Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Phòng ngừa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phốHà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.74 KB, 14 trang )

A.

Đặt vấn đề

Thành phố Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, diện tích hơn
3300 km2, nằm tiếp giáp với 8 tỉnh. Ở vị trí thuận lơi như vậy, nên nhiều đời nay
Hà Nội luôn là một trong những tâm kinh tế, văn hóa của đất nước. Những năm
gần đây, thực tiễn xét cử cho thấy, tình hình tội CĐCĐTS trên địa bàn thành phố
Hà Nội đã và đang có xu hướng gia tăng, vì thế mà giải pháp đấu tranh phòng ngừa
tôi phạm là rất cần thiết. Do đó, em đã lựa chọn Luận văn luật học của Thạc sĩ Ngô
Toàn Thắng về: “Phòng ngừa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố
Hà Nội” để nghiên cứu về kết quả của tình hình tội phạm, và sau đó rút ra những
nhận xét của bản thân về kết quả tình hình nghiên cứu.
Về tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội,
tác giả đã chia ra làm bốn phần lớn.
Phần thứ nhất là thực trạng của tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên
địa bàn thành phố Hà Nội. Ở phần này, luận văn lại chia thành hai mục nhỏ. Mục
đầu tiên là số vụ và số người phạm tội LĐCĐTS đã được xét xử trong thống kê. Từ
nguồn của TAND thành phố Hà Nội thống kê theo mẫu 1A, tác giả đã lập ra bảng
thống kê về số vụ và số bị cáo phạm tội LĐCĐTS đã bị xét xử sơ thẩm trên địa bàn
thành phố Hà Nội (2007 – 2011). Theo số liệu cho ta thấy, trung bình mỗi năm có
hơn 250 vụ án với gần 350 bị cáo phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được đưa ra
xét xử. Năm thấp nhất có 194 vụ với 257 bị cáo, năm cao nhất có 291 vụ và 399 bị
cáo. Trong 5 năm 2007 – 2011, trên đọa bàn thành phố Hầ Nội có tất cả 1716 bị
cáo bị đưa ra xét xử trong 1283 vụ án, trung bình khoảng 1,34 bị cáo/vụ. Theo đó,
tác giả đã đưa ra biểu đồ về số vụ và số người phạm tội LĐCĐTS trên địa bàn
thành phố Hà Nội (2007 – 2011). Thông số về số vụ và số người phạm tội bị xét xử
sơ thẩm có trong số liệu thống kê đã phản ánh cơ bản về lượng của tình hình tội


phạm LĐCĐTS. Đây là phần tội phạm rõ, có trong thống kê chính thức của TAND


thành phố Hà Nội và là phần quan trọng nhất trong bức tranh tổng thể thực trạng
của tình hình tội phạm hàng năm của loại tội phạm này.
Theo thống kê dân số từng năm của tổng cục thống kê [27], tác giả đã lập ra
bảng thống kê về hệ số về số vụ và số người phạm tội LĐCĐTS trên địa bàn thành
phố Hà Nội (2007 – 2011). Qua đó, chúng ta thấy được hệ số của tội LĐCĐTS ở
thành phố Hà Nội trong khoảng thời gian 2007-2011 là 3,96 vụ và 5,30 người trên
100.000 dân. So sánh trên bảng số liệu ta thấy, loại tội phạm này có xu hướng tăng,
mặc dù năm 2011 có giảm hơn 2010 một chút nhưng số vụ và số bị cáo đều tăng.
Để làm rõ hơn thực trạng của tình hình tội LĐCĐTS, tác giả có nghiên cứu
tỉ lệ về số vụ và số người phạm tội LĐCĐTS trong nhóm tội xâm phạm sở hữu có
tính chiếm đoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội, bằng cách lập bảng số liệu thống kê
và biểu đồ về tỉ lệ số vụ LĐCĐTS trong nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm
đoạt (2007-2011) dựa theo nguồn của TAND thành phố Hà Nội thống kê. Qua đó,
để làm rõ tỉ lệ của tội phạm này trong nhóm tội phạm có cùng tính chất, từ đó đánh
giá chính xác hơn thực trạng của tội LĐCĐTS. Việc chiếm hơn 10% tổng số vụ
phạm tội trong nhóm các tội xâm phạm sở hữu tài sản có tính chiếm đoạt, tội
LĐCĐTS chỉ đứng sau tội trộm cắp tài sản và tội cướp tài sản trong nhóm tội này.
Từ tình trạng đó đã nêu lên yêu cầu thiết của việc phòng ngừa tội phạm LĐCĐTS
trong thời gian hiện nay. Bên cạnh đó, dựa theo số liệu của TAND thành phố Hà
Nội thống kê, về tỉ lệ số vụ phạm tội, tác giả đã lập bảng thống kê về tỉ lệ số người
phạm tội LĐCĐTS trong nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt (20072011). Số bị cáo phạm tội LĐCĐTS cũng chiếm tỉ lệ hơn 10% trong số tội phạm
xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt. Số vụ án và số người phạm tội này đứng thứ
3 trong số những người phạm tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt với tỉ lệ trên
10%.


