Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Quy định của pháp luật về quyền đối với hình ảnh của cá nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.6 KB, 11 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội đang ngày càng phát triển, nhu cầu của con người không chỉ dừng
lại ở những nhu cầu vật chất mà nó còn là những nhu cầu cao hơn về mặt
tinh thần,nhu cầu được bảo vệ những quyền lợi chính đáng mà mỗi cá
nhân đều được quyền hưởng, và một trong những nhu cầu đó thì vấn đề về
quyền hình ảnh của cá nhân đang rất được quan tâm và chú trọng. Hai năm
trở về trước, dư luận Việt Nam từng xôn xao về đoạn quay cảnh quan hệ
tình dục giữa một nữ diễn viên tuổi học trò và bạn trai, thì thời gian gần
đây cư dân mạng lại rộ lên những clip quay lén nữ sinh cùng bạn trai vào
nhà nghỉ hay những hình ảnh nhạy cảm của ngôi sao này, diễn viên kia.
Bên cạnh vấn đề về đạo đức, lối sống của giới trẻ hiện nay thì câu hỏi về
quyền của cá nhân đối với hình ảnh trong pháp luật Việt Nam cũng được
đặt ra. Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh các
thiết bị quay phim, chụp ảnh ngày càng hiện đại hơn: có khả năng ghi
hình từ xa, ghi hình trong bóng đêm, được thiết kế nhỏ gọn để dễ ngụy
trang, cất giấu. Hơn nữa, với sự trợ giúp của Internet thì những hình ảnh,
những đoạn clip đó được phát tán với một tốc độ chóng mặt. Vì vậy mà
việc ngăn chặn và tìm ra thủ phạm trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Có
thể nói chưa bao giờ nguy cơ bị xâm phạm hình ảnh cá nhân lại cao như
hiện nay, bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân bị xâm phạm quyền về
hình ảnh.

1


NỘI DUNG
I, Khái quát chung về quyền hình ảnh của cá nhân:
1, Khái niệm về quyền hình ảnh của cá nhân:
Việc sử dụng quyền hình ảnh của cá nhân là một vấn đề rất nhạy cảm và
phức tạp trong cuộc sống.Vì hình ảnh cá nhân là thuộc sở hữu của mỗi cá
nhân vì vậy khi muốn sử dụng hình ảnh của một ai đó cho mục đích riêng của


mình thì cần phải có được sự đồng thuận cho phép của chính cá nhân trong
bức ảnh đó.Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi của cá nhân về hình ảnh của mình,
BLDS năm 2005 đã quy định và công nhận quyền của cá nhân đối với hình
ảnh của mình là một trong những quyền nhân thân cơ bản.
Theo điều 31 BLDS năm 2005 khái niệm về hình ảnh của cá nhân được
hiểu là: Bao gồm mọi hình thức, nghệ thuật ghi lại hình dáng của con người
như ảnh chụp, ảnh vẽ và có thể bao gồm cả bức tưởng của cá nhân đó hoặc cả
hình ảnh có được do ghi hình ( quay phim hay quay video).
Như vậy, hình ảnh của cá nhân có thể được hiểu là sự tái hiện lại vẻ bề
ngoài của một người bằng cách thức nào đó có thể ghi lại và gây ấn tượng thị
giác cho những người khác. Khi được mọi người nhìn vào hình ảnh tái hiện
đó có thể nhận diện được rằng đó là ai.
2, Quy định của pháp luật về quyền đối với hình ảnh của cá nhân:
Theo Điều 31 BLDS năm 2005:
“1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
2.Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong
trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười
lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại
diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích
công cộng hoặc pháp luật có quy định khác
3. Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh
dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.”
2


Đây là cơ sở pháp lí cho cá nhân đối với quyền của cá nhân về hình ảnh của
mình trong thực tế cuộc sống xã hội mà nhà nước đã thừa nhận được quy định
trong bộ luật dân sự nước ta hiện nay. Từ đó, ta có thể thấy cá nhân có các
quyền đối với hình ảnh như sau:
a. Cá nhân có quyền được sử dụng hình ảnh của mình.

