Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng ở Việt Nam. Lịch sử phát triển và thực tiễn áp dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.67 KB, 18 trang )

Trường đại học Luật Hà Nội

Môn: Luật hôn nhân và gia
đình Việt Nam
Đề bài: Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng ở
Việt Nam. Lịch sử phát triển và thực tiễn áp dụng.


[Type the document title]

[Year]

A: LỜI MỞ ĐẦU
Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi nuôi dưỡng, hình thành và hoàn thiện nhân
cách của mỗi con người, góp phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ
đất nước. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Trong
những năm gần đây, việc hoàn thiện pháp luật nước ta về Luật Hôn nhân và Gia
2

Môn: Luật hôn nhân và Gia đình Việt Nam


[Type the document title]

[Year]

đình ở nước ta đã kế thừa những truyền thống tốt đẹp đồng thời cũng xóa bỏ những
hủ tục lạc hậu của dân tộc về vấn đề hôn nhân và gia đình. Luật Hôn nhân và Gia
đình năm 1959, 1986, 2000 đã lần lượt ra đời kế thừa và hoàn thiện hơn những luật
trước nó. Đặc biệt, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (kế thừa và phát triển luật
Hôn nhân và Gia đình năm 1980 và căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội


chủ nghĩa Việt Nam năm 1992) đã ra đời tạo ra bộ khung pháp lý quan trọng để
giải quyết những vấn đề liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình, trong đó
cũng xác định nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng là một trong những nguyên
tắc cơ bản.
Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng là nguyên tắc cơ bản (được quy định
tại khoản 1 điều 2 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000) và cần thiết xây dựng,
hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân tiến bộ này, xóa bỏ chế độ hôn nhân đa thê
tồn tại trong xã hội cũ. Mặc dù vậy, ở Việt Nam hiện nay vẫn tồn tại những trường
hợp vi phạm nguyên tắc này.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, đây là kết của nghiên cứu cũng như tổng thuật tài
liệu của em về “nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng ở Việt Nam. Lịch sử phát
triển và thực tiễn áp dụng”.

B: NỘI DUNG
I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hình thành và phát triển nguyên tắc hôn
nhân một vợ, một chồng của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về hôn nhân gia đình – cơ sở lí luận
của việc hình thành và phát triển những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn
nhân và gia đình Việt Nam
3

Môn: Luật hôn nhân và Gia đình Việt Nam


[Type the document title]

[Year]

Hôn nhân và gia đình là hiện tượng xã hội mà nhiều ngành khoa học như: triết
học, luật học, sử học… nghiên cứu. Hôn nhân là cơ sở của gia đình, là tế bào của

xã hội, trong đó có mối liên hệ chặt chẽ giữa lợi ích của mỗi công dân, Nhà nước
và xã hội.
C.Mác và Ph.Ăngghen đã chứng minh một cách khoa học rằng chế độ hôn nhân
và gia đình là phạm trù phát triển theo lịch sử, giữa chế độ kinh tế-xã hội và tổ
chức gia đình có mối liên hệ trực tiếp và chặt chẽ với nhau. Trong tác phẩm:
“Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước” Ph.Ăngghen đã
nhấn mạnh rằng chế độ gia đình trong xã hội phụ thuộc vào quan hệ sở hữu thống
trị trong xã hội đó và bước chuyển từ hình thái gia đình này đến hình thái gia đình
cao hơn thực chất cũng là sự biến đổi điều kiện vật chất trong đời sống xã hội.
C.Mác và Ăngghen cũng chứng minh được rằng các hình thái hôn nhân và gia đình
trong lịch sử gồm có: gia đình huyết tộc, gia đình Pu-na-lu-an, hôn nhân (gia đình)
đối ngẫu, hôn nhân một vợ một chồng và các biến thể của nó (gia đình thời chiếm
hữu nô lệ, gia đình thời phong kiến, gia đình thời tư sản, gia đình thời xã hội chủ
nghĩa).
Hình thức hôn nhân một vợ một chồng ra đời trên cơ sở sự xuất hiện chế độ
chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và những tài sản khác trong xã hội. Theo
Ăngghen, bản chất của hôn nhân và gia đình trong xã hội có đối kháng (chiếm hữu
nô lệ, phong kiến, tư sản) không dựa trên cơ sở tình cảm mà dựa trên cơ sở về kinh
tế. Chế độ hôn nhân thời kỳ này “quyết không phải là kết quả giữa tình yêu trai
gái, nó tuyệt nhiên không dính dáng gì đến thứ tình yêu này, vì như trước kia các
cuộc hôn nhân vẫn là những cuộc hôn nhân có tính lợi hại. Gia đình cá thể là hình
thức gia đình đầu tiên không căn cứ vào các điều kiện tự nhiên mà căn cứ vào các
điều kiện kinh tế, vào sự thắng lợi của chế độ tư hữu đối với chế độ công hữu lúc
ban đầu, được hình thành một cách tự phát”. Nhưng đến chế độ xã hội chủ nghĩa
thì hôn nhân thực sự là hôn nhân một vợ, một chồng đích thực, phát sinh và tồn tại
dựa trên ý nghĩa thực của nó là cơ sở tình yêu giữa nam và nữ “vì bản chất của
tình yêu là không thể chia sẻ được… cho nên hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu do
ngay bản chất của nó là hôn nhân một vợ, một chồng”.
Những tư tưởng cơ bản về hôn nhân và gia đình trên đây của chủ nghĩa C.Mác
và Ăngghen chính là cơ sở lí luận để định hình nên những nguyên lí chỉ đạo cho

