Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Bình luận các quy định về đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp; ý kiến pháp lý nhằm thực hiện tốt pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.36 KB, 14 trang )

Bài tập học kỳ Môn Luật Tài chính
Lớp N05-TL3

MỤC LỤC
Theo quy định tại Điều 7: Nghĩa vụ của hợp tác xã thì HTX có nghĩa vụ Nộp thuế
và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. ......................8

LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay ở các nước phát triển, thuế thu nhập doanh nghiệp giữ vai
trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo ổn định nguồn thu ngân sách
Nhà nước và thực hiện phân phối thu nhập. Mức thuế cao hay thấp áp
dụng cho các chủ thể thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là
khác nhau, điều đó phụ thuộc vào quan điểm điều tiết thu nhập và mục
tiêu đặt ra trong phân phối thu nhập của từng quốc gia trong từng giai
đoạn lịch sử nhất định. Để hiểu rõ hơn về loại thuế thu nhập này sau đây
em xin trình bày đề tài “Bình luận các quy định về đối tượng nộp thuế
thu nhập doanh nghiệp theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp; ý kiến
pháp lý nhằm thực hiện tốt pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp”

NỘI DUNG
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THU VỀ THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIÊP.
1. Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp.
Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều quan điểm khác nhau về thuế thu
nhập doanh nghiệp. Theo Giáo trình Thuế Đại học Luật Hà Nội: “ Thuế
thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, đánh vào cơ sở kinh doanh

1


Bài tập học kỳ Môn Luật Tài chính


Lớp N05-TL3

nhằm đảm bảo sự đóng góp công bằng, hợp lý giữa các cá nhân, tổ chức
sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ có thu nhập, góp phần thúc đẩy
sản xuất kinh doanh phát triển”1
Một số đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp:
-

Thuế TNDN là thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế trong

kì của các doanh nghiệp, đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là các
doanh nghiệp, các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau
đồng thời cũng là người chịu thuế.
-

TTNDN mang đầy đủ của thuế trực thu, thường mang tính lũy

tiến, đảm bảo công bằng xã hội.
-

TTNDN đánh vào thu nhập chịu thuế của các cơ sở kinh doanh

nên nó phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
hoặc các nhà đầu tư. Thuế TNDN được xác định trên cơ sở thu nhập chịu
thuế, nên chỉ khi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư kinh doanh có lợi
nhuận mới phải nộp TTNDN.
-

Thu nhập được hình thành thông qua quá trình phân phối lần


đầu và phân phối lại thu nhập quốc dân.
2. Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường.
Với vai trò là công cụ hữu hiệu trong điều hành kinh tế Nhà nước,
Thuế thu nhập doanh nghiệp có vai trò cực kỳ quan trọng để Nhà nước sử
dụng điều hòa và phát triển nền kinh tế, thực hiện các mục tiêu do Đảng
đặt ra.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để Nhà nước
thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.
1

Giáo trình Thuế, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, năm 2008, Tr193.

2


Bài tập học kỳ Môn Luật Tài chính
Lớp N05-TL3

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta, tất cả các thành
phần kinh tế đều có quyền tự do kinh doanh và bình đằng trên cơ sở pháp
luật. Các doanh nghiệp với lực lượng lao động có tay nghề cao, năng lực
tài chính mạnh thì doanh nghiệp đó sẽ có ưu thế và có cơ hội để nhận
được thu nhập cao; ngược lại các doanh nghiệp với năng lực tài chính, lực
lượng lao động bị hạn chế sẽ nhận được thu nhập thấp, thậm chí không có
thu nhập. Ðể hạn chế nhược điểm đó, Nhà nước sử dụng thuế thu nhập
doanh nghiệp làm công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể có thu nhập
cao, đảm bảo yêu cầu đóng góp của các chủ thể kinh doanh vào ngân sách
Nhà nước được công bằng, hợp lý.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp là nguồn thu quan trọng của ngân

