Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tội mua bán trẻ em Điều 120 là tội phạm có CTTP vật chất hay CTTP hình thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.93 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
Mục lục

Trang

TÌNH HUỐNG

2

CÁC DẤU HIỆU PHÁP LÍ

3

GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

3

1. Tội mua bán trẻ em Điều 120 là tội phạm có CTTP vật chất

3

hay CTTP hình thức?
2. Xác định hình thức lỗi của người phạm tội trong vụ án này.

4

3. Nếu S mới 15 tuổi thì S và V có phải là đồng phạm không? Tại

5

sao?


4. Giả sử V vừa mới chấp hành xong bản án 3 năm tù về tội cướp

7

giật tài sản Điều 136, lại phạm tội mua bán trẻ em thì trường
hợp phạm tội của V là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm?
Danh mục tài liệu tham khảo

11


TÌNH HUỐNG
S và V đều là đối tượng nghiện ma tuý. Vì cần tiền mua ma tuý nên S bàn
với V rủ cháu T (13 tuổi, cháu họ của S) đi Lạng Sơn chơi, rồi lừa bán T sang
Trung Quốc. Hành vi của S và V cấu thành tội mua bán trẻ em theo khoản 2
Điều 120 BLHS.
Hỏi
5. Tội mua bán trẻ em Điều 120 là tội phạm có CTTP vật chất hay CTTP
hình thức? (1 điểm)
6. Xác định hình thức lỗi của người phạm tội trong vụ án này. (1 điểm)
7. Nếu S mới 15 tuổi thì S và V có phải là đồng phạm không? Tại sao? (2
điểm)
8. Giả sử V vừa mới chấp hành xong bản án 3 năm tù về tội cướp giật tài sản
Điều 136, lại phạm tội mua bán trẻ em thì trường hợp phạm tội của V là
tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? (3 điểm)

CÁC DẤU HIỆU PHÁP LÍ
2



1. Khách thể của tội phạm:
Tội phạm xâm hại quyền tự do thân thể của trẻ em và quyền được quản lý,
chăm sóc, giáo dục của trẻ em.
Đối tượng của hành vi mua bán trẻ em là trẻ em – người dưới 16 tuổi.
2. Mặt khách quan của tội phạm:
Tội phạm được thể hiện ở các hành vi như rủ rê, lôi kéo, lừa dối để trẻ em
theo người phạm tội. Người phạm tội mua để nuôi, mua để bán hoặc sử dụng
vào mục đích khác.
3. Mặt chủ quan của tội phạm:
Tội phạm thực hiện do lỗi cố ý. Điều luật không quy định động cơ và mục
đích nên hành vi phạm tội với bất kì động cơ hay mục đích nào thì vẫn phải chịu
trách nhiệm hình sự với tội mua bán trẻ em.
4. Chủ thể của tội phạm: Người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực TNHS.
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Tội mua bán trẻ em Điều 120 là tội phạm có CTTP vật chất hay
CTTP hình thức?
Trả lời: Tội mua bán trẻ em Điều 120 là tội phạm có CTTP hình thức.
Giải thích: CTTP hình thức là CTTP có một dấu hiệu của mặt khách quan được
mô tả trong CTTP là dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội. Trong CTTP hình
thức không có dấu hiệu hậu quả cũng như quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy
hiểm và hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Ở tội phạm có CTTP hình thức, hậu quả
của tội phạm không phải là dấu hiệu bắt buộc, do vậy vấn đề thấy trước hậu quả
không được đặt ra khi xem xét dấu hiệu pháp lí của người phạm tội.
Đối với tội mua bán trẻ em, Điều 120 BLHS chỉ quy định một dấu hiệu của
mặt khách quan là hành vi mua bán trẻ em, đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Hành vi mua bán trẻ em là hành vi dùng tiền hoặc phương tiện thanh toán khác
như vàng, ngoại tệ... để trao đổi mua bán trẻ em như thứ hàng hóa. Điều luật
không quy định dấu hiệu hậu quả của tội mua bán trẻ em cũng như quan hệ nhân
3



