Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Phân tích các quy định về vấn đề công khai trong hoạt động ngân sách nhà nước; tìm hiểu thực trạng và đề xuất pháp lý nhằm thực hiện tốt công khai hoạt động ngân sách nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.66 KB, 17 trang )

MỤC LỤC

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 16

MỞ ĐẦU
Sự ra đời và tồn tại của nhà nước, sự xuất hiện của nền sản xuất hàng
hóa bao giờ cũng gắn liền với sự tồn tại của ngân sách nhà nước (NSNN).
“Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự
toán đã được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước quyết định và được thực
hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà
nước.” Đó là hệ thống các mối quan hệ kinh tế phát sinh giữa nhà nước và
các chủ thể khác trong nền kinh tế thông qua quá trình hình thành, phân phối
và sử dụng quỹ tiền tệ tập chung quan trọng nhất của nhà nước nhằm đáp ứng
cho việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước về mọi mặt. NSNN
cũng đã trở thành công cụ quan trọng nhất được nhà nước sử dụng để khắc
phục những khuyết tật của nền kinh tế thị trường, huy động nguồn tài chính,
điều tiết vĩ mô nền kinh tế , cũng như điều tiết nền thu nhập nhằm đảm bảo
công bằng xã hội. Những việc đó được thực hiện thông qua hoạt động thu, chi
ngân sách nhà nước. Nguồn thu cho NSNN là các khoản thu từ thuế, lệ phí, từ
hoạt động kinh tế của Nhà nước, vay nợ, viện trợ, đóng góp của công chúng,
…Thu để định hướng đầu tư,kích thích hoặc hạn chế sản xuất, kinh doanh...
chi để nâng cao hiệu quả chất lương y tế, giáo dục nâng cao đời sống nhân
dân...Tuy nhiên trong điều kiện NSNN còn eo hẹp cần phải hợp lí, hiệu quả,
tiết kiệm và công khai, tránh sự thâm hụt, thất thoát ngân sách đó luôn là bài


toán khó. Do đó, việc công khai trong hoạt động NSNN là rất quan trọng,
đảm bảo việc sử dụng NSNN đúng mục đích, đúng trình tự, thủ tục, tránh tình
trạng tham nhũng, thất thoát, lãng phí. Việc công khai cũng chính là việc hiện
thực hóa quyền giám sát của công dân với những công việc quan trọng của đất
nước, mà cụ thể là hoạt động sử dụng NSNN của các cá nhân, cơ quan nhà


nước có thẩm quyền.
Với mục đích đi sâu tìm hiểu các quy định về hoạt động công khai
NSNN cũng như thực trạng áp dụng những quy định đó và tiến đến những đề
xuất nhằm thực hiện tốt hoạt động công khai ngân sách nhà nước, em xin
được lựa chọn Đề tài số 04: Phân tích các quy định về vấn đề công khai
trong hoạt động ngân sách nhà nước; tìm hiểu thực trạng và đề xuất pháp
lý nhằm thực hiện tốt công khai hoạt động ngân sách nhà nước.
Với sự cố gắng trong quá trình làm bài tập, song với trình độ hiểu biết
vẫn còn hạn chế nên bài biết không tránh khỏi những thiếu sót. Do đó em rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía thầy, cô.
Em xin trân thành cảm ơn!

NỘI DUNG
I.

Các quy định về vấn đề công khai trong hoạt động ngân sách
nhà nước

Điều 3 Luật Ngân sách nhà nước 2002, đã quy định rõ: “Ngân sách
nhà nước được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công
khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách
nhiệm.”
Như vậy, nguyên tắc công khai, minh bạch chính là một trong những
nguyên tắc quan trọng của hoạt động ngân sách. Nguyên tắc này nhằm phát
huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức Nhà nước, tập thể người lao động
và nhân dân trong việc thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử
dụng vốn, tài sản Nhà nước; huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng
góp của nhân dân theo quy định của pháp luật; phát hiện và ngăn chặn kịp thời
các hành vi vi phạm pháp luật; bảo đảm sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà
nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Công khai ngân sách là việc cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các
thông tin tài chính phải công khai, phù hợp với từng đối tượng cung cấp và
2


tiếp nhận thông tin thông qua những hình thức pháp luật quy định như công bố
trong các kì họp thường niên, phát hành ấn phẩm, thông báo trên các phương
tiện thông tin đại chúng, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức,
cá nhân…. , trừ những tài liệu, số liệu thuộc bí mật nhà nước. Việc gửi các
báo cáo quyết toán NSNN các cấp, báo cáo quyết toan tài chính của các đơn vị
dự toán NSNN, các tổ chức được NSNN hỗ trợ, các doanh nghiệp nhà nước
thực hiện theo chế độ báo cáo tài chính và kế toán hiện hành (Điều 2 Quyết
định 192/2004/QĐ-TTg).
Đối tượng phải công khai tài chính gồm: các cấp ngân sách nhà nước,
các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ,
các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, các
doanh nghiệp nhà nước, các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ
có nguồn thu từ các khoản đóng góp của nhân dân được cấp có thẩm quyền
cho phép thành lập theo quy định của pháp luật. Các đối tượng nói trên sau
đây gọi tắt là cơ quan, tổ chức, đơn vị. Không công khai những tài liệu và số
liệu thuộc bí mật nhà nước quy định tại Pháp lệnh về bảo vệ bí mật nhà nước
số 30/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28 tháng 12 năm 2000 của Uỷ ban thường
vụ Quốc hội, Quyết định số 237/2003/QĐ-TTg ngày 13 tháng 11 năm 2003
của Thủ tướng Chính phủ về danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật và Tối
mật trong ngành tài chính, các tài liệu, số liệu thuộc bí mật của các ngành, địa
phương theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ trưởng Bộ Công
an.( Điều 3 Quyết định 192/2004/QĐ-TTg).
1. Công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước
* Đối với ngân sách nhà nước và ngân sách trung ương
- Nội dung công khai bao gồm:

