Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.34 KB, 12 trang )

A, ĐẶT VẤN ĐỀ.
Nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình là những nguyên lý ,
tư tưởng chỉ đạo quán triệt toàn bộ các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia
đình. Trong đó nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng ở nước ta là một
trong những nguên tắc cơ bản và quan trọng nhất. Đã được quy định tại Điều
2 luật hôn nhân và gia đình đã quy định rất rõ điều này. Việt Nam đang trong
thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội do đó yêu cầu xây dựng gia đình – tế bào
của xã hội là điều quan trọng và cấn thiết do đó yêu cầu thực hiện tốt pháp
luật về hôn nhân và gia đình là một trong những mục tiêu thiết thực được
Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm. Và để thực hiện tốt mục tiêu này ta cần
phải hiểu rõ về lịch sử phát triển và thực tiễn áp dụng của nguyên tắc hôn
nhân một vợ, một chông ở nước ta hiên nay.


B, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Các khái niệm cơ bản và nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng
a) Các khái niệm cơ bản
Trước khi đi sâu nghiên cứu về kết hôn trái pháp luật do vi phạm nguyên
tắc hôn nhân một vợ một chồng, ta cần giải thích rõ các khái niệm cơ bản sau:
- Kết hôn là việc nam nữ xác định quan hệ vợ chồng theo quy định pháp
luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn.
- Kết hôn trái pháp luật là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng kí kết
hôn nhưng vi phạm điều kiên kết hôn do pháp luật quy định.
Trích điều 8 – Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 2000

- Người đang có vợ hoặc chồng theo mục 1, điểm c, Nghị quyết số
02/2000/ND-HDTP được hiểu là:
+ Người chung sống với người khác như vợ chồng từ trước ngày
3/1/1987 và đang chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng kí
kết hôn.
+ Người đã đăng kí kết hôn với người khác theo quy định của luật hôn


nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn.
+ Người đang chung sống với người khác như vợ chồng từ ngày
3/1/1987 đến trước ngày 1/1/2001 và đang chung sống với nhau như vợ
chồng mà có đủ điều kiện kết hôn nhưng không đăng kí kết hôn (trường
hợp này chỉ áp dụng từ ngày Nghị quyết có hiệu lực đến ngày 1/1/2003).
b) Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng
Pháp luật nước ta đã quy định về những nguyên tắc cơ bản của chế độ
hôn nhân như sau:
- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
- Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo,
giữa người không theo tôn giáo với người theo tôn giáo, giữa công dân
Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và pháp luật bảo vệ.


- Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia
đình.
- Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội;
con có nghĩa vụ phải kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ; cháu có
nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà; các thành viên
trong gia đình có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau.
- Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con,
giữa con trai và con gái, giữa con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và
con ngoài giá thú.
- Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em,
giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ.
Trong 6 nguyên tắc cơ bản kể trên, hôn nhân một vợ một chồng là một
trong những nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến
sự ổn định của hôn nhân và hạnh phúc gia đình. Hôn nhân một vợ một chồng
được hình thành trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, hình thành nên
tư tưởng về quan hệ hôn nhân và gia đình tiến bộ trong xã hội mới.

Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được xây dựng trên nền tảng hôn
nhân tự nguyện, tiến bộ, nam nữ bình đẳng nhằm xóa bỏ chế độ đa thê trong
xã hội phong kiến, coi rẻ và gây ra nhiều đau khổ cho người phụ nữ.
Bản chất của hôn nhân tự nguyện dựa trên cơ sở tình yêu nam nữ là hôn nhân
một vợ một chồng, mặt khác, chế độ này cũng đảm bảo tình yêu giữa họ thật
sự bền vững, duy trì và củng cố hạnh phúc gia đình.
“Cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ
chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn
hoặc chung sống với người đang có chồng hoặc vợ”
Trích điều 4 – Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 2000

