Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Thực tiễn áp dụng pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt và ý kiến pháp lý của nhóm nhằm khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.85 KB, 17 trang )

A. LỜI MỞ ĐẦU
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt được chính
thức ban hành ở nước ta từ năm 1990, sau đó trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung để phù
hợp với tiến trình phát triển của xã hội. Thông qua đó, giúp chúng ta nhận thấy nhiều ưu
điểm và hạn chế trong việc áp dụng các quy định của luật thuế tiêu thụ đặc biệt vào thực
tiễn cuộc sống. Vậy trong quá trình áp dụng, những quy định đó bộc lộ những ưu điểm
và hạn chế gì, thái độ của người dân đối với những quy định đó ra sao, hiệu quả áp
dụng ở mức độ nào cũng như hướng hoàn thiện ra sao…? Để giải quyết những thắc mắc
đó, nhóm chúng em xin nghiên cứu đề tài: “Thực tiễn áp dụng pháp luật thuế tiêu thụ
đặc biệt và ý kiến pháp lý của nhóm nhằm khắc phục’ với hy vọng giúp mọi người
thấy được, hiểu được bức tranh toàn cảnh về thuế tiêu thụ đặc biệt dưới góc độ thực
tiễn!
B. NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

1. Khái niệm thuế tiêu thụ đặc biệt
Định nghĩa thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa dịch vu đặc
biệt, cần điều tiết mạnh nhằm định hướng sản xuất và tiêu dùng đồng thời tăng nguồn
thu cho ngân sách nhà nước.
Đặc điểm của thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt có những đặc điểm chung của thuế như: là khoản thu nộp
bắt buộc vào ngân sách nhà nước; gắn với yếu tố quyền lực; không mang tính đối giá,
không mang tính hoàn trả trực tiếp. Ngoài ra, thuế tiêu thụ đặc biệt còn có những đặc
điểm riêng sau:
Thứ nhất, thuế TTĐB là loại thuế gián thu, bởi vì nộp thuế là nhà sản xuất, nhà
nhập khẩu, nhà cung ứng dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế nhưng người chịu thuế lại
là khách hành – người tiêu dùng. Người sản xuất, nhà nhập khẩu, nhà cung ứng dịch vụ
nộp thuế cho cơ quan nhà nước nhưng họ sẽ tính số tiền thuế đó vào giá cả của hàng
hóa bán ra và chính người mua hàng mới là người gánh chịu số tiền thuế đó.
Thứ hai, thuế tiêu thụ đặc biệt có diện đánh thuế hẹp. Đối tượng chịu thuế không


bao quát hầu hết các mặt hàng và dịch vụ được tiêu thụ trong nền kinh tế mà chỉ tập
trung điều tiết một số mặt hàng, dịch vụ nhất định, không được nhà nước khuyến khích
tiêu dùng. Đó là những loại hàng hóa, dịch vụ có giá bán cao, một số loại có hại cho sức
khỏe như thuốc lá, rượu hay có hại cho môi trường như xăng dầu.
Thứ ba, thuế suất của thuế tiêu thụ đặc biệt thường cao hơn so với các loại thuế
gián thu khác. Thuế suất cao nhằm thực hiện vai trò điều tiết mạnh sản xuất và hướng
dẫn tiêu dùng hợp lí thông qua đó tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.


Thứ tư, thuế tiêu thụ đặc biệt thường chỉ được thu một lần ở khâu sản xuất hoặc
nhập khẩu. Cùng một mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, khi luân chuyển qua khâu
lưu thông sẽ không bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt. Đây là đặc điểm khác với thuế giá trị
gia tăng khi thuế giá trị gia tăng đánh trên giá trị tăng thêm của hàng hóa ở mỗi khâu
trong lưu thông.
2. Vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt
Thứ nhất, thuế tiêu thụ đặc biệt là một trong những công cụ giúp Nhà nước thực
hiện chính sách quản lý đối với các cơ sở kinh doanh và nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ;
góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh đối với một số hành hóa, dịch vụ.
Thứ hai, thuế tiêu thụ đặc biệt là một trong những công cụ kinh tế để Nhà nước
điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư có thu nhập cao, hướng dẫn tiêu dùng hợp lí.
Thứ ba, thuế tiêu thụ đặc biệt là công cụ quan trọng được sử dụng nhằm ổn định
và tăng cường nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
II. KHÁI QUÁT NỘI DUNG PHÁP LUẬT THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

Các nội dung cơ bản của pháp luật thuế tiêu thu đặc biệt được quy định tại Luật
thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008; Nghị định số 26/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt; Nghị định số 113/2011/NĐ-CP
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2009/NĐ-CP của chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt; Thông tư 05/2011/TT-BTC
Hướng dẫn thi hành Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2009 và Nghị

định số 113 /2011/NĐ-CP ngày 8 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2009 quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Có thể tóm tắt một số nội dung
cơ bản như sau:
1. Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
Theo Điều 2 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Điều 2 Nghị định số 26/2009/NĐ-CP,
Điều 2 Thông tư 05/2012/TT-BTC thì đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được chia
làm 2 nhóm là hàng hóa và dịch vụ.
- Nhóm hàng hóa bao gồm 10 loại hàng hóa sau:
+ Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai,
ngửi, ngậm
+ Rượu
+ Bia
+ Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai
hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở
hàng


+ Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3
+ Tàu bay, du thuyền (loại sử sụng cho mục đích dân dụng)
+ Xăng các loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade component) và
các chế phẩm khác để pha chế xăng bao gồm cả condensate. Tuy nhiên không bao gồm
nap-ta (naphtha), condensate, chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế
phẩm khác dùng làm nguyên liệu để sản xuất sản phẩm (trừ sản xuất xăng) do cơ sở
kinh doanh trực tiếp nhập khẩu hoặc mua trực tiếp của cơ sở sản xuất bán ra. Bộ Tài
chính hướng dẫn hồ sơ, thủ tục để xác định đối tượng không chịu thuế quy định tại
điểm này
+ Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống Trường hợp cơ sở sản
xuất bán hoặc cơ sở nhập khẩu nhập tách riêng từng bộ phận là cục nóng hoặc cục lạnh
thì hàng hóa bán ra hoặc nhập khẩu (cục nóng, cục lạnh) vẫn thuộc đối tượng chịu thuế

TTĐB như đối với sản phẩm hoàn chỉnh (máy điều hòa nhiệt độ hoàn chỉnh)
+ Bài lá
+ Vàng mã, hàng mã (không bao gồm hàng mã là đồ chơi trẻ em, đồ dùng dạy học
và dùng để trang trí)
- Nhóm dịch vụ bao gồm 6 loại hình dịch vụ sau:
+ Kinh doanh vũ trường
+ Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke)
+ Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng
máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự
+ Kinh doanh đặt cược bao gồm: đặt cược thể thao, giải trí và các hình thức đặt
cược khác theo quy định của pháp luật.
+ Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn
+ Kinh doanh xổ số.
2. Đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
Hàng hóa thuộc các đối tượng chịu thuế trên sẽ không thuộc diện chịu thuế tiêu
thụ đặc biệt trong các trường hợp sau:
- Hàng hóa do cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác cho
cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu;
- Hàng hóa nhập khẩu bao gồm:


+ Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho cơ quan nhà
nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, quà
biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ;
+ Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt
Nam, hàng hóa chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ;
+ Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu không phải
nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu;


+ Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao;
hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế; hàng nhập khẩu để bán miễn
thuế theo quy định của pháp luật;
- Tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá,
hành khách, khách du lịch;
- Xe ô tô cứu thương; xe ô tô chở phạm nhân; xe ô tô tang lễ; xe ô tô thiết kế vừa
có chỗ ngồi, vừa có chỗ đứng chở được từ 24 người trở lên; xe ô tô chạy trong khu vui
chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành và không tham gia giao thông;
- Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hoá từ nội địa bán vào khu phi
thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hoá được mua bán giữa các khu phi thuế quan
với nhau, trừ xe ô tô chở người dưới 24 chỗ.

3. Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt
Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa
và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hoá
thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất
khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là
người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. (Điều 4 Luật thuế TTĐB năm 2008).
4.

Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt

Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế
và thuế suất. Số thuế tiêu thụ đặc biệt bằng giá tính thuế tiêu thu đặc biệt nhân với thuế
suất thuế tiêu thụ đặc biệt (điều 5 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt).
Giá tính thuế



Giá tính thuế thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá, dịch vụ là giá bán ra, giá
cung ứng dịch vụ chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt và chưa có thuế giá trị gia tăng. Cụ thể
như sau:
-Đối với hàng hóa sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán ra:
Giá tính
thuế tiêu
thụ đặc biệt

=

Giá bán chưa có thuế giá trị
Thuế bảo vệ môi trường
gia tăng
(nếu có)
1 + Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt

Trong đó, giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng được xác định theo quy định của
pháp luật về thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường xác định theo pháp luật về
thuế bảo vệ môi trường.
-Đối với hàng hóa nhập khẩu:
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu.
(Giá tính thuế nhập khẩu được xác định theo các quy định của pháp luật thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính
thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm).

- Đối với hàng hóa gia công là giá tính thuế của hàng hóa bán ra của cơ sở giao
gia công hoặc giá bán của sản phẩm cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm bán
hàng.
- Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá bán theo phương thức bán
trả tiền một lần của hàng hóa đó không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm.

- Đối với dịch vụ là giá cung ứng dịch vụ của cơ sở kinh doanh. Giá cung ứng
dịch vụ đối với một số trường hợp được quy định như sau:
+ Đối với kinh doanh gôn là giá bán thẻ hội viên, giá bán vé chơi gôn bao gồm cả
tiền phí chơi gôn và tiền ký quỹ (nếu có). Trường hợp có kinh doanh các loại hàng hóa,
dịch vụ khác không thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì các hàng hóa, dịch vụ
đó không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
+ Đối với kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh đặt cược là
doanh thu từ hoạt động này trừ số tiền đã trả thưởng cho khách;
+ Đối với kinh doanh vũ trường, mát-xa, ka-ra-ô-kê là doanh thu của các ho ạt động kinh
doanh trong vũ trường, cơ sở kinh doanh mát-xa, ka-ra-ô-kê bao gồm cả doanh thu của dịch vụ
ăn uống và các dịch vụ khác đi kèm.
+ Đối với kinh doanh xổ số giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là doanh thu bán vé các
loại hình xổ số được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật


-Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi hoặc tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng cho
là giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại
thời điểm phát sinh các hoạt động này.
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa, dịch vụ bao gồm cả khoản thu thêm,
được thu (nếu có) mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
Giá tính thuế được tính bằng Đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có doanh
thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân
trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời
điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế.
Thuế suất
Theo biểu thuế hiện hành, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt là ‘thuế suất tỉ lệ’ gồm
nhiều bậc, áp dụng cho từng nhóm mặt hàng, dịch vụ chịu thuế, với mức thuế cao nhất là
70% (áp dụng đối với mặt hàng vàng mã, hàng mã) và thấp nhất là 10%. Thuế suất 10%
được áp dụng với các mặt hàng như: ô tô chạy bằng điện vừa chở người vừa chở hàng; xăng
các loại và các chế phẩm khác từ xăng; điều hòa nhiệt độ có công suất từ 90.000 BTU trở

xuống.
Nhìn một cách tông thể thì biểu thuế hiện hành không phân biệt xuất xứ của hàng hóa
(bất kể là hàng hóa sản xuất trong nước hay nhập khẩu) và biểu thuế còn phản ánh rõ chính
sách định hướng tiêu dùng của Nhà nước. Điều đó thể hiện ở thuế suất cao áp dụng đối với
các mặt hàng và dịch vụ không thực sự cần thiết cho đời sống, cần hạn chế tiêu dùng hay
loại hình dịch vụ nhạy cảm.
5. Hoàn thuế, khấu trừ thuế, giảm thuế tiêu thụ đặc biệt
Hoàn thuế
Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt được hoàn thuế đã nộp trong các trường hợp sau:
- Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu (chỉ thực hiện đối với hàng hoá thực tế xuất
khẩu)
- Hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu (chỉ
thực hiện đối với hàng hoá thực tế xuất khẩu)
- Quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi
sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động có số thuế nộp thừa
- Có quyết định hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
và trường hợp hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Khấu trừ thuế


Người nộp thuế sản xuất hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
bằng các nguyên liệu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt
đã nộp đối với nguyên liệu nhập khẩu hoặc đã trả đối với nguyên liệu mua trực tiếp từ
cơ sở sản xuất trong nước khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp. Số thuế tiêu
thụ đặc biệt được khấu trừ tương ứng với số thuế tiêu thụ đặc biệt của nguyên liệu đã sử
dụng để sản xuất hàng hóa bán ra. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc khấu trừ thuế
tiêu thụ đặc biệt đã nộp đối với nguyên liệu mua trực tiếp từ cơ sở sản xuất trong nước.
Việc khấu trừ tiền thuế tiêu thụ đặc biệt được thực hiện khi kê khai nộp thuế tiêu
thụ đặc biệt.

Giảm thuế
Người nộp thuế sản xuất hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gặp khó
khăn do thiên tai, tai nạn bất ngờ được giảm thuế. Mức giảm thuế được xác định trên cơ
sở tổn thất thực tế do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây ra nhưng không quá 30% số thuế
phải nộp của năm xảy ra thiệt hại và không vượt quá giá trị tài sản bị thiệt hại sau khi
được bồi thường (nếu có).
6. Quản lý, thu, nộp thuế tiêu thụ đặc biệt
Việc quản lý, thu, nộp thuế TTĐB được thực hiện theo quy định của pháp luật
thuế TTĐB nói riêng và Luật quản lý thuế nói chung với các quy định như đăng ký
thuế, khai thuế, nộp thuế; quản lý hóa đơn, chứng từ; thủ tục hoàn thuế, khấu trừ thuế,
giảm thuế…trong Luật quản lý thuế năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
III. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

1. Những mặt tích cực của pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt đã được ‘hiện thực
hóa’ trong thực tiễn xã hội
Về cơ bản, pháp luật thuế TTĐB khi được áp dụng vào cuộc sống đã đạt được
mục tiêu đặt ra là hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng của xã hội, điều tiết thu nhập của người
tiêu dùng một cách hợp lý; tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh đối với một số
hàng hoá và dịch vụ. Thuế suất cao áp dụng đối với nhiều mặt hàng như thuốc lá, rượu,
bia, ôtô du lịch, kinh doanh vũ trường,... không chỉ nhằm mục tiêu động viên nguồn thu
cho NSNN mà còn thực hiện vai trò định hướng tiêu dùng. Chính sách miễn, giảm thuế
TTĐB được công bố trước theo lộ trình giảm dần bảo hộ đối với doanh nghiệp sản xuất
bia hơi; sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước,... tạo điều kiện thuận lợi cho việc sắp xếp lại
sản xuất, kinh doanh trong nước và cùng với thuế nhập khẩu đã góp phần vào việc hình
thành nên một ngành công nghiệp mới. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, Thuế TTĐB đã góp phần hướng dẫn tiêu dùng xã hội


