Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Phân tích những điểm mới trong quy định về thủ tục giải quyết tranhchấp bằng trọng tài thương mại theo Luật trọng tài thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.66 KB, 17 trang )

A. MỞ ĐẦU
Với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam và các nước trên thế giới,
đặc biệt khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới(WTO) thì các
vụ tranh chấp thương mại càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, giải quyết tranh
chấp thương mại là vấn đề vô cùng phức tạp do tham gia vào các quan hệ này
có nhiều chủ thể với những địa vị pháp lý không giống nhau, thuộc những hệ
thống pháp luật khác nhau... Do đó, việc lựa chọn được một phương thức giải
quyết tranh chấp hợp lí là một vấn đề có ư nghĩa quyết định trong việc đảm
bảo và thúc đẩy các hoạt động thương mại quốc tế phát triển thuận lợi.
Trên thực tế, toà án là cơ quan có đủ chức năng để thực hiện những cơ sở
pháp lí trong việc giải quyết tranh chấp nói chung. Song các đặc tính gay gắt,
phức tạp và sòng phẳng của các hoạt động thương mại thì bên cạnh toà án
cũng có những biện pháp giải quyết tranh chấp khác có hiệu quả hơn nhiều.
Một trong những biện pháp đó là "Trọng tài thương mại". Ở Việt Nam, từ khi
Pháp lệnh trọng tài năm 2003 ra đời cho đến nay đã được 9 năm thực hiện
nhưng việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là chưa thực sự phổ biến do
có những vấn đề khi áp dụng nó trong thực tế để giải quyết tranh chấp thương
mại. Luật trọng tài thương mại năm 2010 ra đời đã cải biến được phần nào
thực trạng đó. Để tìm hiểu rõ hơn về những điểm mới này, nhóm em xin chọn
đề tài: “ Phân tích những điểm mới trong quy định về thủ tục giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài thương mại theo Luật trọng tài thương mại ”.

B. NỘI DUNG
I. Một số lý luận về thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương
mại theo Luật trọng tài thương mại
1. Khái niệm trọng tài thương mại

1


Trọng tài thương mại được tiếp cận theo nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng


chủ yếu trên 2 phương diện đó là: Cơ quan giải quyết tranh chấp và là phương
thức giải tranh chấp. Với tư cách là cơ quan giải quyết tranh chấp,trọng tài
được hiểu “ là cơ quan trung gian được các bên đương sự giao tranh chấp cho
xét xử ”. Với tư cách là một phương thức giải quyết tranh chấp thì LTTTM
2010 đã quy đinh: “ Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh
chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của luật này ”.
2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài thương mại
Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp phát sinh
trong hoạt động thương mại. “Hoạt động thương mại là việc thực hiện một
hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua
bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; phân phối, đại diện, đại lý thương mại; ký
gửi, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn;kỹ thuật; li-xăng; đầu tư; tài chính,
ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyểnhàng hoá, hành khách
bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và cáchành vi
thương mại khác theo quy định của pháp luật” (Điều 2 Khoản 3 Pháp lệnh
Trọng tài thương mại ngày 25/02/2003).
Như vậy, thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài thương mại là các vụ
tranh chấp mà trong đó các bên tranh chấp là những cá nhân kinh doanh hoặc
tổ chức kinh doanh (các bên tranh chấp đều có đăng ký kinh doanh) và trước
hoặc sau khi xảy ra tranhchấp các bên có thỏa thuận trọng tài.
3. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
- Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó
không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
- Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của
pháp luật.
2


- Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng
tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của

mình.
- Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai,
trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Phán quyết trọng tài là chung thẩm.
4. Trình tự giải quyết tranh chấp tại trọng tài thương mại
Trình tự giải quyết tranh chấp tại hội đồng trọng tài của trung tâm trọng tài
- Đơn kiện và thụ lý đơn kiện
- Tự bảo vệ của bị đơn.
- Thành lập hội đồng trọng tài tại trung tâm trọng tài.
- Chuẩn bị giải quyết
- Hoà giải
- Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp và quyết định trọng tài.
Trình tự giải quyết tranh chấp tại hội đồng trọng tài do các bên thành lập
- Đơn kiện
- Bản tự bảo vệ của bị đơn
- Thành lập hội đồng trọng tài
II. Những điểm mới trong quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài thương mại theo luật trọng tài thương mại
1. Về khởi kiện, thụ lý, bản tự bảo vệ và quyền kiện lại của bị đơn
1.1 Thông báo đơn khởi kiện:
Theo Pháp lệnh về trọng tài thương mại số 08/2003/PL-UBTVQH11 năm
2003 tại khoản 5 Điều 20, trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ khi nhận
3


