Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Thực tế tuân thủ pháp luật thuế về giảm trừ gia cảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.11 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
Trang
A.

MỞ BÀI………………………………………………...……………..1

B. NỘI DUNG………………………………………………………...…1

I. Khái quát về pháp luật thuế nhu nhập cá nhân………………………….1
II.Giảm trừ gia cảnh theo pháp luật hiện hành………………………...…..2
1. Giảm trừ gia cảnh……………………………………………….….2
2.

Mức giảm trừ gia cảnh………………………………………….….2

3. Nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc…………..3
4.
5.

Cách xác định người phụ thuộc…………………………..…….….3
Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc và việc kê khai giảm trừ gia
cảnh đối với người phụ thuộc………………………………….…..4

III. Thực tế tuân thủ pháp luật thuế về giảm trừ gia cảnh ………………..5
1. Những kết quả đạt được……………………………………………….5
2. Những hạn chế, bất cập..........................................................................6

IV. Một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng trên………………...….9
1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về giảm trừ gia cảnh…….….10
2. Các giải pháp khác…………………………………………………...14
C. KẾT BÀI…………………………………………………………….15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1


MỞ BÀI

A.

Thuế thu nhập cá nhân là một hình thức thuế thu vào các khoản thu nhập
của cá nhân kinh doanh và không kinh doanh. Trước đây, thuế thu nhập cá nhân
được điều chỉnh bởi Pháp lệnh thuế thu nhập với người có thu nhập cao. Tuy
nhiên, hiện tại, thuế này được điều chỉnh bởi Luật thuế thu nhập cá nhân, có hiệu
lực từ ngày 01/01/2009. Theo đó, một trong những điểm mới của pháp luật hiện
hành so với quy định trước đây đó chính là có quy định về vấn đề giảm trừ gia
cảnh khi xác định nghĩa vụ thuế. Sau hơn hai năm được áp dụng, bên cạnh những
thành tựu đạt được, còn rất nhiều hạn chế trong vấn đề giảm trừ gia cảnh. Do đó,
việc tìm hiểu thực tế tuân thủ pháp luật thuế về giảm trừ gia cảnh từ đó đưa ra
những hướng khắc phục là rất cần thiết.
B. NỘI DUNG

I. Khái quát về pháp luật thuế nhu nhập cá nhân
Thuế thu nhập là sắc thuế trực thu được ban hành nhằm phân phối một phần
thu nhập của các cá nhân, doanh nghiệp cho nhà nước. Thuế thu nhập thường
được phân chia thành hai loại là thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá
nhân. Thuế thu nhập cá nhân là hình thức thuế thu vào các khoản thu nhập của
các cá nhân kinh doanh và không kinh doanh.
Thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam hiện nay được quy định trong Luật thuế
thu nhập cá nhân, được Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ 2 thông qua ngày
21/11/2007 và hiệu lực từ ngày 01/01/2009. Đây là đạo luật tiến bộ, là cơ sở quan

trọng để đổi mới cơ cấu thu ngân sách, giúp tăng tỉ trọng thuế trực thu, giảm tỉ
trọng thuế gián thu, hướng tới mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế.
Luật thuế thu nhập cá nhân điều chỉnh các vấn đề chủ yếu như: đối tượng nộp
thuế, thu nhập chịu thuế và mức giảm trừ gia cảnh. Trong các vấn đề đó có lẽ các
quy định của luật liên quan đến mức giảm trừ gia cảnh dành được sự quan tâm
của nhiều người nhất.
2


Ngoài những đặc trưng chung của một sắc thuế, thuế thu nhập cá nhân hiện
hành có những đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là các cá nhân kinh doanh hoặc
không kinh doanh có thu nhập chịu thuế phát sinh
Thứ hai, thu nhập chịu thuế trong thuế thu nhập cá nhân là các khoản thu nhập
phát sinh từ kinh doanh, từ lao động và các khoản thu nhập khác không từ kinh
doanh của các cá nhân.
Về bản chất, thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu. Do đó, viếc áp dụng chế
độ thuế thu nhập cá nhân tạo khả năng để nhà nước thực hiện điều tiết thu nhập
giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội.Đặc điểm cơ bản của thuế thu nhập cá nhân
là đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân có thu nhập chịu thuế. không
phân biệt cá nhân đó có tư cách chủ thể, tức là độ tuổi hay xác định năng lực trách
nhiệm pháp luật… Ngoài ra, mức độ điều tiết phần thu nhập cao là rất lớn theo
mức thuế suất tỷ lệ lũy tiến từng phần. Đồng thời quy định về chế độ miễn giảm
rất linh hoạt.
II.Giảm trừ gia cảnh theo pháp luật hiện hành
1. Giảm trừ gia cảnh

Theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật thuế thu nhập cá nhân:“ Giảm trừ
gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu
nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư

trú”. Trường hợp cá nhân cư trú vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập
từ tiền lương, tiền công thì sẽ tính giảm trừ gia cảnh một lần vào tổng thu nhập từ
kinh doanh và từ tiền lương, tiền công. Với quy định trên thì cá nhân là đối tượng
chịu thuế chỉ được giảm trừ gia cảnh khi thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện:
- Thu nhập được xác định để giảm trừ gia cảnh là thu nhập từ kinh doanh,
tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế.
- Áp dụng đối với cá nhân cư trú.
Theo khoản 2 Điều 2 Luật thuế thu nhập cá nhân thì cá nhân cứ trú là
người đáp ứng một trong hai điều kiện sau đây:
- Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch
hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
3


- Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng kí thường
trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
Như vậy, giảm trừ gia cảnh áp dụng với các đối tượng nộp thuế là cá nhân
cư trú, đối với cá nhân không cư trú thì không áp dụng quy định về giảm trừ gia
cảnh.
2.