Kể từ khi áp dụng, thuế TTĐB đã phát huy vai trò góp phần hướng dẫn tiêu dùng
xã hội. Pháp luật về thuế TTĐB quy định đối tượng hàng hoá và dịch vụ chịu thuế chủ

yếu là những loại mà Nhà nước không khuyến khích tiêu dùng (thuốc lá, rượu, bia...)
hoặc việc tiêu dùng được tập trung vào những bộ phận có thu nhập cao (như ô tô, chơi
golf..) hay những dịch vụ mang tính nhạy cảm về mặt xã hội (kinh doanh vũ trường,
mát xa, karaoke, casino...). Quy định này là phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần tích
cực trong việc hình thành một xu thế tiêu dùng xã hội lành mạnh; Khuyến khích sản
xuất và tiêu dùng các mặt hàng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh kinh tế của đất nước
trong từng giai đoạn.
Đối với mặt hàng ô tô, mô tô có dung tích xilanh lớn, ngoài việc điều tiết thu nhập
của những người có thu nhập cao thì thuế TTĐB cũng có tác dụng trong việc góp phần
hạn chế sử dụng xe du lịch, xe cá nhân trong điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông của ta
còn yếu kém, chưa theo kịp với tốc độ gia tăng các phương tiện giao thông; đồng thời
góp phần giảm thiểu được lượng khí thải độc hại của ô tô, mô tô thải ra môi trường giúp
hạn chế được phần nào tình trạng ô nhiễm môi trường đang trở nên nhức nhối hiện nay.
Thứ hai, Thuế TTĐB góp phần vào việc hội nhập kinh tế quốc tế
Để thực hiện các cam kết hội nhập, việc quy định lộ trình từng bước tăng thuế đối
với một số mặt hàng như ô tô sản xuất lắp ráp trong nước (2004-2005), thuốc lá, bia hơi
(2006-2007) có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Một mặt, bảo đảm thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa hàng sản xuất
trong nước với hàng nhập khẩu theo đúng các nguyên tắc của WTO. Mặt khác, đã hạn
chế những tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh mặt hàng thuốc lá, bia
hơi khi phải thực hiện các cam kết hội nhập, giúp các doanh nghiệp có thời gian phục
hồi và ổn định sản xuất, kinh doanh.
Ngoài ra, với việc quy định thống nhất áp dụng một mức thuế suất đối với các mặt
hàng thuốc lá, bia hơi, bia tươi đã góp phần vào thành công của quá trình đàm phán gia
nhập WTO của Việt Nam.
Thứ ba, Thuế TTĐB góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh đối với một số
hàng hóa, dịch vụ
Theo cam kết, trong vòng 3 năm kể từ ngày gia nhập Tổ chức thương mại Thế
giới - WTO (tức là từ năm 2010), tại Việt Nam tất cả các loại rượu được chưng cất có
nồng độ từ 20 độ cồn trở lên sẽ áp dụng một mức thuế tuyệt đối tính theo lít rượu cồn

nguyên chất hoặc một mức thuế phần trăm. Tương tự như rượu, theo cam kết, trong
vòng 3 năm kể từ khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ áp dụng một mức thuế suất phần
trăm (%) chung đối với các loại bia, không phân biệt hình thức đóng gói bao bì.


Trong thời gian Việt Nam chưa phải thực hiện các cam kết quốc tế, việc duy trì
một số ưu đãi về thuế suất đối với một số mặt hàng như bia hơi, rượu có nồng độ dưới
40 độ cồn, thuốc lá sử dụng nguyên liệu trong nước là chủ yếu, ô tô sản xuất, lắp ráp
trong nước đã tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp có thời gian đầu tư, phát triển sản
xuất kinh doanh, khuyến khích sử dụng nguyên liệu trong nước, góp phần đảm bảo việc
làm, ổn định thu nhập cho người lao động, tạo cho các doanh nghiệp trong nước có điều
kiện để tích luỹ, đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh trước khi bước vào hội nhập
kinh tế quốc tế.
Thứ tư, Thuế TTĐB góp phần ổn định và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà
nước
Thuế TTĐB là nguồn thu ổn định của ngân sách nhà nước. Tỷ trọng thu ngân
sách từ thuế TTĐB trong tổng thu ngân sách từ thuế, phí và lệ phí đã không ngừng tăng
trong những năm qua. Tổng thu thuế tiêu thụ đặc biệt tăng qua các năm, năm 2003 là
11.046 tỷ đồng, năm 2004 là 14.861 tỷ đồng - tăng 35% so với năm 2003; năm 2005 là
18.326 tỷ đồng - tăng 23% so với năm 2004; năm 2006 là 20.835 tỷ đồng - tăng 14% so
với năm 2005 và năm 2007 là 26.564 tỷ đồng - tăng 27% so với năm 2006... Trong tổng
thu từ thuế TTĐB thì số thu từ các mặt hàng ô tô, thuốc lá và rượu, bia chiếm tỷ trọng
lớn nhất. Dự báo thuế TTĐB tiếp tục là nguồn thu ổn định trong những năm tới của
ngân sách nhà nước. Thuế tiêu thụ đặc biệt góp phần bảo đảm nguồn thu cho ngân sách
Nhà nước.
2. Những tồn tại, hạn chế của pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt đã bộc lộ trong
thực tiễn xã hội
Mặc dù có rất nhiều ưu điểm, nhưng khi áp dụng pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt
vào thực tiễn cũng có những mặt hạn chế nhất định được bộc lộ rõ. Hạn chế chủ yếu
nảy sinh từ việc áp dụng hệ thống thuế suất cao dẫn đến:

Thứ nhất, nguy cơ thâm hụt nguồn thu từ thuế tiêu thụ đặc biệt do thủ đoạn
chuyển giá
Chuyển giá là hành vi do các cơ sở kinh doanh thực hiện nhằm thay đổi giá hàng
hóa, dịch vụ trong các giao dịch mua, bán giữa các cơ sở kinh doanh có mối liên hệ đặc
biệt, với mục đích giảm thiểu tới mức có thể nghĩa vụ thuế của các bên trong giao dịch
đối với nhà nước. Giá được chuyển thông qua việc giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch
vụ giữa các doanh nghiệp có liên quan không phản ánh giá thị trường một cách trung


thực, bình thường, tự nhiên và đúng với thực tế. Hành vi chuyển giá thường diễn ra giữa
các chi nhánh trong cùng một công ty đa quốc gia hoặc giữa những công ty trong cùng
một tập đoàn, giữa các công ty có mối quan hệ đặc biệt hoạt động trong phạm vi biên
giới một quốc gia.
Thứ hai, về đối tượng chịu thuế
Theo quy định hiện hành, thuế TTĐB hiện chỉ đánh vào một số loại hàng hóa và
dịch vụ (10 loại hàng hóa và 6 loại dịch vụ). Nhìn chung, đối tượng chịu thuế thuế
TTĐB hiện nay ở nước ta còn khá hẹp, trong khi có nhiều loại hàng hóa, dịch vụ lẽ ra
phải được điều chỉnh bởi thuế TTĐB nhưng lại không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thứ ba, về thuế suất
Hiện nay, thuế suất đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ chưa thực sự hợp lí. Có
loại hàng hóa dịch vụ bị đánh quá cao trong khi đó có loại hàng hóa, dịch vụ mức đánh
thuế lại thấp, chưa phù hợp.
Thứ tư, đối với mặt hàng là thuốc lào – một loại thuốc lá sợi, tuy là đối tượng
chịu thuế nhưng trên thực tế lại rất khó đánh thuế
Thuốc lào là một mặt hàng được sử dụng khá phổ biến nhưng trên thực tế chưa bị đánh thuế
TTĐB ở Việt Nam. Thuốc lào chủ yếu được sản xuất tại nhà nên việc thu thuế rất khó khăn. Lĩnh vực
này cũng rất manh mún, không có hình thức và đóng gói chuẩn. Chính thị trường manh mún và giá
thuốc lào thấp làm cho việc thu thuế không chỉ khó khăn mà còn tốn kém.

Thứ năm, về vấn đề giảm thuế

Theo quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng hiện hành thì người nộp thuế sản
xuất hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gặp khó khăn do thiên tai, tai nạn
bất ngờ được giảm thuế. Mức giảm thuế được xác định trên cơ sở tổn thất thực tế do
thiên tai, tai nạn bất ngờ gây ra nhưng không quá 30% số thuế phải nộp của năm xảy ra
thiệt hại và không vượt quá giá trị tài sản bị thiệt hại sau khi được bồi thường (nếu có).
Theo quy định trên, người nộp thuế chỉ được miễn giảm khi gặp khó khăn do gặp thiên
tai, gặp tai nạn như bão lũ, hỏa hoạn, bị hành vi hủy hoại tài sản của người khác gây
thiệt hại. Như vậy, không tính đến các trường hợp khó khăn khác mà trên thực tế có rất
nhiều cơ sở sản xuất hay người kinh doanh bị lỗ nặng trong quá trình sản xuất, kinh
doanh do nhiều lý do khác (như bị lừa đảo, làm ăn thua lỗ do những người lãnh đạo chủ
chốt bị tai nạn bất ngờ hay mắc bệnh đột suất nên không có người lãnh đạo…) nhưng
vẫn phải nộp thuế. Như vậy sẽ không đảm bảo được tính công bằng cho mọi chủ thể,
không phù hợp với nguyên tắc nhân đạo của pháp luật nói chung. Mặt khác, để xác định


được sự tổn thất là bao nhiêu do thiên tai, tai nạn cũng không phải là vấn đề dễ dàng; có
trường hợp để trốn thuế người ta cố tình khai tổn thất nặng thì cũng không thể kiểm soát
được. Đây là hạn chế cần được khắc phục để pháp luật thuế thêm hoàn thiện.
Thứ sáu, về giá tính thuế
Theo nhóm em thì giá tính thuế là quy định hay nhất của pháp luật thuế TTĐB.
Tuy nhiên, khi áp dụng thì nó vẫn gặp phải một vướng mắc là việc pháp luật quy định
giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa, dịch vụ bao gồm cả khoản thu thêm, được
thu (nếu có) mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Nhưng các khoản thu thêm này rất khó kiểm
soát nên hầu như cơ quan thuế không thu được khoản này – mặc dù đây là một khoản thu rất
lớn của nhà cung cấp các dịch vụ chịu thuế TTĐB.
IV. Ý KIẾN PHÁP LÝ CỦA NHÓM NHẰM KHẮC PHỤC HẠN CHẾ CỦA PHÁP
LUẬT THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
Trên cơ sở những phân tích đã nêu trên, nhóm em xin đưa ra ý kiến pháp lí của
mình nhằm khắc phục những hạn chế của pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt như sau:
1. Khắc phục nguy cơ thâm hụt nguồn thu từ thuế tiêu thụ đặc biệt do thủ đoạn