Quyền đối với hình ảnh của cá nhân là một yếu tố nhân thân gắn liền với
cá nhân cụ thể vì vậy “hình ảnh của cá nhân” thì trước hết chính bản thân cá
nhân đó là người được toàn quyền sử dụng, có thể sử dụng vào mục đích
thương mại bằng cách bán hình ảnh của mình cho người khác sử dụng hoặc
đem tặng ,cho những người khác với những mục đích khác nhau. Như việc,
hiện nay các hãng quảng cáo sử dụng hình ảnh của những diễn viên hay ca sĩ
nổi tiếng để quảng cáo hình ảnh cho mình, thì những hãng quảng cáo đó phải
trả tiền cho diễn viên ca sĩ đó, và phải thỏa thuận việc sử dụng hình ảnh đó ra
sao, như thế nào?
b. Cá nhân có quyền cho người khác sử dụng hình ảnh của mình.
Theo khoản 2 Điều 31 BLHS năm 2005 “Việc sử dụng hình ảnh của cá
nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất
năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ,
chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ
trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy
định khác”, thì pháp luật quy định cho cá nhân có quyền định đoạt đối với
hình ảnh cụ thể của mình cho chủ thể khác sử dụng hình ảnh cụ thể của cá
nhân mình. Muốn sử dụng hình ảnh của một cá nhân phải được sự đồng ý của
cá nhân đó hoặc người đại diện, nhưng theo trong điều luật lại không quy
định rõ thế nào là sự “đồng ý” cho sử dụng hình ảnh. Theo quy định của điều
luật ta có thể hiểu đồng ý là có sự thỏa thuận giữa người sử dụng hình ảnh của
cá nhân đối với hình ảnh đó hay người đại diện của cá nhân đó có hình ảnh
đồng ý hay là việc sử dụng hình ảnh của cá nhân không có sự phản đối của
người có hình ảnh thì được hiểu là người đó đương nhiên đồng ý, ta thấy ở
3


trong quy định của điều luật này “sự đồng ý” cho việc sử dụng hình ảnh của
cá nhân vào bất kỳ một mục đích gì mà không có sự đồng ý của cá nhân đó
đều bị coi là xâm phạm quền nhân thân về hình ảnh của cá nhân, cho dù việc

sử dụng hình ảnh cá nhân đó đem lại hậu quả tốt hay xấu cho người có hình
ảnh.Như vậy, hình ảnh của cá nhân là quyền nhân thân tuyệt đối, được phép
sử dụng hay cho người khác sử dụng hình ảnh của mình; mọi hành vi sử dụng
hình ảnh cá nhân đều phải được sử đồng ý của cá nhân đó.
Vấn đề hình ảnh của cá nhân đó có bị khởi kiện hay không là quyền của chủ
thể của quan hệ dân dân sự và người đó có quyền lựa chọn. Pháp luật quy
định như vậy cho thấy việc bảo vệ quyền đối với hình ảnh của cá nhân đã rất
chặt chẽ, quyền của cá nhân đối với hình ảnh phù hợp với mục đích của quy
phạm pháp luật hiện hành
Trong thực tế có những trường hợp sử dụng hình ảnh của người khác cho
nhu cầu bản thân, không phát tán cho người thứ 3 có phải xin phép hay
không? Trường hợp sử dụng hình ảnh để giới thiệu cho người khác không
nhằm mục đích thương mại Ví dụ như: Giảng viên sử dụng hình ảnh của các
nhà danh nhân, chính trị để giới thiệu cho sinh viên; hoặc những người sưu
tầm ảnh của thần tượng để làm hình nền cho điện thoại cá nhân, dán ảnh khắp
nhà mình, đưa ảnh lên facebook, blog là hành vi sử dụng trái pháp luật hay
không? Hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể nào ….
c. Quyền được bảo vệ đối với hình ảnh của cá nhân trước hành vi sử dụng
trái phép.
Theo quy định tại điều 31 BLDS 2005 thì xâm hại đến hình ảnh của người
khác không nhất thiết phải gây ra thiệt hại mới bị coi là vi phạm về quyền đối
với hình ảnh kể cả trường hợp không có thiệt cũng bị coi là vi phạm nếu sử
dụng hình ảnh của người khác mà không có sự đồng ý của chính người đó.
3. Hình ảnh của cá nhân bị hạn chế.
Đối với hình ảnh của một cá nhân là một trong những quyền nhân thân
tuyệt đối của cá nhân không thể chuyển giao cho người khác đươc.
4


