Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Phòng ngừa các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.68 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
I.Tóm tắt nguyên nhân tội phạm.

Tr.2

2.1.Nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm về ma túy.

Tr.2

2.1.1.Nguyên nhân liên quan đến vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên.

Tr.3

2.1.2.Nguyên nhân liên quan đến điều kiện kinh tế, xã hội.

Tr.5

2.1.3. Nguyên nhân liên quan đến văn hóa, giáo dục và hoạt động Tr.8
tuyên truyền, giáo dục phòng ngữa ma túy.
2.1.4 Nguyên nhân liên quan đến hoạt động quản lí Nhà nước về an Tr.11
ninh, trật tự.
2.1.5 Nguyên nhân liên quan đến hoạt động cai nghiện ma túy.

Tr.13

2.1.6. Nguyên nhân liên quan đến hoạt động đấu tranh chống tội phạm Tr.15
về ma túy.
II.Rút ra nhận xét.

Tr.17


Đề bài: Trên cơ sở nghiên cứu của luận văn thạc sĩ về tội phạm học, hãy trình bày
tóm tắt kết quả nghiên cứu của luận văn đó về nguyên nhân của tội phạm và rút ra
nhận xét cá nhân về kết quả nghiên cứu mà mình đã trình bày.
1


Với đề bài này, em xin được lựa chọn và phân tích luận văn thạc sĩ của Thạc
sĩ Đỗ Mạnh Phương viết năm 2011 với tiêu đề “Phòng ngừa các tội phạm về
ma túy trên địa bàn tỉnh Hòa Bình”

I. Tóm tắt nguyên nhân tội phạm.
2.1. Nguyên nhân của tội phạm về ma túy.
Nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm là nghiên cứu các yếu tố mà sự tác động
qua lại giữa chúng đưa lại việc thực hiện hành vi phạm tội của các chủ thể.
Nguyên nhân của tội phạm nói chung với nguyên nhân của một nhóm tội với
nguyên nhân của một tội cụ thể trong cùng một đơn vị không gian là quan hệ giữa
cái chung và cái riêng, tương tự như vậy quan hệ giữa nguyên nhân của tội phạm
trên phạm vi tòan quốc với nguyên nhn của tội phạm ở một địa phương, một
ngành cũng là quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Các yêu tố đóng vai trò là
nguyên nhân của các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Hòa Bình không nằm
ngoài những yếu tố đóng vai trò nguyên nhân của các tội phạm về ma túy trên
toàn quốc, tuy nhiên sự tác động của các yếu tố đó trong quá trình làm phát sinh
các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Hòa Bình cũng có những nét khác biệt so
với cả nước cũng như các địa phương khác.
Khi nghiên cứu về nguyên nhân của tội phạm nói chung, nguyên nhan của một
nhóm tội hy một tội cụ thể nói riêng có những cách tiếp cận khác nhau. Chúng ta
có thể nghiên cứu những yếu tố đống vai trờ là nguyên nhân của tội phạm xuất
phát từ phía người phạm tội và những yếu tố đóng vai trò là nguyên nhân xuất
phát từ phía môi trường sống. Chúng ta cũng có thể phân chia những yếu tố đóng
vai trò là nguyên nhân của tội phạm thành các nhóm theo những nội dung, lĩnh

vực cụ thể. Dù tiếp cận theo cách nào thì nguyên nhân của tội phạm nói chung,
nguyên nhân của một nhóm tội hay một tội cụ thể nói riêng cũng là tổng hợp tất
2


cả các yếu tố cùng tồn tại trong sự tác động qua lại với nhau đưa đến hành vi
phạm tội. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi phân chi các yếu tố
đóng vai trò là nguyên nhân thành các nhóm theo những nội dung và lĩnh vực cụ
thể, trên cơ sở đó phân tích từng nguyên nhân và tác động tương hỗ giữa các
nguyên nhân với nhau cũng như giữa các nguyên nhân khách quan này đối với
yếu tố chủ quan ( nguyên nhân từ phía người phạm tội) trong quá trình đưa đến
hành vi phạm tội về ma túy trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
2.1.1 Nguyên nhân liên quan đến vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên.
Hòa Bình với đường Quốc lộ 6 là con đường giao thông thuận tiện nhất đi từ các
tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Điện Biên, Sơn La về Hà Nội và các tỉnh phía bắc. Bên
cạnh đó phí tay bắc của tỉnh tiếp giáp với hai tỉnh Thanh Hóa và Sơn La là hai
tỉnh giáp biên với nước Lào. Chính những điều này ảnh hưởng không nhỏ tới thực
trạng các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong thời gian qua, vì
chúng ta đã biết rằng các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Điện Biên, Sơn La đều là các
tỉnh trọng điểm về ma túy và đặc biệt là nước bạn Lào vốn vẫn được xác định là
nơi có nguồn cung cấp ma túy rất lớn vào Việt Nam.
Đặc điểm về vị trí địa lý nói trên không chỉ ảnh hưởng đến thực trạng các tội
phạm về ma túy trên địa bàn về tổng số vụ và số bị cáo bị xét xử mà còn là
nguyên nhân lý giải tại sao trong cơ cấu các tội phạm về ma túy ở Hòa Bình theo
các các tội danh cụ thể tội mua bán trái phép chất ma túy lại chiếm tỉ lệ rất cao
trong tổng số các tội phạm về ma túy (63,77% số vụ, 71,62% số bị cáo) và đặc
điểm đó cũng lí giải cho kết luận; các tội phạm về ma túy xảy ra ở Hòa Bình
không chỉ phục vụ cho nhu cầu sử dụng ma túy của số người nghiện trên địa bàn
tỉnh Hòa Bình mà còn có một lượng lượng lớn ma túy được trung chuyển từ các
tỉnh tây bắc về qua Hòa Bình về Hà Nội và một số tỉnh phía bắc.

