MỤC LỤC
Lời mở đầu ……………………………………………………………………………..1
Nội dung …......................................................................................................................1
1. Những quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại …………………...1
1.1 Khái quát chung về quản lý chất thải nguy hại ……………………………….1
1.2 Các quy định về quản lý chất thải nguy hại ……………………………………2
1.3 Trách nhiệm của các chủ thể trong quản lý chất thải nguy hại ………………4
1.4 Xử lý vi phạm trong quản lý chất thải nguy hại ……………………………….5
2. Ưu điểm và hạn chế của các quy định pháp luật về
quản lý chất thải nguy hại ………………………………………………………....5
2.1 Ưu điểm …………………………………………………………………………5
2.2 Hạn chế ………………………………………………………………………...7
3. Những giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật
về quản lý chất thải nguy hại ……………………………………………………..9
Kết luận ……………………………………………………………………………….10
Danh mục tài liệu tham khảo ………………………………………………………..11
1
LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay đang thúc đẩy sự
phát triển nhanh chóng của các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Tuy nhiên cùng
với sự phát triển của kinh tế đó sự gia tăng không ngừng của các loại chất thải gây ảnh
hưởng không nhỏ đến môi trường. Để bảo vệ môi trường đảm bảo cho sự phát triển bền
vững thì một trong những yêu cầu cấp bách đặt ra đó là phải có cơ chế quản lý các loại
chất thải đặc biệt là chất thải nguy hại. Việc quảnh lý chất thải nguy hại có thể được tiến
hành dưới nhiều cách thức, biện pháp khác nhau nhưng để đảm bảo cho việc quản lý
thực sự hiệu quả thì trước hết cầu phải có khung pháp lý làm cơ sở cho việc tiến hành
các hoạt động cụ thể. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong những năm qua, nhà
nước đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật quy định về việc quản lý chất thải
nguy hại và đã phát huy được những hiệu quả tích cực. Nhưng bên cạnh đó, các quy
định của pháp luật cũng còn bộc lộ những hạn chế nhất định khiến cho công tác quản lý
chất thải nguy hại trên thực tế chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Vì vậy em xin
lựa chọn đề tài “Ưu điểm và hạn chế của các quy định pháp luật về quản lý chất thải
nguy hại”.
NỘI DUNG
1. Những quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại
1.1 Khái quát chung về quản lý chất thải nguy hại
a/Khái niệm
Theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2005 thì “Chất thải
nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây
nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác”.
Khái niệm quản lý chất thải nguy hại không được quy định cụ thể tại Luật bảo vệ
môi trường 2005 mà được quy định tại khoản 1 Điều 3 thông tư 12/2011/TT-BTNMT.
Theo đó “Quản lý chất thải nguy hại là các hoạt động liên quan đến việc phòng ngừa,
giảm thiểu, phân định, tái sử dụng trực tiếp, lưu giữ tạm thời, vận chuyển và xử lý chất
thải nguy hại”.
2
b/Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại
Quản lý chất thải nguy hại được quy định tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau,
trong đó có thể kể đến các văn bản quan trọng như:
- Mục 2 (từ Điều 70 đến Điều 76) Chương VIII về quản lý chất thải trong Luật bảo
vệ môi trường 2005;
- Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
- Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 quy định về quản lý chất thải
nguy hại;
- Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 về quản lý chất thải rắn;
- Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 quy định về xử lý vi phạm pháp
luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
1.2 Các quy định về quản lý chất thải nguy hại
Pháp luật có quy định rất chặt chẽ và chi tiết về điều kiện để quản lý chất thải,
các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với mỗi công đoạn của quá trình quản lý chất
thải, cụ thể:
- Việc quản lý chất thải nguy hại phải được lập hồ sơ và đăng ký với cơ quan quản
lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Nếu các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện về
năng lực quản lý chất thải nguy hại thì được cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường có thẩm quyền cấp giấy phép, mã số hoạt động quản lý chất thải nguy
hại (Điều 70 Luật bảo vệ môi trường). Đó là các điều kiện về cơ sở pháp lý; cơ sở
vật chất, kỹ thuật; nhân lực; điều kiện liên quan đến công tác quản lý…được quy
định từ Điều 10 đến Điều 14 thông tư 12/2011/TT-BTNMT.