được đơn kiện, trung tâm Trọng tài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn kiện của
nguyên đơn và những tài liệu theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Theo Luật Trọng tài thương mại số 54/2010/QH12 năm 2010, tại Điều 32
về việc thông báo đơn khởi kiện, nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc
quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, trong thời

hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, các tài liệu kèm theo và
chứng từ nộp tạm ứng phí trọng tài, Trung tâm trọng tài phải gửi cho bị đơn
bản sao đơn khởi kiện của nguyên đơn và những tài liệu theo quy định tại
khoản 3 Điều 30 của Luật này. Ở đây, Luật đã tăng thời hạn từ 5 ngày lên 10
ngày.
1.2 Phí trọng tài:
Luật Trọng tài thương mại 2010 nêu cụ thể hơn về phí trọng tài, gồm có:
+ Thù lao Trọng tài viên, chi phí đi lại và các chi phí khác cho Trọng tài viên;
+ Phí tham vấn chuyên gia và các trợ giúp khác theo yêu cầu của Hội đồng
trọng tài;
+ Phí hành chính;
+ Phí chỉ định Trọng tài viên vụ việc của Trung tâm trọng tài theo yêu cầu của
các bên tranh chấp;
+ Phí sử dụng các dịch vụ tiện ích khác được cung cấp bởi Trung tâm trọng
tài.
1.3 Bản tự bảo vệ:
Điều 35 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về nội dung của bản tự
bảo vệ là cần phải có tên và địa chỉ của người được bị đơn chọn làm Trọng tài
viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên. Trường hợp bị đơn cho rằng vụ
tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Trọng tài, không có thoả thuận trọng
4


tài, thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện
được thì phải nêu rõ điều đó trong bản tự bảo vệ.
Về việc gửi bản tự bảo vệ, trường hợp bị đơn không nộp bản tự bảo vệ
theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này thì quá trình giải quyết tranh
chấp vẫn được tiến hành.
1.4 Rút đơn khởi kiện, đơn kiện lại; sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện, đơn kiện
lại hoặc bản tự bảo vệ:

Điều 37 Luật Trọng tài thương mại quy định: Trước khi Hội đồng trọng tài
ra phán quyết trọng tài, các bên có quyền rút đơn khởi kiện, đơn kiện lại.
Ngoài ra, so với Pháp lệnh năm 2003, Luật Trọng tài thương mại 2010 còn bổ
sung thêm điều khoản: “Trong quá trình tố tụng trọng tài, các bên có thể sửa
đổi, bổ sung đơn khởi kiện, đơn kiện lại hoặc bản tự bảo vệ. Hội đồng trọng
tài có quyền không chấp nhận các sửa đổi, bổ sung này nếu thấy rằng việc đó
có thể bị lạm dụng nhằm gây khó khăn, trì hoãn việc ra phán quyết trọng tài
hoặc vượt quá phạm vi của thỏa thuận trọng tài áp dụng cho vụ tranh chấp”.
2. Thành lập Hội đồng trọng tài
2.1 Tiêu chuẩn trọng tài viên
Luật Trọng tài thương mại vẫn có các quy định về tiêu chuẩn tối thiểu đối
với Trọng tài viên nhằm hình thành ở nước ta một đội ngũ trọng tài viên nòng
cốt có năng lực, có tính chuyên nghiệp, có chuyên môn và uy tín xã hội. Theo
đó cá nhân có năng lực hành vi dân sự, có trình độ đại học trở lên và đã qua
thực tế công tác từ năm năm trở lên có thể là Trọng tài viên.
Đặc biệt, để tạo điều kiện cho các bên tranh chấp có thể lựa chọn Trọng tài
viên phù hợp nhất để giải quyết vụ tranh chấp đòi hỏi chuyên môn sâu, Luật
có quy định tại khoản 1c Điều 20: “Trong trường hợp đặc biệt, chuyên gia có
trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tuy không đáp
5