3


Đặc điểm về vị trí địa lý không chỉ ảnh hưởng đến tình hình các tội phạm về ma
túy trên địa bàn tỉnh nói chung mà còn có tác động trực tiếp đến tình hình các tội
phạm về ma túy ở một số địa phương nhất định trong tỉnh.
Thứ nhất, trong tỉnh Hòa Bình, huyện Mai Châu mà cụ thể là 2 xã Hang Kia và
Pà Cò là những địa bàn tiếp giáp với huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La và có vị trí rất
gần với nước bạn Lào. Do điều kiện về vị trí địa lý, sống ở nơi mà các tội phạm
về ma túy xảy ra nhiều và có thể mang lợi nguồn lợi nhuận cao hơn rất nhiều
công việc làm nương rẫy hàng ngày. Người dân sống ở địa bàn 2 xã này chủ yếu
là người dân tộc H’Mông, vốn là những người có trình độn nhận thức và hiểu biết
xã hội hạn chế, điều kiện kinh tế, xã hội khó khan, đã chịu những ảnh hưởng tiêu
cực, hình thành trong họ tâm lí hám lợi, mong muốn làm giầu thật nhanh và vì
vậy họ rất dễ bị lôi kéo, dụ dỗ vào con đường phạm các tội về ma túy. Đó là một
trong những nguyên nhân chính lý giải tại sao, có một số lượng không nhỏ người
dân tộc H’Mông sống ở địa bàn 2 xã Hang Kia và Pà Cò thuộc huyện Mai Châu
bị xét xử về các tội phạm về ma túy trong thời gian qua.
Thứ hai, huyện Tân Lạc nơi có đường Quốc lộ 6 chạy qua, là con đường duy nhất
từ huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La và từ huyện Mai Châu của tỉnh về Hòa Bình với
hai bên là núi cao và vực sâu rất thuận tiện cho việc kiểm tra và bắt giữ những đối
tượng phạm tội về ma túy. Theo số liệu thống kế ở chương 1 thì trong 181 vụ án
với 311 bị cáo thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình có
đến 123 vụ với 203 bị cáo bị bắt giữ tại địa bàn huyện Tân Lạc. Vì vậy huyện Tân
Lạc trở thành một trong những địa bàn có số vụ án và số bị cáo về tội phạm ma
túy nhiều nhất trong tỉnh trong khi thực tế Tân Lạc không phải là địa bfn có số
lượng người nghiện ma túy lớn và số bị cáo phạm tội về ma túy cư trú trên địa
bàn huyện Tân Lạc cũng không nhiều.
4



2.1.2 Nguyên nhân liên quan đến điều kiện kinh tế, xã hội.
Trong những năm vừa qua điều kiện kinh tế, xã hội của tỉnh Hòa BÌnh đã có
những chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình đạt 12,0%,
trong đó: Nông lâm nghiệp, thủy sản tăng 4%; Công nghiệp – xây dựng tăng
21,4% ( Công nghiệp tăng 24.8%; Xây dựng tăng 13,2%); Dịch vụ tăng 12%. Cơ
cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực theo hướng tăng tỉ trọng của nghành
Công nghiệp và dịch vụ, năm 2010 tỉ trọng: Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 34,2%;
Công nghiệp – Xây dựng chiến 32,8%; các nghành Dịch vụ chiếm 33%. Tuy
nhiên về cơ bản Hòa Bình vẫn thuộc danh sách những địa phương có điều kiện
kinh tế, xã hội khó khăn .
Trong những năm gần đây, với việc ra đời của các khu công nghiệp như: khu
công nghiệp bờ trái song Đà, khu công nghiệp Lương Sơn…cùng với đó là hàng
loạt nhà máy, xí nghiệp ra đời đã giải quyết được khá tốt vấn đề việc làm trong
tỉnh. Theo thống kê chỉ tính riêng các khu công nghiệp trong tỉnh đã có 47 dự án
đầu tư với 19 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm
cho 3.598 lao động. Đó là những con số khá ấn tượng nếu đặt trong điều kiện lịch
sử, tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Hòa Bình, tuy nhiên nếu so sánh với mặt
bằng chung của cả nước thì Hòa Bình vẫn là một trong những tỉnh có điều kiện
kinh tế, xã hội kém phát triển.
Cùng với sựu phát triển kinh tế, xã hội với nhiều khu công nghiệp, nhiều khu đô
thị mới được hình thành kéo theo đó là rất nhiều người dân bị mất đất, đồng nghĩa
với mất việc làm trở thành người thất nghiệp. Mất đất, không có việc làm, những
người dân và con cái họ vốn quen với công việc đồng ruộng hàng ngày, cầm
trong tay số tiền đền bù mà cả đời họ không bao giờ dám nghĩ đến. Những người
nông dân chịu sự tác động của việc giàu lên một cách dễ dàng, bất ngờ vf không
5


