Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN TRẺ EM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.49 KB, 38 trang )

Page 1 of 38

LỜI GIỚI THIỆU
Trong bất kỳ xã hội nào, trẻ em luôn cần được nhận sự quan tâm và chăm
sóc, bởi họ không chỉ là đối tượng dễ bị tổn thương, chưa thể tự chăm sóc, bảo vệ
mình, mà còn là tương lai - “thế giới ngày mai” của tất cả mọi quốc gia, dân tộc.
Chính vì vậy, ngày nay việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em ngày càng nhận được nhiều
sự quan tâm từ cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, nhận được sự quan tâm hơn không
đồng nghĩa với việc đã được bảo vệ và chăm sóc đầy đủ.
Ở Việt Nam, thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chăm lo
cho thế hệ trẻ, Đảng, Nhà nước đã dành nhiều sự quan tâm chăm sóc, giáo dục và
bảo vệ trẻ em. Nhiều quyết sách, chiến lược đã và đang được ban hành và đi vào
thực hiện trong cuộc sống. Tuy nhiên, dưới những tác động tiêu cực của nền kinh
tế thị trường, sự xáo trộn về hệ thống các giá trị, tệ quan liêu và thiếu trách nhiệm
của nhiều bộ phận cán bộ, công chức đã ảnh hưởng không nhỏ tới trẻ em. Trẻ em
bị lạm dụng, bị cưỡng bức, bị bạo lực, bị bỏ rơi hoặc đối xử tệ bạc, hoặc đôi khi cả
sự quan tâm không đúng cách… đang trở thành những hiện tượng phổ biến trong
xã hội hiện đại.
Mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền, xã hội công bằng, văn minh và
phát triển bền vững sẽ không thể thực hiện được nếu tách rời với nhiệm vụ chăm
sóc, giáo dục và bảo vệ thế hệ trẻ. Ghi nhận các quyền và tạo ra cơ chế bảo vệ các
quyền trẻ em là nhiệm vụ cấp bách của nhà nước. Tuy nhiên nhiệm vụ ấy sẽ không
thành công nếu không có sự quan tâm và chia sẻ của xã hội. Việc nghiên cứu về
quyền trẻ em để phát hiện ra những lỗ hổng pháp lý, những sai phạm trong quá
trình thực hiện đồng thời kiến nghị những giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn nhiệm
vụ chăm sóc và bảo vệ trẻ em cũng là nhiệm vụ của những người làm khoa học,
đặc biệt là khoa học pháp lý. Đã có nhiều nhà nghiên cứu viết về đề tài này. Chẳng


Page 2 of 38


hạn như GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế, TS. Trịnh Quốc Toản, TS. Vũ Công Giao,
ThS. Lê Phương Nga, ThS. Phan Thị Lan Phương và các tác giả Nguyễn Thị Vân
Anh, Lê Khanh, Trần Thị Minh Đức, Nguyễn Văn Chính, Đàm Hữu Đắc….Trong
các công trình của mình, các nhà nghiên cứu tập trung nghiên cứu các vấn đề về
quyền trẻ em, công ước quốc tế về quyền trẻ em, cơ chế pháp lý về quyền trẻ em,
lao động trẻ em.... và đề ra các kiến nghị cũng như giải pháp bảo vệ và chăm sóc
trẻ em.
Là sinh viên năm thứ nhất, với những nhận thực chưa hoàn thiện về lý luận
cũng như thực tiễn pháp lý, nhưng nhóm tác giả nhận thức được vai trò đặc biệt
của việc nghiên cứu về quyền trẻ em trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. Những vụ
xâm hại trẻ em, bạo hành trẻ em, lạm dụng tình dục, sức lao động trẻ em, ngược
đãi trẻ em… được đăng tải khắp nơi và ngày càng phổ biến ở nước ta, đã thôi thúc
nhóm tác giả bắt tay vào nghiên cứu đề tài: “Bảo vệ quyền trẻ em – thực trạng và
giải pháp”.
Nghiên cứu về quyền trẻ em là một công việc khó và càng khó hơn đối với
những sinh viên năm thứ nhất. Nhưng với quyết tâm và nhận thức được nghĩa vụ
của mình là phải hiểu, phải biết, phải tuyên truyền và qua đó có những kiến nghị
khoa học để toàn xã hội biết về tầm quan trọng phải bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em, nhóm tác giả đã thực hiện báo cáo này và qua đó muốn góp phần bé nhỏ
vào sự nghiệp bảo vệ Quyền trẻ em.


Page 3 of 38
I.

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN TRẺ EM
1.

Khái quát về lịch sử phát triển của Quyền trẻ em


Từ xa xưa, loài người đã ý thức được rằng, do còn non nớt về cả thể chất
lẫn tinh thần, trẻ em cần phải được bảo vệ và chăm sóc một cách đặc biệt. tuy
nhiên, trong một thời kì rất dài của lịch sử, cả ở phương Đông lẫn phương Tây, trẻ
em chỉ được coi là những cá thể phụ thuộc, thậm chí bị coi là tài sản riêng của các
bậc cha mẹ. hậu quả là ở khắp nơi trên thế giới, rất nhiều thảm kịch đã diễm ra với
trẻ em như bị suy dinh dưỡng, thất vọng, bệnh tật, bị bóc lột sức lao động, bị đánh
đập, ngược đãi, bị sao nhãng, bỏ rơi, bị lạm dụng tình dục, bị phân biệt đối xử, bị
giết lúc sơ sinh (với trẻ em gái)…
Những thảm kịch đó tiếp tục diễn ra và thu hút sự quan tâm của xã hội. đến
thế kỉ XIV, XV thì ở châu Âu đã xuất hiện những dự án công cộng dành cho trẻ
em, chẳng hạn như bệnh viện Spedale Degli Incocenti ở Florent (Italia)…
Ở Việt Nam trong thời kì này, trẻ em cũng được quan tâm chăm sóc, thể
hiện trong bộ Quốc triều hình luật (Bộ luật Hồng Đức) được vua Lê Thánh Tông
ban hành, quy định trách nhiệm của các quan lại địa phương phải giúp đỡ những
trẻ em tàn tật hoặc nghèo khổ, mồ côi không nơi nương tựa; trách nhiệm của dân
chúng trong việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em… bộ luật này cũng có rất nhiều quy định
nhằm bảo vệ trẻ em khỏi sự xâm hại như quy định trừng trị tội gian dâm với trẻ
em, tội buôn bán trẻ em…1 “bắt được tre con đi lạc thì phải báo quan làm bằng
chứng thật, có ai đến nhận thì được lấy tiền nuôi dưỡng ( mỗi tháng 5 tiền ), trái
luật không cho người ta nhận con thì xử tội nhẹ hơn tội quyến rũ một bậc” ( Điều
604). Trường hợp kẻ nào “làm chuyện ngược ngạo ( lượm trẻ lạc về, không nuôi
còn hành hạ ) để đến nỗi con người ta chết thì đánh 80 trượng, đền 5 quan tiền
1 Quốc triều Hình Luật (Luật Hồng Đức). Bản dịch tiếng quốc ngữ của Nguyễn Ngọc Nhuận, Nguyễn Tá

Nhí, Nxb. TP Hồ Chí Minh năm 2003. Các điều 313, 603->607 bộ Luật Hồng Đức.


