Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Phòng ngừa tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trên địa bàn thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.02 KB, 18 trang )

Bài tập lớn Tội phạm học

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tình hình tội phạm luôn là một vấn đề khá hay được không chỉ các nhà
làm luật quan tâm mà còn là vấn đề chung của toàn xã hội. Nhất là trong tình
hình hiện nay khi kinh tế phát triển khá nhanh kéo theo những bất cập không
đáng có, tình hình tội phạm nói chung phát triển khá phức tạp, đặc biệt là tội
phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Chính
vì vậy qua việc tìm hiểu Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Kiều Thị Hảo có
nội dung về “Phòng ngừa tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác
phạm tội mà có trên địa bàn thành phố Hà Nội” chúng ta có thể hiểu sâu hơn về
vấn đề này.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Lớp N05 – Nhóm 2

Page 1


Bài tập lớn Tội phạm học
I) Tóm tắt kết quả nghiên cứu về tình hình tội phạm
Theo số liệu thống kê từ năm 2005 đến năm 2009, tình hình tội phạm tội
chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có diễn ra rất phức
tạp và có chiều hướng gia tăng, nhất là ở địa bàn đô thị. Các hành vi phạm tội có
tính chất gia tăng, các phương pháp, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, dẫn
đến hậu quả là không chỉ làm mất trật tự công cộng, làm rối loạn thị trường mà
còn “hậu thuẫn” cho sự phát sinh thêm nhiều loại tội phạm khác. Do vậy, việc
nghiên cứu tình hình tội phạm này để tìm ra nguyên nhân phạm tội và đưa ra
các biện pháp phòng ngừa tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác
phạm tội mà có trên địa bàn TP. Hà Nội là một yêu cầu bức thiết có ý nghĩa lý


luận và thực tiễn.
Đề tài nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học về tình hình tội phạm tội
chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trên địa bàn TP.
Hà Nội cũ từ năm 2005 đến năm 2009 (địa bàn TP. Hà Nội trước khi sáp nhập
ngày 01/8/2008), bởi đây là địa bàn mà tội phạm này xảy ra nhiều. Nghiên cứu
đề tài trên, tác giả chủ yếu dựa vào số liệu thống kê của TAND TP. Hà Nội và
TANDTC, VKSNDTC, Cơ quan điều tra.
Ngoài phần lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương:
Chương 1: Tình hình tội phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do
người khác phạm tội mà có trên địa bàn TP. Hà Nội từ năm 2005 đến năm 2009.
Chương 2: Nguyên nhân và những biện pháp phòng ngừa tội chứa chấp
hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trên địa bàn TP. Hà Nội.
Sau đây em xin đi vào tóm tắt nội dung chính của Chương 1trong đề tài
mà tác giả đã đào sâu nghiên cứu.

Lớp N05 – Nhóm 2

Page 2


Bài tập lớn Tội phạm học
Theo định nghĩa về tình hình tội phạm thì tình hình tội phạm tội chứa
chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trên địa bàn TP. Hà
Nội từ năm 2005 đến năm 2009 được hiểu là trạng thái, xu thế vận động của tội
phạm này xảy ra trên địa bàn TP. Hà Nội trong khoảng thời gian từ năm 2005
đến năm 2009.
1. Thực trạng của tình hình tội phạm
Để đánh giá một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ tình hình tội phạm,
tác giả đã đánh giá phần tội phạm rõ và tội phạm ẩn.

* Về tình hình tội phạm rõ của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do
người khác phạm tội mà có trên địa bàn TP. Hà Nội
Dựa trên số liệu thống kê của VKSNDTC từ năm 2005 đến năm 2009,
TAND TP. Hà Nội và các TAND cấp huyện cùng với Bảng số liệu dưới đây:
Bảng số 1. Số vụ và số người phạm tội bị xét xử sơ thẩm về tội chứa chấp
hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trên địa bàn TP. Hà Nội
từ năm 2005 đến năm 2009
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
Tổng

Số vụ
Số NPT
19
58
29
64
23
60
19
50
24
62
114
294
Nguồn số liệu: VKSTANDTC, VKSND TP. Hà Nội


Biểu đồ số 1. Số vụ và số người phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do
người khác phạm tội mà có trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2005 đến
năm 2009

