Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Cơ sở hình thành quyền nhân thân theo quy định trong Bộ luật Dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.56 KB, 20 trang )

MỞ ĐẦU
Trong bản Tuyên ngôn độc lập đọc ngày 2-9-1945, khai sinh ra nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa, chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn một câu nói về quyền
nhân thân theo Bản tuyên ngôn nhân quyền của nước Mỹ. Đó là “Mọi người sinh ra
đều bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể chối cãi. Trong các
quyền đó có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Quyền
nhân thân là một trong những quyền dân sự có ý nghĩa quan trọng được pháp luật
trên thế giới ghi nhận và bảo vệ. Kể cả trong công ước quốc tế là những văn bản
pháp lí cấp cao nhất đề cấp tới vấn đề quyền nhân thân của con người như tại công
ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 hay tại bộ luật nhân quyền
thế giới…Cùng với các văn bản pháp luật khác, Bộ luật dân sự (BLDS) của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ghi nhận và có những cơ chế để bảo vệ
quyền nhân thân của chủ thể. Cùng với quá trình lịch sử lập pháp của nhà nước ta,
luật dân sự luôn có xu hướng là ngày càng hoàn thiện để đáp ứng đáp ứng kịp nhu
cầu mà xã hội đặt ra. Và quyền nhân thân cũng nằm trong xu hướng đó của luật dân
sự. Bộ luật dân sự 2005 sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về quyền nhân thân. Đây
là cơ sở pháp lí quan trọng thứ hai sau Hiến pháp để ghi nhận và bảo vệ quyền nhân
thân. Điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và kinh tế xã hội của nước ta ngày càng
phát triển, các quyền của con người và quyền nhân thân của con người được coi
trọng hơn bao giờ hết. Quyền nhân thân cả dưới góc độ lí luận và thực tiễn đều là
vấn đề hết sức quan trọng hơn bao giời hết. Do vậy, việc nghiên cứu quyền nhân
thân theo quy định của BLDS với những vấn đề lí luận và thực tiễn góp phần quan
trọng cho mỗi công dân thực hiện nghiêm túc các quyền nhân thân mà pháp luật
cho phép nhằm hoàn thiện và phát huy hết khả năng vốn có của mình, đồng thời là
những kinh nghiệm thực tiễn áp dụng giải quyết các vấn đề liên quan tới quyền
nhân thân ở nước ta hiện nay.

NỘI DUNG
I. Cơ sở hình thành quyền nhân thân theo quy định trong Bộ luật Dân sự:
1. Cơ sở lí luận:
Con người tổng hòa của các mỗi quan hệ. Trong mối quan hệ với tự nhiên,


xã hội và con người thì tự nhiên là cái có trước và con người là cái có sau. Con
người không thể thay đổi được tự nhiên mà chỉ có thể thích ứng với tụ nhiên và cải
tạo nó mà thôi. Quá trình cải tạo tự nhiên cũng là quá trình con người tự hoàn thiện


mình và phát huy hết những khả năng vốn có của mình. Con người tạo ra xã hội
nhưng xã hội lại có vai trò quan trọng trong việc hình thành con người và không thể
có con người sống ngoài xã hội. Do vây, con người vừa là một thực thể sinh học
sống, vừa là một cơ thể sống mang bản chất xã hội. Điều này làm cho con người
khác với các thực thể sinh học khác ở chỗ, chỉ có con người mới được hưởng
những quyền do địa vị làm người mang lại, đó chính là quyền con người, quyền
nhân thân của mỗi con người. Xuất hiện, tồn tại, vận động và phát triển gắn với quá
trình tiến hóa của lịch sử xã hội loài người, quyền con người được coi là một hiện
tượng lịch sử xã hội có quá trình phát triển lâu dài. Tư tưởng đó cũng gần như xuất
hiện cùng với sự xuất hiện của xã hội loài người.
Trải qua các giai đoạn hình thành và phát triển, quyền con người là một khái
niệm rộng lớn, phức tạp thậm chí nhiều lúc là đầy mâu thuẫn, bản chất của quyền
con người vừa mang tính tự nhiên vừa mang tính xã hội. Hai thuộc tính vốn có của
quyền con người tồn tại tất yếu có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại với nhau.
Tính tự nhiên cho thấy quyền con người là đặc quyền vốn có của con người, những
quyền này lại bị chi phối và phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, bị
chi phối bởi trình độ phát triển của xã hội làm cho nội dung quyền của con người
chứa đựng tính đặc thù, gắn liền với lịch sử phát triển truyền thống của mỗi quốc
gia. Tuy nhiên có những quyền của con người mà dù ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào,
bất cứ quốc gia nào thì nó luôn luôn được đảm bảo đó chính là quyền con người cơ
bản. sự hiện diện của nó trong hệ thống pháp luật quốc gia là ranh giới khẳng định
có hay không có quyền con người. Trong bản tuyên ngôn độc lập của hợp chủng
quốc Hoa kỳ 1776 khẳng định” con người sinh ra đều bb nh đẳng, đấng tạo hóa đă
dành cho họ một số quyền không thể bị tước đoạt. Trong các quyền đó có quyền
sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.” Dù là quyền con người hay

quyền con người cơ bản thh đều là những khái niệm thể hiện xu hướng, yêu cầu, thể
hiện năng lực, khả năng và ý chí. Và một trong những đặc trưng rất quan trọng của
quyền con người đó được đảm bảo bởi Nhà nước và pháp luật. Nhà nước và pháp
luật là công cụ và phương tiện bảo vệ quyền con người. Thông qua việc ban hành
các quy định pháp luật Nhà nước quy định các quyền của công dân trong đó có
quyền nhân thân. Quyền công dân tạo lên địa vị pháp lí của công dân trong xã hội.
Thể hiện mối quan hệ về mặt pháp lí giữa một cá nhân và một quốc gia. Mối liên hệ
này sẽ ràng buộc hành vi của công dân vào hệ thống pháp luật quốc giai đầu tiên là
Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác trong đó đặc biệt là có BLDS.
2. Cơ sở pháp lí:
2.1. Hiến pháp


Hiến pháp là đạo luật cơ bản, đạo luật gốc của một quốc gia, là cơ sở hh nh
thành hệ thống pháp luật và xây dựng các văn bản pháp luật khác. Căn cứ vào quy
định của Hiến pháp các ngành luật cụ thể hóa bằng các quy định để tác động tới
các quan hệ mà nó có nhiệm vụ điều chỉnh.
Đối với LDS nói chung và các quy đinh về quyền nhân thân trong BLDS,
Hiến pháp quy định một các rất khái quát về quyền nhân thân. Hiến pháp năm 1992
quy định những nguyên tắc cơ bản của chế độ xă hội chủ nghĩa Việt Nam ở giai
đoạn đầu thời quá độ tiến lên chủ nghĩa xă hội. Trong Hiến pháp năm 1992, quy
định rất nhiều những vấn đề của đất nước, của hệ thống pháp luật và của cả hệ
thống chính trị… Trong đó có chương II và chương V có nhiều quy định liên quan
tới LDS. Đặc biệt trong chương V quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân. Ngoài những quyền về chính trị xă hội là một loại các quyền công dân được
Hiến pháp ghi nhận như: quyền bh nh đẳng về năng lực pháp luật dân sự của cá nhân,
các quyền nhân thân và quyền tài sản….
2.2.Bộ luật dân sự
BLDS được đánh giá là có vị trí thứ hai sau Hiến pháp trong việc hh nh thành
và cụ thể hóa quyền nhân thân của cá nhân. BLDS 2005 là bộ luật lớn nhất của Nhà