quả giữa hành vi mua bán trẻ em và hậu quả của hành vi đó. Có thể hiểu hậu quả
xảy ra là đứa trẻ bị mua, bị bán đã rời khỏi sự quản lý của cha, mẹ, gia đình,
người thân,... và hậu quả này không phải là dấu hiệu bắt buộc của CTTP mua
bán trẻ em. Chỉ hành vi mua bán trẻ em là hành vi nguy hiểm cho xã hội cũng đã
thể hiện được đầy đủ tính nguy hiểm cuả tội phạm này.
Như vậy, tội mua bán trẻ em Điều 120 là tội phạm có CTTP hình thức.
S và V phạm tội mua bán trẻ em để đưa ra nước ngoài được quy định tại
điểm e Khoản 2 Điều 120 BLHS. Đưa trẻ em ra nước ngoài là đưa trẻ em ra
khỏi biên giới Việt Nam, khi có hành vi chuẩn bị và tiến hành đưa ra nước ngoài
thì là tội phạm hoàn thành, không cần phải đưa được trẻ em ra nước ngoài trót
lọt.
2. Xác định hình thức lỗi của người phạm tội trong vụ án này.
Trả lời: Lỗi của người phạm tội trong vụ án này là lỗi cố ý trực tiếp.
Giải thích: Lỗi là thái độ tâm lí của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã
hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình
thức cố ý hoặc vô ý. Trong trường hợp này, khi nói tới hành vi mua bán trẻ em
thì có thể khẳng định lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Như phần 1 xác định tội
mua bán trẻ em là tội phạm có CTTP hình thức, ta sẽ chứng minh lỗi của S và V
là lỗi cố ý trực tiếp.
Theo Khoản 1 Điều 9 BLHS quy định lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của người khi
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là nguy
hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy
ra. Như vậy, lỗi cố ý trực tiếp có những dấu hiệu sau:
Về lí trí, người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của
hành vi của mình và thấy trước hậu quả của hành vi đó. Ở đây, tội mua bán trẻ
em được xác định là CTTP hình thức nên hậu quả của tội phạm không phải là
dấu hiệu bắt buộc, do vậy vấn đề thấy trước hậu quả không được đặt ra khi xem
xét dấu hiệu pháp lí của người phạm tội. Đối với trường hợp này, chỉ cần người
4



phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình.
S và V thực hiện hành vi bán cháu T sang Trung Quốc, hành vi này được
xem là hành vi nguy hiểm cho xã hội và khi thực hiện hành vi, chúng hoàn toàn
có thể nhận thức rõ hành vi đó là nguy hiểm cho xã hội.
Về ý chí, người phạm tội mong muốn hậu quả phát sinh. Người phạm tội có
CTTP hình thức, hậu quả nguy hiểm cho xã hội không được đặt ra. Như vậy về
ý chí thì chỉ cần người phạm tội (trên cơ sở nhận thức của lí trí) mong muốn
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà không cần phải mong muốn hậu quả
xảy ra.
S bàn với V rủ cháu T (13 tuổi, cháu họ của S) đi Lạng Sơn chơi, rồi lừa bán
T sang Trung Quốc, nghĩa là ngay từ đầu chúng đã lên kế hoạch cho việc lừa
bán cháu T sang Trung Quốc, mặc dù đã nhận thức được tính chất nguy hiểm
cho xã hội của hành vi mua bán trẻ em nhưng chúng vẫn thực hiện hành vi đó để
đạt được mục đích là kiếm tiền mua ma túy. Chỉ có thực hiện hành vi mới đạt
được mục đích, do vậy việc thực hiện hành vi này thực chất là chúng mong
muốn.
Như vậy, S và V mặc dù đã nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội
của hành vi của mình (thấy trước hậu quả của hành vi đó) nhưng vẫn thực hiện
hành vi để đạt được mục đích nên hình thức lỗi của S và V là lỗi cố ý trực tiếp.
3. Nếu S mới 15 tuổi thì S và V có phải là đồng phạm không? Tại sao?
Trả lời: S và V là đồng phạm trong tội mua bán trẻ em.
Giải thích: Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Bộ luật Hình sự thì đồng phạm
là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Theo đó
đồng phạm đòi hỏi những dấu hiệu sau:
• Những dấu hiệu về mặt khách quan:
- Có từ hai người trở lên và những người này có đủ điều kiện của chủ thể
của tội phạm. Đó là điều kiện có năng lực TNHS và đạt độ tuổi chịu
TNHS.

