Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.03 KB, 62 trang )

LỜI CẢM ƠN!

Trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp, em xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc đến gia đình, đến các thầy cô giáo khoa Luật dân sự - Đại học Luật Hà
Nội, đặc biệt là Tiến sĩ Phạm Văn Tuyết đã giúp đỡ em hoàn thành khóa
luận. Do thời gian nghiên cứu và trình độ còn có giới hạn nên khóa luận
không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, vì vậy, em mong nhận được
sự đóng góp, nhận xét của các thầy cô và các bạn để công trình ngày càng
hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN!.....................................................................................................................................1
Trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, đến các thầy
cô giáo khoa Luật dân sự - Đại học Luật Hà Nội, đặc biệt là Tiến sĩ Phạm Văn Tuyết đã giúp đỡ em
hoàn thành khóa luận. Do thời gian nghiên cứu và trình độ còn có giới hạn nên khóa luận không
tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, vì vậy, em mong nhận được sự đóng góp, nhận xét của các
thầy cô và các bạn để công trình ngày càng hoàn thiện hơn.............................................................1
MỤC LỤC...........................................................................................................................................2
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................................1
CHƯƠNG I - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG.......4
1 – Khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường, thiệt hại do ô nhiễm môi trường..................4
1.1 - Môi trường........................................................................................................................4
1.2 - Ô nhiễm môi trường..........................................................................................................5
1.3 - Thiệt hại do ô nhiễm môi trường.......................................................................................7
2 – Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường....9
3 – Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường..............11
3.1 – Có thiệt hại thực tế xảy ra...............................................................................................11
3.2 – Hành vi gây thiệt hại là hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường...........................13
3.3 – Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với thiệt hại................................15


3.4 – Vấn đề lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường.............17
CHƯƠNG II – QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG..................................................................................................................................19
1 - Xác định thiệt hại do ô nhiễm môi trường..............................................................................20
1.1 - Nghĩa vụ chứng minh thiệt hại.........................................................................................20
1.2. Phương pháp tính thiệt hại...............................................................................................24
2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại............................................................................................26
3. Chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường và chủ thể có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do làm ô
nhiễm môi trường.......................................................................................................................29


3.1. Chủ thể có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường.............................29
3.2. Chủ thể có quyền đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường.................................32
3.2.1. Chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về suy giảm chức năng, tính hữu ích của
môi trường..............................................................................................................................33
3.2.2. Chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản và lợi ích
hợp pháp.................................................................................................................................34
4. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường.................................................35
5. Cách thức giải quyết bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường..................................36
5.1. Thương lượng...................................................................................................................36
5.2. Hòa giải.............................................................................................................................38
5.3. Khởi kiện tại Tòa án...........................................................................................................40
5.4. Yêu cầu giải quyết trọng tài...............................................................................................41
CHƯƠNG III – THỰC TRẠNG – BẤT CẬP VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG................................................................43
1 – Thực tiễn giải quyết và một số bất cập về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường.......43
1.1 – Tổng quan về thực tiễn áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường tại Việt
Nam.........................................................................................................................................43
1.2 – Trình tự giải quyết bồi thường thiệt hại..........................................................................44
1.3 - Kết quả của việc giải quyết bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường qua một số vụ

việc gần đây.............................................................................................................................45
1.4 – Một số bất cập của quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường
.................................................................................................................................................49
2 – Hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi
trường.........................................................................................................................................51
2.1 – Sự cần thiết tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định pháp luật của Việt Nam về bồi
thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường..........................................................................51
2.2 – Về các quy định pháp luật nội dung................................................................................52
2.3 – Về quy định pháp luật hình thức.....................................................................................54
2.4 – Về quy định pháp luật đối với TNBTTH do sự cố môi trường..........................................55
2.5 – Về việc tham gia các công ước quốc tế...........................................................................55
2.6 – Về nâng cao ý thức pháp luật..........................................................................................56


KẾT LUẬN.........................................................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................58


LỜI MỞ ĐẦU
1 – Tính cấp thiết của đề tài
Hành vi gây ô nhiễm môi trường thường gây ra những thiệt hại đáng kể,
đó có thể là những hậu quả hiện hữu ngay tại thời điểm có hành vi gây ra thiệt
hại và cũng có thể là những hậu quả tiềm ẩn, chỉ sau một khoảng thời gian dài
mới bộc lộ sự nguy hại cao độ. Vấn đề cấp thiết là xử lý các hành vi vi phạm
và yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với những hậu quả về môi trường mà họ
đã gây ra. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại không chỉ nhằm đảm bảo việc đền
bù tổn thất đã xảy ra mà còn giáo dục mọi người về ý thức tuân thủ pháp luật,
bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của
người khác.
Hiện nay, trên các diễn đàn thời sự tại nước ta luôn đề cập nhiều đến các