Tuy nhiên quyền của cá nhân đối với hình ảnh vẫn bị giới hạn trong một số

trường hợp khi áp dụng trong thực tế như trong trường hợp xung đột với
quyền lợi chung, quyền lợi bên thứ ba hoặc đương sự bỏ quyền của mình đối
với hình ảnh.
4. Quyền được bảo vệ hình ảnh của cá nhân.
Hình ảnh của cá nhân được pháp luật bảo vệ, quyền hình ảnh của cá nhân
đã được quy định trong bộ luật dân sự hiện hành vì vậy hình ảnh của cá nhân
được pháp luật bảo vệ.
Đối với các biện pháp mang tính chất pháp lý thì việc bảo vệ quyền nhân
thân nói chung và quyền của cá nhân đối với hình ảnh nói riêng đã được quy
định tại Điều 25 BLDS năm 2005 “Khi quyền nhân thân của cá nhân bị vi
phạm thì người đó có quyền:
1.Tự mình cải chính;
2.Yêu cầu vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc
người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai;
3.Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại”
a. Tự mình cải chính;
Nếu hình ảnh của cá nhân bị xâm phạm thì trước hết cá nhân tự mình bảo vệ
quyền lợi hợp pháp của mình
Tự mình cải chính cá nhân tự mình cải chính được thực hiện sau khi có
hành vi xâm phạm quyền đối với hình ảnh và tuân thủ theo quy định thủ tục
của pháp luật là biện pháp bảo vệ quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá
nhân bị xâm phạm được áp dụng được trong trường hợp có hành vi trái pháp
luật đưa ra những hình ảnh không đúng sự thật đây là trường hợp để cho cá
nhân bảo vệ hình ảnh của mình một cách kịp thời, hạn chế được thiệt hại gây
ra…. Người có quyền cải chính hình ảnh bằng cách trực tiếp bày tỏ trước đám
đông hoặc cải chính trực tiếp thông qua các phương tiện thông tin đại
chúng…. Biện pháp này có hiệu quả rất cao vì tự bản thân họ tự đính chính lại
5



những thông tin, hình ảnh của mình, bản thận họ đã được giải tỏa trước công
chúng, sư luận xã hội.
b. Yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi xâm phạm hoặc yêu cầu cơ quan
tổ chức có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi
xâm phạm.
Được áp dụng đố với trường hợp bị xâm phạm khi cá nhân biết được hình
ảnh của mình bị sử dụng mà không có sự xin phép của mình như đăng hình
ảnh trên báo, website,…
Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành
vi xâm phạm là biện pháp bảo vệ quyền nhân thân có hiệu quả nhất
c. Yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu cơ quan tổ chức
có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại.
Quyền được bảo vệ đối với hình ảnh của cá nhân trước hành vi sử dụng trái
phép thể hiện sự ghi nhận của nhà nước với các giá trị tinh thần của cá nhân,
điều này biểu hiện ở việc bất kỳ hành vi xâm phạm quyền nhân than nào cũng
sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý, hành chính hay dân sự. Theo đó, người xâm
phạm quyền nhân than đối với hình ảnh của người khác dù cố ý hay vô ý đều
có nghĩa vụ chấm dứt hành vi vi phạm và nếu gây thiệt hại phải bồi thường.
II. Thực trạng việc sử dụng hình ảnh cá nhân và việc áp dụN g quyền
hình ảnh ở Việt Nam hiện nay.
1. Việc sử dụng hình ảnh cá nhân ở Việt Nam
Bộ Luật Dân sự Việt Nam năm 2005 đã có các quy định cụ thể về quyền
cá nhân đối với hình ảnh được quy đinh tại điều 31 BLDS năm 2005.Tuy
nhiên, những quy định này của pháp luật dường như chưa được người dân để
ý và ngay cả những nhà chức trách vẫn chưa hề thực sự coi trọng vấn đề này.
Có một thực tế là, người Việt Nam rất ít quan tâm đến vấn đề bản quyền,hay
quyền hình ảnh cá nhân hay thậm chí không hề biết đến vấn đề này, mà vẫn
vô tư làm mà không nghĩ đến hậu quả của nó. Vì vậy, cũng có ít vụ kiện tranh
chấp đến quyền hình ảnh diễn ra. Ví dụ như có một vụ kiện “cô gái vườn