thực chất đã không có kế hoạch sử dụng số tiền đền bù hợp lý mà dung số tiền đó

xây nhà, mu axe máy và ăn tiêu hưởng thụ và không ít người trong số họ đã bị
cuốn vào con đường nghiện m túy và phạm tội về ma túy. Bên cạnh đó quá trình
chuyển đổi cơ cấu kinh tế đòi hỏi phải có nguồn nhân lực cao những lực lượng
lao động hiện có ở Hòa Bình không đủ trình độ để đáp ứng kịp do đó một số
lượng lao động không nhỏ đã bị mất việc làm.
Theo số liệu thống kê cho đến 2010 tại Hòa Bình thì tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị
tồn tại ở mức 4,8%, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn là 84%. Chúng
ts biết không phải cứ không có việc làm thì phạm tội, không có việc làm thì phạm
tội về ma túy, song qua số liệu ở chương 1 chúng ta đã thấy hầu hết các bị cáo
phạm tội về ma túy đều là những người không có việc làm hay có việc làm nhưng
thu nhập thấp không ổn định.
Quá trình đô thị hóa cũng diễn ra khá nhanh tại Hòa Bình, cùng với đó là sự phát
triển của các ngành kinh tế dịch vụ và du lịch với sự ra đời của hàng loạt nhà
hàng, khách sạn và các tụ điểm ăn chơi. Mặt trái của nó chính là sự su nhập lối
sống buông thả, ăn chơi đua đòi, thích hưởng thụ…vào tầng lớp thanh thiếu niên.
Điều đó góp phần làm cho số người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
không những không giảm mà còn có xu hướng tăng trong thời gian gần đây và
kéo theo đó là sự gia tăng về số vụ và số bị cáo phạm tội về ma túy.
Sự phân hóa giàu nghèo diễn ra nhanh chóng khiến người dân, đặc biệt là những
người thất nghiệp, những người có việc làm không ổn định, thu nhập thấp muốn
giàu lên nhanh chóng, giàu lên bằng mọi giá và nhiều người trong số họ đã bất
chấp sự trừng phạt của pháp luật lự chọn con đường phạm tội về ma túy. Những
nguyên nhân nêu trên có thể luận giải cho những đặc điểm củ tình hình tội phạm
về ma túy trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã phân tích ở chương 1.
6


Thứ nhất, qua nghiên cứu về thực trạng các tội phạm về ma túy cho thấy csc tội
phạm về ma túy trên địa bàn Hòa Bình trong thời gian qua là rất đáng quan tâm.
Xếp vào mức co so với mức trung bình của cả nước, chiếm tỉ lệ cao trong tổng số

tội phạm trên địa bàn và đặc biệt có sự gia tăng về cả số vụ và số bị cáo theo các
năm trong giai đoạn nghiên cứu.
Thứ hai, số liệu về thực trạng nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong giai
đoạn nghiên cứu. Số liệu cho thấy sô người nghiện trong những năm gần đây diễn
biến khá phức tạp, tuy nhiên xu hướng chung là tăng và có sự tương đồng về xu
hướng vận động với các tội phạm về ma túy.
Thứ ba, số liệu về cơ cấu các tội phạm về ma túy theo đơn vị không gian cho
thấy, nếu không tính huyện Tân Lạc là nơi có vị trí thuận lợi cho việc khám xét và
bắt giữ các vụ phạm tội về ma túy như đã phân tích thì các địa bàn như thành phố
Hòa Bình, huyện Mai Châu nổi lên là những đơn vị có số người nghiện ma túy
cao nhất tỉnh và tương ứng với nó là số tội phạm và bị có phạm tội về ma túy ở
hai địa bàn này cũng cao nhất trong tỉnh. Điều đó được lý giải bởi huyện Mai
Châu là huyện vùng cao, ngoài vị trí địa lý đặc biệt giáp hai tỉnh Sơn La và Thanh
Hóa, còn là huyện huyện có điều kiện kinh tế, xã hội khó khan nhất tỉnh, là địa
bàn cư trú chủ yếu của người dân tộc Mông – những người đã quen với tập quán
trồng cay thuốc phiện và sử dụng thuốc phiện. Trong khi đó thành phố Hòa Bình
là tỉnh lị của tỉnh với số dân đông và có điều kiện kinh tế, xã hội phát triển nhất
tỉnh, cùng với đó cũng chính là nơi chịu sự tác động sớm nhất và mạnh nhất của
những yếu tố tiêu cực, mặt trái của quá trình phát triển kinh tế, xã hội.
2.1.3. Nguyên nhân liên quan đến văn hóa, giáo dục và hoạt động tuyên
truyền, giáo dục phòng ngữa ma túy.

