Trần Thị Thanh Vân
N06 – TL1 – nhóm 1
Lời mở đầu ………………………………………...1
I. Sơ lược lịch sử vấn đề……………………………………………………1
II. Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền lập di chúc
chung của vợ chồng……………………………….……………….……….2
III. Những bất cập trong quy định của pháp luật về di chúc chung của
vợ chồng…………………………………...………………………………..3
III.1. Về quyền được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung
của vợ chồng.………………………………………………….…….…..4
III.2. Về hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ chồng …..………6
III.2.1. Xét về thời điểm có hiệu lực của di chúc…………………………..7
III.2.2. Về di sản thừa kế chưa chia……………………………….………9
III.2.3 Quy định tại điều 668 BLDS được điều chỉnh nhằm bình ổn quan
hệ xã hội, nhưng lại không lường hết mọi vấn đề, để lại nhiều vướng
mắc.....…………………………………………………………...……10
III.2.3.1. Việc xác định di chúc chung có hiệu lực vào thời điểm bên sau
cùng chết sẽ làm ảnh hưởng đến thời hiệu khởi kiện thừa kế đối với di sản
của người chết trước. ……………………………………….....………… .10
III.2.3.2. Gây khó khăn cho việc xác định phạm vi những người thừa kế và
tư
cách
của
người
được
thừa
hưởng
di
sản……………………………………….11
III.2.3.3. Ảnh hưởng đến sự bảo toàn giá trị của khối di sản là tài sản
chung………………………………………………………………………………..12
III.2.3.4. Quy định về thời điểm có hiệu lực của di chúc chung như luật hiện
hành sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền và lợi ích hợp pháp của
những người thừa kế của người vợ hay chồng chết trước…………………...12
III.2.3.5. Lợi ích của các chủ nợ sẽ bị xâm phạm……………………..………13
III.2.3.6. Việc phải chia thừa kế nhiều lần đối với di sản của người vợ hay
chồng chết trước cho cả các cơ quan tiến hành tố tụng……………………..14
IV. Những giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về quyền lập di
chúc chung của vợ chồng…………………………………………………14
IV.1. Về quyền được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung của
vợ
chồng………...
………………………………………………………….14
IV.2. Về hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ chồng…….……..15
1|Page
Bài tập lớn học kì
Trần Thị Thanh Vân
N06 – TL1 – nhóm 1
Kết luận…………………………………………...16
2|Page
Bài tập lớn học kì
Trần Thị Thanh Vân
N06 – TL1 – nhóm 1
Lời mở đầu
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, tài sản của vợ chồng
là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất. Dựa trên cơ sở quy định của pháp
luật về chế độ tài sản của vợ chồng, theo đó nếu tài sản là tài sản chung của
vợ chồng thì "vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung" (khoản 1 điều 28 BLDS 2005). Một
trong số những quy định của pháp luật cho phép vợ chồng thực hiện quyền
và nghĩa vụ ngang nhau là quyền lập di chúc chung. Tuy nhiên, dưới góc độ
lý luận và thực tiễn, pháp luật Việt Nam hiện hành còn khá nhiều điểm bất
cập cần phải xem xét.
I. Sơ lược lịch sử vấn đề.
Xem xét trong Bộ luật Hồng Đức và Luật Gia Long thì không thấy có
quy định về vấn đề này. Đối chiếu với Luật La Mã cũng như Bộ luật Dân sự
Cộng hòa Pháp thì thấy họ cũng không thừa nhận quyền lập di chúc chung
của vợ - chồng.
Tuy vậy, việc lập di chúc chung của vợ - chồng lại được thừa nhận trong
tục lệ của ta từ lâu. Theo Giáo sư Vũ Văn Mẫu, thực tiễn tục lệ của Việt
Nam trong các xã hội trước đây cho thấy, di chúc chung của vợ, chồng là
hình thức di chúc thông dụng và việc vợ - chồng cùng nhau lập di chúc
chung, là hiện tượng phổ biến thời bấy giờ. Hơn nữa, quan niệm truyền
thống của người Việt Nam vốn rất coi trọng đạo nghĩa vợ - chồng và luôn
muốn củng cố tình thương yêu, đoàn kết trong gia đình, nên cũng khuyến
khích việc vợ, chồng cùng nhau lập di chúc chung để định đoạt tài sản
chung, và coi đó như là một biểu hiện cao đẹp của sự đoàn kết, yêu thương
giữa vợ - chồng.
Luật thực định thời cận đại cũng đã bắt đầu ủng hộ giải pháp mang
tính luân lý đó. Nghiên cứu các Bộ Dân luật của các chế độ trước, thì thấy
các Bộ Dân luật Bắc và Dân luật Trung đều thừa nhận quyền lập di chúc
3|Page
Bài tập lớn học kì
Trần Thị Thanh Vân
N06 – TL1 – nhóm 1
chung của vợ - chồng. Bộ Dân luật Sài Gòn 1972 cũng cho phép vợ - chồng
cùng lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung.
II.
Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền lập di
chúc chung của vợ chồng
Pháp luật hiện hành của Nhà nước ta cũng thừa nhận vợ, chồng có
quyền lập di chúc chung. Thông tư 81-TANDTC ngày 24/71981 đã từng
nhắc đến di chúc chung của vợ, chồng. Pháp lệnh Thừa kế 1990 tuy không
trực tiếp qui định về di chúc chung của vợ, chồng, nhưng cũng gián tiếp thừa
nhận hiệu lực của di chúc chung5. Vấn đề di chúc chung của vợ, chồng được
qui định khá rõ trong BLDS 1995 và BLDS 2005 6. Các qui định này trong
BLDS 2005 đã có nhiều sửa đổi so với qui định của BLDS 1995 7. Mặc dù
vậy, việc qui định về di chúc chung trong BLDS 2005 vẫn còn nhiều điểm
thiếu sót, bất cập và chưa phù hợp với thực tế.
Có thể nói, pháp luật cận đại và luật hiện hành Việt Nam thừa nhận
quyền lập di chúc chung của vợ - chồng là thể hiện nguyên tắc củng cố tình
thương yêu, đoàn kết trong gia đình.
Bộ luật dân sự 1995 và Bộ luật dân sự 2005 quy định vợ chồng có
quyền lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung. Theo đó, Điều 663
BLDS 2005 quy định: "vợ chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài
sản chung"
Thông thường, di chúc do một cá nhân lập để định đoạt tài sản của
bản thân mình sau khi chết. Đây là hành vi pháp lí đơn phương được thực
hiện theo quyết định của từng cá nhân. Tuy nhiên, bộ luật dân sự 2005 quy
định một trường hợp ngoại lệ: vợ chồng có thể lập di chúc chung để định
đoạt tài sản chung của vợ chồng.
Theo quy định tại điều 14 luật Hôn nhân và giai đình năm 1986: "tài
sản chung của vợ chồng là tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra, thu nhập về nghề
4|Page
Bài tập lớn học kì
Trần Thị Thanh Vân
N06 – TL1 – nhóm 1
nghiệp và những thu nhập thực tế khác của vợ, chồng trong thời kì hôn nhân,
hoặc tài sản được tặng cho chung hoặc được thừa kế chung"
Quy định này lại một lần nữa được khẳng định trong luật hôn nhân và
gia đình năm 2000. Trên cơ sở xác định tài sản chung của vợ, chồng là tài
sản thuộc sở hữu chung hợp nhất ( Điều 219 và 221) việc chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt tài sản chung phải dựa trên sự nhất trí của vợ, chồng, do đó,
vợ chồng có thể lập di chúc chung để định đaọt tài sản chung. Tuy nhiên,
việc lập di chúc chung cũng phải dựa trên cơ sở tự nguyện , thống nhất ý chí
của cả vợ, chồng. Nếu vợ chồng không thống nhất được ý chí chung thì họ
vẫn có thể lập di chúc riêng. Mỗi người được quyền lập di chúc để định đoạt
một nửa khối tài sản chung hợp nhất của vợ, chồng và những tài sản thuộc
sở hữu riêng của người đó.
Quy định tại điều 663 BLDS 2005 xét về hình thức và nội dung hoàn
toàn không có điều gì khác biệt so với những quy định về quyền và nghĩa vụ
của các đồng chủ sở hữu đối với tài sản chung được BLDS quy định. Và
đồng chủ sở hữu đối với tài sản, vợ và chồng có quyền tự định đoạt tài sản
chung bằng cách lập di chúc chung.
Đây là điểm rất tiến bộ của pháp luật Việt Nam hiện hành so với giai
đoạn trước. Trước đây, Pháp luật thừa kế (30/8/1990) có đề cập đến di chúc
chungnhưng không đề cập đến di chúc chung của vợ chồng
"... trong trường hợp di chuc sdo nhiều người lập chung, mà có người chết
trước thì chỉ phần di chúc có liên quan đến tài sản của người chết trước có
hiệu lực " (khoản 1 điều 23 pháp luật thừa kế 1990). Đồng thời nó cũng là
một điẻm rất tiến bộ của pháp luật, phù hợp với sự phát triển của các quan
hệ trong xã hội
III. Những bất cập trong quy định của pháp luật về di chúc chung của
vợ chồng
5|Page
Bài tập lớn học kì
Trần Thị Thanh Vân
N06 – TL1 – nhóm 1
III.1. Về quyền được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung của
vợ chồng
Điều 664 BLDS 2005 quy định:
" 1. Vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung bất
cứ lúc nào.
2. Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc
chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì
người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của
mình."
Cũng như việc lập di chúc của một cá nhân, vợ chồng khi đã thống
nhất ý chí lập di chúc để định đoạt tài sản chung thì thì họ cũng có thể sửa
đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào. Một bên vợ
hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung thì phải
được sự đồng ý của bên kia. Nếu một người đã chết thì người vợ hoặc người
chồng còn sống chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài
sản của mình trong khối tài sản chung hợp nhất của vợ - chồng. Khi đó di
chúc đã có giá trị được thực hiện đối với phần tài sản của người vợ hoặc
người chồng đã chết trước trong khối tài sản chung của vợ chồng. Người còn
sống chỉ có thể sửa đổi, bổ sung phần di chúc liên quan đến tài sản của
người đó.
