Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

tìm hiểu nhữngđiểm bất cập, vướng mắc của pháp luật hiện hành điều chỉnh quan hệ tài sản củavợ chồng chưa phù hợp với sự phát triển kinh tế hiện nay ở nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.5 KB, 12 trang )

Môc lôc
C. Kết luận................................................................................11

1


A. Đặt vấn đề
Có thể nói trong thời gian vừa qua, nền kinh tế - xã hội của nước ta đã có
những bước phát triển đáng ghi nhận. Điều này có được phần lớn là nhờ những chủ
trương và chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Điển hình là từ khi Hiến
pháp 1992 chính thức thừa nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế ngoài quốc
doanh, sự tham gia của vợ chồng vào các quan hệ kinh tế như là những chủ thể độc
lập mới thực sự trở nên đa dạng và khá năng động. Chính sách tự do kinh doanh
theo quy định của pháp luật được ghi nhận tại Điều 57 Hiến pháp 1992 là một cơ sở
pháp lý quan trọng, tạo điều kiện cho mỗi cặp vợ chồng tận dụng và phát huy mọi
năng lực của riêng mình tham gia vào các hoạt động kinh tế tạo thu nhập ổn định
cho gia đình.
Tuy nhiên, cũng từ đây nảy sinh một vấn đề pháp lý cần phải giải quyết đó là
vấn đề tài sản vợ chồng trong hoạt động kinh tế. Những nội dung như tài sản
chung, tài sản riêng của vợ chồng; xác định hoa lợi, lợi tức tài sản vợ chồng; chia
tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân…đối với những tài sản của vợ
chồng đầu tư vào hoạt động kinh tế phát sinh trong thực tế luôn đặt ra một yêu cầu
cấp thiết đối với công tác xây dựng pháp luật. Và thực tế cũng cho thấy hệ thống
pháp luật điều chỉnh vấn đề này tại Việt Nam cũng chưa đáp ứng được yêu cầu mà
thực tế đặt ra. Chính vì vậy, mục đích của bài tiểu luận này chính là tìm hiểu những
điểm bất cập, vướng mắc của pháp luật hiện hành điều chỉnh quan hệ tài sản của
vợ chồng chưa phù hợp với sự phát triển kinh tế hiện nay ở nước ta.

B. Giải quyết vấn đề
I. Khái niệm về tài sản vợ chồng
Được xem là tế bào của xã hội, gia đình có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng


đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng, là môi
trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách con người. Mỗi gia đình nói
2


chung và các cặp vợ chồng nói riêng ngoài nghĩa vụ yêu thương, quý trọng, chăm
sóc, giúp đỡ lẫn nhau, các thành viên còn phải thực hiện nghĩa vụ duy trì đời sống
chung. Vì thế một trong những chức năng cơ bản của gia đình trong đó có mỗi cặp
vợ chồng đó là chức năng kinh tế mà nội dung của nó là sự tham gia của các thành
viên vào quá trình hoạt động kinh tế của xã hội, góp phần tạo dựng và phát triển cơ
sở vật chất, tinh thần nhất định cho gia đình và xã hội.
Tài sản vợ chồng có thể hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh
về vấn đề tài sản vợ chồng bao gồm các quy định về căn cứ xác lập tài sản vợ
chồng, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng, nguyên
tắc phân chia tài sản giữa vợ và chồng.
Tài sản của vợ chồng trong hoạt động kinh tế có thể được hiểu là tổng thể
các quy định của pháp luật điều chỉnh việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản vợ
chồng (tài sản thuộc sở hữu chung và sở hữu riêng của mỗi bên) nhằm mục đích
kinh doanh thu lợi nhuận hướng tới việc xây dựng gia đình ổn định, bền vững.
Việc điều chỉnh bằng pháp luật vấn đề tài sản của vợ chồng nói chung trong
đó có vấn đề tài sản của vợ chồng trong hoạt động kinh tế nói riêng là điều kiện để
Nhà nước điều tiết và quản lý các quan hệ xã hội, bảo đảm các mục tiêu xây dựng
và phát triển xã hội vững mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Đây cũng là điều
kiện cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các thành viên trong gia đình, tránh những
tranh chấp xảy ra làm tổn thương đến tình cảm và sự đoàn kết trong gia đình. Quy
định này còn tạo điều kiện để vợ chồng chủ động tham gia vào các quan hệ xã hội,
nhằm phát triển kinh tế gia đình, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích của người thứ
ba khi tham gia giao dịch về tài sản với vợ, chồng. Quy định này của pháp luật còn
là cơ sở pháp lý cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp có liên quan đến
tài sản của vợ chồng.