Sau khi nghiên cứu về tỉ lệ này, tác giả đã lập bảng thống kê so sánh số vụ
và số bị cáo phạm tội LĐCĐTS tại thành phố Hà Nội với số vụ và số bị cáo phạm
tội LĐCĐTS trên phạm vi toàn quốc. Chúng ta có thể thấy, trong tổng số các vụ
án LĐCĐTS, thì số người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của thành phố Hà

Nội chiếm tỉ lệ khá cao với xấp xỉ 15% toàn quốc mặc dù dân chỉ chiếm khoảng
8% dân số cả nước. Như vây, chúng ta có thể rút ra kết luận: tình hình dân trí
không ảnh hưởng nhiều đến tội phạm LĐCĐTS, tỉ lệ người phạm tội ở Hà Nội
chiếm tỉ lệ cao bởi do sự hoạt động giao lưu kinh tế của thủ đô Hà Nội vừa đa
dạng, phức tạp, nên có nhiều điều kiện cho tội LĐCĐTS phát sinh.
Mục thứ hai trong phần thực trạng đó là số vụ và số người phạm tội
LĐCĐTS không có trong số liệu thống kê. Phần này gồm sai số do thống kê về số
vụ án và phần ẩn của tội phạm LĐCĐTS. Về sai số do thống kê, có vụ án một
người phạm tội nhưng có rất nhiều nạn nhân bị LĐCĐTS thực hiện trên địa bàn
không chỉ thành phố Hà Nội mà có thể lan sang các xã, huyện lân cận thành phố
Hà Nội. Trong thực tế, sai số thống kê là điều không thể tránh khỏi, có thể do lỗi
chủ quan hoặc khách quan. Chúng ta chỉ có thể hy vọng sự chính xác tương đối
của các số liệu thống kê, chúng ta không có cơ sở để xác định tỉ lệ chính xác của
các con số thống kê này. Về phần ẩn của tội phạm LĐCĐTS, tác giả đã phân tích
được nguyên nhân xuất phát từ một vài lí do sau:
Một là, do người bị hại không tố giác tội phạm, không trình báo do thiệt hịa
không lớn…
Hai là, lợi dụng đặc điểm tâm lí của người bị hại muốn lấy lại tài sản, người
phạm tội LĐCĐTS thường hứa hen với nạn nhân nên đã không tố giác.
Ba là, do cơ quan bảo vệ pháp luật thiếu trách nhiệm trong việc điều tra, xử
lí tội phạm…


Phần thứ hai là diễn biến của tình hình tội LĐCĐTS trên địa bàn thành phố
Hà Nội (2007-2011). Phần này được chia làm hai mục nhỏ. Mục thứ nhất đó là
diễn biến về số vụ và số người phạm tội LĐCĐTS trên địa bàn thành phố Hà Nội
(2007-2011). Diễn biến được thể hiện qua mức tăng, giảm bình quân hàng năm và
mức tăng, giảm bình so với năm 2006 về số vụ và số bị cáo LĐCĐTS, được tác giả
phản ánh qua bảng số liệu thống kê và được biểu diễn bằng biểu đồ thể hiện xu
hướng diễn biến của số vụ và số người phạm tội LĐCĐTS (2007-2011). Dựa vào

