Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Thủ tục tiến hành phiên tòa phúc thẩm dân sự và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thủ tục tiến hành phiên tòa phúc thẩm dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.43 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU………………………………………………………………...
NỘI DUNG……………………………………………………………………
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÚC THẨM DÂN SỰ………………………
II. PHIÊN TÒA PHÚC THẨM………………………………………………
1. Khái niệm và đặc điểm…………………………………………………….
2. Những quy định về phiên tòa phúc thẩm VADS…………………………
a. Những người tham gia phiên tòa phúc thẩm………………………………..
b. Hoãn phiên tòa phúc thẩm…………………………………………………….
3. Thủ tục tiến hành phiên tòa phúc thẩm………………………………….
a. Chuẩn bị khai mạc phiên tòa phúc thẩm và thủ tục bắt đầu phiên tòa…
b. Thủ tục hỏi tại phiên tòa………………………………………………………..
c. Tranh luận tại phiên tòa…………………………………………………………
d. Nghị án và tuyên án……………………………………………………………….
III. THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
THỦ TỤC TIẾN HÀNH PHIÊN TÒA PHÚC THẨM……………………..
1. Thực trạng…………………………………………………………………
2. Kiến nghị…………………………………………………………………..
KẾT LUẬN……………………………………………………………………
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………...

1

2
2
2
3
3
4
4
4


5
5
6
7
7
8
8
9
10
11


LỜI NÓI ĐẦU
Phiên tòa sơ thẩm là phiên xử lần đầu nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc giải
quyết vụ án dân sự. Tại phiên tòa sơ thẩm tòa án sẽ quyết định các vấn đề của vụ án, xác định
quyền và nghĩa vụ của các đương sự làm cơ sở cho việc thi hành án. Thế nhưng không phải
quyết định nào của tòa án trong phiên tòa sơ thẩm đều đúng, đều theo ý muốn của các đương
sự, trong thời gian quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực, các đương sự có quyền kháng cáo,
Viện kiểm sát có quyền kháng nghị. Khi đó, tòa án sẽ xét xử lại vụ án, nghiên cứu về vấn đề
này, em chọn đề tài “Thủ tục tiến hành phiên tòa phúc thẩm dân sự và kiến nghị hoàn thiện
pháp luật về thủ tục tiến hành phiên tòa phúc thẩm dân sự”.
Với vốn kiến thức và tầm hiểu biết có hạn nên bài làm không thể tránh khỏi những thiếu
sót, rất mong được sự góp ý của thầy cô, em xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÚC THẨM DÂN SỰ:
Sau khi bản án, quyết định sơ thẩm được tuyên thì bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu
lực pháp luật ngay mà còn một thời hạn để các đương sự có thể kháng cáo, Viện kiểm sát có thể
kháng nghị. Nếu có kháng cáo hoặc kháng nghị đối với bản án, quyết định sơ thẩm thì tòa án
cấp trên trực tiếp sẽ tiến hành xét xử lại vụ án. Thủ tục xét xử lại vụ án được gọi là phúc thẩm
dân sự.

Theo từ điển Tiếng Việt, thì “phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại một vụ
án do Tòa án cấp dưới đã xét xử sơ thẩm mà chống án”. Còn theo Từ điển thuật ngữ Luật học
lĩnh vực Tố tụng dân sự thì “phúc thẩm là xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định dân sự sơ
thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị”. Khái niệm phúc thẩm trong tố tụng
dân sự được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau như “giai đoạn phúc thẩm”, “chế định
phúc thẩm” và “thủ tục phúc thẩm”. Nhìn chung, các quan điểm đã tiếp cận phúc thẩm dân sự ở
nhiều góc độ khác nhau, phạm vi khác nhau, song tất cả các quan điểm đều coi phúc thẩm vụ án
dân sự là “việc tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của tòa án cấp
sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị”.
Về bản chất, phúc thẩm không phải là lần xét xử đầu tiên đối với một vụ án mà là lần xét
xử thứ hai. Thủ tục phúc thẩm được tiến hành sau thủ tục sơ thẩm. Việc phúc thẩm bản án,
quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc khắc phục
những sai lầm có thể có trong những bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của tòa án,
2


