Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Đấu tranh phòng chống tội mua bán phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.46 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
KẾT LUẬN

MỞ ĐẦU
Như ta đã biết, nguyên nhân của tội phạm là tổng hợp các nhân tố mà sự tác
động qua lại giữa chúng đưa đến việc thực hiện tội phạm của người phạm tội.
Tội phạm là hiện tượng có tính chất cá nhân và xã hội. Do vậy, khi tìm hiểu về
nguyên nhân của tội phạm phải nghiên cứu cả nguyên nhân bắt nguồn từ phía xã
hội và nguyên nhân xuất phát từ cá nhân người phạm tội với những tố chất sinh
học và đặc điểm tâm lý riêng biệt, sự tác động của nguyên nhân xã hội tới cá
nhân dẫn đến sự hình thành nhân cách lệch lạc của cá nhân người phạm tội, từ
đó phát sinh tội phạm. Sau đây, ta sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân của tội phạm
trong luận án thạc sĩ luật học của tác giả Đinh Thị Phương Thuỳ về “Đấu tranh
phòng chống tội mua bán phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Nội” năm 2009 để
hiểu rõ thêm về vấn đề này.

NỘI DUNG
Thật vậy, trên thực tế hiện nay, việc mua bán phụ nữ diễn ra ngày càng phức
tạp, với nhiều thủ đoạn tinh vi. Đây đã và đang là vấn đề được toàn xã hội quan
tâm. Nắm được ý nghĩa đó, tác giả đã lựa chọn đề tài đấu tranh phòng chống tội
mua bán phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong bài việt của mình, tác giả
đã nêu rõ: “Hà Nội, nơi tập trung đông dân cư, số người lai vãng qua lại rất
nhiều, công tác quản lý đô thị lớn như Hà Nội gặp nhiều khó khăn. Tình hình tội
phạm ở Hà Nội diễn biến phức tạp hơn nhiều so với một số tỉnh khác. Các hành
1


vi phạm tội, trong đó có hành vi mua bán phụ nữ rất khó phát hiện và kiểm soát.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tác giả đã chỉ ra rằng việc nghiên cứu
tội phạm mua bán phụ nữ, tìm hiểu nguyên nhân để từ đó đưa ra những biện


pháp phòng ngừa cụ thể nhằm hạn chế số lượng tội phạm trên thực tế là việc làm
rất cần thiết hiện nay. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khoả
luận văn bao gồm 2 chương:
Chương 1: Tình hình tội phạm, nguyên nhân của tội mua bán phụ nữ trên địa
bàn thành phố Hà Nội.
Chương 2: Dự báo và các biện pháp phòng ngừa tội mua bán phụ nữ trên địa
bàn thành phố Hà Nội.”

1. Tóm tắt nội dung của có bản của luận án về nguyên nhân của tội
phạm
1.1. Tình hình tội phạm
Theo số liệu thống kê của TAND thành phố Hà Nội, trong khoảng thời gian
từ năm 2002 đến năm 2007 TAND các cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội đã
đưa ra xét xử sơ thẩm tổng cộng 42 vụ mua bán phụ nữ với 86 bị cáo. Trung
bình hằng năm xét xử khoảng 7 vụ với 14 bị cáo. Số liệu thống kê cho thấy, 6
tháng đầu năm 2007 trên địa bàn thành phố Hà Nội phát hiện 562 phụ nữ vẵng
mặt lâu ngày ở địa phương, trong đó có 87 phụ nữ sang Trung Quốc làm ăn, lấy
chồng, 80 người nghi bị bán ra nước ngoài, tạp trung chủ yếu trên địa bàn huyện
Sóc Sơn, Gia Lâm. Phát hiện khoảng 60 người bị buôn bán ra nước ngoài trong
đó có 25 trường hợp đã đưa về Việt Nam và chỉ có 10 trường hợp sau đó nạn
nhân đến tố giác và phát hiện được đối tượng phạm tội. Năm 2005 số vụ mua
bán phụ nữ bị đưa ra xét xử chỉ chiếm 38% số vụ nmua bán phụ nữ đã bị khởi
tố, năm 2006 là 72%, năm 2007 là 76%.
1.2. Nguyên nhân của tội phạm
Như ra đã biết, nguyên nhân của tội phạm là đối tượng nghiên cứu cơ bản của
tội phạm học vì mục đích cuối cùng mà tội phạm học hướng tới là đấu tranh
phòng chống để kiềm chế và đi đến loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội.
2



