Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Thực tiễn áp dụng Luật Đầu Tư 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.49 KB, 35 trang )

Tiểu luận Luật Kinh Doanh

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Bình

DANH SÁCH NHÓM 02

ST
T
1

HỌ VÀ TÊN

Nguyễn Xuân Anh

MSSV

GHI CHÚ

11010173

Nhóm
Trưởng

2

Trần Thị Quỳnh Anh

11021483

3


Nguyễn Thị Ngọc Anh

11017913

4

Thiều Thị Linh Chi

11027463

5

Nguyễn Thanh Chương

11013363

6

Trịnh Đình Cường

11035973

SVTH: Nhóm 02

1


Tiểu luận Luật Kinh Doanh

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Bình


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian tìm hiểu và thu thập tài liệu trong thư viện trường Đại học
Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh, thông qua các phương tiện thông tin cùng
sự giúp đỡ của Ths. Nguyễn Thị Ngọc Bình – giảng viên bộ môn Luật Kinh
Doanh, chúng em đã hoàn thành xong đề tài tiểu luận: “Thực tiễn áp dụng Luật
Đầu Tư 2005”. Bài tiểu luận là dấu ấn quan trọng đối với chúng em trong quá
trình học tập. Chúng em xin chân thành cảm ơn tới:
Cô Nguyễn Thị Ngọc Bình – giảng viên hướng dẫn, cô đã tận tình chỉ bảo
chúng em trong suốt quá trình học tập môn này, cũng như luôn sẵn sàng giải đáp
thắc mắc, hướng dẫn cách thực hiện và chỉ ra những sai sót trong bài tiểu luận của
chúng em.
Mặc dù chúng em đã rất cố gắng nhưng vẫn không thể tránh khỏi những sai
sót, mong cô bỏ qua và chúng em hi vọng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp của
cô để chúng em rút kinh nghiệm giúp cho những bài tiểu luận lần sau đạt kết quả
tốt hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn !

SVTH: Nhóm 02

2


Tiểu luận Luật Kinh Doanh

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Bình

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Thanh Hóa, ngày …… tháng …… năm 2012
Giáo viên hướng dẫn
Ths. Nguyễn Thị Ngọc Bình

SVTH: Nhóm 02

3


Tiểu luận Luật Kinh Doanh

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Bình


MỤC LỤC

SVTH: Nhóm 02

4


Tiểu luận Luật Kinh Doanh

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Bình

LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động đầu tư là một phần không thể thiếu trong nền kinh tế thị
trường, nhằm mục đích huy động các nguồn lực trong và ngoài nước để phát
triển kinh tế - xã hội. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam thì việc
thu hút đầu tư nước ngoài là vấn đề trọng tâm mà Đảng và Nhà nước ta đặc
biệt quan tâm ngay từ giai đoạn đầu của quá trình đổi mới đất nước. Sự ra đời
của Luật Đầu tư năm 2005 và một số luật như: Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh
tranh đã góp phần tạo lập một môi trường pháp lý lành mạnh và bảo vệ lợi ích
chính đáng của doanh nghiệp. Tuy nhiên sau hơn 6 năm đưa vào áp dụng, cùng với
sự hiệu quả của Luật Dầu tư thì vẫn còn rất nhiều bất cập và hạn chế gây ảnh
hưởng lớn đến quá trình phát triển của nền kinh tế.
Với đề tài : “ Thực tiễn áp dụng Luật Đầu tư 2005” em hi vọng có thể chỉ rõ
thực tiễn áp dụng luật đầu tư trong các doanh nghiệp ở Việt Nam. Góp phần đưa
Luật đầu tư vào áp dụng phổ biến và phát huy tính tích cực của nó, tạo môi trường
pháp lý lành mạnh và bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp.

SVTH: Nhóm 02


5


Tiểu luận Luật Kinh Doanh

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Bình

CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT ĐẦU TƯ 2005
1. Lịch sử ra đời Luật đầu tư.
Sau khi đất nước ta thống nhất năm 1975, nhu cầu khôi phục và xây dựng nề
kinh tế bị chiến tranh tàn phá nghiêm trọng đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt
quan tâm.
Về chính sách đầu tư, đặc biệt là vấn đề đầu tư nước ngoài, các văn kiện Đại
hội Đảng lần thứ IV và Nghị quyết Trung ương lần thứ 24 nhấn mạnh chủ trương
phát triển kinh tế đất nước, thiết lập và mở rộng quan hệ giữa nước ta với các
nước khác trên thế giới trên cơ sở tôn trọng chủ quyền độc lập, bình đẳng và cùng
có lợi, tích cực tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi để nhanh chóng xây dựng cơ
sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội; tranh thủ vốn và kỹ thuật để tận dụng
cho khả năng tiềm tàng về tài nguyên và sức lao động của nước ta nhằm nhanh
chóng đưa nước ta tiến lên trình độ tiên tiến trên thế giới.
Từ năm 1984, chính sách phát triển kinh tế trong nước và đầu tư nước ngoài
đã có những bước tiến rõ rệt tạo tiền đề cho một giai đoạn mới: giai đoạn mở rộng
các thành phần kinh tế và mở rộng chính sách kinh tế đối ngoại đối với các nước
trên thế giới.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đổi mới cơ chế kinh tế của Việt Nam,
đặc biệt đối với đầu tư nước ngoài đã được ghi nhận trong Nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứVI: “Công bố chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài
vào nước ta dưới nhiều hình thức, nhất là đối với các ngành và cơ sở đòi hỏi kỹ
thuật cao, làm hàng xuất khẩu ”.
Bước sang thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Đảng và Nhà nước ta nhận

thức rằng, muốn có sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng thì cần phải tích cực tham
gia vào phân công lao động quốc tế và gia nhập thị trườg thế giới. Để thực hiện
được tiến trình này, chúng ta chủ trương mở rộng các chính sách kinh tế đối
ngoại, coi phát triển kinh tế đối ngoại là tiền đề của sự phát triển, đồng thời là đòn
bẩy thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế-xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước.
Bên cạnh mục tiêu tận dụng khai thác các yếu tố bên ngoài nhằm phát huy có
hiệu quả nguồn lực trong nước đáp ứng phát triển kinh tế, thực hiện chính sách
mở cửa một cách đồng bộ, phù hợp với hệ thống kinh tế mở, mục tiêu đa dạng hoá
SVTH: Nhóm 02

6


Tiểu luận Luật Kinh Doanh

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Bình

các hoạt động quan hệ đối ngoại, đa phương hoá các quan hệ đối ngoại đang ngày
càng được Đảng và Nhà nước quan tâm và đưa ra những đường lối, chủ trương
đúng đắn là: “tận lực khai thác với hiệu quả cao những lợi thế và nguồn lực của
đất nước, những điều kiện thuận lợi ở trong nước và trong quan hệ đối ngoại, chủ
động mở rộngcác hoạt động kinh tế đối ngoại đối với các kinh tế quốc dân nhằm
góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đã xác định”. Một trong những
hoạt động kinh tế đối ngoại được coi là trọng điểm đó là hoạt động đầu tư trực
tiếp nước ngoài. Trong điều kiện tích luỹ từ nền kinh tế còn hạn chế, khả năng tạo
ra nguồn hàng xuất khẩu bằng các nguồn lực trong nước còn hạn chế, không
thông thạo thị trường thế giới, thì việc mở rộng hợp tác kinh doanh với nước
ngoài, thu hút vốn nước ngoài để khai thác có hiệu quả nguồn lực trong nước, góp
phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước dưới các hình thức đầu tư