chuyển giá
Như đã trình bày, nhiều cơ sở sản xuất đã sử dụng biện pháp chuyển giá để giảm
bớt gánh nặng thuế tiêu thụ đặc biệt bằng cách thành lập nên các cơ sở kinh doanh
thương mại hạch toán độc lập và bán hàng cho các cơ sở kinh doanh này với giá thấp
hơn giá bán thông thường… Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp vì vậy sẽ giảm đi tương
ứng. Để đối phó với tình trạng này, các nhà làm luật đã áp dụng phổ biến biện pháp
"cứng" trong việc xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp. Nếu giá bán làm căn cứ
xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của một cơ sở sản xuất chịu thuế thấp hơn giá
bán trên thị trường tới một ngưỡng luật định, cơ quan thuế có quyền ấn định số thuế tiêu
thụ đặc biệt cơ sở này phải nộp. Việt Nam vừa qua đã đi theo xu hướng này nhằm hạn
chế hiện tượng chuyển giá, chống thất thu cho ngân sách nhà nước: ‘Trường hợp cơ sở
sản xuất hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bán hàng qua các cơ sở kinh doanh
thương mại thì giá làm căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán chưa có thuế GTGT
và thuế bảo vệ môi trường (nếu có) của cơ sở sản xuất nhưng không được thấp hơn
10% so với giá bán bình quân của cơ sở kinh doanh thương mại đó bán ra. Riêng mặt
hàng xe ô tô, giá bán bình quân của cơ sở kinh doanh thương mại để so sánh là giá bán
xe ô tô theo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm được nhà sản xuất công bố đối với từng
loại xe chưa bao gồm các lựa chọn về trang thiết bị, phụ tùng mà cơ sở kinh doanh
thương mại lắp đặt thêm theo yêu cầu của khách hàng.


Trường hợp giá bán của cơ sở sản xuất thấp hơn 10% so với giá cơ sở kinh doanh
thương mại bán ra thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ quan thuế ấn định
theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành’ (diểm b,
khoản 1 Điều 5 Thông tư số 05/2012.TT-BTC ngày 05/01/2012).
Ngoài ra, cùng với vệc tăng cường nhân sự về chất thông qua cơ chế giám sát chặt
chẽ để hạn chế tiêu cực, cấu kết giữa các cán bộ thuế với doanh nghiệp, Bộ Tài chính,
Tổng cục thuế cũng phải xem lại hiệu quả của hình thức tự khai, tự nộp thuế của doanh
nghiệp dễ dẫn đến lách thuế, trốn thuế trong khi năng lực giám sát của cán bộ thuế còn

thiếu và yếu; đồng thời cũng nên điều chỉnh lại thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt sao cho
hợp lý hơn để doanh nghiệp cảm thấy không ngần ngại khi nộp thuế. Đó cũng là một
trong những biện pháp để đảm bảo nguyên tắc cân bằng giữa lợi ích của Nhà nước và
người nộp thuế. Cũng nên thành lập những bộ phận chuyên môn nghiên cứu về giá thị
trường để áp mức giá tối thiểu và giá tối đa đối với hàng hóa chịu thuế TTĐB của các
doanh nghiệp.
2. Khắc phục hạn chế về đối tượng chịu thuế
Theo nhóm em, cần phải căn cứ vào tình hình nước ta hiện nay để loại ra cũng
như đưa vào một số đối tượng thuộc diện chịu thuế sao cho phù hợp với tinh thần của
Luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Luật thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ đánh vào một số hàng hoá và
dịch vụ đặc biệt, nhằm điều tiết sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng của mỗi quốc gia trong
từng thời kỳ. Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biêt chỉ là một số hàng hóa, dịch vụ xa xỉ
có giá bán cao;ảnh hưởng tới lối sống lành mạnh, tới truyền thống dân tộc hoặc có thể
có hại cho sức khoẻ; ảnh hưởng không tốt đến môi trường.
Như vậy nên cho vào diện chịu thuế một số đối tượng cần điều chỉnh như các loại
thiết bị điện, điện tử gia dụng cao cấp.
Hiện nay thì việc kinh doanh vàng cũng đang được xem xét đua vào đối tượng
chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Cụ thể là Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, cơ quan
này vừa có đề xuất với Bộ Tài chính xem xét đánh thuế đối với vàng. Nếu được thông
qua, kinh doanh vàng có thể sẽ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Nhóm cũng đồng tình
với quan điểm trên bởi ở nhiều nước trên thế giới, cá nhân, tổ chức kinh doanh vàng đều
phải nộp thuế như thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt. Một trong những hình
thức đánh thuế mà theo đề xuất của Ngân hàng Nhà nước là tính thuế tiêu thụ đặc biệt
với kinh doanh vàng vì đây là mặt hàng Nhà nước không khuyến khích người dân cất
giữ. Hiện nay, vàng chỉ chịu thuế xuất khẩu 10%, còn vàng nguyên liệu nhập khẩu
không chịu thuế. Do không khuyến khích người dân nắm giữ vàng, Nhà nước không
bình ổn giá vàng vì mặt hàng này không nằm trong nhóm hàng tính chỉ số giá tiêu dùng,
không ảnh hưởng đến quốc kế dân sinh. Với thực tế giá vàng trong nước đang cao hơn
thế giới trên 3 triệu đồng/lượng, thì người dân đã nắm giữ một lượng vàng lớn sẽ được
lợi, còn các tổ chức tín dụng huy động vàng đang phải trả giá. Bởi lúc người dân gửi

vàng vào các ngân hàng, giá vàng vẫn ở mức thấp. Còn hiện nay, khi giá vàng tăng cao,