+ Cân đối dự toán, quyết toán NSNN đã được Quốc hội quyết định, phê
chuẩn.
+ Cân đối dự toán, quyết toán ngân sách trung ương và ngân sách địa phương
đã được Quốc hội quyết định, phê chuẩn.
+ Dự toán, quyết toán thu cân đối NSNN theo lĩnh vực đã được Quốc hội
quyết định, phê chuẩn.
+ Dự toán, quyết toán chi NSNN, chi ngân sách trung ương và chi ngân sách
địa phương theo cơ cấu chi đã được Quốc hội quyết định, phê chuẩn.
+ Dự toán, quyết toán các khoản thu quản lý qua ngân sách đã được Quốc hội
quyết định, phê chuẩn.
+ Dự toán, quyết toán chi ngân sách trung ương theo từng lĩnh vực đã được
Quốc hội quyết định, phê chuẩn.
3


+ Tổng số và chi tiết theo từng lĩnh vực dự toán chi ngân sách trung ương cho
từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung
ương đã được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao; tổng số và chi
tiết theo từng lĩnh vực quyết toán chi ngân sách trung ương cho từng Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương đã
được Quốc hội phê chuẩn.
+ Dự toán, quyết toán chi ngân sách trung ương cho các dự án, chương trình
mục tiêu quốc gia đã được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao
(đối với dự toán), Quốc hội phê chuẩn (đối với quyết toán).
+ Dự toán, quyết toán thu NSNN trên địa bàn, chi cân đối ngân sách địa
phương, số bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho
ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Quốc hội quyết
định, Thủ tướng Chính phủ giao (đối với dự toán), đã được Quốc hội phê
chuẩn, Bộ Tài chính thẩm định (đối với quyết toán); tỷ lệ (%) phân chia các
khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách từng tỉnh, thành

phố trực thuộc Trung ương đã được Uỷ Ban thường vụ Quốc hội quyết định,
Thủ tướng Chính phủ giao.
Cơ quan thực hiện việc công khai NSNN và ngân sách trung ương là Bộ
Tài Chính. Việc công khai phải được thực hiện hàng năm, chậm nhất sau 60
ngày, kể từ ngày Quốc hội ban hành Nghị quyết về quyết định dự toán NSNN,
phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước,
dưới các hình thức thông báo bằng văn bản cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, HĐND và UBND các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; phát hành ấn phẩm; công bố trên trang
thông tin điện tử của Bộ Tài chính.
* Đối với ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ngân
sách cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Việc công khai đối với ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
và ngân sách cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng bao gồm những
nội dung như việc công khai đối với ngân sách trung ương. Bao gồm: Cân đối
dự toán, quyết toán ngân sách tỉnh; Dự toán, quyết toán thu, chi ngân sách cấp
tỉnh, ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Dự toán, quyết toán
thu, chi ngân sách nhà nước và ngân sách tỉnh trên địa bàn theo từng lĩnh vực;
Dự toán, quyết toán chi xây dựng cơ bản cho từng dự án, công trình, chi cho
các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia; Dự toán, quyết toán thu ngân sách
nhà nước trên địa bàn, chi cân đối ngân sách huyện, thị xã, quận, thành phố
thuộc tỉnh, số bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp tỉnh
cho ngân sách từng huyện, thị xã, quận, thành phố thuộc tỉnh và tỷ lệ phần
trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp chính
4


quyền địa phương cho ngân sách từng huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh trong thời kỳ ổn định ngân sách.
Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện công