- Việc phân loại, thu gom, lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại phải được tiến hành
theo cách: Tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải thuy hại phải tổ
chức phân loại, thu gom hoặc hợp đồng chuyển giao cho bên tiếp nhận quản lý
chất thải thu gom chất thải nguy hại; chất thải nguy hại phải được lưu giữ tạm
thời trong thiết bị chuyên dụng bảo đảm không rò rỉ, rơi vãi, phát tán ra môi
3
trường; tổ chức, cá nhân phải có kế hoạch, phương tiện phòng, chống sự cố do
chất thải nguy hại gây ra; không được để lẫn chất thải nguy hại với chất thải
thông thường (Điều 71 Luật bảo vệ môi trường).
- Việc vận chuyển chất thải nguy hại phải bằng thiết bị, phương tiện chuyên dụng
phù hợp, đi theo tuyến đường và thời gian do cơ quan có thẩm quyền về phân
luồng giao thông quy định; chỉ những tổ chức, cá nhân có giấy phép vận chuyển
chất thải nguy hại mới được tham gia vận chuyển; phương tiện vận chuyển chất
thải nguy hại phải có thiết bị phòng, chống rò rỉ, rơi vãi, sự cố do chất thải nguy
hại gây ra; tổ chức, cá nhân vận chuyển chất thải nguy hại chịu trách nhiệm về
tình trạng để rò rỉ, rơi vãi, xảy ra sự cố môi trường trong quá trình vận chuyển,
xếp dỡ (Điều 72 Luật bảo vệ môi trường 2005).
- Việc xử lý chất thải nguy hại phải được tiến hành bằng phương pháp, công nghệ,
thiết bị phù hợp với đặc tính hóa học, lý học và sinh học của từng loại chất thải
nguy hại để bảo đảm đạt tiêu chuẩn môi trường; trường hợp trong nước không có
công nghệ, thiết bị xử lý thì phải lưu giữ theo quy định của pháp luật và hướng
dẫn của của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cho đến khi chất thải
được xử lý; chỉ những tổ chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cấp giấy phép và mã số hoạt động mới được tham gia xử lý chất thải nguy hại; tổ
chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải lập báo cáo
đánh giá tác động môi trường và thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường; việc
chuyển giao trách nhiệm xử lý chất thải nguy hại giữa chủ có hoạt động làm phát
sinh chất thải và bên tiếp nhận trách nhiệm xử lý chất thải được thực hiện bằng
hợp đồng, có xác nhận của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh;
hợp đồng chuyển giao trách nhiệm xử lý chất thải nguy hại phải ghi rõ xuất xứ,
thành phần, chủng loại, công nghệ xử lý, biện pháp chôn lấp chất thải còn lại sau
xử lý (Điều 73 Luật bảo vệ môi trường). Các cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải
đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường quy định tại Điều 74 Luật bảo vệ
môi trường.
4
- Việc thải bỏ, chôn lấp chất thải nguy hại còn lại sau khi xử lý phải được thực hiện
theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền về bảo vệ môi trường. Khu chôn lấp chất thải nguy hại phải đáp ứng các
yêu cầu: Được bố trí đúng quy hoạch, thiết kế theo yêu cầu kỹ thuật đối với khu
chôn lấp chất thải nguy hại; có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu
dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên, nguồn nước mặt, nước dưới đất phục vụ mục
đích sinh hoạt; có hàng rào ngăn cách và biển hiệu cảnh báo; có kế hoạch và
trang thiết bị phòng ngừa và ứng phó với sự cố môi trường; bảo đảm các điều
kiện về vệ sinh môi trường, tránh phát tán khí độc ra môi trường xung quanh
(Điều 75 Luật bảo vệ môi trường).