nước ta về phạm vi điều chỉnh, số lượng các điều luật, sự rộng răi trong việc lấy ư
kiến của các cấp, các nghành, thời gian chuẩn bị… BLDS đă thể chế hóa đường lối
phát triển kinh tế của Đảng cộng sản Việt Nam, cụ thể hóa Hiến pháp 1992 nhằm
bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tập thể và đặc biệt là của cá nhân.BLDS cụ thể
hóa các quyền nhân thân của cá nhân mà Hiến pháp ghi nhận, là chuẩn mực ứng xử
pháp lư cho các chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự và thực hiện những quyền
nhân thân gắn với mỗi chủ thể.Quyền nhân thân trong BLDS 2005 được quy định
từ Điều 24 đền Điều 51. Số lượng các quy định trong BLDS cũng chiếm một phần
đáng kể và tới BLDS 2005 đă đánh dấu những bước phát triển mới trong việc xây
dựng và hoàn thiện về quyền nhân thân của cá nhân.
II. Khái niệm và đặc điểm của quyền nhân thân
1. Khái niệm quyền nhân thân
Quyền nhân thân là thuật ngữ pháp lý để chỉ những quyền gắn liền với bản
thân con người, gắn liền với đời sống riêng tư của mỗi cá nhân. Từ xưa tới nay, khi
nói đến quyền nhân thân người ta liên tưởng ngay tới các quyền có liên quan mật
thiết đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân. Nói chung, quyền nhân thân là
thứ quyền để bảo vệ cái “danh” của mỗi con người bao gồm: danh dự, danh tiếng,
danh hiệu….Một xã hội ngày càng tiến bộ bao nhiêu thì con người ngày càng được


quý trọng bấy nhiêu, và do đó quyền nhân thân cũng ngày càng được pháp luật quy
định đầy đủ ,rõ ràng hơn
Trong lịch sử lập pháp của Việt Nam thuật ngữ “quyền nhân thân” ra đời khá
muộn mằn. Bộ luật dân sự 1995 là văn bản pháp lý đầu tiên đề cập tới quyền nhân
thân , đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong quá trình hiện thực hóa quyền
con người. Kế thừa những quy định của bộ luật dân sự 1995 về quyền nhân thân,
Điều 24 bộ luật dân sự 2005 có quy định về khái niệm quyền nhân thân như sau :
“Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với
mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác” .Việc quy định này khá chung chung, không đi vào cụ thể nên

chúng ta có thể định nghĩa quyền nhân thân như sau :
- Theo nghĩa khách quan : Quyền nhân thân được hiểu là tổng hợp các quy
phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, trong đó nội dung quy định rõ cho các cá
nhân có quyền nhân thân gắn liền với bản thân mình và đây là cơ sở để cá nhân
thực hiện quyền của mình
- Theo nghĩa chủ quan : Quyền nhân thân là quyền dân sự chủ quan gắn liền
với cá nhân do Nhà nước quy định cho mỗi cá nhân và cá nhân không thể chuyển
giao quyền này cho người khác.
2. Đặc điểm cơ bản của quyền nhân thân:
2.1 Quyền nhân thân là một quyền dân sự và là quyền dân sự đặc biệt
Trước hết, chúng ta cân hiểu thế nào là quyền dân sự. Quyền dân sự được hiểu là
những quyền công dân được thể hiện trong mối quan hệ giữa các cá nhân và được
bảo đảm bằng pháp luật dân sự. Quyền dân sự được hiểu theo nghĩa rộng là quyền
của chủ thể được pháp luật quy định như là nội dung của năng lực pháp luật của
chủ thể dó. Như vậy, các chủ thể có năng lực pháp luật dân sự khác nhau thì có
quyền dân sự khác nhau, Quyền dân sự hiểu theo nghĩa hẹp là quyền của chủ tểh
trong quan hệ dân sự nhất định mà chủ thể đó đang tham gia; quyền tự mình thực
hiện những hành vi nhất đinh, quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm. Quyền nhân thân là một
khái niệm bao hàm trong nội dung quyền con người, quyền công dân. Khi các
quyền con người được pháp luật quy định thành các quyền cụ thể cho chủ thể tham
gia vào các quan hệ dân sự được tự mình thực hiện, được yêu cầu và được hưởng.
Con người là nhân vật trung tâm của xã hội và là đối tượng hướng tới của các cuộc
cách mạng tiến bộ trong lịch sử xã hội loài người. Dưới góc độ pháp luật dân sự thì
cá nhân là chủ thể chủ yếu, thường xuyên quan trọng và phổ biến của quan hệ dân


sự. Các quyền mà pháp luật quy định cho cá nhân là vì con người và hướng tới con
người, trong đó có các quyền nhân thân. Sở dĩ nói quyền nhân thân là quyền dân sự
đặc biệt và các quyền này chỉ thuộc về cá nhân, trong khi đó các quyền khác

(quyền tài sản) có thể thuộc về chủ thể khác (pháp nhân, hộ gia đình).
2.2. Quyền nhân thân luôn gắn liền với cá nhân, không thể chuyển giao
cho chủ thể khác.
Pháp luật dân sự thừa nhận quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với
mỗi cá nhân mà không thể chuyển dịch cho chủ thể khác, trừ trường hợp do pháp
luật qui định. Điều 24 BLDS qui định: “Quyền nhân thân được quy định trong Bộ
luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho
người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Các quyền dân sự nói
chung, quyền nhân thân nói riêng là do Nhà nước quy định cho các chủ thể dựa trên
điều kiện kinh tế – xã hội nhất định. Do vậy, về mặt nguyên tắc, cá nhân không thể
chuyển dịch quyền nhân thân cho chủ thể khác, nói cách khác thì quyền nhân thân
không thể là đối tượng trong các giao dịch dân sự giữa các cá nhân. Ví dụ, người
này không thể đổi họ tên cho người khác và ngược lại hoặc một người không thể uỷ
quyền cho người khác thực hiện quyền tự do đi lại của mình và mình nhận quyền tự
do kết hôn của người khác. Quyền nhân thân không thể định đoạt (chuyển giao)
được cho người khác nghĩa là quyền nhân thân không thể là đối tượng trong các
giao dịch như mua bán, trao đổi, tặng cho,… Thực tế, tính không thể định đoạt của
quyền nhân thân của cá nhân chỉ là tương đối, bởi trong một số trường hợp, quyền
nhân thân có thể chuyển giao cho người khác theo quy định của pháp luật như
quyền nhân thân gắn liền với tài sản được phép chuyển giao như tác giả của tác
phẩm có thể được chuyển giao cho người thừa kế.
Điều này có nghĩa rằng bản thân chủ thể hưởng quyền nhân thân chứ họ
không thể chuyển giao quyền này cho người khác và cũng không ai có thể đại diện
cho họ để thực hiện quyền này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt theo
quy định của pháp luật thì quyền nhân thân có thể chuyển giao cho chủ thể khác. Ví
dụ: Quyền công bố, phổ biến tác phẩm của tác giả, khi tác giả chết đi thì quyền này
có thể chuyển giao cho chủ thể khác (người thừa kế của tác giả). Mặc dù vậy thì có
những yếu tố luôn gắn liền với chủ thể mà không thể thay đổi được, ví dụ: Quyền
đứng tên tác giả, quyền bảo vệ sự toàn vệ của tác phẩm.
2.3. Quyền nhân thân có tính chất phi tài sản

