Bài tập học kì – Môn Luật Hiến pháp Việt Nam
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU………………..……………………………………………………….2
NỘI DUNG...........................................................................................................3
I. Vị trí, tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và các
hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân:……………..…………………3
1. Vị trí, tính chất của Hội đồng nhân dân:…………..………….………………3
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân:…………………..3
3. Cơ cấu tổ chức và hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân:…………….4
a. Cơ cấu tổ chức:……………………………………….……………………….4
b. Các hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân:…………………….……....4
II. Vị trí, tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và các
hình thức hoạt động của Ủy ban nhân dân:……………….………….………5
1. Vị trí, tính chất của Ủy ban nhân dân:………………………….…….………5
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân:……………………..5
3. Cơ cấu tổ chức và hình thức hoạt động của Ủy ban nhân dân:………………6
a. Cơ cấu tổ chức:…………………………………………………….………….6
b. Các hình thức hoạt động của Ủy ban nhân dân:……….……….……………..7
III. Các quan hệ giữa Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cùng cấp
theo quy định của pháp luật hiện hành:…………………….………………..7
1. Trong cách thức thành lập:………………….…….………………………….7
2. Trong cách thức tổ chức:……………….…………………………………….8
3. Trong hoạt động:……………………………………….….………………….9
KẾT LUẬN…………………………...……………………………………….11
Danh mục tài liệu tham khảo…………………………….…………………..12
Kiều Mạnh Cường
Trang 1
Bài tập học kì – Môn Luật Hiến pháp Việt Nam
MỜ ĐẦU
Nằm trong hệ thống các cơ quan nhà nước ở địa phương, Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân có tính chất, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền
hạn khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành một thể thống
nhất. Vậy, theo pháp luật hiện hành thì biểu hiện, tính chất,... của mối quan hệ
đó như thế nào? Và dưới đây là phần tìm hiểu của em về đề tài: “Phân tích mối
quan hệ giữa Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cùng cấp theo pháp
luật hiện hành”. làm bài tập học kì. Dù đã cố gắng nhưng khó tránh khỏi thiếu
sót, mong thầy cô và các bạn góp ý để bài tập học kì của em được hoàn thiện
hơn.
Kiều Mạnh Cường
Trang 2
Bài tập học kì – Môn Luật Hiến pháp Việt Nam
NỘI DUNG
I. Vị trí, tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và các
hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân:
1. Vị trí, tính chất của Hội đồng nhân dân:
Điều 119, điều 120 Hiến pháp năm 1992 và Điều 1 Luật tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 có quy định: “Hội đồng nhân dân là cơ
quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và
quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu bầu ra, chịu trách
nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên.”.
Qua đó có thể thấy được Hội đồng nhân dân có vị trí, tính chất như sau:
- Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương: Hội
đồng nhân dân thay mặt nhân dân địa phương sử dụng quyền lực nhà nước trong
phạm vi địa phương mình.
- Hội đồng nhân dân là cơ quan đại biểu của nhân dân địa phương: Hội
đồng nhân do nhân dân bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, theo nguyên tắc phổ thông,
bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Hội đồng nhân dân trong nhà nước ta là cơ
quan gần gũi nhân dân nhất nên có thể hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng và yêu cầu
của nhân dân, nắm vững đặc điểm địa phương. Hội đồng nhân dân còn là một tổ
chức mang tính chất quần chúng, bao gồm nhiều đại biểu của mọi tầng lớp nhân
dân, dân tộc, tôn giáo,...
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân:
Về chức năng của Hội đồng nhân dân, Căn cứ vào những quy định của
Hiến pháp và Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003,
có thể thấy Hội đồng nhân dân có 3 chức năng cơ bản nhất là:
- Quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương: như quyết định
những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát triển tiềm năng của địa phương,
xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng an
ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân đân địa
phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.
Kiều Mạnh Cường
Trang 3
Bài tập học kì – Môn Luật Hiến pháp Việt Nam
- Bảo đảm thực hiện các quy định và quyết định của các cơ quan nhà nước
cấp trên và trung ương ở địa phương.
- Thực hiện các quyền giám sát đối với các hoạt động của Thường trực
hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân
cùng cấp, giám sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan nhà nước, tổ chức
kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở các địa
phương, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
Và những chức năng này đã được cụ thể hóa thành các nhiệm vụ và quyền
hạn được quy định cụ thể trong Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân năm 2003 (Các Điều 11, 12. 13, 14, 15, 16, 17 – đối với Hội đồng nhân dân
cấp tỉnh; các Điều 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25 – đối với Hội đồng nhân dân cấp
huyện; các Điều 29, 30, 31, 32, 33, 34 – đối với Hội đồng nhân dân cấp xã).