1.3 Trách nhiệm của các chủ thể trong quản lý chất thải nguy hại
Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân bao gồm: chủ nguồn chất thải nguy hại,
chủ hành nghề quản lý chất thải nguy hại, chủ vận chuyển chất thải nguy hại, chủ xử lý
chất thải nguy hại, chủ tái sử dụng chất thải nguy hại được quy định cụ thể trong
chương IV (từ Điều 25 đến Điều 29) thông tư 12/2011/TT-BTNMT.
Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm: Hướng dẫn quy trình giảm thiểu,
thống kê, khai báo và quản lý chất thải nguy hại. Ban hành danh mục chất thải nguy hại.
Cấp giấy phép và mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại cho tổ chức tham gia quản
lý chất thải có phạm vi hoạt động trên địa bàn từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương trở lên. Hướng dẫn việc vận chuyển chất thải nguy hại ra nước ngoài xử lý theo
Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên trong trường hợp trong nước không có
công nghệ, thiết bị xử lý phù hợp (khoản 1 Điều 20 nghị định 80/2006/NĐ-CP).
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: Tổ chức thống kê,
đánh giá về chất thải nguy hại phát sinh trên địa bàn và có các biện pháp quản lý phù
hợp. Bố trí mặt bằng, các điều kiện cần thiết cho quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn
phù hợp với quy hoạch thu gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại đã được phê duyệt.
Cấp giấy phép và mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại có phạm vi hoạt động trên
5
địa bàn trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường (khoản
2 Điều 20 nghị định 80/2006/NĐ-CP).
Các Bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các cấp cùng phối hợp thực trách nhiệm của
mình theo quy định tại Chương XIII Luật bảo vệ môi trường 2005.
1.4 Xử lý vi phạm trong quản lý chất thải nguy hại
Các chủ thể trong quá trình thực hiện quản lý chất thải nguy hại mà vi phạm các
quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị
định 117/2009/NĐ-CP: Điều 17. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đối với
chủ nguồn thải chất thải nguy hại; Điều 18. Vi phạm các quy định về vận chuyển chất
thải nguy hại; Điều 19. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý,
tiêu hủy, chôn lấp chất thải nguy hại. Ngoài ra chủ thể vi phạm còn có thể bị truy cứu
trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 182a (Tội vi phạm quy định về quản lý chất
thải nguy hại) Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009.
2. Ưu điểm và hạn chế của các quy định pháp luật về quản lý chất thải nguy hại
2.1 Ưu điểm
Sự ra đời của Luật bảo vệ môi trường năm 2005 và mới đây nhất là thông tư
12/2011/TT-BTNMT quy định về quản lý chất thải nguy hại đã khắc phục những hạn
chế trong các quy định trước đây (quy định về quản lý chất thải trong thông tư
12/2006/TT-BTNMT) đồng thời tạo ra cơ sở pháp lý cho việc quản lý chất thải được
tiến hành hiệu quả. Các quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại đã thể hiện
những ưu điểm sau:
Thứ nhất, quy định chặt chẽ, chi tiết về điều kiện để quản lý chất thải, các yêu
cầu về bảo vệ môi trường đối với mỗi công đoạn của quá trình quản lý chất thải từ việc
phân loại, thu gom, lưu giữ tạm thời đến việc vận chuyển, xử lý chất thải và thải bỏ,
chôn lấp chất thải nguy hại còn lại sau khi xử lý. Có thể thấy rằng các quy định chặt chẽ
của pháp luật trong quản lý chất thải nguy hại đã góp phần giúp cho công tác quản lý
chất thải nguy hại được tiến hành theo đúng trình tự, yêu cầu đặt ra, đảm bảo không để
xảy ra sự cố gây ảnh hưởng đến môi trường.
