi NTD nói chung cũng như pháp luật về TNBTTH do SP có khuyết tật
gây ra nói riêng;


6

 Đề xuất những kiến nghị nhằm tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong quá
trình thực hiện các quy định của Luật BVQLNTD Việt Nam 2010 và các văn bản
pháp luật liên quan điều chỉnh về TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra.
3.2. Nh
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án phải giải quyết các
nhiệm vụ cụ thể sau đây:
 Nêu rõ khái niệm, đặc điểm, những vấn đề lý luận pháp luật về TNBTTH
nói chung và TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra nói riêng;
 Phân tích những yếu tố cơ bản của TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra,
trong đó có sự nghiên cứu, so sánh với pháp luật của một số nước trên thế giới như
Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc…;
 Phân tích thực trạng hệ thống pháp luật hiện hành về BVQLNTD ở Việt
Nam và các văn bản pháp luật khác quy định cụ thể về TNBTTH do SP có khuyết
tật gây ra, để từ đó có sự đánh giá tổng quan nhất những ưu điểm và hạn chế, bất
cập của hệ thống những văn bản pháp luật này, là cơ sở quan trọng để đưa ra
những kiến nghị xây dựng và hoàn thiện pháp luật về TNBTTH do SP có khuyết
tật gây ra;
 Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về TNBTTH do SP có khuyết tật
gây ra ở Việt Nam; trong đó nêu bật những thuận lợi, khó khăn, bất cập và nguyên
nhân của bất cập trong công tác áp dụng và thực thi pháp luật về loại trách nhiệm
này trong thời gian qua tại các CQNN; các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
SP; NTD; các TCBVQLNTD ở Việt Nam;
 Đề xuất định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về TNBTTH do SP có
khuyết tật gây ra trong thời gian tới;
 Đề xuất những kiến nghị cụ thể hoàn thiện pháp luật Việt Nam về TNBTTH
do SP có khuyết tật gây ra để từ đó quyền lợi của NTD cũng như những tổ chức,
cá nhân sản xuất, kinh doanh SP được bảo vệ tốt nhất, các CQNN cũng như các
TCBVQLNTD có thể phát huy tối đa vai trò và năng lực của mình trong việc thực
thi pháp luật về loại trách nhiệm này.
ng và phm vi nghiên cu

ng nghiên cu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề liên quan tới pháp luật
Việt Nam về TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra. Đây là phần trọng tâm mà đề
tài luận án cần phải làm rõ trên cơ sở nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm của


7
những nước tiên tiến trên thế giới như Hoa Kỳ, các nước EU, Nhật Bản, Trung
Quốc
4.2. Phm vi nghiên cu
 Về nội dung: Luận án chủ yếu phân tích các yếu tố của TNBTTH do SP có
khuyết tật gây ra (Chương 1) theo nghĩa hẹp của khái niệm TNSP các nước trên
thế giới. Bởi, theo nghĩa rộng thì phạm vi khái niệm TNSP có thể được hiểu là mọi
trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh liên quan đến SP hàng hóa, dịch vụ;
nó có thể là trách nhiệm trong hợp đồng nhưng cũng có thể là trách nhiệm bồi
thường ngoài hợp đồng, có thể phát sinh từ trước, trong và sau quá trình sản xuất,
phân phối SP cho NTD, bao gồm: trách nhiệm cung cấp thông tin chính xác về SP;
trách nhiệm giao SP đúng chất lượng cam kết; trách nhiệm hướng dẫn sử dụng SP
đúng cách; trách nhiệm sửa chữa, bảo hành; trách nhiệm thu hồi SP có khuyết tật;
trách nhiệm thay thế SP mới; trách nhiệm hoàn tiền, trách nhiệm bồi thường do SP
có khuyết tật gây ra thiệt hại… Trong phạm vi nghiên cứu có hạn của luận án, tác
giả chủ yếu tập trung vào nghiên cứu TNSP theo nghĩa hẹp dưới góc độ là
TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra. Theo đó, đây chỉ là một loại trách nhiệm bồi
thường dân sự của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh SP đối với NTD bị thiệt
hại do khuyết tật của chính SP đó gây ra. Các loại TNSP khác xin phép được trình
bày trong các công trình nghiên cứu tiếp theo.
 Về thời gian: Khi nghiên cứu thực tiễn thực hiện pháp luật về TNBTTH do
SP có khuyết tật gây ra ở Việt Nam (Chương 2), tác giả chủ yếu tập trung vào hai
mốc thời gian chính là kể từ khi BLDS 2005 và Luật BVQLNTD 2010 có hiệu lực
thi hành. Khi đề xuất định hướng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật (Chương 3),

luận án đã đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về TNBTTH
do SP có khuyết tật gây ra trong thời gian tới đến những năm 2020, thậm chí xa
hơn nữa khi hoạt động xuất nhập khẩu SP tại Việt Nam ngày càng phát triển và cá
nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nước phải đối mặt với những vụ kiện
quốc tế yêu cầu TNBTTH có giá trị rất lớn so với giá trị thực tế của SP hàng hóa
xuất khẩu…
 Về không gian: Những nội dung liên quan đến thực tiễn thực hiện pháp luật
(Chương 2), luận án nghiên cứu giới hạn trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Việc
điều tra, khảo sát thực tế ở Việt Nam sẽ không bị giới hạn chủ thể NTD nhưng
tuân thủ những nguyên tắc xã hội học trong lấy mẫu và điều tra điển hình. Ngoài
ra có sự đan xen, học hỏi những kinh nghiệm pháp luật quốc tế như Hàn Quốc,