4

Môn: Luật hôn nhân và Gia đình Việt Nam


[Type the document title]

[Year]

việc thực hiện quan hệ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa dân chủ tiến bộ theo
nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng.
2. Cơ sở kinh tế xã hội của sự hình thành những nguyên tắc cơ bản của luật
hôn nhân và gia đình Việt Nam nói chung và nguyên tắc hôn nhân một
vợ một chồng nói riêng
Nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân và gia đình là những ngyên lý chỉ đạo,
được quy định trong văn bản pháp luật hôn nhân và gia đình, thể hiện đường lối,
chính sách của Đảng và nhà nước ta, mang tính xuất phát điểm cho luật hôn nhân
và gia đình Việt Nam, quán triệt quá trình xây dựng các quy phạm pháp luật về hôn
nhân và gia đình và quá trình thi hành, áp dụng chúng. Những nguyên tắc cơ bản
của Luật hôn nhân gia đình Việt Nam thể hiện quan điểm đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Quan điểm, đường lối
của Đảng, nhà nước không thể là chủ quan, duy ý chí mà xuất phát từ thưc tiễn xã
hội, tôn trọng quy luật khách quan của các quan hệ hôn nhân gia đình.
Lần đầu tiên ở Việt Nam, tư tưởng xây dựng một chế độ hôn nhân gia đình mới
được khẳng định, đó là sự ra đời của Luật hôn nhân và gia đình năm 1959. Năm
1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất và tiếp tục đi
theo con đường xã hội chủ nghĩa. Để củng cố chế độ hộn nhân gia đình xã hội chủ
nghĩa tiến bộ phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội mới, những nguyên tắc cơ bản
của Luật hôn nhân và gia đình tiếp tục được hoàn thiện và được khẳng định chính
thức trong Luật hôn nhân và gia đình năm 1986. Từ năm 1986, Đảng và nhà nước

ta chủ trương xây dựng một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, theo cơ chế thị
trường, có sự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã làm cho
cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện, bên cạnh đó cũng có nhiều vấn
đề mới phát sinh trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình mà Luật hôn nhân và gia đình
năm 1986 không còn phù hợp để điều chỉnh vì vậy mà Luật hôn nhân và gia đình
năm 2000 ra đời để phù hợp với điều kiện thực tế. Bên cạnh đó những yếu tố về
mặt xã hội cũng có tác động lớn tới các quan hệ hôn nhân và gia đình. Nét đặc
trưng của các quan hệ hôn nhân và gia đình là mang nặng yếu tố tình cảm, đạo đức
của các cá nhân, phản ánh sâu đậm phong tục tập quán, truyền thống của một dân
tộc. Cho nên khi xây dựng những nguyên tắc của luật hôn nhân và gia đình, ngoài
các yếu tố chính trị, kinh tế, nhà lập pháp còn chú ý tới phong tục tập quán mà
nhân dân ta đang sử dụng.
5

Môn: Luật hôn nhân và Gia đình Việt Nam


[Type the document title]

[Year]

Như vậy, trong những giai đoạn phát triển xã hội, trên cơ sở tình hình kinh tếxã hội, Đảng và nhà nước ta đã xác định mục đích nhiệm vụ của ngành luật hôn
nhân và gia đình. Những nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân và gia đình nói
chung và nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng nói riêng chính là cách thức để
đạt mục đích đó.
3. Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trong Luật hôn nhân và gia đình
Việt Nam
Nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình là những nguyên lý, tư tưởng
chỉ đạo quán triệt toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình.
Một trong những nguyên tắc quan trọng là nguyên tắc hôn nhân một vợ, một