đó ta có thể thấy xu hướng tăng của tội phạm LĐCĐTS trong giai đoạn 2007-2011
cả về số vụ và về số người. Tuy nhiên, mức tăng này không lớn. Năm có mức tăng
cao nhất là 2009 so với năm 2008. Số vụ và số người phạm tội trong năm 2010 có
giảm đi so với năm 2009 nhưng sau đó lại tăng nhẹ vào năm 2011.
Mục thứ hai ở phần này, tác giả đi vào diễn biến về một số đặc điểm khác
của tình hình tội phạm LĐCĐTS. Diễn biến về mức hình phạt đối với người phạm
tội LĐCĐTS được thể hiện qua bảng số liệu thống kê từ TAND thành phố Hà Nội.
Trong khoảng thời gian 2007-2009, khi vẫn áp dụng BLHS 1999 chưa sửa đổi, đối
với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng vẫn có hình phạt tử hình, tuy nhiên trên thực tế
không có án tử hình nào trong thời gian này. Để mọi người có thể thấy rõ hơn diễn
biến về mức hình phạt đối với tội phạm LĐCĐTS, tác giả đã thể hiện sinh động
qua biểu đồ về diễn biến về mức hình phạt đối với tội LĐCĐTS trong thời gian
2007-2011. Thông qua đó, ta có thể thấy được tính chất, mức độ nguy hiểm của
các vụ phạm tội LĐCĐTS ngày càng nghiêm trọng, nhất là những năm gần đây.
Điều này cũng phù hợp với tình hình thực tế đang diễn ra trong những tháng cuối
năm 2011 và đầu năm 2012, nhiều vụ lừa đảo có giá trị đặc biệt lớn, ví dụ như vụ
việc vợ chồng Phạm Thị Chinh-Nguyễn Ngọc Chúc ở quận Cầu Giấy, Hà Nội hiện
đã bị khởi tố và điều tra về tội LĐCĐTS hơn 600 tỉ đồng. Ngoài ra, ở mục này, tác
giả còn lập một bảng số liệu về tỉ lệ bị có tái phạm, tái phạm nguy hiểm. Tỉ lệ này


có xu hướng giảm dần theo thời gian, trừ năm 2008 là mức thấp nhất, còn lại năm
sau đều thấp hơn năm trước. Đây có thể coi là điều đáng mừng đối với công tác
phòng ngừa tội phạm.
Phần thứ ba là cơ cấu của tình hình tội phạm tội LĐCĐTS. Phần này được
làm sau mục cơ bản.
Mục thứ nhất về cơ cấu phản ánh qua mức độ nguy hiểm của tội phạm. Điều
này được tác giả thể hiện qua bảng số liệu thống kê về tỉ lệ số người phạm tội là
loại tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng (2007-2011)
và biểu đồ về tỉ lệ cơ cấu theo loại tội phạm (2007-2011). Về tính chất và mức độ

nguy hiểm của vụ phạm tội, qua số liệu thống kê của tác giả có thể đánh giá chung
trong giai đoạn 2007-2011 có khoảng 84% số vụ phạm tội LĐCĐTS là tội phạm ít
nghiêm trọng và khoảng 16% số vụ phạm tội là tội rất nghiêm trọng, đặc biệt
nghiêm trọng. Tuy số vụ phạm tội này không chiếm tỉ lệ cao về số vụ nhưng lại
gây hậu quả rất lớn về tài sản khi có vụ chiếm đoạt hàng tram tỉ đồng như vụ Lê
Hồng Bàng.
Mục thứ hai tác giả nói về cơ cấu phản ánh qua hình thức thực hiện tội
phạm. Điều này không được các cơ quan Tư pháp thống kê đánh giá. Theo khảo
sát thực tế và những số liệu đã có tại luận văn này cho thấy số vụ có tính chất đồng
phạm không nhiều, những vụ án đồng phạm thường chỉ tập trung vào lừa đảo
chiếm đoạt tiền hụi, họ, ngoài ra đó là các vụ ánLĐCĐTS của người có nhu cầu đi
lao động tại nước ngoài… Ở những vụ án này cần nhiều khâu, nhiều công đoạn
khác nhau nên cần có hơn 1 người tham gia và có sự phân công trong khi thực hiện
tội phạm.
Mục thứ ba, tác giả phân tích vấn đề cơ cấu phản ánh qua thủ đoạn phạm tội.
Tác giả đã dung phương pháp chọn ngẫu nhiên, nghiên cứu 110 bản án lấy trong 5