Lớp N05 – Nhóm 2

Page 3


Bài tập lớn Tội phạm học
Qua bảng số 1 và biểu đồ số 1 trên cho thấy trong các năm từ năm 2005
đến năm 2009, số người phạm tội luôn nhiều hơn số vụ phạm tội, bình quân mỗi
vụ phạm tội có khoảng 2.58 người phạm tội. Trong năm 2005 số người phạm tội
gấp 3.05 lần số vụ phạm tội, còn các năm 2007; 2009; 2008; 2006 tỷ lệ lần lượt
là 2.63 lần; 2.61 lần; 2.58 lần; 2.21 lần.
Theo quy định của BLHS, tội phạm này thường phát sinh từ một tội phạm
xảy ra trước đó mà chủ yếu từ nhóm các tội xâm phạm sở hữu có tính chất
chiếm đoạt. Bởi vậy, khi nghiên cứu, đánh giá cần so sánh với số vụ, số người
phạm tội thuộc nhóm tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt trên địa
bàn TP. Hà Nội từ năm 2005 đến năm 2009, cụ thể như sau:
Bảng số 2. So sánh số vụ, số người phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản
do người khác phạm tội mà có với nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chất
chiếm đoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2005 đến năm 2009
Năm

2005
2006
2007
2008

2009
Tổng

Điều 250
Số vụ/số NPT
(1)

Nhóm tội XPSH
Tỷ lệ % (1) so
có tính chiếm
với (2)
đoạt
Số vụ/số NPT (2)
19/58
1839/2602
1,03/2,23
29/64
2315/3325
1,25/1,92
23/60
2082/3089
1,10/1,94
19/50
1955/3458
0,97/1,45
24/62
2379/3637
1,01/1,70
114/294
10570/16111

1,08/1,82
Nguồn số liệu: VKSNDTC, VKSND TP. Hà Nội

Những số liệu trên phản ánh một thực trạng là ở địa bàn TP. Hà Nội việc
mua bán, trao đổi tài sản do người khác phạm tội mà có xảy ra nhiều nhưng xử
lý hình sự được rất ít, trong khi đa số các trường hợp sau khi phạm tội thuộc
nhóm các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt thường mang tài sản đi
gửi, cất giấu, mua, bán, trao đổi, trả nợ, cầm cố, thế chấp. Vấn đề này đặt ra câu

Lớp N05 – Nhóm 2

Page 4


Bài tập lớn Tội phạm học
hỏi lớn về vai trò cũng như trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong
công tác phòng ngừa tội phạm này trong thời gian qua.
* Về tình hình tội phạm ẩn của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do
người khác phạm tội mà có trên địa bàn thành phố Hà Nội
Trong điều kiện cho phép tác giả đã nghiên cứu và đưa ra một số nguồn
ẩn của tội phạm này như sau:
Thứ nhất, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà
có đã xảy ra nhưng chưa hoặc không được phát hiện.
Thứ hai, tội phạm đã xảy ra, đã được phát hiện nhưng không được xử lý
về hình sự.
Thứ ba, phương pháp thống kê của các cơ quan chức năng chưa hợp lý.
Từ những phản ánh đúng thực trạng trên, tác giả tiếp tục đưa người đọc
đến với chỉ số tội phạm. Bởi chỉ số tội phạm phản ánh mức độ phổ biến của tội
phạm trong dân cư.
Bảng số 3. So sánh chỉ số tội phạm của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do

người khác phạm tội mà có trên địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh từ năm 2005 đến năm 2009
Năm

TP.Hà Nội
TP. Hồ Chí Minh
Chỉ số
TP (1)
Số NPT
DSTB
Số NPT
DSTB
(1)
(1000
(3)
(1000
người) (2)
người) (4)
2005
58
3133,4
64
6230,9
1,85
2006
64
3184,8
51
6483,1
2,01

2007
60
3228,5
56
6725,3
1,86
2008
50
3555,5
70
6946,1
1,40
2009
62
3651,1
79
7165,2
1,70
Nguồn số liệu: VKSNDTC, VKSND TP. Hà Nội, Tổng cục Thống kê