8
EU, Hoa Kỳ, Thái Lan… nhằm giải quyết triệt để những điểm khuyết, bất cập
trong các vấn đề lý luận (Chương 1) cũng như trong thực tiễn thực hiện pháp luật
về TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra ở Việt Nam.

 tài
Để làm rõ các vấn đề nghiên cứu, phương pháp luận nghiên cứu của đề tài là
Chủ nghĩa Mác Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; Tư tưởng Hồ Chí
Minh và các quan điểm của Đảng về nền kinh tế thị trường, về chính sách
BVQLNTD… là kim chỉ nam cho phương pháp luận nghiên cứu của đề tài luận
án.
u c th c tài
Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện luận án, tác giả cũng đã sử dụng các
phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp phân tích và tổng hợp, phương
pháp thống kê, phương pháp hệ thống hóa, phương pháp diễn giải, phương pháp so
sánh, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp phân tích tình huống, phương
pháp tập hợp ý kiến chuyên gia…

6. Nhi c tài lun án
 Luận án đã hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận liên quan đến
TNBTTH nói chung và TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra như chủ thể chịu
trách nhiệm bồi thường, NTD, chủ thể được bồi thường thiệt hại, khái niệm
khuyết tật, mức độ an toàn hợp lý, phạm vi khái niệm SP, thời hiệu khởi kiện
yêu cầu TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra Từ đó, có thể giải quyết một
cách thỏa đáng những vấn đề mang tính lý luận của pháp luật về TNBTTH do
SP có khuyết tật gây ra, làm rõ nhu cầu cần thiết của việc tác động từ pháp luật
tới hoạt động thi hành và áp dụng trên thực tế, đồng thời xác định được những
yếu tố không thể thiếu được coi là nội hàm mà lĩnh vực pháp luật này cần phải
xây dựng và hoàn thiện;
 Luận án đã tổng hợp quá trình hình thành và phát triển của TNSP tại các
nước trên thế giới và Việt Nam, nền tảng của các học thuyết lý luận hình thành chế
định pháp luật này, từ đó có cách nghiên cứu khách quan, đầy đủ và toàn diện nhất
về TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra;
 Luận án nghiên cứu, phân tích, đánh giá một cách có hệ thống thực trạng
pháp luật Việt Nam hiện hành điều chỉnh về TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra.
Trên cơ sở đó chỉ ra sự khiếm khuyết, bất hợp lý cần sửa đổi, bổ sung của hệ


9
thống pháp luật sao cho phù hợp với đòi hỏi khách quan của nền kinh tế thị trường
cũng như phù hợp với điều kiện văn hóa, xã hội và yêu cầu xây dựng Nhà nước
pháp quyền của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế;
 Luận án đã thực hiện bảng khảo sát để sử dụng cho việc phân tích thực tiễn
áp dụng và thi hành pháp luật Việt Nam về TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra
tại các CQNN, TCBVQLNTD, các cá nhân, tổ chức sản xuất và kinh doanh, NTD.
Từ đó rút ra những khó khăn vướng mắc cần giải quyết để đưa ra những định
hướng và kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về TNBTTH do SP có
khuyết tật gây ra, nâng cao hoạt động thực thi loại trách nhiệm này trong thời gian

tới.
 Luận án đã sưu tầm, thu thập một cách công phu những kết quả, số liệu tổng
kết tại các cơ quan quản lý nhà nước (CQQLNN); tòa án; các tổ chức, cá nhân sản
xuất, kinh doanh SP; các TCBVQLNTD… để làm cơ sở cho những kết luận, lập
luận chính xác, luận án không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa cả
về mặt thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu bảo vệ hữu hiệu cho NTD khi quyền lợi
của họ bị xâm phạm khá nghiêm trọng như trong bối cảnh hiện nay.
 Những kiến nghị, giải pháp mà luận án đưa ra góp phần không nhỏ trong
việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật BVQLNTD nói chung cũng như pháp luật
về TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra nói riêng ở Việt Nam, những nghiên cứu
trong luận án có thể làm tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa
học trong lĩnh vực pháp luật này.
7. Kt cu ca lun án
Ngoài phần mục lục, danh mục từ viết tắt, danh mục hình sử dụng trong
luận án, phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các công
trình đã công bố có liên quan đến đề tài, các phụ lục, nội dung của luận án bao
gồm 3 chương:
. Một số vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản
phẩm có khuyết tật gây ra
Thực tiễn thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra ở Việt Nam
Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động
thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật
gây ra ở Việt Nam