trực tiếp là một tất yếu khách quan.
Trong nền kinh tế của nước ta, bên cạnh việc khai thác khả năng của các
thành phần kinh tế tham gia kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa thì việc thu hút đầu tư nước ngoài có
ý nghĩa và tầm quan trọng chiến lược, là mũi nhọn của kinh tế đối ngoại trong một
thời kỳ dài.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định nền kinh tế nước ta, về
cơ bản đã bước ra khỏi khủng hoảng và bước vào thời kỳ phát triển mới: thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Con đường để thực hiện thành
công chủ trương này là là khai thác tối đa nguồn lực trong và ngoài nước. Đảng và
nhà nước ta đều khẳng định coi vốn trong nước là quyết định, vốn ngoài là quan
trọng.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: kinh
tế có đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị
trường có định hướng Xã hội chủ nghĩa ở nước ta, được phát triển lâu dài, bình
đẳng với các thành phần kinh tế khác. Thu hút đầu tư nước ngoài là vấn đề quan
trọng góp phần khai thác các nguồn lực trong nước, mở rộng hợp tác kinh tế quốc
tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước phát triển đất nước.
Trong những năm qua, kể từ khi ban hành Luật đầu tư nước ngoài ở Việt
Nam năm 1987, hoạt động đầu tư nước ngoài ở nước ta đã đạt được những kết
SVTH: Nhóm 02

7


Tiểu luận Luật Kinh Doanh

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Bình


quản đáng kể, góp phần tích cực vào việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã
hội vào thắng lợi của công cuộc đổi mới, đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh
tế, tăng cường thế và lực của Việt Nam trên trường quốc tế. Đầu tư trực tiếp nước
ngoài đã trở thành một trong những nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển,
có tác dụng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, mở ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới; nâng cao năng lực quản lý và trình
độ công nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu; tạo thêm nhiều việc làm mới, góp
phần mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế thế giới.Tuy nhiên,
hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài những năm qua cũng đã bộc lộ những mặt
yếu kém, hạn chế. Cụ thể:
- Nhận thức, quan điểm về đầu tư nước ngoài chưa thống nhất và chưa quán
triệt đầy đủ ở các cấp, các ngành;
- Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài có mặt còn bất hợp lý và hiệu quả tổng
thể về kinh tế-xã hội của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa cao;
- Môi trường đầu tư chưa hấp dẫn; môi trường kinh tế và pháp ký còn đang
trong quá trình hoàn thiện nên chưa đồng bộ;
- Công tác về quản lý đầu tư nước ngoài còn nhiều mặt yếu kém;
- Thủ tục hành chính còn phiền hà;
- Công tác cán bộ còn nhiều bất cập.
Từ những hạn chế đó cho thấy kết quả là nhịp độ tăng trưởng đầu tư trực
tiếp nước ngoài từ năm 1997 liên tục giảm sút; tuy từ năm 2000 có dấu hiệu phục
hồi nhưng chưa vững chắc, nếu không có biện pháp khắc phục sẽ ảnh hưởng đến
nguồn vốn đầu tư phát triển những năm tới. Trong khi đó, cạnh tranh thu hút vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới và khu vực diễn ra ngày càng gay gắt,
nhất là sau khủng hoảng kinh tế khu vực.
Nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, củng cố niềm tin của các nhà đầu
tư, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư phát triển, đóng góp nhiều hơn vào phát triển
kinh tế đất nước góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm
tăng cường thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài ở Việt Nam.
Trên tinh thần đó, ngày 29/11/2005 tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội Khóa XI đã

chính thức thông qua Luật Đầu tư (có hiệu lực từ ngày 01/7/2006). Đến ngày
22/9/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định 108/NĐ – CP quy định chi tiết và
SVTH: Nhóm 02

8


Tiểu luận Luật Kinh Doanh

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Bình

hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư 2005. Những văn bản quy phạm
pháp luật quan trọng này đã đánh dấu một bước phát triển đột phá của pháp luật
về đầu tư ở nước ta. Luật đầu tư 2005 thay thế cho các quy định của Luật Đầu tư
trực tiếp nước ngoài năm 1996 và Luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998.
Kể từ ngày 01/7/2006 – ngày Luật Đầu tư 2005 có hiệu lực, sự phân biệt giữa đầu
tư trong nước và đầu tư nước ngoài chính thức bị bãi bỏ, tiến tới thống nhất một
môi trường đầu tư chung ở Việt Nam.
2. Giới thiệu nội dung cơ bản của Luật đầu tư
Luật đầu tư được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng
11 năm 2005 trên cơ sở hợp nhất hai văn bản luật là Luật khuyến khích đầu tư
trong nước và Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam.
Luật đầu tư gồm có 10 chương, 89 điều. Trong đó:
Chương 1:gồm có 5 điều (từ điều 1 đến điều 5) quy định những vấn đề chung
như: phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, chính sách đầu tư, gải thích từ ngữ
và quy định vấn đề áp dụng pháp luật đầu tư, điều ước quốc tế, pháp luật nước
ngoài và tập quấn đầu tư quốc tế.
Chương 2: gồm có 7 điều (từ điều 6 đến điều 12) quy định về bảo đảm đầu
tư, như: bảo đảm về vốn và tài sản, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, mở cửa thị
trường, đầu tư liên quan đến thương mại; chuyển vốn, tài sản ra nước ngoài; bảo

đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật, chính sách; vấn đề giải quyết
tranh chấp…
Chương 3 :gồm có 8 điều (từ điều 13 đến điều 20 quy định về quyền và
nghĩa vụ nhà đầu tư, bao gồm: quyền tự chủ đầu tư kinh doanh; quyền tiếp cận sử
dụng nguồn lực đầu tư; quyền xuất khẩu, nhập khẩu, quảng cáo, tiếp thị, gia công
và gia công lại liên quan đến hoạt động đầu tư; quyền mua ngoại tệ; quyền chuyển
nhượng, điều chỉnh vốn hoặc dự án đầu tư; thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản
gắn liền với đất; các quyền khác của nhà đầu tư;…
Chương4 :gồm có 6 điều (từ điều 21 đến điều 26) quy định về hin hf thức đầu
tư, bao gồm các hình thức đầu tư trực tiếp; đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư
theo hợp đồng; đầu tư theo phát triển kinh doanh; góp vốn, mua cổ phần và sáp
nhập, mua lại; đầu tư gián tiếp.
Chương 5:gồm có 18 điều (từ điều 27 đến điều 44) bao gồm ba mục: mục 1
là lĩnh vực địa bàn đầu tư, mục 2 là ưu đãi đầu tư và mục 3 là hỗ trợ đầu tư.
SVTH: Nhóm 02

9


Tiểu luận Luật Kinh Doanh

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Bình

Mục 1: (từ điều 27 đến điều 31): Ưu đãi đầu tư quy định về lĩnh vực, địa bàn
đầu tư, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư, bao gồm: lĩnh vực ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi
đầu tư, lĩnh vực đầu tư có điều kiện, lĩnh vực cấm đầu tư và ban hành các danh
mục, các lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư có điều kiện;
Mục 2: (từ điều 32 đến điều 39): đối tượng và điều kiện ưu đãi đầu tư, ưu đãi
về thuế, chuyển lỗ, khấu hao tài sản cố định, ưu đãi về sử dụng đất, thủ tục thực
hiện ưu đãi đầu tư, trường hơp mở rộng ưu đãi.