chồng.
Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng được xây dựng trên nền tảng hoàn
toàn tự nguyện, tiến bộ và nam nữ bình đẳng nhằm xóa bỏ chế độ nhiều vợ trong
hôn nhân xã hội phong kiến, coi rẻ phụ nữ, gây nhiều đau khổ cho phụ nữ. Bản
chất của hôn nhân tự nguyện trên cơ sở tình yêu nam nữ là hôn nhân một vợ, một
chồng tạo cơ sở để xây dựng, củng cố và duy trì hạnh phúc gia đình.
Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng trong Luật hôn nhân và gia đình năm
2000 là sự kế thừa và phát triển nguyên tắc trong luật 1986 để đảm bảo nguyên tắc
này được thực hiện trên thực tế. Luật năm 2000 còn cấm người đang có vợ hoặc có
chồng chung sống như vợ chồng với người khác. Tuy nhiên việc thực hiện những
quy tắc này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: điều kiện kinh tế-xã hội, trình độ
dân trí, văn hóa , tư tưởng… Hơn nữa chế độ hôn nhân một vợ, một chồng gắn liền
với quyền bình đẳng giới giữa nam và nữ vì vậy khi nguyên tắc thực sự đi vào
cuộc sống thì nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng mới xác lập được một cách
vững chắc. Chế độ hôn nhân một vợ, một chồng ngày nay khác so với chế độ cổ
điển tồn tại trong xã hội có giai cấp. Nếu nguồn gốc của chế độ hôn nhân một vợ,
một chồng là dựa trên điều kiện kinh tế quyết định mà mục đích là để đảm bảo đứa
trẻ do người phụ nữ sinh ra là con của người chồng, sẽ thừa kế tài sản mà thực tế là
duy trì chế độ tư hữu bóc lột, thì chế độ hôn nhân một vợ, một chồng xã hội chủ
nghĩa lại dựa trên cơ sở tình yêu giữa nam và nữ nhằm mục đích xây dựng gia đình
ấm no, hạnh phúc, dân chủ, hòa thuận, bền vững góp phần xây dựng xã hội ngày
càng tốt đẹp hơn.
6

Môn: Luật hôn nhân và Gia đình Việt Nam


[Type the document title]

[Year]


Trong xã hội theo chế độ phụ quyền cần phải có chế độ hôn nhân một vợ, một
chồng về phía người vợ, chứ không về phía người chồng, thành thử chế độ một vợ
một chồng về phía người đàn bà ấy không hề làm trở ngại chút nào cho chế độ
nhiều vợ công khai hay bí mật của người đàn ông. Chỉ có xóa bỏ chế độ tư hữu về
tư liệu sản xuất-nguồn gốc của sự bóc lột. Khi các tư liệt sản xuất biếm thành tài
sản xã hội, thì chế độ làm thuê sẽ mất đi và tình trạng một số người phụ nữ cần
phải bán mình vì đồng tiền sẽ mất đi. Tệ nạn mại dâm sẽ mất đi và chế độ một vợ
một chồng không những không bị suy tàn mà cuối cùng còn trở thành hiện thực,
ngay cả đối với người đàn ông nữa. Những tiên đoán của Ph.Ăngghen đã được
thực tiễn cuộc song chứng minh trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc hôn
nhân một vợ, một chồng là nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình xã hội
chủ nghĩa cả trên lĩnh vực cuộc sống lẫn văn bản pháp luật.
II: Lịch sử phát triển của nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng trong Luật
hôn nhân và gia đình Việt Nam
Hôn nhân là sự kết hợp giữa người đàn ông và người đàn bà nhằm xác lập quan
hệ vợ chồng, xây dựng gia đình. Từ khi xã hội có Nhà nước, quan hệ hôn nhân
không chỉ phản ánh ý chí của các cá nhân tham gia vào quan hệ đó mà còn phản
ánh ý chí của Nhà nước. Trong giai đoạn khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện kinh
tế-xã hội, Nhà nước đặt ra những nguyên tắc của hôn nhân và gia đình nói chung
và nguyên tắc hôn nhân gia đình nói riêng để định hướng cho những quan hệ đó
phát triển theo đúng mục tiêu đã định.
1. Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng ở nước ta trước Cách mạng
tháng 8 năm 1945
Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, Việt Nam là một nước nửa phong kiến nửa
thuộc địa đặt dưới ách thống trị của thực dân pháp. Chế độ hôn nhân và gia đình
của nước ta vẫn chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng phong kiến lạc hậu tồn
tại nhiều thế kỷ qua, quan niệm “trai tài năm bảy vợ, gái chuyên chỉ có một
chồng”, “thuyền theo lái gái theo chồng”… vẫn còn phổ biến. Pháp luật Việt Nam
thừa nhận chế độ đa thê cho phép người đàn ông có quyền lấy nhiều vợ, ngoài

người vợ chính thì còn có thể lấy người khác làm vợ lẽ “năm thê bảy thiếp”, thể
hiện thái độ rõ ràng đối với việc phân biệt đối xử đối với người phụ nữ.
Ngay trong bộ luật hồng đức (thời kỳ Lê sơ)-bộ luật được đánh giá cao khi cải
thiện địa vị của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, cũng xác định chế độ đa
7

Môn: Luật hôn nhân và Gia đình Việt Nam


[Type the document title]