II. Thực trạng pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản vợ chồng với nền
kinh tế Việt Nam hiện nay
3


1. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 với vấn đề tài sản vợ chồng trong
hoạt động sản xuất kinh doanh
Có thể khẳng định rằng, đây là văn bản cơ bản và quan trọng nhất điều chỉnh
vấn đề tài sản của vợ chồng trong đó có vấn đề tài sản vợ chồng trong hoạt động
kinh tế. Nhưng xuất phát từ đặc thù của quan hệ hôn nhân và gia đình đó là vấn đề
nhân thân giữ vai trò chủ đạo và quyết định trong quan hệ hôn nhân và gia đình,
cho nên khi tiếp cận tới góc độ kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh thì Luật
Hôn nhân và gia đình mới chỉ dừng lại ở những quy phạm về mặt nguyên tắc mang
tính khái quát, rất khó áp dụng trong thực tiễn nếu không có sự hướng dẫn và tham
khảo các văn bản pháp luật khác có liên quan.
a) Hình thức của thỏa thuận dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh
Tại Khoản 3 Điều 28 Luật HNGĐ năm 2000 viết: “việc dùng tài sản chung
để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận…”. Tại các văn bản
hướng dẫn Luật HNGĐ năm 2000 lại chưa có hướng dẫn về hình thức thỏa thuận
giữa vợ và chồng về thỏa thuận dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải tuân
theo hình thức nào: bằng miệng, bằng văn bản không yêu cầu phải chứng thực hay
văn bản có chứng thực và nội dung của thỏa thuận đó bao gồm những vấn đề gì.
Đây có thể coi như một bất cập của pháp luật quy định về vấn đề này, làm cơ
sở cho việc xác dịnh nghĩa vụ về tài sản phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh
của vợ, chồng nếu có. Một tình huống trong thực tế là người chồng vay ngân hàng
100 triệu đồng với lãi suất 10,5% /năm trong 3 tháng để đầu tư vào chứng khoán,
nhưng sau một thời gian thua lỗ anh ta chỉ còn lại số tiền là 50 triệu đồng. Như vậy
khả năng anh ta có thể thanh toán nợ cho ngân hàng chỉ là 50 triệu và số tiền 50
triệu còn lại chưa kể lãi suất là khoản nợ mà anh ta có nghĩa vụ phải trả cho ngân
hàng. Vậy số tiền này có thể lấy từ tài sản chung của vợ chồng để thanh toán

không. Nếu người vợ không chấp nhận lấy tài sản chung để thanh toán nợ cho
chồng vì lý do mặc dù đã biết ý định kinh doanh của chồng nhưng chị vẫn chưa
4


