Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Thủ tục thành lập công ty cổ phần Bia tươi Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.06 KB, 12 trang )

1. Hãy phân tích để thấy rằng: Công ty Lê Sơn - Hà Nội có thể kinh doanh
bia tươi theo các cách thức sau đây hay không? Vì sao?
1.1

Công ty Lê Sơn- Hà Nội có thể cùng góp vốn với Habico để thành lập

CTCP Bia tươi Hà Nội ?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Luật Doanh nghiệp: “Tổ chức, cá
nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lí
doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định
tại Khoản 2 Điều này”. Như vậy, thành lập và quản lí doanh nghiệp là quyền của
tất cả các cá nhân, tổ chức; kể cả cá nhân, tổ chức nước ngoài. Các quyền đó bao
gồm: quyền thành lập doanh nghiệp, quyền lựa chọn mô hình doanh nghiệp,
quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh, quyền tự do lựa chọn quy mô đầu
tư. Từ đó có thể thấy rằng, việc công ty cổ phần Lê Sơn – Hà Nội cùng góp vốn
với công ty sản xuất bia Habico để thành lập công ty cổ phần bia tươi Hà Nội là
việc làm hợp pháp. Tuy nhiên, theo Điểm b, Khoản 1 Điều 77 Luật doanh nghiệp
2005 : “Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và
không hạn chế số lượng tối đa”. Như vậy, để thành lập được công ty cổ phần bia
tươi Hà Nội thì phải có ít nhất ba thành viên đứng ra sáng lập và tham gia trong
suốt quá trình hoạt động của công ty mà trong trường hợp này dù cả hai đều có
đủ điều kiện về tư cách trở thành cổ đông của công ty cổ phần nhưng chủ thể chỉ
là hai (Công ty cỏ phần Lê Sơn và công ty Habico).
 Do đó dự định thành lập công ty cổ phần Bia tươi Hà Nội là không thể
thực hiện được.
1.2 Thành lập chi nhánh tại Tỉnh Hà Nam để sản xuất và kinh doanh bia tươi?
Công ty cổ phần Lê Sơn – Hà Nội là loại hình doanh nghiệp công ty cổ
phần đã được cấp giấy đăng kí kinh doanh chính là chế tạo thiết bị và thi công
xây lắp các công trình công nghiệp. Trụ sở chính của công ty đặt tại Hà Nội.
Ngoài ra, công ty còn có quyền thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh ở trong
1




và ngoài nước để mở rộng sản xuất. Theo Khoản 2, Điều 37 Luật Doanh nghiệp
2005: “Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện
toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện
theo uỷ quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành,
nghề kinh doanh của doanh nghiệp” . Công ty cổ phần Lê Sơn – Hà Nội là công
ty chuyên kinh doanh chế tạo và thi công xây lắp các công trinh công nghiệp.
Việc công ty muốn thành lập chi nhánh ở tỉnh Hà Nam để sản xuất và kinh doanh
bia tươi là trái với quy định của pháp luật bởi vì “Ngành, nghề kinh doanh của
chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp”
 Như vậy, Công ty cổ phần Lê Sơn không thể kinh doanh theo cách
thành lập chi nhánh tại Tỉnh Hà Nam để sản xuất và kinh doanh bia tươi.
2. Hãy phân tích điều kiện và thủ tục pháp lý cần thiết để Công ty Lê Sơn Hà Nội có thể thực hiện được các dự định trên.
2.1 Điều kiện và Thủ tục thành lập công ty cổ phần Bia tươi Hà Nội
• Phân tích Điều kiện
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì khi thành lập doanh nghiệp nói chung,
loại hình công ty cổ phần nói riêng phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Cụ
thể là phải đáp ứng những điều kiện về chủ thể, vốn và những điều kiện khác như
điều kiện về ngành nghề kinh doanh, điều kiện về tên doanh nghiệp, điều kiện về
trụ sở, điều kiện về chứng chỉ hành nghề,…tùy theo loại ngành nghề kinh doanh.
- Điều kiện về chủ thể:
Pháp luật quy định mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý
doanh nghiệp. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Luật Doanh nghiệp: “ Tổ
chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có thành lập và quản lí
doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định
tại Khoản 2 Điều này”. Việc quy định như trên nhằm đảm bảo sự bình đẳng giữa
các chủ thể khi tiến hành thành lập doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần
2