bảo đảm cho quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân cũng như các lợi ích công cộng được thực
hiện trong thực tế, góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Thông qua phúc thẩm, tòa án
cấp trên có thể kiểm tra hoạt động xét xử của tòa án cấp dưới, qua đó có thể chỉ đạo một cách
kịp thời và thống nhất việc áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử tại các tòa án ở địa
phương.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 258 BLTTDS thì thời hạn công bố xét xử phúc thẩm vụ án
dân sự là 2 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Tùy từng trường hợp, Tòa án cấp phúc thẩm ra một
trong các quyết định sau: tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự; đình chỉ xét xử phúc
thẩm vụ án dân sự; đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm. Đối với những vụ án có tính chất phức tạp
hoặc do trở ngại khách quan thì khi thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm còn lại không quá 5
ngày, Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa thấy rằng vụ án phức tạp nên chưa thể
ra được một trong các quyết định trên thì cần phải báo ngay với chánh án tòa án cấp phúc thẩm
để ra quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm nhưng không được quá 01 tháng.
Về nguyên tắc, bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị phần nào thì chỉ phần

đó là chưa được thi hành và sẽ bị đưa ra xét xử theo trình tự phúc thẩm. Phần còn lại của bản
án, quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị sẽ phát sinh hiệu lực và có hiệu lực thi hành.
Trường hợp bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị toàn bộ thì bị xét xử lại theo
thủ tục phúc thẩm. Theo Điều 263 BLTTDS, tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản
án, quyết định sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị. Ngoài ra, tòa án cấp phúc thẩm cũng có thể
xem xét những phần khác của bản án hoặc quyết định có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.
II. PHIÊN TÒA PHÚC THẨM:
1. Khái niệm và đặc điểm:
Về mặt thuật ngữ, theo Từ điển tiếng Việt thì phiên tòa là “lần họp để xét xử của Tòa án”.
Dưới góc độ pháp lý, phiên tòa được hiểu là “hình thức hoạt động xét xử của Tòa án”, dưới góc
độ này thì phiên tòa phúc thẩm VADS là hoạt động xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định dân
sự sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị của Tòa án. Như vậy, có thể
thấy phiên tòa phúc thẩm VADS là “phiên họp của Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại VADS
đã được Tòa án cấp dưới giải quyết bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật
nhưng bị kháng cáo hoặc kháng nghị với sự tham gia của những người tham gia tố tụng nhằm
xác định tính hợp pháp và có căn cứ của bản án, quyết định đó theo những nguyên tắc và thủ
tục luật định”.
Ta thấy phiên tòa phúc thẩm VADS có những đặc điểm sau:
3


- Cơ sở tiến hành phiên tòa phúc thẩm VADS là dựa trên kháng cáo, kháng nghị đối với
bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật.
- Phiên tòa phúc thẩm VADS là phiên họp của tòa án để xét xử lần thứ 2 một VADS mà
bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.
- Phiên tòa phúc thẩm VADS được tiến hành công khai với sự có mặt của những người
tham gia tố tụng có liên quan đến giải quyết kháng cáo, kháng nghị.
- Thẩm quyền xét xử phúc thẩm VADS do Tòa án cấp trên trực tiếp của Tòa án đã xét xử
sơ thẩm VADS đó tiến hành.
- Nội dung của phiên tòa phúc thẩm VADS là kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của

bản án, quyết định sơ thẩm trên cơ sở đánh giá chứng cứ đã thu thập được ở cấp sở thẩm và
xem xét về những chứng cứ mới thu thập được trong quá trình phúc thẩm để xác định tính có
căn cứ và tính hợp pháp của bản án, quyết định sơ thẩm.
- Xét xử phúc thẩm dựa trên kháng cáo, kháng nghị nên phạm vi xét xử của phiên tòa phúc
thẩm là phần bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị hoặc những phần bản án,
quyết định sơ thẩm có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.
2. Những quy định về phiên tòa phúc thẩm VADS:
a. Những người tham gia phiên tòa phúc thẩm:
Theo quy định tại Điều 264 BLTTDS, người kháng cáo, đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ
chức có liên quan đến việc giải quyết việc kháng cáo, kháng nghị và người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của đương sự phải được triệu tập tham gia phiên tòa. Tòa án có thể triệu tập thêm
những người tham gia tố tụng khác nếu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết kháng cáo, kháng
nghị. Kiểm sát viên viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên tòa phúc thẩm trong trường hợp
viện kiểm sát kháng nghị hoặc đã tham gia phiên tòa sơ thẩm hoặc đương sự có khiếu nại về
việc thu thập chứng cứ của tòa án cấp phúc thẩm.
b. Hoãn phiên tòa phúc thẩm:
Những trường hợp phải hoãn phiên tòa phúc thẩm được quy định tại Điều 266 BLTTDS:
- Trường hợp Kiểm sát viên phải tham gia phiên tòa vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa;
- Người kháng cáo vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên tòa.
Người kháng cáo đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ
4