Muốn đưa ra được những biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm có hiệu
quả cần tìm ra nguyên nhân của tội phạm đó. Từ những phân tích về tình hình
tội mua bán phụ nữ xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2002 đến năm
2007, tác giả đã rút ra được một số nguyên nhận cơ bản làm phát sinh tội phạm
bao gồm: những nguyên nhân về kinh tế xã hội, những nguyên nhân về văn hoá
giáo dục, những nguyên nhân thuộc về nhận thức và công tác tuyên truyền pháp
luật, những nguyên nhận liên quan đến hoạt động quản lí nhà nước trong phòng
ngừa tội phạm, các nguyên nhân khác…Việc xác định nguyên nhân làm phát
sinh tội phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra các giải pháp phòng ngừa
tội phạm có hiệu quả. Sau đây, ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân của
tội mua bán phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
1.2.1. Nguyên nhân về kinh tế xã hội
Thứ nhất, sự phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp nhân dân ngày càng rõ
rệt, sự chênh lệch về mức sống ngày càng lớn dẫn đến mâu thuẫn trong lợi ích
kinh tế đồng thời hình thành những mâu thuẫn về tư tưởng trong cộng đồng dân
cư làm cho xã hội trở nên phức tạp hơn. Những người giàu hình thành lối sống
hưởng thụ, đề cao lợi ích vật chất trong khi đó người nghèo sống cuộc sống vất
vả, thiếu thốn. Sự mâu thuẫn này chắc chắn có ảnh hưởng đến sự nảy sinh ý
định phạm tội nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất đang được xã hội khuyến khích.
Và như một tất yếu xã hội, các tệ nạn xã hội tăng nhanh, tội phạm ngày càng
nhiều trong đó có tội mua bán phụ nữ. Tình trạng thất nghiệp gia tăng cũng đặt
thành phố vào nguy cơ phải đối mặt với sự phát triển ngày càng mạnh của các tệ
nạn xã hội. Trên địa bàn thành phố Hà Nội hàng năm có khoảng 2,17 triệu người
trong độ tuổi lao động, trong đó có 1,94 triệu người phải đi làm thuê và tủ lệ thất
nghiệp hàng năm trung bình khoảng 5,2%. Những người trong độ tuổi lao động
không có việc làm, không tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân vì mục đích mưu
sinh sẽ rất dễ nảy sinh ý định phạm tội.
Thứ hai, quá trình đô thị hoá nhanh khiến số lượng người nhập cư về thành
phố kiếm việc làm ngày càng nhiều. Tình trạng này sẽ dẫn đên sự bất ổn về mặt
xã hội tại những địa bàn nơi những người này cư trú. Đó là những xóm lao động