Nếu cả hai vợ chồng đều đồng ý thì việc sửa đổi, bổ sung thay thế di
chúc chung của vợ chồng được thực hiện đơn giản. Tuy nhiên khoản 2 điều
644 BLDS 2005 chỉ điều chỉnh trường hợp người vợ hoặc người chồng sửa
đổi, bổ sung di chúc sau khi một người đã chết.
Theo khoản 1 Điều 664 BLDS thì vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung,
thay thế, hủy bỏ di chúc đó bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, khoản 2 Điều 664 quy
6|Page
Bài tập lớn học kì
Trần Thị Thanh Vân
N06 – TL1 – nhóm 1
định việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung phải được sự
đồng ý của người kia; nếu một người chết trước thì người kia chỉ có thể sửa
đổi, bổ sung, di chúc liên quan đến phần tài sản của mình. Như vậy, trong
trường hợp này, ý chí của người lập di chúc chung không thể độc lập trong
việc định đoạt tài sản – kể cả phần tài sản của mình trong khối tài sản chung
của vợ chồng khi vợ hoặc chồng không đồng ý. Điều này sẽ là một bất lợi
lớn cho chủ sở hữu tài sản, vì bản chất của việc lập di chúc là nhằm thể hiện
ý chí của người có tài sản. Quãng thời gian kể từ lúc di chúc được lập cho
đến khi di chúc có hiệu lực tương đối dài, và trong thời gian đó sẽ có nhiều
sự kiện xảy ra tác động đến ý chí của người lập di chúc dẫn tới ý định thay
đổi, bổ sung thậm chí hủy bỏ bản di chúc đó. Trường hợp đạt được đồng
thuận của vợ chồng để cùng thống nhất thì ý nguyện của họ sẽ đạt được.
Nhưng nếu không có sự đồng thuận thì sao? Điều đó sẽ cản trở ý chí của
một bên đồng thời gây nên xung đột về quyền lợi giữa hai người, dẫn tới
mâu thuẫn và căng thẳng trong quan hệ vợ chồng, làm ảnh hưởng đến hạnh
phúc gia đình.
Về vấn đề này có một số quan điểm đưa ra để giải quyết như sau:
Thứ nhất, vì nội dung của điều luật quy định việc sửa đổi, bổ sung di
chúc chung của vợ chồng phải được sự đồng ý của cả hai vợ chồng nên nếu
không có sự đồng thuận của cả hai vợ chồng thì không được sủa đổi bổ
sung, thay thế di chúc chung. Áp dụng quy định như vậy không bảo đảm
quyền tự do định đoạt tài sản của chủ sở hữu.
Thứ hai, cần áp dụng kết hợp điều 662 và điều 664 BLDS 2005. Nếu
có sự mâu thuẫn giữa phần định đoạt tài sản của người vợ, hoặc người chồng
trong di chúc lập riêng thì sau di chúc chung với một phần của di chúc chung
thì di chúc riêng của người vợ hoặc người chồng và phần định đoạt tài sản
7|Page
Bài tập lớn học kì
Trần Thị Thanh Vân
N06 – TL1 – nhóm 1
trong di chúc chung không bị sửa đổi sẽ có giá trị. Nếu người vợ hoặc người
chồng lập di chúc khác để định đoạt cho một nửa phần tài sản thuộc tài sản
chung của vợ chồng (phần tài sản thuộc sở hữu của mình) thì di chúc riêng
được lập sau này sẽ có giá trị. Nếu người vợ hoặc người chồng còn lại không
lập di chúc khác cho phần tài sản của mình thì di chúc riêng chỉ còn thể hiện
ý chí của một người, sẽ được coi là di chúc của người đó.
Thứ ba, khi người vợ hoặc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế di chúc
chung của vợ chồng mà không được sự đồng ý của người kia, họ vẫn có
quyền lập di chúc riêng định đoạt phần tài sản thuộc sở hữu của mình. Di
chúc chung sẽ mất giá trị pháp lí. Nếu người chồng hoặc người vợ còn lại
không lập di chúc khác định đoạt tài sản của mình thì phần tài sản của họ
được chia thừa kế theo pháp luật
Đây là điểm không thuần nhất, chưa tìm được tiếng nói chung của
pháp luật thừa kế Việt Nam hiện hành gây ra khá nhiều rắc rối cho quá trình
phân chia di sản cũng như quá trình xét xử tranh chấp thừa kế của tòa.
Nguyên nhân là do đối với quan hệ xã hội về tài sản thì quy định khá phù
hợp và có tính hiện đại nhưng lại chưa dự liệu hết các tình huống sảy ra
trong muôn hình vạn trạng của cuộc sống. Quy định này cần phải được cụ
thể hóa hơn nữa trong luật trách gây phiền toái cho thực tiễn.