Với điều luật này,việc người đàn ông hay phụ nữ có gia đình nếu chung sống
với người khác hoặc những người chưa kết hôn mà chung sống như vợ chồng
với người đã có vợ hoặc chồng đều là những hành vi vi phạm pháp luật. Qua


đó, nhà nước cho thấy rõ quan điểm của mình trong việc thực hiện nguyên tắc
hôn nhân một vợ một chồng.
“Việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây:
2. Người đang có vợ hoặc chồng”
Trích điều 10 – Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 2000

Tại điều 4, việc chung sống như vợ chồng đối giữa những người có vợ hoặc
chồng đã được đặt vào điều cấm thì tại điều 10 này, nhà nước không việc kêt
hôn để tạo nên mối quan hệ vợ chồng thật sự giữa những người đã có vợ hoặc
chồng với người khác bỏi nó vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc hôn nhân một
vợ một chồng ngay trong lòng pháp luật. Khi đó, những người đã có quan hệ
vợ chồng không thể thực hiện việc kết hôn với người khác do đó, nguyên tắc
hôn nhân một vợ một chồng được đảm bảo nghiêm túc.
2, Lịch sử phát triển của nguyên tắc hôn nhân một vợ môt chồng ở nước

ta.
Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 Việt Nam là một nước nửa thục
dân nửa phong kiến . Cùng với việc duy trì quan hệ sản xuất phong kiến, thực
dân Pháp và giai cấp địa chủ phong kiến còn lợi dụng chế độ hôn nhân phong
kiến đã tồn tại và được duy trì từ nhiều thế kỉ ở nước ta để củng cố nền thông
trị của chúng. Trong đó :
- Thừa nhận chế độ đa thê. Cho phép người chồng được lấy nhiều vợ.
- Duy trì quan hệ bất bình đẳng giữa nam và nữ trong gia đình.
- Thực hiện nguyên tắc bất bình đẳng giữa vợ và chồng.
……
Cùng rất nhiều những điều luật vô lí và bất công với người phụ nữ trong xã
hội thời đó.
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công , nước Việt Nam dân chủ
Cộng hòa ra đời (02/09/1945) . Ngay từ khi ra đời Nhà nước ta đã rất quan
tâm và coi trọng việc soạn thảo, ban hành một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh


(trong đó có luật hôn nhân và gia đình) nhằm củng cố và bảo vệ thành quả
cách mạng, phục vụ cho lợi ích của toàn bộ nhân dân lao động.
Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trong thời kì từ 1945 đến 1954 đã
đánh dấu một bước tiến bộ lớn lao trong hệ thống lịch sử pháp luật hôn nhân
và gia đình nước ta. Vào thời gian này do đặc điểm của cách mạng Việt Nam:
Sau cách mạng , quan hệ sản xuất phong kiến vẫn còn tồn tại (chỉ hạn chế bóc
lột phần nào) – là cơ sở của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến . Vì vậy ,
sau cách mạng tháng Tám (1945) Nhà nước ta chưa ban hành ngay một đạo
luật cụ thể để điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình mà tiến hành
phong trào “vận động đời sống mới” , nhằm vận động nhân dân tự nguyện
xóa bỏ những hủ tục phong kiến lạc hậu trong đời sống hôn nhân và gia đình.
Năm 1946 , bản Hiến Pháp đầu tiên của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ra đời đã ghi nhận quyền bình đẳng nam nữ về mọi mặt (Điều 9) . Đó là