Mức giảm trừ gia cảnh

Theo Luật thuế thu nhập cá nhân, mức giảm trừ gia cảnh cụ thể:
- Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/ tháng ( 48 triệu
đồng/ năm). Mức 4 triệu đồng/tháng ở đây là mức tính bình quân cho cả năm,
không phân biệt một số tháng trong năm tính thuế không có thu nhập hoặc thu
nhập dưới 4 triệu đồng/tháng.
- Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/tháng.
3. Nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc


Theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật thuế thu nhập cá nhân: “việc xác
định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc
mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp
thuế”. Người phụ thuộc mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng phát
sinh tháng nào thì được tính giảm trừ tháng đó. Trong trường hợp các đối tượng
nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì phải tự thỏa thuận để
đăng kí giảm trừ gia cảnh vào một đối tượng nộp thuế. ( theo quy định tại khoản 2
Điều 12 Nghị định 100/2008/NĐ- CP quy định chi tiết một số điều của Luật thuế
thu nhập cá nhân). Đối tượng nộp thuế chỉ được tính giảm trừ gia cảnh cho người
phụ thuộc nếu đối tượng nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế. Ngoài
ra, Nghị định này cũng quy định người nộp thuế tự kê khai số lượng người phụ
thuộc kèm theo giấy tờ hợp pháp và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính
chính xác của việc kê khai.
4.

Cách xác định người phụ thuộc

Người phụ thuộc theo Khoản 4 Điều 19 Luật thuế thu nhập cá nhân quy
định “là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm:
4


a) Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;
b) Cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy
định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp hoặc học nghề ; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã
hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi
nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng”.
Cụ thể hơn, theo thông tư 84/2008/TT- BTC hướng dẫn thi hành một số

điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số
100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
của Luật Thuế thu nhập cá nhân thì người phụ thuộc bao gồm các đối tượng sau:
Con: con đẻ, con nuôi, con ngoài giá thú, cụ thể:
- Con dưới 18 tuổi (được tính đủ theo tháng).
Ví dụ: Con anh Nguyễn Văn A sinh tháng 7 năm 1992. Trường hợp này con anh
Nguyễn Văn A được tính là người phụ thuộc đến hết tháng 6 năm 2010.
- Con trên 18 tuổi bị tàn tật, không có khả năng lao động.
- Con đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp, dạy nghề, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá
mức quy định.
Vợ hoặc chồng của đối tượng nộp thuế ngoài độ tuổi lao động hoặc trong
độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả năng
lao động, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức quy
định.
Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng) của đối tượng
nộp thuế ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động theo quy định của
pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động, không có thu nhập hoặc
có thu nhập nhưng không vượt quá mức quy định.
Các cá nhân khác là người ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao
động theo quy định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động,
không nơi nương tựa, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá
mức quy định mà đối tượng nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng, bao gồm:
- Anh ruột, chị ruột, em ruột của đối tượng nộp thuế.
5


- Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột,
bác ruột của đối tượng nộp thuế.
- Cháu ruột của đối tượng nộp thuế (bao gồm con của anh ruột, chị ruột, em

ruột).
- Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.
Mức quy định ở đây theo quy định tại Nghị định số 100/ NĐ –CP quy định
chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân là 500.000 đồng/ tháng.
5.

Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc và việc kê khai giảm trừ gia
cảnh đối với người phụ thuộc

Bộ Tài chính quy định Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc và việc kê khai
giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc. Theo đó, hồ sơ chứng minh người phụ
thuộc được quy định tại điểm 3.1.7. Chương I phần B thông tư 84/2008/TT- BTC
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi
hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và khoản 2 Điều 2 Thông tư số
62/2009/TT- BTC hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 84/2008/TT-BTC
ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế
thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày
08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá
nhân. Việc kê khai giảm trừ được quy định tại điểm 3.1.8 Chương I phần B thông
tư 84/2008/TT- BTC và điều 3 Thông tư số 62/2009/TT- BTC. Đối tượng nộp
thuế chỉ phải nộp hồ sơ chứng minh cho một người phụ thuộc một lần trong suốt
thời gian được tính giảm trừ kể cả trường hợp đối tượng nộp thuế thay đổi nơi
làm việc, thay đổi nơi kinh doanh. Đối tượng nộp thuế vừa có thu nhập từ kinh
doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì việc tạm giảm trừ gia cảnh cho
người phụ thuộc vào loại thu nhập nào là do đối tượng nộp thuế lựa chọn và đăng
ký theo hướng dẫn nêu trên. Trường hợp có nhiều người phụ thuộc nhưng kê khai
tạm giảm trừ không hết vào một loại thu nhập thì được tạm giảm trừ vào cả hai
loại thu nhập.
Có thể thấy, giảm trừ gia cảnh là một điểm tiến bộ của Luật thuế thu nhập

cá nhân so với Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người thu nhập caotrước kia. Theo
Pháp lệnh thì không áp dụng giảm trừ gia cảnh mà tính theo mức khởi điểm chịu
thuế, đối với người Việt Nam là 5 triệu đồng. Như vậy thì cùng một mức thu nhập
6


nhưng cá nhân có hoàn cảnh khác nhau như độc thân, nuôi 2, 3 người phụ thuộc
sẽ nộp thuế thu nhập cá nhân như nhau, như vậy chưa thật sự công bằng. Còn áp
dụng giảm trừ gia cảnh thì cùng một mức thu nhập nhưng có hoàn cảnh khác thì
số thuế phải nộp khác nhau. Bởi vậy có thể nói giảm trừ gia cảnh có ý nghĩa quan
trọng trong pháp luật thuế thu nhập cá nhân hiện nay, góp phần nâng cao tính
công bằng và giảm bớt gánh nặng thuế cho người dân, giúp giảm sự “phản
kháng” của người nộp thuế, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội.
III. Thực tế tuân thủ pháp luật thuế về giảm trừ gia cảnh
1. Những kết quả đạt được