Mục 3: ( từ điều 40 đến điều 44): hỗ trợ đầu tư. Quy định cụ thể về hỗ trợ
chuyển giao công nghệ, hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ và khuyến khích phát triển dịch vụ
đầu tư; đầu tư kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao,
khu kinh tế; thị thực xuất cảnh, nhập cảnh.
Chương6 :gồm có 22 điều (từ điều 45 đến điều 66) quy định về hoạt động
đầu tư trực tiếp, gồm hai mục:
Mục 1: Thủ tục đầu tư (từ điều 45 đến điều 54) quy định về thủ tục đăng ký
đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước; thủ tục đăng ký đầu tư đối với dự án đầu
tư nước ngoài; thẩm tra dự án đầu tư; thủ tục thẩm tra đối với dự án coa quy mô
vốn đầu tư từ ba trăm tỷ đồng Việt nam trở lên và không thuộpc danh mục đầu tư
có điều kiện; thủ tục thẩm tra đối với dự án thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có
điều kiện; thủ tục đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế; điều chỉnh dự án
đầu tư; thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài; trách nhiệm lập
dự án, quyết định đầu tư, thẩm tra đầu tư; lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án có
nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Mục 2: ( từ diều 55 đến điều 66): Triển khai thực hiện dự án đầu tư. Quy
định về thuê, giao nhận đất thực hiện dự án; chuẩn bị mặt bằng xây dựng, thực
hhiện dự án đầu tư có khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản; thực hiện dự án
đầu tư có xây dựng; giám định máy móc, thiết bị; tiêu thụ sản phẩm tại thị trường
Việt Nam; Tài khoản ngoại tệ, tài khoản tiền đồng Việt Nam….
Chương7: gồm có 7 điều (từ điều 67 đến điều 73) quy định về đầu tư, kinh
doanh vốn nhà nước. Cụ thể gồm vấn đề: quản lý đầu tư, kinh doanh vốn nhà
nước;đầu tư kinh doanh vốn nhà nước vào tổ chức kinh tế; đầu tư của nhà nước
vào hoạt động công ích; đầu tư bằng vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước...
Chương 8: gồm có 6 điều (từ điều 74 đến điều 79 quy định về đầu tư ra nước
ngoài. Cụ thể đầu tư ra nước ngoài; lĩnh vực khuyến khích, cấm đầu tư ra nước
SVTH: Nhóm 02

10



Tiểu luận Luật Kinh Doanh

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Bình

ngoài; điều kiện đầu tư ra nước ngoài; quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư ra nước
ngoài; thủ tục đầu tư ra nước ngoài.
Chương 9: gồm có 8 điều (từ điều 80 đến điều 87) quy định về quản lý nhà
nước về đầu tư. Bao gồm: nội dung quản lý nhà nước về đầu tư; trách nhiệm quản
lý nhà nước về đầu tư; quản lý đầu tư theo quy hoạch; xúc tiến đầu tư; theo dõi,
đanhdgiá hoạt động đầu tư; thanh tra hoạt động đầu tư; khiếu nại, tố cáo, khởi
kiện; xử ký vi phạm.
Chương 10:gồm có 2 điều (từ điều 88 đến điều 89) quy định về điều khoản
thi hành.
3. Vai trò của Luật Đầu tư.
Quốc hội ban hành Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành thực
hiện các mục đích sau:
- Thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước nhằm thúc đẩy tốc độ phát triển kinh
tế khu vực kinh tế tư nhân cũng như đầu tư ra nước ngoài, góp phần kích thích
tăng trưởng kinh tế.
- Góp phần tạo khuôn khổ pháp lý thống nhất và phù hợp với thông lệ quốc
tế cho các hoạt động đầu tư ở Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài.
- Khai thác có hiệu quả tài nguyên của đất nước, tạo thêm công ăn việc làm,
đẩy mạnh hoạt động đầu tư, tăng tích luỹ cho sự nghiệp công nghiệp hoá đất
nước.
- Nhanh chóng tạo được chỗ đứng vững chắc của nước ta trong phân công
lao động quốc tế, tạo được thế mạnh trên thị trường quốc tế.
- Tiếp

tục thể chế hóa sâu sắc đường lối đổi mới và chính sách phát triển nền kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nhằm giải phóng, huy động tối
đa mọi nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
- Duy trì và mở rộng quyền tự do kinh doanh, đảm bảo quyền chủ động, tự quyết
định của nhà đầu tư, tôn trọng quyền tự chủ đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp;
công nhận và bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; đối xử bình
đẳng và khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển kinh doanh.
- Tiếp tục đổi mới vai trò và chức năng quản lý của nhà nước trong quản lý hoạt
động đầu tư theo hướng giảm dần, tiến tới loại bỏ những can thiệp hành chính
không cần thiết, đồng thời tăng cường vai trò cũng như năng lực của nhà nước

SVTH: Nhóm 02

11


Tiểu luận Luật Kinh Doanh

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Bình

trong việc vừa quản lý, định hướng được quá trình phát triển vừa tạo điều kiện để
thị trường phát triển và hoạt động hiệu quả.
- Đảm bảo phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế song phương và đa
phương của Việt Nam.

SVTH: Nhóm 02

12


Tiểu luận Luật Kinh Doanh


GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Bình

CHƯƠNG II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG LUẬT ĐẦU TƯ 2005

-

1. Thực trạng áp dụng Luật Đầu tư.
Theo quy định tại Ngị định 03/NĐ-CP ngày 03//02/2000 và Nghị định
125/NĐ-CP ngày 19/5/2004 của chính phủ thì ở Việt Nam có tất cả 12 ngành nghề
nhà nước cấm kinh doanh, tiêu biểu như : kinh doanh vũ khí, đạn dược, dịch vụ
mại dâm, mua bán phụ nữ, trẻ em; sản xuất pháo; đánh bạc, gá bạc; kinh doanh
dịch vụ môi giới hôn nhân có yếu tố nước ngoài… Trên cơ sở nguyên tắc mở rộng
quyền tự do kinh doanh, ngoại trừ cấm các ngành ngề nêu trên, nhà đầu tư có
quyền đầu tư, kinh doanh trong các ngành ngề còn lại. Nhưng trong quá trình áp
dụng hai nghị định trên đã nảy sinh một số vấn đề cần được xem xét lại cho phù
hợp với tình hình đất nước và quốc tế.
Xuất phát từ thực trạng đó, điều 30 Luật Đầu tư 2005 và các quy định tại
Nghị định 108/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ đã chính thức công bố các
lĩnh vực cấm đầu tư đối với cá dự án đầu tư sau:
1. Các dự án gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia và lợi ích
công cộng.
2. Các dự án gây phương hại đến di tích lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần
phong mỹ tục Việt Nam.
3. Các dự án gây tổn hại đến sức khỏe nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá
hủy môi trường.
4. Các dự án xử lý phế thải độc hại đưa từ bên ngoài vào Việt Nam; sản xuất
các loại hóa chất độc hại hoặc sử dụng tác nhân độc hại bị cấm theo điều ước quốc
tế.
Tuy nhiên tình trạng vi phạm Luật đầu tư vẫn đang còn xảy ra.

