Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.31 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
Trang

LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................
2
NỘI DUNG.............................................................................................................
2
I. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường Nhà nước trong
hoạt động tố tụng hình sự.......................................................................................
2
II. Phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong
hoạt động tố tụng hình sự........................................................................................
3
1. Người bị tạm giữ mà có quyết định của cơ quan có thẩm quyền
trong hoạt động tố tụng hình sự huỷ bỏ quyết định tạm giữ vì
người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.............................................
3
2. Người bị tạm giam, người đã chấp hành xong hoặc đang chấp
hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, người đã bị kết án
tử hình mà có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong
hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện
hành vi phạm tội......................................................................................................
4
3. Người bị khởi tố, truy tố, xét sử, thi hành án.......................................................
7
4. Tổ chức, cá nhân có tài sản bị thiệt hại do việc thu giữ, kê biên,
tịch thu, xử lí có liên quan đến các trường hợp quy định tại
Khoản 1, 2 và 3 Điều 26 Luật trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước thì được bồi thường................................................................................
9
III. Ý nghĩa của việc xác định phạm vi trách nhiệm bồi thường


của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự.......................................................
10

1


KẾT LUẬN.............................................................................................................
11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................
12

LỜI MỞ ĐẦU
Trong hoạt động tố tụng hình sự, nơi mà các hoạt động đều liên quan lớn đến
quyền, lợi ích của công dân thì việc quy định rõ quyền hạn và trên cơ sở đó xác
định cụ thể trách nhiệm của người tiến hành tố tụng, có ý nghĩa rất quan trọng
không chỉ trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động tố tụng, mà còn trong việc
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đặc biệt là quyền, lợi ích hợp pháp
của bị can, bị cáo cũng như những người tham gia tố tụng. Vì vậy, xác định
phạm vi trách nhiệm bồi thường nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự là
một trong nội dung quan trọng của hoạt động tố tụng hình sự.

NỘI DUNG
I. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường Nhà nước trong hoạt động tố tụng
hình sự
Để đảm bảo tính khả thi và tạo cơ chế hữu hiệu cho người bị thiệt hại có thể
thực hiện được quyền bồi thường của mình đối với những thiệt hại do người tiến
hành tố tụng hình sự gây ra, Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã quy
định cụ thể trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình
sự. Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động này có các đặc trưng
cơ bản sau:

- Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự được
đặt ra mà không cần xét đến hành vi trái pháp luật và có lỗi của người tiến hành
tố tụng hình sự.
2


Đây là đặcc điểm khác biệt của trách nhiệm bồi thường Nhà nước trong hoạt
động tố tụng hình sự so với trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt
động quản lí hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án. Trong
hoạt động quản lí hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án,
Nhà nước chỉ có trách nhiệm bồi thường nếu thiệt hại do hành vi trái pháp luật
của người thi hành công vụ gây ra. Còn trong hoạt động tố tụng hình sự, mặc dù
người tiến hành tố tụng thực hiện đúng thẩm quyền trong việc bắt, giam giữ,
khởi tố, truy tố và xét xử mà sau đó có bản án, quyết định của toà án tuyên vô
tội thì người bị bắt oan, giam oan, tù oan được bồi thường mà không cần xét đến
hành vi trái pháp luật và có lỗi của người tiến hành tố tụng hình sự. Sở dĩ có sự
khác nhau như vậy là bởi trong hoạt động tố tụng hình sự, để ngăn chặn các
hành vi phạm tội, phát hiện nhanh chóng, chính xác và xử lí nghiêm minh kịp
thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội
thì các cơ quan, người tiến hành tố tụng hình sự có quyền áp dụng các biện pháp
tố tụng hình sự để giải quyết vụ án. Tuy nhiên việc áp dụng các biện pháp này
rất dễ xâm phạm đến quyền con người, nó hạn chế một cách trực tiếp quyền cơ
bản của công dân và hậu quả để lại vô cùng nghiêm trọng khi nó đụng chạm đến
quyền được sống, quyền tự do và sinh mệnh chính trị của một cá nhân. Do đó,
Nhà nước sẽ bồi thương đối với những thiệt hại do người tiến hành tố tụng hình
sự gây ra nếu những thiệt hại đó thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước mà không cần biết thiệt hại đó có phải do hành vi trái pháp luật và có lỗi
của người tiến hành tố tụng hình sự gây ra hay không. Đây là một quy định đặc
thù về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong tố tụng hình sự thể hiện sự
quan tâm cao độ của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền con người, quyền và lợi