sách Nhà nước.
Phạm vi áp dụng của thuế thu nhập doanh nghiệp rất rộng, gồm cá
nhân, nhóm kinh doanh, hộ cá thể và các tổ chức kinh tế có hoạt động sản
xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có phát sinh lợi nhuận. Nền kinh tế thị
trường nước ta ngày càng phát triển và ổn định, tăng trưởng kinh tế được
giữ vững ngày càng cao, các chủ thể hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận thì khả năng huy động nguồn tài
chính cho ngân sách Nhà nước thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp
ngày càng dồi dào.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp được Nhà nước sử dụng như một
công cụ điều tiết, kích thích tiết kiệm đầu tư, thúc đẩy sản xuất kinh
doanh phát triển theo chiến lược kế hoạch của Nhà nước theo hướng
nâng cao năng lực hiểu quả xã hội. Do vậy, để tăng phúc lợi xã hội, cần
thiết phải điều tiết bớt thu nhập của đối tượng có thu nhập cao và phân
phối lại cho những đối tượng có thu nhập thấp hơn.

3


Bài tập học kỳ Môn Luật Tài chính
Lớp N05-TL3

- Thuế thu nhập doanh nghiệp được coi là nhân tố trung hoà tích
lũy thoái của các loại thuế tiêu dùng. Đây chính là một trong những lý do
để giải thích vì sao thuế thu nhập doanh nghiệp thường được thiết kế theo
cách lũy tiến hoặc quy định một mức thuế suất cố định nhằm đảm bảo sự
công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế khóa của công dân2.
Như vậy thuế thu nhập doanh nghiệp có vai trò vai trò hết sức quan
trọng hệ thống thuế nói riêng và hệ thống tài chính nói chung.
II. BÌNH LUẬN CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ

THU NHẬP DOANH NGHIỆP THEO LUẬT THUẾ TNDN 2008.
Điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 quy định: “Người
nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật
này (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật
Việt Nam ;
b) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước
ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc
không có cơ sở thường trú tại Việt Nam ;
c) Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;
d) Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật
Việt Nam ;
đ) Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.”

2

Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội, Những Điểm mới của Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp năm 2008 và biện pháp áp dụng, tr 9, 10

4


Bài tập học kỳ Môn Luật Tài chính
Lớp N05-TL3

Theo quy định của pháp luật hiện hành, đối tượng nộp thuế thu
nhập doanh nghiệp được quy định như sau:
Thứ nhất: Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của
pháp luật Việt Nam.

Theo Nghị định 124/2008/NĐ-CP thì doanh nhiệp được thành lập
theo quy định của pháp luật Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập và
hoạt động theo quy định của luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà
nước, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng,
Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán, Luật dầu khí,

Luật

thương mại và các quy định tại các văn bản pháp luật khác dưới các hình
thức: công ty cổ phân, Công ty Trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh,
doanh nghiệp tư nhân, Công ty Nhà nước, các bên trong Hợp đồng Hợp
tác kinh doanh, các bên trong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, xí
nghiệp liên doanh dầu khí, công ty điều hành chung.
Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt
Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu
nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam.
Như vậy, đối tượng Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hướng tới là
doanh nghiệp, tức là các tổ chức kinh tế hoạt động vì mục đích lợi nhuận.
Việc đánh thuế đối với các tổ chức kinh tế hoạt động có mục đích lợi
nhuận là biện pháp để phân phối lại thu nhập trong nền kinh tế quốc dân:
Các tổ chức kinh tế được thành lập để hướng tới cung cấp sản phẩm, dịch
vụ phục vụ khách hành, qua đó tìm kiếm lợi nhuận. Khi đã có lợi nhuận,
các tổ chức kinh tế này có nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước, đây là
khoản chi phia bù đắp lại những dịch vụ mà Nhà nước cung cấp cho
doanh nghiệp. Từ các khoản thuế mà doanh nghiệp đóng góp, Nhà nước