5


Do S phạm tội mua bán trẻ em khi mới 15 tuổi nên S được coi là người chưa
thành niên phạm tội. Người chưa thành niên phạm tội là người thực hiện hành vi
bị coi là tội phạm và được quy định trong BLHS, có đủ điều kiện phải chịu trách
nhiệm hình sự và có thể bị xử lý theo pháp luật hình sự.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì đủ 14 tuổi là giới hạn thấp nhất
của độ tuổi phải chịu TNHS. Theo tình huống thì S và V đã cùng nhau thực hiện
tội phạm mua bán trẻ em được quy định tại khoản 2 Điều 120 BLHS. Căn cứ
vào khoản 3 Điều 8 thì tội mua bán trẻ em được quy định tại khoản 2 Điều 120
là tội đặc biệt nghiêm trọng. Tuy S mới 15 tuổi nhưng do đây là tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng nên áp dụng khoản 2 Điều 12 BLHS: “Người từ đủ 14 tuổi
trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất
nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” thì có thể khẳng
định rằng S vẫn phải chịu TNHS về hành vi của mình. Tình huống không cho
biết độ tuổi và năng lực TNHS của V nên mặc nhiên coi V đáp ứng đủ điều kiện
về chủ thể của tội phạm. Như vậy, S và V đều thỏa mãn điều kiện về chủ thể
của tội phạm.
- Những người đồng phạm phải cùng thực hiện tội phạm (cố ý).
Nghĩa là người đồng phạm phải tham gia vào tội phạm với một trong 4 hành
vi sau: hành vi thực hành, hành vi tổ chức, hành vi xúi giục, hành vi giúp sức.
Giữa các hành vi của mỗi người trong đồng phạm có mối liên kết thống nhất với
nhau, hành vi của người này quyết định hành vi của người khác và hành vi của
mỗi người là điều kiện hỗ trợ cho hoạt động chung. Trong các hành vi trong
đồng phạm thì hành vi của người thực hành là nguyên nhân trực tiếp làm phát
sinh hậu quả còn các loại hành vi khác thông qua hành vi người thực hành mà
gây ra hậu quả.
Theo tình huống, ngay từ đầu S và V đã lên kế hoạch cho việc lừa bán cháu T
sang Trung Quốc. Theo như phân tích phần 2, S và V đã thực hiện hành vi mua

bán trẻ em một cách cố ý trực tiếp.
• Những dấu hiệu về mặt chủ quan:
6


- Về lí trí:
+ Mỗi người đều biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và đều biết
người khác cũng có hành vi nguy hiểm cho xã hội cùng với mình.
+ Mỗi người phải thấy trước hậu quả của hành vi của mình cũng như hậu quả
chung của tội phạm mà họ tham gia thực hiện.
Cả S và V đều nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi của mình.
Chúng đều biết hành vi lừa bán cháu T sang Trung Quốc là hành vi nguy hiểm
cho xã hội và bị pháp luật cấm, biết người kia cũng có hành vi nguy hiểm cho xã
hội cùng mình nhưng vẫn cố ý thực hiện. Cả hai đều thấy trước hậu quả chung
của hành vi bán T sang Trung Quốc là T bị bán, mua và bị rời khỏi sự quản lí,
chăm sóc và giáo dục của cha mẹ, gia đình, người thân...
- Về ý chí:
+ Những người đồng phạm cùng mong muốn có hoạt động chung.
+ Cùng mong muốn hoặc cùng có ý thức để cho hậu quả phát sinh.
S và V đều là đối tượng nghiện ma tuý và đang cần tiền mua ma túy nên
chúng đều mong muốn có hoạt động chung với nhau, cả 2 cùng mong muốn đạt
được mục đích chung là kiếm tiền mua ma túy bằng việc thực hiện hành vi phạm
tội của mình, thấy trước được hậu quả và có ý thức để hậu quả đó phát sinh.
Như vậy, S và V đã thỏa mãn hết các dấu hiệu của đồng phạm. Nghĩa là S
và V là đồng phạm trong tội mua bán trẻ em và sẽ phải chịu TNHS về tội này.
Do tình huống không đặt ra ai là người tổ chức, xúi giục, giúp sức hay thực hành
nên có thể coi vai trò của chúng là như nhau trong việc thực hiện tội phạm này.
S và V đều là người thực hành nên chúng thuộc loại đồng phạm giản đơn.
4. Giả sử V vừa mới chấp hành xong bản án 3 năm tù về tội cướp giật
tài sản Điều 136, lại phạm tội mua bán trẻ em thì trường hợp phạm

tội của V là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm?