vụ việc gây ô nhiễm, thiệt hại môi trường. Càng ngày chúng ta càng phát hiện
thêm nhiều số lượng các vụ vi phạm pháp luật môi trường: vụ Huyndai
Vinasin, vụ Vedan, các khu công nghiệp gây ô nhiễm... Tuy nhiên, bồi thường
thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường hiện lại chưa phải là một vấn đề
được nghiên cứu sâu tại Việt Nam trong khi thực tiễn yêu cầu bồi thường
mang tính cấp bách, kịp thời.
Vì vậy, bên cạnh việc xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về
bảo vệ môi trường thì vấn đề đặt ra nhìn từ góc độ pháp luật dân sự đó là cần
phải có sự đảm bảo vững chắc quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và
Nhà nước trước thực trạng môi trường sống đang bị ô nhiễm nặng nề và ảnh
hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống. Đó chính là lý do sinh viên đã lựa
chọn đề tài: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường”.

1


2 – Mục đích nghiên cứu
Khóa luận nhằm nghiên cứu một cách tương đối toàn diện, đầy đủ, có hệ
thống về lý luận và thực tiễn của hoạt động bồi thường thiệt hại do làm ô
nhiễm môi trường. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
của hoạt động bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường.
3 – Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề bồi thường thiệt hại do làm ô
nhiễm môi trường: lý luận về thiệt hại và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
làm ô nhiễm môi trường;
- Thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi
trường và các vướng mắc trong các quy định của pháp luật
- Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động bồi thường
thiệt hại do ô nhiễm môi trường.


4 – Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở của phương pháp luận duy vật biên
chứng, các phương pháp cụ thể sau được sử dụng trong quá trình nghiên cứu
đề tài như sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích,
phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp đối chiếu...
5 – Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Các văn bản quy phạm pháp luật, các tài liệu có liên quan đến hoạt
động bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường.
- Thực tiễn yêu cầu và giải quyết bồi thường thiệt hại trong thời gian
qua.
2


6 – Cơ cấu khóa luận
Ngoài phần mục lục, phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo thì phần nội dung của khóa luận bao gồm 3 chương:


Chương I – Một số vấn đề chung về bồi thường thiệt hại do ô

nhiễm môi trường.


Chương II – Quy định của pháp luật hiện hành về bồi thường

thiệt hại do ô nhiễm môi trường.


Chương III – Thực trạng – bất cập và hướng hoàn thiện các quy


định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường.

3


CHƯƠNG I - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
1 – Khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường, thiệt hại do ô
nhiễm môi trường
Nước ta hiện nay đang bước vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa
đất nước, cùng với đó là sự phát triển của khoa học kỹ thuật và các nghành
công nghiệp, điều đó đã mang lại cho đất nước sự phát triển nhanh chóng và
nhiều nguồn lợi nhuận đáng kể. Nhưng bên cạnh đó còn kéo theo những nguy
cơ lớn ảnh hưởng không tốt đến con người và môi trường. Hiện nay tình trạng
ô nhiễm môi trường đang ở mức đáng báo động, cần được quan tâm đúng
mức của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng như mỗi người dân. Vì
thế việc giải quyết ô nhiễm môi trường và bồi thường thiệt hại do ô nhiễm
môi trường là vấn đề cấp thiết. Để giải quyết được vấn đề trên cần phải hiểu
rõ như thế nào là môi trường, ô nhiễm môi trường và các thiệt hại do ô nhiễm
môi trường.
1.1 - Môi trường
Khái niệm “môi trường” có thể được hiểu theo nhiều nghĩa. Theo nghĩa
thông thường, môi trường được cho là “toàn bộ nói chung những điều kiện tự
nhiên, xã hội trong đó con người hay sinh vật tồn tại, phát triển, trong quan
hệ với con người, với sinh vật ấy”. “Môi trường” sử dụng trong khoa học
pháp lý là một khái niệm được hiểu như là mối liên hệ giữa con người và tự
nhiên, trong đó môi trường được cho là những yếu tố tự nhiên và yếu tố vật
chất quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời
sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Điều 3 Luật
Bảo vệ môi trường năm 2005 đưa ra khái niệm “môi trường” như sau: “Môi

trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con
4


người và sinh vật”. Khái niệm này mang tính khách quan, có nội dung đầy
đủ, cụ thể và là cơ sở để chúng ta nghiên cứu về các vấn đề môi trường liên
quan trong phạm vi được nghiên cứu cũng như các vấn đề khác trong hệ
thống pháp luật ở nước ta hiện nay.
1.2 - Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là một khái niệm được nhiều ngành khoa học định
nghĩa. Dưới góc độ sinh học, khái niệm này chỉ tình trạng của môi trường
trong đó những chỉ số hóa học, lý học của nó bị thay đổi theo chiều hướng
xấu đi; dưới góc độ kinh tế học, ô nhiễm môi trường là sự thay đổi không có
lợi cho môi trường sống về các tính chất vật lý, hóa học, sinh học, mà qua đó
có thể gây tác hại tức thời hoặc lâu dài đến sức khỏe của con người, các loài
động thực vật và các điều kiện sống khác. Dưới góc độ pháp lý, “Ô nhiễm
môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với
tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật” (khoản 6
Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2005).
Môi trường có thể bị ô nhiễm với nhiều mức độ khác nhau: ô nhiễm, ô
nhiễm nghiêm trọng, ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng. Mức độ ô nhiễm môi
trường đối với một thành phần môi trường cụ thể thường được xác định dựa
vào mức vượt tiêu chuẩn chất lượng môi trường của các chất gây ô nhiễm có
trong thành phần môi trường đó. Theo pháp luật hiện hành thì một thành phần
môi trường bị coi là ô nhiễm khi hàm lượng một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm
vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng của thành phần môi trường đó; môi trường
bị coi là ô nhiễm nghiêm trọng khi hàm lượng của một hoặc nhiều hoá chất,
kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 3 lần trở lên
hoặc hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu

chuẩn về chất lượng môi trường từ 5 lần trở lên; môi trường bị coi là ô nhiễm
đặc biệt nghiêm trọng khi hàm lượng của một hoặc nhiều hoá chất, kim loại
5


nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 5 lần trở lên hoặc hàm
lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn về chất
lượng môi trường từ 10 lần trở lên.
Theo cuốn “Từ điển giải thích từ ngữ luật học” của trường đại học Luật
Hà Nội thì ô nhiễm môi trường được định nghĩa là tình trạng “môi trường bị
thay đổi tính chất vượt quá các tiêu chuẩn môi trường đã được quy định”.
Như vậy không phải bất cứ hành vi nào tác động và làm thay đổi tính chất
môi trường đều bị coi là hành vi gây ô nhiễm. Một hành vi gây ô nhiễm môi
trường phải đạt hai tiêu chí:
Thứ nhất, hành vi đó phải làm biến đổi các thành phần môi trường, làm
thay đổi tính chất của môi trường - được hiểu là sự thay đổi tính chất lý, hóa,
sinh học của môi trường. Ví dụ như sự thay đổi nồng độ oxy, nồng độ khí
cacbon, nồng độ bụi trong không khí làm cho tính chất của môi trường không
khí bị thay đổi.
Thứ hai, hành vi đó phải vi phạm tiêu chuẩn môi trường. Tiêu chuẩn môi
trường là những chuẩn mực, giới hạn cho phép nhằm đánh giá những hành vi
và trạng thái môi trường. Những chuẩn mực, những giới hạn cho phép đó
được hiểu là mức độ hoặc phạm vi chất ô nhiễm nhất định trong các thành
phần môi trường mà nhà nước thấy có thể chấp nhận được vì chưa đến mức
gây nguy hiểm cho con người hoặc đã giới hạn an toàn để bảo vệ sức khỏe
cộng đồng và bảo vệ môi trường trong hiện tại cũng như trong tương lai. Đây
là căn cứ quan trọng để xác đinh một hành vi gây ô nhiễm môi trường cụ thể
đã gây hại cho môi trường ở mức độ nào đồng thời cũng là một trong những
cơ sở để đánh giá, xác định việc bồi thường thiệt hại.