khai ngân sách hàng năm những nội dung trên chậm nhất sau 60 ngày, kể từ
ngày HĐND cấp tỉnh ban hành nghị quyết về quyết định dự toán, phê chuẩn
quyết toán ngân sách dưới các hình thức sau: thông báo bằng văn bản cho các
cơ quan, đơn vị thuộc cấp tỉnh, HĐND, UBND các huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh; phát hành ấn phẩm; công bố trên trang thông tin điện tử (đối
với những tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trang thông tin điện tử).
* Đối với ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi
chung là ngân sách huyện) và ngân sách cấp huyện, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh và ngân sách xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp
xã).
Những nội dung công khai cũng tương tự như đối với hai cấp ngân
sách trên và đều phải được công khai chậm nhất 60 ngày, kể từ ngày HĐNN
cấp huyện, xã ban hành Nghị quyết về quyết định dự toán, phê chuẩn quyết
toán ngân sách và các hoạt động tài chính khác do Chủ tịch UBND huyện và
chủ tịch UBND xã chịu trách nhiệm thực hiện. Về hình thức công khai, đối
với ngân sách huyện, việc công khai được thực hiện bằng các hình thức sau:
thông báo bằng văn bản cho các cơ quan, đơn vị thuộc cấp huyện, HĐND,
UBND các xã, phường, thị trấn thuộc cấp huyện; phát hành ấn phẩm. Đối với
ngân sách cấp xã, những nội dung này phải được niêm yết công khai tại trụ sở
UBND cấp xã ít nhất trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày niêm yết; thông báo
bằng văn bản cho Đảng ủy, các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã và trưởng
các thôn, làng, ấp, bản, buôn, sóc ở xã và tổ dân phố ở phường, thị trấn; thông
báo trên hệ thống truyền thanh của cấp xã.
Các tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc đối tượng được tiếp nhận thông tin
công khai ngân sách nhà nước có quyền chất vấn cơ quan, tổ chức, đơn vị về
các nội dung công khai dưới các hình thức bằng văn bản hoặc chất vấn trực
tiếp trong các kỳ họp. Người có trách nhiệm thực hiện công khai phải trả lời
chất vấn về các nội dung đã được công bố công khai. Việc trả lời chất vấn
phải được thực hiện bằng hình thức trả lời trực tiếp hoặc bằng văn bản gửi tới
người chất vấn, tuỳ theo hình thức chất vấn và nội dung chất vấn chậm nhất

sau 10 ngày, kể từ ngày tiếp nhận nội dung chất vấn. Trường hợp nội dung
chất vấn phức tạp, cần nhiều thời gian để chuẩn bị trả lời thì phải có văn bản
hẹn ngày trả lời cụ thể cho người chất vấn, nhưng không quá 45 ngày, kể từ
ngày nhận được nội dung chất vấn.
2. Công khai tài chính đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử
dụng vốn ngân sách nhà nước
5


Theo quy định của pháp luật hiện hành thì các dự án đầu tư và xây dựng
có sử dụng nguồn vốn NSNN được cơ quan có thẩm quyền quyết định giao kế
hoạch vốn đầu tư của Nhà nước trong dự toán NSNN hàng năm đều phải thực
hiện công khai tài chính, bao gồm các dự án được đầu tư 100% bằng nguồn
vốn NSNN và các dự án được hỗ trợ đầu tư bằng nguồn vốn NSNN.
Hàng năm cơ quan cấp trên của chủ đầu tư phải thực hiện công khai tài
chính các nội dung thuộc thẩm quyền như: Tổng mức vốn đầu tư được Nhà
nước giao theo kế hoạch trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm và triển
khai phân bổ kế hoạch vốn đầu tư cho từng dự án thuộc cấp mình quản lý; Kết
quả lựa chọn nhà thầu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt của từng dự án;
Số liệu quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách hàng năm của từng dự
án; Số liệu quyết toán vốn đầu tư khi dự án hoàn thành đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày ký quyết định phân bổ, điều
hòa, điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư, ký gửi báo cáo quyết toán niên độ ngân
sách và ký quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành hoặc chậm
nhất là 15 ngày, kể từ ngày có kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt đối
với nội dung về kết quả lựa chọn nhà thầu.
Các chủ đầu tư phải thực hiện công khai tài chính các nội dung thuộc
quyền quản lý như tổng mức vốn đầu tư, tổng dự toán được duyệt của từng dự
án đầu tư; Kế hoạch vốn đầu tư (kể cả điều hòa, điều chỉnh, bổ sung) được cơ
quan cấp trên của chủ đầu tư giao trong năm cho từng dự án đầu tư; Kết quả

lựa chọn nhà thầu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt của từng dự án; Số
liệu quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách hàng năm của từng dự án.
Đối với dự án có có yêu cầu kiểm toán thì phải công khai kết quả kiểm toán
chi tiêu hàng năm; Số liệu quyết toán vốn đầu tư khi dự án hoàn thành đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Các nội dung công khai trên phải được công khai chậm nhất là 30 ngày,
kể từ ngày dự án đầu tư và quyết toán vốn vốn đầu tư được cấp có thẩm quyền
giao hoặc phê duyệt, hoặc sau khi chủ đầu tư lập, gửi báo cáo tài chính năm
theo chế độ kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư. Riêng nội dung về kết quả
lựa chọn nhà thầu thì phải được thực hiện chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày có
kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt và được niêm yết công khai tại trụ
sở cơ quan và công bố trong hội nghị của cơ quan đơn vị.
Các đơn vị thực hiện công khai tài chính việc phân bổ và sử dụng vốn
đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước phải trả lời chất
vấn về các nội dung công khai tài chính. Việc trả lời chất vấn phải được thực
hiện bằng văn bản và gửi tới người chất vấn. Thời gian trả lời chất vấn chậm
nhất là 10 ngày sau khi nhận được văn bản chất vấn, trường hợp nội dung chất
vấn phức tạp thì phải có giấy hẹn và trả lời không quá 45 ngày.
3. Công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức
được ngân sách nhà nước hỗ trợ
6


Các đơn vị dự toán NSNN có trách nhiệm công khai phân bổ dự toán
ngân sách hàng năm, quyết toán NSNN. Thủ trưởng đơn vị dự toán cấp trên
công bố công khai:
- Dự toán thu - chi NSNN, kể cả phần điều chỉnh giảm hoặc bổ sung (nếu có)
được cấp có thẩm quyền giao; nguồn kinh phí khác và phân bổ cho các đơn vị
dự toán cấp dưới trực thuộc (trong đó có dự toán của đơn vị mình trực tiếp sử
dụng), các đơn vị được ủy quyền (phần kinh phí ủy quyền - nếu có).