Quyền nhân thân không bao giờ là những giá trị tương đương và không thể trao
đổi ngang giá, chỉ có quyền nhân thân gắn với tài sản hay không gắn với tài sản mà


thôi. Vì không phải là tài sản nên quyền nhân thân không bao giờ trị giá được thành
tiền. Về mặt pháp lí, chúng ta cần phân định rõ tính chất phi tài sản của quyền nhân
thân. Ví dụ: Một người sáng tạo ra một sang chế hay giải pháp hữu ích. Sáng chế
hay giải pháp đó do con người sang tạo nên mang giá trị kinh tế, chứ bản thân
“Quyền tự do sáng tạo” (Điều 47 BLDS) không phải là tài sản, không mang giá trị
kinh tế.
2.4. Quyền nhân thân là một quyền dân sự do luật định.
Quyền nhân thân là một quyền nằm trong nội dung năng lực pháp luật dân sự
của cá nhân. Pháp luật dân sự quy định cho các cá nhân có các quyền nhân thân là
một sự tuyên bố chính thức về các quyền con người cụ thể được pháp luật thừa
nhận. Việc pháp luật quy định cho các cá nhân có các quyền nhân thân khác nhau
là dựa vào các điều kiện kinh tế xã hội. Do vậy, ở mỗi giai đoạn khác nhau của lịch
sử xã hội loài người, phụ thuộc vào bản chất giai cấp, chế độ chính trị xã hội… mà
quyền nhân thân của cá nhân được quy định một cách khác nhau. Quyền nhân thân
là do Nhà nước “trang bị” cho cá nhân, Nhà nước không cho phép bất cứ cá nhân
nào làm thay đổi hay chấm dứt quyền đó.
III. Các quy định của pháp luật về quyền nhân thân trong Bộ luật dân sự 2005
Bộ luật dân sự 2005 quy định về quyền nhân thân từ Điều 24 tới Điều 51.
Ngoài hai điều luật quy định khái quát về quyền nhân thân (Điều 24) và bảo vệ
quyền nhân thân (Điều 25), các điều luật còn lại quy định về nội dung các quyền
nhân thân cụ thể. Dựa vào đối tượng của quyền mà các quyền nhân thân, tác giả
chia các quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật dân sự 2005 thành 5 nhóm
sau đây:
1. Nhóm quyền nhân thân gắn liền với chủ thể trong quan hệ hôn nhân gia
đình.
Nhóm các quyền tạo lập gia đình (quyền kết hôn, quyền ly hôn, quyền nhận

nuôi và được nhận làm con nuôi) và nhóm quyền giữa các thành viên trong gia đình
(quyền bình đẳng vợ chồng; quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong
gia đình). Các quyền thuộc phân nhóm thứ nhất được bảo vệ một cách tuyệt đối khỏi
sự xâm phạm của bất kỳ chủ thể khác. Còn các quyền thuộc phân nhóm thứ hai chỉ
được bảo vệ một cách tương đối khỏi sự xâm phạm của các thành viên khác trong
chính gia đình đó mà thôi. Các quyền này được xác lập một cách khác nhau ở từng chủ
thể, phụ thuộc vào hoàn cảnh gia đình của người đó (đã lập gia đình chưa, có con cái
hay không) và phụ thuộc vào địa vị của người đó trong gia đình (là con hay là cha, là


chồng hay là vợ). Các quyền này có thể chấm dứt khi các chủ thể trong gia đình không
còn nữa.

2. Nhóm các quyền liên quan tới sự cá biệt hóa cá nhân
Các quyền nhân thân thuộc nhóm này được BLDS ghi nhận bao gồm : quyền
đối với họ tên ( Điều 26), quyền thay đổi họ tên ( Điều 27 ),quyền được khai
sinh( Điều 29), quyền được khai tử ( Điều 30 ),quyền của cá nhân đối với hình ảnh
( Điều31), Quyền xác định dân tộc( Điều 28), quyền xác định lại giới tính( Điều36),
quyền đối với quốc tịch ( Điều45). Trong tất cả các quyền nhân thân mà BLDS đã
ghi nhận thì quyền nhân thân thuộc nhóm quyền này thể hiện rõ nhất đặc trưng của
LDS. Việc phân biệt cá nhân này với cá nhân khác và phân biệt cá nhân với những
chủ thể của quan hệ pháp luật không những có ý nghĩa trong việc xác định quyền
và nghĩa vụ của chủ thể mà còn có ý nghĩa trong việc xác định trách nhiệm pháp lý
của chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật nói chung và quan hệ pháp luật dân sự
nói riêng. Những quyền nhân thân liên quan tới sự cá biệt hóa cá nhân là những
quyền năng cơ bản và thể hiện rõ sự cá biệt gắn liền với chủ thể và không thể
chuyển giao cho người khác.
Mỗi người sinh ra đều có một tên gọi của mình do cha mẹ hoặc ai đó đăt cho
để phân biệt cá nhân này với cá nhân khác.Trên thực tế thì quyền này mặc nhiên là
có để mỗi chúng ta có thể phân biệt nhau.Điều 26 và Điều 27 quy định quyền đối

với họ tên và quyền thay đổi họ tên. Đây là là quyền dân sự cơ bản gắn liền với
nhân thân của mỗi cá nhân. Việc xác lập họ tên là rất quan trọng và gắn liền với
chủ thể đó tới suốt đời. Mặc dù mỗi cá nhân có thể có nhiều tên gọi khác nhau
như :bí danh, tên thường gọi,biệt danh, tên khai sinh…. Họ tên không chỉ đơn
thuần là yếu tố về mặt nhân thân, mà nó còn là yếu tố pháp lý quan trọng để cá
nhân xác lập thực hiện quyền cũng như nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý nhân danh
chính mình. Do vậy họ tên của một người cần phải được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền công nhận bằng việc cấp giấy đăng ký khai sinh cho một người. Và cá nhân
khi tham gia vào quan hệ pháp luật chỉ được công nhận mang một tên riêng để
phân biệt với các chủ thể khác. Đó chính là tên được ghi trong giấy khai sinh.
Quyền đối với họ tên là quyền nhân thân của cá nhân, cá nhân có quyền này kể từ
khi sinh ra. Tuy nhiên việc thực hiện quyền này lại không do chính họ thực hiện mà
lại hoàn toàn phụ thuộc vào người có quyền và trách nhiệm đi khai sinh. Rõ ràng
quyền và lợi ích của cá nhân đã bị phân tán. Trong trường hợp người có quyền và
nghĩa vụ đi khai sinh cho trẻ mà không thực hiện vậy ai sẽ chịu trách nhiệm, không
những thế nếu trẻ chưa được đăng ký khai sinh đã lớn và đã có đầy đủ năng lực
hành vi dân sự thì có thể tự mình đi đăng ký khai sinh được không? Đây là một câu


hỏi mà đã gặp khá nhiều ở nhà nước ta hiện nay và vẫn là một vấn đề còn bỏ ngỏ.
Do vậy pháp luật dân sự cẩn bổ sung và hoàn thiện quyền nhân thân này để bao
trùm hết cả trường hợp trên.
Quyền xác định lại dân tộc là quyền nhân thân của cá nhân được pháp luật
bảo vệ. Theo quy định của BLDS,tại Điều 28 quy định thì quyền xác định dân tộc
của cá nhân lại khá là ngược so với quyền đối với họ tên. Nước ta hiện nay có 54
dân tộc cùng sinh sống. Việc xác định dân tộc cho cá nhân hoàn toàn phụ thuộc vào
dân tộc của cha hoặc của mẹ chứ cá nhân mỗi người lại không có quyền tự xác định
dân tộc của mình. Và việc xác định dân tộc của cá nhân cũng được ghi vào trong
giấy khai sinh của cá nhân. Mặc dù vậy nhưng theo quy định tại khoản 3 Điều16
nghị định 15 của Chính phủ về hướng dẫn đăng ký hộ tịch thì trong trường hợp

khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi thì phần cha, me, dân tộc được bỏ trống. Như vậy thì
trong trường hợp mà trẻ không thể xác định được cha, mẹ của mình thì quyền nhân
thân này của trẻ mãi không được đảm bảo. Đối với trường hợp này chúng ta nên
quy định một dân tộc nào đó hoặc một dân tộc mà chiếm đa số tại nơi trẻ được phát
hiện. Ngoài việc quy định xác định dân tộc là một quyền nhân thân thì là quyền
được xác định lại dân tộc. Nhưng việc xác định lại dân tộc phải thỏa mãn các điều
kiện do pháp luật quy định và trong những trường hợp nhất định.
Quyền cá nhân đối với hình ảnh được quy định tại Điều 31 BLDS 2005 đã
thể hiện sự tiến bộ của pháp luật dân sự Việt Nam, bởi vì không phải quốc gia nào
quyền cá nhân đối với hình ảnh cũng được quy định cụ thể trong BLDS. Trước hết
chúng ta cần hiểu rằng khái niệm hình ảnh của cá nhân bao gồm mọi hình thức
nghệ thuật ghi lại hình dáng của con người như chụp ảnh, ảnh vẽ, ảnh chép và suy
rộng ra là có thể bao gồm cả bức tượng của cá nhân và cả hình ảnh có được do ghi
hình. Theo quy định của pháp luật thì việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được
sự đồng ý của cá nhân đó. Tuy nhiên pháp luật lại không quy định như thế nào
là”đồng ý”. Nhưng chúng ta có thể hiểu là việc sử dụng hình ảnh của cá nhân vào
bất cứ mục đích gì mà không có sự đồng ý của cá nhân đó đều coi là vi phạm pháp
luật. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân là một vấn đề nhậy cảm và khá phức tạp
trong cuộc sống. Để tránh việc sử dụng tùy tiện hình ảnh của cá nhân và đảm bảo
cho quyền nhân thân đó, pháp luật cần quy định rõ những trường hợp nào thì pháp
luật cho phép sử dụng hình ảnh của cá nhân và quy định chặt chẽ về sử dụng hình
ảnh của cá nhân trong những trường hợp cụ thể.
Quyền xác định lại giới tính được BLDS 2005 quy định tại Điều 36. Đây là
quyền nhân thân của cá nhân và là quy định bổ sung cho quy định về quyền nhân
thân của BLDS 1995. Như chúng ta đã biết thì chuyển đổi giới tính là vấn đề mới


và rất phức tạp về mặt xã hội, mới chỉ xảy ra một số ít các trường hợp và chưa có
tình phổ biến. Do vậy cần có thời gian để tìm hiểu thực tế và nghiên cứu thêm kinh
nghiệm của các nước trên thề giới. Như vậy, BLDS 2005 quy định việc xác định lại

giới tính của một người chỉ được thực hiện trong trường hợp giưos tính của người
đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp
của Y học, nhằm xác định rõ về giới tính. Quyền thay đổi giới tính không thể thực
hiện một cách tùy tiện. Quy định này là hoàn toàn phù hợp với tình hình xã hội và
truyền thống đạo đức của xã hội ta hiện nay. Nhưng trong các quy định hiện hành
thì chưa có quy định cụ thể như thế nào đối với trường hợp những người được
chuyển đổi giới tính này ra sao. Đặc biệt là trong trường hợp này liên quan tới
quyền lợi của họ trong lĩnh vực hôn nhân gia đình.
3. Nhóm các quyền liên quan tới thân thể của cá nhân
Trong nhóm quyền liên quan tới thân thể của cá nhân bao gồm: quyền được
đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể (Điều 32), quyền hiến bộ phận cơ
thể (Điều 33), Quyền hiến xác,nhận bộ phận cơ thể sau khi chết (Điều34), Quyền
nhận bộ phận cơ thể người (Điều 35). Theo đó thì có những quyền thì cá nhân có
thể tự mình thực hiện khi cá nhân đó còn sống, có những quyền lại có mối quan hệ
với nhau như tại Điều 33 và Điều 35 và có những quyền thì chỉ thực hiện được khi
cá nhân đó không còn sống.
 Quyền được bảo đảm an toàn về sức khỏe là quyền của cá nhân được chăm sóc

sức khỏe thường xuyên và quyền được khám, chữa bệnh khi đã mắc bệnh. Có thể
nói đây là quyền có ý nghĩa đặc biệt thiết thực đối với cuộc sống của con người.
Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi ngày càng xuất hiện nhiều căn bệnh hiểm
nghèo, cướp đi sinh mạng của nhiều người trên thế giới. Việc bảo đảm quyền này
không chỉ cần đến hành động chủ động của của chính bản thân cá nhân đó mà nó
còn đòi hỏi sự phối hợp hành động của Nhà nước và toàn xã hội
Bộ luật dân sự 1995 lần đầu tiên quy định những quyền nhân thân của cá
nhân trong đó có quyền được bảo đảm an toàn về sức khỏe tại điều 32, BLDS 2005
cũng kế thừa những quy định này. Bên cạnh việc thừa nhận nó là một quyền nhân
thân, BLDS 2005 còn quy định trách nhiệm dân sự đối với người thực hiện hành vi
xâm phạm đến sức khỏe của người khác, đó là việc bồi thường thiệt hại. Pháp luật
lấy yếu tố chi phí làm căn cứ để xác định thiệt hại. Chi phí đó bao gồm chi phí cho

việc chữa bệnh, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của
người bị thiệt hại, thu nhập thực tế bị giảm sút của người bị thiệt hại…..Mức bồi
thường do các bên tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không
quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định (Điều 609 Bộ luật dân sự)


 Quyền được bảo đảm an toàn về thân thể của cá nhân là quyền của cá nhân
được tự do thân thể và được bảo đảm sự toàn vẹn của thân thể
Bộ luật dân sự 1995 thừa nhận quyền được bảo đảm an toàn về thân thể của
cá nhân tại Điều 32. Trong điều luật, quyền này được thể hiện ở khía cạnh cá nhân
có quyền quyết định về an toàn thân thể khi cho phép hay không cho phép một sự
tác động từ bên ngoài vào cơ thể của mình đặc biệt trong việc chữa bệnh theo
phương pháp mới hoặc trong việc gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép bộ phận cơ thể.
Theo điều luật trên thì bác sĩ không được phép phẫu thuật nếu không được sự đồng
ý của bệnh nhân, nếu bệnh nhân là người chưa thành niên, mất hay hạn chế năng
lực hành vi dân sự thì phải được sự đồng ý của người đại diện, người giám hộ của
bệnh nhân.Tuy nhiên trong điều luật này thì cũng phải xét tới tình trạng nguy kịch
của bệnh nhân cần phẫu thuật ngay, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật không cần
chờ ý kiến của người thân, người đại diện của bệnh nhân với sự cho phép của người
đứng đầu cơ sở chữa bênh
Bộ luật dân sự 2005 ra đời một lần nữa khẳng định tính ổn định của quyền
được bảo đảm an toàn về thân thể khi đã kế thừa toàn bộ nội dung quy định trong
bộ luật dân sự 1995. Tuy nhiên, tính khả thi của quyền này được đẩy cao hơn khi
có sự thay đổi về mặt thuật ngữ “người thân thích” trong bộ luật năm 1995 được cụ
thể hơn trong bộ luật dân sự 2005 là “ vợ, chồng, con đã thành niên”; sự thay đổi
này làm cho điều luật dễ hiểu hơn

