Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Xác định quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình nhiều thế hệ ( từ 3 thế hệ trở lên)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.9 KB, 15 trang )

Đề tài: Xác định quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia
đình nhiều thế hệ ( từ 3 thế hệ trở lên)
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU
NỘI DUNG
I.

Khái quát chung về quan hệ giữa các thành viên trong gia đình nhiều
thế hệ
1. Khái niệm
2. Ý nghĩa của việc điều chỉnh pháp luật về quan hệ giữa giữa các
thành viên trong gia đình nhiều thế hệ
Quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa các thành viên trong gia đình nhiều

II.

III.

IV.

thế hệ
1. Quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng.
2. Quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa cha mẹ con;
3. Quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa ông bà và cháu
4. Quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa anh chị em
Quyền và nghĩa vụ tài sản giữa các thành viên trong gia đình
1. Quyền và nghĩa vụ tài sản vợ chồng
2. Quyền và nghĩa vụ tài sản cha mẹ con;
3. Quyền và nghĩa vụ tài sản giữa ông bà và cháu
4. Quyền và nghĩa vụ tài sản anh chị em


Đánh giá

KẾT THÚC
TÀI LIỆU THAM KHẢO

LỜI NÓI ĐẦU
Nhằm đề cao vai trò của các thành viên trong gia đình trong đời sống xã
hội, giữ gìn và phát huy truyền thống và những phong tục, tập quán tốt đẹp của
dân tộc .pháp luật hôn nhân gia đình luôn vươn tới tiêu chí nâng cao trách nhiệm
1


trong việc thực hiện nghĩa vụ và quyền của các thành viên trong gia đình và xã
hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam. Phát
huy đượcnhững giá trị đạo đức tốt đẹp của các thành viên trong gia đình Các
thành viên được hưởng sự chăm sóc, giúp đỡ nhau Các thành viên quan tâm lẫn
nhau, giúp đỡ, cùng nhau chăm lo đời sống gia đình và xây dựng một gia đình
văn hóa lành mạnh.......Sự đoàn kết của các thành viên cho mục đích chung là
xây dựng sự bền vững, ấm no, hạnh phúc của gia đình. Với ý nghĩa như vậy
nhóm em xin đi vào nghiên cứu đề tài “Xác định quyền và nghĩa vụ giữa các
thành viên trong gia đình nhiều thế hệ ( từ 3 thế hệ trở lên)”.
NỘI DUNG
I.

Khái quát chung về quan hệ giữa các thành viên trong gia đình

nhiều thế hệ
1. Khái niệm
Gia đình là một khái niệm phức hợp bao gồm các yếu tố sinh học, tâm lý,
văn hóa, kinh tế,... khiến cho nó không giống với bất kỳ một nhóm xã hội nào.

Gia đình là một tổ chức đời sống cộng đồng của con người, một thiết chế văn
hóa – xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan
hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, qua hệ nuôi dưỡng và giáo dục... giữa các
thành viên. Có thể thấy gia đình là một hình ảnh thu nhỏ cơ bản nhất của xã hội.
Gia đình hình thành từ rất sớm và trải qua 1 quá trình phát triển lâu dài.
Xét trên căn cứ về quy mô gia đình thì gia đình hai thế hệ (hay gia đình
hạt nhân): là gia đình bao gồm cha mẹ và con. Gia đình ba thế hệ (hay gia đình
truyền thống): là gia đình bao gồm ông bà, cha mẹ và con còn được gọi là tam
đại đồng đường. Tương tự như vậy gia đình bốn thế hệ trở lên: là gia đình nhiều
hơn ba thế hệ. Gia đình bốn thế hệ còn gọi là tứ đại đồng đường. Dưới khía cạnh
xã hội học và về quy mô các thế hệ trong gia đình, gia đình lớn (gia đình ba thế
hệ hoặc gia đình mở rộng) thường được coi là gia đình truyền thống liên quan
tới dạng gia đình trong quá khứ.. Các thành viên trong gia đình được xếp đặt trật
2