- Quyết toán kinh phí NSNN, kinh phí khác.
Và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của đơn vị (thời gian niêm yết ít
nhất là 90 ngày, kể từ ngày niêm yết); đồng thời thông báo bằng văn bản cho
các đơn vị cấp dưới trực thuộc và các đơn vị được ủy quyền (nếu có), chậm
nhất sau 30 ngày, kể từ ngày được cấp có thẩm quyền giao đầu năm và điều
chỉnh giảm hoặc bổ sung trong năm (nếu có) hoặc từ ngày được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
Thủ trưởng các đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng kinh phí NSNN cũng
công bố công khai dự toán thu – chi NSNN, kể cả phần điều chỉnh giảm hoặc
bổ sung (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền giao và nguồn kinh phí khác và
công khai quyết toán một số nội dung chi chủ yếu như chi mua sắm trang thiết
bị, phương tiện làm việc, chi sửa chữa lớn TSCĐ, chi hội nghị. Những nội
dung này phải được niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của đơn vị (thời
gian niêm yết ít nhất là 90 ngày, kể từ ngày niêm yết); đồng thời công bố
trong hội nghị cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị, chậm nhất sau 30
ngày, kể từ ngày được đơn vị dự toán cấp trên hoặc cấp có thẩm quyền giao
đầu năm và điều chỉnh giảm hoặc bổ sung trong năm (nếu có) hoặc kể từ ngày
được đơn vị dự toán cấp trên hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Với các tổ chức được NSNN hỗ trợ, những đơn vị này phải công khai
phân bổ dự toán kinh phí NSNN hỗ trợ và quyết toán NSNN hỗ trợ. Trách
nhiệm tổ chức thực hiện việc công khai ngân sách thuộc về thủ trưởng tổ chức
đó. Những nội dung này phải được niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của
đơn vị (thời gian niêm yết ít nhất là 90 ngày, kể từ ngày niêm yết); đồng thời
thông báo bằng văn bản cho các đơn vị cấp dưới trực thuộc chậm nhất sau 30
ngày, kể từ ngày được cấp có thẩm quyền giao đầu năm và điều chỉnh giảm
hoặc bổ sung trong năm hoặc từ ngày được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Công khai tài chính với các doanh nghiệp Nhà nước
Quyết định 192/2004/QĐ-TTg quy định như sau:
Điều 12. Nội dung công khai tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước


7


Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp
nhà nước, thực hiện công khai các nội dung sau:
1. Tình hình tài chính của doanh nghiệp;
2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
3. Việc trích, lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp;
4. Các khoản đóng góp cho ngân sách nhà nước của doanh nghiệp;
5. Các khoản thu nhập và thu nhập bình quân của người lao động;
6. Số vốn góp và hiệu quả góp vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp, tổ chức
khác.
Điều 13. Hình thức và thời điểm công khai tài chính đối với các doanh nghiệp
nhà nước:
Việc công khai những nội dung quy định tại Điều 12 của Quy chế này được
thực hiện theo các hình thức: phát hành ấn phẩm; niêm yết tại doanh nghiệp;
công bố trong hội nghị cán bộ, công nhân, viên chức của doanh nghiệp.
Việc công khai tài chính được thực hiện định kỳ hàng năm. Thời điểm công
khai tài chính chậm nhất là 120 ngày, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
Hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) hiện nay đang
giành được những mối quan tâm lớn từ xã hội. Các DNNN đã chứng minh
được vai trò là trụ cột của nền kinh tế, nhưng thực tế đã cho thấy một vấn đề
rất đáng lưu tâm, đó là hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn từ NSNN của các
doanh nghiệp này, khi mà nhiều DNNN lâm vào tình trạng thua lỗ, nợ nần
trầm trọng, hơn nữa tình trạng sử dụng của “chùa”, tham nhũng, quan liêu
cũng gây bức xúc cho dư luận. Do đó, hơn lúc nào hết, việc công khai tài
chính của các doanh nghiệp này là hết sức quan trọng.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì ngoài những DNNN trong
lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, do tính chất đặc thù kinh doanh, mà
không phải thực hiện việc công khai tài chính, thì các DNNN khác đều phải

thực hiện. Các DNNN có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các
thông tin tài chính phải công khai tại hệ thống báo cáo tài chính hàng năm,
bao gồm các thông tin về tài sản, tiền vốn, kết quả sản xuất kinh doanh, tình
hình thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN, lưu chuyển tiền tệ và thông tin thuyết
minh về báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý nhà nước theo chức năng;
hoặc các thông tin tài chính về tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh
8