7


Trả lời: Theo khoản 1 Điều 49 BLHS: “Tái phạm là trường hợp đã bị kết án,
chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng,
tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý.”
- Tội đã bị kết án là một tội phạm bất kì được quy định trong BLHS, không
nhất thiết phải là tội cùng loại, cùng tính chất với tội đang xét xử. Không
phân biệt tội đó là tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm
trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng, tội đó được thực hiện do vô ý hay cố
ý.
- Người phạm tội đã bị kết án là đã bị Tòa án của nước CHXHCN VN hoặc
Tòa án các nước khác mà giữa 2 nước có hiệp định về Tư pháp. Những
người bị tòa án Mỹ, ngụy kết án trước đây không được coi là người đã có
án tích (tiền án).
- Tội phạm mà người phạm tội trước đó đã bị kết án, không phân biệt họ bị
áp dụng hình phạt gì trong hệ thống hình phạt, kể cả trường hợp họ được
miễn hình phạt, vì miễn hình phạt cũng là bị kết án về một tội phạm nào
đó nhưng vì họ có nhiều tình tiết giảm nhẹ, đáng được khoan hồng đặc
biệt, nhưng chưa đến mức miễn trách nhiệm hình sự.
- Chưa xóa án tích là chưa đủ những điều kiện theo quy định từ Điều 63
đến Điều 67 Chương IX BLHS về xóa án tích.
- Tội mới mà người phạm tội thực hiện phải là tội do cố ý (không phân biệt
tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt
nghiêm trọng) hoặc rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng do vô
ý.
- Nếu án đã tuyên đối với người phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi thì không
tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm (khoản 6 Điều 69)

Theo khoản 2 Điều 69 BLHS: “Những trường hợp sau đây được coi là tái
phạm nguy hiểm:
a) Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa
được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng
8


do cố ý;
b) Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý.”
- Đã 2 lần phạm tội đều là tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng,
hoặc một trong 2 lần đó là tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm
trọng do cố ý, trong đó có 1 lần bị kết án.
- Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý, không phân
biệt tội đó là tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng
hay tội đặc biệt nghiêm trọng.
Do V mới chấp hành xong bản án 3 năm tù về tội cướp giật tài sản lại phạm
tội mua bán trẻ em nên V không thỏa mãn những điều kiện theo quy định từ điều
kiện Điều 63 đến Điều 67 Chương IX BLHS về xóa án tích, như vậy V chưa
được xóa án tích. Hành vi cướp giật là hành vi được thực hiện do mong muốn
của chủ thể của phạm tội để đạt được mục đích của mình, vì vậy tội cướp giật là
tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý .
Căn cứ vào Điều 47 BLHS quy định về quyết định hình phạt nhẹ hơn quy
định của Bộ Luật: “Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản
1 Điều 46 của Bộ luật này, Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức
thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong
khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật” thì V có thể đã phạm tội cướp
giật tài sản trong các trường hợp sau:
TH1: V phạm tội cướp giật tài sản theo Khoản 1 Điều 136 BLHS:
Theo khoản 1 Điều 136 BLHS, mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội
này là năm năm tù, căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS thì đây là tội phạm

nghiêm trọng. Mặt khác V lại phạm tội mua bán trẻ em tại khoản 2 Điều 120
BLHS, là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý nên theo khoản 1 Điều 49
BLHS thì xác định được trong trường hợp này V thuộc tái phạm.
TH2: V phạm tội cướp giật tài sản theo Khoản 2 Điều 136 BLHS:

9


Theo khoản 2 Điều 136 BLHS, mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội
này là mười năm tù, căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS thì đây là tội phạm rất
nghiêm trọng. Mặt khác V lại phạm tội mua bán trẻ em tại khoản 2 Điều 120
BLHS, là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý nên theo khoản 2 Điều 49
BLHS thì xác định được trong trường hợp này V thuộc tái phạm nghiêm trọng.
TH3: V phạm tội cướp giật tài sản theo Khoản 3 Điều 136
Theo khoản 3 Điều 136 BLHS, mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội
này là mười lăm năm tù, căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS thì đây là tội phạm
rất nghiêm trọng. Mặt khác V lại phạm tội mua bán trẻ em tại khoản 2 Điều 120
BLHS, là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý nên theo khoản 2 Điều 49
BLHS thì xác định được trong trường hợp này V thuộc tái phạm nghiêm trọng.
Như vậy, nếu V phạm tội cướp giật tài sản theo khoản 1 Điều 136 BLHS thì
V thuộc tái phạm; nếu V phạm tội cướp giật tài sản theo khoản 2 Điều 136
BLHS hoặc khoản 3 Điều 136 thì V thuộc tái phạm nghiêm trọng.

10


Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình Luật Hình Sự Việt Nam 1 - Nhà xuất bản Công an nhân dân,
Hà Nội 2007.
2. Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (đã được sửa

đổi, bổ sung năm 2009). Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà
Nội 2012.
3. Người chưa thành niên phạm tội – Đặc điểm tâm lý và chính sách xử lý
(Sách chuyên khảo). Nhà xuất bản Tư Pháp. Hà Nội – 2011.
4. Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999, tập I bình luận chuyên sâu
– Đinh Văn Quế.

11



×