10
T S V LÝ LUN V TRÁCH NHIM BI
NG THIT HI DO SN PHM CÓ KHUYT TT

GÂY RA
1.1. Mt s v lý lun v trách nhim bng thit hi
1.1.1. Khái nim v trách nhim bi ng thit hi
Sau một quá trình nghiên cứu, tác giả xin được mạnh dạn đưa ra định nghĩa
về TNBTTH như sau: “TNBTTH là mt loi trách nhim dân s bao gm
TNBTTH v vt cht và TNBTTH v tinh thi nào do li c ý
hoc li vô ý xâm phn tính mng, sc khe, danh d, nhân phm, uy tín, tài
sn, các quyn và li ích hp pháp khác ca cá nhân, xâm phm danh d, uy tín,
tài sn ca pháp nhân hoc các ch th khác mà gây thit hi thì phi có trách
nhim bng cho bên b thit hi trong hng hoc ngoài h
m trách nhim bng thit hi
TNBTTH là một loại trách nhiệm pháp lý nên ngoài những đặc điểm của
trách nhiệm pháp lý nói chung như do CQNN có thẩm quyền áp dụng, áp dụng đối
với người có hành vi vi phạm pháp luật, luôn mang đến hậu quả bất lợi cho người
bị áp dụng, được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế Nhà nước… thì TNBTTH
còn có những đặc điểm riêng sau đây:
Th nht, v TNBTTH là một loại trách nhiệm dân sự độc
lập, không phụ thuộc hay thay thế trách nhiệm hình sự hay các loại trách nhiệm
pháp lý khác.
Th hai, v  hình thành: TNBTTH được hình thành dựa trên sự thỏa
thuận hợp pháp giữa các bên hoặc theo quy định của pháp luật.
Th ba, v khách th ca quan h bng thit hi: Lợi ích mà các bên
hướng tới trong quan hệ bồi thường bao giờ cũng mang tính chất tài sản, là “hành
ng” bù đắp những tổn thất cho người bị thiệt hại.
Th , v ch th  bi tng: Chủ thể bị áp dụng TNBTTH
thông thường là người trực tiếp có hành vi gây thiệt hại, trong một số trường hợp
TNBTTH còn được áp dụng cả đối với những chủ thể khác có mối liên hệ nhất
định với người gây ra thiệt hại.
Th  c gii quyt tranh chp: Mềm dẻo, linh hoạt, tôn
trọng ý chí thỏa thuận và tự định đoạt bình đẳng và tự nguyện giữa các chủ thể.

Th sáu, v hu qu pháp lý: Luôn là sự gánh chịu những bất lợi về tài sản
cho người gây thiệt hại, qua đó để khắc phục những thiệt hại cho bên bị vi phạm.


11
u kin phát sinh trách nhim bng thit hi
1.1.3.1. Hành vi trái pháp luật gây thiệt hại
Hành vi trái pháp luật trong TNBTTH là hoạt động có ý thức và ý chí của
chủ thể được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy
định của pháp luật, vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hay vi phạm quy định pháp luật,
xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp
của người khác.
1.1.3.2. Thiệt hại xảy ra
Thiệt hại là một trong những yếu tố cơ bản và quan trọng nhất cần được xác
định cụ thể trong cấu thành loại trách nhiệm này, nếu không có thiệt hại thì trách
nhiệm bồi thường không thể phát sinh và mục đích khôi phục, bù đắp những tổn
thất cho người bị thiệt hại sẽ không đạt được.
1.1.3.3. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra
Thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và hành vi trái
pháp luật là nguyên nhân của thiệt hại, nó không chỉ là sự tiếp nối về mặt thời gian
nguyên nhân luôn luôn có trước kết quả và kết quả chỉ xuất hiện sau nguyên nhân
mà còn là mối quan hệ sản sinh, đó là nguyên nhân sinh ra kết quả.
1.1.3.4. Lỗi của người gây thiệt hại
Lỗi được hiểu là trạng thái tâm lý của con người mang tính phủ nhận đối với
những nguyên tắc xử sự chung được pháp luật quy định hoặc thừa nhận, là khía
cạnh chủ quan của người thực hiện hành vi, phản ánh nhận thức của người đó đối với
hành vi và hậu quả của hành vi mà họ đã thực hiện.
1.1.4. So sánh trách nhim bng thit hi trong hng và trách nhim bi
ng thit hi ngoài hng
Ngoài điểm giống nhau là cùng phát sinh dựa trên bốn điều kiện của trách

nhiệm bồi thường nói chung, TNBTTH trong hợp đồng và TNBTTH ngoài hợp
đồng còn có những điểm khác biệt về yếu tố lỗi, về căn cứ xử lý, thẩm quyền xử lý
Th nht, v  phát sinh: (i) TNBTTH trong hợp đồng là trách nhiệm
dân sự phát sinh trong trường hợp một bên do không thực hiện, thực hiện không
đúng, không đầy đủ các điều khoản đã tự nguyện cam kết trong hợp đồng mà gây
thiệt hại cho bên kia. (ii) TNBTTH ngoài hợp đồng là trách nhiệm phát sinh khi
người nào có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của
người khác thì phải bồi thường cho những thiệt hại do mình gây ra.


12
Th hai, v u kin phát sinh trách nhim: TNBTTH ngoài hợp đồng vì
không có sự thỏa thuận trước các bên nên về nguyên tắc chỉ phát sinh khi có đủ
các điều kiện do pháp luật quy định gồm bốn điều kiện, trừ những trường hợp
pháp luật có quy định khác. Tuy nhiên, TNBTTH trong hợp đồng, do cơ sở phát
sinh trách nhiệm có thể là dựa trên sự thoả thuận nên các bên cũng có thể tự đặt ra
các điều kiện phát sinh có thể không bao gồm đầy đủ những điều kiện trên như
bên vi phạm hợp đồng không có lỗi cũng vẫn phải bồi thường.
Th ba, v ch th chu trách nhim: TNBTTH ngoài hợp đồng ngoài việc
áp dụng đối với người có hành vi trái pháp luật thì còn có thể áp dụng đối với
người thứ ba. Tuy nhiên, TNBTTH trong hợp đồng thì chỉ có thể áp dụng đối với
các bên tham gia hợp đồng mà không áp dụng đối với người thứ ba, trừ trường
hợp họ có thỏa thuận khác.
Th   mc b ng: TNBTTH ngoài hợp đồng về nguyên tắc là
người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra. Còn đối với TNBTTH
trong hợp đồng thì các bên có thoả thoả thuận ngay trong hợp đồng về mức bồi
thường bằng, thấp hơn hoặc cao hơn mức thiệt hại xảy ra và khi phát sinh
TNBTTH thì mức bồi thường sẽ áp dụng mức do các bên thoả thuận.
Th v thi m phát sinh và chm dt trách nhim bng: (i)
TNBTTH trong hợp đồng, thời điểm xác định nghĩa vụ và thời điểm xác định