tự theo ý muốn của người lãnh đạo gia đình mà thường là người đàn ông cao
tuổi nhất trong gia đình. Ngày nay, gia đình lớn thường gồm cặp vợ chồng, con
cái của họ và bố mẹ của họ (thường được gọi là ông nội bà nội (cha mẹ của bố);
ông ngoại bà ngoại (cha mẹ của mẹ). Trên cớ sở đó có thể xác định quan hệ cơ
bản giữa các thành viên trong gia đình nhiều thế hệ mà ở đây là ba thế hệ là
quan hệ giữa vợ - chồng, giữa bố mẹ - con cái, giữa ông bà – cháu và ngược lại.
(với gia đình bốn thế hệ còn có cụ nội cụ ngoại....)
2. Ý nghĩa của việc điều chỉnh pháp luật về quan hệ giữa giữa các thành
viên trong gia đình nhiều thế hệ
Pháp luật hôn nhân nước ta qua các thời kì , đều quy định quyền và nghĩa
vụ của các thành viên trong gia đình, việc pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ
của các thành viên trong gia đình tạo ra sự gắn bó mật thiết giữa các thành
viên trong gia đình (cha-mẹ, con cháu- ông bà..…) những quy định này góp
phần làm cho các thành viên trong gia đình sống có trách nhiệm với nhau hơn, ,

con cháu có nghĩa vụ tôn trọng, chăm sóc ông bà , cha mẹ của mình ngược lại
cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng con cái thành người có ích cho xã hội.Việc các
thành viên trong gia đình làm tốt bổn phận của mình sẽ góp phần làm cho gia
đình hạnh phúc , ổn định , tạo không khí hòa thuận vui vẻ trong gia đình. Ngoài
ra, việc pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi thành viên trong gia đình
đảm bảo được quyền của các thành viên trong gia đình được thực thi trong cuộc
sống làm cho quan hệ gia đình được duy trì.
II.

Quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa các thành viên trong gia đình

nhiều thế hệ
1. Quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng
a) Nghĩa vụ và quyền thể hiện mối quan hệ tình cảm giữa vợ và chồng
(theo điều 18 luật hôn nhân gia đình)
Hôn nhân trước hết là cuộc sống chung giữa người đàn ông và người đàn
bà: chung nhà, chung bàn ăn và chung chăn gối. Tất nhiên, vợ và chồng không
nhất thiết phải ở chung, ăn chung, ngủ chung một cách liên tục, thường xuyên
3


trong suốt thời kỳ hôn nhân; song, ít nhất giữa họ luôn phải có mối liên hệ sâu
đậm về phương diện sinh hoạt vật chất và thân xác. Luật hôn nhân và gia đình
năm 2000 không ghi nhận một cách rõ ràng nghĩa vụ chung sống; tuy nhiên,
không thể nói rằng mục đích (lành mạnh) của hôn nhân đã đạt được một khi hai
bên kết hôn không thực sự chung sống với nhau. Việc không chung sống liên tục
trong một thời gian dài (gọi nôm na là ly thân) có thể dẫn đến những khó khăn
trong việc duy trì cơ sở đạo lý và cơ sở thực tế của quy tắc suy đoán con chung
của vợ chồng, theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 63 khoản 1, trong
trường hợp người vợ sinh con.

Một trong những điều kiện cần thiết của cuộc sống chung là vợ chồng có
nơi ở chung. “Nơi cư trú của vợ chồng là nơi vợ chồng thường xuyên chung
sống” (BLDS 2005 Điều 55). Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng được thực
hiện trên cơ sở thoả thuận giữa vợ và chồng: “Nơi cư trú của vợ chồng do vợ
chồng lựa chọn, không bị ràng buộc bởi phong tục tập quán, địa giới hành chính
(Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 20). Luật có nói thêm rằng vợ chồng
có thể có nơi cư trú khác nhau, nếu có thoả thuận (BLDS 2005 Điều 55).
Tình yêu thương giữa vợ và chồng không giống tình yêu thương giữa cha
mẹ và con, giữa những người có quan hệ huyết thống nói chung, cũng như giữa
những người bạn, những người đồng nghiệp. Đó là là tình cảm gắn bó giữa hai
con người khác giới tính trong cuộc sống chung. Yêu thương là điều kiện đủ của
chung thuỷ. Vấn đề nằm ở chỗ, luật không quy định khái niệm chung thủy, nên
rất khó xác định thế nào là không chung thủy.
Sự chăm sóc và giúp đỡ có hai mặt - vật chất và tinh thần. Về phương
diện vật chất, vợ chồng có nghĩa vụ hợp tác trong việc bảo đảm việc đáp ứng các
nhu cầu sinh hoạt hợp lý của gia đình, của mỗi cá nhân.Về phương diện tinh
thần, vợ chồng phải dành cho nhau sự chăm sóc tận tuỵ, cả trong sinh hoạt bình
thường cũng như trong lúc ốm đau hoặc khó khăn