đồng ý việc đó và hai vợ chồng vẫn chưa đạt được thỏa thuận với nhau về vấn đề
này. Trong trường hợp này sẽ phải giải quyết ra sao, có thể dùng tài sản chung để
thanh toán không? Đây là vấn đề mà luật pháp cần có quy định rõ ràng làm cơ sở
cho việc xác định chính xác nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
b) Loại tài sản đầu tư kinh doanh
Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam thì tài sản có thể được chia
thành 2 loại căn cứ vào hình thức xác nhận quyền sở hữu là tài sản có giấy chứng
nhận quyền sở hữu và loại tài sản không có giấy chứng nhận quyền sở hữu.
Tại Khoản 2 Điều 27 Luật HNGĐ năm 2000 quy định: “trong trường hợp
tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng kí
quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ và
chồng”. Như vậy về mặt nguyên tắc, đối với loại tài sản này, ai có tên trên giấy
chứng nhận quyền sở hữu thì người đó được coi là chủ sở hữu của tài sản. Tuy
nhiên trên thực tế, do ý thức pháp luật của người dân, do công tác tuyên truyền phổ
biến pháp luật của chúng ta chưa tốt, do thói quen trong sinh hoạt giữa các cặp vợ
chồng Việt Nam… cho nên quy định này vẫn chưa được áp dụng một cách triệt để.
Cụ thể là vẫn có những trường hợp, đối với những tài sản pháp luật quy định trong
giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả hai vợ chồng nhưng trong giấy
chứng nhận thực tế chỉ ghi tên một người. Vấn đề đó sẽ rất phức tạp nếu tài sản đó
được xử lí để đảm bảo nghĩa vụ. Nếu người chồng thành lập một doanh nghiệp do
anh ta làm chủ, người vợ đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản đối
với một số tài sản như nhà ở, đất ở, ô tô… Khi phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản
liệu có thể lấy những tài sản này để thanh toán nợ cho người chồng không khi cả
hai vợ chồng đều cho rằng những tài sản đó thuộc sở hữu riêng của người vợ để
trốn tránh trách nhiệm về tài sản.

Mặt khác, đối với loại tài sản mà pháp luật không buộc phải có giấy chứng
nhận đăng lý quyền sở hữu như tiền, đá quý… thì vấn đề xác định chủ sở hữu thực
5


sự của số tai sản này để làm cơ sở xác định trách nhiệm tài sản cũng không phải
đơn giản. Phức tạp hơn nữa nếu hai vợ chồng có sự thỏa thuận trước với nhau để
trốn tránh nghĩa cụ phát sinh. Và nếu không có sự quy định rõ ràng của pháp luật
về hình thức, số lượng, loại tài sản mà mỗi bên có trước khi kết hôn thì việc xác
định tài sản sẽ rất khó khăn trong việc xác định nguồn gốc và thời điểm hình thành
khối tài sản này. Đây cũng có thể được xem là một hạn chế của pháp luật điều
chỉnh vấn đề tài sản vợ chồng trong hoạt động kinh tế.
c) Những phát sinh từ việc chia tài sản chung để đầu tư kinh doanh
Thứ nhất, theo quy định tại Khoản 1 Điều 29 Luật HNGĐ năm 2000,
“trong trường hợp đầu tư kinh doanh riêng…thì vợ chồng có thể thỏa thuận chia
tài sản chung…nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Toàn án giải
quyết”. Tuy nhiên khi nghiên cứu quy định này của luật thì có thể thấy một số vấn
đề còn vướng mắc.
Tại Điều 57 Hiến pháp 1992 và Điều 50 BLDS năm 2005: “công dân có
quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”, việc ghi nhận quyền chia tài
sản chung của vợ chồng để đầu tư kinh doanh riêng là sự bảo đảm nguyên tắc tự
chủ, tự định đoạt trong hoạt động kinh tế; nhưng mặt khác quy định này cũng
hướng tới bảo vệ lợi ích chung của gia đình, tránh những rủi ro có thể phát sinh từ
hoạt động sản xuất kinh doanh ảnh hưởng không tốt tới đời sống chung của gia
đình.
Tuy nhiên việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân không làm chấm
dứt quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, giữa họ vẫn tồn tại những quyền và nghĩa
vụ của vợ chồng theo quy định tại Điều 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24 Luật HNGĐ năm
2000. Khi quan hệ hôn nhân còn tồn tại thì vợ chồng vẫn phải có trách nhiệm duy
trì tính ổn định của đời sống chung. Và tính ổn định đó chỉ được bảo đảm nếu nó