trách nhiệm bồi thường là khác nhau. (ii) TNBTTH ngoài hợp đồng, thời điểm xác
định nghĩa vụ và phát sinh trách nhiệm bồi thường thì xuất hiện đồng thời.
Th sáu, v trách nhim liên i: Những người gây thiệt hại ngoài hợp đồng
đương nhiên phải chịu trách nhiệm liên đới, nhưng trong hợp đồng thì vấn đề trách
nhiệm liên đới chỉ được đặt ra nếu được các bên trong hợp đồng có thỏa thuận trước.
1.2. Khái quát v trách nhim bng thit hi do sn phm có khuyt tt
gây ra
1.2.1. Khái nim trách nhim bng thit hi do sn phm có khuyt tt gây
ra
Tại Việt Nam, để có một cách nhìn nhận cụ thể và rõ ràng về loại trách
nhiệm này thì vẫn còn là một điều khá mới mẻ hiện nay. Nhằm khắc phục những
bất cập đó, theo quan điểm của tác giả, khái niệm TNBTTH do SP có khuyết tật
gây ra (TNSP) nên xây dựng theo hướng: “TNBTTH do SP có khuyt tt gây ra là
mt loi trách nhim bng dân s c thù phát sinh gia các t chc, cá
nhân sn xui NTD khi SP ca h


13
sn xut tt gây ra thit hi v tài sn, tính mng và sc khe
 . Với định nghĩa này, phạm vi khái niệm TNSP, điều kiện phát sinh
TNSP, đối tượng áp dụng TNSP… đều được quy định rõ ràng và phù hợp với thực
tế xã hội Việt Nam.
m trách nhim bng thit hi do sn phm có khuyt tt gây ra
TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra (TNSP) cũng là một loại TNBTTH nên
nó mang những đặc điểm của TNBTTH nói chung như: tính tương đối ổn định,
tồn tại theo những quy luật khách quan, mục đích bảo vệ sự phát triển của các
quan hệ về tài sản và nhân thân trong lĩnh vực dân sự, chỉ phát sinh dựa trên các
điều kiện nhất định, được đảm bảo bằng sự cưỡng chế Nhà nước… Bên cạnh đó,
nó còn có những đặc điểm riêng như:
Th nht, TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra là một loại TNBTTH dân sự

đặc thù mà pháp luật quy định, có thể xuất hiện với tư cách là TNBTTH ngoài hợp
đồng hay với tư cách là TNBTTH trong hợp đồng tùy vào từng trường hợp cụ thể.
Th hai, TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra khác với nghĩa vụ đảm bảo
chất lượng hàng hóa trong hợp đồng.
Th ba, chủ thể chịu TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra là NSX, NPP hay
bất cứ chủ thể nào tham gia vào quá trình đưa một SP đến tay NTD.
Th , cơ sở để xác định TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra là mối quan
hệ nhân quả giữa SP bị khuyết tật và thiệt hại NTD phải gánh chịu khi sử dụng SP.
Th , TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra là một loại trách nhiệm bồi
thường đặc biệt, có thể được áp dụng ngay cả khi không có đầy đủ các điều kiện
phát sinh TNBTTH thông thường (chỉ cần ba điều kiện).
Th sáu, TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra có thể là loại trách nhiệm do
hành vi hay do tài sản phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
1.2.3. Lch s hình thành và phát trin ca trách nhim bng thit hi do sn
phm có khuyt tt gây ra
Có thể nói rằng, chế định TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra (TNSP) là
một trong những phần quan trọng nhất trong hệ thống pháp luật BVQLNTD tại
nhiều quốc gia trên thế giới. Phong trào BVQLNTD từ lâu đã trở thành một trong
những chủ điểm kinh tế, chính trị quan trọng, với những cách quy định đa dạng
khác nhau ở mỗi quốc gia nhưng đều chung một mục đích là bảo vệ quyền lợi cho
NTD và thiết lập một trật tự kinh tế bình đẳng, lành mạnh. Có những quốc gia và
vùng lãnh thổ ban hành đạo luật riêng quy định về TNBTTH do SP có khuyết tật


14
gây ra – Luật TNSP như Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Hoa Kỳ,
Canada, Pháp, Hồng Kông, Ấn Độ, Nga, Nauy, Đài Loan, Malaysia, Anh…nhưng
cũng có những quốc gia không ban hành đạo luật riêng điều chỉnh vấn đề này mà
quy định rải rác trong các văn bản pháp luật khác nhau như Việt Nam, Trung Quốc…
Có những nước ban hành luật mới nhưng cũng có những nước bổ sung thêm