6
Thứ hai, đối với việc cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải chất thải nguy hại,
chủ nguồn thải chỉ phải nộp 2 bộ hồ sơ đăng ký và được lập chung hồ sơ đăng ký chủ
nguồn thải chất thải nguy hại cho các cơ sở phát sinh chất thải nguy hại do mình sở hữu
hoặc điều hành trong phạm vi một tỉnh. Đây là quy định mới của thông tư 12/2011/TTBNTMT so với quy định tại thông tư 12/2006/TT-BTNMT. Quy định này góp phần
giảm tiêu cực, phiền hà cho các chủ nguồn thải trong việc thực hiện thủ tục đăng ký,
đồng thời giúp cho việc đăng ký được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi hơn.
Thứ ba, thông tư 12/2011/TT-BNTMT đã thống nhất ghép 2 giấy phép hành nghề
vận chuyển và xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại với nhau, gọi chung là Giấy phép hành
nghề quản lý chất thải nguy hại cấp cho một đối tượng duy nhất là chủ hành nghề quản
lý chất thải nguy hại. Quy định này đã hạn chế tình trạng một chủ thể phải xin nhiều
loại giấy phép khi vừa hoạt động vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại, đồng thời tăng
cường quản lý đối với hoạt động vận chuyển, giảm thiểu các hiện tượng tiêu cực do các
chủ vận chuyển gây ra trong thời gian qua như việc đổ trộm chất thải nguy hại.
Thứ tư, pháp luật cũng quy định rất cụ thể về điều kiện hành nghề quản lý chất
thải. Đặc biệt một điểm mới nổi bật của thông tư 12/2011/TT-BNTMT so với thông tư
12/2006/TT-BTNMT đó là thông tư đã quy định rất cụ thể, rõ ràng về các yêu cầu kỹ
thuật đối với phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho việc hành nghề quản lý chất thải
nguy hại (tại Phụ lục 7 của thông tư). Điều này góp phần đảm bảo an toàn, đúng kỹ
thuật trong quá trình vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại, hạn chế những sự cố có thể
xảy ra do sử dụng các phương tiện, thiết bị không đáp ứng yêu cầu.
Thứ năm, pháp luật quy định rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân, trách
nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quản lý chất thải nguy hại giúp
cho các chủ thể xác định được các trách nhiệm mà mình phải thực hiện. Qua đó các chủ
thể nâng cao ý thức trong việc thực hiện đúng trách nhiệm của mình đồng thời đảm bảo
giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định quản lý chất thải.
Thứ sáu, đã có sự phân định quyền hạn cho các cơ quan nhà nước, điều này đã
tránh được sự chồng chéo trong thẩm quyền của các cơ quan, giúp cho hoạt động quản
7
lý của các cơ quan nhà nước đối với việc quản lý chất thải nguy hại được dễ dàng, hiệu
quả hơn.
Thứ bảy, đối với vấn đề xử lý vi phạm trong quản lý chất thải nguy hại, Bộ luật
hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã bổ sung Điều 182a. về tội vi phạm quy
định về quản lý chất thải nguy hại. Sự bổ sung này là hết sức cần thiết xuất phát từ diễn
biến ngày càng phức tạp của tội phạm trong lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại và hậu
quả nghiêm trọng do loại tội phạm này gây ra.
2.2 Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm thì các quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy
hại cũng còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế cần phải khắc phục:
Thứ nhất, đối với các quy định về trách nhiệm của chủ nguồn chất thải nguy hại:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 25 thông tư 12/2011/TT-BTNMT thì chủ nguồn thải
chất thải nguy hại có trách nhiệm áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu phát sinh chất
thải nguy hại và phòng ngừa, ứng phó sự cố do chất thải nguy hại. Quy định này còn
chung chung, chưa nêu ra cụ thể các biện pháp cụ thể để giảm thiểu chất thải nguy hại
ngay tại nguồn. Có thể thấy rằng việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu chất thải nguy
hại ngay tại nguồn phát sinh chất thải là một quy định tiến bộ, nó không chỉ giúp giảm
lượng chất thải nguy hại vào môi trường mà còn giúp chủ nguồn chất thải chủ động
trong việc quản lý chất thải nguy hại. Tuy nhiên nếu những biện pháp này mà không
được quy định một cách rõ ràng, với những yêu cầu cụ thể thì dễ dẫn đến việc chủ
nguồn chất thải áp dụng tùy tiện, áp dụng không đúng các biện pháp gây ra hậu quả
nghiêm trọng. Ngoài ra các loại chất thải nguy hại cũng rất đa dạng, mỗi loại có những
biện pháp xử lý riêng và khá phức tạp nên đòi hỏi pháp luật phải có sự quy định cụ thể,
chi tiết hơn nữa.