Lớp N05 – Nhóm 2

Page 5

Chỉ số
TP (2)
1,03
0,79
0,83
1,00

1,10


Bài tập lớn Tội phạm học
Chỉ số TP (1): Chỉ số tội phạm của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người
khác trên địa bàn TP. Hà Nội.
Chỉ số TP (2): Chỉ số tội phạm của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản so người
khác trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Qua tìm hiểu, so sánh về chỉ số tội phạm trên địa bàn TP. Hà Nội và TP.
Hồ Chí Minh đã giúp tác giả khẳng định tình hình tội phạm này trên địa abnf
TP. Hà Nội xảy ra phổ biến hơn TP. Hồ Chí Minh cho dù số vụ án và số người
phạm tội này ở Hà Nội thấp hơn TP. Hồ Chí Minh.
2. Động thái (diễn biến) của tình hình tội phạm
Nghiên cứu về động thái (hay diễn biến) của tình hình tội phạm này nhằm
tìm ra xu thế, quy luật vận động của tội phạm này.
Căn cứ vào Bảng số 1 có thể thấy số vụ và số người phạm tội trên địa bàn
TP. Hà Nội tăng vào những năm 2006, năm 2009 và giảm vào năm 2007, năm
2008, tuy nhiên mức độ tăng giảm của các năm cũng có sự khác nhau. Nếu lấy
mức độ tăng, giảm hàng năm về số vụ về số người phạm tội trên địa bàn TP. Hà
Nội của năm 2005 là 100% thì mức độ tăng, giảm hàng năm của các năm tiếp
theo từ năm 2006 đến năm 2009 được thống kê theo bảng số liệu sau:
Bảng số 4. Mức độ tăng, giảm hàng năm của số vụ và số người phạm tội
chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trên địa bàn
thành phố Hà Nội từ năm 2005 đến năm 2009
Năm
2005
2006
2007
2008
2009


Số vụ

MĐT,GHN
Số NPT
%
19
100
58
29
153
64
23
121,05
60
19
100
50
24
126,3
62
Nguồn số liệu: VKSNDTC, VKSND TP. Hà Nội

Lớp N05 – Nhóm 2

Page 6

MĐT,GHN
%
100

110,3
103,4
86,2
106,9


Bài tập lớn Tội phạm học
Dựa vào Bảng số liệu 4 có thể đánh giá động thái của tình hình tội phạm
luôn biến động và nhìn một cách tổng thể thì diễn biến tình hình tội phạm này
có xu hướng tăng. Xu thế tăng như đánh giá ở trên có thể do nhiều nguyên nhân
khác nhau.
3. Cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm
Khi nghiên cứu tình hình tội phạm tác giả căn cứ vào đặc điểm của tội
phạm này để xem xét cơ cấu của tình hình tội phạm dưới các góc độ, phương
diện khác nhau, từ đó rút ra tính chất của tình hình tội phạm này.
3.1. Cơ cấu của tình hình tội phạm
Cơ cấu của tình hình tội phạm theo tội danh
Bảng số 5. Cơ cấu của tình hình tội phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ


tài sản do người khác phạm tội mà có trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm
2005 đến năm 2009 theo tội danh
Tội danh

100 bản án
Tổng số NPT
206
100%

Tội chứa chấp

1
0,49%

Tội tiêu thụ
205
99,51%
Nguồn số liệu: 100 bản án HSST
Căn cứ vào bảng số liệu trên cho thấy theo nguyên tắc thu hút thì tất cả

những trường hợp chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có nhưng sau
đó lại tiêu thụ tài sản đó thì chỉ bị xét xử về tội tiêu thụ tài sản, còn những
trường hợp chỉ chứa chấp tài sản mà không có hành vi tiêu thụ thì sẽ bị xét xử
về tội chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có. Chính vì vậy, hầu hết
những người phạm tội được thống kế từ 100 bản án HSST đều phạm tội tiêu thụ
tài sản do người khác phạm tội mà có.
 Cơ cấu của tình hình tội phạm theo nhân thân người phạm tội
Bảng số 6. Cơ cấu của tình hình tội phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ
tài sản do người khác phạm tội mà có trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm
2005 đến năm 2009 theo nhân thân người phạm tội
Năm