khách được nhận vàng là được lợi, nhưng ngân hàng thì ngược lại. Tuy nhiên, nếu áp
dụng biện pháp đánh thuế TTĐB, cơ quan chức năng phải có hướng dẫn cụ thể để đảm
bảo sự công minh, công bằng, giải quyết được mục tiêu chính sách, để người dân không
bị ảnh hưởng nhiều.
Ngoài việc bổ sung thêm một số loại hàng hóa như trên thì nhóm cung có ý kiến
về việc nên hay không nên đánh thuế TTĐB đối với “bài lá’ – một công cụ chơi bạc.
Nên bỏ vì nguồn thu từ nó quá nhỏ. Nhưng nếu vẫn đánh thuế TTĐB là hợp lý hơn
nhưng với điều kiện là không chỉ đánh thuế TTĐB vào bài lá mà còn phải bổ sung thêm
một số loại hàng hóa là công cụ chơi bạc khác như dụng cụ chơi súc sắc…thường hay
xuất hiện trong các casinô.
3.

Khắc phục hạn chế về thuế suất

Luật thuế tiêu thụ đặc biệt nên điều chỉnh lại các mức thuế suất của một số đối
tượng chịu thuế để đảm bảo việc hướng dẫn sản xuất, điều tiết tiêu dùng của quốc gia
trong thời kì hiện nay, trong đó:
Thứ nhất là nên giảm thuế suất đối với dịch vụ kinh doanh karaoke. Ngày nay, khi
xã hôi ngày càng phát triển, nhịp sống càng nhanh và hối hả thì nhu cầu giải trí nhằm
giải tỏa căng thẳng của con người ngày càng cao và sử dụng dịch vụ karaoke là một
trong những hình thức giải trí đang được nhiều tầng lớp trong xã hội yêu thích kể cả đối
tượng chưa có thu nhập như sinh viên cũng rất thích sử dụng dịch vụ này, hay hình ảnh
cả gia đình cùng nhau đi hát karaoke hiện nay cũng đã trở nên rất quen thuộc. Loại dịch
vụ này đã không còn là xa xỉ đối với nhiều tầng lớp xã hội. Tuy vậy kinh doanh dịch vụ
karaoke hiện nay đang phải chịu mức thuế suất khá cao là 30% mà giá tính thuế lại bao
gồm cả doanh thu của dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác đi kèm là chưa hợp lí, quy
định của pháp luật chưa bắt kịp với trình độ phát triển của xã hội. Nhà nước lo sợ nhiều

người knh doanh karaoke là trá hình, lợi dụng kinh doanh karaoke để kinh doanh những
loại hình trái pháp luật khác thì nên đẩy mạnh công tác quản lí, tăng chế tài đối với
những người này chứ không nên dùng mức thuế suất cao để hạn chế làm thiếu đi sự
công bằng- một trong những nguyên tắc quan trong của pháp luật nói chung và pháp
luật thuế TTĐB nói riêng.
Thứ hai là nên nâng mức thuế suất đối với một số dịch vụ như kinh doanh casino,
kinh doanh gôn là các dịch vụ Nhà nước không khuyến khích. Nâng thuế suất đối với
kinh doanh casino sẽ gạt được một bộ phận không nhỏ những người có thu nhập chưa
thực sự cao nhưng lại “mê cờ bạc” ( có thể nâng mức thuế suất lên là 40%). Còn kinh
doanh gôn cũng là loại dịch vụ xa xỉ, người chơi gôn thường là những người có thu
nhập cực kì cao. Hơn nữa việc sử dụng đất nông nghiệp để làm sân gôn ở nước ta trong
hoàn cảnh hiện nay không những là lãng phí tài nguyên mà còn khiến nền sản xuất nông


nghiệp của nông dân gặp nhiều khó khăn. Do vậy mức thuế suất đối với dịch vụ kinh
doanh gôn nên nâng lên. (có thể là 30% hoặc 40%).
Theo nhóm cũng cần tăng thuế suất đối với thuốc lá, xì gà và các chế phẩm từ cây
thuốc lá (có thể tăng tới mức thuế suất 80%). Do đây là mặt hàng không chỉ ảnh hưởng
tới sức khỏe người hút mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe những người hít phải khói thuốc.
Chính vì tác hại ghê gớm của thuốc lá và những con số biết nói trong các cuộc điều tra
về tác hại của thuốc lá mà vừa qua Quốc hội đã chính thức thông qua Luật phòng chống
tác hại của thuốc lá (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 5 năm 2013) và hiện nay đang có nhiều
ý kiến về tính khả thi của luật này. Theo nhóm thì việc tăng thuế suất với mức như
nhóm đề nghị là một biện pháp mạnh và hiệu quả nhằm giảm số người dùng thuốc lá để
bảo vệ sức khỏe của cả công đồng.
4. Khắc phục hạn chế đối với mặt hàng khó thu thuế là thuốc lào
Để thực hiện triệt để việc kiểm soát và hạn chế sử dụng thuốc lá thì phải có cơ chế
quản lý cả thuốc lào. Hướng quản lý thuế TTĐB đối với thuốc lào được các chuyên gia
gợi ý theo cách của Ấn Độ quản lý ‘bidi’ - một loại thuốc sợi được sản xuất và tiêu thụ
manh mún tương tự thuốc lào ở Việt Nam. Cụ thể: cấm bán các sản phẩm không có