Thứ hai, pháp luật quy định các hoạt động liên quan đến chất thải nguy hại phải
đăng ký và được cấp phép hoạt động. Quy định này là cần thiết để các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền có thể quản lý tốt hoạt động này cũng như đảm bảo các chủ thể đáp
ứng đủ điều kiện khi tham gia quản lý chất thải nguy hại. Tuy nhiên trên thực tế vấn đề
xin cấp giấy phép còn gặp nhiều khó khăn, trải qua nhiều khâu xem xét thẩm định dẫn
8
đến kéo dài thời gian xin cấp phép, ảnh hưởng đến tốc độ của quá trình vận chuyển, xử
lý chất thải nguy hại.
Thứ ba, đối với việc xử lý chất thải nguy hại, pháp luật quy định chất thải nguy
hại phải được xử lý bằng phương pháp, công nghệ, thiết bị phù hợp với đặc tính hóa
học, lý học, sinh học của từng loại chất thải nguy hại để đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi
trường; trường hợp trong nước không có công nghệ, thiết bị xử lý thì phải lưu giữ theo
quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường cho đến khi chất thải được xử lý. Nhưng thực tế khoa học, kỹ thuật trong nước
về kiểm định và xử lý chất thải nguy hại còn lạc hậu, vấn đề kinh phí để đổi mới và bổ
sung các thiết bị khoa học tiên tiến còn gặp khó khăn do thiếu nguồn đầu tư, bởi vậy
nếu không có công nghệ, thiết bị phù hợp với đặc tính của chất thải nguy hại mà phải
lưu giữ để chờ mua được thiết bị thì phải chờ đến khi nào? Trong khi với đặc tính độc
hại, việc lưu giữ chất thải nguy hại lâu dài có thể làm sát sinh những hậu quả nghiêm
trọng.
Thứ tư, hạn chế trong các quy định về xử lý vi phạm trong quản lý chất thải nguy
hại: Các chế tài xử phạt các hành vi vi phạm còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Theo quy
định tại nghị định 117/2009/NĐ-CP thì mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm các quy
định về bảo vệ môi trường của chủ nguồn chất thải nguy hại là từ 2.000.000 –
150.000.000 đồng; vi phạm các quy định về vận chuyển chất thải nguy hại là từ
2.000.000 – 100.000.000 đồng; vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đối với cơ
sở xử lý, tiêu hủy, chôn lấp chất thải nguy hại là từ 2.000.000 – 150.000.000. Mức phạt
này còn quá thấp so với lợi nhuận mà các đối tượng có thể đạt được khi vi phạm các
quy định về quản lý chất thải nguy hại nên chưa đủ sức răn đe trên thực tế. Mới đây
Quốc hội đã ban hành Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 cho phép tăng mức xử phạt
hành chính tối đa trong lĩnh vực môi trường lên 1 tỷ đồng đối với cá nhân và 2 tỷ đồng
đối với tổ chức. Có thể thấy đây là một bước tiến đáng kể trong chế tài xử phạt vi phạm
hành chính tuy nhiên mức 2 tỷ đồng vẫn được đánh giá là chưa phù hợp với ý thức môi
trường hiện nay của các chủ thể.