ích hợp pháp của công dân trong tố tụng hình sự.
- Nhà nước chỉ chịu trách nhiệm bồi thường đối với các quyết định, hành vi
của người tiến hành tố tụng hình sự thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường Nhà
nước quy định tại Điều 26 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
- Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự chỉ
phát sinh khai các quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng hình sự gây ra
thiệt hại cho người bị thiệt hại.
- Các quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng hình sự chỉ làm phát
sinh trách nhiệm bồi thường Nhà nước khi được xác định trong bản án, quyết
3


định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự. Điều
này có nghĩa là cá nhân, tổ chức muốn Nhà nước bồi thường cho mình những
thiệt hại do người tiến hành tố tụng hình sự gây ra thì phải có bản án, quyết định
của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người bị
thiệt hại thuộc trường hợp được Nhà nước bồi thường.
II. Phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng
hình sự
Theo quy định tại Điều 26 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, phạm
vi các trường hợp mà Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt
động tố tụng hình sự bao gồm:
1. Người bị tạm giữ mà có quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt
động tố tụng hình sự huỷ bỏ quyết định tạm giữ vì người đó không thực hiện
hành vi vi phạm pháp luật (khoản 1 Điều 26 Luật trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước)
Tạm giữ là một trong các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do cơ
quan, người có thẩm quyền trong tố tụng hình sự tiến hành nhằm ngăn chặn
hành vi phạm tội, hành vi trốn tránh pháp luật, cản trở hoạt động điều tra, tạo
điều kiện cho người điều tra thu thập tài liệu, chứng cứ bước đầu, xác định tích

chất hành vi của người bị tình nghi thực hiện tội phạm hoặc để đảm bảo cho việc
điều tra, truy tố, xét xử. Tạm giữ được áp dụng đối với những người bị bắt trong
trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối
với người bị bắt theo quyết định truy nã (Điều 86 Bộ luật tố tụng hình sự năm
2003). Khi cơ quan, người có thẩm quyền trong tố tụng hình sự áp dụng biện
pháp này có thể xâm phạm đến quyền tự do thân thể của công dân. Do đó, để
bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong tố tụng hình sự thì khi người bị
tạm giữ không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật và việc tạm giữ của cơ quan,
người có thẩm quyền trong tố tụng hình sự gây ra thiệt hại cho người bị tạm giữ
thì Nhà nước có trách nhiệm bồi thường. Hay nói cách khác, điều kiện để Nhà
nước bồi thường đối với những thiệt hại do người có thẩm quyền trong tố tụng
hình sự gây ra khi áp dụng biện pháp tạm giữ là:
- Người bị tạm giữ không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
- Có quyết định huỷ bỏ quyết định tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền trong
hoạt động tố tụng hình sự;
4


- Việc tạm giữ đã gây ra thiệt hại cho người bị tạm giữ.
Ví dụ: Công an huyện X tạm giữ anh Trần Văn A cùng 5 người khác trong vụ
đánh bạc tại nhà C. Qua điều tra đã xác minh tại thời điểm đó A sang nhà C để
trả nợ rồi bị bắt tạm giữ, nên cơ quan điều tra đã quyết định huỷ bỏ quyết định
tạm giam đối với A. Trong trường hợp này A được Nhà nước bồi thường thiệt
hại.
2. Người bị tạm giam, người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình
phạt tù có thời hạn, tù chung thân, người đã bị kết án tử hình mà có bản án,
quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác
định người đó không thực hiện hành vi phạm tội (khoản 2 Điều 26 Luật trách
nhiệm bồi thường của Nhà nước)
Tạm giam là biện pháp ngăn chặn của tố tụng hình sự do các cơ quan điều tra,