6


1.3 - Thiệt hại do ô nhiễm môi trường
Nói tới trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng nói chung tức là nêu lên vấn
đề bồi thường, như vậy điều kiện đầu tiên là phải có một sự thiệt hại. Trong
trách nhiệm hợp đồng, trái chủ chỉ được bồi thường nếu đã bị thiệt hại, và sự
bồi thường này trên nguyên tắc chỉ vừa đúng với thiệt hại gây ra. Đối với
trách nhiệm ngoài hợp đồng cũng vậy, sự thiệt hại là một điều kiện tất yếu của
sự bồi thường, nếu không bị thiệt hại tất nhiên việc đòi bồi thường sẽ không
có lý do và không được chấp nhận. Sự thiệt hại nói chung có thể ở dưới các
hình thức như: i) Thiệt hại về tài sản, biểu hiện cụ thể là mất tài sản, giảm sút
tài sản, những chi phí để ngăn chặn, hạn chế, sửa chữa thay thế, những lợi ích
gắn liền với việc sử dụng, khai thác công dụng của tài sản; đây là những thiệt
hại vật chất của người bị thiệt hại. ii) Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe làm
phát sinh thiệt hại về vật chất bao gồm chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, chăm
sóc, phục hồi chức năng bị mất, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do thiệt
hại về tính mạng, sức khỏe. iii) thiệt hại do danh dự, nhân phẩm uy tín bị xâm
hại bao gồm chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế
bị mất, bị giảm sút do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại. iv) tổn thất về
tinh thần; về nguyên tắc, không thể trị giá được bằng tiền theo nguyên tắc
ngang giá trị như trong trao đổi và không thể phục hồi được; do đó, BLDS
quy định người xâm hại phải “bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn
thất về tinh thần cho người bị thiệt hại, người thân thích gần gũi của người
đó phải gánh chịu”.
Hiện nay trên thế giới hiện đang tồn tại hai quan điểm khác nhau về thiệt
hại do ô nhiễm môi trường.
Quan điểm thứ nhất cho rằng thiệt hại do ô nhiễm môi trường đơn thuần
chỉ là thiệt hại đối với các yếu tố môi trường tự nhiên như hệ động thực vật,


7


đất, nước, không khí... mà không bao gồm các thiệt hại đối với tài sản, tính
mạng của con người.
Quan điểm thứ hai lại cho rằng thiệt hại do ô nhiễm môi trường không chỉ
là thiệt hại đối với môi trường tự nhiên mà còn là những thiệt hại đối với tài
sản, tính mạng của con người.1
Tại Việt Nam, Luật Bảo vệ môi trường 2005 đã xác định rõ thiệt hại do ô
nhiễm môi trường được xác định theo quan điểm thứ hai, bao gồm:
- Suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường;
- Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu
ích của môi trường gây ra.
Thực tế cho thấy, thiệt hại về môi trường là những thiệt hại có tính
nghiêm trọng, điều này được thể hiện ở nhiều khía cạnh như việc ảnh hưởng
lâu dài đến sự phát triển bền vững; một thành phần môi trường này bị thiệt hại
có thể khiến cho các thành phần môi trường khác cũng bị thiệt hại hay thiệt
hại về môi trường còn làm phát sinh những thiệt hại tiềm ẩn trong đó có thể
dẫn tới thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe và tài sản của con người. Do vậy,
việc xác định thiệt hại do ô nhiễm môi trường được quy định cụ thể tại Điều
131 và giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi
trường quy định tại Điều 132 của Luật bảo vệ môi trường 2005.
Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm "thiệt hại do ô nhiễm
môi trường" như sau: Thiệt hại do ô nhiễm môi trường là những tổn thất, hư
hao về người và của do ô nhiễm môi trường dẫn đến suy giảm về chức năng,
tính hữu ích của môi trường gây ra.
1

Luận án tiến sĩ luật học: “Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực bảo vệ môi

trường tại Việt Nam” – Vũ Thu Hạnh.

8


2 – Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
làm ô nhiễm môi trường
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường được xác
định là một trường hợp cụ thể của trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng (hay
còn gọi là nghĩa vụ dân sự phát sinh do gây thiệt hại), là hình thức trách
nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường, gây ra thiệt hại là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi
trường, thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của con người, tài sản, lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi
trường gây ra phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả, bù đắp, đền bù tổn thất
về vật chất của các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật
của mình gây ra.
Cũng giống như các loại trách nhiệm pháp lý khác, trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường là một trong các biện pháp cưỡng chế
được áp dụng đối với người vi phạm pháp luật thông qua cơ quan nhà nước có
thẩm quyền, trong đó người vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả
bất lợi được quy định ở các chế tài của các quy phạm pháp luật.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường được quy định
tại Điều 624 Bộ luật Dân sự: “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô
nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp
luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi.”
Điều 74 Hiến pháp năm 1992 quy định: "Mọi hành vi xâm phạm lợi ích
của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải
được kịp thời xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi
thường về vật chất và phục hồi danh dự".


9


Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Luật Bảo vệ môi
trường và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đã quy định về
quyền yêu cầu bồi thường của công dân, tổ chức là chủ sở hữu, người chiếm
hữu hợp pháp hoặc những người khác có liên quan (Điều 260, 281 Bộ luật
Dân sự) và quy định về nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của những cá nhân, tổ
chức, chủ thể khác có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho người khác.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về
vật chất, trách nhiệm bồi thường, bù đắp tổn thất về tinh thần (Điều 307 Bộ
luật Dân sự năm 2005).
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường đã được cụ
thể hoá tại Điều 628 Bộ luật Dân sự năm 1995 và tiếp tục được kế thừa và
phát triển tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2005: "Cá nhân, pháp nhân và
các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường
theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường
không có lỗi".
Bên cạnh Bộ luật Dân sự, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 cũng có
những quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi
trường (Điều 4, Điều 49, Điều 93).
Ngoài các căn cứ pháp lý nêu trên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
làm ô nhiễm môi trường của người có hành vi vi phạm pháp luật gây ô nhiễm
môi trường còn được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác như Luật
Khoáng sản năm 1996 (Điều 64, 65), Luật Tài nguyên nước năm 1998...
Những quy định nêu trên của pháp luật là cơ sở pháp lý cho việc thực hiện
quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường của cá nhân,
tổ chức và là cơ sở để truy cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các tổ