3


nghèo với đa phần là dân ngoại tỉnh, thành phần phức tạp đây là môi trường
thuận lợi để tội phạm đặc biệt là tội mua bán phụ nữ phát triển.
Thứ ba, do tác động của nền kinh tế thị trường trên địa bàn thành phố Hà
Nội, nhiều ngành nghề kinh doanh và loại hình dịch vụ mới phát triển nhanh và
ngày càng đa dạng như: kinh doanh vũ trường, quán bar, nhà hàng, khách sạn,
các dịch vụ giải trí…Các dịch vụ này thu hút một bộ phận dân cư, lao động từ
địa phương khác đến cư trú, tìm việc làm. Trong khi việc quản lý các ngành
nghề kinh doanh, các loại hình dịch vụ này còn nhiều bất cập, chưa mang lại
hiệu quả. Như vậy, sự phát triển kinh tế một mặt mang lại việc làm và thu nhập
cho người dân nhưng cũng gây ra không ít khó khăn cho cồn tác quản lý xã hội.
1.2.2. Nguyên nhân về văn hoá giáo dục
Văn hoá giáo dục không tác động trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của
tội mua bán phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Nội nhưng nó tác động gián tiếp
đến nhận thức, lối sống, sự hình thành và phát triển nhân cách của các cá nhân
trong xã hội. Tội mua bán phụ nũ trên địa bàn thành phố Hà Nội chịu sự tác
động không nhỏ của các yếu tố văn hoá giáo dục.
Một là, mặt trái sự giao thoa văn hoá với các nền văn hoá phương Tâu đã du
nhập nhiều mặt tiêu cực làm thay đổi lối sống cũng như quan niệm sống của
nhiều người đặc biệt là giới trẻ. Nền tảng đạo đức của một bộ phận giới trẻ hiện
nay đang xuống cấp nghiêm trọng với những quan điểm sống thoáng, sống
‘gấp”, sống thực dụng, buông thả chỉ biết ăn chơi, hưởng thụ là nguyên nhân
khiến cho nhiều bạn trẻ trở thành nạn nhân của những vụ mua bán phụ nữ khi
còn ngồi trên ghế nhà trường.
Hai là, sự phát triển mạnh mẽ của Iternet cũng có tác động xầu đến đạo đức
xã hội và lối sống của giới trẻ đặc biệt là học sinh, sinh viên. Việc làm quan qua
mạng ngày càng trở nên dễ dàng, thoải mái vì thế nhiều đối tượng phạm tội đã
làm quen qua chat, qua blog với những nội dung thiếu lành mạnh. Các trang web

đen với những nội dung đồi truỵ xuất hiện ngày càng nhiều đẫ nhr hưởng không
nhỏ đến suy nghĩ cũng như hành động của các em. Nhiều em tuooit “teen”
không có tiền trả nét đã đưa ra những lới rao bán bản thân trên mạng để rồi bị
4


bon buôn người lợi dụng qua những chiêu bài “cứu net”, làm quen rồi giả vờ
yêu đương sau đó nhanh chóng đưa các em lên biên giới bán ra nước ngoài.
Ba là, sự buông lỏng quản lý và giáo dục con cái của gia đình, nhà trường và
ngoài xã hội là một nguyên nhân rất quan trọng khiến tội phạm và nạn nhân của
tội mua bán phụ nữ tại một thành phố lớn như Hà Nội ngày càng được trẻ hoá.
Gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách
con người. Muốn con cái phát triển tốt thì môi trường gia đình phải thật tốt, bố
mẹ phải là tấm gương cho con cái. Tuy nhiên, hiện nay sự quan tâm, chăm sóc,
giáo dục con cái của các bậc cha mẹ ở nhiều gia đình còn bị xem nhẹ. Sự buông
lỏng quản lý con cái không những khiến các em dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội
mà còn là nguyên nhân dẫn đến việc các em dễ bị bạn bè kích động, dụ dỗ, lôi
kéo trở thành nạn nhân của bọn buôn người. Về việc giáo dụn trong nhà trường
còn một số điểm đáng lưu tâm, nặng về giáo dục kiến thức mà chưa chú ý giáo
dục nhân cách sống cho các em. Giữa gia đình và nhà trường thiếu sự phối kết
hợp, vẫn còn tình trạng đùn đẩy, thiếu trách nhiệm trong quản lý, giáo dục học
sinh. Vẫn còn tình trạng các em bỏ giờ đi chơi, thường xuyên bỏ học để tụ tập
bạn bè ăn chơi đua đòi mà chưa có biện pháp can thiệp từ phía nhà trường.
1.2.3 Nguyên nhân thuộc về nhận thức và công tác tuyên truyền pháp luật
Trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội mua bán
phụ nữ nói riêng, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật có ý nghĩa rất thiệt
thực góp phần nâng cao ý thức pháp luật đồng thời tăng tình tự nguyện, tự giác
chấp hành pháp luật của người dân. Qua nghiên cứu cho thấy, người phạm tội
mua bán phụ nữ phần lớn có trình độ văn hoá thấp, hiểu biết pháp luật còn hạn
chế. Tỷ lệ người phạm tội chưa tốt nghiệp cấp 3 chiếm 93% trong tổng số người