Cụ thể trong từng trường hợp sau:
 Các dự án gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia và lợi ích công
cộng, bao gồm:
Sản xuất, chế biến các chất ma túy
Đầu tư kinh doanh dịch vụ điều tra dân sự xâm phạm đến lợi ích của nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức , cá nhân.
Đầu tư trong lĩnh vực thám tử tư.
Ví dụ: Theo Cục CSĐTP về ma túy Bộ Công an, trong thời gian vừa qua,
bằng các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng này đã bóc gỡ nhiều ổ nhóm tự sản xuất
ma túy đá tại các tỉnh thành phố. Điển hình là một số vụ như tại Thanh Hóa do Lê
Sỹ Thiệu, một Việt kiều ở Cộng hòa Czech, cầm đầu; vụ 2 đối tượng Phan Đinh
Tài và Nguyễn Quang Trung, là Việt kiều sống tại Australia về Việt Nam mua một
số lượng lớn thuốc Actifed, xử lý thành dạng bột mang đi tẩu tán, tiêu thụ. Tháng 3
vừa qua Công an tỉnh Nghệ An vừa phá một vụ sản xuất ma túy đá đã đạt đến độ
chuyên nghiệp với sự liều lĩnh và rất tinh vi. Đối tượng chính Lê Thanh Hải đã có
10 năm kinh nghiệm sản xuất hàng trắng. Hải còn lôi kéo bố mẹ và người yêu cùng
tham gia vào việc sản xuất với mình. Hải đã cho xây dựng 3 cơ sở sản xuất ở 3 nơi
SVTH: Nhóm 02

13


Tiểu luận Luật Kinh Doanh

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Bình

với “nhiệm vụ” hoàn toàn khác nhau từ tách phần thô, tạo ma túy dạng rắn, sấy
khô để trong suốt như ma túy đá. Trung bình khoảng 2 tuần, ổ nhóm này lại cho ra
một mẻ ma túy đá, mỗi mẻ từ 1,2kg đến 2kg, được phân phối trên địa bàn Nghệ An
và nhiều tỉnh thành trong cả nước.

 Các dự án gây phương hại đến di tích lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ
tục Việt Nam, cụ thể là:
- Sản xuất cá sản phẩm văn hóa đồi trụy , mê tín dị đoan.
- Các dự án xây dựng trong khuôn viên di tích lịch sử, văn hóa quốc gia; các dự án
làm ảnh hưởng xấu đến kiến trúc, cảnh quan của các di tich lịch sử, văn hóa quốc
gia.
- Kinh doanh mại dâm; buôn bán phụ nữ, trẻ em.
- Thử nghiệm sinh sản vô tính trên người.
Ví dụ: Chùa cổ Trăm Gian được xây dựng từ đời vua Lý Cao Tông (1185) và
được xếp hạng di tích quốc gia từ những năm 60 của thế kỷ trước. Một số hạng
mục công trình: nhà tổ, gác khánh, bia đá… trong quá trình thi công, nhiều trụ gỗ
cổ, bệ đá lâu năm đã được thay mới hoàn toàn, các bức tranh tượng cổ cũng bị sơn
lại bằng các loại sơn công nghiệp. Một di tích quý giá như vậy bị xâm hại hàng
tháng trời, nhưng từ các cấp Chính quyền địa phương đến cơ quan chức năng có
thẩm quyền lại không hề biết hay có bất kỳ động thái xử lý nào. Vụ việc vẫn đang
trong quá trình thanh tra, xác minh rõ sai phạm của các cá nhân và tập thể kiến
nghị xử lý nghiêm theo đúng quy định.
 Các dự án gây tổn hại đến sức khỏe nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy
môi trường, cụ thể là:
- Sản xuất hóa chất bảng 1 (theo công ước quốc tế).
- Sản xuất thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật bị cấm hoặc không được phép sử dụng
ở Việt Nam.
- Sản xuất các loại thuốc chữa bệnh, các loại vắc xin. Sinh phẩm y tế, mỹ phẩm, hóa
chất và chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn chưa được phép sử dụng tại Việt Nam.
Ví dụ: Theo nguồn tin của PV, liên quan đến những sai phạm của Cty TNHH
Oni (gọi tắt Cty Oni -chuyên sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản, thuốc thú
y…), do bác sĩ thú y Đặng Văn Hải, quê ở huyện Hàm Tân, Bình Thuận làm giám
đốc có những dấu hiệu sản xuất thuốc thú y rởm và thức ăn chăn nuôi chứa chất
cấm… Theo đó, các cơ quan chức năng ở Đồng Nai và nhiều tỉnh thành đã tiến
hành kiểm tra để xử lý nghiêm vụ việc. Tại Đồng Nai, C49 và lực lượng liên quan

đã gặp gỡ người dân để truy nguồn cung cấp chất cấm và thuốc thú y. Các trinh sát
đã lập kế hoạch theo dõi hàng chục công ty, cơ sở “có nghi vấn” đồng thời lấy mẫu
một số sản phẩm đi kiểm nghiệm.
Từ kết quả kiểm nghiệm, phát hiện Cty Oni có đến 14 mặt hàng bán ở 20 tỉnh
thành nghi chứa chất cấm. Do đó, ngày 10/4/2012, C49 phối hợp với Chi cục Thú
y, Chi cục Quản lí thị trường (TP.HCM) bất ngờ vào kiểm tra. Tại thời điểm kiểm
tra, Cty Oni có khoảng hơn chục công nhân đang đóng gói các mặt hàng thức ăn bổ
sung cho gia súc. Ngoài 12 tấn nguyên liệu nhập từ Trung Quốc để pha trộn làm
SVTH: Nhóm 02

14


Tiểu luận Luật Kinh Doanh

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Bình

thức ăn cho heo, tổ công tác cũng niêm phong 7,3 tấn sản phẩm đã thành phẩm
gồm các sản phẩm dùng để tăng tốc, tạo nạc, bung mông, nở vai, siêu tăng trọng…
Không những thế, lực lượng chức năng còn phát hiện Cty Oni mua chất cấm của
một công ty dược về pha trộn vào thức ăn chăn nuôi. Do vậy, lực lượng chức năng
đã thu giữ một số mẫu đưa đi kiểm nghiệm gồm cả định tính và định lượng. Kết
quả cho thấy, lô hàng thành phẩm của Cty Oni có trọng lượng 7,3 tấn dương tính
với chất cấm (nhóm Beta-agonist). Do tính chất sai phạm nghiêm trọng, C49 đã có
công văn đề nghị PC49 công an 20 tỉnh thành khu vực phía Nam thu hồi toàn bộ
sản phẩm của Cty Oni. Theo C49, với những sai phạm nói trên, Cty Oni bị phạt 50
triệu đồng, trong đó lỗi sử dụng chất cấm trong thức ăn chăn nuôi bị phạt kịch
khung là 40 triệu đồng.
 Các dự án xử lý phế thải độc hại đưa từ nước ngoài vào Việt Nam; sản xuất các
loại hóa chất độc hại hoặc sử dụng tác nhân độc hại bị cấm theo điều ước quốc tế.

2. Điểm mới của Luật đầu tư.
Luật đầu tư chung với những vấn đề mới quy định theo chương trình xây
dựng pháp luật năm 2005 và đáp ứng yêu cầu gia nhập Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO) của Việt Nam, Luật Đầu tư áp dụng chung đối với đầu tư trong nước
và đầu tư nước ngoài được Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ tám, tháng
10 năm 2005. Vậy, ngoài những vấn đề chung, những vấn đề đã có trên cơ sở hợp
nhất hai luật, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000, Luật
Khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998, có những vấn đề nào mới được quy
định trong dự thảo Luật Đầu tư chung?
Quy định về đầu tư ra nước ngoài Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
tính đến cuối năm 2004, các doanh nghiệp Việt Nam đã có 115 dự án đầu tư ra
nước ngoài, trong đó 111 dự án còn hiệu lực với tổng v ốn đầu tư đăng ký là 222,9
triệu USD, vốn pháp định trên 198 triệu USD. Các nước có nhiều dự án đầu tư của
doanh nghiệp Việt Nam là Liên bang Nga, có 11 dự án, với tổng vốn đầu tư gần
35 triệu USD và Lào có 32 dự án, với tổng vốn là 20,5 triệu USD
Ngoài các lĩnh vực đầu tư mang tính chất sản xuất, kinh doanh, thương mại,
dịch vụ phổ biến, còn có lĩnh vực sẽ mang đến nhiều triển vọng và quan trọng đối
với nền kinh tế nước ta là tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí với một số dự
án có tiềm năng phát triển ở In-đô-nê-xia, An-giê-ri, I-rắc... Điều này cho thấy rõ,
vai trò của đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam . Tuy vậy, cơ sở pháp
lý cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của ta chưa được quy định trong luật. Hiện
tại, Việt Nam mới có Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 1999
SVTH: Nhóm 02