7


Qua nghiên cứu vê thực trạng các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
cho thấy, những yếu tố về văn hóa, giáo dục, hoạt động tuyên truyền, giáo dục
phòng ngừa ma túy có tác động rất lớn đến tình hình các tội phạm về ma túy trên
địa bàn tỉnh Hòa Bình. Các yếu tố đó ảnh hưởng đến tình hình các tội phạm về
ma túy trên địa bàn tỉnh Hòa bình nói chung và các đơn vị hành chính lãnh thổ

trong tỉnh với các mức độ khác nhau theo đặc thù của từng địa phương.
Thứ nhất, chúng ta chưa tạo ra một môi trường thực sự tích cực. Trong khi đó
những yếu tố của môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến vieejc hình thành phẩm
chất tâm lý, nhân cách của con người, đặc biệt đối với những người ở lứa tuổi
thanh thiếu niên.
Môi trường gia đình với chức năng nuôi dưỡng, quản lý, giáo dục con em, là nơi
có nhiều thời gian, có nhiều thuận lợi về mọi phương diện để giúp các em nhận rõ
được tác hại của ma túy và từ đó có cách phòng chống tốt nhất. Tuy nhiên, nhiều
gia đình chưa phương pháp giảo dục phù hợp với tâm lý lứa tuổi (quá nuông
chiều, thỏa mãn, đáp ứng đầy đủ những yêu cầu vật chất không chính đáng), thiếu
tri thức về phòng chống ma túy, không giáo dục cho con em tránh xa tệ nạn này.
Cấu trúc gia đình không hoàn hảo như bố mẹ chết, chỉ có bố hoặc chỉ có mẹ, bố
mẹ ly dị, sống trong cảnh dì ghẻ, bố dượng…thiếu người chum sóc, giáo dục dễ
dàng bị bạn bè xáu rủ rê, lôi kéo đến với các tệ nạn xã hội trong đó có ma túy. Gia
đình có người phạm tội, gia đình không hòa thuận, thường xuyên cãi vã, thậm chí
có hành vi đồng lõa, khuyến khích con em sử dụng và buôn bán ma túy.
Môi trường nhà trường, nơi thu hút phần lớn thời gian sinh hoạt, học tập của csc
em có tác động rất lớn đến sự hình thành tâm lý, nhân cách của các em. Tuy
nhiên, nhiều nơi nhà trường cũng có những yếu kém, hạn chế, ở nhiều trường các
tổ chức đoàn, đội chưa thực sự là nơi để các thành viên trao đổi với nhau các quan
8


điểm về cuộc sống, hoài bão, tâm tư và nguyện vọng để hoàn thiện bản than. Tổ
chức và kỷ luật của Đoàn, của Đội còn lỏng lẻo, không có chiều sâu về cả mặt nội
dung và hình thức, nặng về thành tích mà lẩn tránh các vấn đề gai góc trong học
sinh hiện nay như hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó, học sinh với các tệ nạn xã hội
(ma túy, mại dâm, cờ bạc…). Điều này đã và sẽ dẫn các em đến gần với csc hoạt
động thiếu lành mạnh, tụ tập chơi bời từ đó dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội nói
chung và tệ nạn ma túy nói riêng.

Môi trường xã hội, như đã phân tích sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, xã hội
trong những gần đây đã mang lại rát nhiều điều tiêu cực. Tuy nhiên bên cạnh đó
nó cũng có không ít những ảnh hưởng tiêu cực. Sự bùng nổ của các nhà hàng,
quán bả, vũ trường và các tụ điểm ăn chơi giải trí, cùng với công tác quản lí yếu
kém đã dẫn đến sduwj phát triển mạnh của lối sống thiếu lành mạnh, thích ăn
chơi đua đòi, hưởng thụ, coi thường pháp luật, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến
một bộ phận giới trẻ.
Thứ hai, trình độ học vấn thấp, hiệu biết xã hội hạn chế là một trong những
nguyên nhân góp phàn làm phát sinh các tội phạm ma túy. Số liệu về trình độ học
vấn của các bị cáo phạm tội về ma túy cho thấy; có đến 53,6% bị cáo không biết
chữ; 27,7% bị cáo chỉ học đến cấp 1. Với đặc thù của một tỉnh miền núi, điều
kiện kinh tế, xã hội chưa phát triển, tỉnh Hòa Bình hiện còn có nhiều địa phương
còn gặp rất nhiều khó khan về cơ sở vật chất phụ vụ cho công tác giáo dục, vẫn
còn hiện tượng thiếu trường, thiếu lớp và thiếu giáo viên, đặc biệt là những người
có trình độ năng lực. Điển hình là huyện Mai Châu là một huyện vùng cao, là địa
bàn cư trú chủ yếu của người dân tộc H’Mông, những người vốn đã quen với tập
quán sử dụng thuốc phiện và trồng cây thuốc phiện. Sống ở một địa bàn đặc biệt
khó khan về kinh tế, xã hội, không được hưởng một điều kiện giáo dục tốt về văn
hóa, tri thức, không có điều kiện tiếp xúc, sử dụng các phương tiện thông tin liên
9


lặc, các phương tiện nghe nhìn, giải trí như đài, tivi, báo chí… Vì vậy việc nắm
bắt chủ chương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước và cũng như trình độ
nhận thức và hiểu biết xã hội của một bộ phận người dân nơi đây đặc biệt là
người dân tộc H’Mông là rất hạn chế. Trình độ văn hóa thấp, hiểu biết xã hội hạn
chế nên người dân ở đây rất dễ bị lôi kéo vào con đường phạm tội về ma túy.
Điều đó giải thích tại sao huyện Mai Châu là một trong những địa bàn có số vụ và
số người phạm tội về ma túy cao nhất tỉnh và lại có một số lượng lớn người dân
tộc H’Mông sống ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò phạm tội về ma túy.