viện kiểm sát, toà án áp dụng nhằm ngăn chặn bị can, bị cáo trống tránh pháp
luật. Biện pháp tạm giam được áp dụng đối với ngững người đã bị khởi tố về
hình sự hoặc người đã bị toà án quyết định đưa vụ án ra xét xử để đảm bảo cho
việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Tuy nhiên, biện pháp tạm
giam không phải áp dụng cho tất cả bị can, bị cáo mà nó chỉ được áp dụng trong
một số trường hợp: bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội rất
nghiệm trọng; bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng
mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng
người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp
tục phạm tội.
Tạm giam là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất trong các biện pháp ngăn
chặn của tố tụng nhình sự, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi chính trị, quyền
tự do của con người. Người bị tạm giam bị cách li với xã hội, bị hạn chế một số
quyền công dân. Do đó, để đảm bảo quyền của người bị tạm giam, Luật trách
nhiệm bồi thường của Nhà nước đã quy định khi người bị tạm giam có bản án,
quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định
người đó không thực hiện hành vi phạm tội thì người bị tạm giam đươc nhà
nước bồi thường do họ đã bị tạm giam oan.
Ngoài ra, người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt tù có thời
hạn, tù chung thân, người đã bị kết án tử hình, người đã thi hành án tử hình mà
có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình
5


sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội thì Nhà nước cũng có
trách nhiệm bồi thường.
Tuy nhiên, như thế nào là “không thực hiện hành vi phạm tội”. Hiện nay trên
thực tế đang có cách hiểu khác nhau về quy định này. Có quan điểm cho rằng
người được bồi thường phải là người hoàn toàn không thực hiện bất cứ hành vi
vi phạm pháp luật nào. Quan điểm khác lại cho rằng người được bồi thường là

người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhưng hành vi đó không cấu thành
tội phạm.1
Việc hiểu “không thực hiện hành vi phạm tội” như các quan điểm trên là chưa
đầy đủ bởi một người chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi người đó thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội và hành vi đó có đủ các dấu hiệu của cấu thành tội
phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự. Do đó, một người không thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội hoặc có thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
nhưng không đầy đủ những dấu hiệu của một cấu thành tội phạm thì hành vi đó
không phải là tội phạm; người đã thực hiện hành vi đó không bị truy cứu trách
nhiệm hình sự; đồng thời thiệt hại của họ phải được nhà nước bồi thường. Như
vậy, các trường hợp mà Nhà nước phải bồi thường thiệt hại khi có quyết định
của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người bị
thiệt hại không thực hiện hành vi phạm tội bao gồm:
Thứ nhất, không có sự việc phạm tội. Đây là trường hợp người bị thiệt hại
không thực hiện bất cứ hành vi vi phạm pháp luật nào hay nói cách khác họ đã
bị cơ quan tiến hành tố tụng hình sự áp dụng các biện pháp ngăn chặn hoặc đã bị
khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án oan.
Ví dụ: ông Nguyễn Văn A bị cơ quan điều tra khởi tố, truy tố và bắt giam về
tội “giết người” và bị Toà án nhân dân thành phố X tuyên tử hình và bị Toà phúc
thẩm Toà án nhân dân tối cao xử y án sơ thẩm. Sau đó Hội đồng thẩm phán Toà
án nhân dân tối cao tuyên bố huỷ cả hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm, tuyên bố
ông Nguyễn Văn A không phạm tội “giết người” và trả tự do ngay tại toà.
Trong trường hợp này ông sẽ được Nhà nước bồi thường thiệt hại do ông A
không thực hiện hành vi giết người.
Thứ hai, hành vi không cấu thành tội phạm. Đây là trường hợp hành vi của họ
chưa đến mưc phải áp dụng các biện pháp của tố tụng hình sự để giải quyết.
Xem: Báo cáo tổng kết thực trạng và thực tiễn thi hành pháp luật về bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức
và người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra, Viện khoa học pháp lí, Bộ tư pháp, 2008.
1