9
Một điểm hạn chế nữa đó là hiện nay Bộ luật hình sự không quy định trách nhiệm
hình sự đối với pháp nhân do đó không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những
nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp có hành vi vi phạm quy định về quản lý chất thải
nguy hại. Đây là một thiếu sót đáng lo ngại bởi trên thực tế pháp nhân chính là các chủ
thể xả chất thải nguy hại ra môi trường nhiều nhất trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
3. Những giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy
hại
Để khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong các quy định của pháp luật về quản
lý chất thải nguy hại có thể thực hiện một số giải pháp sau đây:
- Ban hành các văn bản hướng dẫn quy định chi tiết, cụ thể hơn nữa các quy định
của pháp luật hiện hành. Ví dụ như quy định về các biện pháp giảm thiểu chất
thải nguy hại tại nguồn mà chủ nguồn chất thải nguy hại có thể áp dụng; quy định
về thời gian lưu giữ tối đa đối với chất thải nguy hại trong trường hợp trong nước
không có thiết bị, công nghệ xử lý phù hợp….
- Đảm bảo tính đồng bộ trong hệ thống văn bản pháp luật về quản lý chất thải nguy
hại, loại bỏ sự chồng chéo trong các quy định của pháp luật.
- Cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt
động quản lý chất thải nguy hại sao cho vừa đảm bảo xem xét kỹ lưỡng các điều
kiện của chủ thể vừa tạo thuận lợi cho chủ thể trong quá trình xin cấp phép. Có
các quy định về biện pháp xử lý đối với các trường hợp cơ quan có thẩm quyền
cố ý gây khó dễ, kéo dài thời gian thẩm định, cấp giấy phép hoạt động.
- Sửa đổi, bổ sung các quy định về xử phạt trong lĩnh vực môi trường nói chung
cũng như quản lý chất thải nguy hại nói riêng như tăng mức xử phạt hành chính
đối với hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý chất thải nguy hại phù hợp với
mức độ nghiêm trọng của hành vi cũng như các điều kiện kinh tế - xã hội của đất
nước. Cần phải bổ sung quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thực
hiện hành vi vi phạm về quản lý chất thải để tránh bỏ lọt tội phạm.
10
- Có các chính sách khuyến khích việc áp dụng khoa học, công nghệ trong hoạt
động sản xuất nhằm hạn chế phát sinh chất thải nguy hại và ứng dụng khoa học
công nghệ trong xử lý chất thải nguy hại
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi trường để nghiên cứu, học tập kinh nghiệm
của các quốc gia khác trong quản lý chất thải nguy hại để tìm ra các giải pháp,
chính sách phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.
KẾT LUẬN
Trong thời gian qua, các quy định về quản lý chất thải nguy hại không ngừng
được sửa đổi, bổ sung nhằm đảm bảo tình phù hợp, hiệu quả trong quản lý chất thải
nguy hại cũng như đáp ứng tình hình thực tế đặt ra. Điều này đã góp phần không nhỏ
vào việc bảo vệ môi trường nói chung cũng như quản lý chất thải nguy hại nói riêng.
Mặc dù vậy các quy định của pháp luật cũng còn tồn tại không ít những hạn chế. Đây là
kẽ hở để các doanh nghiệp, cá nhân lợi dụng thực hiện những hành vi vi phạm quy định
nhằm thu lợi nhuận gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy vấn đề đặt ra
trong thời gian tới là phải tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực này,
cũng như đảm bảo sự chấp hành nghiêm chỉnh của các chủ thể trong thực tế.
11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Giáo trình luật môi trường, Trường đại học Luật Hà Nội, NXB.CAND, 2006.
2.
Luật bảo vệ môi trường 2005 ngày 29/11/2005.
3.
Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT quy định về quản lý chất thải nguy hại.
4.
Nghị định của Chính phủ số 59/2007/ND-CP về quản lý chất thải rắn.
5.
Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009
6.
Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 quy định về xử lý vi phạm pháp
luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
7.
Phạm Thị Liễu, Đánh giá các quy định của pháp luật về quản lý chất thải, Hà
Nội, 2008, Khóa luận tốt nghiệp.
8.
Hướng dẫn thực hiện các quy định mới của thông tư số 12/2011/TT-BTNMT
(www.quanlychatthai.vn)
12