Lớp N05 – Nhóm 2

Đặc điểm nhân thân của người phạm tội

Page 7

Tổng số



Bài tập lớn Tội phạm học
NPT

2005
2006
2007
2008
2009
Tổng

Tái
phạm

Nam

Nữ

0
2
1
2
2
7

57
59
56
47
61
280


1
5
4
3
1
14

Từ đủ
16 tuổi
đến
dưới
18 tuổi
0
6
1
2
0
9

Từ đủ
18 tuổi
đến
dưới
30 tuổi
15
34
49
40
50

188

Từ đủ
30 tuổi
đến
dưới
45 tuổi
5
23
8
4
10
50

Từ đủ
45tuổi
trở lên
2
1
2
4
2
11

58
64
60
50
62
294


Nguồn số liệu: VKSNDTC, VKSND TP. Hà Nội
Theo số liệu thống kê ở trên cho thấy độ tuổi của người phạm tội cho thấy
rằng số người phạm tội có độ tuổi từ đủ 18 tuổi đến dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ
nhiều nhất (đều chiếm trên 60%). Độ tuổi trên phản ánh đúng về chủ thể của tội
phạm này, bởi chỉ ở độ tuổi trên người phạm tội mới có những mối quan hệ xã
hội nhất định, từ đó họ mới biết được những “địa chỉ” về nguồn tài sản bất hợp
pháp cũng như “địa chỉ” tiêu thụ tài sản bất hợp pháp đó, đồng thời đây cũng là


độ tuổi vẫn ham chơi, dễ sa vào con đường phạm tội.
Cơ cấu của tình hình TP theo nghề nghiệp của người phạm tội
Qua nghiên cứu 100 bản án HSST với 206 NPT, tác giả thấy rằng về nghề
nghiệp của những người phạm tội rất đa dạng như người không có nghề nghiệp,
làm ruộng, làm nghề tự do, kinh doanh, buôn bán, hay cả sinh viên… Chi tiết
được thể hiện ở bảng số liệu dưới đây.
Bảng số 7. Cơ cấu của tình hình tội phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ
tài sản do người khác phạm tội mà có trên địa bàn thành phố Hà nội từ năm
2005 đến năm 2009 theo nghề nghiệp của người phạm tội
STT

Nghề nghiệp

1
2
3

Không nghề nghiệp
Làm ruộng
Sửa chữa xe máy và buôn bán phụ

tùng xe máy
Lái xe
Công nhân
Sinh viên

4
5
6

Lớp N05 – Nhóm 2

Số NPT

Page 8

132
19
11

Tỷ lệ phần
trăm
64,1
9,23
5,34

10
7
9

4,9

3,4
4,4


Bài tập lớn Tội phạm học
7
8
9
10
11
12
13
Tổng

Kinh doanh tự do
Lao động tự do
Kinh doanh dịch vụ cầm đồ
Kinh doanh thu mua sắt vụn
Sửa chữa đồ điện tử, kinh doanh điện
thoại
Kinh doanh vàng, bạc
Nghề khác

4
3
3
3
2

1,9

1,5
1,5
1,5
0,97

1
0,49
2
0,97
206
100
Nguồn số liệu: 100 bản án HSST
Trong tổng số 106 NPT, có tới trên 60% số người phạm tội này không có

nghề nghiệp – phần lớn những người này là những người phạm tội nhiều lần,
hoặc phạm tội có tính chuyên nghiệp và thường dùng các thủ đoạn che giấu
nguồn gốc của tài sản bất hợp pháp. Bên cạnh đó, một số người hoạt động trên
các lĩnh vực thường liên quan đến tội phạm này như làm nghề sửa chữa, buôn
bán phụ tùng xe máy; kinh doanh dịch vụ cầm đồ; thu mua sắt vụn; sửa chữa đồ
điện tử và kinh doanh điện thoại… nhiều khi vì hám lời nên đã bất chấp các quy
tắc hành nghề tiêu thụ những tài sản có nguồn gốc bất hợp pháp. Như vậy, qua
cơ cấu này thấy rằng nghề nghiệp của người phạm tội cũng có ý nghĩa rất quan
trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tội phạm. Nếu một người rơi vào
hoàn cảnh thất nghiệp, không có việc làm ổn định thì dễ phạm tội hơn là những
người có việc làm và thu nhập ổn định.
Qua số liệu thống kê của VKSNDTC và 100 bản án hình sự sơ thẩm về
tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, tác giả đã
nghiên cứu và đưa ra một số cơ cấu về tội phạm này: cơ cấu theo tội danh; theo
loại tội phạm; theo tài sản chứa chấp, tiêu thụ; theo đặc điểm nhân thân của
người phạm tội; theo thời gian, địa điểm phạm tội. Đây là cơ sở quan trọng cho

việc rút ra tính chất của tình hình tội phạm này.