15


Tiểu luận Luật Kinh Doanh


GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Bình

của Chính phủ và một số văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành liên quan. Ngay
Nghị định số 22/1999/NĐ-CP khi ban hành, vì chưa có luật quy định nên phải xin
phép ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định của Điều 56 Luật ban hành văn
bản quy phạm pháp luật và Nghị định 22/1999/NĐ-CP sau thời gian thực hiện đã
bộc lộ những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung.
Nghị định sửa đổi này hiện đang được trình Chính phủ để ban hành. Do đó,
việc quy định đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam trong Luật Đầu tư
chung là vấn đề cần thiết và đã chín muồi. Luật đầu tư dành một chương quy
định những vấn đề có tính nguyên tắc nhất làm cơ sở pháp lý để Chính phủ hướng
dẫn thi hành.
Theo quy định của Luật đầu tư, tất cả các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần
kinh tế đều được đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức đầu tư trực tiếp hoặc gián
tiếp, nhằm mục đích thu lợi nhuận theo quy định của pháp luật Việt Nam và của
nước tiếp nhận đầu tư. Nhà nước Việt nam bảo đảm tạo điều kiện thuận lợi cho
đầu tư ra nước ngoài và bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư Việt Nam tại nước ngoài
theo các điều ước quốc tế. Đối với doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài,
doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài khi đầu tư ra
nước ngoài cần phải đáp ứng thêm các điều kiện:
+ Đã góp đủ vốn pháp định;
+Vốn đầu tư ra nước ngoài được sử dụng từ lợi nhuận v à các khoản đầu tư
được phép chuy ển ra nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Luật đầu tư cũng quy định nghiêm cấm đầu tư ra nước ngoài đối với những
dự án gây hại đến bí mật quốc gia, an ninh quốc phòng, lịch sử.
Luật mới tạo ra những điểm hấp dẫn bằng quy định, các nhà Đầu tư nước
ngoài không còn bị khống chế bởi duy nhất một loại hình Công ty Trách nhiệm
hữu hạn hay bởi cách tổ chức quản lý và điều hành Công ty theo kiểu áp đặt có lợi
cho "chủ nhà". Hơn thế nữa, các biện pháp hỗ trợ, ưu đãi đầu tư sẽ được áp dụng
chung cho tất cả các nhà đầu tư không phân biệt quốc tịch, số lượng lĩnh vực,

ngành nghề kinh doanh có điều kiện được thu hẹp đáng kể và nhiều ngành dịch vụ
sẽ mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Các điểm mới của Luật Đầu tư:
1. Quyền tự do đầu tư được mở rộng.
2. Về hình thức đầu tư áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài được mở rộng.
SVTH: Nhóm 02

16


Tiểu luận Luật Kinh Doanh

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Bình

3. Nhà đầu tư được bảo hộ trong trường hợp trưng thu, trưng dụng, quốc hữu
hoá; trường hợp trung thu, trưng dụng, quốc hữu hoá phải vì mục đích công và
phải được bảo đảm bồi thường, bồi hoàn theo giá thị trường.
4. Về giải quyết tranh chấp, theo quy định của Luật Đầu tư, nhà đầu tư nước
ngoài có quyền đưa các tranh chấp ra giải quyết tại tổ chức, trọng tài nước ngoài.
5. Luật đưa ra các quy chế khuyến khích ưu đãi đầu tư áp dụng thống nhất
cho nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước.
6. Luật đã huỷ bỏ các ưu đãi cũng như các ngăn cấm vi phạm Hiệp định về trợ
cấp chính phủ phù hợp với cam kết quốc tế.
7. Luật có cải cách đáng kể về thủ tục hành chính đối với đầu tư, phân cấp
mạnh mẽ cho địa phương.
3. Những bất cập của Luật đầu tư
Luật Đầu tư chung (ĐTC) là một trong hai luật kinh doanh quan trọng (cùng
với Luật Doanh nghiệp thống nhất) để đẩy nhanh tốc độ phát triển khu vực kinh tế
tư nhân cũng như đầu tư nước ngoài và góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế.
Luật ĐTC sẽ thay thế Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và Luật Đầu tư nước

ngoài, góp phần tạo khuôn khổ pháp lý thống nhất và phù hợp với thông lệ quốc tế
cho các hoạt động đầu tư ở Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài.
Luật Đầu tư chung (ĐTC) được Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XI thảo luận và
thông qua vào tháng 11 – 2005. Trong quá trình thảo luận, có rất nhiều ý kiến
chưa đồng tình ủng hộ, nên nhiều lúc tưởng chừng không thể thông qua vì trong
Luật có quá nhiều bất cập. Thậm chí, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An khi điều
khiển phiên thảo luận kỳ họp này cũng đã tuyên bố, các đại biểu cứ thảo luận kỹ,
nếu chưa nhất trí thì chưa thông qua nhưng…cuối cùng vẫn thông qua.
Nhiều ý kiến của doanh nghiệp cũng như của các chuyên gia pháp luật, kinh
tế cho rằng, các cơ chế quản lý trong Luật ĐTC thể hiện sự can thiệp quá sâu của
Nhà nước vào các hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư.
Những ý kiến đóng góp của các đại biểu không phải là không có lý, vì họ e
ngại Luật ĐTC sẽ “ đẻ ” thêm giấy phép con, vẫn nặng về thủ tục là bước lùi so
với trước…
Sau đây là một số bất cập trong Luật ĐTC:
Luật ĐTC đã đưa ra tiêu chí mới để phân loại các dự án đầu tư và áp dụng
SVTH: Nhóm 02

17


Tiểu luận Luật Kinh Doanh

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Bình

thêm thủ tục đăng ký/cấp phép đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước, đây là
những thủ tục mà cho đến nay, nhà đầu tư trong nước không phải thực hiện.
Như vậy, bên cạnh việc đăng ký thành lập doanh nghiệp, nhà đầu tư trong
nước phải có nghĩa vụ đăng ký đầu tư đối với mọi dự án đầu tư mới.
Hơn thế, những dự án đầu tư nào có giá trị trên 5 tỷ đồng mà thuộc loại dự án