năm từ 2007 đến 2011 để làm rõ hơn về cơ cấu, tính chất của tội phạm LĐCĐTS,
qua đó tác giả đã lập nên bảng thống kê tỉ lệ các thủ đoạn lừa dối thực tế qua
nghiên cứu 110 bản án này và biểu đồ cơ cấu về phương thức, thủ đoạn phạm tội
LĐCĐTS. Trên thực tế, thủ đoạn lừa dối của tội phạm LĐCĐTS rất đa dạng và
phụ thuộc vào rất nhiều tình huống cụ thể. Cùng với những hình thức lừa đảo như
nhau nhưng tùy vào tình huống khách quan cụ thể mà các bị cáo đã có những cách
thức khác nhau để lừ người bị hại. Qua nghiên cứu thực tế, chúng ta nhận thấy rằng
không có sự biến động hay thay đổi lớn về thống kê hình thức lừa đảo qua các
năm. Trong đó, nổi trội là hình thức giả thuê, mượn ô tô, xe máy để chiếm đoạt tài
sản (gần 21%); lừa đảo chiếm bằng cách làm giả giấy tờ nhà đất… (16%); hình
thức giả danh người có chức vụ, quyền hạn để lừa đảo (hơn 15%) và lừa đảo qua
tuyển dụng lao động (gần 27%). Các hình thức này đều là những hình thức dễ dàng

thực hiện hơn so với các hính thức khác.
Mục thứ tư, tác giả đã lập bảng thống kê hình phạt áp dụng đối với người
phạm tội để làm rõ cho vấn đề cơ cấu của tình hình tội phạm phản ánh qua loại và
mức hình phạt đối với người phạm tội. Trách nhiệm hình sự với nội dung chủ yếu
là hình phạt được áp dụng tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành
vi phạm tội. Vì vậy, cơ cấu loại và mức hình phạt trong mối quan hệ với tỉ lệ người
phạm tội bị áp dụng cho chúng ta hiểu thêm tính chất của tình hình phạm tội xét
trên phương diện tính chất, mức độ nguy hiểm tội phạm. Bên cạnh đó, tác giả còn
thể hiện tỉ lệ các loại và mức hình phạt 2007-2011 bằng cách vẽ biểu đồ chi tiết cơ
cấu về các biện pháp xử lí, loại và mức hình phạt. Từ đó ta thấy được trong tổng số
người xét xử thì số người phạm tội bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm là nhiều nhất,
chiếm khoảng 36% tổng số người phạm tội. Tiếp theo là nhóm các hình phạt không
tước tự do là khoảng 30%, hình phạt tù từ trên 3 năm đến 7 năm đứng thứ 3 với


khoảng hơn 10%. Những người được đình chỉ vụ án, miễn trách nhiệm hình sự,
miễn hình phạt chiếm tỉ lệ thấp nhất chỉ khoảng 1,6%.
Đối với mục thứ năm, tác giả đi vào phân tích một số đặc điểm nhân thân
của người phạm tội LĐCĐTS. Trong giới hạn nghiên cứu, tác giả chỉ đề cập đến
một số đặc điểm nhân thân người phạm tội LĐCĐTS nhằm đánh giá tính chất chủ
yếu về tình hình tội phạm xét về phương diện con người phạm tội và qua đặc điểm
nhân thân có thể rút ra những nhân tố chủ quan trong việc xác định nguyên nhân
làm phát sinh tội phạm LĐCĐTS gồm:
Người phạm tội có tình tiết tái phạm, tái phạm nguy hiểm: mức độ tái phạm
của tội phạm LĐCĐTS trên địa bàn thành phố Hà Nội chiếm tỷ lệ cao hơn so với
mức chung của cả nước. Tuy nhiên ở mức độ chưa tới 5% thì vẫn là tỉ lệ tái phạm,
tái phạm nguy hiểm khá thấp.
Về độ tuổi và giới tính: bằng cách lập bảng thống kê về tỉ lệ bị cáo là nữ giới
thực hiện phạm tội và tỉ lệ bị cáo là người chưa thành niên, tác giả đã nõi chính xác
lên được rằng số lượng tội phạm là nữ giới xó xu hướng giảm, tỉ lệ giảm cũng khá