10


chức, cá nhân, chủ thể khác khi có hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây
thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân khác.
Là một dạng của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nên
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường mang đầy đủ các
đặc điểm chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Ngoài
ra, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường còn có những
điểm khác biệt sau đây:
a) Hành vi trái pháp luật là hành vi vi phạm pháp luật môi trường;
b) Thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường gây ra;
c) Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản, lợi ích hợp pháp của các cá
nhân, tổ chức cụ thể chỉ phát sinh sau khi có hậu quả là suy giảm chức năng,
tính hữu ích của môi trường;
d) Thiệt hại thường xảy ra trên một phạm vi rộng, có giá trị lớn, khó xác
định và, tác động đến nhiều chủ thể;
3 – Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô
nhiễm môi trường
Từ các đặc điểm pháp lý đã phân tích ở trên, trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do làm ô nhiễm môi trường phát sinh khi có các điều kiện sau:
3.1 – Có thiệt hại thực tế xảy ra
Như đã phân tích ở trên, là một yếu tố cấu thành cơ bản của trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, thiệt hại được coi là điều kiện bắt buộc
và là tiền đề để quyết định có phát sinh trách nhiệm bồi thường hay không.
Nó khác với trách nhiệm hình sự vì trách nhiệm hình sự được đặt ra do tính
chất nguy hiểm của hành vi có khả năng gây hậu quả mà phải chịu trách
11



nhiệm hình sự, còn đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm
môi trường chỉ cần có thiệt hại, mặc dù thiệt hại không nghiêm trọng nhưng
người gây thiệt hại vẫn phải bồi thường.
Thông thường “thiệt hại” thường được hiểu là sự giảm bớt những lợi ích
vật chất hay tinh thần của một người do có sự kiện gây thiệt hại của người
khác được xác định bằng một khoản tiền cụ thể. Thiệt hại đồng thời mang ý
nghĩa pháp lý và xã hội. Nhìn từ góc độ xã hội, thiệt hại động chạm và làm
ảnh hưởng đến những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Còn góc độ pháp
lý của thiệt hại, tự nó nói lên một điều rằng: hành vi trái pháp luật đã làm hư
hỏng hoặc làm hủy hoại tài sản, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của
cá nhân, tổ chức, pháp nhân cũng như Nhà nước. Ý nghĩa này làm cho thiệt
hại trở thành tiền đề quan trọng để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do làm ô nhiễm môi trường.2
Đây là điều kiện mang tính chất tiền đề của trách nhiệm bồi thường thiệt
hại, bởi mục đích của việc áp dụng trách nhhiệm này là khôi phục tình trạng
tài sản, sức khoẻ… cho người bị thiệt hại. Thiệt hại thường là tổn thất thực tế
được tính thành tiền do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của
cá nhân, tổ chức. Các thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây nên có thể bao gồm
những thiệt hại sau đây:
- Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm. Đó có thể là: tài sản bị huỷ hoại hoặc
bị hư hỏng, thiệt hại gắn liền với việc thu hẹp hoặc mất những lợi ích gắn liền
với việc không sử dụng, không khai thác hoặc bị hạn chế trong việc sử dụng,
khai thác công dụng của tài sản; những chi phí để ngăn chặn và khắc phục
thiệt hại. Ví dụ: một công ty xả nước thải chưa được xử lý làm cho ruộng lúa,
hoa màu của các hộ gia đình bị hại nên năng suất bị giảm đáng kể. Hoặc do
dầu tràn làm cho các ao hồ bị nhiễm độc, nguồn tài nguyên thuỷ sản như tôm,
2

Lê Mai Anh – Những vấn đề cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại thiệt hại ngoài hợp đồng trong
BLDS. Luận án thạc sỹ luật học.