phổ thông sẽ phải được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, còn các dự án đầu
tư thuộc ba nhóm còn lại phải được Nhà nước thẩm định trước khi cấp phép đầu
tư.
Nhiều người cho rằng, nguy cơ ‘’ đẻ ’’ ra những giấy phép con, cản trở hoạt
động của nhà đầu tư là không thể tránh khỏi. Bởi lẽ, muốn được cấp phép đầu tư
phải thuê tư vấn độc lập thẩm định hiệu quả của dự án, phải có chứng nhận thẩm
định chất lượng thiết bị nhập từ nước ngoài. Việc tạo ra những ‘’ giấy phép con ’’
thể hiện tư duy cũ của người quản lý đầu tư, không phù hợp với bối cảnh hội
nhập. Xu hướng chung, quản lý đầu tư phải chuyển từ “ tiền kiểm” sang “hậu
kiểm” , nhằm giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp gia nhập thị trường.
Tăng cường “ hậu kiểm”, cơ quan quản lý sẽ phải chịu khổ và vất vả hơn trong
việc thẩm định các yêu cầu đối với nhà đầu tư.
Chính vì thế, có ý kiến cho rằng, không phải cán bộ quản lý đầu tư không
biết phiền toái của “giấy phép con” , thế nhưng, bằng “giấy phép con” , cơ quan
quản lý đầu tư muốn nắm “đằng chuôi”, giành lấy sự an nhàn cho m ình. “Giấy
phép con” có thể làm sống lại cơ chế “xin- cho” , tạo nên m ảnh đất mầu mỡ cho
tiêu cực, nhũng nhiễu phát sinh. Nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào hoạt
động của doanh nghiệp mà chủ yếu để thị trường quy ết định. Cụ thể, các doanh
nghiệp làm ăn với nhau sẽ giám sát lẫn nhau, và họ sẽ biết ai để có thể “chọn mặt
gửi vàng”!
Đáng lẽ, Luật ĐTC nên cho phép nhà đầu tư đăng ký dự án, đăng ký kinh
doanh cùng một thời điểm và tự chịu trách nhiệm về tính trung thực của dự án,
không cần đến sự thẩm tra của Nhà nước. Nếu trong quá trình hoạt động, doanh
nghiệp muốn đầu tư các dự án vượt ngoài phạm vi ngành nghề đã đăng ký thì
buộc phải đăng ký bổ sung. Như thế, nhà đầu tư không cần đăng ký dự án, chỉ cần
đăng ký kinh doanh, chịu trách nhiệm về dự án đầu tư ở những lĩnh vực ngành
nghề đăng ký.
Quản lý nhà nước về đầu tư không có nghĩa là cơ quan Nhà nước phải thẩm
SVTH: Nhóm 02


18


Tiểu luận Luật Kinh Doanh

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Bình

tra tính khả thi hay hiệu quả của dự án, vì không đủ nhân lực để làm thay chủ đầu
tư.
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh đã kiến nghị: “Đòi hỏi giấy
chấp thuận đầu tư sẽ hạn chế quy ền tự chủ của doanh nghiệp, trong khi nhà đầu
tư không cần đến loại giấy này ” .
Theo quy định của Luật đầu tư thì những dự án phổ thông từ 5 tỷ đồng đến
300 tỷ đồng phải làm nhiều thủ tục để xin Giấy chấp thuận đầu tư của cơ quan
quản lý đầu tư và chịu thêm m ột cơ quan thanh tra mới là thanh tra đầu tư. Đây là
những vấn đề nảy sinh mà Luật Khuyến khích đầu tư trong nước trước đây không
qui định.
Trong khi đó, các doanh nghiệp hiện nay còn phải chịu sức ép từ các đơn vị
thanh tra như: Tài chính, thuế, môi trường, xây dựng, sử dụng đất đai, lao động,
hình sự, cứu hoả, thống kê… Ngoài ra, còn có các cơ quan thanh tra chuyên ngành
về chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng, hàng hải, bưu chính viễn thông, vệ sinh an
toàn thực phẩm…Người ta đã đặt câu hỏi, bất kỳ dự án đầu tư nào cũng đều phải
chịu sự thanh tra của các tổ chức nói trên, không hiểu thanh tra sẽ thực hiện những
công việc gì?
- Bất kỳ dự án đầu tư nào ở doanh nghiệp mà trị giá cổ phần nhà nước từ 100
tỷ đồng trở lên cũng được coi là dự án phổ thông có điều kiện. Như vậy cho dù giá
trị dự án chỉ vài tỷ đồng cũng sẽ được coi là dự án phổ thông có điều kiện và buộc
phải thẩm định bởi cơ quan Nhà nước để cho phép đầu tư. Điều này, Luật hiện
hành cũng không qui định.
- Dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện được coi là dự án phổ thông có

điều kiện. Như vậy là trong việc thành lập doanh nghiệp ở lĩnh vực đòi hỏi vốn
pháp định (Luật Doanh nghiệp không quy định vốn pháp định), chứng chỉ hành
nghề, giấy phép kinh doanh theo qui định hiện hành và theo Dự thảo Luật doanh
nghiệp thống nhất thì nhà đầu tư còn phải lập dự án để xin thêm Giấy chấp thuận
đầu tư và có thể còn phải được sự chấp thuận thêm của một vài cơ quan hành chính
mới. Chẳng hạn như thành lập doanh nghiệp kiểm toán, qui định hiện hành chỉ đòi
hỏi 3 kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề thì được thành lập doanh nghiệp, nếu
theo như dự thảo thì nhà đầu tư còn phải lập dự án đầu tư để xin chấp thuận từ
UBND tỉnh hoặc Bộ Kế hoạch và Đầu tư nữa…
- Bất kỳ dự án đầu tư nào có qui mô vốn trên 1.500 tỷ đồng đều được coi là
SVTH: Nhóm 02

19


Tiểu luận Luật Kinh Doanh

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Bình

dự án quan trọng và phải trình Chính phủ, so với trước có thể thêm vài cơ quan
hành chính Nhà nước tham gia thẩm định dự án. Cụ thể, các dự án xây dựng đô thị
mới, ngoài việc xin phép các cơ quan ban ngành của UBND tỉnh, Bộ Xây dựng, Bộ
Tài nguyên Môi trường, bộ chủ quản, Tổng công ty Nhà nước thì nay có thể phải
xin phép thêm Bộ Kế hoạch và Đầu tư….
- Dự án không sử dụng vốn Nhà nước có qui mô trên 800 tỷ đồng trong lĩnh
vực năng lượng, cơ khí chế tạo, ximăng… được coi là dự án quan trọng và phải
được thẩm định để cấp phép đầu tư và phải trình Chính phủ, so với trước sẽ thêm
vài cơ quan hành chính tham gia xét duyệt dự án nữa. Điều đáng lưu ý là để thẩm
định một dự án thì có thể phải chịu sự điều chỉnh của nhiều Luật chuyên ngành,
như vậy là nhà đầu tư sẽ phải chuẩn bị nhiều bộ hồ sơ cho các cơ quan Nhà nước

khác nhau.
- Mọi dự án đầu tư của doanh nghiệp có cổ phần chi phối của Nhà nước thì
đều được coi như là dự án của doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, thủ tục ra quyết
định sẽ rất phức tạp vì doanh nghiệp đó bị coi là doanh nghiệp nhà nước.
Mục đích của cổ phần hoá là trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp, giảm bớt sự can
thiệp của các cơ quan nhà nước, nay chúng ta lại định áp đặt trở lại cơ chế quản lý
doanh nghiệp Nhà nước cho các doanh nghiệp cổ phần hoá hay chăng?
- Việc qui định bất kỳ dự án đầu tư nào có vốn góp của Nhà nước, dù chỉ là
thiểu số hoặc không đáng kể thì bắt buộc nhà đầu tư phải tổ chức giám định giá trị
và chất lượng thiết bị nhập khẩu tạo tài sản cố định.
Các Luật hiện hành không qui định điều này, đây không phải là vấn đề kiểm
soát đầu tư hay tăng cường quản lý nhà nước mà là sự không hiểu biết về quản lý
nhà nước. Và điều đó sẽ cản trở đầu tư, hạn chế quyền kinh doanh của doanh
nghiệp.
Về vấn đề này, Chủ nhiệm ủy ban Kinh tế và Ngân sách Nguyễn Đức Kiên
cũng phải thừa nhận “Đúng là nay mai phải suy nghĩ sâu sắc hơn đối với dự án đầu
tư, doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước. Nhà nước ‘’thò tay’’ đến đâu để không
triệt tiêu quyền của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc điều hành… Các đại biểu
phản ánh thì mình cố gắng lắng nghe”.
- Nhiều người không tán thành việc qui định bất kỳ dự án nào được xây dựng
mà Nhà nước có vốn góp dù chỉ là thiểu số hoặc không đáng kể thì việc lập, thẩm
định, phê duyệt kỹ thuật, dự toán, tổng dự toán được thực hiện theo qui định của
SVTH: Nhóm 02