 Quyền hiến bộ phận và quyền hiến xác, bộ phận sau khi chết là quyền nhân
thân của cá nhân thể hiện sự tự định đoạt của họ đối với các bộ phận cơ thể, xác
của mình sau khi chết do vậy cần thiết phải có hành lang pháp lý để điều chỉnh vấn

đề này. Và BLDS 2005 ra đời, với quy định mới này đã bổ sung kịp thời cho sự hạn
chế và thiếu sót của BLDS 1995. Với tư cách là quyền nhân thân, quyền hiến bộ
phận cơ thể mang những đặc điểm chung của quyền nhân thân đó chính là tính cá
nhân tuyệt đối, tính không xác định được bằng tiền và không vì mục đích thương
mại.Tuy nhiên việc quy định quyền nhân thân mới này trong BLDS 2005 cũng
mang những đặc điểm riêng biệt của chúng. Khi cá nhân thực hiện quyền này lại
không mang lại mục đích cho họ mà lại mang lại lợi ích cho người khác, lợi ích cho
toàn xã hội mà mục đích căn bản của quyền này là chữa bệnh nhân đạo cứu người
hoặc phục vụ giảng dạy trong các trường hoặc là dùng cho nghiên cứu khoa học.
Nhưng nó vần được ghi nhận là một quyền nhân thân của cá nhân. Ghi nhận quyền
này chính là một bảo đảm cho sự tự lựa chọn hành động của mình trong lĩnh vực
đặc thù và hết sức nhạy cảm này. Vì đây là một vấn đề còn rất mới mẻ ở nước ta,
trong thực tế thì phát sinh chưa phổ biến rộng rãi nên BLDS chỉ quy định những


vấn đề mang tính nguyên tắc, với tính chất là một quyền dân sự về nhân thân, còn
các vấn đề cụ thể về trình tự, thủ tục hiến bộ phận của cơ thể, sử dụng xác của
người chết sẽ được quy định tại các văn bản riêng. Pháp luật đa số các nước không
cho phép mua bán bộ phận cơ thể như một tài sản. Nếu cân nhắc giữa việc bảo vệ
trật tự công cộng và lợi ích của xã hội với việc bảo đảm sự tự do ý trí của cá nhân
thì rõ ràng là bảo đảm trật tự xã hội phải đặt nên hàng đầu.
4. Quyền nhân thân liên quan đến giá trị của con người trong xã hội:
Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; Quyền đối với bí mật đời tư
 Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín: Điều 37 Bộ luật dân sự
quy định : “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp
luật bảo vệ”
Danh dự của cá nhân thể hiện sự coi trọng của dư luận xã hội đối với cá nhân
đó, dựa trên những giá trị tinh thần đạo đức tốt đẹp. Nhân phẩm của con người là
những phẩm chất và giá trị con người của cá nhân đó. Uy tín cá nhân thể hiện sự tín
nhiệm và mến phục của cộng đồng hoặc một bộ phận dân sự đối với cá nhân. Cả 3

yếu tố trên tuy có tính độc lập tương đối nhưng lại đều hướng tới sự thể hiện giá trị
tinh thần của cá nhân.
Theo điều 37 Bộ luật dân sự hiện hành, quyền được bảo vệ danh dự, nhân
phẩm, uy tín là một quyền nhân thân. Mỗi cá nhân đều có quyền đối với danh dự,
nhân phẩm, uy tín của mình và đồng thời cũng có nghĩa vụ phải tôn trọng danh dự,
nhân phẩm, uy tín của người khác. Điểm đặc biệt của quyền nhân thân về danh dự,
nhân phẩm, uy tín so với các quyền nhân thân khác là ở chỗ quyền này được tôn
trọng và bảo vệ tuyệt đối. Dù trong bất kỳ trường hợp nào pháp luật cũng không
cho phép đụng chạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân. Vì vậy, không ai
có thể viện bất kỳ lý do nào để bào chữa cho hành vi xâm phạm tới danh dự, nhân
phẩm, uy tín của người khác, kể cả việc làm nhục kẻ phạm tội

 Quyền bí mật đời tư là một trong những quyền nhân thân cơ bản của con
người. Nó được ghi nhân trong các văn bản pháp lý có hiệu lực cao như: Hiến
pháp 1992,cụ thể hóa tại điều 38 bộ luật Dân sự 2005 và nhiều văn bản khác liên
quan. Tuy nhiên các văn bản này cũng như Bộ luật dân sự đều không định nghĩa
như thế nào là “bí mật đời tư”. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu bí mật đời tư là
những thông tin liên quan tới cá nhân mà bản thân cá nhân đó không muốn để
người khác được biết. Quyền bí mật đời tư là quyền của cá nhân đối với các thông
tin bản thân họ không muốn tiết lộ. Theo quy định tại điều 38 bộ luật dân sự 2005
thì ta có thể xác định nội dung của quyền bí mật đời tư như sau :


+ Cá nhân có quyền đối với các thông tin, tư liệu của mình : Có nghĩa là cá nhân
có quyền công bố hoặc không công bố các thông tin liên quan tới bản thân họ ( ví
dụ như : một hình ảnh, một kỷ vật…); khi cá nhân không công bố có nghĩa là thông
tin này được coi là bí mật. Bất kỳ hành vi tiết lộ thông tin nào mà không được phép
của chủ sở hữu thông tin đều bị coi là xâm phạm quyền bí mật đời tư
+ Cá nhân có quyền bí mật đối với thư tín, thư tín và các hình thức thông tin
điện tử khác : Có nghĩa là thư tín, điện tín và các hình thức thông tin khác của cá

nhân chứa đựng những thông tin được chuyền tải giữa người gửi và người nhận thì
chỉ có người gửi và người nhận biết.Pháp luật bảo vệ quyền bí mật này của cá
nhân. Những người khác không có quyền can thiệp vào nội dung thông tin này. Tuy
nhiên, việc bí mật trong thư tín và các hình thức thông tin khác cũng chịu sự giới
hạn của pháp luật trong một số trường hợp cần thiết. Ví dụ như trong trường hợp
quy định tai điều 140 Bộ luật tố tụng dân sự : “ Khi cần phải thi thập tài liệu, đồ
vật liên quan tới vụ án thì có thể khám thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm….”
Hoàn thiện pháp luật về đời tư và quyền bí mật đời tư là một trong những
yêu cầu cấp bách hiện nay, bởi lẽ trong thời gian gần đây, có nhiều vụ việc liên
quan tới bí mật đời tư đã gây xôn xao dư luận, thậm chí có cả vụ việc đã Tòa án
giải quyết như công bố danh tính những người giàu nhất Việt Nam, công khai thuế
thu nhập cá nhân, công khai chuyện ly hôn của một cá nhân trên phương tiện thông
tin đại chúng. Hành vi xâm phạm quyền bí mật đời tư đa dạng, đó có thể là tiết lộ
thông tin bí mật, có thể là chiếm đoạt hoặc hủy hoại thông tin. Tùy thuộc vào mức
độ của hành vi xâm phạm bí mật đời tư, người xâm phạm có thể bị xử lý hành
chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc phải bồi.
5. Các quyền liên quan tới hoạt động lao động sáng tạo của cá nhân :