III.2. Về hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ chồng
Theo điều 668 BLDS: "Di chúc chung của vợ chồng có hiệu lực pháp
luật từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng
chết"
Ví dụ: Năm 2004, ông Nguyễn Văn A và bà Lê Thị C lập di chúc
chung của vợ chồng định đoạt số tài sản gồm nhà và đất. Trong di chúc thể
hiện đất chia thành 3 phần gắn với tài sản tọa lạc trên đất cho 3 người con
trai là Nguyễn Văn T, Nguyễn Văn D, Nguyễn Văn H (trong đó anh D và
8|Page
Bài tập lớn học kì
Trần Thị Thanh Vân
N06 – TL1 – nhóm 1
anh H ở xa, còn gia đình anh T sinh sống trên diện tích đất đó cùng với ông
A và bà C). năm 2005 ông A mất. Năm 2006 anh D về yêu cầu chia tài sản
thừa kế của ông A. lúc này bà C nối đã có di chúc nên khi bà mất thì tài sản
đó mới được chia, còn hiện tại bà được quyền quản lí, sử dụng nhưng anh D
không đồng ý và yêu cầu được về làm nhà ở như nội dung di chúc. Quá
trình hòa giải cơ sở không thành, anh D làm đơn khởi kiện chia tài sản thừa
kế tại Tòa án. Tòa án xử lí đơn kiện theo hướng: trả lại đơn kiện theo điểm
d khoản 1 Điều 168 của bộ luật tố tụng dân sự với lí do chưa đủ điều kiện
khởi kiện. Bởi nếu chia tài sản thừa kế theo di chúc thì di chúc chưa có hiệu
lực.
Trước đây, theo quy định tại điều 671 BLDS 1995, thời điểm có hiệu
lực của di chúc chung của vợ chồng được xác định theo phần. Theo đó khi
người vợ hoặc người chồng chết trước thì phần di chúc liên quan đến di sản
bằng ½ khối tài sản chung và phần tài sản riêng của người đó có hiệu lực thi
hành. Còn lại phần di chúc liên quan đến tài sản riêng của người còn sống và
½ khối tài sản chung của vợ chồng vẫn thuộc sở hữu của người chồng hoặc
người vợ còn sống, chưa có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên nếu vợ chồng
cùng nhất trí thỏa thuận trong di chúc chung thời điểm di chúc chnug có hiệu
lực thi hành là thời điểm người sau cùng chết thì di chúc có hiệu lực thi hành
đối với di sản của người vợ hoặc người chồng đã chết trước là thời điểm vợ
hoặc người chồng tạ thế sau này.
Xác định hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng như vậy là khá
phức tạp và sẽ mất đi ý nghĩa của việc lập di chúc chung của vợ chồng là
lám bình ổn mối quan hệ gia đình.
Tuy nhiên, quy định như bộ luật hiện hành cũng không phải là sự
hoàn hảo, thậm trí còn mang theo nhiều bất cập.
III.2.1. Xét về thời điểm có hiệu lực của di chúc
9|Page
Bài tập lớn học kì
Trần Thị Thanh Vân
N06 – TL1 – nhóm 1
Di chúc chỉ thi hành được từ thời điểm mở thừa kế, đó là thời điểm
người để lại di sản chết hoặc được xác định là đã chết theo một bản án tuyên
bố người đó chết có hiệu lực pháp luật. Theo quy định tại điều 668 BLDS,
dường như các nhà làm luật chỉ chú tâm vào thời điểm có hiệu lực của di
chúc chung đó mà không quan tâm đến tính hiện thực và nguyên tắc pháp
luật thừa kế, đồng thời không có sự cá biệt hóa từng chủ thể là vợ hoặc
chồng đã cùng lập di chúc chung.
Theo quy định tại điều 668 BLDS thì di chúc do vợ chồng lập chung
chỉ có hiệu lực thi hành tại thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm
vợ hoạc chồng cùng chết. Trên thực tế một sự kiện phổ biến, thường xuyên
xảy ra là đối với một cặp vợ chồng cụ thể nào đó lập di chúc chung nhưng
sau đó hoặc người vợ chết trước hoặc người chồng chết trước thì việc chia di
sản của người chết trước đó là do những người có quyền thừa kế yêu cầu,
khi họ đã không thỏa thuận được và về mặt tâm lí những người thừa kế theo
di chúc cũng không thể chờ đợi lâu hơn, do việc hưởng di sản thôi thúc họ.
Hơn nữa người vợ hoặc người chồng của người chết trước tuổi có thể còn
trẻ, theo quy luật của sự sống người này có thể còn sống tới 5 năm, 10 năm,
20 năm... Với thời gian lâu như vậy, những người thừa kế theo di chúc liệu
có thể kiên trì chờ đợi được chăng? Hơn nữa, di sản thừa kế chưa được chia
do người sau cùng là vợ hoặc chồng chưa chết và do di chúc chung của vợ
chồng chưa có hiệu lực thi hành, tài sản do người còn sống quản lí, có thể
dẫn đến hậu quả gây lãng phí và có thể giảm giá trị bởi nhiều lí do không
lường trước được. Quan hệ thừa kế di sản là quan hệ tài sản mang tính ý chí,
người thừa kế mong muốn được chia di sản nhưng lại bị ngăn chặn bởi quy
định của pháp luật. Quy định của pháp luật về thời điểm có hiệu lực của di
chúc chung của vợ chồng là quy định không phù hợp với thực tế đồng thời
còn là quy định vi phạm nguyên tắc chung của luật thừa kế. Với quy định
10 | P a g e
Bài tập lớn học kì
Trần Thị Thanh Vân
N06 – TL1 – nhóm 1
này, các nhà làm luật nhằm ngăn chặn sự mất ổn định trong quan hệ gia đình
nhưng đó chỉ là ý chí chủ quan không phù hợp với quan hệ xã hội hiện nay.