Có thể thấy gần ba năm triển khai thực hiện Luật Thuế TNCN, thực tế đã
đạt được những kết quả nhất định. Đặc biệt, vấn đề giảm trừ gia cảnh được ủng
hộ của đông đảm nhân dân. Thay vì áp dụng mức khởi điểm chịu thuế chung cho
mọi đối tượng nộp thuế (có tính riêng đối với người Việt Nam và người nước
ngoài cư trú tại Việt Nam) thì chuyển sang áp dụng giảm trừ gia cảnh, tức là có
tính đến hoàn cảnh cá nhân của đối tượng nộp thuế. Điều này làm cho việc xác
định nghĩa vụ thuế của mỗi đối tượng nộp thuế được công bằng hơn. Chính vì
vậy, mà trên thực tế, việc áp dụng giảm trừ gia cảnh đã đạt được những thành tựu
nhất định. Các cá nhân tiến hành đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế, cùng
với đó là kê khai người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh. Cá nhân được tự kê khai
người phụ thuộc và chịu trách nhiệm về nội dung kê khai đó (không cần cơ quan
Nhà nước xác nhận). Từ đó, tạo điều kiện cho công tác thu, nộp thuế được thuận
lợi, nhanh chóng. Việc pháp luật mở rộng diện giảm trừ như trên cho những
người phụ thuộc đảm bảo thực hiện công bằng trong điều tiết thu nhập và phù

hợp với đạo lý xã hội của người Việt Nam, đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của
nhân dân, từ đó, việc tuân thủ pháp luật về giảm trừ gia cảnh đã đạt được những
hiệu quả nhất định. Việc thực hiện cơ chế tự khai tự nộp thuế đã làm cho cả người
có thu nhập và cơ quan chi trả thu nhập đều phải tự tìm hiểu, nắm rõ nội dung của
Luật và các văn bản liên quan để thực thi, qua đó nâng cao trình độ hiểu biết và ý
thức chấp hành luật pháp thêm một bước.
2. Những hạn chế, bất cập

7


Mặc dù đạt được những kết quả, tuy nhiên, thực tế áp dụng các quy định về
giảm trừ gia cảnh còn tồn tại không ít những hạn chế. Như đã nói ở trên, người
nộp thuế tự khai, tự chịu trách nhiệm nên trên thực tế còn tồn tại nhiều trường
hợp cá nhân nộp thuế gian lận khi kê khai người phụ thuộc nhằm trốn thuế. Để
quản lí chặt chẽ người nộp thuế, yêu cầu đặt ra là phải cấp mã số thuế cá nhân cho
mọi công dân. Trên thực tế, việc các cá nhân phụ thuộc không có mã số thuế dẫn
đến khe hở và khó kiểm soát chính xác vấn đề giảm trừ gia cảnh cho người phụ
thuộc, từ đó, gây thất thu thuế TNCN. Từ đó, việc kê khai giảm trừ gia cảnh chủ
yếu là dựa vào ý thức của đối tượng nộp thuế. Điều này đã tạo ra khe hở trong
việc kê khai số người phụ thuộc. Ví dụ, cùng 1 ông bố hay bà mẹ, nhưng sẽ được
tính trùng thành 2 bởi cả 2 người con ở 2 địa phương khác nhau đều cùng kê khai
và chính quyền địa phương sở tại đều xác nhận. Thực tế cho thấy, hiện nay nhiều
địa phương khi nhận được một số đơn đề nghị xác nhận đối tượng cư trú có trách
nhiệm nuôi dưỡng người phụ thuộc ở địa phương khác (ông, bà, cháu… ở quê),
họ không thể nào xác định được mối quan hệ của người phụ thuộc đang sống ở
tỉnh khác và người dân đang cư trú trên địa bàn, càng không thể nào biết được có
đúng là người dân đang cư trú trên địa bàn có trách nhiệm nuôi dưỡng người đang
sống ở tỉnh khác hay không, dẫn tới tình trạng nơi thì chứng nhận hết một cách
quá dễ dàng, nơi thì từ chối chứng nhận gây khó khăn cho người dân. Và cũng

theo phản ánh của người dân thì một trong những khó khăn mà họ gặp phải là xin
hồ sơ để xác định đối tượng phụ thuộc không có thu nhập (1). Như vậy dẫn tới hệ
quả là không có sự công bằng trong xã hội, có những người đáng lẽ ra được
hưởng giảm trừ gia cảnh thì lại không, mà lại tạo điều kiện cho một số cá nhân
trốn thuế, gây thất thu cho NSNN.
Mặt khác, thực tế cũng xảy ra tình trạng như sau có hai gia đình đều nuôi một
con nhỏ (dưới 18 tuổi), có tổng thu nhập như nhau (10 triệu đồng/tháng), nhưng
mức thuế thu nhập cá nhân phải nộp là không giống nhau:
-

Giả sử gia đình thứ nhất: chồng có thu nhập 4 triệu đồng/tháng, vợ có thu
nhập 6 triệu đồng/ tháng. Theo Luật thuế thu nhập cá nhân đứa con sẽ giảm
trừ cho người vợ. Thu nhập tính thuế của người vợ là 400.000 đồng, mức
thuế thu nhập gia đình này phải đóng mỗi tháng là 20.000 đồng.