Page 4 of 38

nhân mạng cho cha mẹ đứa trẻ chết ( Điều 605 ). Những quy định trên cho thấy sự

tiến bộ trong các đạo luật của nước ta thời xưa.
Năm 1924, Hội Quốc tế thông qua bản Tuyên ngôn về quyền trẻ em do bà
Eglantyne Jebb- người sang lập ra Quỹ cứu trợ trẻ em ở nước Anh- soạn thảo,
được gọi là tuyên ngôn Gionevo về quyền trẻ em. Việc này đánh dấu thời điểm
quyền trẻ em trở thành khái niệm.
2. Tiếp cận về trẻ em và quyền trẻ em
LÒNG NHÂN ĐẠO
Trẻ em là đối tượng phụ thuộc
nhưng cần được hưởng tình thương
của xã hội. Sự bảo vệ, giúp đỡ tùy
thuộc long trắc ẳn của mọi người
trước những hoàn cảnh khó khắn,
đau khổ của trẻ em và dừng lại khi
những hoàn cảnh đó cơ bản đã
được giải quyết.

Trẻ em là đối tượng phụ thuộc nhưng
cần được xã hội bảo vệ. Sự bảo vệ, giúp
đỡ tùy thuộc vào long trác ẩn của mỗi
người trước những tình huống khẩn cấp
đe dọa cuộc sống trẻ em và dừng lại sau
khi những tình huống đó cơ bản đã
được giải quyết.

TRẺ EM
TÌNH THƯƠNG

Trẻ em là con người nhưng là những
con người còn non nớt cả về thể chất
và tinh thần, cần phải được bảo vệ

đặc biệ. Vì vậy, trẻ en vừa phải được
hưởng thụ các quyền , tự do cơ bản
của con người, vừa phải được đáp
ứng những nhu cầu đặc thù.

QUYỀN CON NGƯỜI

QUYỀN TRẺ EM

Trẻ em cũng là những con người,
những thành viên của xã hội, những
công dân của quôc sgia nên phải là chủ
thể của quyền như người lớn và phải
được các chủ thể khác tôn trọng, thực
hiện các quyền đó thường xuyên, theo
đúng quy định của pháp luật.


Page 5 of 38

2.1. Ai là trẻ em
Theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam năm 2004, trẻ
em là công dân dưới 16 tuổi, người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi. 2 Theo
công ước về Quyền trẻ em, trẻ em là người dưới 18 tuổi, trừ khi Luật pháp ở từng
nước cụ thể quy định tuổi thành niên. 3 Do đó, “trẻ em” trong phạm vi bài nghiên
cứu khoa học này được dung để chỉ người duới 16 tuổi, tuy nhiên trong những
phần có đề cập đến pháp luật quốc tế, “trẻ em” được hiểu là người dưới 18 tuổi
theo quy định của luật pháp quốc tế.

-


Quyền là gì
Quyền là những đòi hỏi cơ bản và chính đáng của con người phải được

-

hưởng hoặc có thể được làm.
Quyền được công nhận về mặt pháp lý,nó quy định trách nhiệm, nghĩa vụ

-

buộc người khác phải tôn trọng, bảo vệ và đáp ứng.
Chúng ta đòi hỏi quyền cho bản thân và những người khác cũng có quyền

2.2.

đòi hỏi cho bản thân họ. Vì thế tất cả mọi người đều có nghĩa vụ đáp lại
-

tương ứng.
Tôn trọng một quyền nào đó có nghĩa là phải có nghĩa vụ không làm bất cứ
việc gì có thể dẫn đến xâm phạm, lấy bớt đi hoặc tước đi quyền của người
khác:
2.3.

Quyền trẻ em là gì?

Là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành
mạnh và an toàn. Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp
nhận thụ động lòng nhân từ của người lớn, mà các em là những thành viên tham

gia tích cực vào quá trình phát triển.

2 Điều 1 - Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Năm 2004
3 Điều .2 - Công ước quốc tế về Quyền trẻ em năm 1990


Page 6 of 38

Các em có quyền được sống, trưởng thành, phát triển mạnh khoẻ và hạnh phúc,
trong tình yêu thương của cha mẹ, gia đình và cộng đồng. Người lớn trước hết là
cha mẹ có trách nhiệm thực hiện các Quyền trẻ em được Pháp luật quy định.

II.

HỆ THỐNG QUYỀN CƠ BẢN CỦA TRẺ EM TRONG LUẬT
PHÁP QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM


Page 7 of 38

1.

Những quyền cơ bản của trẻ em
1.1.

Trẻ em có bốn nhóm quyền:

Nhóm quyền được sống còn: Do trẻ em là những cá thể còn non nớt cả về
thể chất lẫn tinh thần, không thể tự nuôi sống được bản thân nên trong Công ước,
khái niệm “ đảm bảo sự sống còn” của trẻ em được mở rộng không chỉ bao gồm

việc đảm bảo tính mạng mà còn bao hàm việc cung cấp chất dinh dưỡng và chăm
sóc y tế cho trẻ em ở mức độ cao nhất. Đó là mức sống đủ, có nơi ở, ăn uống đủ
chất, được chăm sóc sức khỏe. Trẻ em phải được khai sinh ngay sau khi ra đời. Tất
cả quyền nào của trẻ em lien quan đến vấn đề này thuộc phạm vi quyền được sống
còn của trẻ em.
Nhóm quyền được bảo vệ: Bao gồm những quy định như trẻ em phải được
bảo vệ cho tất cả các hình thức bóc lột lao động, bóc lột và xâm hại tình dục, lạm
dụng ma túy, sao nhãng và bị bỏ rơi, bị bắt cóc và buôn bán, Trẻ em còn được bảo
vệ khỏi sự can thiệp vô cớ vào thư tín và sự riêng tư. Quyền được bảo vệ bao gồm
cả không bị tra tấn, đánh đập và lạm dụng trong trường hợp trẻ em làm trái pháp
luật hay bị giam giữ. Theo Công ước, nhóm quyền này bao gốm các quyền của trẻ
em được bảo vệ khỏi các hình thức ngược đãi, bỏ mặc, sự phân biệt đối xử và bảo
vệ trẻ em tỏng các trường hợp đặc biệt khó khăn như bị mất môi trường gia đình,
bị ảnh hưởng của xung đột vũ trang, thiên tai…
Nhóm quyền được phát triển: Công ước đưa ra một cách nhìn toàn diện về
sự phát triển của trẻ em, theo đó, không chỉ bao gồm sự phát triển về thể chất mà
còn gồm sự phát triển về trí tuệ, tình cảm, đọa đức và xã hội. Tất cả các quyền của
trẻ em tác động đến quá trình này được coi là thuộc nhóm quyền được phát triển,
gồm những điều kiện để trẻ em có thể phát triển đầy đủ nhất về cả tinh thần và đạo
đữ, bao gồm việc học tập, vui chơi, tham gia các hoạt động văn hóa, tiếp nhận