những quy định về vấn đề này nhằm hoàn thiện luật cũ như bổ sung vào BLDS
(Pháp), bổ sung vào Luật Bảo vệ NTD (Anh) hoặc Luật Chất lượng SP (Trung
Quốc)…
1.2.4. Các hc thuynh trách nhim bng thit hi do sn phm có
khuyt tt gây ra
Nền tảng xây dựng chế định TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra dù ở quốc
gia nào trên thế giới cũng đều được xem xét và bắt nguồn từ ba học thuyết cơ bản
gồm: học thuyết về sự vi phạm nghĩa vụ bảo đảm, học thuyết về sự cẩu thả và lỗi
bất cẩn và học thuyết về trách nhiệm nghiêm ngặt. Pháp luật về TNBTTH do SP
có khuyết tật gây ra của các nước trên thế giới hiện nay dù được quy định phạm vi
và chi tiết có khác nhau nhưng nhìn chung đều có quan điểm thừa nhận và áp dụng
học thuyết về trách nhiệm nghiêm ngặt (cấp độ 2), trừ Canada.
u kin phát sinh trách nhim bng thit hi do sn phm có khuyt
tt gây ra
1.2.5.1. Sản phẩm có khuyết tật
Nhìn chung các nước trên thế giới có những quan điểm khác nhau về SP có
khuyết tật, phụ thuộc vào tùy từng điều kiện kinh tế, xã hội của quốc gia. Có nước
đưa ra khái niệm này theo nghĩa rộng (như Pháp) nhưng cũng có nước theo nghĩa
hẹp (như Hoa Kỳ) nhưng đều có điểm chung cho rằng khuyết tật SP không chỉ đơn
thuần là việc có sai sót về chất lượng SP mà còn là việc thiếu sót về độ an toàn của
SP, vì vậy một SP bị coi là có khuyết tật có thể được hiểu là khi nó “nguy him
mt cách bt hp lý” và gây ra những rủi ro về tài sản và tính mạng, sức khỏe cho
người sử dụng SP đó.
1.2.5.2. Thiệt hại xảy ra
Cũng giống như TNBTTH nói chung, khi xác định TNBTTH do SP có
khuyết tật gây ra, thiệt hại luôn được coi là điều kiện tiền đề, điều kiện cơ sở
không thể thiếu. Tuy nhiên, những quy định này trong BLDS điều chỉnh về
TNBTTH nói chung nên không thể cụ thể hết các loại thiệt hại đặc thù của
TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra, thậm chí quy định này còn mâu thuẫn với



15
các đạo luật khác cũng điều chỉnh trong cùng lĩnh vực như Luật Chất lượng SP,
hàng hóa 2007, Điều 60 thì lại xác định thiệt hại được bồi thường cho NTD chỉ là
những thiệt hại vật chất. Chính vì lẽ đó, việc rà soát, thống nhất và ban hành một
đạo luật cụ thể chuyên ngành về loại TNBTTH này là điều rất cần thiết.
1.2.5.3. Mối quan hệ nhân quả giữa SP có khuyết tật và thiệt hại xảy ra
Khi có thiệt hại xảy ra và xác định trách nhiệm thuộc về ai, cần xem xét
thiệt hại đó do nguyên nhân nào gây ra? Nguyên nhân đó do đâu mà có? Nếu
không xác định chính xác mối quan hệ nhân quả này thì sẽ dẫn đến những sai lầm
khi xác định trách nhiệm bồi thường.
 
Nghiên cứu các quy định về yếu tố “li” từ những văn bản pháp luật dân sự đầu
tiên như Thông tư 173/1972 của TANDTC, BLDS 1995, Luật Thương mại 1997 cho tới
Nghị quyết số 01/2004/NQ – HĐTP của TANDTC, Luật Thương mại 2005, BLDS
2005, Nghị quyết số 03/2006/NQ – HĐTP của TANDTC… chúng ta thấy vai trò
của yếu tố “li” trong việc xem xét TNBTTH ngày càng được “cách tân” và
“gim nh”, từ việc quy định bắt buộc yếu tố “li” trong cấu thành TNBTTH tới
việc thừa nhận các trường hợp cấu thành trách nhiệm bồi thường ngay cả khi
không có “li”. Tuy nhiên, trên thực tế mặc dù được luật quy định như vậy nhưng
NTD Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn khi khiếu nại, khởi kiện và chưa vụ việc
nào yêu cầu TNBTTH của NSX, NPP thành công bởi những quy định này còn
chung chung, chỉ mang tính hình thức, vì thế quyền lợi chính đáng của NTD vẫn bị
xâm phạm nghiêm trọng.
1.2.6. Nhng yu t n ca trách nhim bng thit hi do sn phm có
khuyt tt gây ra
1.2.6.1. Khái niệm sản phẩm
Có thể thấy rằng, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội và quan điểm lập
pháp của mỗi quốc gia, danh mục các loại SP chịu sự áp dụng của chế định
TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra được mở rộng (như Hoa Kỳ) hay thu hẹp

(như Nhật Bản). Cho đến nay, phần lớn các quốc gia trên thế giới mới dừng ở việc
áp dụng chế định TNSP đối với hàng hóa hữu hình và chỉ có một ngoại lệ duy nhất
là Philippines và Indonexia áp dụng TNSP đối với hàng hóa vô hình, đó là dịch
vụ.
1.2.6.2. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết
tật gây ra


16
Chủ thể chịu TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra phải là một chủ thể nhất
định tham gia vào quy trình đưa một SP hàng hóa hoặc dịch vụ từ lúc được sản
xuất đến tay NTD. Chủ thể đó có thể có mối liên hệ trực tiếp với NTD thông qua
một hợp đồng cụ thể hoặc không có mối liên hệ trực tiếp với NTD mà chỉ cần có
mối liên hệ bất kỳ với SP có khuyết tật.
1.2.6.3. Chủ thể được bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra
Về nguyên tắc, chủ thể được bồi thường thiệt hại do SP có khuyết tật gây ra
chính là người bị thiệt hại khi trực tiếp mua, sử dụng cuối cùng hàng hóa, dịch vụ
nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của bản thân, của gia đình… nhưng cũng có thể
là những chủ thể thứ ba có quyền lợi liên quan (như các trường hợp những người
thân trực tiếp của người bị thiệt hại bị suy sụp tinh thần do người bị thiệt hại
chết…) hoặc những chủ thể gián tiếp bị thiệt hại từ khuyết tật của SP (như các
trường hợp bị thiệt hại bị động). Như vậy, người được bồi thường thiệt hại do SP
có khuyết tật gây ra không bắt buộc họ phải có một thỏa thuận hợp đồng với NSX,
NPP SP hay không có thỏa thuận hợp đồng thì đều được quyền yêu cầu trách
nhiệm bồi thường cho những thiệt hại mà họ phải gánh chịu. Đó chính là một
trong những nét đặc thù của chế định TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra.
1.2.6.4. Các trường hợp miễn, giảm trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
sản phẩm có khuyết tật gây ra
Bên cạnh việc bảo vệ quyền lợi của NTD, cũng giống như đối với các loại
trách nhiệm khác, cũng để bảo vệ quyền lợi chính đáng của những cá nhân, tổ