6


Việc áp dụng các biện pháp của tố tụng hình sự để xử lí các hành vi vi phạm
pháp luật trong trường hợp này là không tương xứng với tính chất, mức độ vi
phạm của hành vi đồng thời dẫn đến hậu quả là người thực hiện hành vi vi phạm
pháp luật có thể bị hạn chế một số quyền công dân, bị cách li với xã hội hoặc bi
tước đoạt sinh mệnh mà đáng lẽ ra họ không phải gánh chịu các hậu quả này. Do
đó, khi các quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình
sự xác định hanhg vi không cấu thành tội phạm thì Nhà nước có trách nhiệm bồi
thương cho người bị oan.
Ví dụ: bà A sống ở nước ngoài mua lô đất của ông B với giá 3 tỉ đồng. bà đặt
trước 1 tỉ, 2 tỉ còn lại bà A nhờ bà C giữu hộ để trả nốt cho ông B sau khi hoàn
tất thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Sau đó, việc mua bán không
thành, ông B trả lại tiền đặt cọc cho bà C (giữ hộ bà A). Khi về Việt Nam, bà A
phát hiện số tiền của mình bị bà C chiếm dụng mua bất động sản nên đòi lại. Bà
C đã trả cho bà A 1,5 tỉ, bà C viết giấy biên nhận còn nợ bà A 1,5 tỉ. Sau đó, coq
quan có thẩm quyền đã ra quyết định khởi tố khởi tố vụ án, khởi tố bị can và
Toà án nhân dân tỉnh X đã tuyên phạt bà c 10 năm tù về tội “lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản”. Sau đó, Toà phúc thẩm Toà án nhânn dân tối cao đã huỷ
bản án sơ thẩm và tuyên không phạm tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản”, trả tự do ngay tại toà vì giao dịch giữa đôi bên chỉ là quan hệ dân sự.
Trong trường hợp này, bà C được Nhà nước bồi thường do hành vi không cấu
thành tội phạm.
3. Người bị khởi tố, truy tố, xét sử, thi hành án
Với đối tượng này, Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước chia thành các
trường hợp sau:
* Người bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án không bị tạm giam, tạm giữ, thi
hành hình phạt tù có thời hạn àm có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm
quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành

vi phạm tội (khoản 3 Điều 26 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước)
Đây là trường hợp một người tuy không bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn
như tạm giữ, tạm giam hoặc không bị kết án phạt tù có thời hạn nhưng họ đã bị
khởi tố, truy tố, xét xử và thi hành án, hay nói cách khác họ cũng bị cơ quan tiến
hành tố tụng bằng các quyết định tố tụng đặc trưng của mình khẳng định họ là
người có tội và có thể đã buộc họ phải chịu hình phạt như cảnh cáo, phạt tù cho
7


hưởng án treo, phạt cải tạo không giam giữ, trục xuất,… Do đó, khi có bản án,
quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định
người đó không thực hiện hành vi phạm tội thì Nhà nước có trách nhiệm bồi
thường.
Ví dụ: Anh A bị toà án nhân dân huyện X kết án về tội “trộm cắp tài sản” và
tuyên phạt 1 năm tù cho hưởng án treo. Bản án có hiệu lực pháp luật. Sau đó,
Toà án nhân dân tối cao xét xử phúc thẩm huỷ bản án này và tuyên anh A không
phạm tội “trộm cắp tài sản”. Trong trường hợp này anh A được nhà nước bồi
thường do không thực hiện hành vi phạm tội.
* Người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án, đã chấp
hành hình phạt tù mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền
trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm một hoặc một số
tội và hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam, chấp
hành hình phạt tù thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị
tạm giam, chấp hành hình phạt tù vượt quá so với mức hình phạt của những tội
mà người đó phải chấp hành (khoản 4 Điều 26 Luật trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước)
Đây là trường hợp một người theo bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
bị tuyên là phạm nhiều tội trong cùng một vụ án và đã chấp hành hình phạt tù
nhưng sau đó bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố
tụng hình sự xác định người đó không phạm một hoặc một số tội. Do đó, khi

hình phạt mà người đó phải chấp hành ít hơn thời gian mà họ đã bị tạm giam,
chấp hành hình phạt tù thì nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương
ứng với thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù vượt quá so với mức
hình phạt của những tội mà người đó phải chấp hành.
Ví dụ: Nguyễn Văn A bị Toà án nhân dân tỉnh X tuyên phạt hai tội: “cố ý gây
thương tích” và “trộm cắp tài sản” tổng hợp hình phạt A bị kết án 6 tù. A kháng
cáo, Toà án phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao xét xử phúc thẩm xác định A
không phạm tội cố ý gây thương tích mà chỉ phạm tội trộm cắp tài sản. Toà phúc
thẩm tuyên A phải chấp hành hình phạt 2 năm tù giam đối với tội trộm cắp tài
sản. A đã bị giam 30 tháng tù. Như vậy, A được nhà nước bồi thường thiệt hại
tương ứng với 6 tháng tù giam vượt quá so với mức hình phạt mà A phải chịu.