ứng được yêu cầu nêu tại điểm b khoản này, cũng có thể được chọn làm
Trọng tài viên”.
Hay như tại khoản 3 Điều 20: “Trung tâm trọng tài có thể quy định thêm
các tiêu chuẩn cao hơn tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này đối với
Trọng tài viên của tổ chức mình”.
Khắc phục những hạn chế của Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003,
Luật Trọng tài thương mại không yêu cầu Trọng tài viên phải có quốc tịch
Việt Nam. Điều đó có nghĩa là người nước ngoài cũng có thể được chỉ định

làm Trọng tài viên ở Việt Nam nếu các bên tranh chấp hoặc tổ chức trọng tài
tín nhiệm họ. Quy định này đáp ứng nhu cầu thực tế trong giai đoạn Việt Nam
tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế.
2.2 Thay đổi trọng tài viên
Điểm mới của luật trọng tài thương mại quốc tế năm 2010 so với năm
2003 trong việc thay đổi trọng tài viên có những điểm sau:
Thứ nhất: So với năm 2003 lý do thay đổi trọng tài viên đã được mở rộng
hơn, ngoài 3 mục
- Trọng tài viên là người thân thích hoặc là người đại diện của một bên;
- Trọng tài viên có lợi ích liên quan trong vụ tranh chấp;
- Có căn cứ rõ ràng cho thấy Trọng tài viên không vô tư, khách quan; nếu
trọng tài viên đã là hòa giải viên, người đại diện, luật sư của bất cứ bên nào
trước khi đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại trọng tài, trừ trường hợp được
các bên chấp thuận bằng văn bản. Nhằm đem lại sự công bằng cho 2 bên khi
có tranh chấp thương mại xảy ra.
Thứ hai : Trong trường hợp Trọng tài viên vì sự kiện bất khả kháng hoặc
trở ngại khách quan mà không thể tiếp tục tham gia giải quyết tranh chấp hoặc
6


bị thay đổi thì việc chọn, chỉ định Trọng tài viên thay thế được thực hiện theo
trình tự, thủ tục quy định của Luật này.
3. Chuẩn bị xét xử của hội đồng trọng tài:
Luật trọng tài thương mại năm 2010 không chỉ có những đổi mới hơn so
với pháp lệnh về trọng tài thương mại năm 2003 về vấn đê khởi kiện, thự lý,
bản tự bảo vệ và quyền khiếu nại của bị đơn; về việc thành lập Hội đồng trọng
tài mà còn có những điểm mới về việc chuẩn bị xét xử của Hội đồng trọng tài.
Và trong vấn đề về chuẩn bị xét xử của Hổi đồng trọng tài có hai vấn đề
chính. Đó là: cung cấp, thu thập chứng cứ và triệu tập người làm chứng cho
vụ tranh chấp và áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời.

3.1. Cung cấp, thu thập chứng cứ và triệu tập nhân chứng cho vụ tranh chấp:
Thứ nhất, về vấn đề cung cấp và thu thập chứng cứ thì được pháp lệnh
trọng tài thương mại 2003 quy định tại Điều 32 và được luật trọng tại thương
mại 2010 quy định tại Điều 46.
Nhìn chung, pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 không quy định rõ ràng
và chặt chẽ như luật trọng tài thương mại 2010. Pháp lệnh trọng tài thương
mại 2003 chỉ nêu ra hai khoản ngắn gọn về cung cấp, thu thập chứng cứ cho
vụ tranh chấp: khoản 1 là nghĩa vụ của các bên và khoản 2 là thẩm quyền của
Hội đồng nhân dân như có thể tự mình thu thập chứng cứ, mời giám định theo
yêu cầu của một bên hoặc các bên thông qua việc thông báo cho các bên…
Nhưng trong luật trọng tài thương mại thì được quy định một cách rõ ràng tại
6 khoản của Điều 46 về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thương mại về thu
thập chứng cứ. Trong đó quy định rõ ràng và chi tiết hơn về nghĩa vụ của các
bên trong việc thu thập chứng cứ (khoản 1), trách nhiệm, nghĩa vụ của Hội
đồng trọng tài trong việc thu thập chứng cứ (khoản 2, 3, 4) hoặc một số quy
định khác về việc đề nghị Tòa án thu thập chứng cứ và trách nhiệm của các cơ
quan có giữ chứng cứ (khoản 5,6).
7