phạm tội, chỉ có 2/43 bị cáo có trình độ cao đẳng đại học. Điều này, ảnh hưởng
rất lớn đến vấn đề việc làm cũng như nhận thức và hành động của người phạm
tội. Những người có trình đột thấp sẽ rất khó để xin được việc làm trong xu thế
hiện nay. Nạn nhân của tội mua bán phụ nữ phần đồng còn thiếu hiểu biết pháp
luật, hiểu biết xã hội. Họ là những học sinh, sinh viên còn nhỏ tuổi, đang đi học
lại thiếu sự quan tâm, giáo dục từ phía gia đình nên họ rất dễ bị lừa gạt, dụ dỗ,
5


bạn bè lôi kéo, rủ rê. Một bộ phận khác do không được đi học, trình độ học vấn
thấp, nhận thức của họ rất hạn chế, họ dễ bị lừa gạt, dễ tin theo những lời dụ dỗ
của bọn buôn người. Vì vậy, để hạn chế, ngăn ngừa hành vi phạm tội phải nâng
cao ý thức pháp luật cho người dân. Tuy nhiên, hoạt động tuyên truyền, phổ
biến, nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân chưa thực sự được chú trọng, còn
nặng về hình thức, nội dung tuyên truyền không phong phú, hình thức tuyên
truyền không đa dạng lại chủ yếu tập trung ở các quận trung tâm, chưa tiến hành
sâu rộng nhất là ở các huyện ngoại thành, nên chưa thực sự mang lại hiệu quả.
Đội ngũ tuyên tryền viên chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc, thiếu về số
lượng, kĩ năng hạn chế, hoạt động không thường xuyên, liên tục nhiều khi việc
tuyên truyền được thực hiện nhưng không mang lại hiệu quả cao. Đây cũng là
một nguyên nhân khiến ý thức và sự hiểu biết pháp luật của người dân còn thấp.
Việc phân hoá đối tượng chưa cụ thể, chưa xác định rõ đối tượng tuyên truyền
chủ yếu là nhằm vào bộ phận nào trong dân cư nên hoạt động tuyên truyền
nhiều khi tiến hành tràn lan, chung chung trong khi có sự chênh lệch về dân trí
và trình độ hiểu biết giữa các bộ phận dân cư. Hoạt động tuyên truyền thường
tập trung vào các cán bộ cơ sở và những người còn tham gia công tác mà chưa
thực sự chú ý đến công tác giáo dục, cảm hoá những nhóm thanh niên chậm tiến,
đã có tiền án, tiền sự. Đây là những nhóm đối tượng cần được tuyên truyền, giáo
dục một cách tích cực lâu dài vì sự hiểu biết pháp luật của họ rất hạn chế, sống
buông thả, bất cần và dễ thực hiện hành vi phạm tội. Đơi với những người phạm

tội đã chấp hành xong hình phạt trở về, công tác giáo dục tư tưởng và ý thức
pháp luật cũng rất quan trọng. Với tâm lý mặc cảm, tự ti, họ rất cần được sự cảm
thông, chia sẽ và giúp đỡ của gia đình, bạn bè. Tuy nhiên, trên thực tế, họ bị xa
lánh, coi thường, định kiến của xã hội với họ rất khó thay đổi nên họ khó có thể
xin được một việc làm mới có thu nhập ổn định cuộc sống. Đây là nguy cơ
khiến cho tỷ lệ người phạm tội tái phạm, tái phạm nguy hiểm rất cao. Vì vậy,
một mặt cần giáo dục tư tưởng và ý thức pháp luật cho những người phạm tội
trở về mặt khác cần tuyên truyền, vận động quần chúng có thái độ cởi mở hơn
với họ, động viên, giúp đỡ để họ hoà nhập với cộng đồng.
6