nhanh (từ 2% đến 3% 1 năm). Còn đối với người chưa thành niên, việc thực hiện
tội LĐCĐTS khó khan hơn so với những người đã thành niên, do vậy những người
chưa thành niên phạm tội này khá thấp, năm thấp nhất là năm 2008 với 1,79%, mặc
dù những năm sau cao hơn năm 2008 nhưng không có xu hướng tăng. Như vậy,
đối tượng nữ giới và người chưa thành niên phạm tội chiếm tỉ lệ khá thấp trong số
những bị cáo bị xét xử về tội LDCĐTS, nên chúng ta không cần tập trung vào đối
tượng này trong công tác phòng ngừa.
Về đặc điểm nghề nghiệp: Trong thống kê của TAND thành phố Hà Nội chỉ
có số liệu về cán bộ công chức nói chung, không có số liệu về nghề nghiệp khác.
Từ năm 2007-2011, số lượng cán bộ công chức thực hiện hành vi phạm tội


LĐCĐTS là 11 người chiếm 0,64%, đây là tỉ lệ nhỏ. Chứng tỏ đời sồng của công
nhân viên chức đang dần được cái thiện và họ đã giữ gìn được bản thân mình hơn.
Ngoài dấu hiệu là nghề nghiệp cán bộ công nhân viên chức, tác giả còn lập bảng
thống kê cơ cấu về người phạm tội theo nghề nghiệp, qua đó chúng ta thấy được
những người không có việc làm chiếm tỉ lệ lớn trong số những người thực hiện
hành vi lừa đảo, tiếp đến là những người kinh doanh buôn bán nhà đất, cầm cố tài
sản, tiếp đến là tổng hợp nhiều ngành nghề khác. Do đó chúng ta nhận định cần tập
trung vào những đối tượng này trong công tác phòng ngừa.
Một số đặc điểm khác về nhân thân người phạm tội: Về trình độ văn hóa và
địa điểm phạm tội có ảnh hưởng đến giải pháp tuyên truyền, giáo dục người phạm
tội và số lượng người phạm tội tập trung cao chủ yếu trong vùng nội thành Hà Nội.
Do vậy, công tác phòng ngừa tội phạm cần tập trung hơn vào địa điểm phạm tội.
Mục cuối cùng trong cơ cấutình hình tội phạm, tác giả nói đến người bị hại
trong tội LĐCĐTS trên địa bàn tỉnh Hà Nội. Ta có thể nhận thấy rằng, những nạn
nhân này phần lớn đều không có công ăn việc làm ổn định, không có trình độ cao
trong nhận thức. Ngoài ra, nạn nhân của tội này còn là những người chuyên kinh
doanh các hình thức dịch vụ, chiếm tỉ lệ cũng khá cao.
Phần thứ tư của tình hình tội phạm đó là tính chất của tình hình tội LĐCĐTS

trên địa bàn thành phố Hà Nội. Ở phần này tác giả đã rút ra được một số tính chất
như sau:
Số người phạm tội thuộc loại ít nghiêm trọng và nghiêm trọng là chủ yếu
(chiếm gần 84%). Số vụ phạm tội đơn lẻ là phổ biến, các trường hợp đồng phạm
chiếm tỉ lệ không lớn (khoảng 17,4% tổng số vụ án).
Về phần nhân thân người phạm tội, chủ yếu là người phạm tội lần đầu, số
người tái phạm, tái phạm nguy hiểm chiếm tỉ lệ không lớn