cơ sở pháp lí để đấu tranh xóa bỏ những hủ tục của chế độ hôn nhân và gia
đình phong kiến lạc hậu , xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình mới dân chủ
và tiến bộ. Năm 1950 , nhà nước ta ban hành Sắc lệnh số 97-SL ngày
22/05/1950 và Sắc lệnh 159-SL ngày 17/11/1950. Đây chính là những cơ sỏ
xây dựng nên nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng ở nước ta. Người phụ
nữ được tôn trọng và bình đẳng với nam giới trên mọi phương diện của đời
sống. Sắc lệnh 97-SL và 159-SL đã góp phần đáng kể vào việc xóa bỏ chế độ
hôn nhân và gia đình phong kiên lạc hậu, góp phần vào sự nghiệp giải phóng
phụ nữ thoát khỏi chế độ đó, thúc đẩy sự phát triển của xã hội Việt Nam trong
thời kì cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng ở nước ta từ 1954 đến 1975 là
giai đoạn nước ta bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chinh trị khác biệt.
Ở miền Bắc Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 (còn gọi là đạo luật số 13 về
hôn nhân và gia đình) đã quy định rất rõ về chế độ hôn nhân và gia đình ở
miền bắc vào giai đoạn này. Bộ luật này dựa trên bốn nguyên tắc cơ bản trong
đó có nguyên tắc hôn nhân một vợ , một chồng. Như vậy nguyên tắc hôn nhân


một vợ một chồng đã được quy đinh rất rõ ràng ngay cả trong thời kì đất nước
ta đang trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mỹ và chính quyền Ngô
Đình Diệm giải phóng mien Nam thống nhất đất nước. Điều đó cho thấy tầm
quan trọng của nguyên tắc này và cũng đồng thời khẳng định bản chất của
háp luật xã hội chủ nghĩa , là công cụ pháp lí của nhà nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa, phục vụ lợi ích nhân dân lao động. Là cơ sở mới để xây dựng
ngành luật hôn nhân và gia đình ở nước ta trong các thời kì tiếp theo.
Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trong thời kì quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta (từ 1975 đến nay) đã trải qua hai bộ luật hôn nhân và
gia đình và một bản Hiến pháp mới đó là bộ luật hôn nhân và gia đình năm
1986 , bộ luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và Hiến pháp năm 1992. Qua
những bộ luật và Hiến pháp này nguyên tắc hôn nhân ngày cành được củng cố

và trở thành một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của luật hôn nhân
và gia đình nước ta đông thời cũng là nguyên tắc cơ bản và quan trọng trong
đời sống xã hội của nhân dân ta.
Điều 64 Hiến pháp 1992 quy định:
Gia đình là tế bào của xã hội.
Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình.
Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng
bình đẳng.
Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những công dân tốt. Con cháu
có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ.
Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con.
Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 gồm 10 chương , 57 điều được xây dựng
và thực hiện trên nguyên tắc hôn nhân tự nguyện và tiến bộ ; nguyên tắc hôn
nhân một vợ một chồng ; nguyên tắc vợ chồng bình đẳng ; bảo vệ quyền lợi
của cha mẹ và con; bảo vệ bà mẹ và trẻ em. Điều 1 luật hôn nhân và gia đình
đã quy định : “Nhà nước bảo đảm thực sự chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ,


một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, nhằm xây dựng gia đình dân chủ, hoà
thuận, hạnh phúc, bền vững.” Khoản 2 Điều 4luật hôn nhân và gia
đình năm 1986 quy định :” Cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn
hoặc chung sống như vợ chồng với người khác.” . Khoản 1 Điều 11 :” Vợ,
chồng có nghĩa vụ chung thuỷ với nhau, thương yêu, quý trọng, chăm sóc,
giúp đỡ nhau tiến bộ, cùng nhau thực hiện sinh đẻ có kế hoạch.”
Khoản 1 Điều 2 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định :” Hôn nhân tự
nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng”.
Như vậy trong suôt quá trình phát triển của Luật hôn nhân và gia đình nước ta
, đi song song với nó là sự phát triển của nguyên tắc hôn nhân một vợ một
chồng ngày càng được củng cố và trở thành một trong những nguyên tức tiến
bộ và quan trọng nhất của bộ luật hôn nhân và gia đinh nước cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam.
3, Thực tiễn áp dụng của nguyên tắc hôn nhân một vợ một chông ở nước
ta.
Dù là một nguyên tắc cơ bản và quan trọng trong hệ thống pháp luật nhưng
trên thực tế nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng cũng bị vi phạm một cách
rõ ràng và rộng khắp trên mọi miền lãnh thổ nước ta. Ngoài những gia đình
hạnh phúc , thuận hòa chấp hành tốt những quy định của pháp luật thì vẫn còn
đó những người vợ, người chồng thiếu trách nhiệm với gia đình, con cái và
toàn xã hội. Vì rất nhiều lí do mà họ đã vi phạm nguyên tắc này. Việc xử lý
những trường hợp vi phạm đã được quy định rất rõ rang trong các văn bản
của Nhà nước . Cụ thể :
Theo quy định tại chương III - điều 8 - Nghị định số 87/2001/NĐ–CP
ngày 21/11/2001 của chính phủ về việc xử phạt đối với việc vi phạm chế độ
hôn nhân một vợ một chồng.