 Quyền lao động : Điều 49 Bộ luật dân sự 2005 đã khẳng định: “Cá nhân
có quyền lao động. Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm,
nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín
ngưỡng, tôn giáo”
Lao động là hoạt động sống thiết yếu là phương thức tồn tại của con người.
Vì vậy, quyền lao động là một quyền tự nhiên, nó gắn bó và có quan hệ mật thiết
với “quyền sống” của con người .Dưới góc độ dân sự, quyền lao động là được coi
là một quyền nhân thân. Trước hết nó được hiểu là quyền cá nhân được lựa chọn
việc làm; nghề nghiệp phù hợp với khả năng, điều kiện của mình. Pháp luật bảo vệ
quyện này của cá nhân. Tuy nhiên, quyền này không phải là quyền cá nhân được tự
do lựa chon vô hạn mà nó được giới hạn trong phạm vi nhất định. Ví dụ như Điều



13 Bộ luật lao động 1994 thì quyền làm việc lao động của cá nhân sẽ bị hạn chế
trong trường hợp gây tổn hại tới lợi ích của Nhà nước, của xã hội và của cá nhân
khác. Biểu hiện cao nhất của quyền tự do lựa chọn việc làm là cá nhân được tự do ý
chí khi ký kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động
Pháp luật thừa nhận mọi lao động đều bình đẳng về mặt pháp lý, không phân
biệt giới tính, dân tộc….Nhằm giải phóng và phát huy mọi nguồn nhân lực, pháp
luật khẳng định mọi công dân Việt Nam đều có cơ hội việc làm như nhau, tạo điều
kiện thuận lợi và được trả lương theo các nguyên tắc phân phối trong luật lao động.
Tuy nhiên sự bình đẳng ở đây cũng chỉ mang tính chất tương đối, vì nhà nước cũng
có những chính sách hỗ trợ về việc làm riêng cho những đối tương có công cho xã
hội như thương binh, bệnh binh…

 Quyền tự do kinh doanh (được ghi nhận tại Điều 50 Bộ luật dân sự 2005).
Quyền tự do kinh doanh của cá nhân có nội dung phong phú thể hiện ở nhiều khía
canh khác nhau như quyền được tự do lựa chọn hình thức, lĩnh vực kinh doanh,
ngành nghề kinh doanh; quyền tự do giao kết hợp đồng….Mỗi cá nhân căn cứ vào
điều kiện thực tế của mình cũng như khả năng đáp ứng những yêu cầu của pháp
luật mà lựa chon hình thức kinh doanh cho phù hợp. Pháp luật tạo điều kiện cho cá
nhân có thể tham gia vào các hình thức kinh doanh khác nhau ( công ty cổ phần,
công ty trách nhiệm hữu hạn…Nhà nước khuyến khích mọi cá nhân tự do kinh
doanh nhưng trong khuôn khổ của pháp luật. Mọi hành vi kinh doanh của cá nhân
phải thuộc hành lang pháp lý mà Nhà nước tạo ra. Nhà nươc nghiêm cấm mọi hành
vi lợi dụng quyền tự do kinh doanh để gây tổn hại về lợi ích cho Nhà nước, lợi ích
hợp pháp của cá nhân và toàn xã hội…Quyền tự do kinh doanh được pháp luật bảo
hộ khi đáp ứng các điều kiện về tuổi, vốn, trình độ…Xong, việc thực hiện quyền tự
do kinh doanh của cá nhân phải gắn kiền với việc thực hiện các nghĩa vụ như việc
đăng ký kinh doanh, nộp thuế…
 Quyền tự do sáng tạo của cá nhân là một trong những quyền nhân thân của
cá nhân được quy định tại điều 51 của Bộ luật dân sự 2005. Pháp luật ghi nhận

quyền tự do sáng tạo giúp cá nhân được phát triển khả năng và sở trường của bản
thân mình, đồng thời là động lực để phát triển xã hội. Cũng như các quyền nhân
thân khác, quyền tư do sáng tạo cũng không có nghãi là cá nhân có thể làm bất kỳ
điều gì mình muốn. Quyền này chỉ được pháp luật bảo hộ khi cá nhân tôn trọng
Hiến pháp, luật…(khung pháp lý mà Nhà nước xây dựng nên). Những tác phẩm
chống lại Nhà nước, tuyên truyền phản động, tệ nạ xã hội…không được nhà nước
bảo hộ.
6. Bảo vệ quyền nhân thân


Quy định theo pháp luật hiện hành về quyền nhân thân, thực hiện các quyền
này không tách rời cơ chế bảo vệ quyền nhân thân. Do đó, nói lý luận có như thế
nào thì bảo vệ quyền nhân thân là một vấn đề quan trọng trong việc hiện thực hóa
các quyền nhân thân của cá nhân. Về nguyên tắc, khi thực hiện quyền nhân thân
của mình không được xâm phạm tới quyền và lợi ích của người khác.Nhưng trên
thực tế của đời sống xã hội do sự nhận thức của mỗi người là khác nhau nên việc
xâm phạm quyền nhân thân là điều không thể tránh khỏi. Việc này không những
gây ảnh hưởng cho những người thực hiện quyền nhân thân mà còn ảnh hưởng tới
trật tự pháp lý của xã hội. Bảo vệ quyền nhân thân chính là việc cá nhân có quyền
nhân thân bị xâm hại, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
thực hiện các biện pháp, phương thức do pháp luật quy định để ngăn chặn kịp thời
các hành vi xâm hại trái pháp luật đến quyền nhân thân của cá nhân, buộc phải
chấm dứt hành vi và phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình theo quy định của
pháp luật. Có 2 phương thức bảo vệ quyền nhân thân đó là cá nhân tự bảo vệ và
bảo vệ quyền nhân thân bởi các cơ quan nhà nước.Bảo vệ quyền nhân thân có thể
thực hiện bằng nhiều biện pháp của nhiều nghành luật với vai trò khác nhau: Biện
pháp hành chính, biện pháp kỷ luật, biện pháp hình sự, biện pháp dân sự. Việc bảo
vệ quyền nhân thân theo biện pháp dân sự được thực hiện theo Điều 25
BLDS.Quyền nhân thân tuy đã được pháp luật bảo vệ khá hoàn thiện nhưng những
năm gần đây số lượng những vụ việc liên quan tới quyền nhân thân tăng lên đáng

kể.
7. các phương thức và biện pháp bảo vệ quyền nhân thân:
Quyền nhân thân của cá nhân theo quy định của pháp luật khá đa dạng nên hành
vi xâm phạm đến quyền nhân thân cũng khá đa dạng dưới những hình thức, mức độ
khác nhau. Để bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân có hiệu quả ngoài việc sử dụng
nhiều phương thức bảo vệ khác nhau còn phải áp dụng các biện pháp bảo vệ khác
nhau như biện pháp xử lý hành chính, biện pháp xử lý hình sự, biện pháp dân sự,
biện pháp xử lý kỷ luật. Trong các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân đó thì biện
pháp dân sự là một trong các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân có hiệu quả và
được áp dụng phổ biến nhất. Các biện pháp dân sự bảo vệ quyền nhân thân trong
trường hợp bị xâm phạm được quy định trong pháp luật dân sự. Theo quy định tại
Điều 25 BLDS thì cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm được áp dụng các biện
pháp dân sự sau để bảo vệ quyền nhân thân của mình như tự cải chính; yêu cầu
người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm; yêu cầu người vi phạm bồi
thường thiệt hại hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm
bồi thường thiệt hại.