8


- Người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án và bị kết
án tử hình nhưng chưa thi hành mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan có
thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm tội
bị kết án tử hình và tổng hợp hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã
bị tạm giam thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm
giam vượt quá so với mức hình phạt chung của những tội mà người đó phải chấp
hành (khoản 5 Điều 26 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước)
Ví dụ: Trần Văn X bị Toà án nhân dân tỉnh Y tuyên phạt hai tội: “giết người”
và “trộm cắp tài sản” và tổng hợp hình phạt X bị kết án tử hình. X kháng cáo,
Toà án phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao xét xử phúc thẩm xác định X không
phạm tội giết người mà chỉ phạm tội trộm cắp tài sản. Toà phúc thẩm tuyên X
phải chấp hành hình phạt 1 năm tù giam đối với tội trộm cắp tài sản. X đã bị
giam 20 tháng tù. Như vậy, X được Nhà nước bồi thường thiệt hại tương ứng
với 8 tháng tạm giam vượt quá so với mức hình phạt mà X phải chịu.
* Người bị xét xử bằng nhiều bản án, toà án đã tổng hợp hình phạt của nhiều

bản án đó, mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong
hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm một hoặc một số tội
và hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam, chấp hành
hình phạt tù thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm
giam, chấp hành hình phạt tù vượt quá so với mức hình phạt của những tội mà
người đó mà người đó phải chấp hành (khoản 6 Điều 26 Luật trách nhiệm bồi
thường của Nhà nước)
Ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh X tuyên phạt A 2 năm tù về tội “làm giả tài liệu
của cơ quan, tổ chức” cộng với 4 năm tù về tội “sử dụng trái phép tài sản” do
Toà án nhân dân tỉnh Y tuyên phạt. Tổng hợp hình phạt cho A là 6 năm tù giam.
A chấp hành hình phạt tù được 3 năm thì Chánh án Toà án nhân dân tối cao
kháng nghị giám đốc thẩm bản án của Toà án nhân dân tỉnh Y. Toà án nhân dân
xét xử giám đốc thẩm đã huỷ bản án có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân
tỉnh Y và đình chỉ vụ án do anh A không thực hiện hành vi phạm tội “sử dụng
trái phép tài sản”. Như vậy, anh A chỉ phải chịu hình phạt tù giam là 2 năm tù về
tội “làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Anh A đã chấp hành hình phạt tù
được 3 năm. Trong trường hợp này anh A được Nhà nước bồi thường thiệt hại
tương ứng với 1 năm tù vượt quá so với mức hình phạt mà anh A phải chịu.
9


4. Tổ chức, cá nhân có tài sản bị thiệt hại do việc thu giữ, kê biên, tịch thu, xử
lí có liên quan đến các trường hợp quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều 26 Luật
trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì được bồi thường (khoản 7 Điều 26
Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước)
Trong tố tụng hình sự, một người không thực hiện hành vi phạm tội nhưng
các cơ quan tiến hành tố tụng bằng các quyết định tố tụng đặc trưng cuả mình
khẳng định họ là người có tội, đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng hoặc
hình phạt đối với họ nên làm cho họ bị thiệt hại về tài sản, thể chất hoặc tinh
thần. Đối với các thiệt hại này Nhà nước có trách nhiệm bồi thường. Như vậy,

trong quá trình tiến hành các hoạt động tố tụng hình sự, các cơ quan, người có
thẩm quyền trong tố tụng hình sự có thể thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu
phẩm (Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự), tạm giữu đồ vật, tài liệu khi khám xét
(Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự), kê biên tài sản (Điều 146 Bộ luật tố tụng
hình sự), tịch thu tài sản (Điều 267 Bộ luật tố tụng hình sự) nếu có căn cứ cho
đây là các chứng cư liên quan trực tiếp đến vụ án, để đảm bảo thi hầnhns hình sự
hoặc để thi hành các bản án, quyết định hình sự. Tuy nhiên, khi có bản án, quyết
định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người
đó không thực hiện hành vi phạm tội thì việc thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu,
xử lí tài sản của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đã gây ra thiệt hại đối với
các tài sản của cá nhân, tổ chức. Trong trường hợp này các thiệt hại về tài sản do
việc thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu, xử lí được Nhà nước bồi thường.
Ví dụ: Nguyễn Văn A bị khởi tố về hai tội: tội gây rối trật tự công cộng (Điều
245 Bộ luật hình sự) và tội cướp tài sản (Điều 133 Bộ luật hình sự) và bị kê biên
tài sản về tội này. Sau đó, A chỉ bị xử lí về tội gây rối trật tự công cộng và được
xác định là bị khởi tố oan về tội cướp tài sản, đồng thời do việc kê biên tài sản
mà A bị thiệt hại thì những thiệt hại đó Nhà nước phải bồi thường cho A.
III. Ý nghĩa của việc xác định phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước trong hoạt động tố tụng hình sự
Việc xác định phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động
tố tụng hình sự có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lí luận cũng như thực tiễn, cụ
thể:
- Bù đắp các tổn thất, khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