Page 8 of 38

thông tin, tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Trẻ em cần có sự yêu thương
và cảm thông của cha mẹ để có thể phát triển hài hòa.
Nhóm quyền được tham gia: Quyền này bao gồm tất cả các quyền giúp trẻ
em có thể biểu đạt những ý kiến, quan điểm của bản thân về các vấn đề liên quan
đến cuộc sống của trẻ, duới mọi hình thức. Nhìn chung, các quyền thuộc nhóm
quyền này thể hiện ở các khía cạnh chính, đó là: giúp trẻ em có điều kiện tiếp nhận

thông tin, giúp trẻ được biểu đạt ý kiến, quan điểm, tôn trọng, lắng nghe và xem
xét các ý kiến, quan điểm của trẻ em, tạo mọi điều kiện cho trẻ em tự do bày tỏ
quan điểm và ý kiến về những vấn đề có liên quan đến cuộc sống của mình. Trẻ em
còn có quyền kết bạn, giao lưu và hội họp hòa bình. Được tạo điều kiện tiếp cận
các nguồn thông tin và chọn lựa thông tin phù hợp.
Theo ba nguyên tắc:
-

Công ước quốc tế quy định trẻ em là những người dưới 18 tuổi.
Tất cả các Quyền và nghĩa vụ được nêu trong Công ước đều được áp dụng

-

bình đẳng cho mọi trẻ em mà không có sự phân biệt đối xử.
Mọi hoạt động được thực hiện đều vì lợi ích tốt nhất cho trẻ em.
Các điều khoản liên quan đến quyền được sống còn (17 điều khoản)

Điều 6: Các quốc gia thành viên thừa nhận rằng mỗi trẻ em đều có quyền được
sống. Các quốc gia cần đảm bảo cho sự sống còn và phát triển của trẻ em ở mức
cao nhất.
Điều 24: Các quốc gia thành viên công nhận rằng trẻ em có quyền được chăm sóc
sức khoẻ, được hưởng các phương tiện chữa bệnh và phục hồi sức khoẻ ở mức cao
nhất có thể đạt được.
Điều 7: Quyền có họ tên và quốc tịch.
Điều 8: Quyền giữ gìn bản sắc.
Điều 9: Quyền được sống với cha mẹ.


Page 9 of 38


Điều 19: Quyền được bảo vệ khỏi sự bỏ rơi, ngược đãi và lạm dụng.
Điều 20: Quyền được hưởng sự chăm sóc thay thế đối với những trẻ em mất môi
trường gia đình.
Điều 21: Quyền được nhận làm con nuôi.
Điều 23: Quyền của trẻ em khuyết tật.
Điều 26: Quyền được bảo đảm an ninh xã hội.
Điều 27: Quyền được hưởng mức sống thích hợp cho sự phát triển toàn diện.
Điều 30: Quyền của trẻ em dân tộc thiểu số và bản xứ được hưởng nền văn hoá,
theo tôn giáo và tiếng nói của cộng đồng mình.
Điều 32: Quyền được bảo vệ khỏi sự bóc lột về kinh tế.
Điều 33: Quyền được bảo vệ khỏi tệ nạn ma tuý.
Điều 34: Quyền được bảo vệ khỏi sự lạm dụng tình dục.
Điều 35: Quyền được bảo vệ khỏi sự mua bán, bắt cóc.
Điều 38: Quyền được bảo vệ khỏi các cuộc xung đột vũ trang.
Các điều khoản có liên quan đến quyền được bảo vệ( 23 điều khoản)
Điều 2: Không phân biệt đối xử.
Điều 7: Quyền có họ tên và quốc tịch.
Điều 8: Quyền giữ gìn bản sắc.
Điều10: Quyền được sống với cha mẹ.
Điều11: Quyền được bảo vệ không bị đưa ra nước ngoài trái phép và không bị đưa
trở về.
Điều16: Quyền được bảo vệ riêng tư.
Điều19: Quyền được bảo vệ khỏi sự bỏ rơi, ngược đãi và lạm dụng.
Điều20: Quyền được hưởng sự chăm sóc thay thế đối với những trẻ em mất điều
kiện gia đình.
Điều 21: Quyền được nhận làm con nuôi.
Điều 22: Quyền của trẻ em tị nạn.


Page 10 of 38


Điều 23: Quyền của trẻ em khuyết tật.
Điều 25: Quyền được định kỳ xem xét môi trường thay thế.
Điều 27: Quyền được hưởng mức sống thích hợp cho phát triển toàn diện.
Điều 30: Quyền của trẻ em dân tộc thiểu số và bản xứ được hưởng nền văn hoá,
theo tôn giáo và tiếng nói của cộng đồng mình.
Điều 32: Quyền được bảo vệ khỏi sự bóc lột về kinh tế.
Điều 33: Quyền được bảo vệ khỏi tệ nạn ma tuý.
Điều 34: Quyền được bảo vệ khỏi sự lạm dụng tình dục.
Điều 35: Quyền được bảo vệ khỏi sự mua bán, bắt cóc.
Điều 36: Quyền được bảo vệ khỏi các hình thức bóc lột khác.
Điều 37: Quyền được bảo vệ không bị giam giữ vô cớ, bị tra tấn,nhục hình.
Điều 38: Quyền được bảo vệ khỏi ảnh hưởng của các cuộc xung đột vũ trang.
Điều 39: Quyền được chăm sóc phục hồi.
Điều 40: Quyền được xét xử công bằng.
Các điều khoản liên quan đến quyền được phát triển( 15 điều khoản)
Điều 5 : Quyền được cha mẹ hướng dẫn, chỉ bảo.
Điều 6 : Quyền được sống còn và phát triển .
Điều 7 : Quyền có họ tên và quốc tịch.
Điều 8 : Quyền giữ gìn bản sắc.
Điều 10 : Quyền được sống với cha mẹ.
Điều 11 : Quyền được bảo vệ không bị đưa ra nước ngoài trái phép và không đưa
trở về.
Điều 13 : Quyền tự do biểu đạt ý kiến.
Điều 14 : Quyền tự do tư tưởng, nhận thức và tôn giáo .
Điều 15 : Quyền được tự do hội họp.
Điều 17 : Quyền được tiếp nhận thông tin phù hợp.
ĐIều 24 : Quyền có sức khoẻ và được chăm sóc sức khoẻ.



Page 11 of 38

Điều 26 : Quyền được bảo đảm an ninh xã hội.
Điều 28 : Quyền được giáo dục .
Điều 31 : Quyền được nghỉ ngơi, vui chơi giải trí.
Điều 32 : Quyền được tham gia các hoạt động văn hoá.
Các điều khoản liên quan đến quyền được tham gia
Tham gia là quyền được bày tỏ ý kiến, được lắng nghe, được tôn trọng và được tự
do tham gia hội họp trong mọi vấn đề lien quan đến bản thân trẻ.