chức sản xuất, kinh doanh và tạo môi trường kinh doanh công bằng và lành mạnh
cho các NSX, NPP chân chính, pháp luật của các quốc gia trên thế giới đều có quy
định những trường hợp mà NSX, NPP SP được giảm trừ TNBTTH hoặc miễn trừ
không phải bồi thường cho người bị thiệt hại dù SP của họ có khuyết tật và gây
thiệt hại cho NTD và người thứ ba có liên quan.
1.2.6.5. Thời hiệu khiếu nại, khởi kiện yêu cầu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra
Giống như các loại trách nhiệm pháp lý khác, TNBTTH do SP có khuyết tật
gây ra cũng được quy định về khoảng thời gian hợp lý để NTD bị thiệt hại có thể
khiếu nại, khiếu kiện yêu cầu TNBTTH từ NSX, NPP SP, khoảng thời gian đó gọi
là thời hiệu khởi kiện, thời hiệu khiếu nại. Nếu không có những quy định về thời
hiệu khởi kiện, khiếu nại, việc giải quyết các vụ án nói chung cũng như những vụ
án về TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra tại các tòa án hoặc các CQQLNN giải


17
quyết trên thực tế sẽ gặp rất nhiều khó khăn và hệ lụy rắc rối. NTD muốn được bồi
thường ngoài việc chứng minh SP có khuyết tật và mình bị thiệt hại vì khuyết tật
đó thì cần phải khởi kiện, khiếu nại theo đúng thời hạn mà pháp luật quy định.
Nếu hết thời gian đó, NSX, NPP sẽ được miễn trừ trách nhiệm và tòa án,
CQQLNN sẽ bác đơn yêu cầu TNBTTH của NTD.

C TIN THC HIN PHÁP LUT V TRÁCH NHIM
BNG THIT HI DO SN PHM CÓ KHUYT TT GÂY RA
 VIT NAM
2.1. Thc trng pháp lut Vit Nam v trách nhim bng thit hi do
sn phm có khuyt tt gây ra
Đánh giá dưới góc độ tác động của các quy định pháp luật, có thể nhận thấy
hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành có tương đối nhiều và đa dạng những quy
định pháp luật có liên quan tới TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra trên tất cả các

lĩnh vực.
nh chung v trách nhim bng thit hi do sn phm có
khuyt tt gây ra
2.1.1.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra theo
quy định của Hiến pháp
2.1.1.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra theo
quy định của pháp luật dân sự và tố tụng dân sự
2.1.1.3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra theo
quy định của pháp luật hình sự
nh riêng v trách nhim bng thit hi do sn phm có
khuyt tt gây ra
2.1.2.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra theo
quy định của pháp luật đầu tư, pháp luật doanh nghiệp và pháp luật thương mại
2.1.2.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra theo
quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
2.1.2.3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra theo
quy định của pháp luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa
2.1.2.4. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra theo
quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa, pháp luật về hoạt động quảng cáo


18
2.1.2.5. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra theo
quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
2.1.2.6. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra theo
quy định của pháp luật chuyên ngành trong các lĩnh vực kinh doanh sản phẩm cụ
thể
nh v c kinh doanh thc phm
nh v c y t c
nh v u

nh v n thông
nh v c kinh doanh chng khoán
nh v kinh doanh dch v hàng không
 thng pháp lut Vit Nam v trách nhim bng
thit hi do sn phm có khuyt tt gây ra
Th nht, những văn bản pháp luật trong tất cả các lĩnh vực có liên quan đến
quy định về TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra chưa có tác dụng khôi phục lợi
ích cho NTD trên thực tế cũng như chưa có những quy định thừa nhận yêu cầu bảo
vệ đặc biệt đối với NTD so với các chủ thể khác.
Th hai, hầu hết các văn bản pháp luật mới chỉ tập trung tới vai trò của các
CQNN (chủ yếu áp dụng chế tài hành chính, hình sự) mà chưa chú trọng thỏa đáng
tới việc khuyến khích NTD tự bảo vệ quyền lợi của mình (áp dụng chế tài dân sự)
trong khi thực tiễn các hoạt động của CQNN này còn hạn chế.
Th ba, những quy định về trách nhiệm của NSX, NPP trong các văn bản
còn trùng lặp, mâu thuẫn với nhau và không đồng bộ.
Th , đa số các văn bản đều bảo vệ quyền lợi cho NTD theo cơ chế dành
cho khách hàng nói chung mà không phân biệt khách hàng là cá nhân hay tổ chức,
gia đình… khách hàng mua và sử dụng SP theo mục đích thương mại hay mục
đích tiêu dùng trong khi đây là những vấn đề cơ bản để xác định chủ thể có quyền
yêu cầu TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra.
Th trong các văn bản pháp luật liên quan có quy định về TNBTTH do
SP có khuyết tật gây ra thường chỉ đề cập đến loại trách nhiệm này trong trường
hợp chuyển giao hợp pháp từ NSX, NPP sang cho NTD như mua, bán, tặng cho,
mượn, thuê và cũng không nói rõ là loại trách nhiệm này có được đặt ra trong
trường hợp người sử dụng SP có được SP bằng cách bất hợp pháp như trộm, cắp,


19
cướp giật SP và khi sử dụng SP đó có khuyết tật gây ra thiệt hại thì có được yêu
cầu TNBTTH không.