Bởi vì những người thừa kế theo di chúc luôn quan tâm đến việc mình được
hưởng bao nhiêu và khi nào được nhận di sản. Nhưng những người thừa kế
theo di chúc lại chưa thể được nhận di sản do người vợ hoặc người chồng
cùng lập di chúc với người đã mất vẫn còn sống. Quy định tại điều 668
BLDS đã gián tiếp tạo ra những điều kiện bất ổn trong quan hệ giữua những
người thừa kế và người quản lí di sản
Hơn nữa, người chồng hoặc vợ còn sống cũng không thể thực hiện
được đầy đủ quyền của mình đối với bản di chúc chung đó. Bởi lẽ, theo quy
định thì người vợ hoặc chồng còn sống không thể định đoạt được toàn bộ
khối tài sản chung của vợ chồng mà chỉ được thay đổi, bổ sung phạm vi
phần tài sản của mình trong khối tài sản chung đó. Do vậy, người còn sống
cũng không thể tác động đến phần di sản của người đã chết vì lợi ích của
mình cũng như những người được thừa kế khác.
III.2.2. Về di sản thừa kế chưa chia.
Do hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ, chồng xác định tại
thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ và chồng cùng chết. Vì
vậy, người vợ hoặc người chồng còn sống sẽ quản lí, sử dụng tài sản chung.
Người vợ hoặc người chồng còn sống vừa với tư cách là người sở hữu phần
tài sản của mình, vừa với tư cách sở hữu tài sản của những người thừa kế
theo di chúc phần tài sản mà người thừa kế theo di chúc được hưởng nhưng
chưa được chia. Một câu hỏi đặt ra là hiệu lực của di chúc phát sinh tại thời
điểm mở thừa kế của người để lại di sản nhưng do người đó đã lập di chúc
chung với vợ hoặc chồng của người đó mà hiệu lực chia tài sản thừa kế của
người chết trước chưa thể thực hiện được. Quy định này không phù hợp với
đời sống thực tế và hiệu quả điều chỉnh không cao. Di sản thừa kế không thể
11 | P a g e
Bài tập lớn học kì
Trần Thị Thanh Vân
N06 – TL1 – nhóm 1
hiểu nó sẽ tồn tại ở dạng tĩnh mà di sản phải được đặt trong mối quan hệvới
xã hội sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ để khai thác làm phát sinh lợi
nhuận. Trong chừng mực nhất định, di sản thừa kế chưa được chai còn được
hiểu như khoản vốn cần phải được sử dụng vào sản xuất kinh doanh. Theo
quy định của pháp luật, di sản chỉ được chia khi người chồng hoặc người vợ
là người sau cùng chết hoặc cả hai vợ chồng cùng chết. Trong thừoi gian
người vợ hoặc người chồng còn sống đã sử dụng di sản chưa chia vào sản
xuất kinh doanh thu được lợi nhuận thì lợi nhuận đó là di sản thừa kế hay
thuộc quyền sở hữu của người vợ hoặc người chồng còn sống đó? Đây là
vấn đề cần được quan tâm vì tính chất của di sản thừa kế không đơn thuần là
loại tài sản nhất định nào đó mà di sản bao gồm cả vật, tiền, giấy tờ có giá và
các quyền tài sản theo quy định tại điều 163 BLDS.
III.2.3. Quy định tại điều 668 BLDS được điều chỉnh nhằm bình ổn quan
hệ xã hội, nhưng lại không lường hết mọi vấn đề, để lại nhiều vướng
mắc.
Điều 668 BLDS với mục đích củng cố sự bình ổn trong quan hệ xã hội,
tránh việc chia di sản nhiều lần và đảm bảo quyền sở hữu, quyền sử dụng
của người vợ hoặc người chồng còn sống. Mục đích đó là thỏa đáng nhưng
nếu pháp luật chỉ nhằm làm bình ổn quan hệ cụ thể mà không dự liệu những
phức tạp của mối quan hệ liên quan đến quyền và nghĩ vụ về tài sản hợp
pháp của người khácthì mục đích đó chỉ có ý nghĩa về lí thuyết, không phù
hợp với cuộc sống hiện thực. Với quy định không thực tế đó đã gây khó
khăn không nhỏ cho người quản lí di sản, cho người thừa kế theo di chúc,
cho các chủ nợ và cho các cơ quan tư pháp.
III.2.3.1. Việc xác định di chúc chung có hiệu lực vào thời điểm bên sau
cùng chết sẽ làm ảnh hưởng đến thời hiệu khởi kiện thừa kế đối với di sản
của người chết trước.