nói riêng. Tại khoản 2 Điều 13 Luật doanh nghiệp 2005 có quy định các trường
hợp không được thành lập và quản lý doanh nghiệp. Theo đó một số cá nhân sau
không thể trở thành người quản lý, cổ đông sang lập công ty cổ phần: Cơ quan
nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước
để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; Sĩ quan, hạ
sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,….ngoài ra còn một số trường hợp theo quy
định của pháp luật phá sản. Trong tình huống trên, Cả hai Công ty cổ phần Lê
Sơn và công ty Habico đều có đủ điều kiện về tư cách trở thành cổ đông của công
ty cổ phần nhưng mới chỉ có hai thành viên nên họ phải tìm thêm một cá nhân
hoặc tổ chức khác không thuộc khoản 2, Điều 13, Luật doanh nghiệp 2005 để trở
thành một cổ đông nữa của Công ty cổ phần bia tươi Hà Nội.
- Điều kiện về vốn:
Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi
là cổ phần. Theo khoản 1 Điều 84 Luật doanh nghiệp 2005, Các cổ đông sáng lập
phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền
chào bán và phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn chín
mươi ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Công ty cổ phần bia tươi Hà Nội được thành lập phải có số vốn điều lệ nhất định.
Đó là số vốn do các thành viên, cổ đông góp trong một thời hạn nhất định và
được ghi trong Điều lệ công ty. Công ty Lê Sơn – Hà Nội và các thành viên khác
thành lập doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng không thuộc ngành nghề phải có
một lượng vốn pháp định nhất định nên không cần phải đáp ứng điều kiện về vốn
pháp định.
-

Các điều kiện khác:

3



+ Ngành nghề kinh doanh: Công ty cổ phần bia tươi Hà Nội sẽ được thành lập để
sản xuất và cung ứng bia cho thị trường. Đây là ngành nghề không thuộc ngành
nghề cấm kinh doanh (Theo Điều 7 Nghị định 102 hướng dẫn chi tiết thi hành
một số điều của Luật doanh nghiệp thì các ngành nghề bị cấm kinh doanh như:
Kinh doanh vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên
dùng quân sự, ma túy, các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan
hoặc có hại tới giáo dục thẩm mỹ, nhân cách,… ), hạn chế kinh doanh và kinh
doanh có điều kiện theo quy định tại Nghị định 59/2006/NĐ-CP của Chính phủ.
Vì vậy, việc tiến hành hành lập doanh nghiệp như thế là hoàn toàn trở thành hiện
thực.
+ Điều kiện về tên doanh nghiệp: Sau khi đã tập hợp được đầy đủ thành viên theo
luật định, cổ đông sáng lập sẽ tiến hành đặt tên cho doanh nghiệp. Tên doanh
nghiệp không được trùng hoặc nhầm lẫn với doanh nghiệp khác đã đăng kí trên
địa bàn tỉnh, thành phố. Nó được quy định cụ thể tại Điều 31, 32, 33, 34 Luật
doanh nghiệp 2005. Với việc chọn tên công ty cổ phần bia tươi Hà Nội, công ty
Lê Sơn – Hà Nội và các thành viên khác đã làm đúng theo những gì luật định và
tên gọi của công ty sẽ được pháp luật chấp nhận.
+ Điều kiện về trụ sở doanh nghiệp. Khoản 1, Điều 35, Luật doanh nghiệp 2005
quy định: “Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của
doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số
nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và
thư điện tử (nếu có)”. Trụ sở chính của doanh nghiệp gắn liền với hoạt động sản
xuấ, kinh doanh và công ty Lê Sơn – Hà Nội và các thành viên khác cần chọn
một địa điểm phù hợp để đảm bảo cho giao dịch thương mại thuận tiện.
• Thủ tục thành lập công ty cổ phần Bia tươi Hà Nội
4