12


cá bị chết rất nhiều. Hoặc khi nguồn nước và không khí bị ô nhiễm, đồng cỏ
bị nhiễm độc do các chất thải của các cơ sở công nghiệp làm cho các gia súc,
gia cầm bị ốm, bị chết gây thiệt hại cho nhân dân. Các khu du lịch do bị ô
nhiễm mà phải đóng cửa dẫn đến bị thất thu và nguồn lợi nhuận bị suy
giảm…
- Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm chi phí hợp lý cho việc cứu
chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút ; thu
nhập thực tế của người bị thiệt hại và người chăm sóc người bị thiệt hại bị
mất, bị giảm sút… Thí dụ: khi môi trường sống bị ô nhiễm ( ô nhiễm nước, ô
nhiễm không khí, ô nhiễm đất…) sức khoẻ con người bị giảm sút, bị mắc các
bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hoá… Những người mắc bệnh phải bỏ ra
một khoản tiền chi cho việc khám bệnh, chữa bệnh đồng thời thu nhập của họ
bị giảm sút do không tham gia lao động…
- Thiệt hại do tính mạng bị xâm hại bao gồm chi phí cứu chữa, bồi dưỡng,
chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí mai táng; tiền cấp dưỡng
cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. Thiệt hại do
tính mạng bị xâm hại có thể xảy ra khi có các sự cố môi trường như tràn dầu,
nổ xăng dầu, cháy rừng…
3.2 – Hành vi gây thiệt hại là hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi
trường
Một trong những điều kiện để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại
mà Bộ luật dân sự quy định đó là việc phải có sự vi phạm quyền dân sự. Theo
nghĩa rộng nó được hiểu là hành vi trái pháp luật. Theo Thông tư số
173/UBTP ngày 23/3/1972 của Tòa án nhân dân tối cao, thì hành vi trái pháp
luật trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng “có thể là một việc
phạm pháp về hình sự, một vi phạm pháp luật về dân sự, một vi phạm đường

lối chính sách của Đảng – Nhà nước hoặc một vi phạm quy tắc sinh hoạt xã
13


hội”. Hành vi trái pháp luật trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng là hành vi xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền lợi
ích hợp pháp của người khác.
Hành vi vi phạm pháp luật môi trường được hiểu là hành vi không tuân
theo các qui định của pháp luật môi trường, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến
thiệt hại về môi trường tự nhiên là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của
môi trường từ đó gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ của cá nhân và thiệt
hại về tài sản của cá nhân, tổ chức. Hành vi vi phạm pháp luật môi trường
được coi là căn cứ quan trọng để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Những hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường rất đa dạng phong phú.
Có thể liệt kê ra ở đây một số loại hành vi tương đối phổ biến:
- Những hành vi vi phạm điều cấm của Luật Bảo vệ môi trường 2005.
Luật Bảo vệ môi trường 2005 nghiêm cấm một số hành vi: đốt phá rừng, khai
thác khoáng sản một cách bừa bãi gây thiệt hại đến môi trường, làm mất cân
bằng sinh thái; thải khói, bụi, khí độc, mùi hôi thối gây hại vào không khí;
phát bức xạ, phóng xạ quá giới hạn cho phép vào môi trường xung quanh;
chôn vùi, thải vào đất các chất thải độc hại quá giới hạn cho phép; thải dầu
mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, các chất thải, xác
động vật,thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn và gây dịch bệnh vào nguồn nước;
nhập khẩu công nghệ, thiết bị không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường; nhập
khẩu, xuất khẩu chất thải…
- Vi phạm các quy định về đánh giá tác động môi trường hoặc các yêu cầu
ghi tại phiếu thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Vi phạm các quy định về bảo về nguồn tài nguyên thiên nhiên như các
quy định về bảo vệ rừng, khai thác, kinh doanh động vật, thực vật quý hiếm;


14


bảo vệ nguồn đất, bảo vệ đất; vi phạm các quy định về đa dạng sinh học và
bảo tồn thiên nhiên…
- Vi phạm các quy định về vệ sinh công cộng như quy định về vận chuyển
và xử lý chất thải, rác thải; quy định về tiếng ồn, độ rung…
- Vi phạm các quy định về bảo quản và sử dụng các chất dễ gây ô nhiễm;
vi phạm các quy định về phòng, chống sự cố môi trường trường trong tìm
kiếm, thăm dò, khai thác vận chuyển dầu khí; trong thăm dò, khai thác hầm
mỏ…
3.3 – Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với thiệt
hại
Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả, xét theo phép duy vật biện
chứng là mối quan hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng. Trong khoa học
pháp lý, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy
ra được hiểu là giữa chúng có mối quan hệ nội tại, tất yếu. Thiệt hại xảy ra là
kết quả của hành vi trái pháp luật hay ngược lại hành vi trái pháp luật là
nguyên nhân của thiệt hại xảy ra. Vì vậy, hành vi vi phạm pháp luật và thiệt
hại xảy ra tất yếu phải là hai giai đoạn gắn bó với nhau của một quá trình vận
động. Tìm được mối liên hệ giữa hành vi trái pháp luật với hậu quả mà hành
vi đó gây ra là một trong những mắt xích không thể thiếu của quá trình xác
định trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.
Trong khi đó, một hậu quả, thiệt hại về môi trường có thể do nhiều
nguyên nhân sinh ra và một nguyên nhân có thể là phát sinh nhiều hậu quả,
thiệt hại về môi trường. Vì vậy, nếu có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến
thiệt hại về môi trường thì khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc
về ai, cần xem xét hành vi vi phạm của họ có quan hệ như thế nào đối với
thiệt hại xảy ra.
15