Để tạo điều kiện cho trẻ tham gia cần:
+ Coi trọng điều trẻ nói.
+ Tôn trọng điều trẻ muốn làm.
+ Cung cấp đầy đủ thông tin cho trẻ.
Cơ sở lý luận về Quyền được tham gia của trẻ:

+ Mỗi trẻ em là một cá thể đang phát triển với những cá tính, tình cảm và ý kiến
riêng của mình.
+ Trẻ cần có điều kiện tốt nhất để bày tỏ các nhu cầu. Nếu được giúp đỡ và tôn
trọng đúng mực, trẻ sẽ có những ý kiến và quyết định mang tính trách nhiệm.
+ Sự tham gia của trẻ vừa là quyền phải thực hiện, đồng thời là công cụ giúp thực
hiện tốt các quyền khác.
Các quyền của trẻ em phải được tôn trọng và thực hiện. Mọi hành vi vi
phạm quyền của trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em đều
bị nghiêm trị theo quy định của pháp luật.
III.

THỰC TRẠNG BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM Ở VIỆT NAM


Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và nước đầu tiên ở Châu Á phê chuẩn
Công ước về Quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc (năm 1990), và chưa đầy một năm
sau nước ta đã ban hành Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em (năm 1991) và


Page 12 of 38

trong gần 20 năm qua nước ta đã đề ra và thực hiện hai Chương trình hành động
Quốc gia vì trẻ em giai đoạn 1991-2000 và giai đoạn 2001-2010 cùng nhiều chính
sách, văn bản hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy chuẩn, chương trình mục tiêu, các dự
án, xây dựng tổ chức bộ máy, bố trí và đào tạo cán bộ quản lý, xây dựng và phát
triển các tổ chức, cung cấp dịch vụ liên quan nhằm mục tiêu bảo vệ, chăm sóc trẻ
em. Nhờ đó công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã có những chuyển biến
tích cực.
1.

Một số thành tựu đã đạt được

Đối với nước ta, sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em được xác định
là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể nhân dân, của mọi công dân và
gia đình. Từ các quy địnhc ủa Hiến pháp, pháp luật, nước ta đã thể chế hóa quyền
của trẻ em tỏng nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, tạo thành một hệ
thống các văn bản pháp luật về quyền trẻ em, trong đó có quyền của trẻ em trong
lĩnh vực pháp luật dân sự, đảm bảo cho trẻ em được phát triển toàn diện từ lúc sinh
ra đến lúc trưởng thành.
Chỉ trong 2 năm (2000-2001), Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đã liên tiếp phê chuẩn 3 điều ước quốc tế mới về trẻ em. Những cam kết quốc
tế mới này bổ sung những dẫn chứng sinh động, chứng minh sự quan tâm lớn lao
và những nỗ lực không ngừng của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc bảo vệ,
thúc đẩy các quyền của trẻ em nói riêng và các quyền con người nói chung:

1.

Công ước số 182 của Tỏ chức Lao động quốc tế (ILO) về cấm và hành

2.

động ngay lập tức để xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất.
Nghị định thư không bắt buộc cho Công ước về quyền trẻ em, về việc

3.

sử dụng trẻ em trong các cuộc xung đột vũ trang.
Nghị định thư không bắt buộc bổ sung cho “Công ước về quyền trẻ em”,
về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em.


Page 13 of 38

Theo số liệu được Bộ LĐ-TB và XH công bố gần đây thì năm 2008 số trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt là 1.641.656 em, chiếm 6,55% tổng số trẻ em dưới 16
tuổi. Nếu tính cả bốn nhóm đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác (trẻ em bị
buôn bán, bắt cóc; trẻ em bị ngược đãi, bạo lực; trẻ em sống trong gia đình nghèo
và trẻ em bị tai nạn thương tích thì tổng số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là
4.697.042 em, chiếm 20,31% tổng số trẻ em dưới 16 tuổi.4
Kết quả hoạt động của các ngành, các cấp trong thời gian qua được ghi nhận
như sau: Đến cuối năm 2008 trẻ từ 3 tuổi đến 5 tuổi đi học đạt 66,6% trẻ trong độ
tuổi; học sinh tiểu học đi học đúng độ tuổi đạt 96,06%; học sinh trung học cơ sở đi
học đúng độ tuổi đạt 82,69%; tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học giảm dần; trẻ em
nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi được khám chữa bệnh miễn phí tại các cơ sở y tế công
lập trên toàn quốc. Các chỉ số về tỷ lệ suy dinh dưỡng, trẻ em tử vong, bà mẹ tử

vong đều giảm. Tính đến cuối năm 2008, khoảng 10 triệu trẻ em đã được cấp phát
thẻ khám chữa bệnh, đạt trên 99% tổng số trẻ em dưới 6 tuổi trên toàn quốc; tỷ lệ
trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm đáng kể hiện chỉ còn 22,7%. Nhiều
chương trình được triển khai hiệu quả, nhằm trợ giúp trẻ em khuyết tật như phẫu
thuật mắt, phẫu thuật tim bẩm sinh, hỗ trợ trẻ em nạn nhân của chất độc hóa học:
69.750 em đã được chăm sóc, phục hồi chức năng và phẫu thuật chỉnh hình. Nhiều
em đã được hưởng các chính sách, chế độ và nhận nuôi dưỡng. 75% số trẻ em mồ
côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi được chăm sóc, dưới nhiều hình thức. Có
6.429 trẻ em lang thang hồi gia được hỗ trợ giải quyết khó khăn; 4.673 trẻ em lang
thang trở về gia đình được hỗ trợ học nghề, tạo việc làm; 5.967 trẻ em lang thang
được hỗ trợ đi học.5
4 Xem chi tiết trên trang web và (dẫn nguồn –
trích đường link)

5 Theo báo Trung tâm nghiên cứu – tư vấn công tác xã hội và phát triển cộng đồng (xem trên trang
/>

Page 14 of 38

Nhiều hoạt động đã được triển khai để giúp đỡ trẻ em gặp khó khăn về
mọi mặt
UNICEF đang hỗ trợ Việt Nam xây dựng chính sách, cải cách Luật pháp và
cải thiện các dịch vụ xã hội. Chiến lược quan trọng mà UNICEF áp dụng trong
việc giúp đỡ trẻ em Việt Nam bao gồm nâng cao năng lực trong lĩnh vực xây dựng
Luật pháp lien quan đến trẻ em, cung các dịch vụ chất lượng cao và nâng cao chất
lượng số liệu cũng như cách sử dụng số liệu. Các sang kiến được thực hiện thông
qua Chương trình Tình bạn hữu trẻ em đang được tiến hành tại sáu tỉnh ở Việt
Nam đã đáp ứng một cách toàn diện các nhu cầu về nhiều mặt của trẻ em. Kết hợp
cả các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, sống còn và phát triển của trẻ em thành
một chương trình duy nhất – bao gồm các hợp phần hỗ trợ về y tế và dinh dưỡng,

phòng chống tai nạn thương tích trẻ em, nước và vệ sinh môi trường, phòng chống
HIV/AIDS, bảo vệ trẻ em và chính sách xã hội – đã cho thấy hiệu quả các dịch vụ
tổng hợp và thông qua đó đã giúp nâng cao năng lực cho địa phương trong việc
cung cấp các dịch vụ đó. Thực tiễn từ các hoạt động dự án đã giúp cung cấp thông
tin tốt hơn để UNICEF tiếp tục hỗ trợ Chính phủ Việt Nam xây dựng một khuôn
khổ pháp lý trong việc thưc hiện quyền trẻ em.
Năm 2010, Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam đã nhận được tổng giá trị tiền và
hang hóa trị giá lên đến 5.200 triệu đồng, giúp cho gần 10.500 lượt trẻ em đặc biệt
khó khăn.
Ngày 20-05-2011, đại diện quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) tại Việt Nam và
Thụy Điển trao tặng 30.000 USD, tương đương 6 tỷ đồng Việt Nam cho Hội nạn
nhân chất độc màu da cam TP Đà Nẵng cùng với đoàn Singapore tới thăm và trao
tặng Hội các nhu yếu bao gồm: gạo, mì tôm, bột giặt.. trị giá 15 triệu đồng.6
Làng trẻ em SOS là một tổ chức phi chính phủ giúp đpx và bảo vệ trẻ mồ
côi, lang thang, cơ nhỡ. Mục đích của làng trẻ em SOS nhằm mang lại : sự quan
tâm chăm sóc như một gia đình” cho trẻ em nghèo đói, lang thang và trẻ mồ côi.
6 Trích nguồn: />