3. Cơ cấu tổ chức và các hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân:
a. Cơ cấu tổ chức:
Hội đồng nhân dân ở các cấp khác nhau thì tổ chức khác nhau. Ở cả ba
cấp tỉnh, huyện, xã Hội đồng nhân dân đều thành lập Thường trực hội đồng nhân
dân. Các ban của Hội đồng nhân dân được thành lập ở hai cấp là cấp tỉnh và cấp
huyện (Số lượng thành viên của mỗi ban do Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết
định. Thành viên của các ban của Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là
thành viên của Ủy ban nhân dân cùng cấp; Trưởng ban của Hội đồng nhân
không thể đồng thời là thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân,
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, chánh án Tòa án nhân dân cùng cấp) còn
Hội đồng nhân dân xã không thành lập ban.
b. Các hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân:
Để thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được Hiến pháp và luật quy định,
Hội đồng nhân dân có các hình thức hoạt động sau:
- Các kỳ họp của Hội đồng nhân dân.
- Hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân.
- Hoạt động của các ban thuộc Hội đồng nhân dân.
Kiều Mạnh Cường
Trang 4
Bài tập học kì – Môn Luật Hiến pháp Việt Nam
- Hoạt động của Đại biểu Hội đồng nhân dân.
II. Vị trí, tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và các
hình thức hoạt động của Ủy ban nhân dân:
1. Vị trí, tính chất của Ủy ban nhân dân:
Điều 123 Hiến pháp năm 1992 và Điều 2 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân năm 2003 quy định: “Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân
dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà
nước ở địa phương,... chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản
của các cơ quan Nhà nước cấp trên và nghi quyết của Hội đồng nhân dân cùng
cấp...”.
Qua đó có thể thấy được Ủy ban nhân dân có vị trí, tính chất như sau:
- Ủy ban nhân dân được xác định là cơ quan chấp hành của Hội đồng
nhân dân: Vì Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra nên Ủy
ban nhân dân chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc triển khai tổ chức thực hiện
các nghị quyết của Hội đồng nhân dân và chịu trách nhiệm báo cáo công tác
trước Hội đồng nhân dân cùng cấp.
- Ủy ban nhân được xác định là cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương: Ủy ban nhân dân là cơ quan thực hiện chức năng quản lý hành chính
nhà nước, chấp hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp cũng như các
văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân:
Về chức năng: Ủy ban nhân dân chỉ có một chức năng duy nhất là quản lý
nhà nước, vì quản lý nhà nước là hoạt động chủ yếu, bao trùm lên toàn bộ hoạt
động của Ủy ban nhân dân. Như vậy chức năng của Ủy ban nhân dân giống
chức năng của Chính phủ. Tuy nhiên, khác với Chính phủ ở phạm vi và hiệu lực.
Về nhiệm vụ, quyền hạn: Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân
được quy định tại Điều 123, 124, 125 Hiến pháp năm 1992 và được cụ thể hóa
trong chương IV Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm
2003. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân các cấp bao gồm trong các
Kiều Mạnh Cường
Trang 5
Bài tập học kì – Môn Luật Hiến pháp Việt Nam
lĩnh vực: Kinh tế; nông – lâm – ngư nghiệp, thủy lợi và đất đai; công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp; giao thông vận tải; xây dựng, quản lý và phát triển đô thị;
thương mại, dịch vụ và du lịch; giáo dục và đào tạo; văn hóa, thông tin, thể dục
thể thao; y tế và xã hội; khoa học công nghệ tài nguyên và môi trường; quốc
phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội; dân tộc và tôn giáo; thi hành pháp
luật;....
3. Cơ cấu tổ chức và các hình thức hoạt động của Ủy ban nhân dân:
a. Cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân được quy định tại chương IX Hiến
pháp năm 1992 (Từ điều 123 đến điều 125) và được cụ thể hóa tại điều 119 Mục
4 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003. Theo Điều
119 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thì: “Uỷ ban nhân dân
do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Uỷ
viên. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân là đại biểu Hội đồng nhân dân. Các thành viên
khác của Uỷ ban nhân dân không nhất thiết phải là đại biểu Hội đồng nhân
dân”. Và theo quy định tại Điều 122 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân: “Số lượng thành viên của Uỷ ban nhân dân các cấp được quy định
như sau:
1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có từ chín đến mười một thành viên; Uỷ ban
nhân dân thành phố Hà Nội và Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có
không quá mười ba thành viên;
2. Uỷ ban nhân dân cấp huyện có từ bảy đến chín thành viên;
3. Uỷ ban nhân dân cấp xã có từ ba đến năm thành viên.
Số lượng thành viên và số Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân của mỗi cấp do
Chính phủ quy định.”