1() />
%E1%BA%ADp-c-nhn-sau-2-nam-th%E1%BB%B1c-hi%E1%BB%87n-m%E1%BB%99t-s
%E1%BB%91-b%E1%
8


-

Giả sử gia đình thứ hai: chồng có thu nhập 9 triệu đồng/tháng, vợ có thu
nhập 1 triệu đồng/ tháng. Theo Luật thuế thu nhập cá nhân, đứa con sẽ
giảm trừ cho người chồng. Thu nhập tính thuế của người chồng sau khi
giảm trừ gia cảnh là 3,4 triệu đồng. Khi đó mức thuế thu nhập gia đình này
phải đóng mỗi tháng là 170.000 đồng, gấp 8,5 lần gia đình thứ nhất.

Vậy với thu nhập như nhau, hoàn cảnh như nhau nhưng trong trường hợp

trên các mức thuế thu nhập cá nhân phải nộp lại vênh nhau quá lớn. Bên cạnh vấn
đề nêu trên, việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực
hiện theo nguyên tắc mỗi người mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một
lần vào một đối tượng nộp thuế (khoản 2 Điều 19). Điều này có nghĩa là khi các
đối tượng nộp thuế có chung người nuôi dưỡng thì nguyên tắc thỏa thuận được áp
dụng để xác định đăng ký giảm trừ gia cảnh cho một đối tượng nộp thuế. Vậy có
thể xảy ra trường hợp một cá nhân trong gia đình có mức thu nhập đến hơn chục
triệu/tháng – cao hơn hẳn người khác (mức thu nhập chỉ hơn 4 triệu/tháng) nhưng
hai người thỏa thuận dồn hết số người phải nuôi dưỡng cho người thứ nhất để
được đăng ký xét giảm trừ gia cảnh thì có thể người này không phải nộp thuế thu
nhập. Điều này dẫn tới sự bất công trong xã hội, một phần làm thất thu ngân sách
nhà nước.
Bất cập thứ hai đó là cá nhân nộp thuế còn rất khó khăn, chưa đáp ứng
được nhu cầu của bản thân, nên dẫn đến có sự chậm chễ, trốn tránh trong việc
nộp thuế. Bởi theo quy định của pháp luật thì mức khởi điểm chịu thuế là 4 triệu
đồng/người lao động chính và mức giảm trừ gia cảnh là 1,6 triệu đồng/người phụ
thuộc. Hai mức tiền quy định này so với thực tế chi phí đời sống hiện nay là quá
thấp. Như vậy, các cá nhân không thể trang trải cho cuộc sống của mình, việc nộp
thuế và kê khai nộp thuế rất khó khăn. Đã có rất nhiều ý kiến phản ánh đến Báo
Lao Động còn cho rằng trong khi họ chưa đủ ăn, đủ chi phí cho nhu cầu tối thiểu
bản thân thì đã phải nộp thuế TNCN. Phân tích về hai bất cập này thì có thể thấy,
rõ ràng mức thu nhập chịu thuế cũng như mức giảm trừ gia cảnh đã thực sự lạc
hậu. Trên báo Lao động ngày 30- 12- 2010 có đề cập đến vấn đề này, theo đó anh
Huy Đồng - làm việc tại một doanh nghiệp liên doanh - cho biết: "Hiện tôi có
mức thu nhập là 6 triệu đồng/tháng. Với thu nhập này, mỗi tháng tôi phải nộp
100.000đ tiền thuế TNCN. Nhưng điều đáng nói là với thu nhập này, tôi không đủ
trang trải chi phí và không thể có tiền dành dụm, tái đầu tư cho bản thân". Anh
9