doanh, việc trích lập sử dụng các quỹ doanh nghiệp, các khoản đóng góp cho
ngân sách nhà nước của doanh nghiệp, các khoản thu nhập và thu nhập bình
quân của người lao động, số vốn góp và hiệu quả góp vốn của nhà nước tại
doanh nghiệp cho người lao động trong doanh nghiệp, tổ chức công đoàn,
đoàn thanh niên, Đảng và các đối tượng khác. Hội đồng quản trị, Tổng giám
đốc (Giám đốc) công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của
nội dung công khai. Tùy vào tình hình thực tế mà các DNNN có thể công khai
các thông tin trên theo hình thức gửi báo cáo tài chính, theo hình thức cổ đông
hoặc người góp vốn thông qua báo cáo tài chính tại đại hội Đại hội đồng cổ
đông hoặc tại hội nghị thành viên hoặc phát hành ấn phẩm; niêm yết tại doanh
nghiệp; công bố trong hội nghị cán bộ, công nhân, viên chức của doanh
nghiệp, chậm nhất trong vòng 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Các tổ chức, cá nhân được tiếp nhận thông tin công khai tài chính có
quyền chất vấn về các nội dung công khai tài chính. Hội đồng quản trị, Tổng
giám đốc (Giám đốc) công ty thực hiện công khai tài chính có trách nhiệm trả
lời chất vấn về các nội dung công khai tài chính. Các chất vấn phải được trả
lời cho người chất vấn chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận nội dung
chất vấn. Trường hợp nội dung chất vấn phức tạp, cần nhiều thời gian để
chuẩn bị trả lời thì phải hẹn lại ngày trả lời cụ thể cho từng người chất vấn,
nhưng tối đa không quá 45 ngày kể từ ngày tiếp nhận nội dung chất vấn.
5. Công khai tài chính với các quỹ có nguồn từ ngân sách Nhà nước

Các quỹ có nguồn từ NSNN cũng là một đối tượng rất cần sự công khai,
minh bạch về tài chính. Các quỹ này được thành lập và hoạt động trên cơ sở
nguồn vốn do NSNN cấp nhằm thực hiện một nhiệm vụ nhất định, thường là
những nhiệm vụ mang ý nghĩa xã hội, cộng đồng. Việc công khai minh bạch
đảm bảo những quỹ này sử dụng nguồn vốn trên một cách có hiệu quả, tránh
tình trạng bưng bít thông tin, trục lợi, tham nhũng.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, các quỹ do NSNN cấp toàn bộ vốn
điều lệ, cấp một phần vốn điều lệ hoặc cấp hỗ trợ nguồn kinh phí hàng năm để
thực hiện nhiệm vụ được giao; Các quỹ được hình thành và sử dụng theo các
mục tiêu của Nhà nước; Các quỹ mang tính chất bảo hiểm bắt buộc (Bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế) và các quỹ khác có nguồn từ NSNN đều phải công khai
tài chính. Nội dung công khai bao gồm:
- Các văn bản về Điều lệ tổ chức và hoạt động; quy trình nghiệp vụ; quy chế
tài chính; các điều kiện, tiêu chuẩn, quyền lợi và nghĩa vụ của đối tượng được
vay hoặc tài trợ. Những nội dung này phải được công khai chậm nhất là 30
ngày kể từ ngày văn bản được ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung (nếu có).
- Kế hoạch tài chính hàng năm, trong đó có chi tiết các khoản thu, chi có quan
hệ với NSNN. Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kế hoạch tài chính năm được
9


cấp có thẩm quyền phê duyệt, chủ thể có thẩm quyền phải thực hiện việc công
khai tài chính theo những hình thức mà pháp luật quy định.
- Kết quả hoạt động và tài trợ (bao gồm cả cho vay và cấp không thu hồi) của
quỹ và quyết toán tài chính năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc
công khai tài chính phải được tiến hành chậm nhất là 120 ngày sau khi năm
dương lịch kết thúc.
Công tác công khai tài chính sẽ do Chủ tịch Hội đồng quản lý hoặc Tổng giám
đốc (Giám đốc) quỹ chịu trách nhiệm, và được thực hiện dưới các hình thức
như phát hành các ấn phẩm của quỹ (báo cáo thường niên, in thành tài liệu);

niêm yết bằng văn bản tại trụ sở chính của quỹ và các đơn vị trực thuộc và
công bố công khai trong hội nghị cán bộ, công nhân, viên chức của quỹ.
Chủ tịch Hội đồng quản lý hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc); người có
trách nhiệm quản lý quỹ; Chủ tịch UBND các xã, thị trấn có tổ chức huy động
đóng góp của nhân dân cho đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng, chủ tịch
Hội đồng xét thầu có trách nhiệm trả lời chất vấn về các nội dung công khai.
Việc trả lời chất vấn phải được thực hiện bằng văn bản và gửi tới người chất
vấn. Thời gian trả lời chất vấn chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày nhận chất vấn.
Trong trường hợp nội dung chất vấn phức tạp thì phải có giấy hẹn và trả lời
chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày nhận được chất vấn.
6. Công khai hỗ trợ trực tiếp của ngân sách nhà nước đối với cá nhân,
dân cư.
Thông tư của Bộ Tài Chính số 54/2006/TT-BTC ngày 19/06/2006
Hướng dẫn thực hiện quy chế công khai hỗ trợ trực tiếp của ngân sách nhà
nước đối với cá nhân, dân cư:
Nội dung công khai:1.1. Công khai các chính sách, chế độ hỗ trợ trực
tiếp của Nhà nước cho cá nhân, dân cư như: trợ cấp đối với người có công với
cách mạng; chính sách cứu trợ xã hội; chính sách hỗ trợ cho người nghèo,
người già không nơi nương tựa, trẻ em lang thang cơ nhỡ; nạn nhân chất độc
da cam,...1.2. Công khai các chính sách, chế độ hỗ trợ có tính chất đột xuất
của Nhà nước cho cá nhân, dân cư, như: hỗ trợ khắc phục thiên tai, dịch bệnh;
cứu đói; thăm hỏi nhân dịp lễ, tết,…1.3. Công khai thủ tục và quy trình xét
duyệt, thủ tục chi trả cho các đối tượng được hưởng các chính sách, chế độ hỗ
trợ của Nhà nước theo quy định.1.4. Công khai kết quả xét duyệt và chi trả
cho các đối tượng được hưởng các chính sách, chế độ của nhà nước theo quy
định như: Công khai số đối tượng được hưởng, chế độ được hưởng và mức
được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (theo biểu mẫu đính kèm).
Hình thức công khai: 2.1. Niêm yết tại trụ sở UBND xã, phường, thị
trấn.2.2. Thông báo bằng văn bản cho Đảng ủy, các tổ chức chính trị - xã hội ở
cấp xã và trưởng các thôn, làng, ấp, bản, buôn, sóc ở xã và tổ dân phố ở