Từ đó cho thấy luật trọng tài thương mại 2010 có những quy định cụ thể,
rõ ràng và chi tiết hơn so với pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 để từ đó
giúp cho công việc giải quyết tranh chấp của trọng tài thương mại sẽ hạn chế
được nhiều tranh cãi và công bằng hơn.
Thứ hai, bên cạnh vấn đề cung cấp, thu thập chứng cứ thì còn có vấn đề
triệu tập nhân chứng. Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 không quy định về
việc triệu tập nhân chứng. Nhưng tại luật trọng tài thương mại 2010 thì việc
triệu tập nhân chứng lại được quy định rõ tại Điều 47. Tại điều này, luật quy
định cụ thể về quyền và trách nhiệm của Hội đồng trọng tài trong việc triệu
tập người làm chứng để giải quyết vụ việc tranh chấp.

Tóm lại những điểm mới trong việc cung cấp, thu thập chứng cứ và triệu
tập nhân chứng tại luật trọng tài 2010 có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc
nâng cao vị thế của trọng tài thương mại. Hơn thế tạo điều kiện thuận lợi cho
việc giải quyết tranh chấp hạn chế nhiều tranh cãi, công bằng và chặt chẽ.
3.2 Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Trong pháp luật Việt Nam, Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) 2004 có
một chương riêng với 28 điều quy định về biện pháp KCTT (Chương VIII,
các Điều từ 99 đến 126). Về bản chất, các quy định mới của các Điều từ 48
đến 53 Luật Trọng tài Thương mại năm 2010 (LTT 2010) là luật riêng so với
các quy định chung của BLTTDS 2004. Nói cách khác, trong tố tụng trọng tài
phải áp dụng trước tiên các quy định của LTT 2010, nếu các quy định đó
thiếu, chưa rõ hoặc chưa cụ thể thì cần áp dụng các nguyên tắc chung về biện
pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự.
Chương VII LTTTM 2010 các Điều từ 48 đến 53 về biện pháp KCTT là
một quy trình, quy định quyền yêu cầu, thẩm quyền xem xét và ban hành các
quyết định tố tụng, các đảm bảo, quyền khiếu nại và yêu cầu đền bù thiệt hại
nếu có.
8


LTTTM 2010 của Việt Nam quy định rất uyển chuyển, và có vẻ như rất
thận trọng rằng các bên có thể nhờ cậy đến tòa án (sau khi nộp đơn kiện tới
trọng tài – Điều 53.1) hoặc trọng tài (sau khi lập HĐTT – các Điều 48, 49)
yêu cầu ban hành các lệnh KCTT. Nếu yêu cầu được gửi tới cả hai nơi, thì có
thể hiểu rằng cơ quan tài phán nào nhận trước sẽ thụ lý, cơ quan nhận sau
phải từ chối (theo khoản 3,điều 49 LTTTM 2010, HĐTT phải từ chối yêu cầu,
nếu đương sự đã yêu cầu tòa án; ngược lại theo khoản 5,điều 53 LTT 2010,
tòa án phải từ chối, nếu đương sự đã yêu cầu HĐTT).
LTT 2010 là một thành tựu lập pháp quan trọng. Các quy định về biện
pháp KCTT trong Luật này được thiết kế uyển chuyển và hợp lý, hiệu quả của

chúng có thể cần phải chờ đợi sự phán xét từ thực tiễn và nên được đánh giá
chung trong tổng thể hệ thống pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam.
4. Phiên họp giải quyết tranh chấp thương mại
Thứ nhất, Phiên họp giải quyết tranh chấp thương mại được quy định trong
Pháp Lệnh Trọng Tài Thương Mại 2003 tại các điều từ điều 37 đến điều 41,
điều 43 và điều 47 trong chương V Tố Tụng Trọng Tài. Nhưng đến Luật
Trọng Tài thương mại 2010 các quy định đó đã được điều chỉnh, sắp xếp vào
một chương riêng biệt ( chương VIII Phiên họp giải quyết tranh chấp thương
mại với 6 điều luật từ điều 54 đến điều 59).
Thứ hai, Luật Trọng Tài thương mại 2010 nêu được thời hạn giải quyết
cũng như quy trình hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp một cách chi tiết,
đầy đủ, dễ hiểu tại điều 57, trong khi điều 41 của Pháp lệnh còn khá sơ sài và
mơ hồ.
Thứ ba, việc đình chỉ giải quyết tranh chấp được quy định trong Luật trọng
tài thương mại (điều 59) cũng khắc phục được sự thiếu sót về các trường hợp
đình chỉ giải quyết tranh chấp, thẩm quyền giải quyết, trường hợp không có
quyền khởi kiện ..v..v.. của Pháp lệnh TTTM 2003. Quả thật, sự ra đời của
9