Trên thực tế, hành vi vi phạm rất đa dạng và phức tạp. Có hành vi chứa
đựng khả năng thực tế gây hậu quả về môi trường như xả nước thải không qua
xử lý, chứa độc tố hủy diệt các loài thủy sinh, khí thải độc hại... Giữa những
hành vi này và hậu quả của nó tương đối dễ dàng xác định mối quan hệ nhân
quả. Tuy nhiên, không hiếm những trường hợp hành vi vi phạm pháp luật môi
trường ẩn dấu khả năng gây hậu quả trong tương lai như các vi phạm về các
chất phóng xạ, hạt nhân, nguồn bức xạ... Khi hậu quả xảy ra, rất khó để xác
định môi liên hệ với nguyên nhân của nó vì hành vi vi phạm được thực hiện
trước đó đã lâu. Trong những trường hợp này, chỉ có hoạt động giám định
mới có thể xác định được mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu
quả xảy ra.
Bên cạnh đó, hiện tượng tích tụ và cộng dồn các yếu tố gây ảnh hưởng
xấu tới môi trường do hành vi của các đối tượng khác nhau gây ra, trong đó
có thể có hành vi vi phạm pháp luật môi trường, và từ đó gây ra thiệt hại cũng
khó có thể xác định rõ ràng mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp
luật và hậu quả xảy ra.3
Thiệt hại xảy ra là kết quả của hành vi vi phạm pháp luật. Trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm
chỉ được loại trừ trong trường hợp người bị hại có lỗi. Điều này có nghĩa là
trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường nếu người
bị thiệt hại không có lỗi thì trách nhiệm bồi thường luôn luôn đặt ra đối với
người làm ô nhiễm môi trường. Thậm chí, trong một số trường hợp cụ thể
trách nhiệm bồi thường thiệt hại không được loại trừ ngay cả khi người gây ô
nhiễm môi trường không có lỗi. Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:
“Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy
hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi”. Quy định này cần
được áp dụng khi giải quyết các tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại do các
3


Những vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường. – Th.S Nguyễn Văn Phương.

16


nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như các phương tiên giao thông vận tải, các
nhà máy công nghiệp đang hoạt động, các lò phản ứng hạt nhân, các nhà máy
điện nguyên tử, kho chứa vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy, chất phóng
xạ… Trong thời gian qua sự cố tràn dầu từ các phương tiện giao thông đường
thuỷ đã làm ô nhiễm môi trường với diện rất rộng, gây nhiều thiệt hại cho
nhân dân, tổ chức khu vực xung quanh.
3.4 – Vấn đề lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô
nhiễm môi trường
Thiệt hại thực tế xảy ra là kết quả của hành vi vi phạm pháp luật. Hoặc
nói một cách khác, hành vi vi phạm pháp luật là nguyên nhân của thiệt hại
xảy ra. Trong quá trình xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô
nhiễm môi trường cần làm sáng tỏ mối quan hệ này.
Là một loại trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường có một số điểm khác với trách nhiệm
phát sinh từ nghĩa vụ hợp đồng như sau:
- Cơ sở của trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường là
các quy định của pháp luật về hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật của chủ
thể, không cần có sự thoả thuận trước của các bên.
-Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường việc
thực hiện bồi thường thiệt hại sẽ làm chấm dứt nghĩa vụ còn trong nghĩa vụ
hợp đồng thì việc bồi thường thiệt hại không làm cho người có nghĩa vụ được
giải phóng khỏi trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ một cách thực tế như giao vật,
thực hiện công việc…
- Trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực môi trường chỉ có trách nhiệm bồi

thường thiệt hại chứ không có hình thức phạt vi phạm.
17


- Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường có
trường hợp không có lỗi vẫn phải chịu trách nhiệm, nếu pháp luật có quy
định.
Mọi đối tượng khi có hành vi vi phạm pháp luật môi trường đều bị suy
đoán là có lỗi và phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình. Hành vi
vi phạm pháp luật môi trường được thực hiện bởi một chủ thể với lỗi cố ý
hoặc vô ý. Hiểu cách khác, nếu người bị thiệt hại không có lỗi thì trách nhiệm
bồi thường luôn đặt ra đối với người có hành vi vi phạm pháp môi trường, gây
thiệt hại. Thậm chí trong một số trường hợp cụ thể, trách nhiệm bồi thường
thiệt hại cũng không được loại trừ ngay cả khi người có hành vi vi phạm pháp
luật môi trường không có lỗi.
Quy định này có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là trong thời điểm hiện nay ở
nhiều khu vực, người dân đang phải sống trong môi trường ô nhiễm, phải
gánh chịu nhiều thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản song lại không thể
xác định được lỗi của người gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường.