1.2.4. Nguyên nhân liên quan đến những yếu kém trong hoạt động quản lý nhà
nước về phòng ngừa tội phạm mua bán phụ nữ
Việc buông lỏng quản lý các ngành nghề kinh doanh “nhạy cảm” như các nhà
hàng, khách sạn, vũ trường, các quán cà phê đèn mờ, các tiệm gội đầu thư giãn,
xông hơi, matxa…đã dẫn đến sự phát sinh của hàng loạt các tệ nạn xã hội trong
đó có tội mua bán phụ nữ. Nhiều cơ sở kinh doanh hoạt động bất hợp pháp,
không có giấy phép kinh doanh, không có các hợp đồng lao động đối với nhân
viên mà lực lượng công an còn chưa phát hiện, xử lý kịp thời. Nhiều cơ sở đã
tìm cách hoạt động biến tướng, trá hình với các biểu hiện ngày càng nghiêm
trọng như: hoạt động quá giờ quy định, sử dụng băng đĩa nhac có nội dung cấm,
tổ chức múa khoả thân, khiêu dâm, kích dục, sử dụng hêrôin …biến địa điểm
kinh doanh thành nơi ăn chơi sa đoạ, hoạt động mại dâm hoặc môi giới mại
dâm. Đây là những nơi mà tội mua bán phụ nữ rất dễ nảy sinh, phát triển. Thêm
vào đó, hoạt động tuần tra, kiểm tra ở những nơi công cộng, những tụ điểm ăn
chơi, dễ nảy sinh các tệ nạn xã hội như ở công viên hay những quán gội đầu thư
giãn…còn mang tính hình thức, chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục nên
hiệu quả mang lại rất thấp.
Sự phối hợp thiếu chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước trong hoạt động

phòng ngừa tội phạm cũng là nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ tội phạm trên địa
bàn thành phố Hà Nội. Còn để xảy ra hiện tượng quy định chồng chéo dẫn đến
việc đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau làm giảm hiệu quả công tác đấu tranh phòng,
chống tội phạm nhất là đối với hoạt động tiếp nhận nạn nhân trở về. Để hoạt
động phòng ngừa tội phạm mua bán phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt
được hiệu quả cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đoàn thể và các
tổ chức xã hội.
1.2.5. Nguyên nhân liên quan đến những hạn chế trong hoạt động của các cơ
quan thi hành pháp luật
Công tác tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm ở công an cấp xã, phường còn
nhiều thiếu sót, tiếp nhận thông tin chậm, ghi thiếu chính xác, bỏ lọt tin báo tố
giác tội phạm. Khi nhận được tin báo thì xử lý lúng túng hoặc có thái độ thờ ơ
7


không có sự phối kết hợp với nhân dân trong công tác đấu tranh phòng chống tộ
phạm. Phần lớn các vụ án mua bán phụ nữ phát hiện được là do nạn nhân trốn
thoát về và đến trình báo chứ công an chưa có điều kiện đi sâu điều tra, khám
phá tội phạm. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát hiện kịp thời tội
phạm, ảnh hưởng đến kết quả của công tác điều tra.
Kết quả điều tra chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng cũng như số lượng.
Nhiều vụ chưa phát hiện được tội phạm đã phải đỉnh chỉ vì hết thời hạn điều tra
hoặc nhiều vụ án cơ quan điều tra chưa điều tra đầy đủ chứng cứ của vụ án đã
kết thức điều tra gây khó khăn cho các giai đoạn tố tụng tiếp theo.
1.2.6. Các nguyên nhân khác
Nguyên nhân xuất phát từ phía nạn nhân và gia đình họ
Nạn nhân và gia đình nạn nhân trong nhiều trường hợp đã tiếp tay cho tội
phạm. Qua nghiên cứu cho thấy 72% nạn nhân của tội mua bán phụ nữ trên địa
bạn thành phố Hà Nội có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, việc làm không ổn định,
thu nhập thấp không đủ đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống nên

nhiều người có tâm lý hám lợi, muốn được đổi đời để nhanh chóng thoát khỏi
cuộc sống khó khăn hiện tại đã bị bon buôn người lợi dụng, chúng dùng những
lời hứa hẹn sẽ giới thiệu việc làm nhàn hạ, ổn định, thu nhập khá để đua họ bán
ra nước ngoài. Nạn nhân của tội mua bán phụ nứ đa phần đều là phụ nữ có trình
độ học vấn thấp, hiểu biết pháp luật còn hạn chế, không biết cách tự bảo vệ mình
cũng như bảo vệ những người cùng giới. Vì vậy, trước thủ đoạn ngày càng tinh
vi của bọn tội phạm đã có rất nhiều phụ nữ trở thành những món hàng bị bọn
chúng mua bán trao đổi nhiều lần.
Về phía gia đình nạn nhân, do thiếu hiểu biết nên họ nghĩ rằng cho con em
mình ra nước ngoài lấy chồng, xuất khẩu lao động hay lên thành phố kiếm việc
làm sẽ đổi đời, từ đó cải thiện kinh tế gia đình mà không biết con em mình bị lừa
bán ra nước ngoài làm gái mại dâm, nô lệ tình dục hoặc phải lao động nặng nhọc
trong những điều kiện hết sức tồi tệ. Vì thế nhiều ông bố, bà mẹ coi những kẻ
lừa bán con em mình như những ân nhân cứu giúp gia đình họ. Nhưng đáng báo
động hơn là tình trạng suy thoái về đạo đức, nền tảng gia đình bị xói mòn khi
8