[Year]

thê, xác định chế độ gia đình gia trưởng. Trong các quan hệ liên quan đến luật hôn
nhân và gia đình, luật cũng có những quy định giữa vợ cả (chính nhất) với vợ lẽ
(thứ nhất) với nàng hầu (thiếp) tại điều 309,481,483,484. Mặc dù khuyến khích chế
độ đa thê song mỗi người đàn ông chỉ có quyền có một người vợ cả. Khi có vợ cả
mới có quyền lấy vợ lẽ và thê thiếp. Nếu vợ chính chết mới được lấy vợ khác làm
vợ chính (kế thất), nếu vợ cả vẫn còn sống mà lấy người khác làm vợ chính thì hôn
nhân coi như vô hiệu. Trật tự giữa vợ cả, vợ lẽ và thiếp là không thể đảo lộn hay
thay đổi được nhằm phân biệt vị trí rõ rệt trong quan hệ giữa vợ cả với vợ lẽ và với
nàng hầu, điều này nhằm ổn định trật tự trong gia đình. Ngoài các quy định về
nghĩa vụ của họ với nhà chồng và với chồng thì cũng phải thừa nhận chế độ đa thê
và vợ cả nói chung được ưu tiên hơn.
Pháp luật thời kỳ bắc thuộc cũng quy định có hai giá thú hợp pháp: giá thú về
chính nhất và giá thú về thứ nhất (điều 79 Bộ dân luật Bắc Kỳ năm 1931) hay điều
80: “chưa lấy vợ chính thì cấm lấy vợ thứ”. Như vậy, trước cách mạng tháng 8
pháp luật chưa thừa nhận nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng, duy trì quyền
gia trưởng của người đàn ông, quan hệ giữa vợ và chồng là quan hệ bất bình đẳng,
điều nay gây ra nhiều sự đau khổ cho người phụ nữ.

2. Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng ở nước ta từ Cách mạng tháng
8 năm 1945 đến nay
2.1. Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng ở nước ta từ năm 1945 đến
năm 1954 (thời kỳ cách mạng dân chủ)
Sau Cách mạng tháng 8, thực dân Pháp âm mưu xâm chiếm nước ta một lần
nữa. Cuối năm 1946, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lại nổ ra trên toàn
quốc. Vào thời điểm này, quan hệ phong kiến vẫn còn tồn tại (là cơ sở của chế độ
hôn nhân và gia đình lạc hậu). Mặt khác, chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến
này là phong tục tập quán lạc hậu đã ăn sâu vào tư tưởng của người dân nên việc
xóa bỏ nó không phải chuyện dễ dàng, nhanh chóng mà phải cần thời gian, kiên trì.
Vì vậy, sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 Nhà nước chưa ban hành ngay một đạo
luật cụ thể nào để điều chỉnh các vấn đề thuộc lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
Tuy vậy, Cách mạng tháng 8 thành công đã giải phóng người dân Việt Nam
cũng như phụ nữ khỏi ách thống trị hà khắc của chế độ phong kiến. Ngay trong
Hiến pháp 1946-bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam đan chủ công hòa tại
điều 9 quy định: “Đàn bà ngang quyền đàn ông về mọi phương diện”. Chính điều
8

Môn: Luật hôn nhân và Gia đình Việt Nam


[Type the document title]

[Year]

này đã làm cơ sở pháp lý để xóa bỏ chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến, tạo cơ
sơ xây dựng chế độ hôn nhân tiến bộ- chế độ một vợ một chồng. Trong giai đoạn
này Nhà nước đã tiến hành phong trào “vận động đời sống mới” nhằm vận động
quần chúng nhân dân tự nguyện từ bỏ phong tục lạc hậu trong đời sống hôn nhân
và gia đình.Vì hoàn cảnh lịch sử mà tại Sắc lệnh số 97-SL ngày 10/10/1945 của

Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định về hôn nhân gia đình chưa ghi
nhận cụ thể nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng nhưng đã góp phần đáng kể
trong việc xóa bỏ chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến lạc hậu, góp phần vào sự
nghiệp giải phóng phụ nữ thoát khỏi chế độ đó, thúc đẩy sự phát triển của xã hội
Việt Nam trong thời kỳ cách mạng dân chủ nhân dân.
Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng ở nước ta từ năm 1954 đến
1975
Năm 1957, cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc đã hoàn thành, quan hệ sản xuất
phong kiến (cơ sở của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến) đã bị xóa bỏ. Tuy
nhiên chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến vẫn ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống
của nhân dân. Trước tình hình đó, để xóa bỏ triệt để tàn dư chế độ hôn nhân và gia
đình phong kiến xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa, trong Tờ
trình của Chính phủ trước Quốc hội về dự thảo Luật hôn nhân và gia đình-Công
báo số 1 năm 1960 đã chỉ ra: “Việc ban hành đạo luật mới về hôn nhân và gia đình
đã trở thành một đòi hỏi cấp bách của toàn thể xã hội. Đó là yếu tố tất yếu khách
quan thúc đẩy sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nước ta”. Vào thời
gian này, bản Hiến pháp năm 1959 cũng được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa thông qua. Tại điều 24 Hiến pháp 1959 quy định: “Phụ nữ nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa có quyền bình đẳng với nam giới về mọi mặt sinh hoạt
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình” đây là cơ sở pháp lý quan trọng để
xây dựng cơ sở pháp lý quan trọng trong viêc xây dựng chế độ hôn nhân và gia
đình xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Luật hôn nhân và gia đình 1959 – luật hôn nhân
và gia đình đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được Quốc hội khóa Ikì họp thứ 11 chính thức thông qua ngày 29/12/1959 và được chủ tịch nước kí
lệnh công bố ngày 13/1/1960 theo sắc lệnh số 02/SL. Luật hôn nhân và gia đình là
công cụ pháp lí của nhà nước được xây dựng nhằm thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản:
Xóa bỏ những tàn tích của luật hôn nhân và gia đình phong kiến lạc hậu, xây dựng
chế độ hôn nhân và gia đình mới xã hội chủ nghĩa. Các nguyên tắc cơ bản của luật
2.2.