Luật trọng tài thương mại 2010 đã kế thừa những chế định tiến bộ, phù hợp
kết hợp với những quy định mới, hoàn chỉnh hơn so với Pháp lệnh Trọng tài
thương mại 2003.
5. Phán quyết trọng tài
Các điều khoản về phán quyết trọng tài trong Luật trọng tài năm 2010
được quy định tại điều 61 đến điều 74:
- Sửa tên quyết định trọng tài thành phán quyết trọng tài nhằm phân biệt quyết
định trọng tài cuối cùng (phán quyết trọng tài) với các quyết định được trọng
tài ban hành trong quá trình giải quyết bằng trọng tài. Điều này cũng phù hợp
với quy định của Luật Mẫu UNCITRAL và pháp luật các nước.

- Sửa đổi điều khoản hiệu lực của phán quyết trọng tài với mục đích nhấn
mạnh vị trí quan trọng của phán quyết trọng tài như là bản án của Tòa án. Sự
khẳng định này là cần thiết bởi lẽ về bản chất, trọng tài là thiết chế tài phán
tư, không có sức mạnh cưỡng chế như Tòa án.
Luật đã hạn chế nguy cơ phán quyết của Trọng tài bị Tòa án tuyên hủy bởi
quy định không phù hợp của Pháp lệnh năm 2003 như quy định về quyền của
một bên được gửi đơn lên Toà án yêu cầu huỷ quyết định trọng tài nếu
“không đồng ý với quyết định trọng tài”, bởi vì các quy định này của Pháp
lệnh đã làm cho tố tụng trọng tài trở nên rất rủi ro và làm mất đi tính chung
thẩm của phán quyết trọng tài.
Về căn cứ hủy phán quyết trọng tài, Luật quy định các căn cứ rõ ràng, cụ
thể, phù hợp với Luật Mẫu UNCITRAL, xóa bỏ một số căn cứ hủy phán
quyết trọng tài không rõ ràng được quy định trong Điều 54 khoản 5 Pháp lệnh
Trọng tài thương mại năm 2003 đó là căn cứ: “Bên yêu cầu chứng minh được
trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp có Trọng tài viên vi phạm nghĩa vụ
của Trọng tài viên quy định tại khoản 2 Điều 13 của Pháp lệnh này”. Trên
10


thực tế những tiêu chí “vô tư”, “khách quan” không được quy định rõ ràng
nên rất dễ bị lạm dụng để yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.
Các căn cứ hủy phán quyết trọng tài được quy định tại điều 68 Luật Trọng
tài thương mại. Điểm khác biệt so với Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm
2003 là Luật đã phân chia nghĩa vụ chứng minh về căn cứ hủy thành 2 trường
hợp. Đối với các căn cứ tại mục a, b, c, d khoản 2, bên yêu cầu hủy có nghĩa
vụ chứng minh. Đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài quy định tại điểm đ,
Tòa án có trách nhiệm chủ động xác minh thu thập chứng cứ để quyết định
hủy hay không hủy phán quyết trọng tài.
6. Thi hành và hủy phán quyết của trọng tài thương mại
Pháp lệnh về trọng tài thương mại 2003 quy định thi hành phán quyết của

trọng tài tại điều 57: “ Sau thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn thi
hành quyết định trọng tài, nếu một bên không tự nguyện thi hành, cũng không
yêu cầu huỷ theo quy định tại Điều 50 của Pháp lệnh này, bên được thi hành
quyết định trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án cấp tỉnh
nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành, thi hành
quyết định trọng tài ”. Điểm mới của Luật trọng tài thương mại 2010 là
không nói đến thời hạn thi hành phán quyết trọng tài(điều 66). Hơn nữa tại
khoản 2 điều 66 quy định: “ Đối với phán quyết của Trọng tài vụ việc, bên
được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm
quyền thi hành phán quyết trọng tài sau khi phán quyết được đăng ký theo
quy định tại Điều 62 của Luật này ”.
Bên cạnh đó, Luật đã hạn chế nguy cơ phán quyết của Trọng tài bị Tòa án
tuyên hủy bởi quy định không phù hợp của Pháp lệnh TTTM như quy định về
quyền của một bên được gửi đơn lên Toà án yêu cầu huỷ quyết định trọng tài
nếu “không đồng ý với quyết định trọng tài”, bởi vì các quy định này của
Pháp lệnh đã làm cho tố tụng trọng tài trở nên rất rủi ro và làm mất đi tính
11