10


phường, thị trấn.2.3. Công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng tại
xã, phường, thị trấn và các thôn, làng, ấp, bản, buôn, sóc, tổ dân phố thuộc cấp
xã.2.4. Công khai tại các cuộc họp thôn, làng, ấp, bản, buôn, sóc, tổ dân phố
thuộc cấp xã.
Thời điểm và thời gian công khai:- Đối với nội dung 1.1 và 1.2: Công
khai ngay sau khi UBND cấp xã nhận được văn bản chế độ, thời gian công
khai 30 ngày.- Đối với nội dung 1.3: Công khaingay sau khi UBND xã bắt đầu
tổ chức tiếp nhận hồ sơ để xét duyệt (đối với trường hợp UBND cấp xã có
trách nhiệm thực hiện tiếp nhận hồ sơ và xét duyệt), công khai trong 30 ngày.Đối với nội dung 1.4: Công khai chậm nhất sau 30 ngày kể từ khi có kết quả
xét duyệt, chi trả chính thức của cơ quan được giao nhiệm vụ xét duyệt, chi trả
các đối tượng được hưởng theo chế độ quy định. Thời gian công khai ít nhất là
30 ngày.Đối với các khoản hỗ trợ có tính chất thường xuyên (hỗ trợ hàng
tháng) của ngân sách nhà nước cho các cá nhân, dân cư chỉ thực hiện công
khai 1 lần sau khi có kết quả xét duyệt chính thức của cơ quan có thẩm quyền.
Trách nhiệm thực hiện công khai:4.1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
phối hợp với các cơ quan được giao nhiệm vụ hỗ trợ trực tiếp cho cá nhân, dân
cư thực hiện công khai các nội dung quy định tại điểm 1 ; đồng thời có trách
nhiệm chỉ đạo các thôn, làng, ấp, bản, buôn, sóc, tổ dân phố và các ban,
ngành, đoàn thể ở xã thực hiện việc công khai theo quy định tại điểm 2.3 và
2.4 của Thông tư này.4.2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc UBND cấp
tỉnh, cấp huyện được giao nhiệm vụ hỗ trợ trực tiếp cho cá nhân, dân cư có
trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin cho UBND cấp xã, để tạo điều
kiện cho UBND cấp xã thực hiện công khai theo đúng chế độ quy định.4.3.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện chỉ đạo các cơ quan có liên
quan cung cấp các thông tin cần thiết và phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp xã
thực hiện công khai việc hỗ trợ trực tiếp của ngân sách nhà nước đối với cá
nhân, dân cư.

Chất vấn và trả lời chất vấn: Mặt trận tổ Quốc xã, các tổ chức đoàn thể
ở xã và nhân dân giám sát việc thực hiện công khai của UBND cấp xã theo
các quy định của Thông tư này. Nếu có thắc mắc có quyền chất vấn Chủ tịch
UBND cấp xã về các nội dung công khai.Chủ tịch UBND cấp xã phải trả lời
chất vấn về các nội dung công khai, việc trả lời chất vấn có thể trả lời trực tiếp
hoặc trả lời bằng văn bản. Trong trường hợp nội dung chất vấn có liên quan
đến các cơ quan, đơn vị thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện được giao nhiệm vụ
xét duyệt hỗ trợ cho cá nhận, dân cư; UBND cấp xã có quyền yêu cầu cơ quan
đó trả lời bằng văn bản cho người chất vấn thay cho UBND cấp xã.Trường
hợp trả lời bằng văn bản, thời gian trả lời chất vấn chậm nhất sau 10 ngày, kể
từ ngày tiếp nhận nội dung chất vấn. Trường hợp nội dung chất vấn phức tạp,
11


cần nhiều thời gian để chuẩn bị trả lời thì phải có văn bản hẹn ngày trả lời cụ
thể cho người chất vấn, nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được nội
dung chất vấn.
Tổ chức thực hiện:1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể
từ ngày đăng Công báo.2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ
chức thực hiện; cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân
dân cùng cấp thực hiện đầy đủ những quy định về việc công khai ngân sách
nhà nước.