6


bưởi” Huỳnh Thị Thu Trang khởi kiện nhà nhiếp ảnh Nguyễn Vinh Hiển và
đòi bồi thường 200 triệu đồng, được thụ lý tại Tòa án Nhân dân tỉnh Vĩnh
Long đã gây xôn xao dư luận trong một thời gian dài cách đây hơn một năm
cũng đã phần nào làm người dân phần nào ý thức được rõ hơn về vấn đề
quyền hình ảnh của cá nhân hay vụ người mẫu Nguyễn Kim Tiên tiến hành
khởi kiện Công ty Organon 01/2008, về việc sử dụng hình ảnh của cô mà
chưa được phép để quảng cáo thuốc ngừa thai Mercilon. Cô yêu cầu Công ty
Organon phải ngưng ngay việc quảng cáo trên, xin lỗi cô trên ba số báo liên
tiếp và bồi thường 20.000 USD
Trong thực tế, còn rất nhiều những hành vi vi pham quyền cá nhân về hình
ảnh khác nhưng có thể do tính chất quy mô của việc sử dụng hình ảnh chưa
đủ khiến cho cá nhân bị xâm phạm quyền hình ảnh cá nhân phải lên tiếng
hoặc chính bản thân họ cũng không hề ý thức được việc mình đang bị xâm hại
về quyền nhân thân do đó, số lượng các án kiện về việc vi phạm quyền hình
ảnh giữa các cá nhân với nhau thường ít hơn so với các vụ tranh chấp giữa cá
nhân và tổ chức.
2. Những bất cập còn tồn tại trong quy định của pháp luật về vấn đề này:
a. Ý kiến chủ quan của cá nhân có hình ảnh được sử dụng:
Hình ảnh của cá nhân thuộc lĩnh vực riêng tư của mỗi người. Tuy nó không
có gì bí mật, cần phải hạn chế sử dụng nhưng một khi muốn sử dụng những
hình ảnh của cá nhân ai đó, nhất là sử dụng khai thác vào mục đích kinh
doanh (như in lịch, in bìa sách, bao bì mẫu quảng cáo…) thì đều phải hỏi ý
kiến “người chủ” hình ảnh đó (người thật có hình đó) tức là phải có sự đồng ý
của người chủ. Tuy nhiên có những trường hợp mà việc xin phép của người
chủ hình ảnh là rất khó thực hiện ví dụ như trong trường hợp chụp ảnh bị cáo
tại tòa. Xét trên phương diện báo chí thì việc chụp ảnh tại một phiên tòa thì
việc không có hình ảnh của bi can rõ ràng thiếu đi sự sinh động, hấp dẫn. Bởi

hình ảnh là một phần không thể thiếu trong bất cứ vụ việc "có thật" và "đang
diễn ra" nào. Thậm chí những bức ảnh "đắc địa" về một gương mặt hối hận,
7


một ánh mắt hung dữ, một cái nhìn xảo trá... sẽ làm nổi bật tâm trạng, bản
chất con người hay những vấn đề liên quan số phận nạn nhân hoặc kẻ thủ ác.
Tuy nhiên, nếu xét trên phương diện quyền hình ảnh cá nhân thì điều này lại
đang vi phạm nghiêm trọng đến quyền nhân thân của bị cáo. Vậy trong
trường hợp này các nhà báo có phải xin phép sự đồng ý của những “ người
chủ” này không? Và nếu xin phép mà không có sự đồng ý thì họ sẽ phải làm
gì để có những bài báo mang tình thuyết phục.
b .Mức bồi thường của việc vi phạm quyền hình ảnh của cá nhân:
Theo luật, không nhất thiết phải gây ra thiệt hại mới bị coi là vi phạm quyền
nhân thân, mà kể cả trường hợp không có thiệt hại, thậm chí còn làm lợi cho
người có hình ảnh đó, cũng bị coi là vi phạm quyền nhân thân của cá nhân dối
với hình ảnh nếu sử dụng hình ảnh của họ mà không có sự đồng ý của họ.
Còn làm sao để được sự đồng ý thì hiện nay luật chưa “đả động” đến. Điều 31
Bộ Luật Dân sự nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm
phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó. Có việc này xảy ra tất nhiên
phải bồi thường thiệt hại về tinh thần. Nhưng trường hợp không gây ra thiệt
hại thì sao? Trong thực tế lâu nay việc sử dụng “ảnh chùa” đã trở thành thói
quen của mọi người. Cùng lắm người nào “biết điều” cũng chỉ hỏi ý kiến của
người sáng tác (chụp, vẽ ảnh) chứ ít khi chịu tìm đến hỏi ý kiến của “nhân vật
trong ảnh”. Bởi người ta vẫn thường đinh ninh rằng người có hình ảnh được
sử dụng để “lăng – xê” mình trước xã hội đã là… “khoái” lắm rồi, cần gì phải
hỏi ý kiến! Nhưng một khi chuyện dĩ lỡ rồi, người có hình ảnh đó lại tìm cách
làm khó dễ, việc xin lỗi không thôi chưa đủ! Tuỳ theo giá trị sử dụng hình ảnh
trong việc kinh doanh mà người có hình ảnh đòi phải thanh toán bằng một
khoản tiền vài triệu đồng, có khi vài chục triệu và vừa rồi có vụ yêu cầu của

phía chủ ảnh lên đến hàng trăm triệu đồng.
Thử đặt câu hỏi: Người sáng tác chụp ảnh đạt yêu cầu chỉ được trả thù lao
cùng lắm vài trăm ngàn hay vài triệu đồng mà nhân vật trong ảnh lại ra giá tới
hàng trăm triệu đồng thì có quá đáng không? Dù sao một khi không có luật
8