chung thẩm của phán quyết trọng tài mà pháp luật của hầu hết các nước đều
công nhận. Trong một cuộc trao đổi ngắn với phóng viên, Luật sư Trần Hữu
Huỳnh cũng khẳng định: “ Trước đây, không ít bên thua kiện không muốn thi
hành phán quyết, trọng tài có thể yêu cầu tòa án hủy nhưng do một số nhược
điểm nên căn cứ hủy có thể bị lạm dụng. Theo Luật, tính minh bạch của căn
cứ hủy phán quyết trọng tài được nâng lên mức cao hơn ”.
Luật cũng quy định phù hợp hơn về thủ tục Tòa án xét đơn yêu cầu hủy
phán quyết trọng tài. Khác với Pháp lệnh TTTM, thủ tục tòa án xét đơn yêu
cầu hủy phán quyết trọng tài theo Luật TTTM chỉ có một cấp và có giá trị
chung thẩm. Luật quy định một Hội đồng gồm 03 thẩm phán xem xét đơn yêu
cầu hủy phán quyết trọng tài và quyết định của Hội đồng là chung thẩm có

hiệu lực thi hành ngay là phù hợp (Điều 71).
III. Thực trạng về thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại.
Để hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật về trọng tài thương mại, Luật trọng
tài thương mại năm 2010 đã được ban hành, thay thế pháp lệnh năm 2003,
đưa hệ thống pháp luật về trọng tài thương mại của Việt Nam hoàn thiện hơn,
tiệm cận với pháp luật quốc tế, nâng cao tính minh bạch, chuyên nghiệp cho
hoạt động của các trung tâm trọng tài thương mại. Sau 1 năm thi hành, Luật
trọng tài thương mại cũng như giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương
mại đã thể hiện nhiều mặt tích cực nhưng cũng như tiêu cực. Trong phạm vi
bài viết này chúng em xin được nêu ra một vài thực trạng về thủ tục giải quyết
tranh chấp bằng trọng tài thương mại.
1.

Mặt tích cực.

Thứ nhất, về thời gian và quy trình tố tụng, với đặc điểm của cơ chế tố
tụng hiện nay, một vụ việc tranh chấp kinh doanh thương mại nếu trải qua đủ
các trình tự, thủ tục pháp lý sơ thẩm, phúc thẩm, thì về mặt quy định thời hạn
giải quyết tại tòa án có thể từ 7 - 12 tháng, trên thực tế, có thể mất 1 - 3 năm.
12


Trong khi đó, nếu cộng tất cả các thời hạn theo các trình tự, thủ tục liên quan,
thì thời hạn giải quyết một vụ tranh chấp của trọng tài thương mại chỉ mất
khoảng hơn 120 ngày thực tế cũng không khác xa là bao. (theo Luật sư Trần
Minh Hải, Giám đốc Điều hành Công ty Luật Ngân hàng Chứng khoán Đầu
tư). Đặc biệt, việc xét xử một lần với thủ tục đơn giản và tiết kiệm thời gian là
một ưu điểm nổi bật của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại.
Thứ hai, đội ngũ trọng tài viên đều là những chuyên gia của nhiều lĩnh vực
khác nhau, có kiến thức và dày dạn về kinh nghiệm về những vụ việc mà họ