9


Môn: Luật hôn nhân và Gia đình Việt Nam


[Type the document title]

[Year]

hôn nhân và gia đình đã thể hiện rõ quan điểm của nhà nước ta về vấn đề hôn nhân
gia đình. Theo Luật hôn nhân và gia đình 1959 thì hôn nhân là sự liên kết giữa một
người đàn ông và một người đàn bà dựa trên nguyên tắc tự do tiến bộ nhằm chung
sống lâu dài và cùng nhau xây dựng gia đình.
Ngay tại điều 1 Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, Nhà nước ta đã quy định:
“Nhà nước bảo đảm việc thực hiện đầy đủ chế độ hôn nhân tự do và tiến bộ, một
vợ một chồng, nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và con cái nhằm
xây dựng gia đình hạnh phúc dân chủ và hòa thuận trong đó mọi người đoàn kết
thương yêu nhau giúp đỡ nhau tiến bộ”. Như vậy nguyên tắc hôn nhân một vợ,
một chồng đã được quy định ngay trong Luật hôn nhân và gia đình đầu tiên của
nước ta. Tại điều 3 cũng quy định: “Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn
nhân tự do, yêu sách của cải trong việc cưới hỏi, đánh đập hoặc ngược đãi vợ.
Cấm lấy vợ lẽ”. Nguyên tắc này còn được thể hiện trong quy định về điều kiện kết
hôn: “Cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn với người khác”(Điều 5 luật hôn
nhân và gia đình năm 1959). Đây là những quy định đầu tiên của nhà nước ta nhằm
xóa bỏ chế độ đa thê xác lập mối quan hệ hôn nhân một vợ, một chồng. Mặc dù đã
quy định về nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng nhưng Luật hôn nhân và gia
đình 1959 lại chưa quy định về hủy hôn trái với nguyên tắc này.
So với pháp luật thời kì trước đó thì khái niệm hôn nhân đã có sự thay đổi rõ
rệt. Trước đây mặc dù đã xác định được nhiệm vụ là xóa bỏ những tư tưởng lạc
hậu, phản dân chủ của pháp luật hôn nhân và gia đình phong kiến, nhưng nhà
nước ta chưa có quy định về việc thực hiện chế độ hôn nhân một vợ một chồng.

Đây là một hạn chế của pháp luật thời kì trước. Trong Luật hôn nhân và gia đình
1959 khái niệm về hôn nhân đã có sự thay đổi cơ bản, đó là hôn nhân không phải
là sự liên kết giữa đàn ông và đàn bà mà là sự liên kết giữa một người đàn ông và
một người đàn bà. Nhà nước ta chỉ thừa nhận hôn nhân trên nguyên tắc một vợ một
chồng.Việc đưa ra các quy định “cấm lấy vợ lẽ” và “cấm người đang có vợ, có
chồng kết hôn với người khác” đã góp phần cụ thể hóa nguyên tắc hôn nhân một
vợ một chồng bảo đảm cho gia đình hạnh phúc bền vững, đồng thời phù hợp với
đạo đức xã hội chủ nghĩa.
2.3. Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng ở nước ta từ giai đoạn 1975
đến nay
10

Môn: Luật hôn nhân và Gia đình Việt Nam


[Type the document title]

[Year]

Việc thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến đấu tranh chống đế quốc Mỹ,
nước ta hoàn toàn thống nhất. Quốc hội khóa VI đổi tên nước ta thành nước cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhà nước ta đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật
thống nhất tên phạm vi cả nước. Tại phiên họp ngày 18/12/1980 của Quốc hội
khóa VI, kỳ họp thứ 7 đã chính thức thong qua Hiến pháp 1980. Tại điều 63 quy
định: “Phụ nữ và nam giới có quyền ngang nhau về mọi mặt sinh hoạt chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình…”, điều 38,47 Hiến pháp 1980 đã quy định
các nguyên tắc của chế độ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa đặc biệt tại điều
64 quy định: “Gia đình là tế bào của xã hội. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia
đình. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng
bình đẳng…”. Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng đã được quy định trong