Căn cứ vào những quy định đó thì Hội đồng nhân dân ở mỗi cấp, mỗi địa
phương xác định cụ thể số lượng thành viên của Ủy ban nhân dân và tổ chức bầu
các thành viên của Uỷ ban nhân dân cấp mình.
Kiều Mạnh Cường
Trang 6
Bài tập học kì – Môn Luật Hiến pháp Việt Nam
b. Các hình thức hoạt động của Ủy ban nhân dân:
Ủy ban nhân dân có 3 hình thức hoạt động chủ yếu, đó là:
- Thông qua phiên họp của Ủy ban nhân dân.
- Thông qua hoạt động của chủ tịch Ủy ban nhân dân.
- Thông qua hoạt động của các ủy viên Uỷ ban nhân dân và các thủ
trưởng các ủy ban chuyên môn của Ủy ban nhân dân.
III. Quan hệ giữa Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cùng cấp theo
quy định của pháp luật hiện hành:
1. Trong cách thức thành lập:
Trong nhà nước tư sản, Ủy ban nhân dân do Chính phủ bổ nhiệm còn ở
nước ta thì: ''Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành
của Hội đồng nhân dân'' - Theo quy định tại Điều 123 Hiến pháp năm 1992 và
Điều 2 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003. Tại kỳ
họp thứ nhất của mỗi khóa Hội đồng nhân dân, Hội đồng nhân dân sẽ bầu ra Ủy
ban nhân dân cùng cấp của mình theo hình thức bỏ phiếu kín. Tuy nhiên kết quả
bầu cử các thành viên của Ủy ban nhân dân phải được chủ tịch Uỷ ban nhân dân
cấp trên trực tiếp phê chuẩn (Đối với cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung
ương thì kết quả đó sẽ được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn).
Ủy ban nhân dân được Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra bằng cách bỏ
phiếu kín theo danh sách đề cử chức vụ từng người, gồm có các chức vụ sau:
Chủ tịch, phó Chủ tịch và Ủy viên.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân được bầu ra trong số đại biểu Hội đồng nhân
dân theo sự giới thiệu của Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các thành viên khác của
Ủy ban nhân dân được bầu ra theo sự giới thiệu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
và không nhất thiết phải là đại biểu Hội đồng nhân dân. Trong nhiệm ký nếu
khuyết Chủ tịch Ủy ban nhân dân thì Chủ tịch Hội đồng nhân dân cùng cấp giới
thiệu người ứng cử Chủ tịch Ủy ban nhân dân để Hội đồng nhân dân bầu. Người
được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân trong nhiệm kỳ không nhất
thiết là đại biểu Hội đồng nhân dân.
Kiều Mạnh Cường
Trang 7
Bài tập học kì – Môn Luật Hiến pháp Việt Nam
2.Trong cách thức tổ chức:
Trong cách thức tổ chức Hội đồng nhân dân là hình thức tổ chức chính
quyền địa phương kiểu mới, Hội đồng nhân dân không phải là cơ quan đại diện,
tư vấn bên cạnh cơ quan hành chính hay là “cơ quan tự quản” như trong các
chính quyền địa phương kiểu phong kiến trước đây và tư bản hiện nay, mà là cơ
quan đại diện quyền lực Nhà nước của nhân dân trên địa bàn lãnh thổ – được coi
là một bộ phận hợp thành quyền lực Nhà nước chung của toàn quốc. Ủy ban
nhân dân cũng không phải là một cơ quan hành chính của cấp trên đặt ra ở địa
phương để “cai trị” mà là một cơ cấu thuộc Hội đồng nhân dân với nhiệm vụ
chính là “chấp hành” Hội đồng nhân dân, đồng thời được giao thực hiện các
nhiệm vụ quản lý hành chính Nhà nước ở địa phương. Vậy cả hai cơ quan này
đều thuộc cơ cấu chính quyền địa phương thống nhất, cùng có chức năng quản
lý địa phương theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, hiện tại giữa Ủy ban nhân
dân và Hội đồng nhân dân vẫn còn có sự phân biệt nhất định. Ủy ban nhân dân
là cơ quan trực thuộc hai chiều: vừa trực thuộc Hội đồng nhân dân vừa trực
thuộc cơ quan hành chính nhà nước cấp trên nên Ủy ban nhân dân có tính độc
lập tương đối, không còn lệ thuộc hoàn toàn vào Hội đồng nhân dân như lý luận
nêu ra.