Đồng phân tích: "Mỗi tháng hiện nay tôi thuê căn nhà ở mức tạm bợ tại Hà Nội
đã mất 1 triệu đồng/tháng. Nếu tính thêm tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại cá
nhân tôi cũng mất thêm 1 triệu đồng nữa. Với khoảng 4 triệu còn lại, tôi chỉ có
thể chi phí cho xăng xe, ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Tôi hầu như không thể
dành tiền để lo khám bệnh, thuốc men khi ốm đau, cũng không thể trả tiền học
thêm và cũng thật khó có tiền để biếu bố mẹ già ở quê". Tương tự như anh Đồng,
chị Minh Lý (Đống Đa - Hà Nội) cho biết: “Bất cập tôi cho nghiêm trọng ở chỗ
tôi có mẹ già chỉ hưởng lương mất sức 800.000đ/tháng. Thế nhưng mẹ tôi không
được tính là người phụ thuộc”. Anh Đồng và chị Lý thẳng thắn phản ánh: Đúng
là số tiền thuế phải nộp không lớn, nhưng với bất cập này, chúng tôi cho rằng
dường như đang bị “tận thu” bởi rõ ràng với thu nhập và chi phí như vậy, sẽ
chẳng bao giờ chúng tôi có tiền tiết kiệm để đề phòng lúc rủi ro, chứ đừng nói là
có thể đi du lịch, mua xe máy hay mua nhà. (1).Hay ý kiến của một cá nhân khác,
anh Trần Văn Nghiệp, ở quận Long Biên, Hà Nội cho biết, với mức lương 8 triệu
đồng/tháng, mỗi tháng anh được trừ 4 triệu cho bản thân, được giảm trừ 1,6 triệu
đồng cho con nhỏ. Số tiền còn lại là 2,4 triệu đồng phải chịu mức thuế 5%. Theo
anh Nghiệp, trong bối cảnh hiện nay, khi giá hàng hoá và dịch vụ đều tăng, cách
tính thuế thu nhập cá nhân như vậy không còn phù hợp. Như vậy, do quy định
của pháp luật trên thực tế đã không còn hợp lí, từ đó mà công tác kê khai, nộp
thuế gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong vấn đề kê khai người phụ thuộc để
giảm trừ gia cảnh.
Thực tế tuân thủ pháp luật thuế về giảm trừ gia cảnh còn gây nên sự mất
công bằng trong xã hội. Đó là sự không công bằng giữa các vùng miền với nhau,
ở nông thôn, thành thị, đồng bằng hay miền núi đều áp dụng như nhau, trong khi
đó mức chi tiêu cho sinh hoạt hẳng ngày của một cá nhân ở thành thị lớn hơn rất
nhiều so với ở nông thôn và miền núi. Do đó, tính hiệu quả trong việc tuân thủ
pháp luật thuế về giảm trừ gia cảnh ở các vùng thành thị không cao.
Qua những phân tích trên cho thấy thực tế tuân thủ pháp luật thuế về giảm
trừ gia cảnh còn có nhiều điểm bất cập, chưa hiệu quả. Nguyên nhân dẫn đến tình
trạng trên đó là:

Thứ nhất, do sự hạn chế của các quy định pháp luật về giảm trừ gia cảnh
1

()


10


Thứ hai, do sự kém hiểu biết pháp luật cũng như ý thức của người dân
chưa cao, tâm lý trốn thuế còn lan truyền.
Thứ ba chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành thuế với các cấp chính
quyền địa phương, với các tổ chức, cơ quan liên quan trong việc hợp tác triển
khai Luật thuế TNCN, dẫn đến những khó khăn trong việc xác định và quản lý
gia cảnh người nộp thuế, quản lý hoạt động của các cá nhân kinh doanh tự do,
hành nghề độc lập,…
Thứ tư, do trình độ của các nhà quản lí thuê còn hạn chế, lực lượng cán bộ
thuế còn mỏng, không thể thực hiện thanh tra kiểm tra thuế TNCN trên diện rộng
để phát hiện các hành vi vi phạm và xử lý
IV. Một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng trên
1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về giảm trừ gia cảnh
Thứ nhất,cần quy định lại mức giảm trừ gia cảnh. Khi đưa ra mức khấu trừ 4
triệu đồng/người/tháng cho cá nhân và 1,6 triệu đồng/người/tháng cho người phụ
thuộc, Ban soạn thảo luật căn cứ vào chỉ số trượt giá, tăng trưởng kinh tế. Thế
nhưng diễn biến lạm phát những năm sau đó tăng mạnh hơn mức dự báo thì cơ
quan chức năng vẫn không có thay đổi mức giảm trừ gia cảnh cho phù hợp với
thực tế. Và đúng như vậy, trên thực tế, Dự luật Thuế TNCN được tiến hành xây
dựng từ năm 2007 và đến năm 2008 được thông qua và năm 2009 có hiệu lực thi
hành. Trong quá trình này, việc căn cứ vào mức thu nhập của năm 2008 (theo
cách tính của ngành tài chính là 1,5 triệu đồng/tháng) để áp dụng mức khởi điểm

chịu thuế và giảm trừ gia cảnh cho thời gian sau đó đã khiến tính toán này trở nên
lạc hậu. Cụ thể, theo thông tin trên báo Lao động ngày 30- 12-2010, chỉ số giá
tiêu dùng (CPI) năm 2008 là gần 23% so với 2007 - tuy nhiên nhóm lương thực
tăng gần 50% và nhóm thực phẩm tăng gần 33%. Tiếp đến năm 2009, CPI là gần
7% so với 2008 - trong đó nhóm lương thực, thực phẩm tăng hơn 8%. Tiếp đó
năm 2010, CPI tăng tới 11,75% so với 2009 - nhưng nhóm hàng ăn uống tăng tới
hơn 16%. Rõ ràng sau 3 năm, với tốc độ trượt giá của riêng nhóm lương thực
thực phẩm thì đã đủ thấy thu nhập của người dân không theo kịp đà tăng giá. Bên
cạnh đó, nhóm giáo dục cũng liên tục tăng giá, trong đó có cả việc tăng học phí.
Với đà tăng này, mức khởi điểm chịu thuế và giảm trừ gia cảnh đã quá thấp (1).
1() />
hau/27174
11