4


b) Nghĩa vụ và quyền thể hiện quyền bình đẳng, tự do, dân chủ của vợ
chồng:
*Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng về mọi mặt trong gia đình
Điều 19 luật hôn nhân và gia đình 2010 quy định “ vợ chồng bình đẳng
với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình”. Quyền
bình đẳng đó thể hiện trong việc vợ chồng cũng nhau bàn bạc và quyết định các
vấn đề liên quan đến nhân thân và tài sản của hai vợ chồng, tới các thành viên
trong gia đình, các vấn đề chung của gia đình.

Khoản 4 điều 2 luật hôn nhân quy định “ cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy
con thành công dân có ích cho xã hội”. do vậy, cha mẹ bình đẳng với nhau trong
việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, tạo điều kiện cho con được
sống trong môi trường gia đình lành mạnh.
Vợ chồng còn bình đẳng với nhau về nghĩa vụ thực hiện chính sách dân
số và kế hoạch hóa gia đình( khoản 3 điều 2 luật hôn nhân gia đình). Nước ta là
nước có dân số tăng nhanh, gây ảnh hưởng nền kinh tế đất nước, nhà nước ta
đang vận động kế hoạch hóa gia đình. Như vậy, sinh đẻ có kế hoạch là nghĩa vụ
chung của vợ chồng.
Quyền bình đẳng của vợ chồng được thể hiện trong việc đại diện cho nhau
trước pháp luật ( khoản 1 điều 24). Quyền bình đẳng còn thể hiện trong việc yêu
cầu ly hôn,
*Quyền được lựa chọn nghề nghiệp, học tập và tham gia các hoạt động kinh tế,
chính trị, xã hội, văn hóa ( điều 23)
Hiến pháp nhà nước ta thừa nhận quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân,
trong đó có quyền lựa chọn nghề nghiệp, học tập và tham gia các hoạt động kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội...với tư cách là công dân, vợ chồng được hưởng đầy
đủ các quyền và nghĩa vụ đó.
5


Hiến pháp 1992 khẳng định “ công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào”( điều 70). Điều 22 luật hôn nhân
và gia đình cụ thể hóa quy định “vợ chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo của nhau, không được cưỡng ép cản trở nhau theo hoặc không theo một
tôn giáo nào”.
c) Quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa cha mẹ con
a) Cha mẹ với con
*Quyền và nghĩa vụ trông nom :Con được trông nom phải là con chưa thành
niên. Đối với con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trách nhiệm trông

nom thuộc về người giám hộ và việc trông nom được thực hiện trong khuôn khổ
quyền giám hộ chứ không phải quyền cha mẹ
Sự trông nom của cha mẹ đối với con không chỉ được hiểu như là sự
trông giữ vật chất mà trước hết là tập hợp các biện pháp mà cha mẹ có quyền và
có nghĩa vụ thực hiện nhằm đặt con dưới sự kiểm soát của mình và sự kiểm soát
đó cần thiết cho việc nuôi dạy con có hiệu quả
Cha mẹ không được từ chối việc trông nom con. Vi phạm nghĩa vụ trông
nom, trong trường hợp sự vi phạm có tính chất nghiêm trọng, cha mẹ có thể bị
hạn chế quyền của cha mẹ đối với con (Luật hôn nhân và gia đình năm 2010
Điều 41).
*Quyền và nghĩa vụ giáo dục:Giáo dục được hiểu theo nghĩa rộng nhất, tức là
tập hợp các biện pháp mà cha mẹ có quyền và có nghĩa vụ thực hiện nhằm mục
đích thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của con về trí tuệ, tài năng và nhân cách.
Theo Luật hôn nhân và gia đình năm2010 Điều 37 khoản 1, cha mẹ có nghĩa vụ
và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập như: lựa chon
trường học, giáo dục đạo đức, hướng nghiệp...
b) Con với cha mẹ:

6


Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ đối với con cái ngược lại để phát huy được
tốt quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái thì con cũng phải thực quyền
và nghĩa vụ của mình. Mối quan hệ hai chiều này giúp cho cha mẹ và con trở
nên hoàn thiện hơn trong việc nuôi dạy chăm sóc con cái đối với con và bổn
phận của con đối với cha mẹ. Vì thế mà, theo điều 35 luật hôn nhân và gia đình
“ con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo đối với cha mẹ, lắng
nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống
tốt đẹp của gia đình.Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
Nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ”. Điều này

tạo nên sự cân bằng giữa cha mẹ và con, chỉ khi cả hai bên đều thực hiện tố
quyền và nghĩa vụ của mình thì gia đình đó mới thực sự phát triển.
c) Quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa ông bà và cháu
Quan hệ giữa ông bà và cháu được chi phối bởi các quy định tại Luật hôn
nhân và gia đình năm 2010 Điều 47:
“Ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục
cháu; sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu. Trong trường hợp cháu
chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân
sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không
có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 48 của Luật này, thì ông bà nội,
ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.
“Cháu có bổn phận kính trọng chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà
ngoại”.
các quyền và nghĩa vụ ghi nhận trên đây được thừa nhận cả trong trường
hợp ông bà không sống chung với cháu. Riêng nghĩa vụ nuôi dưỡng chỉ được
đặt thành vấn đề pháp lý trong trường hợp cha mẹ không còn hoặc còn nhưng
không có khả năng thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng của mình đối với con và ông
bà.
7


d) Quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa anh chị em
Theo Luật hôn nhân và gia đình năm2010 Điều 48, anh, chị, em có bổn
phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có nghĩa vụ và quyền đùm bọc, nuôi
dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều
kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.
III. Quyền và nghĩa vụ tài sản giữa các thành viên trong gia đình
1. Quyền và nghĩa vụ tài sản giữa vợ chồng
a) Quyền sở hữu tài sản của vợ chồng:
Luật hôn nhân và gia đình năm 2010 quy định vợ chồng có quyền sở hữu

đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất và vợ chồng có quyền sở hữu với tài
sản riêng
*Đối với tài sản chung hợp nhất: Điều 27 luật quy định tài sản chung của vợ
chồng, cụ thể bao gồm các tài sản:
- Tài sản do vợ chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh
doanh trong thời kì hôn nhân,
- Thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kì hôn nhân như: tiền lương,
tiền trợ cấp, ...cac tài sản mà vợ chồng mua sắm được bằng thu nhập nói trên.
- Tài sản mà vợ chồng có trước khi kết hôn hoặc những tài sản mà được thừa kế
riêng hay được tặng cho riêng trong thời kì hôn nhân nhưng vợ chồng thỏa thuận
nhập vào khối tài sản chung hoặc theo pháp luật quy định là tài sản chung.
Theo khoản 2 điều 28 luật hôn nhân quy định tài sản chung của vợ chổng
“ chỉ được dung để bảo đảm nhu cầu của gia đinh, thực hiện các nghĩa vụ
chung của vợ chồng”.các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
*Đối với tài sản riêng: được quy định tại điều 32 luật hôn nhân...luật khẳng định
vợ chồng có quyền có tài sản riềng, và xác định rõ nguồn gốc phát sinh tài sản

8


riêng ấy.chỉ những tài sản mà vợ hoặc chồng có từ trước khi kết hôn, tài sản mà
vợ hoặc chồng được thừa kế, tặng cho riêng trong thời kì hôn nhân...
b) Quyền và nghĩa vụ câp dưỡng giữa vợ và chồng
Là việc mà vợ chồng có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp
ứng nhu cầu thiết yếu của người kia khi vợ, chồng không cùng chung sống mà
gặp khó khăn, túng thiếu do không có khả năng lao động và không có tài sản tự
nuôi mình. Về mức cấp dưỡng, thời hạn cấp dưỡng được quy định rõ trong luật.
c) Quyền thừa kế tài sản của nhau giữa vợ và chồng
Quyền thừa kế tài sản của nhau giữa vợ và chồng được quy định tại điều
676 BLDS năm 2005 và điều 31 luật hôn nhân gia đình.như vậy, khi một bên vợ

hoặc chồng chết trước, người còn sống sẽ được thừa kế tài sản của vợ hoặc
chồng đã chết. vợ chồng thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo luật cùng với cha mẹ,
các con của người chết...ngoài ra được thừa kế theo di chúc.
2. Quyền và nghĩa vụ tài sản giữa cha mẹ con
a) quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con cái
*Quyền và nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng
- Công việc nuôi dưỡng. Cha mẹ có trách nhiệm bảo đảm các nhu cầu ăn,
mặc, ở, đi lại và nói chung, những nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày
của con.
- Công việc chăm sóc. Cha mẹ phải bảo đảm các điều kiện sống cần thiết
để con không bị ốm đau, bệnh tật và phải chịu các chi phí cần thiết cho việc điều
trị bệnh của con.
- Công việc đào tạo. Luật hiện hành chỉ quy định rất chung: “Cha mẹ...
chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập” (Luật hôn nhân và gia đình năm2010