nhãn hiệu, yêu cầu báo cáo thông tin về việc bán thuốc lá sợi đã chế biến cho các nhà
sản xuất và tăng thuế đối với bidi theo cùng thuế suất như thuốc lá không đầu lọc giá rẻ.
Người tham gia vào việc chế tạo hay sản xuất bất kỳ hàng hóa nào thuộc diện chịu thuế
TTĐB thì đều phải đăng ký với viên chức ngành thuế hoặc nộp kê khai thuế hàng năm
nếu sản xuất ít hơn 2 triệu điếu bidi mỗi năm.
5. Khắc phục hạn chế trong vấn đề giảm thuế tiêu thụ đặc biệt
Cần quy định thêm trường hợp miễn giảm thuế đối với cơ sở kinh doanh thua lỗ
nhằm không gây khó dễ cho các doanh nghiệp khi họ gặp khó khăn. Vói điều kiện
doanh nghiệp phải có đầy đủ các giấy tờ chứng minh và khi xem xét cơ quan thuế cần
dựa theo quy định của pháp luật để đánh giá đúng tình hình tài chính của doanh nghiệp,
tránh tình trạng “lỗ giả lãi thật” hay doanh nghiệp đáng được miễn giảm lại không
được xét miễn giảm.
Đồng thời, luật hay văn bản hướng dẫn cũng nên quy định cụ thể, chặt chẽ hơn
các phương thức để xác định được mức tổn thất thực tế do thiên tai, tai nạn gây ra là
bao nhiêu. Qua đó sẽ hạn chế được tình trạng các cơ sở sản xuất kinh doanh khai báo
sai sự thực, lợi dụng sự ưu đãi về thuế làm thất thu ngân sách nhà nước.
6. Khắc phục hạn chế trong vấn đề giá tính thuế
Như đã trình bày ở trên, giá tính thuế là quy định hay nhất của pháp luật thuế
TTĐB. Nhưng nó thiếu sự ró ràng khi đề cập tới các khoản thu thêm nên phải bổ sung
quy định về các khoản thu thêm như tiền thưởng của khách cho nhà cung cấp dịch vụ
chẳng hạn để tránh tình trạng lánh thuế ở các khoản này, tránh thất thu cho ngân sách và


đặc biệt là tránh việc lợi dụng sự quản lý không tới nơi của nhà nước đối với các khoản
thu thêm này để rửa tiền…
C. KẾT LUẬN
Trên đây là phần trình bày của nhóm em về thực tiễn áp dụng pháp luật thuế
TTĐB và một số ý kiến đóng góp nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp luật thuế TTĐB
hiện hành ở Việt Nam, tiến tới đáp ứng các yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và yêu
cầu phát triển của nền kinh tế xã hội Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại

hoá. Rất mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn.
Nhóm chúng em xin trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

3. Khái niệm thuế tiêu thụ đặc biệt
Định nghĩa thuế tiêu thụ đặc biệt
Đặc điểm của thuế tiêu thụ đặc biệt
4. Vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt
II. KHÁI QUÁT NỘI DUNG PHÁP LUẬT THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
7. Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
8. Đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
9. Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt
10.Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt
Giá tính thuế
Thuế suất
11.Hoàn thuế, khấu trừ thuế, giảm thuế tiêu thụ đặc biệt
Hoàn thuế
Khấu trừ thuế
Giảm thuế
12.Quản lý, thu, nộp thuế tiêu thụ đặc biệt
III. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
7. Những mặt tích cực của pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt đã được ‘hiện thực
hóa’ trong thực tiễn xã hội
8. Những tồn tại, hạn chế của pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt đã bộc lộ trong
thực tiễn xã hội

IV. Ý KIẾN PHÁP LÝ CỦA NHÓM NHẰM KHẮC PHỤC HẠN CHẾ CỦA PHÁP
LUẬT THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
2. Khắc phục nguy cơ thâm hụt nguồn thu từ thuế tiêu thụ đặc biệt do thủ đoạn
chuyển giá
3. Khắc phục hạn chế về đối tượng chịu thuế
4. Khắc phục hạn chế về thuế suất
5. Khắc phục hạn chế đối với mặt hàng khó thu thuế là thuốc lào
6. Khắc phục hạn chế trong vấn đề giảm thuế tiêu thụ đặc biệt
7. Khắc phục hạn chế trong vấn đề giá tính thuế
C. KẾT LUẬN


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thuế Việt Nam, Nxb. Công an

nhân dân, Hà Nội, 2011.
2. Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật tài chính, Hà Nội, 2007.
3. Phạm Thị Giang Thu, “Những yêu cầu và mục tiêu cơ bản của việc hoàn thiện
hệ thống pháp luật thuế ở Việt Nam”, Tạp chí nhà nước và pháp luật, số 3,
tháng 3/2008.
4. Luật quản lí thuế năm 2006.
5. Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008.
6. Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008.
7. Nghị định của Chính phủ số 26/2009/NĐ-CP ngày 16/03/2009 Quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008.
8. Nghị định của Chính phủ số 113/2011/NĐ-CP ngày 08/12/2011 Sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16/03/2009 Quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008.
9. Thông tư số 05/2012.TT-BTC ngày 05/01/2012 Hướng dẫn thi hành Nghị định
của Chính phủ số 26/2009/NĐ-CP ngày 16/03/2009 và Nghị định của Chính phủ

số 113/2011/NĐ-CP ngày 08/12/2011 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16/03/2009 Quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008.
10.
11. Baomoi.com
12. Dantri.net
13.
14.
15.
16.
17.



×