Đối tượng là người đã thành niên phạm tội theo thống kê của tác giả chiếm tỉ
lệ 96,5%.
Bên cạnh những tính chất chủ yếu này, trong quá trình nghiên cứu tác giả
còn thấy tính chất của tình hình tội phạm LĐCĐTS còn được thể hiện qua các thủ
đoạn công nghệ cao như thông qua internet, qua thể tín dụng giả… do người nước
ngoài thực hiện. Tuy nhiên, ở địa bàn thành phố Hà Nội thời điểm này những
trường hợp này xảy ra không lớn.
Qua kết quả từ phần nghiên cứu tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên
địa bàn thành phố Hà Nội của thạc sĩ Ngô Toàn Thắng, ta rút ra được nhận xét
chung về tình hình phạm tội trên địa bàn Hà Nội. Tội LĐCĐTS là loại tội chiếm tỉ
lệ tương đối lớn là xấp xỉ 11,9% trong nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm
đoạt cả về số vụ và số người phạm tội. Nếu xét về hệ số tội phạm trong 100 nghìn
dân thì tội LĐCĐTS cũng đứng ở mức khá cao. Tuy số vụ và số bị cáo không phải
nhiều nhất trong nhóm tội xâm phạm sở hữu, nhưng tội phmaj LĐCĐTS lại gây
hậu quả nghiêm trọng nhất trong nhóm tội phạm xâm phạm sở hữu, với nhiều vụ
lên đến hàng chục, hàng tram tỉ đồng, giá trị tài sản của LĐCĐTS thậm chí lớn hơn
ngân sách một số tính trong một năm. Tội phạm cũng tập trung chủ yếu ở các vùng
nội thành. Người bị hại trong tội LĐCĐTS ở thành phố Hà Nội chủ yếu là những
người có nhu cầu việc làm hoặc có nhu cầu mua bán đất đai, hoặc nạn nhân trong
các hoạt động dịch vụ như thuê, mướn tài sản…
Người bị hại cũng đóng vai trò nhất định trong tội phạm LĐCĐTS vì nhiều

lí do khác nhau như cả tin, tư lợi hoặc có lòng tham là những nguyên nhân góp
phần thúc đẩy tội phạm được thực hiện, họ đóng vai trò rất lớn trong việc có hay
không tội phạm xảy ra.


Qua tình hình phạm tội LĐCĐTS diễn ra ở địa bàn thành phố Hà Nội, ta
thấy được rằng tình hình tội phạm LĐCĐTS diễn ra chung ở cả nước với diễn biến
rất phức tạp, thủ đoạn lừa dối ngày càng đa dạng, tinh vi và xảo quyệt, nhiều vụ án
lừa đảo có quy mô lớn với giá trị tài sản bị chiếm đoạt ngày càng cao. Trong một
số lĩnh vực tội phạm LĐCĐTS xảy ra rất nghiêm trọng. Ví dụ tình hình LĐCĐTS
tiền thuế giá trị gia tăng, lừa đảo người có nhu cầu đi lao động ở nước ngoài...
nhiều vụ án LĐCĐTS có giá trị đặc biệt lớn như vụ Nguyễn Đức Chi LĐCĐTS tài
sản của Nhà nước, các doanh nghiệp tại Nha Trang – Khánh Hoà lên đến trên 160
tỉ đồng đang được điều tra xử lí v.v…Có thể nói tội phạm LĐCĐTS đã và đang
gây ảnh hưởng rất xấu đến hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân, trật tự an ninh
xã hội. Để có thể phòng ngừa tội phạm LĐCĐTS, chúng ta còn cần phải nghiên
cứu THTP và đánh giá đúng đặc tính về lượng của THTP LĐCĐTS, ngoài việc
nghiên cứu những vụ phạm tội đã được phát hiện và xét xử, thì một phần quan
trọng cần phải được xem xét, nghiên cứu, đó là phần ẩn của THTP. Hiện nay một
số cơ quan Công an nhận tin báo hoặc phát hiện vụ phạm tội lừa đảo CĐTS, nhưng
cho rằng khả năng không điều tra khám phá được, nên không thực hiện việc thống
kê, báo cáo. Đây có thể vì bệnh thành tích nên một số cơ quan Công an địa phương
đã không khởi tố vụ án LĐCĐTS để từ đó cơ quan điều tra tính thành tích điều tra
khám phá đạt tỉ lệ cao. Vì vậy, chúng ta phải đưa ra các biện pháp phòng ngừa để
giảm tình hình phạm tội cũng như kịp thời phát hiện để tránh gây ra những hậu quả
nghiêm trọng cho xã hội:
+ Các cơ quan Tư pháp cần động viên khuyến khích tuyên truyền cho công
dân, mở nhiều lớp phổ biến về vấn đề này.
Do đặc điểm của tội lừa đảo CĐTS xảy ra dưới vỏ bọc “gian dối” và nhiều
khi có một phần lỗi của người bị hại. Cho nên việc tố giác kịp thời, không chỉ