nhiều thành viên trong gia đình đã chỉ lối dẫn đường cho bon buôn người thậm
chí lừa bán cả người thân của mình. Thêm vào đó là tâm lý ngại dư luận nên
nhiều gia đình đã không tố giác tội phạm nhằm giữ kín chuyện con em mình bị
bán ra nước ngoài để bảo vệ danh dự của gia đình. Thậm chí họ còn xa lánh, bỏ
mặc những người thân của mình bị bán trở về. Việc làm này của các gia đình
phần nào đã thúc đẩy loại tội phạm này phát triển hơn.
Những bất cập trong các quy định của pháp luật
Hệ thống pháp luật hiện hành quy định về tội mua bán phụ nữ chưa được
hoàn thiện, thiếu đồng bộ, các quy định còn chung chung, thiếu cơ chế đảm bảo
thực hiện. Từ thực tiễn áp dụng cho thấy cần khắc phục một số bất cập sau:
Trong Bộ luật hình sự cũng như trong văn bản hướng dẫn áp dụng Bộ luật tố
tụng hình sự hiện nay chưa có văn bản nào quy định hay hướng dẫn cách hiểu về

khái niệm “tội mua bán phụ nữ” mà chỉ đề cập đến một số khái niệm khác như
“buôn bán người”, ‘buôn bán phụ nữ”. Bên cạnh đó, trách nhiệm hình sự của
những người tham gia vào việc tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp hoặc tiếp nhận
phụ nữ với vai trò đồng phạm hay các hành vi chuẩn bị phạm tội quy định còn
chung chung, chưa rõ ràng nên việc áp dụng vào các vụ án cụ thể chưa thống
nhất, gặp nhiều vướng mắc. Các quy định về bảo vệ nạn nhân và nhân chứng
còn chung chung, chưa được chú trọng đúng mức, chưa có quy định riêng biệt,
đa phần các quy định mới chỉ dừng lại ở mức nguyên tắc nên để thực hiện cần
có các văn bản hướng dẫn chi tiết về đối tượng được bảo vệ, thủ tục yêu cầu bảo
vệ, kinh phí thực hiện bảo vệ…Các quy định của pháp luật hành chính, dân sự,
hôn nhân gia đình cũng quy định những hành vi liên quan đến mua bán phụ nữ
song còn quy định chung chung chưa cụ thể vì vậy để áp dụng cũng cần có các
văn bản hướng dẫn.
Với tư cách là người bị hại tham gia tố tụng, các quy định của pháp luật tố
tụng hình sự đã đảm bảo việc hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán tuy nhiên những quy
định này khó có thể đảm bảo bảo vệ an toàn đầy đủ cho nạn nhân cũng như nhân
thân của họ vì đối tượng bị buôn bán là phụ nữ thường có hoàn cảnh đặc biệt lại
bị mua bán vì mục đích khai thác bóc lột tình dục nên khi họ trở về họ có những
9


mặc cảm nhất định đặc biệt là những trường hợp nạn nhân và người phạm tội có
mối quan hệ thân quen, thậm chí là có mối quan hệ gia đình, dòng họ.
Những quy định của pháp luật về hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng
chống tội mua bán phụ nữ còn có nhiều hạn chế. Đặc biệt chúng ta thiếu các
hiệp định tương trợ tư pháp, dẫn độ tội phạm, các kế hoạch hợp tác cụ thể nên
việc phối hợp trao đổi thông tin, hỗ trợ điều tra xác minh, truy bắt tội phạm cũng
như giải cứu, tiếp nhận nạn nhân trở về vẫn con gặp nhiều khó khăn.
1.3. Dự báo tình hình tội phạm mua bán phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Nội
trong thời gian tới