được xây dựng trên một nền tảng vật chất ổn định. Như vậy, nếu trường hợp vì nhu
cầu kinh doanh riêng, vợ chồng tiến hành chia hết số tài sản chung hiện có, lúc này
6


trách nhiệm của mỗi bên trong việc bảo đảm đời sống chung sẽ được giải quyết như
thế nào? Rõ ràng đây là một quy định chưa thật sự chặt chẽ của pháp luật, có thể
dẫn đến tình trạng biệt sản trong quan hệ hôn nhân, và vì việc đầu tư kinh doanh
riêng sẽ dẫn tới việc vợ, chồng chỉ chú tâm vào hoạt động kinh doanh riêng và xao
lãng trách nhiệm của mình đối với việc duy trì tính ổn định của đời sống chung của
gia đình.
Thứ hai, theo Khoản 2 Điều 8 Nghị định 70/2001 thì “Thu nhập do lao
động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi
bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ
chồng có thỏa thuận khác”. Theo quy định này thì sau khi chia tài sản chung, mọi
thu nhập mà mỗi bên có được sẽ không thuộc sở hữu chung hợp nhất nữa bất kể
nguồn gốc nào mà thuộc sở hữu riêng của bên có tài sản. Tuy nhiên quy định này là
mâu thuẫn với Khoản 1 Điều 27 Luật HNGĐ vì xuất phát từ tính cộng đồng của
quan hệ hôn nhân, thì tài sản do bất cứ vợ hay chồng tạo ra trong thời kì hôn nhân
đều là tài sản chung của vợ chồng, không phân biệt mức đóng góp, mức thu nhập
của mỗi bên, không đòi hỏi phải do cả hai bên cùng trực tiếp tạo ra. Việc chia tài
sản chung không có nghĩa là quan hệ hôn nhân chấm dứt vì vậy chế độ cộng đồng
tạo sản vẫn tồn tại. Ngoài ra, khi chia tài sản chung để đầu tư kinh doanh riêng có
hai loại thu nhập phát sinh sau khi chia tài sản chung là thu nhập phát sinh từ phần
tài sản đã được chia do chính hoạt động sản xuất kinh doanh đó mang lại và những
thu nhập khác của vợ, chồng không liên quan đến phần tài sản đã được chia. Và khi
hôn nhân còn tồn tại thì phần thu nhập không liên quan đến tài sản được chia vẫn
thuộc sở hữu chung của vợ chồng nhưng quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định
70/2001 đã không giải quyết được vấn đề này.
Thứ ba, tại Khoản 2 Điều 29 Luật HNGĐ năm 2000 và Điều 11 Nghị định

70/2001 quy định những trường hợp thỏa thuận việc chia tài sản chung của vợ
chồng bị coi là vô hiệu. Tuy nhiên Luật HNGĐ năm 2000 cũng như Nghị định

7


70/2001 và các văn bản hướng dẫn Luật HNGĐ năm 2000 lại không có quy định
hướng dẫn việc giải quyết hậu quả của việc chia tài sản chung bị vô hiệu.
d) Nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Về vấn đề xác định nghĩa vụ tài sản của vợ chồng phát sinh từ hoạt động sản
xuất kinh doanh vẫn chưa được Luật HNGĐ năm 2000 và các văn bản hướng dẫn
quy định cụ thể. Tất cả chỉ dừng lại ở những quy định có tính nguyên tắc rất khó áp
dụng trong thực tiễn. Chẳng hạn Khoản 2 Điều 28 viết: “Tài sản chung của vợ
chồng chỉ được dùng để…, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng”. Nhưng
xác định trường hợp nào được coi đó là nghĩa vụ chung thì vẫn chưa có quy định cụ
thể. Tương tự, Khoản 3 Điều 33 Luật HNGĐ năm 2000 quy định: “Nghĩa vụ riêng
về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó”. Nhưng
xác định trường hợp nào được coi là nghĩa vụ riêng thì vẫn chưa có quy định rõ
ràng.
Một vấn đề thực tế đặt ra là khi vợ chồng tiến hành đầu tư vào hoạt động sản
xuất kinh doanh nhưng họ không thỏa thuận chia tài sản chung và cũng không yêu
cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung theo quy định tại Khoản 1 Điều 29 Luật
HNGĐ năm 2000 sẽ được giải quyết thế nào nếu có tranh chấp phát sinh và có yêu
cầu thực hiện nghĩa vụ về tài sản từ hoạt động kinh doanh đó?
2. Một số vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của vợ
chồng
a) Sử dụng tài sản vay để đầu từ kinh doanh
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một yếu tố không thể thiếu được đó là
nguồn vốn đầu tư. Để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm sinh lợi, vợ
chồng phải tiến hành việc đầu tư vốn vào một mô hình mà mình đã lựa chọn. Và để