Mức giảm trừ cá nhân và giảm trừ cho người phụ thuộc theo Luật hiện hành là
chưa hợp lý, chưa tính đến sự mất giá của đồng tiền. Theo thời giá hiện nay, việc
quy định mức giảm trừ gia cảnh là 4 triệu đồng/người/tháng đối với cá nhân
người nộp thuế và 1,6 triệu đồng/người/tháng đối với người phụ thuộc là chưa
đảm bảo cho đời sống tối thiểu của người lao động, nhất là ở đô thị.
Không chỉ vậy, một quy định khác trong Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện nay
đang gây bức xúc đó là thu nhập làm căn cứ để xác định người phụ thuộc được áp
dụng giảm trừ là mức thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu
nhập không vượt quá 500.000 đồng, cũng như với mức chiết giảm, quy định này
đến nay đã không còn phù hợp trong tình hình lạm phát tăng cao, giá cả leo thang,
mức sống của người dân ngày càng được nâng cao.
Do đó, Luật thuế thu nhập cá nhân tới đây nên sửa đổi quy định về giảm
trừ gia cảnh theo mức trượt giá và mức độ tăng trưởng kinh tế-xã hội, tương ứng
với mức lương tối thiểu do nhà nước quy định và điều chỉnh qua từng thời kỳ, nếu
không luật sẽ trở nên lạc hậu.Trong bối cảnh khi nền kinh tế chưa có sự ổn định,

lương chưa tăng mà giá đã tăng thì không nên quy định một mức cụ thể mà nên
căn cứ vào mức lương tối thiểu để xác định mức miễn trừ gia cảnh cho đối tượng
nộp thuế như kinh nghiệm của một số nước có nền kinh tế chuyển đổi, chưa có sự
ổn định như Việt Nam. Bởi vậy, không nên cố định mức giảm trừ mà nên dựa
theo một tiêu chí nào đó như mức lương tối thiểu và cho phép mức giảm trừ gia
cảnh biến động theo đó. Luật nên quy định: 1- Mức miễn trừ gia cảnh cho đối
tượng nộp thuế gấp 10 lần mức lương tối thiểu; 2- Khoản giảm trừ cho người phụ
thuộc gấp 4 lần mức lương tối thiểu. Hoặc có thể lấy mức thu nhập GDP bình
quân hàng năm làm căn cứ tính thuế, những người có mức thu nhập lớn hơn mức
GDP đều phải đóng thuế. Bởi vì để tạo ra sự công bằng, mọi cá nhân có mức thu
nhập lớn hơn mức trung bình của xã hội thì phải đóng thuế. Tương tự như vậy,
khi xác định mức giảm trừ gia cảnh Luật Thuế thu nhập cá nhân đưa ra con số 1,6
triệu đồng cũng không có cơ sở và tính ổn định lâu dài mà nên tính bằng GDP.
Những người phụ thuộc có thu nhập thấp hơn thu nhập GDP của chúng ta thì
khoản miễn trừ tính theo phần chênh lệch đó. Cùng với đó nên quy định Hội đồng
nhân dân tỉnh có quyền điều chỉnh trong giới hạn nhất định theo quy định của
Chính phủ về mức giảm trừ gia cảnh để phù hợp với phạm vi, tình hình thực tế
của từng địa phương.

12


Thứ hai, quy định về người phụ thuộc cũng cần phải quy định lại cho phù
hợp, đảm bảo công bằng trên thực tế.
Điều 19 Luật thuế thu nhập cá nhân đồng nhất tất cả các chủ thể trong quan
hệ cha mẹ và con, vợ và chồng, ông bà và cháu…đều là người mà đối tượng nộp
thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng là chưa hoàn toàn phù hợp . Pháp luật về thuế thu
nhập cá nhân cần phải hướng dẫn để phân biệt rõ diện những người mà đối tượng
nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng, những người mà đối tượng nộp thuế không có
nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng đối tượng nộp thuế là người chịu trách nhiệm về tài

chính trong thực tế. Luật thuế thu nhập cá nhân chỉ quy định diện những người
phụ thuộc là những chủ thể mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng là
chưa đầy đủ. Theo quan điểm của người viết, diện những người phụ thuộc cần
được mở rộng thêm đối với những chủ thể mà đối tượng nộp thuế có nghĩa vụ cấp
dưỡng. Nghĩa vụ cấp dưỡng cũng được đặt ra giữa những chủ thể có quan hệ hôn
nhân, huyết thống và nuôi dưỡng. Đó là, nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ, chồng khi
ly hôn, của cha mẹ đối với con khi cha mẹ ly hôn, của con đối với cha mẹ. Giữa
anh chị em với nhau, giữa ông bà đối với cháu hoặc khi một người được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền công nhận hoặc quyết định là cha, mẹ của một người,
nếu họ không sống cùng nhau cũng phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Việc
giảm trừ thu nhập của đối tượng nộp thuế trước khi tính thuế thu nhập của đối
tượng nộp thuế trong những trường hợp này là cần thiết. Vì vậy, cần mở rộng
giảm trừ gia cảnh đối với các trường hợp đối tượng nộp thuế có nghĩa vụ cấp
dưỡng.
Khoản 3 Điều 19 quy định con thành niên đang theo học đại học, cao đẳng,
trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề nếu không có thu nhập hoặc thu nhập
không vượt quá mức quy định thì coi là người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh cho
cha mẹ. Quy định này dẫn tới sự không công bằng giữa những đối tượng nộp thuế
có con thành niên vì việc học là vấn đề phải làm suốt đời của một con người. Nhà
nước khuyến khích học tập và đã có chính sách cho vay vốn của ngân hàng để
trang bị tri thức cho mình và sau này đi làm sẽ trả lại ngân hàng sau. Nên quy
định về trường hợp này tại khoản 3 Điều 19 là không cần thiết và nên bỏ đi.
Đối với cha mẹ, ông bà đã hết tuổi lao động thì thông thường thu nhập sẽ
rất thấp hoặc có thể không có. Nhưng những đối tượng này có thể đã tích lũy
được tài sản rất lớn, có thể còn lớn hơn tài sản của những đối tượng trực tiếp nuôi
dưỡng. Nên nếu đưa vào Luật thuế thua nhập cá nhân những đối tượng này là
13