9


(Điều 37 khoản 1). Trên thực tế, cha mẹ có trách nhiệm thanh toán tất cả các chi
phí cần thiết cho việc học hành của con.
Trường hợp con đã thành niên tàn tật, không có khả năng lao động và
không có tài sản để tự nuôi mình. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2010
Điều 36 khoản 1, cha mẹ có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa
thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không
có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
*Quyền của cha mẹ với tài sản của con:người chưa thành niên dưới 15tuổingười
không có năng lực hành vi hay trong chừng mực nào đó bị hạn chế hành vi chỉ
có thể thực hiện quyền sở hữu của mình đối với tài sản thông qua vai trò của
người đại diện, thông thường cha mẹ là người đại diện cho con cái( điều 39 luật
hôn nhân gia đình 2010)

*Điều 40 luật hôn nhân gia đình 2010 quy định “Cha mẹ phải bồi thường thiệt
hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây
ra theo quy định tại Điều 611 của Bộ luật dân sự.”.Đây là trách nhiệm bổ sung
của cha mẹ, dựa vào lỗi của cha mẹ vì đã thiếu trách nhiệm trong việc trông
nom, chăm sóc, giáo dục quản lý con chưa thành niên hoặc con đã thành niên
mất năng lực hành vi dân sự,
b) quyền và nghĩa vụ của con với cha mẹ
*Nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng của con với cha mẹ:Theo Luật hôn nhân và gia
đình năm 2010 Điều 35, con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha
mẹ. Quy tắc này được nhắc lại và được cụ thể hóa tại Điều 36 khoản 2: “Con có
nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ ốm đau,
già yếu, tàn tật; trong trường hợp gia đình có nhiều con, thì các con phải cùng
nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ”.
*Quyền của con đối với tài sản của cha mẹ:Con không có quyền gì đối với tài
sản của cha mẹ, chừng nào cha mẹ còn sống. Cha mẹ già yếu vẫn tự mình quản
10


lý tài sản của mình, tự mình thu và hưởng hoa lợi từ tài sản của mình. Trong
trường hợp cha và mẹ mất năng lực hành vi, thì con cả đã thành niên có đủ điều
kiện phải là người giám hộ (BLDS 2005 Điều 62 khoản 2).
*Quyền Thừa kế:Trong luật hiện hành, con là người thừa kế theo pháp luật
thuộc hàng thứ nhất của cha mẹ. Trong trường hợp cha hoặc mẹ chết không để
lại di chúc, thì con được gọi để nhận di sản bên cạnh mẹ hoặc cha còn sống và
cha mẹ của người chết (tức là ông bà của con). Thế nhưng, không phải con nào
cũng là người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc của cha mẹ: trong
trường hợp cha, mẹ định đoạt phần lớn tài sản bằng di chúc cho người khác, thì
chỉ con chưa thành niên và con đã thành niên mà không có khả năng lao động và
túng thiếu mới được bảo đảm có một phần di sản bằng 2/3 suất của một người
thừa kế theo pháp luật, trong trường di sản được chia theo pháp luật.

3. Quyền và nghĩa vụ tài sảngiữa ông bà cháu
Ông bà nội (ngoại) và cháu.Chỉ giữa ông bà và cháu trực hệ mới có quan
hệ nghĩa vụ nuôi dưỡng và do đó, mới có quan hệ nghĩa vụ cấp dưỡng. Hơn nữa,
quan hệ trực hệ phải là quan hệ huyết thống: luật Việt Nam hiện hành không xây
dựng khái niệm ông nuôi, cháu nuôi. Luật còn giới hạn cấp độ thân thuộc trực
hệ trong việc xác định chủ thể của nghĩa vụ cấp dưỡng: ông cóc không có nghĩa
vụ nuôi dưỡng chắt và ngược lại.
4. Quyền và nghĩa vụ tài sản giữa anh chị em
Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh chị em là nét đặc trưng của luật hôn nhân
và gia đình Việt Nam hiện hành. Sự đoàn kết giữa anh chị em là mối quan hệ
gắn liền với quan niệm về gia đình truyền thống gồm có ông, bà, cha, mẹ và con.
Dẫu sao, có thể tin rằng theo sự giảm dần của tỷ lệ gia đình đông con do hiệu
quả của chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, quan hệ nghĩa vụ cấp
dưỡng giữa anh chị em đến lúc nào đó sẽ chỉ còn có giá trị lý thuyết.
IV.