10


Pháp luật bảo hộ tài sản, tính mạng và sức khoẻ của cá nhân và tài sản của tổ
chức cho nên khi có hành vi gây thiệt hại của cơ quan có thẩm quyền tiến hành
tố tụng hình sự gây ra thì người bị thiệt hại có quyền được yêu cầu bồi thường

thiệt hại. Bồi thường thiệt hại ở đây trước hết được hiểu là bù đắp lại những tổn
thất, mất mát về nhân thân, tài sản đồng thời khôi phục lại các quyền, lợi ích hợp
pháp cho người bị oan sai. Sở dĩ, bồi thường thiệt hại có ý nghĩa là một sự bù
đắp tổn thất về tài sản, sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín vì trong
mọi trường hợp đều có thể xác định chính xác mực độ thiệt hại nhất là đối với
những thiệt hại về tinh thần vốn dĩ không thể định lượng được để quy ra tiền.
Với những tổn thất về tinh thần, sự bù đắp của bồi thương thiệt hại thực chất chỉ
có tính chất tượng trưng, mang ý nghĩa động viên, an ủi, chia sẻ nỗi đau, mất
mát mà người bị thiệt hại hoặc người thân của họ phải gánh chịu, góp phần giúp
cho người bị thiệt hại ổn định lại cuộc sống sau những gì đã phải gánh chịu. Bên
cạnh đó, việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan sai không chỉ đơn thuần là
bù đắp, đền bù tổn thất về vật chất hay tinh thần mà bằng việc thực hiện trách
nhiệm bồi thường thiệt hại này, các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đã gây ra
oan sai phải có những biện pháp khôi phục kịp thời các quyền, lợi ích hợp pháp
cũng như danh dự, uy tín cho công dân làm sao để người bị oan sai có thể quay
trở lại tình trạng trước khi điều tra, truy tố, xét xử oan với đầy đủ quyền và lợi
ích hợp pháp của họ.
- Nâng cao trách nhiệm của cơ quan thực thi pháp luật, giữ gìn uy tín của hệ
thống cơ quan tư pháp, duy trì niềm tin của nhân dân vào pháp luật.
Hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và hệ thống cơ quan tiến hành tố
tụng hình sự nói riêng tạo thành bởi hoạt động cụ thể của những các nhân có
thẩm quyền. Họ là những người có quyền lực theo quy đinh của pháp luật đông
thời cũng chịu sự giám sát của pháp luật. Khi họ gây thiệt hại, mặc dù là những
người đứng ra bồi thường nhưng họ vẫn phải chịu những hậu quả nhất định như
khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương,… Chính điều này đã tạo ra một giới hạn để
thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình, không lạm dụng chức quyền.

KẾT LUẬN
Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nói chung và trách nhiệm bồi thường
của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự nói riêng là nhằm khắc phục, hạn

chế những thiệt hại của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ
11


gây ra, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Nhưng không
phải vì thế nhà nước phải bồi thường thiệt hại cho các cá nhân tổ chức trong mọi
trường hợp. Điều 26 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã xác định
phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự
giúp cho việc thực thi pháp luật đạt hiệu qủa cao.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Tập bài giảng Luật trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước, Nxb. CAND, Hà Nội, 2011.
2. Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009.
3. Bộ luật hình sự năm 1999.
4. Báo cáo tổng kết thực trạng và thực tiễn thi hành pháp luật về bồi thường thiệt
hại do cán bộ, công chức và người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình
sự gây ra, Viện khoa học pháp lí, Bộ tư pháp, 2008.

12



×