20


Tiểu luận Luật Kinh Doanh

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Bình


pháp luật về xây dựng. Nếu qui định như vậy thì đã áp đặt đối tượng doanh nghiệp
này là doanh nghiệp nhà nước rồi, điều này hoàn toàn không có căn cứ.
- Tất cả các dự án đầu tư không phân biệt qui mô vốn, mà có cổ phần Nhà
nước chiếm 30% trở lên thì phải thực hiện đấu thầu để lựa chọn nhà thầu thực hiện
dự án theo qui định của pháp luật về đấu thầu. Như vậy, qui định này can thiệp quá
sâu vào qui chế quản trị doanh nghiệp.
Tổng thư ký Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) Nguyễn
Hoàng Hải cho rằng: “Hàng ngàn doanh nghiệp cổ phần hoá mà Nhà nước nắm giữ
30% cổ phần trở lên sẽ phải chịu thêm nhiều giấy phép con khi toàn bộ các dự án
đầu tư của doanh nghiệp phải trình lên bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, … quyết định.
Đồng thời, họ còn phải mất những khoản tiền phi lý để thuê những tổ chức ‘chân
gỗ’ đóng vai trò thẩm định và sẽ không tránh khỏi tình trạng nhiều doanh nghiệp tư
vấn có quan hệ ‘ruột’ với cơ quan nhà nước…”.
- Luật vẫn còn sự phân biệt giữa doanh nghiệp trong nước và luật đầu tư nước
ngoài. Điều này, Chủ nhiệm ủy ban Kinh tế và Ngân sách Quốc hội cũng thừa
nhận: “ Nước nào cũng có một tí ưu tiên cho ‘’con đẻ’’ của mình”.
 Vấn đề chuyển nhượng dự án đầu tư hay chuyển nhượng vốn
Bản chất của việc đầu tư là nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình
hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư nhằm mục
đích tìm kiếm lợi nhuận hoặc những lợi ích nhất định. Vì vậy, khoản 8 Điều 3
Luật Đầu tư năm 2005 đã định nghĩa: “Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ
vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong
khoảng thời gian xác định”. Do dự án đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn ra để tiến
hành các hoạt động đầu tư, cho nên dự án đầu tư phải là tài sản của nhà đầu tư
và thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư. Về mặt nguyên tắc, nhà đầu tư được
quyền sở hữu, chiếm hữu và định đoạt dự án đầu tư thuộc quyền sở hữu của mình.
Điều này cũng đã được khẳng định tại Điều 17 của Luật đầu tư năm 2005. Cụ
thể, khoản 1 Điều 17 Luật Đầu tư năm 2005 quy định “Nhà đầu tư có quyền
chuyển nhượng, điều chỉnh vốn hoặc dự án đầu tư. Trường hợp chuyển nhượng

có phát sinh lợi nhuận thì bên chuyển nhượng phải nộp thuế thu nhập theo quy
định của pháp luật về thuế”.

SVTH: Nhóm 02

21


Tiểu luận Luật Kinh Doanh

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Bình

Như vậy việc chuyển nhượng dự án đầu tư cũng phải xuất phát từ cái gốc
của vấn đề là chuyển nhượng tài sản. Tuy nhiên, Luật Đầu tư năm 2005 và các
văn bản hướng dẫn thi hành lại không quy định vấn đề chuyển nhượng dự án đầu
tư của nhà đầu tư là chuyển nhượng tài sản. Cụ thể, Điều 66 Nghị định
108/NĐ/CP ngày 22/09/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Đầu tư (sau đây gọi tắt là “Nghị định 108”) đã quy
định về việc chuyển nhượng dự án đầu tư như sau:
“1. Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng dự án do mình thực hiện cho
nhà đầu tư khác. Điều kiện chuyển nhượng dự án thực hiện theo quy định tại
khoản 2 Điều 65 Nghị định này.
2. Trường hợp chuyển nhượng dự án của tổ chức kinh tế không gắn với
việc chấm dứt hoạt động của tổ chức kinh tế chuyển nhượng thì việc chuyển
nhượng dự án sẽ tuân thủ các điều kiện và thủ tục chuyển nhượng vốn quy định
tại Điều 65 Nghị định này.
3. Trường hợp chuyển nhượng dự án gắn với việc chấm dứt hoạt động đầu
tư kinh doanh của tổ chức kinh tế chuyển nhượng thì việc chuyển nhượng dự án
phải tuân thủ quy định về điều kiện, thủ tục sáp nhập, mua lại doanh nghiệp quy
định tại Điều 56 Nghị định này.

4. Trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư gắn với việc chấm dứt hoạt
động của tổ chức chuyển nhượng dự án và nhà đầu tư nhận chuyển nhượng
thành lập tổ chức kinh tế để thực hiện dự án thì thực hiện thủ tục chuyển đổi
chủ đầu tư theo quy định của Nghị định này”.
Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành cần phải quy định về điều kiện,
trình tự, thủ tục, hình thức chuyển nhượng dự án đầu tư. Luật đầu tư năm 2005
quy định một số lĩnh vực, ngành nghề đầu tư có điều kiện. Đối với những lĩnh
vực đầu tư có điều kiện này thì chủ đầu tư phải đáp ứng được những điều kiện
nhất định thì dự án đầu tư mới được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận. Vì thế
khi chuyển nhượng dự án đầu tư thì người nhận chuyển nhượng dự án đầu tư
cũng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định như chủ đầu tư chuyển
nhượng dự án đã được các cơ quan nhà nước chấp thuận. Bên cạnh đó, mặc dù dự
án đầu tư là tài sản của nhà đầu tư, nhưng đây là tài sản đặc biệt có ảnh hưởng đến
nền kinh tế, xã hội, nên pháp luật cũng cần phải quy định về các điều kiện đối
với dự án đầu tư khi chuyển nhượng.
SVTH: Nhóm 02

22


Tiểu luận Luật Kinh Doanh

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Bình

Ngoài ra, vốn đầu tư và vốn doanh nghiệp là các khái niệm hoàn toàn khác
nhau và cũng khác với tài sản của doanh nghiệp. Vốn doanh nghiệp có thể được
hiểu là vốn điều lệ của doanh nghiệp, được ghi trong điều lệ doanh nghiệp và
được nhà nước ghi nhận trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, còn vốn
đầu tư của doanh nghiệp vào dự án đầu tư là toàn bộ tiền, tài sản (hữu hình hoặc
vô hình) mà doanh nghiệp đầu tư hoặc dự định sẽ đầu tư. Trên thực tế, một nhà