định thì mạnh ai nấy đòi, đòi cho bằng thích, đến khi vụ việc phải kéo nhau
đến toà án thì toà cũng chỉ theo thông lệ là… “việc dân sự muốn xử sao cũng
được”!
Lại thử đặt câu hỏi trong tình hình hiện nay nếu áp dụng gắt việc này thì mỗi
ngày toà phải xử bao nhiêu vụ người trong ảnh kiện báo chí và mỗi ngày báo
chí phải tốn bao nhiêu tiền để bù cho cái thông lệ sử dụng ảnh mà chưa được
sự đồng ý của người ta.
III, Phương pháp khắc phục và hoàn thiện pháp luật về quyền của cá
nhân đối với hình ảnh
Thứ nhất là phải tuyên truyền ý thức pháp luật trong người dân, để mọi
người hiểu rõ đâu là những quyền nhân thân cơ bản của mình biết tự đấu
tranh bảo vệ về quyền hình ảnh của mình cũng như sử dụng hình ảnh người
khác một cách đúng luật.
Thứ hai là tiếp tục hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung các điều luật cũng như văn
bản hướng dẫn áp dụng luật về quyền hình ảnh của cá nhân.
Tích cực thông báo rộng rãi phổ biến pháp luật trên các phương tiện thông
tin đại chúng về quyền này để người dân nắm rõ tình hình về quyền đối với
hình ảnh của cá nhân mình, và nhà nước ban hành văn bản pháp luật về hình
ảnh của cá nhân phù hợp với pháp luật Việt Nam và quốc tế
Điều luật nên quy định rõ ràng thế nào là sự đồng ý cho người khác sử
dụng hình ảnh.

C. KẾT LUẬN

Hình ảnh của cá nhân là vấn đề tương đối phức tạp và khó giải quyết, đặc biệt
là như ở trong tình hình việt nam hiện nay, bằng những thay đổi đã nêu, có thể
nhận thấy pháp luật nước ta đã tiến đến việc xử lý hài hòa quyền lợi của cá nhân
với quyền lợi của cộng đồng. Quyền về hình ảnh của cá nhân ngày càng được coi
trọng,đổi mới và phát triển cho phù hợp với những bước tiến của pháp luật, cũng
như của xã hội ngày nay.
9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Giáo trình Luật Dân sự - Đại học Luật Hà Nội- NXB Công an nhân dân.
2, Bộ luật Dân sự 2005
3, Một số trang web
/> /> /> />
10


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
I, Khái quát chung về quyền hình ảnh của cá nhân:
1, Khái niệm về quyền hình ảnh của cá nhân:
2, Quy định của pháp luật về quyền đối với hình ảnh của cá nhân:
a. Cá nhân có quyền được sử dụng hình ảnh của mình.
b. Cá nhân có quyền cho người khác sử dụng hình ảnh của mình.
c. Quyền được bảo vệ đối với hình ảnh của cá nhân trước hành vi sử dụng
trái phép.
3. Hình ảnh của cá nhân bị hạn chế.
4. Quyền được bảo vệ hình ảnh của cá nhân.
a.Tự mình cải chính

b. Yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi xâm phạm hoặc yêu cầu cơ quan
tổ chức có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi
xâm phạm.
c. Yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu cơ quan tổ chức
có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại.
II. Thực trạng việc sử dụng hình ảnh cá nhân và việc áp dụN g quyền
hình ảnh ở Việt Nam hiện nay.
1. Việc sử dụng hình ảnh cá nhân ở Việt Nam
2. Những bất cập còn tồn tại trong quy định của pháp luật về vấn đề này:
a. Ý kiến chủ quan của cá nhân có hình ảnh được sử dụng:
b .Mức bồi thường của việc vi phạm quyền hình ảnh của cá nhân:
III, Phương pháp khắc phục và hoàn thiện pháp luật về quyền của cá
nhân đối với hình ảnh
KẾT LUẬN

11



×