có được nguồn vốn đó thì vợ chồng có thể sử dụng nguồn tài sản mà mình đang sở
hữu (vốn tự có) và nguồn vốn vay từ bên ngoài (vốn huy động). Theo quy định tại
Điều 471 BLDS năm 2005 thì “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các
8


bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải
hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ
phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác”. Tại Điều 472
BLDS năm 2005 cũng quy định: “Bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ
thời điểm nhận tài sản đó”. Như vậy, khi có nhu cầu huy động vốn phục vụ cho
hoạt động kinh doanh, vợ chồng có thể tiến hành giao kết hợp đồng vay tài sản với
bên thứ ba để chính thức trở thành chủ sở hữu của tài sản vay đó kể từ thời điểm
nhận được tài sản. Tuy nhiên, khi trở thành chủ sở hữu của tài sản cho vay thì tài
sản đó là thuộc sở hữu chung hay sở hữu riêng của vợ chồng. Và từ đó dẫn đến một
hệ quả là khi sử dụng tài sản vay đầu tư vào hoạt động kinh doanh thì nếu có rủi ro
đối với tài sản vay thì nghĩa vụ về tài sản sẽ được bảo đảm thực hiện bằng tài sản
chung hay tài sản riêng của mỗi bên.
Theo BLDS năm 2005, Luật HNGĐ năm 2000 cũng như các quy định
chuyên ngành điều chỉnh hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách
hàng, không thấy có quy định nào về vấn đề này. Như vậy, một tài sản đi vay sẽ trở
thành tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng, và nên lấy tiêu chí nào để xác
định? Và khi thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì sẽ dùng tài sản chung hay tài sản riêng
để thanh toán khoản nợ đó.
Một vấn đề khác, ta có thể dễ dàng xác định nghĩa vụ trong trường hợp vay
tài sản để đầu tư kinh doanh riêng theo quy định tại Điều 29 Luật HNGD năm 2000
hay trong trường hợp vợ chồng cùng vay tài sản để đầu tư chung vào một cơ sở
kinh tế. Tuy nhiên vấn đề sẽ không hề đơn giản nếu trong trường hợp hai bên
không chia tài sản chung để đầu tư kinh doanh riêng, một hoặc hai bên dùng tài sản
vay để đầu tư vào hoạt động kinh doanh. Lúc này nghĩa vụ phát sinh đối với tài sản

vay sẽ được bảo đảm thanh toán bằng tài sản chung hay tài sản riêng của mỗi bên.
b) Một số mô hình kinh tế theo quy định của pháp luật
Khi vợ chồng có nhu cầu đầu tư vào một mô hình kinh tế nhất định thì điều
họ phải quan tâm trước tiên đó là mình có phải là đối tượng được phép thành lập và
9