người phụ thuộc thì có thể không đảm bảo nguyên tắc công bằng. Nên quy định

trường hợp này những đối tượng phụ thuộc phải có trách nhiệm kê khai là không
có tài sản gì để đảm bảo nguồn sống thì mới được xem xét là người phụ thuộc để
tính giảm trừ gia cảnh cho những đối tượng trực tiếp nuôi dưỡng.
Và để khuyến khích chấp hành chủ trương kế hoạch hóa gia đình, mỗi cặp
vợ chồng chỉ nên sinh từ 1 đến 2 con nên theo người viết đối với con thứ 3 trở lên
không tính là đối tượng phụ thuộc để giảm thuế cho cha mẹ. Bởi vì nếu chúng ta
loại trừ trường hợp này sẽ gây mất công bằng giữa những người nộp thuế. Những
người chấp hành chủ trương chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình tốt, sinh
từ 1 đến 2 con thì có thể phải nộp thuế nhiều hơn những người không chấp hành
chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình của nhà nước khi những đối tượng
này có cùng thu nhập.
Trong trường hợp đối tượng nộp thuế là người phụ nữ đơn thân, nuôi con
một mình thì luật thuế thu nhập cần coi đây là trường hợp đặc biệt khi tính giảm
trừ gia cảnh. Bởi lẽ, khi người phụ nữ đơn thân chấp nhận việc một mình sinh con
và một mình nuôi con họ phải chịu rất nhiều áp lực. Họ khác với người vợ trong
quan hệ hôn nhân hợp pháp là được chia sẻ với chồng mình về trách nhiệm tài
chính đối với đứa con. Trong quan hệ hôn nhân hợp pháp, giữa vợ và chồng sẽ có
ít nhất một người được giảm trừ gia cảnh vì có con là người phụ thuộc. Người
còn lại cho dù thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân không được giảm trừ
đối với người phụ thuộc thì vẫn có thu nhập để chia sẻ gánh nặng tài chính đối
với chồng hoặc vợ mình để đảm bảo nhu cầu và lợi ích của đứa con. Còn đối với
người phụ nữ đơn thân họ không chỉ đảm nhận tư cách người mẹ mà còn đảm
nhận tư cách người cha. Điều đó ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, ảnh hưởng
đến thời gian làm việc và thu nhập hàng tháng của họ. Cho dù họ thuộc diện được
giảm trừ gia cảnh thì gánh nặng tài chính đối với đứa con sẽ thuộc về một mình
họ. Như vậy, nếu họ thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân nên giảm trừ cho
một đứa con của họ gấp hai lần những đối tượng thông thường khác. (1) Trong
trường hợp này, dù ngân sách có giảm sút đi một chút thì cũng không ảnh hưởng
gì mà coi như Nhà nước chung sức với gia đình bỏ thêm một phần vốn đầu tư cho
con trẻ, cho giáo dục, vì thế hệ tương lai của đất nước. Đó là đầu tư giáo dục an

toàn và hiệu quả nhất.
1 ()

Ths. Nguyễn Thị Lan, “ Giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân nhìn từ góc độ
bình đẳng giới”, Tạp chí Luật học số 3/2008.
14


Thứ ba, về giảm trừ gia cảnh Luật thuế thu nhập cá nhân cũng còn có những
quy định cần hướng dẫn cụ thề khi triển khai thi hành. Theo điểm a khoản 1 Điều
19: Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/ tháng (48 triệu
đồng/năm). Quy định này vô hình trung đã đánh đồng tất cả các đối tượng nộp
thuế dù là mới thuốc diện nộp thuế trong mấy tháng cuối năm hay là thuộc diện
nộp thuế từ đầu năm. Theo điều này, cá nhân có thể không phải nộp thuế thu nhập
thậm chí họ có thu nhập bình quân hơn 4 triệu đồng/tháng nhưng nhỏ hơn 48 triệu
đồng/năm. Đây là kẽ hở của Luật, gây thất thu cho ngân sách nhà nước. Hoặc
Luật quy định: “Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc mà người nộp thuế có
nghĩa vụ nuôi dưỡng là 1,6 triệu đồng/tháng”. Tuy nhiên, thời điểm phát sinh và
thời điểm chấm dứt nghĩa vụ nuôi dưỡng là thời điểm nào? Có cần xác nhận của
cơ quan chính quyền không? Đây là vấn đề cũng tương đối nan giải, bởi lẽ phát
sinh rất nhiều trường hợp kê khai, gian lận thuế khi người nuôi dưỡng đã chết
hoặc đã chuyển đi nơi khác sinh sống nhưng vẫn thuộc diện được giả trừ gia
cảnh(1). Do đó, Luật Thuế thu nhập cá nhân cần có những quy định và hướng dẫn
cụ thể nhằm tránh việc trốn thuế, lậu thuế như quy định về thời điểm tính thuế với
những đối tượng nộp thuế có mức thu nhập dưới 48 triều/năm nhưng có những
tháng thu nhập trên 4 triệu thì vẫn tính thuế cho những tháng đó. Việc xác định
đối tượng phụ thuộc cũng cần quy định phải có công nhận của chính quyền theo
từng năm.
Ngoài ra, Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi sắp tới cũng nên bổ sung quy
định cấp "Mã số chiết trừ gia cảnh" cho các đối tượng phụ thuộc để cập nhật