Page 15 of 38

Các làng SOS hoạt động theo 4 nguyên tắc chung trên toàn thế giới gồm: “Bà mẹ,
các anh chị em, ngôi nhà gia đình và cộng đồng làng”. Trong đó, nhân tố chính là
các “bà mẹ” – là những phụ nữ từ 25 đến 40 tuổi, không có ý định lấy chồng,
không có con riêng, cũng không gánh nặng gia đình, tình nguyện tuyên thệ đảm
nhận thiên chức làm mẹ, nuôi dưỡng những đứa trẻ mồ côi ( có hoàn cảnh đặc
biệt ) như những đứa con riêng của mình theo đúng nghĩa xã hội học. Mỗi bà mẹ
làm chủ một “ngôi nhà gia đình”, có toàn quyền định đoạt trong việc nuôi dưỡng từ
8 đến 10 “đúa con” ( từ sơ sinh đến 18 tuổi ) như những người mẹ khác trong xã
hội. Khoảng 10 đến 40 ngôi nhà hợp thành một làng SOS. Việt Nam hiện tại có 14
làng trẻ em SOS đang hoạt động trải đều từ Bắc vào Nam:

+ Điện Biên Phủ ( Điện Biên ).
+ Việt Trì ( Phú Thọ ).
+ Hải Phòng.
+ Mai Dịch ( Hà Nội ).
+ Thanh Hóa.
+ Vinh ( Nghệ An ).
+ Đồng Hới ( Quảng Bình ).
+ Đà Nẵng.
+ Quy Nhơn ( Bình Định ).
+ Nha Trang ( Khánh Hòa ).
+ Đà Lạt ( Lâm Đồng ).
+ Gò Vấp ( TP Hồ Chí Minh ).
+ Bến Tre.
+ Cà Mau.
Tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới năm tuổi giảm rõ rệt. trong khoảng
thời gian từ năm 1990 cho đến năm 2009, tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh và trẻ dưới năm
tuổi giảm xuống còn một nửa. tỉ lệ tiêm chủng luôn đạt mức cao đã giúp Việt Nam
thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000 và uốn ván bà mẹ so sinh năm 2005. Trẻ em
Việt Nam ngày nay được hưởng nền giáo dục tốt hơn. Khoảng 95% trẻ trong độ
tuổi đi học được đến trường. Các cơ hội tăng cường sự tham gia của trẻ em ngày
càng được mở rộng. Việt Nam ngày càng quan tâm tới việc xây dựng môi trường


Page 16 of 38

an toàn và lành mạnh cho mọi trẻ em cũng như ngăn ngừa và đẩy lùi các nguy cơ
xâm hại trẻ em. Cách tiếp cận dựa trên các quyền cơ bản của trẻ em ngày càng
được chú trọng.
Nhiều hội từ thiện được thành lập nhằm giúp đỡ trẻ em gặp khó khăn:
+ Trung tâm từ thiện xã hội Phật Quang: Tiếp nhận, tổ chức quản lí, nuôi

dưỡng giáo dục các đối tượng: Trẻ em mồ côi bị mất nguồn nuôi dưỡng, không còn
người thân thích nương tựa.
+ Quỹ từ thiện Nâng bước tuổi thơ: Quỹ từ thiện Nâng bước Tuổi thơ là quỹ
xã hội không vì mục đích thu lợi nhuận, hoạt động thep nguyên tắc tự tạo, tự trang
trải các chi phí cho hoạt động từ thiện của mình trên cơ sở đóng góp hoàn toàn toàn
tự nguyện của các tổ chức , cá nhân trong và ngoài nước nhằm mục đích hỗ trợ
điều trị bằng phẫu thuật cho trẻ em và thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn trên
địabàn thành phố Hồ Chí Minh.
+ Hộ bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: là một tổ chức xã hội nhằm tập hợp,
đoàn kết những cá nhân. Tổ chức của Việt Nam có tâm huyết, tự nguyện hoạt động
phấn đấu cho mục đích làm cho trẻ em được hưởng các quyền cơ bản, tham gia
ngăn chặn mọi hành vi xâm hại quyền trẻ em theo quy định của pháp luật quốc gia
va Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Hội khẳng định không hoặt động vì mục
đích lợi nhuận.
+ Quỹ vì trẻ em khuyết tật: là một tổ chức phi lợi nhuận, hoạt động trong
lĩnh vực
+ Từ thiện, nhân đạo: Quỹ ra đời với mục đích làm cầu nối giữa các tổ
chức, nhà hảo tâm với những trẻ em không may bị khuyết tật, di chứng chất độc
màu da cam, nhằm chăm sóc, bảo vệ, giúp đỡ cuộc sống của các em, tạo điều kiện
cho các em phát triển tối đa tiềm năng bản thân để có thể hòa nhập với cuộc sống
cộng đồng.


Page 17 of 38

+ Tổ chức Rồng xanh giúp trẻ bụi đời Việt Nam do một thanh niên Úc thành
lập với mục tiêu là “phải phá vỡ cái vòng luẩn quẩn của nghèo túng bằng cách
cung cấp cơ hội giáo dục, huấn nghệ và công ăn việc làm cho thành phần cần đến
các dịch vụ ấy nhất, đó là trẻ bụi đời, hay những đứa trẻ nạn nhân của các hoạt
động buôn người, hay thuộc thành phần nghèo khó ở thôn quê bỏ nhà lên tỉnh.”