5


Bài tập học kỳ Môn Luật Tài chính

Lớp N05-TL3

sẽ sử dụng để đầu tư trở lại cho các doanh nghiệp để hoạt động ngày càng
hiệu quả hơn, hoặc đầu tư phát triển kinh tế, thực hiện các chính sách an
sinh xã hội. Biện pháp khấu trừ thu nhập đối với các doanh nghiệp thông
qua sắc thuế về thu nhập doanh nghiệp là thông lệ trên thế giới và doanh
nghiệp đương nhiên phải thực hiện.
Thứ hai: Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp
luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở
thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
Việc quy định đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp có sự
phân biệt giữa doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú hay không
thường trú tại Việt Nam. Trong đó pháp luật quy định đối tượng cư trú là:
các tổ chức kinh doanh được coi là đối tượng cư trú theo các tiêu chuẩn là
hoặc thành lập hoặc đăng ký kinh doanh tại Việt Nam hoặc có trụ sở đặt
tại Việt Nam đóng vai trò thực tế điều hành hoạt động sản xuất kinh
doanh tại Việt Nam mang lại thu nhập, bao gồm: Chi nhánh, văn phòng
điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tại, hầm mỏ, khí hoặc
địa điểm xây dựng khai thác tài nguyên thiên nhiên tại việt Nam; Địa
điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp; cơ sở cung cấp dịch
vụ, bao gồm dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hay một tổ chức, cá
nhân khác; đại lí cho doanh nghiệp nước ngoài; đại diện tại Việt Nam
trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên
doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện giao hành hóa
hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.
Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú có nghĩa vụ nộp thuế
thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản thu nhập liên quan đến hoạt
động của cơ sở thường trú mà không phân biệt thu nhập chịu thuế đó phát

6



Bài tập học kỳ Môn Luật Tài chính
Lớp N05-TL3

sinh tại Việt Nam hay ngoài Việt Nam. Trường hợp các khoản thu nhập
chịu thuế không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú thì doanh
nghiệp chỉ phải nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt
Nam.
Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam
nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.
Như vậy, với việc pháp luật quy định như trên phần nào cho ta
thấy: pháp luật hướng tới sự bình đẳng giữa các tổ chức kinh tế quốc tế
đang đầu tư, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam đồng thời cũng phần nào
hấp dẫn các tổ chức sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.

Thứ 3: Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.
Theo luật Hợp tác xã năm 2003 quy định: Hợp tác xã là tổ chức
kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung
là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra
theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên
tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động
sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách
pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong
phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của hợp tác xã
theo quy định của pháp luật.

7



Bài tập học kỳ Môn Luật Tài chính
Lớp N05-TL3

Theo quy định tại Điều 7: Nghĩa vụ của hợp tác xã thì HTX có
nghĩa vụ Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định
của pháp luật.
Thứ 4: Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của
pháp luật Việt Nam: Gồm Tổ chức kinh tế của tố chức chính trị, chính
trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; cơ
quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng
hóa dịch vụ.
Thứ 5: Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu
nhập. Đây là một quy định mở của pháp luật, dự liệu cho tương lai trong
thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Luật thuế TNDN năm 2008 áp dụng cho mọi thành phần kinh tế
(trừ đối tượng là cá nhân) nên đã góp phần xóa bỏ sự phân biệt đối xử
giữa các thành phần kinh tế (cả trong và ngoài nước) từng bước đảm bảo
sự bình đẳng, công bằng xã hội, thúc đẩy sụ cạnh tranh lành mạnh giũa
các thành phần kinh tế.
Ngoài ra, việc quy định nhu vậy cũng đã tận thu thuế của các tổ
chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh từ đó tạo nguồn thu cho ngân
sách Nhà nước tránh thất thoát thu thuế.
III. Ý KIẾN PHÁP LÝ NHẰM THỰC HIỆN TỐT PHÁP
LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP.
Hiện nay việc thực hiện pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp vẫn
còn nhiều bất cập như: Ý thức chấp hành của chủ thể nộp thuế chưa tốt .
Khó khăn trong việc xử lý hành vi chốn thuế, gian lận thuế, Trong công
tác thu nộp thuế thu nhập doanh nghiệp... Sau đây là một số ý kiến pháp