Tự mình cải chính là biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân bị xâm
phạm được áp dụng trong trường hợp người có hành vi trái pháp luật đưa ra những
tin tức không đúng xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Đây là biện
pháp cho phép người có quyền nhân thân bị xâm phạm kịp thời bảo vệ quyền nhân
thân của mình, hạn chế được hậu quả thiệt hại cả về vật chất và tinh thần do những
tin tức không đúng ra gây ra.
Yêu cầu người có vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm là biện pháp bảo vệ quyền
nhân thân của cá nhân có thể áp dụng trong mọi trường hợp quyền nhân thân bị
xâm phạm. So với biện pháp tự cải chính thì biện pháp này được áp dụng trong một
phạm vi rộng hơn. Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp này thông thường chỉ có hiệu
quả trong trường hợp người có hành vi xâm phạm quyền nhân thân sớm nhận thức

được hành vi trái pháp luật của họ. Nếu người có hành vi xâm phạm quyền nhân
thân không nhận thức được hành vi trái pháp luật của họ thì người có quyền nhân
thân bị xâm phạm phải áp dụng biện pháp bảo vệ khác mới bảo vệ được quyền
nhân thân của mình.
Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi
vi phạm cũng là biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân có thể áp dụng
trong mọi trường hợp quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm. Đây là biện pháp
bảo vệ quyền nhân thân có hiệu quả vì sau khi nhận được yêu cầu thì cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp đủ mạnh do pháp luật quy định buộc
người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân chấm dứt hành vi
đó. Trên thực tế, biện pháp này thường được người có quyền nhân thân bị xâm
phạm áp dụng trong trường hợp đã yêu cầu chấm dứt hành vi trái pháp luật nhưng
không được đáp ứng. Trong các cơ quan Nhà nước áp dụng biện pháp dân sự bảo
vệ quyền nhân thân của cá nhân thì Tòa án là cơ quan có nhiệm vụ, quyền hạn bảo
vệ quyền nhân thân của cá nhân chủ yếu và trong việc áp dụng biện pháp dân sự
bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân thì Tòa án áp dụng có hiệu quả nhất. Tuy
nhiên, bảo vệ quyền nhân thông qua việc yêu cầu Tòa án bảo vệ được tiến hành
theo trình tự, thủ tục chặt chẽ và đòi hỏi người có quyền nhân thân bị xâm phạm
yêu cầu Tòa án bảo vệ phải chứng minh được quyền nhân thân của mình, hành vi
xâm phạm quyền nhân thân của họ là trái pháp luật.
Yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại là biện pháp bảo vệ quyền
nhân thân được thực hiện khi người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền
nhân thân của cá nhân gây ra thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần cho họ. Nếu có
hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân gây ra thiệt hại
về vật chất hoặc tinh thần thì cá nhân có quyền nhân thân bị xâm có quyền yêu cầu


người có hành vi trái pháp luật bồi thường thiệt hại. Nếu người có hành vi trái pháp
luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân không chịu bồi thường thì người

có quyền nhân thân bị xâm phạm có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan, tổ chức
khác có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại.
Như vậy, theo quy định của pháp luật dân sự thì cá nhân có quyền nhân thân
bị xâm phạm được thực hiện các biện pháp bảo vệ trên để bảo vệ quyền nhân thân
của mình. Việc áp dụng một hay nhiều biện pháp bảo vệ quyền nhân thân hoặc áp
dụng biện pháp bảo vệ quyền nhân thân nào là tùy vào trường hợp cụ thể quyền
nhân thân bị xâm phạm và do người có quyền nhân thân bị xâm phạm tự lựa chọn
quyết định. Tuy nhiên, việc lựa chọn được biện pháp bảo vệ phù hợp sẽ giúp cho
việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân có hiệu quả.
IV – Thực tiễn và phương hướng hoàn thiện pháp luật về quyền nhân thân:
1. Tìm hiểu một số vụ việc về quyền nhân thân:

Vụ việc: Minh Khôi là ca sĩ nhí được nhiều người yêu mến và có nhiều bức ảnh
với khuôn mặt bầu bĩnh, nụ cười hồn nhiên, kháu khỉnh, đúng với tính chất trẻ thơ.
Công ty Biti’s liên tục sử dụng những bức hình của bé mà không có sự đồng ý của
bé và gia đình bé. Những hình ảnh đó thường xuyên xuất hiện trên bìa lịch, pano,
áp phích, tạp quảng cáo. Sự việc lên đỉnh điểm khi những bức ảnh của bé Minh
Khôi được in trên nhãn mác các sản phẩm của công ty và những bức hình bị xé
ngang xé dọc, vứt vương vãi khắp những cửa hiệu của công ty Biti’s.Đền đầu năm
2004, gia đình bé Minh Khôi khởi kiện công ty Biti’s vì hành vi sử dụng hình ảnh
của bé một cách tùy tiện vào mục đích quảng cáo của công ty và vi phạm nghiêm
trọng quyền nhân thân của cá nhân bé Minh Khôi. Gia đình yêu cầu công ty phải
bồi thường thiệt hại là 154 triệu đồng, đồng thời công ty phải xin lỗi công khai gia
đình bé trên các phương tiện thông tin đại chúng và chấm dứt việc sử dụng hình
ảnh của bé để quảng cáo. Đơn kiện của gia đình bé đã được TAND quận 6 TPHCM
thụ lý giải quyết. TAND quận 6 TPHCM ra quyết định buộc Công ty Biti’s phải xin
lỗi công khai gia đình bé Minh khôi, chấm dứt vô điều kiện việc sử dụng trái phép
ảnh của bé, và bồi thường thiệt hại cho bé và gia đình gần 3 triệu đồng.
Cách giải quyết của tòa án: Về cơ bản, cách giải quyết của tòa án là hợp lý.
Theo quy định của pháp luật thì chưa có quy định cụ thể như thế nào là đồng ý của

cá nhân có hình ảnh. Do vậy, khẳng định là công ty Biti’s vi phạm Điều 31 quyền
của cá nhân đối với hình ảnh là chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng. Và quy định quyền
của cá nhân đối với hình ảnh không có trường hợp quy định trong trường hợp nào
thì được sử dụng hình ảnh cá nhân. Vậy nên, việc công ty Biti’s sử dụng hình ảnh


của bé vào mục đích thương mại nhằm quảng bá hình ảnh cho thương hiệu của
mình là điều khó tránh khỏi. Nhưng theo cách hiểu thông thường thì tòa án xác
định là công y Biti’s đã có hành vi xâm hại quyền của hình ảnh của bé Minh khôi
(theo quy định tại điều 31 BLDS) là hợp tình. Tòa án ra quyết định yêu cầu công ty
Biti’s phải công khai xin lỗi gia đình bé Minh khôi, chấm dứt vô điều kiện việc sử
dụng trái phép hình ảnh của bé và bồi thường thiệt hại cho bé và gia đình là việc
bảo vệ quyền nhân thân theo biện pháp dân sự là hoàn toàn hợp lý theo Điều 25
BLDS. Nhưng mà việc Tòa àn giảm mức bồi thường từ 154 triệu đồng xuống còn
gần 3 triệu đồng là không hợp lý. Theo quy định của pháp luật thì bên vi phạm
được xin phép giảm tiền bồi thường trong các các trường hợp vi phạm không chú ý
và mức bồi thường quá lớn so với khả năng tài chính của bị đơn mà làm cho bên bị
đơn không trả được. Trong trường hợp này thì công ty Biti’s hoàn toàn có thừa khả
năng tài chính để bồi thường cho gia đình bé Minh khôi và công ty đã sử dụng hình
ảnh của bé để quảng bá cho thương hiệu của mình, đây hoàn toàn do chủ ý. Do vậy
Tòa án quyết định giảm mức bồi thường thiệt hại từ 154 triệu đồng xuống 3 triệu
đồng là một sai lầm chưa thỏa đáng.
Qua ví dụ trên thì chúng ta có thể nhận thấy việc xử lý việc xâm phạm quyền
nhân thân theo biện pháp dân sự thì hệ thống pháp luật dân sự của chúng ta đã chưa
thực sự cụ thể hóa hết, nhiều quy định còn ở mức chung chung và khái quát nên
việc áp dụng việc thực hiện còn nhiều bất cập và khó thực hiện. Vậy nên việc đảm
bảo quyền nhân thân của cá nhân còn nhiều vướng mắc. Vì vậy yêu cầu đặt ra là
phải có phương hướng hoàn thiện quy định của pháp luật về quyền nhân thân.
2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về quyền nhân thân:
Hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự nói chung , hoàn thiện các quy định của