việc kháng cáo và tòa án ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm phần vụ án có kháng cáo của
người kháng cáo vắng mặt (nếu trong vụ án không có người kháng cáo khác);
Tòa án cấp phúc thẩm cũng phải hoãn phiên tòa đối với người kháng cáo vắng mặt tại
phiên tòa phúc thẩm thuộc trường hợp hướng dẫn tại tiểu mục 1.2 mục 1 phần III của Nghị
quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn
thi hành các quy định trong Phần thú hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của
BLTTDS (đương sự đã nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử theo quy định tại khoản 2

Điều 195 BLTTDS, đã được Tòa án tống đạt hợp lệ giấy triệu tập phiên tòa và đương sự đã
chuẩn bị tham dự phiên tòa xét xử vụ án, nhưng do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách
quan xảy ra đối với họ ngay vào thời điểm trước ngày Tòa án mở phiên tòa hoặc ngay trong
thời điểm họ đang trên đường đến Tòa án để tham dự phiên tòa (do thiên tai, địch họa, bị tai
nạn, ốm nặng phải đi bệnh viện cấp cứu, người thân bị chết…) nên họ không thể có mặt tại
phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án, thì Tòa án cũng hoãn phiên tòa).
- Người tham gia tố tụng khác không phải là người kháng cáo vắng mặt tại phiên tòa thì
việc hoãn phiên tòa hay vẫn tiến hành xét xử phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại các
điều từ Điều 199 đến Điều 206 BLTTDS. Người tham gia tố tụng khác phải là người liên quan
đến kháng cáo, kháng nghị theo quy định tại Điều 263 BLTTDS thì Tòa án cấp phúc thẩm mới
xem xét việc hoãn phiên tòa. Nếu họ không có liên quan đến việc xét xử phúc thẩm (quyền lợi,
nghĩa vụ của họ độc lập với việc xem xét kháng cáo, kháng nghị) thì Tòa án cấp phúc thẩm
không phải xem xét việc hoãn phiên tòa.
Thời hạn hoãn phiên tòa và quyết định hoãn phiên tòa phúc thẩm được thực hiện như ở
phiên tòa sơ thẩm.
3. Thủ tục tiến hành phiên tòa phúc thẩm:
Về căn bản, thủ tục phiên tòa phúc thẩm được tiến hành giống như thủ tục phiên tòa sơ
thẩm:
a. Chuẩn bị khai mạc phiên tòa phúc thẩm và thủ tục bắt đầu phiên tòa:
Thủ tục chuẩn bị khai mạc phiên tòa phúc thẩm và thủ tục bắt đầu phiên tòa phúc thẩm
được áp dụng những quy định tương ứng trong phiên tòa sơ thẩm. Việc thực hiện các công việc
trong bước chuẩn bị khai mạc phiên tòa là nhiệm vụ của thư ký tòa án. Đây là thủ tục bắt buộc
đảm bảo cho phiên tòa diễn ra có sự tham gia đầy đủ của những người tham gia tố tụng, kiểm
tra lại xem có trường hợp nào phải hoãn phiên tòa không, đồng thời còn nhằm xác lập trật tự
của phiên tòa trước khi khai mạc. Khi chuẩn bị khai mạc phiên tòa, thư ký tiến hành các công
5


việc sau: Ổn định trật tự trong phòng xử án; Kiểm tra, xác định sự có mặt, vắng mặt của những
người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của tòa án, nếu có người vắng mặt thì cần