Hiến pháp-đạo luật cơ bản, có tính pháp lý cao nhất của Nhà nước.
Trong giai đoạn này tình hình nước ta đã có nhiều thay đổi về căn bản so với
năm 1959, nên một số quy định của luật hôn nhân gia đình năm 1959 về cơ bản là
không còn phù hợp. Nên việc ban hành ra luật hôn nhân gia đình mới là một tất
yếu khách quan .Để điều chỉnh có hiệu quả hơn các quan hệ hôn nhân nhân và gia
đình đang tồn tại trong đời sống xã hội, những nguyên tắc cơ bản của luật hôn
nhân và gia đình đã được chỉnh sửa bổ sung cho phù hợp. Luật hôn nhân gia đình
1986 ra đời trên cơ sở kế thừa và phát triển luật hôn nhân gia đình năm 1959 đã
được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VII kì họp thứ 12
thông qua ngày 29/12/1986 và được Hội đồng Nhà nước công bố ngày 03/01/1987.
Trên cơ sở Hiến pháp 1980, Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 tiếp tục ghi
nhận nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng tại điều 1: “Nhà nước bảo đảm thực
sự chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng,
nhằm xây dựng gia đình dân chủ, hoà thuận, hạnh phúc, bền vững”; tại điều 7:
“Cấm kết hôn trong những trường hợp sau đây :A) Đang có vợ hoặc có chồng; B)
Đang mắc bệnh tâm thần không có khả năng nhận thức hành vi của mình ; đang
mắc bệnh hoa liễu…” và tại điều 4,9.
Nếu như luật hôn nhân và gia đình năm 1959 chỉ quy định: “ Cấm người
đang có vợ có chồng kết hôn với người khác” thì luật hôn nhân và gia đình năm
1986 quy định đầy đủ hơn: “ Cấm người đang có vợ có chồng kết hôn hoặc chung
sống như vợ như chồng với người khác”. Rõ ràng ta thấy rằng nguyên tắc hôn nhân
11

Môn: Luật hôn nhân và Gia đình Việt Nam


[Type the document title]

[Year]


một vợ một chồng đã được thể chế hóa cụ thể hơn, phạm vi điều chỉnh và đối
tượng điều chỉnh đã có sự mở rộng, việc cấm kết hôn không chỉ là những người
“đang có vợ có chồng” mà còn nghiêm cấm việc “chung sống như vợ như chồng
với người khác”.Chung sống như vợ chồng có thể hiểu là hành vi của hai bên nam,
nữ tuy không phải là vợ chồng nhưng đã ăn ở với nhau, coi như là vợ chồng một
cách trái pháp luật. Người đang có vợ có chồng mà chung sống như vợ chồng với
người khác sẽ gây hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới quyền lợi của người vợ,
người chồng hợp pháp, đồng thời cũng gây hậu quả xấu cho gia đình và xã hội.
Như vậy, Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 bên cạnh việc thừa nhận việc kết
hôn vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là trái pháp luật, còn chỉ rõ
“tòa án có quyền hủy”. Đường lối nguyên tắc xử lý những trường hợp vi phạm
nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được giải quyết theo quy định của Nghị
quyết 01/1998/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 của HĐTP TANDTC hướng dẫn áp
dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986.
Sau hơn 10 năm thực hiện Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, bên cạnh
những thành tựu đã đạt được, thực tế cho thấy những quy định của Luật hôn nhân
và gia đình năm 1986 còn mang tính khái quát chung chung chư cụ thể, việc áp
dụng luật để giải quyết các vấn đề hôn nhân và gia đình gặp nhiều vướng mắc.
Tinhg hình đó Nhà nước ta cần phải sửa đổi và bổ sung Luật năm 1986 một cách
toàn diện. Các quy định tại điều 30,35,40,63 và 64 Hiến pháp 1992 là cơ sở pháp lý
quan trọng của chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam. Đáp ứng yêu cầu của việc
thực hiện những quan hệ hôn nhân và gia đình phù hợp với tình hình kinh tế xã hội
trong giai đoạn mới, luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực từ ngày
01/01/2001 đã được xây dựng trên cơ sở kế thừa và hoàn thiện những nguyên tắc
cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, Luật hôn nhân và gia đình năm
1986.
Tại khoản 1 điều 2 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 tiếp tục khẳng định:
“Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng” là một
trong những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình, phù hợp với sự phát
triển kinh tế, xã hội chủ nghĩa trong những cơ sở quan trọng đảm bảo sự bền vững

của hôn nhân. Ngoài ra nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng còn được thể hiện
cụ thể trong các điều kiện kết hôn tại điều 9, một số các trường hợp cấm kết hôn tại
điều 10 Luật 2000. “ 1.người đang có vợ hoặc có chồng; 2. Người mất năng lực
12

Môn: Luật hôn nhân và Gia đình Việt Nam


[Type the document title]