quản lý doanh nghiệp không? Có một vấn đề đặt ra là trong trường hợp một bên
thuộc đối tượng không được phép thành lập, quản lý cơ sở kinh tế theo quy định
của pháp luật thì nếu bên kia có nhu cầu kinh doanh, hai vợ chồng có phải chia tài
sản để đầu tư kinh doanh riêng không? Nếu họ không chia tài sản chung để một bên
đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì sau này nghĩa vụ phát sinh từ hoạt
động kinh doanh đó sẽ được đảm bảo thực hiện bằng tài sản chung của vợ chồng
hay tài sản riêng của bên thực hiện hoạt động kinh doanh? Đây là vấn đề mà pháp
luật chưa có quy định, vì vậy sẽ gây khó khăn nhất định cho công tác xét xử khi
gặp trường hợp này.
Theo Điều 99 Luật Doanh nghiệp năm 2000 thì: “Doanh nghiệp tư nhân do
một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi
hoạt động của doanh nghiệp”. Theo đó, vợ chồng không thể cùng thành lập chung
một doanh nghiệp tư nhân và chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ phải chịu trạc nhiệm
bằng toàn bộ tài sản của mình đối với nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh
doanh. Nếu hai bên không tiến hành chia tài sản chung thì nghĩa vụ tài sản có thể
được đảm bảo như thế nào? Nếu tài sản riêng không đủ để thanh toán thì có thể
dùng tài sản chung của vợ chồng để thanh toán không? Nếu phải dùng toàn bộ tài
sản chung để bảo đảm cho việc thực hiện việc kinh doanh của một bên thì cũng
chưa thực sự hợp lý, không đảm bảo nguyên tắc độc lập, tự chịu trách nhiệm trong
hoạt động kinh doanh. Lúc này vợ chồng cũng không thể thỏa thuận chia tài sản
chung vì sẽ vi phạm Khoản 2 Điều 29 Luật HNGĐ năm 2000, Điều 11 Nghị định
70/2001 chia tài sản chung để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản. Nếu phải
dùng toàn bộ tài sản chung của vợ chồng để thanh toán nghĩa vụ về tài sản thì sẽ

ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống chung của gia đình và sự ổn định của xã hội.
III. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản vợ
chồng đầu tư sản xuất kinh doanh

10


- Pháp luật nên có những quy định ràng buộc trách nhiệm của mỗi bên vợ,
chồng khi họ chia tài sản chung.
-

Cần có quy định điều khoản xác định nghĩa vụ của vợ, chồng đối với đời

sống chung sau khi chia tài sản chung là một trong những điều khoản cơ bản của
văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân. Nếu
thiếu một trong những điều khoản cơ bản này thì văn bản đó sẽ bị coi là vô hiệu.
- Cần phải quy định cụ thể, xác định các trường hợp thỏa thuận chia tài sản
chung bị vô hiệu và hậu quả pháp lý của thỏa thuận này bị tuyên bố vô hiệu.
- Nên xây dựng các quy phạm xác định nghĩa vụ tài sản vợ chồng phát sinh
từ hoạt động sản xuất kinh doanh thật cụ thể làm cơ sở cho việc giải quyết tranh
chấp phát sinh từ lĩnh vực này.


C. Kết luận
Xuất phát từ những đặc thù của quan hệ hôn nhân – đó là tính cộng đồng của
quan hệ hôn nhân , việc không tồn tại quan hệ hàng hóa – tiền tệ trong quan hệ hôn
nhân, không có tính đền bù ngang giá trong quan hệ vợ chồng đã tạo ra khá nhiều
vướng mắc, bất cập trong việc áp dụng pháp luật giải quyết vấn đề quan hệ tài sản
vợ chồng trong hoạt động kinh tế. Vì vậy trong thời gian tới, pháp luật Việt Nam,
những người làm và thực thi pháp luật cần ý thức rõ những điều này để có thể có

được những biện pháp tốt nhất nhằm giải quyết những vướng mắc trên.

11


Danh mục tài liệu tham khảo
1.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hôn nhân và gia đình Việt

Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2009.
2.

Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học Luật hôn nhân và gia đình Việt

Nam, Tập 1, Nxb. Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 2002.
3.

Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, Nxb. Chính trị quốc gia,

Hà Nội.
4.

Nghị định của Chính phủ số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 quy định

chi tiết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
5.

Nguyễn Văn Cừ, Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật hôn nhân và


gia đình – Vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học
Luật Hà Nội, 2006.
6.

Nguyễn Văn Cừ, “Quyền sở hữu của vợ chồng theo Luật hôn nhân và

gia đình năm 2000”, Tạp chí luật học, số 6/2002.
7.

Nguyễn Văn Cừ, “Chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân đang

tồn tại”, Tạp chí tòa án nhân dân, số 9/2000.
8.

Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005.

12



×