phải làm rõ lý do; Phổ biến nội quy phiên tòa bao gồm các quy định; Yêu cầu mọi người trong
phòng xử án đứng dậy khi HĐXX vào phòng xử án.
Khai mạc phiên tòa là thủ tục tố tụng bắt buộc phải thực hiện trước khi HĐXX tiến hành
xét xử. Trong quá trình khai mạc phiên tòa, ngoài việc Chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa và
đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử, Thư ký tòa án báo cáo với HĐXX về sự có mặt, vắng mặt
của những người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của tòa án và lý do vắng mặt;
Chủ tọa phiên tòa còn phổ biến quyền, nghĩa vụ của các đương sự và của những người tham gia
tố tụng khác, giới thiệu họ tên của những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên
dịch. Việc quan trọng nữa là Chủ tọa hỏi những người có quyền yêu cầu thay đổi những người
tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch xem họ có yêu cầu thay đổi ai không.
Trong trường hợp có người yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người
phiên dịch thì HĐXX phải xem xét, nghe ý kiến của người bị thay đổi tại phiên tòa trước khi
quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận. Quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng,
người giám định, người phiên dịch phải được HĐXX thảo luận, thông qua theo đa số tại phòng
nghị án và phải lập thành văn bản. Trường hợp không chấp nhận thì HĐXX phải nêu rõ lý do.
Trong trường hợp phải thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch mà
không có người thay thế ngay thì HĐXX ra quyết định hoãn phiên tòa.
b. Thủ tục hỏi tại phiên tòa:
Về việc hỏi tại phiên tòa phúc thẩm được quy định tại Điều 268 BLTTDS. Sau khi kết thúc
thủ tục bắt đầu phiên tòa phúc thẩm thì một thành viên của HĐXX phúc thẩm công bố nội dung
vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm và nội dung kháng cáo, kháng nghị. Sau đó, Chủ tọa
phiên tòa tiến hành các đương sự về các vấn đề: Hỏi nguyên đơn có rút đơn khởi kiện hay
không; Hỏi người kháng cáo, Kiểm sát viên có thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị hay
không; Hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không.
Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì
HĐXX phúc thẩm phải hỏi ý kiến bị đơn có đồng ý hay không và tùy từng trường hợp mà giải
quyết. Nếu bị đơn không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn và
phiên tòa phúc thẩm vẫn tiến hành bình thường. Nếu bị đơn đồng ý thì HĐXX chấp nhận việc
rút đơn khởi kiện của nguyên đơn và ra quyết định hủy bỏ bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết
vụ án. Trong trường hợp này, các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của

Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật. Khi
6


HĐXX ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án thì nguyên đơn có quyền khởi kiện lại, nếu thời
hiệu khởi kiện vẫn còn.
Nếu có việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị của người kháng cáo hay KSV
thì HĐXX giải quyết theo quy định tại Điều 256 BLTTDS. HĐXX còn công nhận sự thỏa thuận
của các đương sự tại phiên tòa phúc thẩm nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc
giải quyết vụ án và thỏa thuận của họ là tự nguyện, không trái pháp luật xã hội và đạo đức xã
hội. Khi đó, HĐXX sẽ ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự thỏa thuận của
các đương sự. Về việc chịu án phí sơ thẩm, các đương sự tự thỏa thuận với nhau, nếu không
thỏa thuận được thì Tòa án quyết định theo quy định của pháp luật.
Sau khi Chủ tọa phiên tòa đã hỏi các đương sự mà nguyên đơn không rút đơn khởi kiện,
người kháng cáo giữ nguyên kháng cáo, VKS giữ kháng nghị và các đương sự không thỏa
thuận với nhau về việc giải quyết vụ án thì HĐXX bắt đầu xét xử bằng việc nghe lời trình bày
của các đương sự. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự kháng cáo trình bày
về nội dung kháng cáo và các căn cứ của việc kháng cáo. Người kháng cáo có quyền bổ sung ý
kiến. Trong trường hợp chỉ có VKS kháng nghị thì KSV trình bày về nội dung kháng nghị và
các căn cứ của việc kháng nghị. Trường hợp vừa có kháng cáo, vừa có kháng nghị thì các
đương sự trình bày về nội dung kháng cáo và các căn cứ của việc kháng cáo trước, sau đó KSV
trình bày về nội dung kháng nghị và các căn cứ của việc kháng nghị. Người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của các đương sự khác có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị trình bày ý kiến về
nội dung kháng cáo, kháng nghị. Đương sự có quyền bổ sung ý kiến. Trong trường hợp đương
sự không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình thì họ tự trình bày ý kiến về nội
dung kháng cáo, kháng nghị và đề nghị của mình. Tại phiên tòa phúc thẩm, đương sự, KSV có
quyền xuất trình bổ sung chứng cứ.
Sau khi nghe đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trình bày,
việc hỏi, công bố tài liệu, xem xét vật chứng tại phiên tòa phúc thẩm được thực hiện như tại
phiên tòa sơ thẩm. Việc hỏi phải được thực hiện đối với những vấn đề thuộc phạm vi xét xử

phúc thẩm.
c. Tranh luận tại phiên tòa:
Tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm được thực hiện giống như quy định về thủ tục tranh
luận tại phiên tòa sơ thẩm, thứ tự phát biểu khi tranh luận và chỉ thực hiện tranh luận trong
phạm vi phúc thẩm và những vấn đề được hỏi tại phiên tòa phúc thẩm.
d. Nghị án và tuyên án:
7