 Công việc trước khi đăng ký kinh doanh: Bước 1
Điều 14 Luật doanh nghiệp 2005 quy định: “Thành viên, cổ đông sáng lập
hoặc người đại diện theo uỷ quyền được ký các loại hợp đồng phục vụ cho việc
thành lập và hoạt động của doanh nghiệp trước khi đăng ký kinh doanh.” Theo
quy định này thì trước khi thành lập công ty các thành viên có thể ký hợp đồng
phục vụ cho việc thành lập công ty. Tuy nhiện ở Việt Nam “hợp đồng thành lập
công ty” không được ghi nhận trong pháp luật hiện hành, đây cũng không phải là
điều kiện bắt buộc phải có khi thành lập công ty. Tuy nhiên, xét về mặt bản chất
hợp đòng thành lập công ty là sự thỏa thuận về các nội dung liên quan đến việc
góp vốn thành lập công ty của các thành viên thì cũng có thể thấy đây là một việc
quan trọng khi thành lập công ty. Như vậy, trước khi thành lập Công ty cổ phần
bia tươi Hà Nội các thành viên có thể ký các loại hợp đồng phục vụ cho việc
thành lập và hoạt động của doanh nghiệp trước khi đăng ký kinh doanh

 Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh. Bước 2
Hồ sơ đăng ký kinh doanh là điều kiện cần và đủ để nhà nước xem xét
doanh nghiệp có được ra đời hay không. Theo quy định tại Điều 19 Luật doanh
nghiệp & theo Thông tư số 03/2006 TT-BKT của Bộ kế hoạch và đầu tư thì hồ sơ
thành lập công ty cổ phần bao gồm:
+ Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh: Nội dung giấy đề nghị đăng ký kinh
doanh bao gồm: Tên doanh nghiệp; Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; số
điện thoại, số fax, địa chỉ giao dịch thư điện tử (nếu có); Ngành, nghề kinh
doanh; số cổ phần của cổ đông sáng lập, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần và tổng
số cổ phần được quyền chào bán của từng loại đối với công ty cổ phần; Họ, tên,
chữ ký, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu

5



hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông sáng lập hoặc người đại
diện theo uỷ quyền của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.
Mẫu giấy đề nghị theo quy định của Bộ kế hoạch và đầu tư. Trong bản
đăng kí, công ty cổ phần Lê Sơn – Hà Nội cùng với các thành viên bầu ra một
người đại diện theo pháp luật phải khai báo đầy đủ và chính xác các thông tin cá
nhân để cơ quan có thẩm quyền biết và tiện liên lạc, đảm bảo lợi ích hợp pháp
của chính công ty cũng như các công ty khác. Người đại diện theo pháp luật của
công ty cổ phần bia tươi Hà Nội cũng phải khai báo đầy đủ và chính xác các
thông tin như: tình trạng công ty, tên công ty, địa chỉ trụ sở chính, ngành nghề
kinh doanh, vốn điều lệ, danh sách cổ đông, thông tin đăng kí thuế.
+ Dự thảo điều lệ công ty cổ phần: Dự thảo điều lệ được tất cả cổ đông
sáng lập (hoặc người đại diện theo ủy quyền của công ty sáng lập là tổ chức) và
người đại diện theo pháp luật kí từng trang (1 bản). Dự thảo Điều lệ của công ty
cổ phần bia tươi Hà Nội sẽ gồm có 64 Điều, theo mẫu được quy định tại Thông
tư 14/2010/BKH ngày 04/06/2010 về đăng kí doanh nghiệp của Bộ kế hoạch và
đầu tư. Bản dự thảo Điều lệ của công ty cổ phần bia tươi Hà nội ghi rõ về hình
thức là công ty cổ phần, tên gọi là công ty cổ phần bia tươi Hà Nội và trụ sở công
ty là ở Hà Nội; ngành, nghề kinh doanh là bia tươi cùng với đó là các vấn đề như
vốn Điều lê, cơ cấu và phương thức huy động vốn cùng những vấn đề pháp lí cơ
bản khác của công ty. Bản dự thảo là cơ sở bước đầu cho việc lập ra một bản
Điều lệ hoàn chỉnh cho công ty.
+ Danh sách cổ đông sáng lập (1 bản theo mẫu) và giấy tờ kèm theo sau
đây:
- Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của tất cả cổ đông sáng lập, người
đại diện theo pháp luật. Đối với cá nhân là người Việt Nam, hồ sơ bao gồm bản
sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực.Về vấn đề này, nếu
công ty cổ phần Lê Sơn – Hà Nội có kêu gọi một cá nhân nữa để trở thành cổ
đông sáng lập của công ty cổ phần bia tươi Hà Nội phải có những giây tờ này.
6