Thứ ba, về hoạt động tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa ma túy, trong những
năm gần đây dưới sự chỉ đạo của Đảng các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Hòa
Bình đã chú trọng hơn đến công tác tuyên truyền, giáo dục về tác hại của ma túy,
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong quần chúng nhân dân, coi đây là
một trong những công tác cơ bản trong chương trình phòng, chống các tội phạm
về ma túy, tuy nhiên hiệu quả đạt được còn thấp.
Hoạt động tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa ma túy trong những năm qua nhiều
khi còn mang tính hình thức, việc tuyên truyền thường chỉ tập trung ở thành phố,
trị trấn, trong khi đó những địa bàn ở vùng sâu, vùng cao là điểm nóng về m túy
như hai xã Hng Kia, Pà Cò của huyện Mai Châu và các trung tậm cai nghiện, trại
tạm giam nơi tập trung một bộ phận khá lớn những người có nguy cơ phạm tội về
ma túy cao lại không được tâp trung tuyên truyền. giáo dục phòng ngừa ma túy.
Hoạt động tuyên truyền, giáo dục không được thực hiện thường xuyên, liên tục
mà chỉ được thực hiện mang tính phong trào, chiến dịch; nội dung tuyên tuyền,
giáo dục còn hời hợt; cách thức tuyên truyền, giáo dục chưa phù hợp, khoa học;
sự phối hợp giữa các ngành, các địa phương và các tổ chức xã hội chưa thực sự
tốt.
10


Chính những điều đó làm cho hoạt động tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa ma
túy chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Vẫn còn không ít những người phmj
tội về ma túy do chưa nhận thức được hay nhận thức chưa đầy đủ về tác hại của
ma túy cũng những quy định của pháp luật.
2.1.4 Nguyên nhân liên quan đến hoạt động quản lí Nhà nước về an ninh,
trật tự.
Thực tế đã chứng minh một trong những nguyên nhân của tội phạm nói chung và
các tội phạm về ma túy nói riêng là sự yếu kém trong công tác quản lí nhà nước
về an ninh trật tự của tỉnh Hòa Bình trong thời gian qua còn nhiều bất cập, hạn
chế và yếu kém.

Thứ nhất, công tác quản lí địa bàn, quản lí nhân khẩu được coi là công tác quan
trọng nhất, gớp phần quản lí xã hội, bảo vệ an ninh trật tự, phục vụ phòng chống
tội phạm. Trong thời gian qua công tác quản lí địa bàn, quản lí nhân khẩu ở Hòa
Bình còn bộ lộ nhiều hạn chế, yếu kém. Thực trạng đó có nhiều nguyên nhân,
ngoài việc chưa được quan tâm đúng mức của các cấp chính quyền còn là do sự
phát triển kinh tế, xã hội đặc biệt là ở các ngành các lĩnh vực như; công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp và thương mại đã dẫn đến tình trạng một số lượng rất lớn lao
động ở các vùng nông thôn và lao động ngoại tỉnh tập trung về các thành phố, thị
trấn, các khu công nghiệp gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lí nhân khẩu
vì lực lượng lao động này không ổn định và thường xuyên thay đổi chỗ ở. Bên
cạnh đó một bộ phận người dân và ngay cả cán bộ làm công tác quản lí nhân khảu
chưa nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác quản lí nhân khẩu.
Chính vì vậy đã xuất hiện những xóm liều, xóm bụi và những tụ điểm nghiện hút
và tội phạm về ma túy.

11


Ở những địa bàn vùng sâu, vùng cao và giáp ranh giới với các tỉnh Sơn La, Thanh
Hóa như các xã của huyện Mai Châu thì rất khó cho lực lượng cán bộ có thể nắm
vững được địa bàn và thực hiện tổ công tác quản lí nhan khẩu, vì ngoài những
khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh phí và vấn đề con người. Việc quản lí địa
bàn và nhân khẩu ở những vùng này còn gặp rất nhiều khó khăn do trình độ hiểu
biết của người dân còn hạn chế, ý thức chấp hành pháp luật chưa cao và tập quán
di dân, thay đổi chỗ ở của người dân.
Một thực trạng không thể không nói đến là một số huyện trên địa bàn Hòa Bình
như: Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Sơn vẫn tồn tại những khu vực khi thác vàng trái
phép. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lí địa bàn và nhân khẩu
ở những địa phương này, bởi vì khai thác trái phép nên các chủ bãi cũng như
những người làm thuê chắc chắn sẽ không khai báo tạm trú, tạm vắng. Hơn nữa