Trong nhiều cơ quan, xí nghiệp, các công ty cũng tổ chức quỹ từ thiện giúp
đỡ trẻ em nghèo, gặp khó khăn trong cuộc sống, tổ chức các hoạt động vì trẻ em.
Trong các trường học có quỹ khuyến học cho trẻ em nghèo vượt khó, miễn giảm
học phí cho trẻ em nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Các tổ chức Đoàn, Đội
tích cực tham gia hoạt động giúp đỡ, bảo vệ quyền trẻ em. Tham gia quyên góp,
ủng hộ sách vở, quần áo, tiền bạc, đồ dung học tập giúp đỡ phần nào cho trẻ em
nghèo, hoàn cảnh khó khăn:
+ Mới đây, tại trường THCS Tân Mỹ, hơn 600 học sinh ở 18 lớp đã tham gia
ủng hộ gần 800 đầu sách giáo khoa, hang chục bộ quần áo và nhiều đồ dung học
tập khác. Trước khi chuyển đến tay các bạn học sinh vùng cao, các cuốn sách, đồ
dùng học tập đều được xếp gọn gang trong hộp theo từng khối lớp, ngoài bìa đề rõ
tên tập thể lớp tặng: quần áo giặt sạch sẽ đóng gói cẩn thận.
+ Ngày 10-09-2011, Đoàn trường ĐHSP Huế phối hợp với Hội bảo vệ
Quyền trẻ em tỉnh Thừa Thiên Huế Và Huyện đoàn A lưới tổ chức Chương trình “
Thu yêu thương 2011” tại xã Nhâm, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. 500 suất
quà ( bánh trung thu, đèn lồng, đồ chới trẻ em…), 1073 cuốn vở và 500 bút viết do
Đoàn trường ĐHSP Huế và Hội bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Thừa Thiên Huế quyên
góp đã được trao tặng cho các em thiếu nhi xã Nhâm trong dịp Tết trung thu.
Ngoài ra, tuổi trẻ trường ĐHSP Huế còn ủng hộ 1 xích đu và nhiều đồ dung dạy


Page 18 of 38

học cho trường mầm non xã Nhâm. Tổng trị giá quà tặng cho chương trình gần 40
triệu đồng….7
2.

Những bất cập, hạn chế

Có nhiều vấn đề xảy ra với trẻ em hiện nay: Nạn bạo hành, buôn bán trẻ em

bất hợp pháp, xâm hại tình dục trẻ em, dẫn dắt trẻ em vào con đường tội lỗi, nhiều
em nhỏ không được đến trường, không được đáp ứng đầy đủ nhu cầu mà các em
đáng được hưởng: ăn uống, vui chơi, tham gia các hoạt động tập thể, bị phân biệt
đối xử, bị bóc lột lao động…
Ở Việt nam, văn hóa “thương cho roi cho vọt” có lẽ đã ăn sâu vào tâm trí
người lớn, do đó người ta coi việc đánh trẻ em là chuyện bình thường. Tuy nhiên,
việc đó chỉ dừng lại ở mức độ răn đe còn có thể chấp nhận được, còn ở những
trường hợp trên đã ở mức độ ngược đãi và hành hạ.
Việt Nam đã có luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có từ những năm
1991. Bên cạnh đó, còn có các chính sách về trẻ em và có hệ thống chăm sóc và
bảo vệ trẻ em được hình thành từ cấp trung ương đến tận cơ sở, đó là ủy ban dân số
gia đình và trẻ em. Tuy nhiên, ở Việt Nam việc giáo dục và dạy dỗ con cái hầu
như chỉ có gia đình và nhà trường là chính, còn vai trò của các đoàn thể vẫn chưa
thể hiện được nhiều. Do đó, hệ thống bảo vệ và chăm sóc trẻ em chưa phát huy
được tác dụng.
Phân biệt giới tính vẫn luôn là vấn đề nhức nhối đáng quan tâm của Việt
Nam từ xa xưa. Tình trạng bất bình đẳng giới thậm chí còn xảy ra từ trước khi trẻ
em chào đời. Ngày càng nhiều gia đình lựa chọn giới tính khi sinh khiến sự chênh
lệch giới tính ở Việt Nam ở mức báo động. Tỷ lệ giới tính nam nữ khi sinh trên
toàn quốc là 112 nam/100 nữ (vào năm 2008) và tỷ lệ này ở một số vùng còn cao
hơn nhiều, như ở vùng Đông Bắc lên tới 120 nam/100 nữ. Điều này cho thấy ngay
7 Dẫn nguồn: />

Page 19 of 38

từ khi còn trong bụng mẹ, các bé gái đã chịu sự phân biệt đối xử trong việc lựa
chọn để ra đời. Không những thế, một nghiên cứu trên quy mô nhỏ năm 2008 cũng
cho thấy các bậc cha mẹ ít đầu tư vào việc chăm sóc sức khỏe cho con gái. Điển
hình là tại BV Nhi TƯ, có tới 61% bé trai dưới 5 tuổi nhập viện trong khi đó tỷ lệ
bé gái chỉ có 39%. Việc tiếp cận với giáo dục ở Việt Nam những năm qua đã có cải

thiện tích cực nhưng vẫn xu hướng thiên về nam giới. Hằng ngày vẫn có không ít
phụ nữ và trẻ em gái vẫn phải chịu thiệt thòi về kinh tế, pháp lý hơn nam giới. Việc
bị phân biệt đối xử ngay từ nhỏ có thể khiến trẻ em gái bị ảnh hưởng về tâm lí,
khiến các em không được phát triển bình thường, không được đáp ứng quyền của
mình.
Từ xưa đến nay, khi nhắc đến bạo hành trẻ em, người ta lập tức liên tưởng
đến chuyện dùng băng keo dán miệng trẻ, dùng xích sắt trói chân trẻ vào gốc cây
hoặc dùng thanh sắt nóng đâm vào da thịt trẻ... Dĩ nhiên, những dạng bạo hành với
hình thức tàn nhẫn như thời Trung cổ rất nguy hiểm cho trẻ về cả thể xác lẫn tinh
thần thậm chí khiến cho các em rối loạn tâm lý dẫn đến tự tử.
Một số vụ bạo hành trẻ gần đây
+Trường hợp đánh và tra tấn trẻ em đến chết mà đến cả mẹ đẻ cũng không
bảo vệ được con như trong trường hợp thiệt mạng của em Nguyễn Phương
Linh, 6 tuổi, con đẻ của bà Nguyễn Thị Ánh Dương do hành vi tàn độc của
bố dượng trú tại khu Quán Nam, quận Lê Chân, Hải Phòng.
+ Bé Đỗ Ngọc Bảo Trân, học sinh mẫu giáo, bị giáo viên dán băng keo vào
miệng. Do bị ngạt quá lâu nên Trân đã rơi vào tình trạng hôn mê sâu, chết
não và sau gần một tháng thì tử vong.
+ Vì nghi ngờ học sinh Huỳnh Thị Ngọc Trâm (10 tuổi) lấy 47.800 đồng,
hiệu trưởng Trường tiểu học An Hiệp 2, Châu Thành (Đồng Tháp) đã giao
em cho Công an xã An Hiệp hỏi cung làm em hoảng loạn, không nói chuyện