- Nếu cổ đông sáng lập là tổ chức, hồ sơ bao gồm: Bản sao quyết định thành
lập, giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc giấy tờ tương đươngkhác, Điều lệ
hoặc tài liệu tương đương khác. Một doanh nghiệp khác trở thành cổ đông của
công ty cổ phần bia tươi Hà Nội thì sẽ phải gửi những loại giấy tờ này lên cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Văn bản xác định vốn pháp định
Do công ty cổ phần bia tươi Hà Nội kinh doanh bia tươi, là loại ngành
nghề không thuộc danh mục phải có điều kiện về vốn pháp định và các ngành
nghề kinh doanh có chứng chỉ hành nghề nên sẽ không phải lập hồ sơ chứng
minh về điều kiện vốn và chứng chỉ hành nghề. Và tất cả các giấy tờ cần phải có
đều phải có chữ kí của người đại diện theo pháp luật của công ty.
Ngoài ra, hồ sơ đăng kí kinh doanh của công ty cổ phần bia tươi Hà Nội
còn cần có bản kê khai thông tin đăng kí thuế. Bản kê khai thông tin đăng kí thuế
bao gồm các chỉ tiêu: địa chỉ nhận thông báo thuế, ngày bắt đầu hoạt đọng kinh
doanh, năm tài chính, tổng số lao động… Công ty cổ phần bia tươi Hà Nội có thể
trực tiếp thực hiện thủ tục đăng kí kinh doanh hoặc kí kết hợp đồng dịch vụ thành
lập công ty vơi các công ty luật. Sau khi đã hoàn tất các thủ tục về hồ sơ đăng kí
kinh doanh, công ty cổ phần bia tươi Hà Nội phải nộp hồ sơ đến Phòng đăng kí
kinh doanh thành phố Hà Nội và thời hạn giải quyết hồ sơ là 5 ngày kể từ ngày
hồ sơ được nộp.
 Hố sơ đăng ký kinh doanh được nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh
Thuộc Sở kế hoạch vá đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính ( Trong
trường hợp này là Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh thuộc Sở kế hoạch và đầu
tư thành phố Hà Nội).

 Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Bước 3
Sau khi đã thực hiện đầy đủ 2 bước trên và đáp ứng đủ các điều kiện để
được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh tại điều 24 Luật doanh nghiệp thì
7



công ty cổ phần bia tươi Hà Nội sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh
doanh.