7. Xử lý vi phạm
Theo quy định của pháp luật hiện hành, những hành vi sau bị coi là
hành vi vi phạm quy định của pháp luật về công khai tài chính:
- Công khai không đầy đủ nội dung, hình thức, thời gian quy định.
- Công khai số liệu sai sự thật;
- Công khai những số liệu thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Không thực hiện báo cáo hoặc báo cáo chậm thời gian, báo cáo sai sự thật.
Tổ chức, đơn vị, cá nhân vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ mà xử lý kỷ
luật theo quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất của
công chức; xử phạt hành chính đối với vi phạm về báo cáo và công khai tài
chính theo quy định tại Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 4/11/2004 của
Chính phủ về xử lý phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, Thông tư
số 120/2004/TT-BTC ngày 15/12/2004 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực
hiện một số điều của Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 4/11/2004 của
Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; hoặc bị truy
cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
II. Thực trạng công khai trong hoạt động ngân sách nhà nước
1. Thực trạng công khai trong hoạt động ngân sách nhà nước
Việc công khai ngân sách bước đầu đã phát huy được tác dụng; công tác
kiểm tra nội bộ, cấp trên với cấp dưới được tăng cường và từng bước phát huy
vai trò giám sát của các đoàn thể, quần chúng nhân dân, người lao động, đã
góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí, chống tham nhũng. Đồng thời, đã tạo được kênh thông tin
quan trọng phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, nghiên cứu về tài chính –
ngân sách của các tổ chức, cá nhân, được các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước ủng hộ.
12


Thời gian qua, việc công khai minh bạch ngân sách được thể hiện trên
các phương diện như:
Về phân định rõ vai trò và quyền hạn: Luật Ngân sách nhà nước đã phân
định rõ vai trò, quyền hạn giữa Quốc hội và HĐND các cấp; quy định rõ, công
khai, minh bạch việc phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách
Trung ương và ngân sách địa phương; quy định rõ trách nhiệm và nâng cao
quyền chủ động, trách nhiệm quản lý, sử dụng ngân sách của các bộ, địa

phương, đơn vị sử dụng ngân sách.
Về công bố thông tin: Việc công bố công khai số liệu thu, chi ngân sách
nhà nước ngày càng được tăng cường. Năm 1998 là năm đầu tiên Việt Nam
công bố số liệu thu, chi ngân sách trong cuốn Niên giám thống kê do Tổng cục
Thống kê phát hành hàng năm. Cũng trong năm 1998, Việt Nam lần đầu tiên
đã công bố số liệu thu, chi ngân sách nhà nước của Việt Nam trong Niên giám
Thống kê Tài chính Chính phủ của Quỹ Tiền tệ quốc tế. Ngoài việc quy định
công bố công khai số liệu dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước đã được
Quốc hội và HĐND các cấp quyết định, phê chuẩn, còn mở rộng nội dung
công khai ngân sách và kinh phí của các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ
trợ kinh phí; công khai các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có
nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân; các dự án, công trình đầu tư xây
dựng cơ bản thuộc nguồn ngân sách nhà nước; công khai các khoản hỗ trợ của
ngân sách nhà nước cho các cá nhân, dân cư…
Việc công khai quy trình ngân sách, công khai dự toán, thực hiện dự toán
và quyết toán ngân sách, công khai kết quả kiểm toán ngân sách hàng năm
cũng được đẩy mạnh. Dự toán ngân sách được công khai từ các định hướng
chính sách ngân sách của Nhà nước đối với năm lập dự toán ngân sách; công
khai số liệu dự toán sau khi được Quốc hội và HĐND các cấp phê duyệt. Theo
đó, hàng quý, Bộ Tài chính thực hiện công khai số liệu ngân sách nhà nước
theo mẫu báo cáo thống kê tài chính Chính phủ. Số liệu về thực hiện ngân
sách hàng năm được công khai 2 lần, lần thứ nhất vào thời điểm tháng 11 của
năm đó và lần thứ 2 vào thời điểm tháng 5 của năm sau. Các số liệu quyết toán
ngân sách và báo cáo kiểm toán cũng được công khai theo quy định. Từ năm
2006 đến nay, để tăng cường hơn nữa công tác công khai minh bạch trong
quản lý tài chính công, hàng năm, Bộ Tài chính công khai Báo cáo đánh giá
thực hiện ngân sách nhà nước năm hiện hành và dự toán ngân sách nhà nước
cho năm sau gắn với thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội.
Với sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng, nhân dân có thể
dễ dàng tiếp cận được với những nội dung công khai ngân sách của các cấp

ngân sách được in thành ấn phẩm hoặc đăng trên các phương tiện thông tin đại
chúng, đặc biệt là trên chính những trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính,
của các tỉnh thành phố, trực thuộc trung ương,…
Tuy nhiên, công tác công khai ngân sách vẫn còn nhiều những bất cập,
đòi hỏi phải có sự thay đổi kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả của việc công
13