12 | P a g e
Bài tập lớn học kì
Trần Thị Thanh Vân
N06 – TL1 – nhóm 1
Thời hiệu khởi kiện thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
Nếu hết 10 năm đó mà người kia vẫn còn sống, thì thời hiệu khởi kiện xin
chia thừa kế đối với phần di sản của người chết trước cũng không còn. Nếu
vì lý do nào đó, chẳng hạn nội dung di chúc chung vi phạm pháp luật, có dấu
hiệu lừa dối, giả mạo… mà người thừa kế không biết để khởi kiện kịp thời
(do di chúc chung chưa được công bố), đến khi người sau cùng chết mà thời
hiệu khởi kiện không còn, thì quyền lợi của người thừa kế của người chết
trước cũng như những người thừa kế hợp pháp của cả vợ, chồng có được bảo
vệ không, cũng chưa được pháp luật quy định rõ. Đối với người vợ hoặc
ngừời chồng còn sống quản lí di sản: Những người thừa kế theo di chúc luôn
quan tâm đến khối tài sản mà họ sẽ được hưởng theo di chúc của người chết
trước. Không hẳn là không có sự nghi ngờ đối với lòng trung thực của người
quản lí di sản. Nhưng nếu người chồng hoặc người vợ còn sống muốn chia
di sản cũng không thể thực hiện được vì phải tuân thủ quy định tại điều 668
BLDS.
III.2.3.2. Gây khó khăn cho việc xác định phạm vi những người thừa kế và
tư cách của người được thừa hưởng di sản.
Nếu những người thừa kế (của vợ, chồng đã chết hoặc những người
được chỉ định trong di chúc chung) chết sau thời điểm mở thừa kế, nhưng
chết trước khi di chúc chung có hiệu lực, thì họ có còn được hưởng thừa kế
nữa không, có chia thừa kế thế vị hay thừa kế chuyển tiếp không; hoặc
những người trong diện thừa kế hợp pháp (của người vợ hoặc chồng còn
sống), nhưng tư cách thừa kế của họ được xác định trước khi di chúc chung
có hiệu lực (như vợ, chồng tái hôn hoặc con riêng với người vợ, chồng
sau…), thì họ có được thừa kế bắt buộc đối với phần di sản đã được định
đoạt trong di chúc chung hay không. Ngoài ra, việc xác định tư cách người
thừa kế cũng gặp khó khăn ngay cả đối với người được chỉ định hưởng thừa
kế theo di chúc chung, nếu họ chết sau người vợ hoặc chồng quá cố, nhưng
lại chết trước khi di chúc chung có hiệu lực… Đây là những vấn đề phức
tạp, nhưng quy định hiện hành không thể giải quyết được. Bởi vậy, nếu quy
13 | P a g e
Bài tập lớn học kì
Trần Thị Thanh Vân
N06 – TL1 – nhóm 1
định thời điểm có hiệu lực của di chúc như hiện nay thì cần phải tính đến
quyền lợi của những người được di chúc chung chỉ định hưởng thừa kế
III.2.3.3. Ảnh hưởng đến sự bảo toàn giá trị của khối di sản là tài sản chung
Theo quy định tại điều 668 BLDS, việc chia di sản chỉ được tiến hành
sau khi người sau cùng chết. Như vậy khi người quản lí di sản còn sống thì
những người thừa kế theo di chúc không thể yêu cầu xác định khối tài sản
của vợ chồng người lập di chúc chung, đặc biệt là khối di sản của người vợ
hoặc người chồng đã chết trướccó bao nhiêu trong khối tài sản chung đó?
Khi tình trạng không phân chia di sản kéo dài quá lâu, khiến cho di sản là tài
sản chung không còn nguyên vẹn do bị tiêu huỷ, giảm sút giá trị, hoặc do sự
đầu tư, sửa chữa, tu bổ làm tài sản tăng giá trị, thì hậu quả của nó càng hết
sức phức tạp. Thậm trí, nếu người chồng hoặc người vợ khi còn sống đã lạm
dụng quy định của pháp luật, không khai thác tài sản vào mục đích sinh lợi
mà tẩu tán tài sản vì những mục đích không lành mạnh, không trong sáng
hoặc chi tiêu hoang phí làm hao tán tài sản chung… Việc xác định giá trị của
tài sản chung trong trường hợp này sẽ rất khó khăn, sẽ càng tạo ra nhiều
tranh chấp khác rất khó giải quyết. Cho đến khi người vợ hoặc người chồng
là người chết sau cùng tài sản còn lại rất ít hoặc không cò vào thời điểm mở
thừa kế của người đó thì sao? Trong trường hợp này, di chúc hoặc phần di
chúc đã định đoạt cho người thừa kế hưởng phần tài sản nhất định đã
không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế, phần di chúc đó vô hiệu, gây
thiệt hại cho những người thừa kế theo di chúc, tuy rằng tại thời điểm người
vợ hoặc người chồng chết trước thì khối tài sản này vẫn còn tồn tại.
III.2.3.4. Quy định về thời điểm có hiệu lực của di chúc chung như luật hiện
hành sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền và lợi ích hợp pháp
của những người thừa kế của người vợ hay chồng chết trước.