Trong xu hướng tăng nhanh của số vụ phạm tội nói chung trên địa bàn thành
phố Hà Nội, nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự nhân phẩm trong
đó có tội mua bán phụ nữ cũng tăng theo. Trong cơ cấu của tội phạm nói chung
và cơ cấu nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dư, nhân phẩm nói
riêng, tội mua bán phụ nữ vãn chiến tỉ lệ cao, giữ mức ổn định tương đối theo xu
hướng ngày càng tăng. Tội mua bán phụ nữ vẫn chủ yếu được thực hiện dưới
hình thức đồng phạm. Người phạm tội là thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 17-25
vẫn chiếm tỷ lệ cao. Đối tượng người phạm tội hướng tới bên cạnh những phụ
nữ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, đời sống tinh thần không mấy hạnh phúc.
Phương thức thủ đoạn thực hiện hành vi phạm tội của các đối tượng phạm tội
ngày càng tinh vi, xảo quyệt và kín đáo hơn vì thế công tác đấu tranh, xử lý đối
với tội phạm này sẽ phúc tạp và gặp nhiều khó khăn. Ngoài những phương thức,
thủ đoạn cũ, bon tội phạm thường sử dụng thì chúng sẽ dùng tiền mua chuộc
thêm nhiều cán bộ chủ chốt là bảo kê cho đường dây phạm tội của chúng, tích
cực tìm kiếm và làm quen các cô gái trên mạng, lừa gạt bằng nhiều thủ đoạn
tinh vi hơn.
1.4. Một số giải pháp
Thứ nhất, giải pháp kinh tế-xã hội bao gồm: giảm bớt sự phân hoá giàu
nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội, có chính sách giải quyết việc làm cho
người lao động, có biện pháp quản lý các ngành nghề, các loại hình dịch vụ trên
địa bàn…
10


Thứ hai, giải pháp văn hoá giáo dục bao gồm: tuyên truyền lối sống lành
mạnh, xây dựng và thực hiện có hiệu quả mô hình gia đình văn hoá, hạnh phúc,
tổ chức các hoạt động văn hoá lành mạnh ở khu dân cư đặc biệt là ở các chi hội
phụ nữ, phát huy vai trò giáo dục từ phía gia đình bởi gia đình có vai trò quan
trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người, có sự kết hợp
chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục nhân cách cho các

em…
Thứ ba, trong việc nâng cao nhận thức và tuyên truyền pháp luật: phát huy
hơn nữa hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Công việc giáo
dục tuyên truyền cần hướng đến việc giáo dục cho người dân về tác hại của mua
bán phụ nữ, về vai trò, vị trí của người phụ nữ trong cuộc sống, những thủ đoạn
lôi kéo của bọn tội phạm.

2. Một số nhận xét đánh giá của bản thân về nguyên nhân của tội
phạm được phân tích trong luận án
2.1. Xét về mặt hình thức đối với những phân tích của tác giả về nguyên nhân
của tội phạm trên địa bàn thành phố Hà Nội
Luận án được chia làm hai phần lớn đã phần nào làm cho người đọc dễ hiểu
về mục đích mà tác giả muốn gửi gắm đối với đề tài nghiên cứu của mình. Tuy
nhiên, khi đi vào phân tích phần nguyên nhân, ta có thể nhận thấy một số điểm
hạn chế sau:
Đối với các đoạn phân tích, phần lớn tác giả đã sử dụng phương pháp diễn
dịch đây là phương pháp xã hội được sử dụng chủ yếu trong các lĩnh vực khác
nhau từ luật học cho đến kinh tế chính trị…Bởi lẽ khi phân tích một vấn đề nào
đó cho người đọc hiểu, ta phải khẳng định vấn đề đó là đúng hay sai, cần thiết
hay không cần thiết, sau đó sẽ dũng lý lẽ của mình để chứng minh vấn đề mà ta
đã khẳng định. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, về phần nguyên nhân của
tội phạm, tác giả đã quá sa vào lối viết diễn dịch dẫn đến tình trạng lan man, có

11


những chi tiết được diễn dịch nhưng không có liên quan đến vấn đề cần chứng
mình.
Tác giả chia bài viết của mình thành 2 phần lớn và gộp chung phần tình hình
tội phạm và nguyên nhân của tội phạm và thành một phần lớn là không hợp lý.