Page 20 of 38

được.
+ Em Nguyễn Thị Bình bị vợ chồng chủ quán phở trên đường Nguyễn Trãi,
quận Thanh Xuân, Hà Nội đánh đạp hơn 10 năm.
+ Em Hồ Thị Bông ( 9 tuổi ), TP>HCM bị mẹ nuôi bắt đi ăn xin. Do không
kiếm đủ số tiền như quy định, Bông bị bà mẹ này bắt đổ nước sôi lên người

làm phỏng nặng.
+ Em Hồ Phi Hiền, học lớp 6 trường THCS Trần Quang Diệu ( xã Ea Bar,
huyện Buôn Đôn, Đắc Lắc), sau khi bị đưa lên công an xã để làm rõ một vụ
mất trộm đã uống thuốc diệt cỏ tự tử.
+ Và đặc biệt là vụ cơ sở nuôi tôm giống ở Cà Mau hành hạ dã man cháu
Nguyễn Hào Anh với tỉ lệ thương tật 66,83%. Những hành vi tra tấn dã
man như thời trung cổ của vợ chồng chủ trại Minh Đức được người dân tố
cáo như: dùng kềm bẻ răng, dùng nước sôi đổ vào người, dùng dây nịt đánh
đập… Tại Bệnh viện đa khoa Đầm Dơi, Nguyễn Hào Anh khó nhọc kể lại:
“Ngày nào cháu cũng bị đánh, không dạ thưa bị đánh, làm chậm cũng bị.
Cậu mợ bực bội gì cũng lôi con ra đánh. Vết thương trên trán, cậu đánh bằng
cây tre. Răng gãy, cậu bẻ cho hả giận. Sứt môi, cậu lấy kìm kẹp đứt. Có khi
lấy bàn ủi điện nóng hổi ủi lên người. Rồi có lúc nướng sắt đỏ chúi vô
háng…”.8
Nạn buôn bán phụ nữ trẻ em đang là một vấn đề nóng bỏng của nhiều quốc
gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo đại tá Nguyễn Mạnh Tề - Phó cục
trưởng C14 – Bộ Công An vừa có văn bản gửi công an các địa phương trên toàn
quốc thông bảo về hiện tượng gia tăng tội phạm chiếm đoạt, mua bán trẻ em. “ Con
mồi “ của loại tội phạm này không chỉ là trẻ lang thang, cơ nhỡ, mà thậm chí cả
những đứa trẻ chưa kịp chào đời.
8 www.nld.com.vn/.../em-nguyen-hao-anh-bi-thuong-tat-ty-le-6683.htm


Page 21 of 38

+ Một trong những vụ án táo tợn, manh động và gây nhức nhối dư luận nhất
là đường dây chuyên bắt cóc trẻ em ở huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. Đến thời
điểm này, cơ quan công an đã bắt được 11 đối tượng do Trương Hữu Lâm, quốc
tịch Trung Quốc cầm đầu. Để thực hiện đến cùng ý đồ bắt cóc trẻ em, chúng không
từ cả thủ đoạn sát hại những người có ý định ngăn cản, chống đối. Đường dây buôn

bán, bắt cóc trẻ em của Trương Hữu Lâm có mối quan hệ chặt chẽ với những đối
tượng xấu người Việt Nam sinh sống ở vùng giáp biên Hà Giang - Trung Quốc.
Trước mỗi vụ, các đối tượng đều tổ chức thám thính, sau đó theo đường tiểu ngạch
vượt biên vào giữa đêm khuya. Có vụ án, chúng đã tàn sát người lớn, cướp trẻ em
mang qua biên giới. Khi đã hoàn thành dã tâm, chúng mang “hàng” đi xa biên giới
vài nghìn kilômét mới bán tiếp cho đường dây khác. Trương Hữu Lâm thường chỉ
đạo đồng bọn mỗi lần hành động sẽ chia làm nhiều nhóm tấn công các mục tiêu
khác nhau.
+ Điển hình là vụ án xảy ra tại đồi Nà Sải, xã Hữu Vinh, huyện Yên Minh,
Hà Giang. Chỉ trong một đêm, gia đình anh Nguyễn Văn Công, chị Chảo Thị Mẩy
gồm 5 thành viên đã bị kẻ ác cướp đi 2 đứa trẻ dưới 6 tuổi. Hết sức thương tâm là
vợ chồng anh Công bị bọn cướp giết hại ngay trong nhà. Một vụ án khác xảy ra tại
thôn Na Ban, xóm Xín Trải, huyện Yên Minh. Lợi dụng đêm khuya, 4 đối tượng
bịt kín mặt xông vào nhà anh Thào Nỏ Páo, 26 tuổi, dùng gậy đánh trọng thương
vợ chồng anh Páo, cướp đi 2 bé trai là Thào Mí Mua, 4 tuổi, và Thào Mí Vàng, 3
tuổi. Ngay sau khi phát hiện sự việc, lực lượng chức năng và người dân triển khai
vây bắt, song chỉ bắt được 2 đối tượng; 2 tên khác và 2 bé trai đã bị chúng mang đi.
Quá trình đấu tranh, khai thác đối tượng trong đường dây này, cơ quan công an
nắm được sự tinh quái của những kẻ gây án. Chúng không để đối tượng người Việt
tham gia, mà chỉ thuê thám thính đường đi, thời gian, địa điểm, con người. Khi vào
việc, Trương Hữu Lâm phân công từ 3-5 tên, mang theo lựu đạn, gậy gộc, dao, búa


Page 22 of 38

đinh để làm hung khí. Gây án xong, bọn chúng rút ngay về bên kia biên giới.
Những kẻ “chỉ điểm” vẫn ở tại địa phương, sinh hoạt bình thường.
+ Táng tận lương tâm không kém là đường dây buôn bán trẻ em từ… trong
bào thai bị CAQ Hoàn Kiếm khám phá mới đây. Các đối tượng nhằm vào những
phụ nữ đang mang thai ngoài ý muốn, rồi dụ dỗ, gạ gẫm để mua lại đứa trẻ sau khi

sinh với giá từ 8-15 triệu đồng, tùy theo bé trai hay gái. Quá trình phá án, lực
lượng CAQ Hoàn Kiếm làm rõ đường dây này chuyên buôn bán trẻ em sang
Trung Quốc qua biên giới Móng Cái, Quảng Ninh. Sau khi mua được “hàng”, đưa
lên biên giới, giá một đứa trẻ sẽ đội lên nhiều lần.9
Bóc lột Tình Dục trẻ em là hành vi mưu lợi mang tính hạ thấp nhân phẩm,
làm suy đồi, và là mối nguy hại đối với cuộc sống của trẻ. Ba hình thức bóc lột
tình dục cơ bản, có quan hệ mật thiết với nhau là: mại dâm, khiêu dâm, và buôn
bán người phục vụ cho nhu cầu sinh lý. Ngoài ra còn có những hình thức bóc lột
khác như: tảo hôn, cưỡng ép hôn nhân. 10Theo định nghĩa phổ biến, xâm hại tình
dục (XHTD) trẻ em là những hành vi tiếp xúc hoặc tương tác giữa một đứa trẻ với
một người lớn (có thể là người lạ, anh chị em ruột, người chịu trách nhiệm chăm
sóc trẻ như cha mẹ, người trông trẻ), hoặc với trẻ lớn hơn (về tuổi tác, kinh
nghiệm) trong hoàn cảnh mà đứa trẻ ấy bị sử dụng vào mục đích thỏa mãn nhu
cầu tình dục của người lớn hoặc đứa trẻ lớn hơn. Những sự tiếp xúc - tương tác
này đi ngược lại với mong muốn của đứa trẻ, thường đạt được bằng cách lừa dối,
đe dọa, cưỡng bức, mua chuộc, ép buộc . XHTD bao gồm: xâm hại thân thể, xâm
hại bằng ngôn ngữ, và xâm hại tinh thần. 11 XHTD trẻ em hiện đang diễn ra
9 Nguồn : />10 Questions and Answers about the Commercial Sexual Exploitation of Children. ECPAT