Đánh giá
11


1. Hạn chế
hiện nay, quan hệ giữa cha mẹ và con cái khá lỏng lẻo ở một số gia đình.
Con cái họ trưởng thành chủ yếu từ môi trường xã hội: nhà trường, bạn bè, hội
hè. Hội hè có khi chỉ là những nhóm thanh thiếu niên tụ tập nhau theo một ý
thích chung, như đua xe máy, đi hát karaoke, đến vũ trường, đánh bạc, hút sách,
chè chén, nhậu nhẹt và do vậy, dễ sa vào con đường trộm cắp, cướp giật khi
thiếu tiền. Cha mẹ đi làm suốt ngày, phần lớn ở xa nhà, ít có thời gian ở gần
con, săn sóc, theo dõi việc học tập, vui chơi, kết bạn của con. Họ phó mặc cho
nhà trường, các đoàn thể cả việc giáo dục văn hóa và xây dựng đạo đức, nhân
cách của con. Họ cung cấp tiền học, đồ chơi, ngày nay lại sắm máy vi tính điện

tử cho con chơi ở nhà và nghĩ rằng đã làm hết nghĩa vụ.
Ngày nay, không phải chỉ có cha mẹ là người hiểu biết nhiều nhất, là
người giỏi nhất, là người thầy dạy duy nhất của các con. Lớp trẻ có điều kiện
tiếp xúc với nhiều loại thông tin, sách báo nên dễ dàng thu nhận được nhiều kiến
thức mới, đặc biệt là về kỹ thuật sản xuất hiện đại, các công nghệ thông tin…
Bởi vậy, nhiều điều cha mẹ cần lắng nghe con, học tập ở con, mà không tự coi là
điều gì mình cũng biết. Đặc biệt, khi con có ý kiến khác, cho mẹ phải lắng nghe
con trình bày một cách bình tĩnh, điều gì con nói đúng cần tiếp thu, không giấu
dốt; điều gì con nói sai phải thuyết phục bằng lý lẽ, không thể áp đặt một cách
vũ đoan, gia trưởng.
Tôn trọng quyền tự do dân chủ cá nhân là điều luật pháp bảo vệ và đòi hỏi
mọi công dân phải chấp hành, là một nguyên tắc xây dựng gia đình hiện đại ở
nước ta. Nhưng sự đòi hỏi về quyền, lợi ích, tự do cá nhân của con cái có trường
hợp đã bị đẩy lên thành chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, từ sự thiếu hiểu biết, chín
chắn của trẻ, từ việc chúng nghe theo lời bạn bè thúc đẩy, trong việc học hành,
chọn nghề, vui chơi, đòi tiền cha mẹ chi tiêu, đòi sắm những thứ đắt tiền…Đặc
biệt là sự lêu lổng, chơi bời, lười học, đi với bạn xấu, sa vào các tệ nạn xã hội.
Vì vậy, không thể có chủ nghĩa tự do tuyệt đối của con cái sống trong gia đình.
12


Cha mẹ cần giải thích, giáo dục cho con cái trong việc xử lý đúng mối quan hệ
giữa lợi ích cá nhân và lợi ích chung của gia đình. Lợi ích, nguyện vọng cá nhân
chính đáng, không hại cho cái chung, cần được cha mẹ chiếu cố và đáp ứng;
Những lợi ích, phúc lợi chung lâu dài, hợp lý của gia đình cần được mỗi cá nhân
xem trọng và quan tâm góp sức.
2. giải pháp
a.Cần phát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp của gia đình truyền thống
Cần nhận thức rõ rằng, quan hệ giữa các thành viên gia đình không đơn
giản là quan hệ giữa các công dân (mặc dù có bao hàm quyền lợi và nghĩa vụ