nhanh chóng bắt giữ người phạm tội, khắc phục hậu quả tội phạm gây ra, đảm bảo


lợi ích chính đáng của người bị hại mà còn có ý nghĩa ngăn ngừa người phạm tội
tiếp tục gây thiệt hại cho người khác. Do vậy, tố giác tội phạm không chỉ là nghĩa
vụ pháp lí mà còn là nghĩa vụ đạo đức của mỗi công dân nhằm cùng nhau bảo vệ
và xây dựng địa phương, địa bàn dân cư an toàn, lành mạnh, các quyền của con
người được đảm bảo và tôn trọng, trong đó có quyền sở hữu về tài sản.
Lực lượng Công an phường, xã, Công an khu vực… cần động viên nâng cao
tinh thần trách nhiệm công dân, nội dung tuyên truyền cần làm cho công dân hiểu
rõ các hành vi của bọn LĐCĐTS nhằm bảo vệ quyền sở hữu của chính mình, của
người khác. Đồng thời khắc phục tâm lí e ngại do bị lừa dối của người bị hại hoặc
do số tiền, giá trị tài sản bị chiếm đoạt không lớn mà ngại không báo với cơ quan
Công an, bởi nếu để bọn tội phạm không bị bắt giữ và bị trừng phạt thì kẻ phạm tội
còn nhiều cơ hội và có thêm kinh nghiệm nên có thể gây thiệt hại lớn hơn cho
người khác. Khi đó, tình hình phạm tội sẽ diễn biến tăng cao ảnh hưởng tới an ninh
trật tự, tình hình xã hội.
+ Cơ quan Tư pháp cần tạo thuận lợi cho người tố giác tội phạm lừa đảo
CĐTS với nhiều hình thức khác nhau, đồng thời đề cao trách nhiệm giữ bí mật
người tố giác và bảo vệ các nhân chứng.
Theo chúng tôi, Công an cần thực hiện nhiều hình thức tiếp nhận tin báo, tố
giác tội phạm để tạo thuận lợi cho người dân khi thực hiện việc báo tin tội phạm.
Ví dụ thùng thư tố giác tội phạm tại nơi công cộng, công khai số điện thoại gọi
miễn phí của Công an ở trường học, nơi đông người, đường phố… Mặt khác, Công
an các địa phương cần thực hiện một cách nghiêm túc, có trách nhiệm cao đối với
việc phát hiện, tiếp nhận các tin báo nhất là các tin báo do công dân cung cấp.
Cán bộ Công an phải không ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức, có thái độ
đúng mực và thực sự có trách nhiệm, không gây phiền hà cho nhân dân khi tiếp



nhận tin báo tội phạm. Từ đó, nhằm tạo ấn tượng tốt, sự tin tưởng cao của nhân dân
vào cơ quan Tư pháp. Đồng thời cơ quan Tư pháp phải tích cực nâng cao hiệu quả
điều tra, xử lí thu hồi tài sản cho người bị hại. Có như vậy, mới có thể động viên
khuyến khích người bị hại cũng như những nhân chứng tích cực mạnh dạn trình
báo cơ quan Công an để điều tra và rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm bổ
sung tuyên truyền cho người dân. Nếu việc báo tin đến cơ quan Tư pháp mà tội
phạm không bị xử lí, tài sản không được thu hồi thì sẽ dẫn đến tâm lí mất niềm tin
vào cơ quan Tư pháp và do đó mức độ phạm tội sẽ tăng cao. Mặt khác phải tuyệt
đối giữ bí mật người nhân chứng tố giác tội phạm, trong những trường hợp cần
thiết phải có kế hoạch bảo vệ nhân chứng, coi đây là trách nhiệm của cơ quan
Công an đối với công dân tích cực tố giác tội phạm.
+ Cơ quan Công an cần sử dụng các biện pháp nghiệp vụ phòng ngừa và
phát hiện kịp thời nhanh chóng tội phạm LĐCĐTS.
Lực lượng Công an phát huy cao độ các giải pháp chuyên sâu trong công tác
nghiệp vụ như xây dựng mạng lưới bí mật, cơ sở đặc tình… trong các cơ quan
doanh nghiệp, địa bàn có nhiều nguy cơ mà tội LĐCĐTS có thể xảy ra nhằm phát
hiện kịp thời, chính xác hành vi phạm tội, góp phần giảm mức độ tình hình tội
LĐCĐTS. Nếu các vụ án được phát hiện kịp thời và xử lí công minh làm tăng lòng
tin của nhân dân đối với cơ quan Tư pháp, từ đó họ tích cực tham gia đấu tranh
phòng, chống tội phạm và do vậy, hiệu quả phát hiện, ngăn ngừa tội phạm sẽ đạt
được kết quả cao.
Mặt khác, cần có giải pháp cảnh báo và khuyến cáo các thủ đoạn LĐCĐTS
đến tận các gia đình trong địa bàn quản lí, điều này không những có ý nghĩa phòng
ngừa tội phạm mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc nhận diện tội LĐCĐTS và