lý nhằm thực hiện tốt hơn pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

8


Bài tập học kỳ Môn Luật Tài chính
Lớp N05-TL3

1. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thu thuế thu nhập
doanh nghiệp
Quá trình cải cách thủ tục hành chính phải gắn liền với việc ứng
dụng thành tựu công nghệ thông tin. Giữa Việt Nam và thế giới vẫn còn
khoảng cách quá xa về công nghệ, điều này đòi hỏi nghành thuế cần phải
nâng cao hơn nữa trình độ nghiệp vụ và khả năng ứng dụng yêu cầu mới.
ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế thu nhập doanh
nghiệp là xây dựng và củng cố hệ thống thông tin từ đối tượng nộp thuế
đến cơ quan thuế và từ tổ chức cá nhân có liên quan; thực hiện nộp hồ sơ
thuế thông qua phương tiện internet; sử dụng hóa đơn điện tử. Điều này
nâng cao hiệu quả quản lý, kiểm soát các loại chứng từ, hóa đơn, nhanh
chóng phát hiện đối tượng trốn thuế, gian lận thuế.

2. Tăng cường sử dụng thanh toán qua tài khoản tại ngân hàng
thay vì sử dụng tiền mặt.
Thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán hàng ngày khiến cho
việc quản lý các khoản thực thu và thực chi rất khó khăn. Khi thanh toán
qua tài khoản việc theo dõi, đối chiếu các khoản thu chi của các chủ thể
trong xã hội dễ dàng hơn vì thế có thể hạn chế được việc gian lận thuế và
thực hiện nộp thuế qua tài khoản khiến việc nộp nhanh chóng, đơn giản,
giảm chi phí cho doanh nghiệp. Biên cạnh đó, cần bổ sung trách nhiệm
của ngân hàng phải thông báo tài khoản của doanh nghiệp cho các cơ

quan thuế trực tiếp quản lý khi đăng ký tài khoản. Cụ thể các ngân hàng
phải có trách nhiệm thông báo danh sách những doanh nghiệp, cá nhân
thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của cơ quan thuế có tài khoản tại ngân

9


Bài tập học kỳ Môn Luật Tài chính
Lớp N05-TL3

hàng và chi tiết số dư tài khoản của những đối tượng này nhằm tạo điều
kiện truy thu thuế. Cùng với đó, cơ quan thuế cũng phải có trách nhiệm
giữ bí mật những thông tin này đối với các đối tượng khác có liên
quan,đảm bảo nguyên tắc bảo mật thông tin cho khách hàng khi gửi tiền
tại ngân hàng. Ngoài ra phải ban hành quy chế thanh toán giữa các doanh
nghiệp, hạn chế sử dụng tiền mặt để thanh toán, quy chế để ngân hàng và
cơ quan thuế phối hợp trong việc kiểm soát nguồn gốc các hoạt động
thanh toán khoanrthu chi qua các hệ thống ngân hàng.
3. Tăng cường các chế tài đối với hành vi vi phạm.
Để các doanh nghiệp tự giác chấp hành pháp luật thuế thu nhập là
rất khó. Hiện tượng vi phạm xảy ra rất phổ biến vì thế tăng cường chế tài
đối với hành vi vi phạm là để buộc các doanh nghiệp tự giác chấp hành,
đảm bảo tính răn đe. Mức xử phạt cả về hành chính lẫn hình sự như hiện
nay đều không đạt yêu cầu phòng ngừa và trừng phạt. Vì vậy nên xem xét
để nâng mức xử phạt hành chính cao nhất không cho tội chốn thuế không
phải là 7 năm tù. Có chế tài nghiêm khác phải kết hợp với thái độ kiên
quyết xử lý các hành vi vi phạm mới có thể nâng cao hiệu qủa thi hành
pháp luật.
4. Hoạt động tuyên truyền pháp luật; biểu dương, khuyến
khích đối với các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế.

Tuyên truyền về bản chất tốt đẹp của hệ thống pháp luật thuế của
Nhà nước,về nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, công dân trong việc
thực hiện nghĩa vụ thuế, đây vừa là trách nhiệm pháp luật vừa thể hiện
lòng yêu nước, đạo đức trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.