[Year]

hành vi dân sư; 3. Giữa những người có cùng dòng máu trực hệ, giữa những
người có họ trong phạm vi ba đời; 4. Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi, giữa những
người đã là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố
dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; 5. Giữa những người
cùng giới tính”. Bảo vệ chế độ hôn nhân một vợ, một chồng, Luật hôn nhân và gia
đình năm 2000 quy định: “ Cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc sống
chung như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng kết
hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có vợ, có chồng”. ( Điều 4),
các quy định xử lý trường hợp vi phạm tại điều 16,17. Rõ ràng ở đây nguyên tắc
hôn nhân một vợ một chồng đã có một bước phát triển hơn so với nguyên tắc hôn
nhân một vợ một chồng trong luật hôn nhân và gia đình năm 1986 đó là không
những chỉ những người chưa có vợ, chưa có chồng hoặc tuy đã có vợ, có chồng
nhưng hôn nhân đó đã chấm dứt mới có quyền kết hôn, việc kết hôn của họ phải
với người đang không có vợ, đang không có chồng mà nguyên tắc hôn nhân một
vợ một chồng còn điều chỉnh cả hành vi chung sống như vợ chồng: chỉ những
người đang không có vợ, không có chồng mới được quyền chung sống như vợ, như
chồng với người đang không có vợ, không có chồng.
Chính các quy định này tạo nền tảng pháp lý bảo đảm thực hiện nguyên tắc một

vợ, một chồng, góp phần thực hiện đúng quan điểm tư tưởng chỉ đạo của Đảng và
Nhà nước ta là xây dựng gia đình tiến bộ, văn minh, hòa thuận hạnh phúc nhằm
phát triển đất nước bền vững.
III: Thực tiên áp dụng của nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng ở nước ta
Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam được nhà nước ta ban hành từ năm 1959,
đến nay đã qua 2 lần sửa đổi. Những nguyên tắc cơ bản của luật đã dần được hoàn
thiện làm cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện những chế định cụ thể điều chỉnh
một cách toàn diện những quan hệ hôn nhân và gia đình nảy sinh trong đời sống xã
hội. Thực tế phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở nước ta cũng đã chứng minh rằng,
hệ thống những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình là hoàn toàn
đúng đắn. Hiệu quả điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình tập trung ở hai vấn
đề lớn: chất lượng các quy phạm pháp luật hôn nhân cụ thể và kết quả điều chỉnh
nó đối với các quan hệ hôn nhân và gia đình trong thực tiễn.
13

Môn: Luật hôn nhân và Gia đình Việt Nam


[Type the document title]

[Year]

Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 là kế thừa và phát triển những nguyên tắc
cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, 1959 đã đi sâu vào thực tế cuộc
sống và đạt được những hiệu quả điều chỉnh đáng kể. Những nguyên tắc cơ bản
này đang tỏ rõ sức mạnh trong việc xóa bỏ tận gốc những tàn dư, tư tưởng lạc hậu
trong xã hội phong kiến, chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của hôn nhân và gia
đình tư sản. Chế độ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa không ngừng được củng
cố trên cơ sở hài hòa những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình và
đạo đức xã hội chủ nghĩa.

Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng cũng đã trở thành nguyên tắc của
cuộc sống được mọi người tôn trọng và tự giác thực hiện đang đần xóa bỏ những
tư tưởng đa thê còn rơi rớt lại. Chế độ hôn nhân một vợ, một chồng đang dần làm
rõ được bản chất của tình yêu là không thể chia sẻ, cơ sở duy trì hạnh phúc gia
đình, sự bền vững của hôn nhân. Tình trạng hôn nhân vi phạm nguyên tắc một vợ,
một chồng đã giảm đáng kể. Tình trạng người đang có vợ, có chồng kết hôn hoặc
chung sống như vợ, chồng với người khác bị xã hội lên án và bị xử lý theo pháp
luật.
Tuy nhiên, bên cạnh những diễn biến tích cực ở trên thì trong cuộc sống vẫn
còn không ít những trường hợp vi phạm làm trái với nguyên tắc hôn nhân một vợ,
một chồng-một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân gia đình xã
hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng. Theo báo cáo tổng kết thực hiện luật
hôn nhân và gia đình năm 1986, bằng những số liệu thống kê có thể thấy được thực
trạng thực hiện các nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân gia đình trong những
năm vừa qua. Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng còn vi phạm khá nhiều ở
các đia phương: Kiên Giang có 1450 trường hợp, Thành phố Hồ Chí Minh là 4418
trường hợp, Hà Nội có 152 trường hợp… đặc biệt có trường hợp một người đàn
ông chung sống với nhiều người phụ như: trường hợp của ông Nguyễn Xuân Lai ở
Phú Thọ cùng chung sống với 4 người vợ hiện tại ông có 21 người con, 61 người
cháu. Việc vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng đã gây ra nhiều hậu quả
nghiêm trọng: tan vỡ gia đình, các con bị bỏ mặc, thiếu sự quan tâm, giáo dục từ
cha mẹ, ảnh hưởng đến sự phát triển về tinh thần của các em (có khoảng 40% số
trẻ không được chăm sóc, giáo dục khi bố mẹ chúng lâm vào các tình trạng trên),
đặc biệt có những trường hợp con cái bị lâm vào tình trạng khủng hoảng sinh ra
14