Việc nghị án, trở lại việc hỏi và tranh luận, thời gian nghị án, tuyên án, sửa chữa, bổ sung
bản án phúc thẩm được thực hiện như thủ tục sơ thẩm.
III. THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC
TIẾN HÀNH PHIÊN TÒA PHÚC THẨM:
1. Thực trạng:
Về quy định của pháp luật về thành viên HĐXX phúc thẩm, Điều 53 BLTTDS quy định là
3 Thẩm phán, không có mặt của HTND (khác với HĐXX sơ thẩm) là một quy định hợp lý. Một
mặt việc quy định HĐXX phúc thẩm gồm 3 Thẩm phán vẫn bảo đảm được nguyên tắc Tòa án
xét xử tập thể và quyết định theo đa số khi không có sự tham gia của HTND, mặt khác, cũng
đảm bảo được tính chuyên môn của Tòa án.
Về thực tiễn, theo Báo cáo tổng kết công tác năm 2008 của ngành TAND, nhìn chung các
Tòa án đã thực hiện đúng quy định của pháp luật trong việc thụ lý và giải quyết các vụ việc dân
sự; tăng cường phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc xây dựng hồ sơ vụ án; tích cực
xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp cần thiết, theo yêu cầu của đương sự để
giải quyết tốt vụ án. Trong quá trình giải quyết, các tòa án luôn đảm bảo tôn trọng quyền tự
định đoạt của đương sự… Về cơ bản, công tác giải quyết các vụ việc dân sự của tòa án các cấp
đã đảm bảo đúng pháp luật, góp phần bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của nhà nước, tập
thể và công dân.
Theo báo cáo tổng kết 5 năm thi hành BLTTDS năm 2010, trong năm 2009, TAND các
cấp đã 214.174 vụ việc, đã giải quyết, xét xử được 194.398 vụ việc, đạt tỉ lệ 90,7%, trong đó
giải quyết, xét xử theo thủ tục phúc thẩm là 15.893 vụ việc. Bên cạnh những thành tựu đã đạt

được, việc giải quyết, xét xử phúc thẩm vụ án dân sự vẫn còn nhiều hạn chế. Trong quá trình
thụ lý vụ án, Tòa án còn sai sót không đưa đầy đủ người tham gia tố tụng. Việc bỏ sót người
tham gia tố tụng là một trong những sai lầm nghiêm trọng nên Tòa án cấp trên phải hủy bản án
hoặc phải kháng nghị bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật để giải quyết lại. Các sai lầm
thường gặp là việc Tòa án đã không đưa đầy đủ người tham gia tố tụng trong trường hợp giải
quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai
đề nghị đưa họ tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đôi khi
Tòa án giải quyết vượt quá yêu cầu khởi kiện của đương sự. Trong thực tế áp dụng các quy
định của pháp luật tố tụng tại phiên tòa phúc thẩm VADS còn nhiều tồn tại bất cập như việc
Tòa án cấp phúc thẩm phát hiện một số sai lầm nghiêm trọng của Tòa án cấp sơ thẩm nhưng
không hủy bản án sơ thẩm mà lại kiến nghị giám đốc thẩm bản án. Hay việc do thiếu trách
8


nhiệm trong công tác dẫn đến nhầm lẫn thành viên HĐXX. Ngoài ra còn có một số tồn tại khác
như việc hoãn, đình chỉ phiên tòa phúc thẩm không đúng, Tòa án cấp phúc thẩm sửa đổi, hủy
bản án sơ thẩm không có căn cứ pháp luật, thiếu tinh thần trách nhiệm.
Bên cạnh đó, việc quy định về hoãn phiên tòa phúc thẩm, Điều 266 BLTTDS mới chỉ quy
định về các trường hợp hoãn phiên tòa phúc thẩm mà chưa đưa ra được thủ tục tiến hành hoãn
phiên tòa phúc thẩm. Việc áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 256 BLTTDS vào thực tế còn
nhiều bất cập, thiếu thực tế, bởi không có Tòa án phúc thẩm nào khi tiến hành xét xử lại vừa ra
quyết định đình chỉ đối với phần kháng cáo, kháng nghị đã bị rút, đồng thời lại ra bản án hoặc
quyết định đối với phần kháng cáo, kháng nghị không bị rút, và nếu ra quyết định đình chỉ đối
với phần bị rút thì lại trái với quy định tại điểm b khoản 1 Điều 260 BLTTDS.
Có những thực trạng như trên là do một số quy định của BLTTDS còn nhiều mâu thuẫn,
chưa rõ ràng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa có văn bản hướng dẫn, dẫn đến các cách
hiểu khác nhau, vận dụng pháp luật để giải quyết các vụ án cũng khác nhau. Tình trạng thiểu
Thẩm phán cũng là nguyên nhân dẫn đến những yếu kém của chất lượng xét xử. Cùng với trình
độ, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực xét xử đối với các vụ việc dân sự của một số Thẩm phán
còn hạn chế, tinh thần, trách nhiệm, ý thức tổ chức, kỷ luật và phẩm chất đạo đức của một số