Th sáu, một trong những điều kiện đầu tiên để xác định TNBTTH do SP có
khuyết tật gây ra là xác định những thiệt hại nào NTD được yêu cầu bồi thường từ
việc sử dụng SP có khuyết tật. Đối với những loại thiệt hại thực tế, vật chất thì có
thể dễ dàng xác định nhưng đối với những thiệt hại tinh thần thì dễ gây nhiều tranh
cãi bởi thiệt hại phát sinh rất khó định lượng.
Th by, những thuật ngữ cơ bản để xác định phạm vi điều chỉnh của
TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra như khái niệm “ch v
thì đều chưa được các văn bản này làm rõ nội hàm một cách thống nhất nên không
xác định được phạm vi bảo hộ, phạm vi điều chỉnh của chế định TNBTTH do SP
có khuyết tật gây ra.
2.2. ánh giá thc tin thc hin pháp lut v trách nhim bng thit
hi do sn phm có khuyt tt gây ra  Vit Nam
Bức tranh thực tiễn thực hiện pháp luật về TNBTTH do SP có khuyết tật
gây ra sau bốn năm thực thi Luật BVQLNTD 2010 là tấm gương phản chiếu trung
thực những khó khăn còn vướng mắc khiến cho đạo luật này chưa phải là đáp án
để giải quyết bài toán BVQLNTD trong giai đoạn hiện nay. Từ phía cộng đồng
doanh nghiệp, ý thức tuân thủ pháp luật về TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra
vẫn còn bị bỏ ngỏ và gần như là mang tính đối phó, chỉ khi có CQNN can thiệp thì
mới thực hiện nghiêm túc, chấp nhận thương lượng với NTD về mức bồi thường
nhưng cũng chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn. Từ phía các tổ chức xã hội bảo
vệ NTD thì hoạt động còn mờ nhạt, không hiệu quả, không hỗ trợ được nhiều cho
NTD trong việc hướng dẫn và tổ chức khiếu nại, khiếu kiện, hòa giải yêu cầu
TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra. Từ phía các CQNN, mặc dù có những cố
gắng nhất định nhưng công tác thực hiện chế định này còn nhiều bất cập và hạn
chế nên cũng chưa tạo được niềm tin từ phía nhân dân. Trong khi nhận thức của
chính những NTD vẫn chưa thực sự được nâng cao, ít nhất là việc tự trang bị cho
mình những kiến thức tiêu dùng an toàn và tự bảo vệ mình là rất kém…
2.2.1. Thc tin thc hin pháp lut v trách nhim bng thit hi do sn
phm có khuyt tt gây ra ci tiêu dùng
Th nht, NTD Việt Nam còn thiếu kiến thức, thiếu quan tâm và tin tưởng

vào pháp luật BVQLNTD nói chung và pháp luật về TNBTTH do SP có khuyết tật
gây ra nói riêng


20
Th hai, tâm lý nhàm chán, bất lực của NTD trước thực trạng xâm phạm
quyền lợi của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và năng lực hạn chế của
CQNN nên NTD không khiếu nại, khởi kiện TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra
Th ba, do mức thu nhập bình quân của đa số NTD Việt Nam còn khá thấp
nên họ chấp nhận mua SP tương tự kém chất lượng, không đảm bảo an toàn với
giá rẻ và chấp nhận bị thiệt hại khi sử dụng SP đó
Th , thói quen không giữ lại hóa đơn, chứng từ liên quan đến SP khi mua
hàng hóa và sử dụng dịch vụ của NTD nên khi khiếu nại, khởi kiện sẽ thiếu căn cứ
để yêu cầu TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra
Th , do sự “yếu thế” về mọi mặt giữa NTD với các tổ chức, cá nhân
sản xuất, kinh doanh khiến NTD gặp nhiều khó khăn trong việc theo đuổi các
khiếu nại, khiếu kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do SP có khuyết tật gây ra
2.2.2. Thc tin thc hin pháp lut v trách nhim bng thit hi do sn
phm có khuyt tt gây ra ca các t chc, cá nhân sn xut, kinh doanh
Với vấn đề TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra – một vấn đề liên quan đến
nhiều mặt của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh như: lợi nhuận, chất lượng
hàng hóa, chất lượng dịch vụ, độ an toàn của SP, trách nhiệm xã hội, đạo đức kinh
doanh thì lại càng phức tạp hơn. Trong những năm qua các cá nhân, tổ chức sản
xuất kinh doanh Việt Nam đã có những sự thay đổi đáng ghi nhận về mặt nhận
thức đối với vấn đề TNSP, chuyển từ hướng ít quan tâm sang có quan tâm, và một
số ít trong đó cũng có sự phấn đấu để đạt được những chuẩn về TNSP. Tuy nhiên
với 541.103 doanh nghiệp tồn tại về mặt pháp lý (tính đến thời điểm 01/01/2012
trên phạm vi cả nước), chưa kể đến những NSX, NPP là những hộ gia đình, cá
nhân, tổ chức kinh doanh nhỏ lẻ, không có đăng ký kinh doanh thì con số đó vẫn
còn quá nhỏ nếu không muốn nói là quá thấp so với mức yêu cầu chung của các

nước trong khu vực và quốc tế. Sự chuyển biến trong nhận thức của các NSX,
NPP vẫn chỉ là những khởi đầu nhỏ so với những thay đổi nhanh chóng của nền
kinh tế thị trường như hiện nay.
Th nht, ý thức tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh
doanh kém, “mải mê chạy theo lợi nhuận” bất chấp việc gây ra thiệt hại về tài sản,
sức khỏe, tính mạng cho NTD
Th hai, nhiều tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh chân chính lo sợ tâm lý
tẩy chay hàng loạt từ phía NTD nên “không dám” công bố những SP tương tự là
hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng thiếu an toàn gây thiệt hại cho NTD