nâng cao nhận thức của nhân dân, từ đó kịp thời phát hiện hành vi phạm tội
LĐCĐTS từ phía nhân dân.
Cơ quan Công an cần có cơ chế khuyến khích tặng thưởng người tích cực tố
giác tội phạm LĐCĐTS, coi như nguồn kinh phí “mua tin báo” tội phạm. Cơ chế

này có ý nghĩa quan trọng ở chỗ động viên nhân dân tích cực tố giác tội phạm,
đồng thời nâng cao trách nhiệm của người tố giác. Mức tặng thưởng có thể theo vụ
việc hoặc theo tỉ lệ số tiền mà người phạm tội đã chiếm đoạt nay được phát hiện và
thu hồi. Khi đó, tội phạm phạm tội LĐCĐTS bị phát hiện bắt giữ kịp thời nên có
thể hạn chế số vụ phạm tội đối với người khác.
+ Ngoài ra, nhà nước nên tạo nhiều điều kiện nâng cao mức sống cho người
dân, tạo điều kiện để người không có việc làm có thể tìm được những công việc
phù hợp với bản thân. Để cho họ không có thời gian cũng như tư tưởng đi phạm tội
LĐCĐTS, để họ có một công việc, một sự tin tưởng vào nhà nước. Để học có một
lí do để phấn đấu nâng cao đời sống của mình mà không cần phải đi LĐCĐTS.
Bên cạnh đó, nhà nước cũng nên đề ra những biện pháp để tăng mức độ dân
trí cho người dân. Cho họ có thêm những hiểu biết xã hội, những kiến thức cơ bản
nhằm thoát khỏi sự lừa đảo của người phạm tội LĐCĐTS
+ Không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ các cơ quan Tư
pháp đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế để phát hiện kịp thời các vụ phạm tội
lừa đảo CĐTS trong điều kiện hội nhập WTO.
Nước ta trong điều kiện hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng, bên cạnh những
mặt tích cực thúc đẩy nền kinh tế phát triển cũng kéo theo những tác động tiêu cực
của quá trình hội nhập, trong đó có các thủ đoạn lừa đảo CĐTS. Thời gian qua các
thủ đoạn lừa đảo CĐTS có sử dụng công nghệ thông tin qua mạng Internet, sử
dụng thẻ tín dụng giả, lừa đảo qua thị trường chứng khoán, sử dụng đồng đôla


đen… đã xuất hiện trong thời kì mở cửa thị trường và không ít thủ đoạn gian dối
được “nhập khẩu” từ nước ngoài v.v…Vì vậy, muốn hạn chế tình trạng phạm tội
của tội phạm LĐCĐTS cần nâng cao trình độ chuyên sâu về một số lĩnh vực của
cán bộ Điều tra viên, lực lượng nòng cốt để phát hiện và ngăn ngừa hành vi phạm
tội. Mặt khác, trong điều kiện hội nhập WTO, nhiều vụ án LĐCĐTS có yếu tố
nước ngoài cần có sự hợp tác quốc tế (mà hiện nay chủ yếu qua Văn phòng
Interpol) để kịp thời phát hiện sớm các vụ phạm tội LĐCĐTS, qua đó góp phần

giảm thiểu mức độ của tội phạm LĐCĐTS có yếu tố quốc tế.
Hạn chế thấp nhất tình hình tội phạm LĐCĐTS có ý nghĩa quan trọng nhằm
nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm này, đồng thời góp phần thắng
lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.



×