đây chính là những địa bàn lí tưởng cho tội phạm trong đó có tội phạm về ma túy
phát triển. Vì thế theo số liệu thống kê đã phân tích ở chương 1 ngoài thành phố
Hòa Bình và các huyện Mai Châu, Tân Lạc thì các huyện Lương Sơn và Lạc Sơn
là những huyện còn tồn tại những khu vực khai thác vàng trái phép cũng có số vụ
bị cáo phạm tội về ma túy khá cao.
Thứ hai, việc quản lí khách sạn, vũ trường, nhà nghỉ, nhà hàng, quán bar; karaoke
và các tụ điểm vui chơi giải trí còn bị buôn lỏng, chưa thực sự phát huy được hiệu
quả. Trong khi đáng ra việc quản lí, thanh kiểm tra đối với những cơ sở này cần
được qun tâm đặc biệt, vì nếu không có những cơ sở đó rất dễ trở thành những địa
điểm thuận lợi để tội phạm nói chung và tội phạm mau túy nói riêng diễn ra. Thực
tế cho thấy hiện tượng các nhà hàng, quán bar, kara… không tuân thủ đầy đủ các
quy định của Nhà nước về đăng kí kinh doanh, thời gian đóng cửa, tiếng ồn và
các quy định về an ninh, trật tự… là khá phổ biến.
12


Những phân tích trên cho thyas, chính những hạn chế, yếu kém trong hoạt động
quản lí Nhà nước về an ninh, trật tự là mộ trong những nguyê n nhân của các tội
phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
2.1.5 Nguyên nhân liên quan đến hoạt động cai nghiện ma túy.
Hoạt động cai nghiện ma túy không phải là nguyên nhân của các tội phạm về ma
túy, hiệu quả không cao của hoạt động cai nghiện ma túy mới chính là nguyên
nhân của các tội phạm về ma túy vì có mối liên hện tỉ lệ thuận giữa tình hình
người nghiện ma túy và tình hình cac tội phạm về ma túy. Như số liệu đã phân
tích ở chương 1, địa phương nào có nhiều người nghiện ma túy thì địa phương đó
cũng có nhiều số vụ và số bị cáo phạm tội về ma túy và diễn biến số người nghiện
ma túy có sự tương đồng.
Theo con số thống kê, trung bình cứ mỗi năm ở Hòa Bình có 963 người nghiện
ma túy, đó là số người nghiện có hồ sơ quản lí, bên cạnh đó còn một số lượng
không nhỏ người nghiện không có hồ sơ quản lí. Trong khi đó tỉnh Hòa Bình

không có một cơ sở nào dành riêng cho cai nghiện ma túy, cả tỉnh chỉ có 1 trung
tâm chữa bệnh và lao động xã hội cấp tỉnh với khả năng tiếp nhận được 200 lượt
người/năm và 1 trung tâm lao động xã hội cấp huyện với khả năng tiếp quản 150
lượt người/năm. Điều đó có nghĩa là còn một tỉ lệ rất lớn người nghiện ngoài xã
hội. những người nghiện còn ở ngoài xã hội này chính là một phần nguyên nhân
dẫn đến tỉ lệ tái nghiện cao ở những người đã cai nghiện sau khi hòa nhập cộng
đồng.
Công tác cai nghiện của tỉnh còn nhiều hạn chế, bất cập, hoạt động tuyên truyền
giáo dục phòng chống ma túy trong trung tâm cai nghiện chưa được chú ý đúng
mức, chưa làm tốt việc đào tạo, hướng nghiệp dạy nghề cho người nghiện; các
biện pháp tái hòa nhập cho người cai nghiện khi họ trở về cùng gia đình, cộng
13


đồng chưa được chú ý; công tác quản lý người nghiện sau cai chưa được quan
tâm. Chính những hạn chế, bất cập đó dẫn đến hiệu quả mang lại chưa cao, tỉ lệ
tái nghiện vẫn mức cao.
Bên cạnh những khó khăn về cơ sở vật chất, thuốc và trang thiết bị y tế phục vụ
cho việc cai nghiện, đội ngũ cán bộ làm công tác cai nghiện ma túy còn thiếu.
Một điều không thể không nói đến đó là năng lực của đội ngũ cán bộ làm công
tác cai nghiện còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu. Thận chí ngay chính bản
thân những người làm công tác cai nghiện ma túy cũng có suy nghĩ cho rằng
không thể cai nghiện thành công cho những người nghiện.
Hoạt động cai nghiện tại gia đình và cộng đồng chưa được quan tâm đúng mức,
người dân cũng như cán bộ phụ trách công tác này chưa nhận thức đúng tầm quan
trọng , ý nghĩa của công việc này, chính vì vậy hiệu quả đạt được chưa cao.