Lớp N05 – Nhóm 2

Page 9


Bài tập lớn Tội phạm học
3.2. Tính chất của tình hình tội phạm
Qua việc phân tích, đánh giá thực trạng, diễn biến cũng như cơ cấu của
tình hình tội phạm này, tác giả đã rút ra một số tính chất của tình hình tội phạm
này trên địa bàn TP. Hà Nội:
Thứ nhất, tính phổ biến của tội phạm: trong thời gian qua, tội phạm này
xảy ra khá phổ biến, là nguyên nhân làm gia tăng các tội phạm khác, đặc biệt là
các tội xâm phạm sở hữu. Bởi lẽ tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà
có chính là “sự hậu thuẫn” cho các tội phạm khác “yên tâm và quyết tâm” thực
hiện đến cùng, gây ra những hậu quả xấu đến trật tự công cộng, gây bức xúc, lo
lắng trong nhân dân.
Thứ hai, thống kê cho thấy số người bị xử phạt từ 03 năm trở xuống
chiếm tỷ lệ thương đối là điều dễ hiểu, tuy nhiên số người phạm tội được Tòa án
cho hưởng án treo lại chiếm đa số - thể hiện sự thiếu nghiêm khắc, thiếu tính răn
đe đối với người phạm tội nên chưa thể hiện được hết mục đích của hình phạt và
chưa có ý nghĩa trong phòng ngừa tội phạm.
Thứ ba, tài sản là đối tượng của tội phạm rất phong phú và đa dạng,
nhưng thường là tài sản có giá trị lớn như ô tô, xe máy, dây chuyền vàng… gây
thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân, làm giảm
lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Thứ tư, người phạm tội chủ yếu là nam giới, nhìn chung trình độ văn hóa
thấp, bên cạnh đó số người phạm tội không có việc làm chiếm tỷ lệ cao… Điều
này cho thấy đặc điểm nhân thân của người phạm tội ảnh hưởng rất nhiều đến

việc thực hiện hành vi phạm tội của họ.
Thứ năm, về thủ đoạn phạm tội: người phạm tội thường tìm mọi cách
“lách luật” tinh vi dưới hình thức “cầm đồ tín chấp”. Đây cũng là một trong các
lý do cho thấy, trên thực tế, nhiều hành vi phạm tội nhưng chưa bị truy tố, xét
xử.
Lớp N05 – Nhóm 2

Page 10


Bài tập lớn Tội phạm học
Thứ sáu, về địa điểm tiêu thụ tài sản: người phạm tội có hai xu hướng tiêu
thụ đó là tiêu thụ ở địa bàn TP. Hà Nội thông qua các hiệu kinh doanh dịch vụ
cầm đồ… đặc biệt là tại khu vực chợ Trời hoặc mang về các tỉnh lân cận để tiêu
thụ.
Như vậy, qua phân tích, đánh giá trên, tác giả đã phác họa ra một bức
tranh toàn cảnh về tình hình tội phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do
người khác phạm tội mà có trên địa bàn TP. Hà Nội trong khoảng thời gian từ
năm 2005 đến năm 2009. Tội phạm này tuy chiếm tỷ lệ không lớn trong tổng số
vụ phạm tội nói chung trên địa bàn thành phố nhưng nó lại tiếp tay, thúc đẩy
nhóm tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt phát triển, từ đó làm
cho tình hình trật tự, an toàn xã hội trở nên bất ổn. Diễn biến của tội phạm này
rất phức tạp, không ổn định, lúc tăng lúc giảm gây khó khăn cho công tác
phòng, chống tội phạm.
II) Nhận xét cá nhân về cách trình bày và kết quả nghiên cứu của tác
giả
Từ trước đến nay, dưới góc độ tội phạm học thì tội chứa chấp hoặc tiêu
thụ tài sản do người khác phạm tội mà có mới chỉ có duy nhất một công trình
nghiên cứu là “Đấu tranh phòng chống tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do
người khác phạm tội mà có trên địa bàn tỉnh Sơn La” (Luận văn thạc sĩ của tác