International, Thailand, 2001
11 Definitions of Child SexualExploitation and Related Terms. NGO Group for the Convention on the

Rights of the Child, 2000


Page 23 of 38

nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng. Trước đây, tình trạng này xảy ra chủ yếu ở
những khu vực dân cư thưa thớt, hẻo lánh, trình độ dân trí thấp; nhưng hiện nay
ngày càng nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em được phát hiện ở các khu đô thị,

thành phố lớn. Nạn nhân chủ yếu là các bé gái độ tuổi từ 12-16. Cá biệt có trường
hợp nạn nhân mới chỉ vài tuổi. XHTD trẻ em gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự
phát triển lành mạnh của trẻ. Các em dễ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục,
có thể mất khả năng sinh sản. Các em thường rơi vào trạng thái hoảng loạn, xấu
hổ, sợ hãi, sống mặc cảm, không muốn giao tiếp với mọi người.. Với cảm giác bị
khinh rẻ, cô lập nên các em thường cáu giận vô cớ, muốn tự tử, dễ bị lôi kéo vào
tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm. Theo thống kê của Bộ Công an trong 7 năm
(từ năm 2000 - 2006), cả nước xảy ra tổng số 6.256 vụ xâm hại tình dục trẻ em
(XHTDTE). Đối tượng của hành vi XHTDTE thường không phải người xa lạ mà
chính là những người thân quen, có quan hệ mật thiết đã tạo được lòng tin yêu cho
trẻ.12
+ Thời gian qua, người dân xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) rất bất
bình trước vụ việc người cha mất nhân tính đã cưỡng hiếp chính con đẻ của mình
nhiều lần. Trần Đình Báo đã nhiều lần cưỡng hiếp cháu G. bằng nhiều chiêu thức
khác nhau như đánh lừa quan hệ để chữa bệnh… Khi không lừa được nữa, người
cha mất nhân tính này dùng đòn roi và đe dọa để thực hiện hành vi thú tính của
mình.
+ Những tưởng câm điếc bẩm sinh đã là nỗi bất hạnh quá lớn đối với bé N.
(sinh năm 1997), nhưng hiện tại em còn gánh chịu sự tổn thương về tinh thần còn
lớn hơn gấp bội khi bị chính anh trai của ông nội ruột cưỡng hiếp.

12 www.cand.com.vn/vi-VN/khcn/2008/6/80038.cand


Page 24 of 38

+ Cơ quan chức năng huyện Tân Thành (Bà Rịa - Vũng Tàu) vừa tạm giam
Dương Văn Tình (SN 1978) trú ấp 1 (xã Hắc Dịch, Tân Thành) do chiều ngày
4/5/2008 đã hiếp dâm dã man một cháu bé 3 tuổi.13
Việt Nam vẫn còn nằm trong nhóm 20 nước có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cao

nhất thế giới. Trẻ em nghèo sống trong gia đình nghèo và các gia đình này thường
là đông con. Trẻ em nghèo có nhiều nguy cơ trở thành trẻ em lang thang, lao động
sớm, bị mua bán, bị xâm hại… Tiếp cận đa chiều theo quan niệm quốc tế về nghèo
ở trẻ em, dựa trên quyền của trẻ em, tổng hợp 8 lĩnh vực: giáo dục, dinh dưỡng, y
tế, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, lao động trẻ em, giải trí, tham gia và bảo trợ xã hội.
Nếu không được đáp ứng 2 trong 8 nhu cầu ấy được coi là nghèo, thì nước ta có
khoảng 1/3 số lượng trẻ em (tương đương gần 7 triệu) nghèo. Chính vì vậy, sự bất
bình đẳng ở trẻ em các gia đình nghèo và không nghèo ngày càng gia tăng. Chỉ
tính riêng về vấn đề dinh dưỡng, theo số liệu mới nhất, Việt Nam có khoảng 31,9%
trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi (Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 2/2009). Và đương
nhiên, hầu hết số trẻ em suy dinh dưỡng này rơi vào các gia đình nghèo.
Hiện nay, trong thời đại kinh tế phát triển, trẻ em ngày càng có nguy cơ bị
lợi dụng cho các hoạt động phạm pháp: buôn bán vũ khí, ma túy, bóc lôt sức lao
động:
+ Trong đường dây buôn bán ma túy, Liễu không chỉ lôi kéo mẹ, chị gái, em
trai mà còn đưa 2 đứa con nhỏ 9 tuổi và 3 tuổi cùng tham gia. Trước đó, ngày 1/5,
Liễu cùng chị gái là Nguyễn Thị Huê và con trai Ngô Đức Hoàng (9 tuổi) lên Mộc
Châu mua 6 bánh heroin của một người ở bản Cô Tang, xã Lóng Luông. Trên
đường về đến cầu Phong Châu, thuộc xã Cổ Tiết, huyện Tam Nông (Phú Thọ),
Liễu bị công an bắt giữ.

13 Nguồn: />

Page 25 of 38

+ Ngày 29-9, Cục Cảnh sát hình sự - Cơ quan phía Nam và Hội Liên hiệp
Phụ nữ TPHCM đã bàn giao 23 trẻ em người dân tộc Kh’Mú (từ 12 - 17 tuổi) cho
Công an tỉnh Điện Biên để đưa về đoàn tụ gia đình. Số trẻ trên được C45B giải
thoát tại 2 cơ sở may gia công ở phường Tây Thạnh, quận Tân Phú - TPHCM do
hai anh em Lê Thế Tuấn (SN 1976) và Lê Hồng Quang (SN 1981) làm chủ. Qua

điều tra, các em đều do bà Lê Thị Dục (SN 1943, tạm trú phường Tây Thạnh) trực
tiếp ra Điện Biên tuyển chọn với chi phí ứng trước 3,5 triệu đồng/gia đình. Tất cả
các em đều không có hợp đồng lao động, mỗi ngày phải làm việc từ 12 -14 giờ,
điều kiện ăn uống không bảo đảm và thường bị đánh đập. Tại các cơ sở may này,
từng có 5 cháu bé không chịu nổi sự bóc lột đã bỏ trốn đến tỉnh Đồng Nai xin ăn. 14
Hiện nay, cả nước có 22.000 trẻ em lang thang lao động sớm. Riêng tại TP HCM,
theo số liệu điều tra mới đây của Sở Lao động Thương binh xã hội, toàn thành phố
có hơn 10.350 trẻ em (khoảng 6.145 nam và 4.200 nữ) lang thang kiếm sống và bị
lạm dụng sức lao động. Trong đó hơn 6.500 trẻ lang thang đường phố, xin ăn; gần
3.800 trẻ bị lạm dụng sức lao động.15

IV.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM

Để hiểu được và chăm sóc, bảo vệ trẻ cho tốt cần hiểu được trẻ
Có những nguyên nhân thuộc về chính trẻ em đó là xuất phát từ đặc điểm tâm
lý của trẻ em, đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ về thể chất và tâm lí của trẻ,
với một số biểu hiện sau:
14 Nguồn: />15 Nguồn: />

×