công dân theo luật pháp nhà nước). Đó còn là những quan hệ bắt nguồn từ
những liên hệ máu mủ, ruột thịt được hình thành trên cơ sở tình và nghĩa, trong
sự đùm bọc và hy sinh cho nhau giữa các thành viên, nhằm vun đắp cho sự êm
ấm và hòa thuận của gia đình. Đó là những quan hệ được xây dựng từ sự hy sinh
lợi ích cá nhân vì lợi ích gia đình, không có sự so đo, tị nạnh hơn kém, được
thua giữa các thành viên, mà là sự nhân nhượng và tha thứ cho nhau, “chín bỏ
làm mười”. Trong gia đình, khi gặp mâu thuẫn, người ta không đem những điều
khoản của pháp luật ra đấu lý, mà vận dụng tình và nghĩa để thu xếp cho ổn
thỏa.
Đến nay, dù cấu trúc gia đình Việt Nam có nhiều thay đổi, gia đình 2 thế
hệ là phổ biến, các hình thức tổ chức gia đình cũng rất đa dạng, nhưng hơn bao
giời hết, chúng ta cần tiếp tục vun trồng, nuôi dưỡng, phát huy những giá trị đạo
đức tốt đẹp của gia đình truyền thống. Đó là đức từ của cha mẹ đối với con cái,
đạo hiếu của con cái với cha mẹ, lòng biết ơn ông bà, tổ tiên. Đó là lòng chung
thuỷ giữa vợ và chồng, sự nhường nhịn lẫn nhau giữa anh chị em một nhà. Gia
đình sống với nhau có nghĩa, có tình, êm ấm, thuận hòa. Truyền thống coi trọng
hôn nhân và gia đình cần được tiếp tục đề cao, gìn giữ, không chạy theo những
kiểu sống tự do, tạm bợ giữa nam nữ, hay quái dị như đồng tính luyến ái.
b. Cần đảm bảo quyền tự do dân chủ của các thành viên trong gia đình
13


Trong xã hội hiện đại, cuộc sống các thành viên trong gia đình được tôn
trọng; nguyện vọng, nhu cầu, tương lai phát triển của các thành viên được bảo
đảm.
Cha mẹ cần bảo đảm quyền tự do dân chủ của con cái nhưng cũng không
dung túng sự hỗn láo, không vâng lời cha mẹ, tùy ý muốn làm gì thì làm. Các
bậc cha mẹ phải luôn có thái độ đúng mực, dù con còn nhỏ hay con đã lớn; biết
chú ý lắng nghe ý kiến của con, cân nhắc đúng sai, không dùng uy quyền áp đặt
một cách vũ đoán; đồng thời, làm đúng trách nhiệm của mình, giúp con cái nhận

thức được cả 2 mặt quyền lợi và trách nhiệm cá nhân đối với gia đình. Cá nhân
không thể chỉ đòi hỏi quyền lợi của mình được thỏa mãn, mà còn phải có trách
nhiệm đóng góp vào việc xây dựng sự ấm no, hạnh phúc chung của gia đình.
Tóm lại, như trong Điều 49 Luật Hôn nhân và gia đình 2010 quy định:
Các thành viên cùng sống chung trong gia đình đều có nghĩa vụ quan tâm, giúp
đỡ nhau, cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình, đóng góp công sức,
tiền và tài sản khác để duy trì đời sống chung phù hợp với thu nhập, khả năng
thực tế của mình. Các thành viên trong gia đình có quyền được hưởng sự chăm
sóc, giúp đỡ nhau. Quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình
được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu đề tài này, nhóm em thấy được những mối quan hệ
chặt chẽ giữa các thế hệ trong một gia đình. Hiểu hơn về quyền và nghĩa vụ của
mỗi thành viên trong gia đình, thấy được luật hiện hành đã nâng được giá trị cao
đẹp về mặt đạo đức trong phong tục tạp quán của người dân Việt...là kính trên
nhường dưới, giúp cho gia đình hiểu được tầm quan trọng của việc quan tâm đến
những người già hay trẻ em- là mầm xanh tương lai của đất nước..tuy nhiên,
cũng giúp nhà làm luật điều chỉnh luật hôn nhân và gia đình ngày càng phù hợp,
hoàn thiện hơn nữa.
14


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.
2.
3.
4.
5.
6.

7.

Giáo trình luật hôn nhân và gia đình
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
BLDS năm 2005
baigiang.violet.vn
tailieuontap.com
Thuvienphapluat.com
Sinhvienluat.com

15



×