14 | P a g e
Bài tập lớn học kì
Trần Thị Thanh Vân
N06 – TL1 – nhóm 1
Quyền thừa kế đối với di sản của người chết trước phát sinh từ thời
điểm mở thừa kế, nhưng cho đến khi di chúc chung chưa phát sinh hiệu lực,
những người thừa kế của người chết trước sẽ không thể yêu cầu phân chia di
sản của người chết đã được định đoạt trong di chúc chung và phần di sản
liên quan tới phần nội dung di chúc chung bị vô hiệu, nếu có; hoặc trong
trường hợp người vợ hay người chồng vẫn còn sống lâu hơn so với tuổi thọ
của những người thừa kế hợp pháp của người chết trước (như cha, mẹ của
người chết trước, người thừa kế là con riêng chưa thành niên đang đau yếu
cần có tiền để chữa bệnh…), làm những người này mất quyền được hưởng
di sản. Ví dụ: ông A, bà B lập di chúc chung để lại di sản cho các con chung
của ông A, bà B và cha, mẹ của ông A. Sau đó, ông A chết. Vấn đề phức tạp
phát sinh là cha mẹ của ông A cần khoản tiền để chữa bệnh, nên muốn được
chia thừa kế di sản của ông A. Nhưng do bà B vẫn còn sống, di chúc chung
của A và B chưa có hiệu lực, nên cha mẹ của ông A không thể xin chia di
sản của ông A theo di chúc chung nói trên. Vì thế, quyền được hưởng thừa
kế của cha mẹ ông A không được bảo đảm.
Đó là chưa kể các trường hợp di chúc chung có thể bị vô hiệu toàn bộ
hay một phần, nhưng mãi đến hàng chục năm sau mới phát hiện, thì trong
nhiều trường hợp, quyền khởi kiện đòi chia thừa kế của những người thừa kế
hợp pháp của người vợ hay chồng chết trước đã bị bỏ lỡ mà không còn cơ
hội để khắc phục được, nếu người thừa kế đó đã chết. Điều này đã xâm
phạm tới quyền thừa kế hợp pháp – một quyền hiến định cơ bản của công
dân, được Hiến pháp và pháp luật bảo hộ.
III.2.3.5. Lợi ích của các chủ nợ sẽ bị xâm phạm:
Theo quy định tại điều 683 BLDS, các nghĩa vụ về tài sản và các
khoản chi phí liên quan đến thừa kế được ưu tiên thanh toán trước khi chia
di sản theo thứ tự ưu tiên. Đặt trường hợp, khi còn sống, người chồng hoặc
người vợ chết trước có nghĩa vụ về tài sản đối với người káhc do hành vi gây
thiệt hại, do vay tài sản, do nghĩa vụ cấp dưỡng cho các nhân... thì quyền tài
sản của các chủ nợ đó được giải quyết như thế nào khi mà những người thừa
15 | P a g e
Bài tập lớn học kì
Trần Thị Thanh Vân
N06 – TL1 – nhóm 1
kế chưa được chai di sản? Người chồng hoặc người vợ còn sống có nghĩa vụ
thanh toán cho các chủ nợ từ tài sản của người chết để lại với tư cách là
người thừa kế hay là người được ủy nhiệm? Pháp luật không quy định. Các
khoản nợ của người chết để lại chỉ được thanh toán từ di sản của người chết
để lại hay sẽ xác định theo nguyên tắc nào?
III.2.3.6. Việc phải chia thừa kế nhiều lần đối với di sản của người vợ hay
chồng chết trước cho cả các cơ quan tiến hành tố tụng.
Trường hợp một bên vợ hoặc chồng chết trước mà vừa có di sản định
đoạt bằng di chúc chung, vừa có tài sản riêng không lập di chúc hoặc có
những tài sản chung không được đưa vào di chúc chung, hoặc một phần tài
sản liên quan đến phần di chúc chung bị vô hiệu… thì có thể dẫn đến hậu
quả là khối di sản của người đó được chia thừa kế làm nhiều lần.
Điều này dẫn đến hệ quả là người thừa kế của người vợ hay chồng
chết trước sẽ phải kiện xin chia thừa kế nhiều lần, toà án sẽ phải ít nhất hai
lần thụ lý và giải quyết hai vụ tranh chấp khác nhau trên cùng một khối tài
sản của người chết trước. Từ đó không chỉ gây khó khăn cho người thừa kế
của người chết trước, làm phức tạp thêm tính chất của vụ việc, mà còn gây
khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc giải quyết tranh chấp thừa
kế (trong việc xác định di sản của người chết, xác định người thừa kế của
người chết trước và việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ, nếu người chết có để lại
món nợ đối với người thứ ba…), thậm chí có thể dẫn đến vi phạm nguyên
tắc không thụ lý, xét xử nhiều lần cho cùng một vụ việc (nhất sự bất tái cứu)
theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
IV. Những giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về quyền lập di
chúc chung của vợ chồng
IV.1. Về quyền được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung của
vợ chồng
Từ một số điểm còn gây bàn cãi đã phân tích ở mục II.1, mong rằng
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể
16 | P a g e
Bài tập lớn học kì
Trần Thị Thanh Vân
N06 – TL1 – nhóm 1
việc áp dụng thống nhất quy định của BLDS 2005 về di chúc chung của vợ
chồng để tránh xảy ra tranh chấp giữa những người thừa kế sau khi người để
lại di chúc chết; tòa án cũng có cơ sở áp dụng thống nhất để giải quyết việc
phân chia di sản thừa kế khi có tranh chấp.