tham gia giải quyết trong tư cách trọng tài viên. Điều này khiến cho trong quá
trình giải quyết vụ việc, giữa trọng tài viên và các DN đã có sẵn tiền đề tốt
cho việc phân giải là sự cùng am hiểu về những khái niệm kinh doanh, về
những vấn đề kinh tế… Trong khi đó, rất nhiều DN đã chật vật giải thích
những ý kiến kinh doanh của mình khi tham gia tranh tụng tại tòa án, vì sự
hạn chế trong tiếp cận các thông tin, kiến thức kinh doanh của nhiều thẩm
phán. Đây rõ ràng là ưu điểm của trọng tài thương mại mà các DN có thể nhìn
nhận được.
Thứ ba, phạm vi công nhận thi hành rộng khắp trên 144 quốc gia là thành
viên của Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành phán quyết
trọng tài.
Thứ tư, hoạt động của trọng tài thương mại có thể được Tòa án hỗ trợ bằng
nhiều biện pháp khác nhau như: quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp
tạm thời, ra quyết định triệu tập người làm chứng đến phiên họp của Hội đồng
trọng tài…cho nên hiệu quả hoạt động của trọng tài thương mại sẽ được nâng
cao và đảm bảo tốt hơn.
Thứ năm, bằng cách giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, quyền tự do
quyết định thủ tục xét xử, lựa chọn hình thức trọng tài, lựa chọn trọng tài
viên… đã được trao cho DN. Như vậy, quyền tự quyết định về tài sản và
13


quyền lợi kinh tế của DN, trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được
đảm bảo. (LS Phạm Hồng Hải – Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư VN)
Thứ sáu, với pháp luật giải quyết tranh chấp trọng tài cũ, quyết định của
các trung tâm trọng tài đôi khi bị tòa án tuyên vô hiệu chỉ vì những lỗi rất tiểu
tiết. Bất cập này đã được luật mới khắc phục. Tôn trọng quyết định trọng tài
cũng chính là tôn trọng quyền tự quyết của các bên (LS Phạm Hồng Hải –
Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư VN).
Thứ bảy, Nguyên tắc bí mật trong xét xử trọng tài cũng là thế mạnh của

hình thức này. Không chỉ là vấn đề giữ uy tín với bạn hàng, những bí mật
trong thương mại, kinh doanh cũng đảm bảo. Giữ bí mật cho vụ án cũng giúp
cho việc xét xử không bị những sức ép không đáng có.
2.

Mặt tiêu cực.

Bên cạnh những mặt tích cực, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
thương mại cũng bộc lộ những hạn chế nhất định.
Thứ nhất, về việc xét xử một lần, đây là một ưu điểm về mặt thời gian và
thủ tục nhưng cũng là một điểm hạn chế. Việc xét xử một lần không tránh
khỏi những nhầm lẫn nhất định trọng các phán quyết của trọng tài viên.
Thứ hai, Cơ quan trọng tài không có quyền quyết định áp dụng một số
biện pháp khẩn cấp tạm thời như kê biên tài sản tranh chấp, cấm chuyển dịch
tài sản tranh chấp,…các biện pháp này phải do Tòa án quyết định khi có đơn
của các bên có quyền gửi đến. Điều này có thể dẫn đến sự tẩu tán tài sản đang
bị tranh chấp, gây thiệt hại cho các bên và khó khăn cho việc giải quyết tranh
chấp của trọng tài.
Thứ ba, Phán quyết của trọng tài, tuy là chung thẩm, nhưng bên bị đơn có
thể yêu cầu toà án xem xét lại và Tòa án có thể quyết định hủy hay không hủy
14


quyết định trọng tài. Như vậy, phán quyết của trọng tài nhiều lúc làm cho bên
“thắng kiện” không yên tâm.

C. KẾT BÀI
Để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đưa hệ thống pháp luật Việt
Nam tiệm cận với pháp luật quốc tế, nâng cao tính minh bạch, chuyên nghiệp
cho hoạt động của các trung tâm trọng tài thương mại, Luật Trọng tài thương

mại 2010 được ban hành để thay thế cho Pháp lệnh Trọng tài thương mại
2003. Những điểm mới của Luật Trọng tài thương mại 2010 đã giải quyết
được những vấn đề bất cập mà Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 còn tồn
tại, lấp đầy các khoảng trống pháp lí còn thiếu và mở rộng thêm những vấn đế
khác như: phạm vi thẩm quyền của Trọng tài, chủ thể tranh chấp,... Từ đó góp
phần hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về trọng tài thượng mại nói
chung và hệ thống pháp luật kinh tế nói chung.

15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Giáo trình Luật thương mại tập II, NXb Công An Nhân Dân, Hà Nội-

2.
3.

2009
Luật trọng tài thương mại 2010
Pháp lệnh về trọng tài thương mại số 08/2003/PL-UBTVQH11 năm

4.







2003
Các website:



chinhphu.vn
tinnhanhchungkhoan.vn (Trọng tài thương mại, sự ưu việt bị nghi ngờ




ngày11-07-2012)



16


17



×