pháp luật về quyền nhân thân nói riêng là một trong những nội dung luôn được
Đảng và Nhà nước ta quan tâm.BLDS 2005 ra đời là một bước phát triển khá mạnh
mẽ trong các quy định về quyền nhân thân. Tuy nhiên chúng ta càng tự hào thì
chúng ta sẽ càng lạc hậu với chính xã hội và với các nước khác trên thế giới. Để
luôn kịp đáp ứng những nhu cầu và xã hội ngày càng phát triển như hiện nay thì
những quy định về quyền nhân thân cần được hoàn thiện trên một số phương diện
sau:
- Về pháp luật nội dung, cần sửa đổi, bổ sung một số quy định của Bộ luật Dân
sự, Luật hôn nhân và gia đình liên quan đến việc bảo vệ quyền nhân thân của cá
nhân. Đối với các quy định của BLDS, cần sửa đổi, bổ sung đoạn đầu Điều 25
BLDS theo hướng quy định không chỉ người có quyền nhân thân bị xâm phạm có
quyền yêu cầu bảo vệ mà cả người đại diện của họ cũng có quyền yêu cầu bảo vệ


và việc yêu cầu bảo vệ được đặt ra trong cả trường hợp người có quyền nhân thân
bị xâm phạm đã chết vì như đã nêu trên việc xâm phạm đến quyền nhân thân của cá
nhân trong nhiều trường hợp không chỉ gây thiệt hại, ảnh hưởng tới quyền lợi của
họ mà còn gây thiệt hại, ảnh hưởng xấu tới cả quyền lợi của người thân và người
liên quan đến họ. Ngoài ra, cần sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 25 BLDS theo
hướng quy định rõ cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong việc bảo vệ quyền nhân
thân của cá nhân để tạo thuận lợi cho cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm kịp
thời thực hiện được việc bảo vệ quyền nhân thân của mình. Đối với Luật hôn nhân
và gia đình cần sửa đổi, bổ sung Điều 65 Luật hôn nhân và gia đình theo hướng quy
định quyền của cha mẹ trong việc yêu cầu xác định con trong cả trường hợp con đã
chết vì đây cũng là vấn đề thuộc về việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân.
Trong trường hợp cha mẹ chết thì pháp luật quy định con vẫn có quyền yêu cầu xác
định cha mẹ cho mình (Điều 66 Luật hôn nhân và gia đình) vậy tại sao con chết
pháp luật lại không quy định cha mẹ có quyền yêu cầu Tòa án xác định con cho họ?
- Về pháp luật tố tụng dân sự, cần sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 25 Bộ luật
Tố tụng dân sự về thẩm quyền của Tòa án hướng Tòa án có thẩm quyền giải quyết

đối với việc giải quyết yêu cầu bảo vệ họ tên, hình ảnh, bí mật đời tư, danh dự,
nhân phẩm, uy tín, xác định giới tính. Theo quy định tại các điều 26, 31, 36, 37, 38
thì quyền đối với họ tên, hình ảnh, bí mật đời tư, danh dự, nhân phẩm, uy tín và
quyền xác định giới tính của cá nhân là những quyền dân sự cơ bản. Việc bảo vệ
quyền dân sự thông qua việc yêu cầu Tòa án bảo vệ là một trong các phương thức
bảo vệ hữu hiệu nhất. Do vậy, khi các quyền dân sự này này bị xâm phạm thì cá
nhân có quyền đó cũng phải được yêu cầu Tòa án bảo vệ. Để kịp thời bảo vệ quyền
nhân thân của cá nhân trước Tòa án phải sửa đổi các quy định về trình tự, thủ tục
giải quyết các vụ việc dân sự được quy định tại Phần thứ năm Bộ luật Tố tụng dân
sự, xây dựng các quy định về thủ tục rút gọn để giải quyết những việc này. Đồng
thời cũng sửa đổi quy định tại Điều 119 BLTTDS theo hướng cho phép Tòa án
được chủ động quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các
khoản 5, 10 và 12 Điều 102 Bộ luật này khi giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền nhân
thân để kịp thời ngăn chặn, khắc phục hậu quả thiệt hại của hành vi trái pháp luật
xâm phạm đến quyền quyền nhân thân của cá nhân. Mặt khác, theo quy định tại
Điều 130 BLTTDS thì người có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc
dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí, lệ phí, việc thu nộp án phí, lệ phí phải theo
trình tự, thủ tục nhất định do vậy trong trường hợp không đáp ứng được yêu cầu
bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân trong trường hợp bị xâm phạm. Để tạo điều
kiện cho người có quyền nhân thân bị xâm phạm thực hiện ngay được quyền yêu
cầu Tòa án bảo vệ thì cần phải quy định việc miễn nộp tiền tạm ứng án phí cho họ.
Ngoài ra, phải xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật dân


sự, Luật hôn nhân và gia đình, Bộ luật Tố tụng dân sự v.v… về trình tự, thủ tục
thực hiện việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân. Trong đó, cần chú trọng quy
định, hướng dẫn về trình tự, thủ tục tự cải chính; yêu cầu cơ quan, tổ chức khác
(ngoài việc yêu cầu Tòa án) bảo vệ vì hiện nay vấn đề này hầu như bị bỏ ngỏ không
có văn bản pháp luật nào quy định, hướng dẫn. Thực tế cho thấy, việc bảo vệ quyền
nhân thân có nhiều điểm khác với việc bảo vệ các quyền dân sự khác. Trong nhiều

trường hợp việc bảo vệ phải được thực hiện kịp thì mới có hiệu quả, nếu bảo vệ
chậm sẽ khó khắc phục được hậu quả thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra. Việc
xây dựng, ban hành được các văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ
tục tự cải chính và yêu cầu cơ quan, tổ chức khác bảo vệ sẽ có tác dụng tạo điều
kiện thuận lợi cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm kịp thời áp dụng các biện
pháp cần thiết để bảo vệ quyền nhân thân của mình, tránh được sự đùn đẩy trách
nhiệm cho nhau giữa các cơ quan, tổ chức.
Bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân là một vấn đề rất quan trọng trong cơ
chế bảo đảm quyền dân sự của các chủ thể. Các quy định của Bộ luật Dân sự năm
2005 về phương thức, biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân tuy đã đầy đủ.
Tuy nhiên, để việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân thực sự có hiệu quả trên
thực tế ngoài việc phải nâng cao nhận thức của mọi người về việc tôn trọng, bảo vệ
các quyền dân sự trong đó có quyền nhân thân của cá nhân thì việc sửa đổi, bổ sung
các quy định của pháp luật đã nêu trên là cần thiết vì nó góp phần tạo nên sự đồng
bộ của cơ chế bảo hộ và bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể.

KẾT LUẬN


MỤC LỤC



×