 Công bố nội dung đăng ký kinh doanh: Bước 4
Sau khi đăng ký kinh doanh trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày được
cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải đăng trên mạng
thông tin doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc một trong các loại
tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp về các nội dung được quy định
trong điều 28 Luật Doanh nghiệp và các thủ tục sau: Làm tờ khai và nộp thuế
môn bài (Điều 31 Luật Quản lý Thuế, Điều 1 Thông tư Số 42/2003/TT-BTC
ngày 07/05/2003 và Điều 1 Nghị định 75/2002/NĐ-CP ngày 30/08/2002 về thuế
môn bài); Làm thủ tục in hóa đơn và đăng ký mẫu hóa đơn (Điều 6, Điều 8, Điều
9 Nghị định 51/2009/NĐ-CP)...
2.2 Điều kiện và thủ tục thành lập chi nhánh
Như đã phân tích ở phần đầu, Công ty cổ phần Lê Sơn – Hà Nội là công ty
chuyên kinh doanh chế tạo và thi công xây lắp các công trinh công nghiệp. Việc
công ty muốn thành lập chi nhánh ở tỉnh Hà Nam để sản xuất và kinh doanh bia
tươi là trái với quy định của pháp luật bởi vì “Ngành, nghề kinh doanh của chi
nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp”. Như vậy có
nghĩa là muốn được mở chi nhánh ở tỉnh Hà Nam để sản xuất và kinh doanh bia
tươi thì công ty Lê Sơn – Hà Nội phải nộp hồ sơ đến Phòng đăng kí kinh doanh
Hà Nội về việc thay đổi hàng hóa sản xuất ở chi nhánh. Nếu được sự đồng ý của
cơ quan có thẩm quyền thì công ty mới được thực hiện.
Khi đã được cho phép thành lập chi nhánh tại tỉnh Hà Nam, công ty cổ phần
Lê Sơn – Hà Nội phải tiến hành các thủ tục thành lập chi nhánh bằng việc lập hồ
sơ đăng kí thành lập chi nhánh bao gồm:

8



1.

Thông báo thành lập chi nhánh theo mẫu quy định tại Thông tư

14/2010/TT – BKH của Bộ kế hoạch và đầu tư. Công ty Lê Sơn – Hà Nội phải
khai báo đầy đủ và trung thực về tên chi nhánh; địa chỉ chi nhánh; ngành, nghề
kinh doanh, nội dung hoạt động; người đúng đầu chi nhánh; thông tin đăng kí
thuế. Văn bản hông báo này thể hiện nguyện vọng của công ty là muốn mở rộng
sản xuất kinh doanh và muốn được đáp ứng yêu cầu đó.
2.
Quyết định bằng văn bản về việc thành lập chi nhánh của Hội đồng quản
trị công ty. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lí công ty, có toàn quyền nhân
danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không
thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Quyết định thành lập chi nhánh
công ty là một quyết định chiến lược, ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động kinh
doanh của công ty. Và đó cũng là nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng quản trị.
Quyết định của Hội đồng quản trị phải được thể hiện bằng văn bản, thể hiện sự
nhất trí cao và là mong muốn, nguyện vọng của các cổ đông vì lợi ích của công
ty. Kèm theo đó là Biên bản họp về việc thành lập chi nhánh công ty của hội
đồng quản trị.
3.
Công ty Lê Sơn – Hà Nội phải nộp cho cơ quan đăng kí Bản sao Điều lệ
công ty bởi vì họ thành lập chi nhánh ở ngoài thành phố Hà Nội, Bản sao hợp lệ
giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh của công ty. Đây là những giấy tờ chứng
minh tính hợp pháp của công ty và chứng minh tại thời điểm thành lập chi nhánh
công ty vấn đang hoạt động
4.
Công ty Lê Sơn – Hà Nội còn phải có Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ

chứng thực cá nhân còn hiệu lực (chứng minh nhân dân, hộ chiếu) của những
người dầu chi nhánh. Đây là cơ sở để chứng minh công ty có thể quản lí được chi
nhánh hoạt động.
Tất cả các văn bản mà công ty Lê Sơn – Hà Nội phải làm đều phải có chữ kí
của người đại diện theo pháp luật của công ty. Số bộ hồ sơ phải nộp là 1 (trong
vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày quyết định thành lập chi nhánh) và thời hạn
9