1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các
hành vi sau đây:
a) Đang có vợ hoặc chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với
người khác nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Chưa có vợ hoặc chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ hoặc
chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc vợ nhưng
chưa gây hậu quả nghiêm trọng;
2. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác:
Buộc chấm dứt quan hệ hôn nhân trái pháp luật đối với trường hợp vi
phạm tại khoản 1 điều này.
Thời hiệu xử phạt hành chính trong lĩnh vực này là một năm kể từ ngày vi
phạm hành chính được thực hiện.
Đường lối xử phạt hành chính đối với việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm
nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trên chỉ là hình thức cảnh cáo, răn đe.

Trên thực tế, còn rất nhiều trường hợp sau khi đã bị xử phạt hành chính vẫn
tiếp tục thực hiện hành vi kết hôn trái pháp luật do vi phạm nguyên tắc hôn
nhân một vợ một chồng, thậm chí còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng
cho xã hội. Để xử lý những trường hợp này, Nhà nước cần ban hành những
điều luật tương ứng để điều chình hành vi và các mối quan hệ này. Do vậy,
bên cạnh việc xử phạt hành chính, bộ luật Hình sự Việt Nam 1999 cũng đưa
ra hình phạt đối với hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, thể
hiện thái độ nghiêm khắc và chế tài của Nhà nước dành cho kẻ cố timhf vi
phạm pháp luật. Điều 147 bộ luật Hình sự Việt Nam 1999 quy định:
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hay chung sống
như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có
chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà
mình biết rõ là đã có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng
hoặc đã bị xử phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một
năm hoặc 3 tháng đến 1 năm


2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của tòa án tiêu hủy
việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ
chồng trái với chế độ một vợ một chồng mà vẫn duy trì quan hệ
đó thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm
Như vậy, điều 147 bộ luật hình sự đã tiếp tục quy định việc xử lý những
trường hợp kết hôn trái pháp luật do vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ
một chồng một cách nghiêm khắc hơn. Tuy nhiên, trên thực tế tình trạng vợ
lớn vợ bé vẫn tồn tại khá phổ biến, nhất là tại các tỉnh miền Nam đất nước ta
mà pháp luật chưa thể can thiệp hết, đây là nguyên nhân chính dẫn đến các vụ
xô xát, đánh ghen và tranh chấp tài sản trong hôn nhân.
Kết hôn trái pháp luật vẫn là mặt trái của xã hội, vẫn là một vấn đề gây
ra nhiều nhức nhối trong dư luận, đòi hỏi sự giám sát cao của các cơ quan
chức năng để phòng ngừa những hậu quả không tốt có thể xảy ra, gây ảnh