thông tin và tiện cho việc xác nhận và giám sát trong hành thu thuế thu nhập cá
nhân. Mã số thuế này do người chịu thuế đề nghị cấp cho đối tượng phụ thuộc và
có đủ thông tin về gia cảnh, quan hệ, thời gian và địa chỉ... Các Mã số giành cho
người nộp thuế cá nhân và người trong diện chiết trừ gia cảnh này đều được cập
nhật và nối mạng vi tính toàn quốc, tạo thuận lợi cho việc xác nhận và thực hiện
của các bên có liên quan trong công tác thuế, từ đó giảm thiểu tình trạng tính
trùng, "ăn gian" gây thất thu thuế, hoặc gây mất thời gian và phiền toái cho người
nộp thuế.
2.

Các giải pháp khác

1()

TS. Lê Thị Thu Thủy, “ Những vấn đề đặt ra khi thực thi thuế thu nhập cá nhân ở Việt
Nam”, Tạp chí Luật học số 4/2009.
15


Thứ nhất, nâng cao ý thức và hiểu biết pháp luật của người dân.Tăng cường
hơn nữa công tác tuyên truyền phổ biến Luật thuế TNCN nhằm nâng cao trình độ
hiểu biết, ý thức tuân thủ của người nộp thuế. Để công tác tuyên truyền đạt hiệu
quả cao cần phải: đa dạng hóa hình thức và phương pháp tuyên truyền về thuế
TNCN; định kỳ tổ chức điều tra trắc nghiệm đối với người nộp thuế để đánh giá
mức độ hiểu biết về pháp luật thuế TNCN, nắm bắt được ý kiến nguyện vọng của
dân, qua đó, thiết kế nội dung tuyên truyền phù hợp với từng nhóm đối tượng nộp
thuế; xây dựng cơ chế tiếp thu ý kiến, thông tin phản hồi từ người nộp thuế một
cách phù hợp; tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ thuế
TNCN và kỹ thuật tuyên truyền cho các tuyên truyền viên để họ có thể làm tròn
nhiệm vụ của một tuyên truyền viên tốt.

Thứ hai, hoàn thiện bộ máy quản lí thuế : Tăng cường phối hợp giữa cơ quan
thuế với các cơ quan chức năng của các ngành, các lĩnh vực có liên quan, đảm
bảo các thủ tục về kê khai người giảm trừ gia cảnh được thực hiện nhanh, gọn,
tạo điều kiện cho đối tượng nộp thuế. Bên cạnh đó, kiện toàn tổ chức bộ máy
thuế, chú trọng việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành
thuế song song với việc tăng cường cơ sở vật chất cho ngành thuế theo hướng
hiện đại hóa công tác quản lý thuế.
Thứ ba, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra: Công tác thanh tra, kiểm tra
trên thực tế cần phải đảm bảo cho việc tuân thủ pháp luật về thuế nói chung cũng
như việc tuân thủ các quy định pháp luật thuế về giảm trừ gia cảnh nói riêng được
thực hiện hiệu quả. Xử lí nghiêm những hành vi gian lận, trốn thuế trên thực tế,
đảm bảo sự công bằng và nghiêm minh của pháp luật.
C. KẾT BÀI
Có thể thấy các quy định về giảm trừ gia cảnh là một trong những điểm tiến bộ
của Luật thuế thu nhập cá nhân. Do đó, được nhiều người ủng hộ, đồng tình, việc
tuân thủ pháp luật về thuế đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc
tuân thủ pháp luật thuế về giảm trừ gia cảnh còn nhiều hạn chế. Việc đưa ra một
số hướng khắc phục sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của việc tuân thủ này, nhằm
hướng tới một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Có thể thấy, hiện nay, Bộ
Tài chính đang có những đề nghị để Quốc hội tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật
thuế thu nhập cá nhân, và cũng có đề nghị sửa đổi, bổ sung các quy định về giảm
trừ gia cảnh. Hi vọng trong thời gian tới, các quy định về giảm trừ gia cảnh nói
riêng, thuế thu nhập cá nhân nói chung sẽ hoàn thiện.
16


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.


Luật thuế thu nhập cá nhân
Nghị định số 100/2008/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật

3.

thuế thu nhập cá nhân
Thông tư số 84/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số
100/2008/NĐ-CP.

17


4.

Thông tư số 62/2009/TT- BTC hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số

5.

84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính
Trường Đại học Luật Hà Nội, giáo trình Luật thuế Việt Nam,

6.

Nxb.CAND, Hà Nội, 2010
Về giảm trừ gia cảnh trong luật thuế thu nhập cá nhân nhìn từ góc độ
bình đẳng giới, Nguyễn Thị Lan, Tạp chí Luật học. Trường đại học luật

7.


Hà Nội. Số 3 /2008, Tr. 31-35
Thực trạng pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam hiện nay và
phương hướng hoàn thiện, Ths. Trần Vũ Hải, Luật Học. Trường đại học

8.

luật Hà Nội. Số 10/ Năm 2007, tr27-35
Những vấn đề đặt ra khi thực thi luật thuế thu nhập cá nhân Việt Nam,
TS.Lê Thị Thu Thuỷ, Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội,

9.

Số4/2009, tr. 67- 71
/>
nhieu-khoan-giam-tru-chua-duoc-ghi-nhan.htm
10. />11.
12.
13. />
18



×