Môn: Luật hôn nhân và Gia đình Việt Nam


[Type the document title]


[Year]

các thói hư tật xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế như: nghiện hút, cờ bạc…
nhưng đáng tiếc không phải trường hợp nào cũng được xử lý.
Những khó khăn việc thực hiện: việc thực hiện nguyên tắc hôn nhân một vợ
một chồng hiện nay là rất khó khăn do việc thừa nhận quan hệ chung sống như vợ
chồng của nam và nữ có gía trị pháp lý như quan hệ vợ chồng. Theo luật hôn nhân
và gia đình năm 2000, “hôn nhân thực tế” không được thừa nhận nữa, nhưng
chúng ta vẫn phải chấp nhận sự tồn tại của những mối quan hệ chung sống như vợ
chồng xảy ra trước ngày 01/01/2001. Theo nghị quyết số 35/2000/QH10, những
trường hợp nam nữ chung vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến trước ngày
01/01/2001 mà có đủ điều kiện kết hôn thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời
hạn 2 năm, nếu trước thời điểm này mà họ chưa đăng ký kết hôn thì vẫn được coi
là vợ chồng cuả nhau. Vậy nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng đã điều chỉnh
cả đối với những trường hợp này. Cho nên nhiều ủy ban đã tiến hành dăng ký kết
hôn cho những người dang có vợ hoặc có chồng (do không biết họ đã có vợ, có
chồng vì việc chung sống như vợ chồng của họ không được ghi vào sổ hộ tịch).
Vậy việc vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vơ, một chồng do ngay chính cơ chế
của chúng ta tạo ra. Tình hình này đòi hỏi phải có những biện pháp phòng ngừa.
VD: Anh Nguyễn Văn A chung sống như vợ chồng với chị Lê thị B từ ngày 8
tháng 1 năm 1996 được sự đồng ý của hai bên gia đình nhưng không đăng ký kết
hôn. Trong thời gian chung sống chung hai người có hai người con. Đến ngày 1
tháng 01 năm 2002 hai người mới đăng ký kết hôn. Trong thời gian chung sống
như vợ chồng với chị B anh A cũng chung sống như vợ chồng với chị Nguyễn thị
C từ tháng 6/2000.
Hành vi
Năm 1998
phạm tội
Vi phạm chế

độ hôn nhân
Cấp tỉnh Cấp huyện
một vợ một
chồng
9 vụ
140 vụ

Năm 1999

Cấp tỉnh
3 vụ

Năm 2000

Cấp huyện Cấp tỉnh Cấp huyện
109 vụ

3 vụ

32 vụ

15

Môn: Luật hôn nhân và Gia đình Việt Nam


[Type the document title]

[Year]


VD: Dưới đây là số liêu thống kê của tòa án nhân dân tối cao về việc xét xử
hình sự đối với trường hợp vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng của
các tòa án nhân dân cấp tỉnh và cấp huyên trong cả nước trong 3 năm sau:

C: KẾT LUẬN
Những nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân và gia đình ở Việt Nam nói
chung và nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng nói riêng có một ý nghĩa to lớn,
là sự định hướng vững chắc của Đảng và nhà nước ta đảm bảo cho việc thực hiện
những quan hệ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa tiến bộ, phù hợp với xu thế
phát triển tất yếu của xã hội loài người. Tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của luật
hôn nhân và gia đình là yêu cầu bắt buộc đối với các cơ quan nhà nước, các tổ
chức xã hội và mọi cá nhân. Đó là tư tưởng vững chắc cho việc xóa bỏ tận gốc rễ
những tàn dư còn lại của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến đồng thời chống
lại những tiêu cực của hôn nhân và gia đình tư sản để củng cố chế độ hôn nhân và
gia đình xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Với ý nghĩa đó, việc nghiên cứu những nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân và
gia đình Việt Nam, đối chiếu với tình hình kinh tế xã hội, pháp luật hiện tại, từ đó
đề ra những biện pháp hữu hiệu đảm bảo cho những nguyên tắc trở thành nguyên
tắc của cuộc sống, là một yêu cầu cấp thiết hiện nay. Như vậy, theo thời gian để
phù hợp với sự nghiệp cách mạng của đất nước, phù hợp với sự nghiệp cách mạng
của đất nước, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội và thực tế các quan hệ hôn nhân
16

Môn: Luật hôn nhân và Gia đình Việt Nam


[Type the document title]

[Year]


gia đình. Nhà nước ta đã kịp thời ban hành các văn bản pháp luật về hôn nhân và
gia đình. Hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình dần được hoàn thiện, là công cụ
pháp lý của Nhà nước ta, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân lao động.

17

Môn: Luật hôn nhân và Gia đình Việt Nam


[Type the document title]

[Year]

18

Môn: Luật hôn nhân và Gia đình Việt Nam



×