hưởng xấu đến sự phát triển và tiến bộ chung của xã hội.
Vì vậy không chỉ bằng các phương pháp xử lí bằng pháp luật , Nhà nước ta đã
tích cực phổ biến rộng rãi nguyên tắc này qua các phương tiện thông tin đại
chúng , qua các tổ chức xã hội ở địa phương như : hội phụ nữ, hội cựu chiến
binh, hội nông dân…. Và tổ chức các lớp giáo dục ở các vùng miền miền núi ,
vùng sâu , vùng xa … Ngoài ra còn giaó dục thế hệ trẻ ngay từ ghế nhà
trường thôn qua các khóa học ngoại khóa , tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về
luật hôn nhân và gia đình.
Có thể nói Đảng và Nhà nước đã có đường lối chỉ đạo và thực hiện rất đúng
đắn và thành công trong việc áp dụng nguyên tắc hôn nhân một vợ một chon
vào thực tiễn đời sống. Mặc dù không thể tránh khỏi những thiếu sót vì đây là
một vấn đề nhạy cảm trong xã hội nhưng nước ta đang từng bước xây dựng
một nhà nước tiến bộ và phát triển theo xu hướng của tòan nhân loại.
4, Phương hướng giải quyết và khắc phục tình trạng kết hôn trái pháp
luật do vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng
a) Đối với các cơ quan chức năng có thẩm quyền


Các cơ quan chức năng, những người có thẩm quyền cần thực hiện tốt
những biện pháp ngăn chặn và xử lí đối với kết hôn trái pháp luật do vi phạm
nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, đặc biệt là cần phải quan tâm thực
hiện những phương pháp cơ bản sau:
- Tăng cường hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của
người dân về nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, xóa bỏ những tư
tưởng phong kiến lạc hậu đang chi phối người dân đặc biệt cần xóa bỏ
tư tưởng trọng nam khinh nữ.
- Tăng cường những hoạt động kiểm tra, giám sát nhằm ngăn chặn kịp
thời những trường hợp kết hôn trái pháp luật do vi pham nguyên tắc
hôn nhân một vợ một chồng, cần đánh giá chính xác tình trạng hôn
nhân của những người làm đăng kí kết hôn mới, tránh tình trạng một

người nhưng có 2 hay nhiều giấy đăng kí kết hôn.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lí đối với những tụ điểm mang
tính chất phức tạp như vũ trường, bia ôm hay những quán cắt tóc, làm
đầu trá hình, quan tâm tới tình trạng mua bán dâm trên địa bàn của địa
phương mình.
- Xử phạt nghiêm khắc đối với những trường hợp kết hôn trái pháp luật.
b) Đối với mổi cá nhân
- Mỗi người hãy tự đưa ra những chuẩn mực đạo đức cho mình, tự đánh
giá hành vi của mình sao cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của
bản thân.
- Người vợ (chồng) cần biết quan tâm chăm sóc cho chống (vợ) mình và
biết chăm lo cho hạnh phúc gia đình.
- Mỗi cá nhân cần nâng cao nhận thức của mình, nhất là trong lĩnh vực
hôn nhân gia đình để có được những kiến thức đầy đủ nhất trước khi
bước vào cuộc sống gia đình.
- Nhận thức rõ được những nhược điểm của bản thân để điều chình hành
vi sao cho phù hợp nhất.


- Khi biết bạn đời của mình có những dấu hiệu ngoại tình, không nên tìm
cách trả thù nhằm mục đích trả đũa hoặc để xoa dịu lòng tự trọng.


C, KẾT THÚC VẤN ĐỀ.
Từ những phân tích trên đây, chắc hẳn rằng mỗi người sẽ có những
hiểu biết thêm về lĩnh vực hôn nhân và gia đình, nhất là về nguyên tắc hôn
nhân một vợ một chồng theo qui định của pháp . Bản chầt của hôn nhân tự
nguyện là trên cơ sở hôn nhân một vợ một chồng tiến bộ, đảm bảo tình yêu
giữa họ thật sự bền vững là được củng cố, duy trì hạnh phúc gia đình. Đây là
yếu tố quan trọng mang tính quyết định đến đời sống vợ chồng lâu dài, bền

vững đồng thời thực hiện tốt mục đích của việc kết hôn, làm nên hôn nhân
thật sự tiến bộ, phù hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa, đóng góp cho sự phát
triển chung của xã hội.



×