cán bộ, công chức tòa án chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của nhiệm vụ tình hình
hiện nay, còn thiếu ý thức cầu thị, phấn đấu học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ và rèn luyện tư cách, phẩm chất đạo đức của người cán bộ tòa án.
2. Kiến nghị:
Trước những nguyên nhân và thực trạng như vậy, em xin đưa ra những kiến nghị sau để
góp phần hoàn thiện thủ tục giải quyết, xét xử phúc thẩm VADS:
Một là, cần có sự rõ ràng, thống nhất trong quy định giữa luật và các văn bản pháp lý liên
quan.
Hai là, cần bổ sung quy định về thủ tục hoãn phiên tòa phúc thẩm và người có quyền
kháng cáo.
Ba là, về thủ tục hỏi tại phiên toà phúc thẩm, BLTTDS cần thu hẹp việc hỏi tại phiên tòa,
việc làm sáng tỏ những vấn đề còn mâu thuẫn cần được giải quyết tại phần tranh luận tại phiên
tòa. Khi xét xử các bên đương sự thực hiện trách nhiệm chứng minh, còn Tòa án chỉ thẩm tra tư
cách các đương sự và những người tham gia tố tụng khác để đảm bảo tính hợp pháp của quá
trình tranh tụng tại phiên tòa. HĐXX có quyền tham gia vào quá trình đó bất cứ thời điểm nào
9


khi thấy cần thiết phải làm sáng tỏ các tình tiết, chứng cứ nào đó về vụ án chưa được các bên
làm rõ.
Bốn là, về phần tranh luận tại phiên tòa, cần phải có những quy định đề cập cụ thể đến
những người có quyền tham gia tranh luận, phạm vi, căn cứ của việc tranh luận, bởi đây là
những vấn đề có ý nghĩa quan trọng để ra những bản án, quyết định có căn cứ và hợp pháp.
Năm là, cần xây dựng một đội ngũ Thẩm phán tòa án, đặc biệt là Thẩm phán TAND cấp
phúc thẩm có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, có đạo đức chính trị, trách nhiệm nghề
nghiệp, thực hiện tốt chức năng xét xử.
Sáu là, đẩy mạnh các hoạt động giám đốc, kiểm tra, giám sát hoạt động xét xử.
KẾT LUẬN
Phúc thẩm vụ án dân sự là một trong những trình tự, thủ tục xét xử vụ án dân sự, tuy còn
nhiều bất cập nhưng nó có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vụ án dân sự, nó

góp phần vào xác định đúng trách nhiệm, nghĩa vụ của các đương sự trong vụ án dân sự.

1
0


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Tư pháp,
Hà Nội, 2005.
2. Bộ luật Tố tụng dân sự.
3. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao số 05/2006/NQ-HĐTP
ngày 4/8/2006 hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về “Thủ
tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp phúc thẩm”.
4. Nguyễn Thị Thu Hà, “Chế định phúc thẩm vụ án dân sự”, Tạp chí luật học, Đặc san về
BLTTDS, 2005.
5. Nguyễn Đình Huề, “Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết vụ án như thế nào khi tòa án cấp
sơ thẩm triệu tập sai tư cách người tham gia tố tụng”, Tạp chí TAND, số 5/2005, kỳ II.
6. Vương Thanh Thúy, “Một số vấn đề về thủ tục phúc thẩm dân sự”, Tạp chí Luật học,
Đặc san góp ý dự thảo BLTTDS, 2004.
7. Nguyễn Thị Thu Hà, Phúc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật
học, Hà Nội, 2011.
8. Vũ Thị Oanh, Phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn,
Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội, 2010.
9. Đinh Quang Tuyền, Thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội,
2011.
10. Trang web:

1.


1
1



×