2.1.6. Nguyên nhân liên quan đến hoạt động đấu tranh chống tội phạm về ma
túy.
Thứ nhất, qua nghiên cứu về tình hình các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh

Hòa Bình trong giai đoạn 2006-2010 cho thấy, tỉ lệ số vụ và số đối tượng phạm
tội về ma túy bị phát hiện, bắt giữ, điều tra, xét xử so với thực tế còn thấp. Vấn đề
ở đây chính là tỉ lệ tội phạm ẩn về ma túy tại Hòa Bình có chung tình trạng với
toàn quốc với tỉ lệ 90-95%. Thực tế cũng cho thấy còn tồn tại nhiều ổ, nhóm,
nhiều khu vực việc mua bán ma túy diễn ra ngang nhiên gây nhức nhối trong
quần chúng nhân dân như: các tụ điểm ở đầu cầu, khu vực khách sạn Đồng
Lợi…; nhiều đối tượng tại các xã vùng cao tại huyện Mai Châu bị truy nã do liên
14


quan đến hành vi phạm các tội về ma túy vẫn ngang nhiên sống tại địa phương
mà không hề bị bắt.
Những nguyên nhân chủ yếu được xác định là do lực lượng công an, lực lượng
chủ công trong việc phát hiện, bắt giữ và điều tra tội phạm nói chung cũng như
các tội phạm về ma túy nói riêng hiện còn thiếu hụt về quân số cũng như cơ sở
vật chất, trang thiết bị, kinh phí hoạt động chưa đáp ứng được yêu cầu. Bên cạnh
những nguyên nhân khách quan, những yếu tố thuộc về mặt chủ quan như: một
bộ phận cán bộ chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm do bị phân tán bởi khó khắn
chung, chưa sẵn sàng đối mặt với khó khăn, gian khổ và dễ bị sa ngã bởi cám dỗ
vật chất, cũng làm cho hiệu quả của hoạt động đấu tranh chống các tội phạm về
ma túy đạt hiệu quả chưa cao. Những đối tượng phạm tội về ma túy nhận thức
được điều này vì vậy chúng tăng cường hoạt động, đặc biệt ở những huyện vùng
sâu, vùng xa, những địa bàn khó khăn, hiểm trở, với những thủ đoạn ngày càng
tinh vi, được trang bị nhiều loại phương tiện, vũ khí hiện đại, nguy hiểm, luôn sẵn
sàng chống trả quyết liệt lực lượng chức năng. Điển hình trong năm 2010 tỉnh
Hòa Bình đã có 3 chiến sĩ công an hi sinh trong khi thi hành nhiệm vụ đấu tranh
chống tội phạm về ma túy.
Với thực trạng Hòa Bình đang trở thành nơi trung chuyển ma túy từ các tỉnh miền
núi Tây Bắc về Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, để hoạt động phát hiện, bắt giữ và
điều tra các tội phạm về ma túy trên điqạ bàn tỉnh Hòa Bình có hiệu quả, sự phối

hợp giữa Công an tỉnh Hòa Bình và Công an các tỉnh bạn như Thanh Hóa, Lào
Cai, Lai châu, Điện Biên và đặc biệt là Sơn La phải được quan tâm và thực hiện
có hiệu quả. Tuy nhiên trong thời gian qua sự phối hợp chỉ dừng lại ở sự phối hợp
giữa Cục phòng chống ma túy của Bộ Công an và Công an tỉnh Hòa Bình trong
việc phá các chuyên án lớn. Còn sự phối hợp giữa Công an tỉnh Hòa Bình với
15


công an các tỉnh còn chưa được thực hiện thường xuyên và hiệu quả mang lại
chưa cao.
Thứ hai, tình trạng trả hồ sơ bổ sung còn nhiều, việc sửa án vẫn còn. Tình trạng
này không chỉ liên quan đến lực lượng Công an mà còn là trác nhiệm của hệ
thống các cơ quan Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân trong tỉnh. Liên
quan đến lực lượng Công an và cơ quan Viện kiểm sát đó là những sai sót như
điều tra chưa đầy đủ, không thực hiện đúng, đầy đủ các thủ tục tố tụng, xác định
tội danh không đúng…Đối với cơ quan Tòa án là do quyết định hình phạt quá
nặng hoặc quá nhẹ, xử lý vật chứng không đúng…Nguyên nhân của thực trạng
này được xác định chủ yếu thuộc về chủ quan của những người tiến hành tố tụng.
Do trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn non kém, tinh thần trách nhiệm chưa cao,
chưa đầu tư thời gian thỏa đáng, nghiên cứu hồ sơ chưa kỹ, thiếu thận trọng, chủ
quan trong đánh giá chứng cứ. bên cạnh đó những khó khăn về vấn đề con người,
cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí hoạt động cũng ảnh hưởng không nhỏ
đến hiệu quả của hoạt động đấu tranh chống các tội phạm về ma túy.
Qua việc nghiên cứu về nguyên nhân của các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh
Hòa bình trong giai đoạn 2006-2010 cho thấy tất cả các yếu tố đóng vai trò là
nguyên nhân tồn tại trong mối liên hệ tác động qua lại với nhau làm phát sinh các
tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