giả Phùng Mạnh Hùng năm 2005). Trong luận văn, tác giả đã vẽ ra một bức
tranh toàn diện về tình hình tội phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản trên địa
bàn tỉnh Sơn La, tìm ra các nguyên nhân của tội phạm và đưa ra các biện pháp
phòng ngừa tội phạm này trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Tuy nhiên, tình hình tội phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người
khác phạm tội mà có không giống nhau ở tất cả các tỉnh, vùng, miền, mà mỗi
địa phương đều có những nét đặc thù riêng. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài
“Phòng ngừa tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm đề tài cho luân văn cao học của mình.
Lớp N05 – Nhóm 2

Page 11


Bài tập lớn Tội phạm học
Chúng ta đánh giá cao khả năng nghiên cứu, sưu tập số liệu, tra cứu thông tin
của tác giả Kiều Thị Hảo. Luận văn đã đánh giá được thực trạng, động thái
(diễn biến), cơ cấu, tính chất của tình hình tội phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ
tài sản do người khác phạm tội mà có trên địa bàn TP. Hà Nội từ năm 2005 đến
năm 2009; đồng thời chỉ rõ nguyên nhân của tội phạm này. Luận văn còn dự
báo tình hình tội phạm này trên địa bàn TP. Hà Nội trong thời gian tới và đề
xuất các biện pháp phòng ngừa tội phạm này trên địa bàn TP. Hà Nội.
Phạm vi thời gian cần nghiên cứu tối thiểu thường là 5 năm vì đó là thời
gian cần thiết để kết quả nghiên cứu, khảo sát có thể có đủ cơ sở giúp đánh giá
được tình hình tội phạm, và tác giả đã chọn mốc thời gian để nghiên cứu từ năm
2005 đến năm 2009 là hoàn toàn chấp nhận được.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng những phương pháp thống
kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, phương pháp dự báo khoa học và một số
phương pháp khác. Căn cứ vào tình hình tội phạm, có thể thấy rằng tác giả đã
vận dụng đúng khi xem xét vấn đề dưới hai yếu tố hay hai nội dung, đó là yếu tố

thực trạng và yếu tố diễn biến. Trong đó, thực trạng phản ánh tội phạm xét trong
tổng thể tĩnh còn diễn biến phản ánh tội phạm xét trong tổng thể vận động. Tác
giả đã đáp ứng được đòi hỏi của người nghiên cứu là làm rõ được thực trạng và
diễn biến của tội phạm trong Luận văn thạc sĩ của mình.
Ở phần thực trạng, tác giả đã chia tội phạm thành tội phạm rõ và tội phạm
ẩn để nghiên cứu về tình hình tội phạm. Đó là một phương pháp nghiên cứu phù
hợp với khoa học hiện nay. Cụ thể, tội phạm đã được xử lí về hình sự được coi
là tội phạm hiện nay hay tội phạm rõ khi đã được phản ánh trong thống kê tội
phạm. Các tội phạm đã xảy ra mà không được thể hiện trong thống kê tội phạm
như vậy được gọi là tội phạm ẩn. Việc các tội phạm này không được thể hiện
trong thống kê tội phạm là do không được xử lí về hình sự (không được phát
hiện hoặc được phát hiện nhưng không được xử lí về hình sự) hoặc đã được xử
Lớp N05 – Nhóm 2