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức và hoạt động theo
nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo
Hiến pháp, Luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên. Cụ thể theo Điều
3 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân: ''Hội đồng nhân dân và
Uỷ ban nhân dân tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Hội
đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình
theo Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; phát huy
quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa
và chống các biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí,
vô trách nhiệm và các biểu hiện tiêu cực khác của cán bộ, công chức và trong
bộ máy chính quyền địa phương''.
Kiều Mạnh Cường
Trang 8
Bài tập học kì – Môn Luật Hiến pháp Việt Nam
3. Trong hoạt động:
Chính vì mối quan hệ đặc biệt của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân trong cách thức thành lập nên hoạt động của hai cơ quan này cũng có mối
quan hệ mật thiết với nhau, thể hiện như sau:
- Hội đồng nhân dân có quyền giám sát đối với hoạt động của Ủy ban
nhân dân cùng cấp.
- Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm và báo công tác trước Hội đồng nhân
dân cùng cấp và trước cơ quan hành chính nhà nước cấp trên trực tiếp. Ủy ban
nhân dân còn có trách nhiệm cung cấp các tài liệu liên quan đến hoạt động giám
sát khi Hội đồng nhân dân có yêu cầu (Theo Điều 81 Luật tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân).
- Ủy ban nhân dân còn phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân và
các ban của Hội đồng nhân dân cùng cấp chuẩn bị nội dung các kỳ họp Hội
đồng nhân dân, xây dựng đề án trình Hội đồng nhân dân xem xét quyết định.
- Hội đồng nhân dân có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với các thành viên
trong Ủy ban nhân dân (Theo Khoản 5 Điều 58 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân năm 2003).
- Khi quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Hội
đồng nhân dân ra Nghị quyết và giám sát việc thực hiện Nghị quyết đó. Trong
phạm vi, quyền hạn do pháp luật quy định, Ủy ban nhân dân ra Quyết định, Chỉ
thị và tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó. Các văn bản của
Ủy ban nhân dân ban hành không được trái với Nghị quyết của Hội đồng nhân
dân cùng cấp và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên. Các Quyết định của
Ủy ban nhân dân mà không thích đáng thì Hội đồng nhân dân có quyền sửa đổi
hoặc bãi bỏ.
- Trong hoạt động của mình, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân phối
hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt
trận, các tổ chức xã hội khác chăm lo và bảo vệ lợi ích của nhân dân, vận động
Kiều Mạnh Cường
Trang 9
Bài tập học kì – Môn Luật Hiến pháp Việt Nam
nhân dân tham gia vào việc quản lý Nhà nước và thực hiện các nghĩa vụ đối với
Nhà nước.
- Nhiệm kỳ hoạt động của Ủy ban nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng
nhân dân cùng cấp (Theo Điều 6 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân).
Trong nhiệm kỳ, hoạt động của Hội đồng nhân dân được bảo đảm bằng
hiệu quả của các kỳ họp Hội đồng nhân dân, hiệu quả hoạt động của Thường
trực Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân, các đại biểu Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân. Còn hiệu quả hoạt động của Ủy ban nhân dân
được bảo đảm bằng hiệu quả hoạt động của tập thể Ủy ban nhân dân, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân, các thành viên khác của Ủy ban nhân dân và của các cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân.
Kiều Mạnh Cường
Trang 10
Bài tập học kì – Môn Luật Hiến pháp Việt Nam
KẾT LUẬN
Do phương thức hoạt động chủ yếu của Hội đồng nhân dân là theo kỳ họp
nên phải thành lập ra Ủy ban nhân dân – cơ quan đảm nhiệm các chức năng tổ
chức hoạt động thường xuyên của Hội đồng nhân dân và tổ chức thực hiện các
Nghị quyết của cơ quan này. Ủy ban nhân dân là hình thức làm việc của Hội
đồng nhân dân giữa hai kỳ họp.
Kiều Mạnh Cường
Trang 11
Bài tập học kì – Môn Luật Hiến pháp Việt Nam
DANH TÀI LIỆU MỤC THAM KHẢO
• Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hiến pháp Việt Nam, Nxb.
CAND, Hà Nội năm 2010.
• Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà nội, Giáo trình luật hiến pháp Việt
Nam, Nxb. ĐHQG, Hà Nội, 2005.
• Hiến pháp Việt Nam năm 1946, năm 1959, năm 1980, năm 1992; năm
1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001).
• />• />• Luât ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân năm 2003.
Kiều Mạnh Cường
Trang 12