Theo quan điểm cá nhân, em cho rằng ý kiến thứ hai trong mục II.1 là
hợp lí hơn cả, mong rằng sẽ được các nàh làm luật xem xét và quyết định.
Hoặc nếu có thể, các nhà làm luật cũng có thể xem xét đến ý kiến cho
rằng BLDS nên sửa đổi khoản 2 Điều 664 theo hướng cho phép một bên vợ
hoặc chồng có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc trong phạm
vi phần tài sản của mình trong khối tài sản chung của vợ chồng (đã được
định đoạt bởi di chúc chung) bất cứ lúc nào kể cả khi không có sự đồng ý
của vợ hoặc chồng. Khi đó, nếu bên kia không chấp thuận thì coi như di
chúc chung đã lập trước đó không còn hiệu lực, mỗi người có quyền định
đoạt phần của mình theo quy định chung về thừa kế. Trong trường hợp một
bên vợ hoặc chồng chết trước thì nên quy định phần di sản có thể được chia
cho những người được thừa kế khi có yêu cầu và được sự chấp thuận của
người chồng hay vợ còn sống (sửa đổi Điều 668- BLDS về hiệu lực của di
chúc chung của vợ, chồng).
IV.2. Về hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ chồng
Thời điểm phát sinh hiệu lực pháp luật của di chúc chung không đơn
giản chỉ là căn cứ để phân chia di sản theo di chúc chung, mà sẽ ảnh hưởng
tới thời hiệu khởi kiện, quyền thừa kế di sản của người chết trước, xác định
phạm vi những người thừa kế hợp pháp, xác định giá trị di sản của người
chết và những biến động của nó… Qua đó sẽ làm cho việc chia thừa kế theo
di chúc chung trở nên khó khăn, phức tạp thêm. Thực chất nguyên nhân của
những mâu thuẫn này xuất phát từ việc pháp luật quy định về thời điểm có
hiệu lực của di chúc chung là thời điểm bên sau cùng chết, trong khi quyền
thừa kế phát sinh từ thời điểm mở thừa kế. Bởi vậy, cần phải cân nhắc sửa
17 | P a g e
Bài tập lớn học kì
Trần Thị Thanh Vân
N06 – TL1 – nhóm 1
đổi quy định về thời điểm có hiệu lực pháp luật của di chúc chung một cách
chặt chẽ, hợp lý hơn.
Với khá nhiều bất cập đã nêu ra trong phần II.2, theo em, điều 668
BLDS 2005 nên được sửa đổi theo quy định tại điều 671 BLDS 1995 sẽ hợp
lí hơn. Theo đó, thời điểm có hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng được
xác định theo phần. Theo đó khi người vợ hoặc người chồng chết trước thì
phần di chúc liên quan đến di sản bằng ½ khối tài sản chung và phần tài sản
riêng của người đó có hiệu lực thi hành. Còn lại phần di chúc liên quan đến
tài sản riêng của người còn sống và ½ khối tài sản chung của vợ chồng vẫn
thuộc sở hữu của người chồng hoặc người vợ còn sống, chưa có hiệu lực
pháp luật. Tuy nhiên nếu vợ chồng cùng nhất trí thỏa thuận trong di chúc
chung thời điểm di chúc chung có hiệu lực thi hành là thời điểm người sau
cùng chết thì di chcú có hiệu lực thi hành đối với di sản của người vợ hoặc
người chồng đã chết trước là thời điểm vợ hoặc người chồng tạ thế sau này.
Quy định như vậy sẽ thuận tiện cho việc giải quyết những tranh chấp có liên
quan đến việc hưởng di sản của người thừa kế theo di chúc, đồng thời cũng
tránh được những rắc rối không cần thiết.
Kết luận
Qua thực tiễn áp dụng pháp luật về di chúc chnug của vợ chồng với
rất nhiều vướng mắc, không phù hợp với hiện thực, hi vọng rằng các nhà lập
pháp, các cơ quan chức năng sẽ sớm vào cuộc, đảm bảo cho những quy định
của pháp luật sẽ phù hợp hơn để dễ dàng đi vào cuộc sống.
18 | P a g e
Bài tập lớn học kì
Trần Thị Thanh Vân
N06 – TL1 – nhóm 1
Tài liệu tham khảo
1. Bộ luật dân sự 2005
2. Pháp lệnh thừa kế 1990.
3. Trường đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam 1, Nxb.
Tư pháp, Hà Nội, 2010.
4. Bộ tư pháp, Viện khoa học pháp lý, PGS.TS Hoàng Thế Liên, Bình
luận khoa học, Bộ luật Dân sự 2005, tập II, Nxb.CTQG – 2010.
5. TS. Phùng Trung Tập, Luật thừa kế Việt Nam, Nxb. Hà Nội – 2010.
6.
7.
19 | P a g e
Bài tập lớn học kì