Page 12


Bài tập lớn Tội phạm học
lí dứt điểm về hình sự (đã có bản án kêt tội có tội có hiệu lực pháp luật) nhưng
không được đưa vào thống kê tội phạm.
Kết quả nghiên cứu tình hình tội phạm cho chúng ta “bức tranh” toàn
cảnh về tội phạm đã xảy ra. “Bức tranh” này, bản thân nó là sự cảnh báo cho xã
hội về khía cạnh của tình hình xã hội. Để có được “bức tranh” như vậy đòi hỏi
việc nghiên cứu tình hình tội phạm phải thực hiện các nội dung nghiên cứu cụ
thể và cần sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với các nội dung
nghiên cứu cụ thể đó. Nghiên cứu tình hình tội phạm không chỉ dừng lại ở mô tả
“bức tranh tội phạm” mà đòi hỏi còn phải phân tích “bức tranh”, so sánh các
“bức tranh” với nhau để qua đó có được sự đánh giá đầy đủ và toàn diện tính
nghiêm trọng của tội phạm đã xảy ra – nghiêm trọng về mức độ cũng như
nghiêm trọng về tính chất. Ở đây đòi hỏi việc nghiêm cứu phải sử dụng đến

phương pháp phân tích, so sánh để đánh giá. Công cụ hỗ trợ việc mô tả thực
trạng của tội phạm xét về mức độ có thể được sử dụng là các bảng số liệu và các
loại biểu đồ. Tác giả đã so sánh số vụ, số người phạm tội này với tổng số vụ, số
người phạm tội nói chung trên địa bàn TP. Hà Nội trong 5 năm từ năm 2005 đến
năm 2009, đưa ra các bảng thống kê chi tiết và lý giải được vì sao so với tổng số
vụ, số người phạm tội nói chung thì số vụ, số người phạm tội chứa chấp hoặc
tiêu thụ tài sản chiếm tỷ lệ rất thấp, chưa đến 1%. Tuy nhiên ở vấn đề này tác
giả vẫn còn lấp lửng và nói bâng quơ rằng “tỷ lệ trên có thể chưa phản ánh
đúng thực trạng của tình hình tội phạm này”. Vậy lý do cho nhận xét này là gì?
Nghiên cứu tình hình tội phạm với mục đích mà tác giả đã đặt ra là dạng
nghiên cứu mô tả trong nghiên cứu thực nghiệm, là một quá trình gồm hai bước:
thứ nhất, thu thập dữ liệu thực tiễn, là dữ liệu về số lượng tội phạm và người
phạm tội, về các cơ cấu của tội phạm mà qua đó phản ảnh được tính chất của tội
phạm trong thời gian tổng thể và trong từng năm; thứ hai, là bước xử lí các dữ
liệu đã thu thập được để kiểm chứng các giả thuyết mô tả tình hình tội phạm và
đi đến các nhận định riêng. Bước thứ nhất là bước quan trọng, tạo cơ sở cho
Lớp N05 – Nhóm 2

Page 13


Bài tập lớn Tội phạm học
bước thứ hai. Để làm rõ hơn thực trạng của tội phạm về mức độ cần đặt các
thông số trong sự so sánh với các thông số khác có liên quan. Ví dụ: Trong
trường hợp tình hình tội phạm được giới hạn trong đơn vị không gian nhất định
thì sự so sánh cần được thực hiện với toàn quốc và với các đơn vị không gian
khác, đặc biệt là với các đơn vị không gian có các thông số cao nhất cũng như
thấp nhất cũng như các đơn vị không gian có các điều kiện về kinh tế - xã hội
tương tự. Ở đây tác giả đã dành thời gian tìm hiểu để đưa ra bảng số liệu so
sánh về tội phạm này trên địa bàn TP. Hà Nội với TP. Hồ Chí Minh và cả nước