đầu tư có thể đầu tư vào nhiều dự án khác nhau và các dự án này đều được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư cho từng dự án riêng
biệt. Quá trình hoạt động, có thể do khó khăn về tài chính hoặc do nhu cầu tái tổ
chức, nhà đầu tư hoàn toàn có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ
một dự án đầu tư và thậm chí một số dự án đầu tư của mình cho nhà đầu tư khác
để có nguồn lực tài chính hoặc tập trung nguồn lực vào các dự án khác trọng tâm,
trọng điểm hơn. Khi chuyển nhượng dự án đầu tư, nhà đầu tư phải căn cứ vào
nhiều yếu tố khác nhau để tính giá thành chuyển nhượng của dự án nhất là căn cứ
vào trị giá những tài sản mà nhà đầu tư đã đầu tư, giá trị lợi ích kinh tế mà dự án
mang lại. Như vậy, việc chuyển nhượng dự án đầu tư của nhà đầu tư không phải
là việc chuyển nhượng vốn và cũng không dẫn đến việc chấm dứt hoạt động của
tổ chức kinh tế là chủ sở hữu dự án đầu tư như Luật Đầu tư năm 2005 và Nghị
định 108 quy định.
Bên cạnh đó, Điều 50 Luật Đầu tư năm 2005 quy định đối với các nhà đầu tư
nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam thì Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời
cũng là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nay là Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp). Trong những trường hợp này, nếu nhà đầu tư nước ngoài chỉ
mong muốn chuyển nhượng dự án đầu tư đang thực hiện mà không muốn
chuyển nhượng doanh nghiệp thì sao.
Ví dụ: nhà đầu tư nước ngoài A lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam với dự án
đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất sơn có tổng vốn đầu tư là 10 triệu USD (tương
đương với 200 tỷ Việt Nam đồng). Với dự án đầu tư xây dựng nhà máy sơn,
nhà đầu tư nước ngoài A cũng thành lập một Công ty B có vốn điều lệ là 6
triệu USD (tương đương 120 tỷ đồng Việt Nam). Như vậy, nhà đầu tư A là chủ
sở hữu của Dự án xây dựng nhà máy sơn đồng thời cũng là chủ sở hữu vốn điều
lệ Công ty B. Theo quy định của pháp luật thì Giấy chứng nhận đầu tư do cơ
quan có thẩm quyền cấp cũng là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của
SVTH: Nhóm 02

23



Tiểu luận Luật Kinh Doanh

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Bình

Công ty B. Trong quá trình hoạt động Công ty B có thể bổ sung thêm nhiều
ngành nghề kinh doanh khác và mở ở nhiều địa phương thêm chi nhánh khác. Do
nhu cầu cơ cấu hoạt động, có thể nhà đầu tư A chỉ mong muốn chuyển nhượng
Dự án nhà máy sản xuất sơn nhưng không muốn chuyển nhượng Công ty B.
Nhà đầu tư A muốn giữ lại Công ty B vì đấy là uy tín, thương hiệu của nhà đầu
tư tại Việt Nam. Theo Luật đầu tư năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi
hành hiện nay thì nhà đầu tư A không thể thực hiện được mong muốn của mình
là chỉ chuyển nhượng Dự án nhà máy sơn mà không chuyển nhượng Công ty B
do Giấy chứng nhận đầu tư cũng đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp. Nếu chuyển nhượng dự án nhà máy sơn thì Nhà đầu tư A phải chuyển
nhượng luôn cả Công ty B hoặc chuyển nhượng Dự án nhà máy sơn và phải tiến
hành giải thể Công ty B. Nếu nhà đầu tư A muốn có Công ty B thì lại phải tiến
hành lập một dự án đầu tư khác và thành lập Công ty mới. Trong trường hợp nhà
đầu tư A tiến hành lập dự án đầu tư khác cũng khó có thể giữ được tên chính xác
của Công ty B.
Việc nhà đầu tư chỉ chuyển nhượng dự án đầu tư mà không phải chuyển
nhượng công ty hoàn toàn có thể thực hiện được nếu Luật đầu tư và các văn bản
hướng dẫn thi hành quy định đúng bản chất của chuyển nhượng dự án là chuyển
nhượng tài sản của công ty và giấy chứng nhận đầu tư độc lập với giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp.Như vậy, trong trường hợp này, rõ ràng Luật đầu tư và
các văn bản hướng dẫn thi hành đã hạn chế và gây ra nhiều khó khăn, phiền
phức cho các nhà đầu tư trong quá trình hoạt động nhất là việc chuyển nhượng
dự án đầu tư của mình.
Qua sự phân tích trên cho thấy các quy định về việc chuyển nhượng dự án

đầu tư theo Nghị định 108 đã không đúng với bản chất của việc chuyển
nhượng dự án. Không những vậy, trong biểu mẫu các văn bản thực hiện thủ tục
đầu tư tại Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 1088/2006/QĐ-BKH
ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi tắt là “Quyết định
1088”) đã không có bất kỳ mục nào cho nhà đầu tư kê khai đăng ký thay đổi
nhà đầu tư. Chính vì vậy, trong quá trình tiến hành thủ tục đăng ký thay đổi Giấy
chứng nhận đầu tư về thay đổi nhà đầu tư, nhiều nhà đầu tư đã bị cơ quan có chức
năng gây khó khăn trong việc kê khai mục thay đổi nhà đầu tư.

SVTH: Nhóm 02

24


Tiểu luận Luật Kinh Doanh

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Bình

 Sự mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật trong quy định về việc
chuyển nhượng dự án đầu tư
Các quy định của pháp luật về việc chuyển nhượng dự án đầu tư được
quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau tùy thuộc vào từng lĩnh vực cụ
thể của dự án đầu tư. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập
đến những mâu thuẫn giữa quy định của Luật Đầu tư năm 2005, Nghị định 108
với những quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về kinh doanh bất động
sản.
Theo khoản 4 Điều 66 Nghị định 108 thì hồ sơ chuyển nhượng dự án đầu tư
chỉ đơn giản bao gồm các tài liệu: văn bản đăng ký chuyển nhượng dự án,
hợp đồng chuyển nhượng dự án, văn bản về tư cách pháp lý của bên nhận chuyển
nhượng; báo cáo tình hình hoạt động triển khai dự án. Hồ sơ chuyển nhượng dự

án đầu tư nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
hoặc Ban quản lý các khu kinh tế, khu công nghệ cao.
Luật Đầu tư năm 2005 và Nghị định 108 không quy định hợp đồng chuyển
nhượng dự án đầu tư có phải công chứng hay không. Vì thế, đối với những dự
án đầu tư có sử dụng đất thì Hợp đồng chuyển nhượng dự án phải căn cứ vào
Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Như vậy, nếu theo Luật đầu tư năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi
hành Luật Đầu tư và Luật Kinh doanh bất động sản và các văn bản Luật kinh
hướng dẫn thi hành doanh bất động sản thì cùng một dự án đầu tư trong lĩnh
vực kinh doanh bất động sản sẽ có hai cơ quan cùng có thẩm quyền tiếp nhận
giải quyết cho nhà đầu tư trong việc chuyển nhượng dự án đầu tư.
Do các quy định của pháp luật quy định về việc chuyển nhượng dự án đầu
tư không cụ thể, không rõ ràng, đồng thời các quy định của việc chuyển nhượng
dự án đầu tư trong lĩnh vực bất động sản phức tạp, rắc rối, nên trên thực tế hiện
nay các dự án đầu tư được chuyển nhượng hầu như diễn ra dưới hình thức
chuyển nhượng vốn của các công ty được giao làm chủ đầu tư của dự án.
Ví dụ: Công ty A lập hồ sơ xin làm chủ đầu tư của Dự án đầu tư trong lĩnh
vực bất động sản. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án đầu tư
của mình, Công ty A sẽ thành lập công ty B do Công ty A sở hữu 100% vốn điều
lệ để sở hữu và triển khai dự án đầu tư. Tài sản hình thành vốn điều lệ của Công
ty B chính là Dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền cấp cho Công ty A.
SVTH: Nhóm 02

25


×