cấp giấy chứng nhận đăng kí thành lập chi nhánh là 7 ngày kể từ khi hồ sơ được
gửi đến Phòng đăng kí kinh doanh Hà Nam.
3. Giả sử công ty CP bia tươi HN được thành lập, anh (chị) hãy cho biết các
thành viên của công ty này có thể thực hiện các dự định sau hay không? Nếu
có thể thì thực hiện bằng cách nào?
1 Dự định chỉ phát hành cổ phần ưu đãi.
2 Dự định chủ tịch hội đồng quản trị sẽ là đại diện theo pháp luật của công
ty.
3 Dự định tổ chức đại hội đại biểu cổ đông để thực hiện quyền hạn và nghĩa
vụ của đại hội cổ đông.
• Dự định chỉ phát hành cổ phần ưu đãi của công ty CP bia tươi HN là không
thể thực hiện được. Theo quy định của Luật DN 2005, Khoản 1 điều 78 về các
loại cổ phần: “1. Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ
phần phổ thông là cổ đông phổ thông.” tức là bắt buộc phải có cổ phần phổ
thông. Cũng tại khoản 2 điều 78 nêu rõ rằng Công ty cổ phần có thể có cổ phần
ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ
phần ưu đãi hoàn lại và một số loại cố phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy
định. Mỗi loại cổ phần ưu đãi lại mang đến cho chủ sở hữu nó những đặc quyền
riêng và cũng có những hạn chế nhất định. Như vậy, dựa vào tính chất của các
loại cổ phần trên đây mà nhà làm luật quy định công ty phải có cổ phần phổ
thông bởi lẽ các loại cổ phần ưu đãi tổng quan chung đều bị hạn chế một phần về

chủ thể hoặc quyền lợi biểu quyết, do đó không đảm bảo được đặc trưng của
công ty cổ phần là đối vốn. Do đó công ty bia Hà Nội bắt buộc phải phát hành cổ
phần phổ thông , còn có thể phát hành cổ phần ưu đãi hoặc không.

10


• Dự định chủ tịch hội đồng quản trị sẽ là đại diện theo pháp luật của công ty
có thể thực hiện. Để thực hiện việc này, công ty CP bia tươi HN chỉ cần có quy
định về việc lựa chọn người đại diện theo pháp luật của công ty trong điều lệ của
công ty. Về cơ sở pháp lý, tuy không có hẳn một quy định cụ thể về vấn đề này
trong luật Doanh nghiệp 2005 nhưng nó được gián tiếp nhắc điến trong Điều 116.
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty: “1. Hội đồng quản trị bổ nhiệm một
người trong số họ hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Trường hợp Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị là người
đại diện theo pháp luật thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo
pháp luật của công ty”. Như vậy, khi điều lệ của công ty có quy định thì chủ tịch
hội đồng quản trị của công ty sẽ là đại diện theo pháp luật của công ty, người này
cùng lúc phải có đủ điều kiện để trở thành chủ tịch hội đồng quản trị và đại diện
theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm về cả hai chức vị cũng như có quyền
hạn và nghĩa vụ của cả hai chức vụ theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005
cũng như nghị định 102/2010/NĐ-CP.
• Dự định tổ chức đại hội đại biểu cổ đông để thực hiện quyền hạn và nghĩa
vụ của đại hội cổ đông có thực hiện được hay không còn phụ thuộc vào cách hiểu
nghĩa của từ “đại hội đại biểu cổ đông” và “đại hội cổ đông”. Nếu hiểu đại hội
đại biểu cổ đông là đại hội cổ đông thì không có gì để nói vì nó hoàn toàn có thể
tổ chức họp để thực hiện quyền hạn và nghĩa vụ của chính nó. Tuy nhiên theo
người viết, “đại hội đại biểu cổ đông” hiểu thiên về nghĩa là cuộc họp thường kì
của hội đồng quản trị nhiều hơn, tức là đại hội đại biểu cổ đông hiểu là họp hội
đồng quản trị, cuộc họp của những người cùng nhau có quyền đại diện và quản lí

công ty. Như vậy hiểu theo cách thứ hai, có thể dễ dàng thấy rằng dự định thứ 3
của công ty CP bia tươi HN không thể được thực hiện vì theo quy định của Luật
Doanh nghiệp 2005, hội đồng quản trị và hội đồng cổ đông có quyền hạn và trách

11


nhiệm với tính chất, lĩnh vực và mức độ khác nhau. Hội đồng quản trị theo Điều
108 Luật Doanh nghiệp 2005 là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân
danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không
thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông; còn Hội đồng cổ đông theo Điều 96
cũng của bộ luật này gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết
định cao nhất của công ty cổ phần.

12



×