từ năm 2005 đến năm 2009. Qua đó thấy được rằng tuy TP. Hồ Chí Minh là
trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, về dân số và diện tích lớn gấp 2 lần của Hà
Nội nhưng trong 2 năm 2006 và năm 2007 số người phạm tội ở Hà Nội vẫn
nhiều hơn số người phạm tội này trên TP. Hồ Chí Minh (bằng 125,50% và
107,14%). Tại sao tác giả lại khẳng định rằng “do trong những năm này TP.
Hà Nội tăng cường công tác đấu tranh đối với tội phạm xâm phạm trật tự công
cộng nhất là khu vực chợ Trời nên đã phá được một số đường dây tiêu thụ tài
sản bất hợp pháp lớn”, khi mà trên thực tế số lượng tội phạm ở Hà Nội trong 2
năm như trên vẫn cao như vậy? Điều quan trọng là khi nghiên cứu tình hình tội
phạm, tác giả phải hiểu rằng, các số liệu thống kê chính thức mới chỉ phản ánh
được một phần của tội phạm.
Tóm lại, qua việc nghiên cứu thực trạng của tội phạm theo phạm vi cụ
thể là địa bàn TP. Hà Nội, tác giả đã thu thập các thông số đủ cho phép mô tả
được “bức tranh” tĩnh, toàn cảnh về loại tội phạm này xét về cả mức độ (mặt
định lượng) và về tính chất (mặt định tính).
Khi đánh giá về diễn biến của tội phạm này, tác giả nghiên cứa chỉ đề cập
sự diễn biến về mực độ. Theo đó, các số liệu được dùng để đánh giá diễn biến
chỉ được bó hẹp trong hai loại số liệu là số liệu về tổng tội phạm đã xảy ra và
tổng người phạm tội đã thực hiện các tội phạm đã xảy ra đó (số liệu tại Bảng
số 1). Đánh giá về diễn biến của tội phạm như vậy mới chỉ là đánh giá sự thay
Lớp N05 – Nhóm 2

Page 14


Bài tập lớn Tội phạm học
đổi của tội phạm xét về mức độ. Đánh giá này chưa phản ánh được đầy đủ sự
thay đổi của tội phạm vì chưa đánh giá được sự thay đổi của tội phạm xét về
tính chất. Để đánh giá được đúng sự vận động của tội phạm xét về tính nghiêm
trọng cần phải xét cả hai sự vận động – vận động của tội phạm xét về mức độ và

vận động của tội phạm xét về tính chất. Hai sự vận động này có thể không tỉ lệ
thuận với nhau và cũng có thể không cùng “tốc độ”. Như vậy, ngoài hai số liệu
về mức độ các số liệu khác phản ánh các cơ cấu bên trong của tội phạm đều
phải được đánh giá để có được nhận xét về xu hướng vận động của tội phạm xét
về tính chất.
Để đánh giá khái quát diễn biến của tội phạm xét về lượng tác giả đã sử
dụng các công thức khác nhau trong việc tính chỉ số gia tăng của tội phạm. Đấy
là một điểm được ghi nhận! Khi nghiên cứu diễn biến của tội phạm xét về đặc
điểm định tính tác giả đã liệt kê được các loại số liệu cần được so sánh – so sánh
để thấy được xu hướng vận động. Các số liệu được sử dụng trong Luận văn là
số liệu hàng năm trong phạm vi nghiên cứu về tội phạm này (tỉ lệ tội ít nghiêm
trọng, tội nghiêm trọng và rất nghiêm trọng), về tính chất và mức độ của hậu
quả, về nhân thân người phạm tội (số liệu tại Bảng số 6), về động cơ phạm tội,
về nạn nhân…
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Qua nghiên cứu tình hình tội phạm về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản
do người khác phạm tội mà có trên địa bàn TP. Hà Nội của tác giả Kiều Thị
Hảo trong 5 năm từ năm 2005 đến năm 2009 đã cho chúng ta nhận ra được tình
hình tội phạm hiện nay, qua đó phân tích, đánh giá sự tác động của các nhân tố
đến việc phát sinh tội phạm này và có những biện pháp phòng ngừa cụ thể nhằm
xóa bỏ các nguyên nhân làm phát sinh tội phạm này.

Lớp N05 – Nhóm 2

Page 15


Bài tập lớn Tội phạm học

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tội phạm học, Nxb. CAND,
Hà Nội, 2012.
2. Dương Tuyết Miên (chủ biên), Giáo trình tội phạm học, Nxb. Giáo
dục, Hà Nội, 2012.
3. Dương Tuyết Miên, “Bàn về tình hình tội phạm”, Tạp chí tòa án nhân
dân, số 24, tháng 12/2007, tr. 5.
Lớp N05 – Nhóm 2

Page 16


Bài tập lớn Tội phạm học
4. Dương Tuyết Miên, “Tội phạm rõ và tội phạm ẩn trong tội phạm
học”, Tạp chí luật học, 3/2010.
5. Kiều Thị Hảo, Phòng ngừa tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do
người khác phạm tội mà có trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ
luật học, Hà Nội, 2011.

Lớp N05 – Nhóm 2

Page 17



×