khai ngân sách. Hạn chế chủ yếu vẫn là các số liệu thống kê, công khai còn
hạn chế. Hiện nay, các quy định của pháp luật mới chỉ dừng lại ở việc quy
định về nội dung công khai, đối tượng công khai, trách nhiệm công khai, thời
hạn và hình thức công khai mà chưa chú trọng đến chất lượng của công khai.
Điều này dẫn đến tình trạng các đối tượng, mặc dù không công khai số liệu sai
sự thật do đã có chế tài xử lý với hành vi này, nhưng lại công khai những số
liệu chung chung, chưa cụ thể, nhiều số liệu còn nhập nhằng.
Công tác công khai hoạt động ngân sách vẫn chưa tạo được những hiệu
quả thực tế thật sự ấn tượng, chưa tạo được những chuyển biến tích cực trong
hoạt động của các đơn vị sử dụng ngân sách, đặc biệt là các Tổng công ty Nhà
nước, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ sử dụng ngân sách nhà nước.
Nguyên nhân là do công tác công khai ngân sách mới chỉ dừng lại ở việc công
khai số liệu mà chưa gắn với việc kiểm tra, thanh tra, chất vấn, làm rõ những
số liệu chưa rõ ràng, phát hiện những sai phạm và xử lí theo các quy định của
pháp luật.
2. Để xuất pháp lí
Để nâng cao hơn nữa tính công khai, minh bạch ngân sách nhà nước, cần:
- Tiếp tục hoàn thiện quy trình ngân sách, nhất là các thủ tục nộp cũng như
thanh toán ngân sách đơn giản hơn, rõ ràng, tránh chồng chéo, gắn quyền hạn
với trách nhiệm, nhất là trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu được giao
giải quyết công việc;
- Xây dựng một hệ thống kế toán nhà nước hoàn chỉnh và sát với thông lệ

quốc tế để sử dụng chung cho tất cả các đơn vị sử dụng ngân sách Trung ương
và ngân sách địa phương; nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống phân loại ngân
sách hiện hành phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm phục vụ tốt hơn trong tổ
chức quản lý ngân sách như công tác công khai, minh bạch và hội nhập quốc
tế;
- Cơ chế luật pháp cần phải hướng tới việc điều chỉnh việc chi tiêu, mua sắm
của Chính phủ. Những vấn đề cần lưu tâm là: Chính phủ phân bổ các nguồn
lực như thế nào; cơ chế đầu tư của chi tiêu công; sau khi đầu tư, mua sắm tài
sản đó thuộc về ai, ai sử dụng? Cần kiểm tra, kiểm soát tài sản quốc gia, kể cả
tài sản định lượng được và tài sản không định lượng được. Việc nâng cao chất
lượng chi tiêu của Chính phủ sẽ góp phần tích cực nâng cao chất lượng hoạt
động tài chính, ngân sách, tạo dựng và củng cố lòng tin của nhân dân.
- Cần gắn chặt công tác công khai hoạt động ngân sách với hoạt động chất
vấn, kiểm tra, giám sát, để tăng cường hiệu quả thực tế của công tác công khai
ngân sách.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng quy chế công khai tài
chính – ngân sách trong các tầng lớp nhân dân để người dân hiểu biết về tình
14


hình công khai ở địa phương, từ đó thực hiện tốt vai trò kiểm tra, giám sát
trong quá trình sử dụng ngân sách nhà nước…
KẾT LUẬN
Công khai, minh bạch trong hoạt động ngân sách là biện pháp quan
trọng hàng đầu để ngăn ngừa tham nhũng. Để ngăn ngừa tham nhũng thì việc
công khai, minh bạch trong cơ chế, chính sách, trong hoạt động của các cơ
quan, tổ chức, đơn vị, tức là làm cho “dân biết” được rõ ràng cơ chế, chính
sách, các hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, công chức
trong hệ thống chính trị là biện pháp quan trọng hàng đầu. Công khai, minh
bạch tạo điều kiện để người dân cũng như xã hội giám sát hoạt động thu, chi,

sử dụng ngân sách nhà nước. Đồng thời, việc công khai, minh bạch cũng đòi
hỏi cơ quan nhà nước, các đối tượng sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện
đúng đắn các quy định của pháp luật, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả ngân sách
nhà nước, tránh tình trạng tham nhũng, phung phí, nhất là ở các đơn vị sử
dụng ngân sách nhà nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Ngân sách Nhà nước 2002
2. Luật Phòng chống tham nhũng
3. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 192/2004/QĐ-TTg ngày
16/11/2004 ban hành quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách,
các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ
bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ
có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp
của nhân dân.
15


4. Thông tư của Bộ Tài Chính số 03/2005/TT-BTC ngày 06/01/2005 Hướng
dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước
và chế độ báo cáo tình hình thực hiện công khai tài chính.
5. Thông tư của Bộ Tài Chính số 10/2005/TT-BTC ngày 02/02/2005 Hướng
dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với việc phân bổ, quản lý sử
dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.
6. Thông tư của Bộ Tài Chính số 19/2005/TT-BTC ngày 11/3/2005 Hướng
dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các quỹ có nguồn từ ngân
sách nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân.
7. Thông Tư của Bộ Tài Chính số 21/2005/TT-BTC ngày 22/03/2005 Hướng
dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân
sách




các

tổ

chức

được

ngân

sách

nhà

nước

hỗ

trợ.

8. Thông tư của Bộ Tài Cính số 29/2005/TT-BCT ngày 14/04/2005 Hướng
dẫn quy chế công khai tài chính doanh nghiệp nhà nước.
9.

Thông tư của Bộ Tài Chính số 54/2006/TT-BTC ngày 19/06/2006 Hướng

dẫn thực hiện quy chế công khai hỗ trợ trực tiếp của ngân sách nhà nước đối

với cá nhân, dân cư.
10. Một số trang web khác như địa chỉ: www.mof.gov.vn)

16



×