II. Rút ra nhận xét.
Nhìn chung phần nghiên cứu và phân tích của tác giả là khá hoàn chỉnh và đầy

đủ, toàn diện, tuy nhiên em xin có một số ý kiến đóng góp thêm như sau:
Về nguyên nhân về điều kiện kinh tế, ngoài những nguyên nhân như sự phát triển
của các khu công nghiệp dẫn đến người dân không còn đất nông nghiệp, người
16


dân bỗng dưng có số tiền lớn mà không biết chi tiêu hợp lý, sự phân hóa giàu
nghèo khiến nhiều người mong muốn nhanh chóng đổi đời, nhưng ngoài ra sự
phân hóa giàu nghèo còn khiến nhiều người có tư tưởng muốn thể hiện đẳng cấp.
Điều này được biểu hiện dưới góc độ người giàu là việc nuông chiều con cái quá
mức, mua sắm cho con những món đồ xa xỉ, hành động này nhìn chung đã làm hư
đứa trẻ, khiến nó không biết quý trọng công sức lao động cũng như tiền bạc,
khiến đứa trẻ có tâm lí “muốn gì được nấy” do đó khi nhu cầu củ chúng không
được đáp ứng, chúng sẽ tìm đủ mọi cách thực hiện ý định, thậm chỉ cả việc phạm
tội, trong đó có các tội phạm về ma túy. Mặt khác, việc các gia đình nuông chiều
con khiến những đối tượng xấu tập trung chú ý vào đúa con đó, chúng sẽ thực
hiện các hành vi làm quen, dụ dỗ những “cậu ấm, cô chiêu” với mục đích biến
các em trở thành con nghiện với mục đích được dùng chung thuốc với các em
hoặc các em sẽ trở thành khách hàng của chúng, điều khiến tỉ lệ người nghiện ma
túy tăng cao và khi không còn tiền để mua thuốc, những thanh thiếu niên này sẽ
phạm tội như đã nói ở trên, khiến tỉ lệ tội phạm tăng cao.
Hơn nữa, nói về điều khiện kinh tế, chính cái nghèo là nguyên nhân khiến người
dân phạm tội, đặc biệt người dân tộc thiểu số khi nương ngô không thể giúp họ no
bụng và “cái chữ” chưa đến với họ, pháp luật là một điều rất xa vời mà họ không
biết đến, trong khi thu nhập trước mắt mà cây thuốc phiện và việc buôn ma túy
mang đến cho họ là rất rõ ràng. Để nuôi sống chính mình họ quyết định phạm tội
và chấp nhận mọi hình phạt dù là khung hình phạt cao nhất. Do đó cần tập trung
vào việc giúp người dân cải thiện kinh tế, xóa đói giảm nghèo, như vậy số lượng
người dân phạm tội sẽ giảm đáng kể.
Về nguyên nhân liên quan đến hoạt động cai nghiện ma túy, theo em nhận thấy

việc những người đã cai nghiện tái nghiện là rất cao, ngoài những nguyên nhân
tác giả đã nêu, còn có nguyên nhân do thái độ của cộng đồng. Khi một người đã
17


trở thành con nghiện, họ sẽ ngay lập tức bị cộng đồng xa lánh, và dù họ có cai
nghiện thành công, cộng đồng vẫn luôn có suy nghĩ họ là người xấu. Chính điều
này đã khiến những người cai nghiện trở về cảm thấy mặc cảm, tự ti, cô đơn.
Ngay trong khi họ trở về bên gia đình với hi vọng đoàn tụ, làm lại từ đầu thì
chính gia đình cũng chối bỏ họ, gia đình thấy xấu hổ về họ, xã hội coi thường họ,
họ đơn độc và cần sẻ chia, và khi ấy, người duy nhất ở bên họ, trò chuyện với họ
chính là những con nghiện ngoài xã hội. Việc cai nghiện thành công không có
nghĩ là người đó đã hoàn toàn quên được ma túy, để cai nghiên thực sựu cần một
khoảng thời gian rât dài lên đến chục năm, vì vậy khả năng những người mới cai
nghiện tái nghiện là rất lớn, nhất là khi có những người luôn bên cạnh rủ rê trong
lúc họ đang cô đơn và muốn tìm đến cảm giác lâng lâng để quên đi thực tế mà họ
phải đối mặt. Do đó cần có chính sách và chế độ rõ ràng giúp những người cai
nghiện trở về hòa nhập cộng đồng, đồng thời cần tuyên truyền, giải thích, vận
động người dân có cái nhìn bớt ác cảm với những người cai nghiện trở về, nhưng
lời động viên sẽ khích lệ họ rất nhiều trong công cuộc làm lại cuộc đời, điều này
cũng góp phần giảm bớt số lượng tội phạm về ma túy.

TỔNG KẾT
Các tội phạm về ma túy là một trong vấn đề gây nhức nhối trong xã hội, khiến
nhiều gia đình lâm vào cảnh tan hoang, li tán. Với những nguyên nhân gây nên
các tội phạm về ma túy nêu trên, có thể thấy chính ý thức, nhận thức của người
18


dân là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến số lượng tội phạm nói chung và số lượng tội

phạm về ma túy tăng cao, do đó điều quan trọng nhất chính là mỗi người cần tự
xây dựng ý thức về phòng tránh các tội phạm về ma túy cũng như những tệ nạn
xã hội để có một xã hội trong sạch, văn minh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Đỗ Mạnh Phương, Phòng ngừa các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Hòa
Bình - Luận văn thạc sĩ luật học; người hướng dẫn TS. Nguyễn Tuyết Mai,
Hà Nội, 2011.

19



×