10


Bài tập học kỳ Môn Luật Tài chính
Lớp N05-TL3

Cần bổ sung các quy định để nâng cao hơn nữa quyền lợi của
doanh nghiệp như việc tăng cường biểu dương các tổ chức, cá nhan thực
hiện tốt nghĩa vụ thuế. Áp dụng biện pháp khen thưởng và đảm bảo an
toàn cho các cá nhân khai báo, tố giác cá nhân, tổ chức có hành vi gian
lận.
Đi cùng với đó là tích cực phòng chống tham nhũng và các biểu hiện
tiêu cực cũng là một vấn đề cần làm để tăng cường việc thực thi quyền và
nghĩa vụ của người nộp thuế. Nếu không thực hiện việc này thì đây sẽ là một
cản trở lớn cho việc thực thi các quyền và nghĩa vụ, vì nó sẽ làm mất đi sự
tôn trọng pháp luật của người nộp thuế, làm mất đi sự tin tưởng vào đội ngũ
cán bộ công chức ngành thuế và dĩ nhiên việc thực thi quyền và nghĩa vụ của
người nộp thuế không tốt sẽ làm giảm đi nguồn thu ngân sách từ thuế của
Nhà nước. Chú trọng công tác đào tạo và huấn luyện cán bộ, công chức
ngành thuế đẻ lực lượng này phát triển cả về số lượng và chất lượng nhằm
đáp ứng được yêu cầu công việc trong tình hình mới3.
5. Một số biện pháp khác.
Thứ nhất, cơ quan chức năng cần định kỳ thực hiện kiểm tra tuân thủ chế
độ kế toán, sổ sách, chứng từ tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời chuẩn

hóa kế toán viên tại cơ sở kinh doanh bất kể quy mô nào... Chúng ta nên xem xét
với việc thực hiện cấp chứng chỉ hành nghề cho kế toán viên thông qua các kỳ kế
toán chuyên môn.
Thứ hai, có thể cho phép một cách rộng rãi các doanh nghiệp tự in và
tự chịu trách nhiệm về hóa đơn của mình. Bộ tài chính đã thí điểm cho một số
doanh nghiệp tự in hóa đơn và kết quả thu được là rất tốt. Vì vậy, Bộ nên cho
3

Nguyễn Hải Linh (2011) Hoàn thiện pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, Luận văn thạc sỹ luật

học, Tr 61-64.

11


Bài tập học kỳ Môn Luật Tài chính
Lớp N05-TL3

phép làm thật mà không cần phải thí điểm nữa. Một khi doanh nghiệp đã tự in
được hóa đơn thì cũng sẽ quản lý được hóa đơn của mình chặt chẽ hơn, giúp hạn
chế được tình trạng mua – bán hóa đơn giá trị gia tăng rất phổ biến hiện nay và
làm giảm những hành vi trốn thuế, gian lận thuế của các doanh nghiệp.

KẾT LUẬN:
Trong thời kì kinh tế hội nhập như hiện nay, với việc Đảng và nhà nước ta
đã xác đinh chúng ta sẽ hội nhập cùng thế gưới, mở cửa nền kinh tế, chính vì thế
bên cạnh những mặt tích cực mà nền kinh tế thị trường, sự hội nhập mang lại thì
cũng để lại cho chúng ta rất nhiều bài toán khó mà chưa có lời giải về các quy
định pháp luật của mình. Sự vận động, thay đổi của nền kinh tế là khôn lường, chỉ
một tác động nhỏ ngoài thị trường thế giưới cũng có thể khiến một nền kinh tế

non trẻ của chúng ta lao đao.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Nghị định 124/2008/ NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và

hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
2.

Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008.

3.

Luật thuế lợi tức 1990.

4.

Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 1997.

5.

Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003.

6.

Luật đầu tư 2005.

7.

Luật hợp tác xã năm 2003.


8.

Ong Thị Ngân (2009) những điểm mới của Luật thuế thu nhập

doanh nghiệp năm 2008 và biệp pháp áp dụng, khóa luận tốt nghiệp,
Hà Nội.
12


Bài tập học kỳ Môn Luật Tài chính
Lớp N05-TL3

9.

Nguyễn Hải Linh (2011) Hoàn thiện pháp luật về thuế thu nhập

doanh nghiệp, Luận văn thạc sỹ luật học, Hà Nội.
10.

Thông tư số 130/2008/ TT-BTC.


13



×