21
Th ba, các chế tài pháp luật xử lý hành vi vi phạm của các cá nhân, tổ chức
sản xuất kinh doanh hiện nay chưa nghiêm khắc, chưa đủ sức răn đe
Th , đa số các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh đều có xu hướng “né
tránh” những kiếu nại từ phía NTD và đổ lỗi cho NTD hay chủ thể khác trong
chuỗi phân phối để từ chối thương lượng bồi thường
2.2.3. Thc tin thc hin pháp lut v trách nhim bng thit hi do sn
phm có khuyt tt gây ra ti h thc v bo v quyn li
i tiêu dùng
2.2.3.1. Thực tiễn thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản
phẩm có khuyết tật gây ra tại hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng
Th nht, các CQQLNN về BVQLNTD ở cấp địa phương không có bộ phận
chuyên trách, phòng ban đầu mối tiếp nhận và trực tiếp giải quyết những khiếu
nại, tố cáo liên quan đến yêu cầu TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra của NTD
hoặc có nhưng hoạt động còn hạn chế
Th hai, TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra có thể phát sinh trong nhiều
lĩnh vực kinh doanh SP thuộc thẩm quyền của các CQQLNN khác nhau nhưng
giữa các cơ quan này chưa tạo ra một cơ chế phối hợp và phân công trách nhiệm

rõ ràng, đồng bộ dẫn đến sự chồng chéo, mâu thuẫn về thẩm quyền gây khó khăn
cho hoạt động khiếu nại của NTD
Th ba, những cán bộ chuyên trách tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của
NTD về TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra ở các CQQLNN còn hạn chế cả về
số lượng, hạn chế về chất lượng, chưa được trao đủ thẩm quyền để tiến hành hoạt
động này một cách hiệu quả
Th , không có cơ chế chịu trách nhiệm nghiêm khắc cho những cán bộ,
CQQLNN tắc trách trong công tác BVQLNTD nói chung và hoạt động giải quyết
khiếu nại liên quan đến TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra nói riêng khiến cho
hoạt động của CQQLNN kém hiệu quả và không tạo được niềm tin trong nhân dân
2.2.3.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản
phẩm có khuyết tật gây ra tại hệ thống các cơ quan tòa án
 cơ chế giải quyết tranh chấp của NTD tại tòa án ở Việt Nam hiện
nay vẫn được áp dụng theo thủ tục tố tụng thông thường nói chung nên rất phức
tạp, không phù hợp với tính đặc thù của các tranh chấp về TNBTTH do SP có
khuyết tật gây ra


22
, cơ chế hoạt động của các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp nói chung
và hoạt động của hệ thống giám định tư pháp nói riêng chưa hoàn thiện, chưa có cơ
chế phối hợp linh hoạt, cán bộ làm công tác bổ trợ tư pháp còn bất cập cả về số
lượng và chất lượng
, hoạt động giải quyết những tranh chấp yêu cầu TNBTTH do SP có
khuyết tật gây ra tại tòa án còn nhiều hạn chế vì sự hiện diện của quá nhiều những
rào cản tố tụng
2.2.4. Thc tin thc hin pháp lut v trách nhim bng thit hi do sn
phm có khuyt tt gây ra ti h thng các t chc tri
Th nht, Theo Luật BVQLNTD 2010, trọng tài được sử dụng như một cách
giải quyết tranh chấp phát sinh khi có điều khoản trọng tài (Thuật ngữ dùng trong

Luật trọng tài thương mại 2010 là “thỏa thuận trọng tài”). Thỏa thuận trọng tài là
điều kiện tiên quyết cho sự bắt đầu quá trình tố tụng trọng tài, đồng thời cũng là cơ
sở quan trọng cho việc hình thành những thẩm quyền của hội đồng trọng tài trong
quá trình tố tụng.
Th hai, nhiều phán quyết của tổ chức trọng tài vẫn bị tòa án tuyên hủy do
vi phạm tố tụng trọng tài. Mặc dù phán quyết của trọng tài là chung thẩm nhưng
trong một số trường hợp phán quyết này vẫn bị hủy bởi tòa án nếu thỏa mãn
những điều kiện được nêu ra ở Điều 68 của Luật Trọng tài thương mại 2010.
Th ba, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chưa xem trọng việc giải
quyết tranh chấp bằng trọng tài vì đây không phải là phán quyết của CQNN nên
các doanh nghiêp chưa có ý thức tự giác tuân thủ một cách tự nguyện. Ngoài ra,
việc thi hành quyết định trọng tài gặp khó khăn do điều kiện khách quan vì việc thi
hành phán quyết trọng tài là rất đa dạng, liên quan đến nhiều địa bàn, nhiều doanh
nghiệp, nhiều quốc gia, tài sản ở nhiều nơi… khiến cho NTD gặp khó khăn trong
việc sử dụng phương thức này, phán quyết có thắng kiện nhưng để thi hành án trên
thực tế cũng không phải là điều đơn giản.
Th , chi phí giải quyết tranh chấp bằng trọng tài khá cao so với các
phương thức giải quyết tranh chấp khác.
Th , sự phối hợp chưa chặt chẽ, thường xuyên và kịp thời giữa tòa án
và trọng tài trong việc thi hành phán quyết trọng tài.
2.2.5. Thc trng thc hin pháp lut v trách nhim bng thit hi do sn
phm có khuyt tt gây ra ti các t chc xã hi bo v i tiêu dùng

×