Bởi tình hình tội phạm và nguyên nhân của tội phạm đều là những vấn đề lớn,
có khả năng phân tích nhiều chiều. Việc gộp chung vào một ý lớn rồi từ ý lớn đó
lại chia thành nhiều ý nhỏ đễ dấn đến tình trạng rối rắm, làm cho người đọc khó
nhận thức được vấn đề, hiểu vấn đề.
Về phần nguyên nhân của tội phạm tác giả đã trình bày khá nhiều nguyên
nhân và đi sâu phân tích vào từng nguyên nhân đó nên dẫn đến tình trạng dài
dòng không cần thiết, đồng thời lại gây nên sự trùng lặp về mặt từ ngữ.
2.2. Xét về mặt nội dung
2.2.1. Về ưu điểm
Ta nhận thấy ưu điểm rõ nhất của bài viết là những số liệu rất thực tế, tác giả
đã đưa ra rất nhiều số liệu sát với nội dung bài luận về tội mua bán phụ nữ trên
địa bàn thành phố Hà Nội. Dựa vào những con số thống kê đó ta biết được sự
gia tăng một cách nhanh chóng tình hình tội phạm, mức độ nguy hiểm của tội
phạm, những thủ đoạn ngày càng tinh vi của chúng, nguyên nhân dẫn đến tội
mua bán phụ nữ, số vụ án được đưa ra xét xử…Đây là sự kết hợp giữa lý luận và
thực tiễn, dù lý luận có khô khan đến như thế nào thì chỉ cần nêu ra các con số
thực tế thì người đọc có thể dễ dàng hình dung ra vấn đề.
Trong cách giải quyết vấn đề của mình, tác giả đã dẫn dắt vấn đề một cách
logic, để lý giải về nguyên nhân của tội phạm tác giả đã nêu ra vị trí địa lý, sự
tập trung dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội, diễn biến của tình hình tội
phạm…để rồi từ đó mới phân tích nguyên nhân của tội phạm.
Nguyên nhân của tội mua bán phụ nữ được tác giả nêu ra và phân tích khá rõ
ràng, cụ thể, làm cho người đọc dễ dàng nắm bắt được các nguyên nhân chính
của tội phạm, để rồi từ đó có cái nhìn rõ hơn về các phương pháp phòng ngừa tội
phạm.
2.2.2. Hạn chế
12


Tác giá viết luận án vào năm 2009 nhưng các số liệu thống kê của tác giả chỉ

nêu trong khoảng thời gian từ năm 2002-2007. Đây là một khoảng thời gian
tương đối ngắn, người đọc khó có thể có sự so sánh, đánh giá mức độ tăng
nhanh của diễn biến tình hình tội phạm cũng như nguyên nhân của nó. Mặt khác,
bài viết thiếu các số liệu thống kê trong thời gian gần đối với bài viết, điều này
thể hiện sự thiếu cập nhật tin tức đồng thời làm cho người đọc không thể biết
được trong năm qua có bào nhiêu vụ buôn bán phụ nữ trong khi hàng ngày các
phương tiện thông tin đại chúng vẫn đưa tin về vấn nạn này.
Những nguyên nhân mà tác giả đưa ra nhiều nhưng lại phân tích qua chi tiết,
dẫn đến tình trạng lặp ý, phần diễn giải của ý trước chính là ý chính của ý sau,
có một số nguyên nhân nêu ra không cần thiết nhưng lại thiếu nêu ra nguyên
nhân quan trọng là tâm lý chủ quan của người phạm tội. Về nguyên nhân này,
tác giả không nêu ra riêng thành một ý mà lại phân tích chung chung cùng các ý
khác nên người đọc không nhận ra được vai trò quan trọng của nó. Đồng thời,
chưa nêu lên được mối quan hệ giữa các nguyên nhân này với nhau trong việc
hình thành tội phạm.

13



×