18


CHƯƠNG II – QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Điều 74 Hiến pháp năm 1992 quy định: "Mọi hành vi xâm phạm lợi ích
của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải
được kịp thời xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi
thường về vật chất và phục hồi danh dự".
Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Luật Bảo vệ môi trường

và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đã quy định về quyền
yêu cầu bồi thường của công dân, tổ chức là chủ sở hữu, người chiếm hữu
hợp pháp hoặc những người khác có liên quan (Điều 260, 281 Bộ luật Dân
sự) và quy định về nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của những cá nhân, tổ chức,
chủ thể khác có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho người khác. Trách
nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật
chất, trách nhiệm bồi thường, bù đắp tổn thất về tinh thần (Điều 307 Bộ luật
Dân sự năm 2005).
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường đã được cụ
thể hoá tại Điều 628 Bộ luật Dân sự năm 1995 và tiếp tục được kế thừa và
phát triển tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2005: "Cá nhân, pháp nhân và
các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường
theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường
không có lỗi".
Bên cạnh Bộ luật Dân sự, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 cũng có
những quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi
trường (Điều 4, Điều 49, Điều 93).
Ngoài các căn cứ pháp lý nêu trên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
làm ô nhiễm môi trường của người có hành vi vi phạm pháp luật gây ô nhiễm
19


môi trường còn được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác như Luật
Khoáng sản năm 1996 (Điều 64, 65), Luật Tài nguyên nước năm 1998...
Những quy định nêu trên của pháp luật là cơ sở pháp lý cho việc thực hiện
quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường của cá nhân,
tổ chức và là cơ sở để truy cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các tổ
chức, cá nhân, chủ thể khác khi có hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây
thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân khác.
1 - Xác định thiệt hại do ô nhiễm môi trường

Xác định thiệt hại là việc làm hết sức quan trọng đối với việc bồi thường
thiệt hại do ô nhiễm môi trường vì chỉ khi có thiệt hại thì mới đặt ra trách
nhiệm bồi thường. Để xác định đúng thiệt hại do ô nhiễm môi trường thì
chúng ta cần phải chứng minh được là có tồn tại thiệt hại đó và tính được thiệt
hại đó là bao nhiêu.
1.1 - Nghĩa vụ chứng minh thiệt hại
Các vụ việc đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có thể giải quyết
thông qua thỏa thuận, trọng tài hay tòa án. Tuy nhiên, theo cách thức nào thì
nghĩa vụ chứng minh cũng luôn được đặt ra đối với bên bị thiệt hại.
Trong các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, người
bị hại thường không có đủ điều kiện để chứng minh hết các thiệt hại mà mình
phải gánh chịu. Điều 6 của Bộ Luật tố tụng dân sự (2004) nêu rõ: “Các
đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Toà án và chứng
minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp”. Theo quy định này,
người bị hại có nghĩa vụ phải chứng minh họ đã và đang bị thiệt hại và thiệt
hại đó do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra. Tuy nhiên, trong lĩnh vực môi
trường, thiệt hại đối với tính mạng, sức khoẻ và tài sản đa phần là thiệt hại
gián tiếp, phát sinh từ thiệt hại đối với môi trường tự nhiên. Thông thường,
20


người dân có thể chứng minh được những thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức
khoẻ nhưng nếu họ không chỉ ra được mối liên hệ giữa tình trạng ô nhiễm và
thiệt hại họ (đã) phải gánh chịu thì họ khó có cơ hội được bồi thường do thiệt
hại đó có thể xảy ra do (đồng thời) nhiều nguyên nhân khác như thiên tai, dịch
hoạ, sâu bệnh.
Luật bảo vệ môi trường 2005 và các văn bản liên quan hiện nay không
quy định về nghĩa vụ này. Theo Nghị định 113/2010/NĐ-CP ngày 3 tháng 12
năm 2010 của Chính phủ quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường thì
Bộ Tài nguyên – Môi trường và Ủy ban nhân dân các cấp có nghĩa vụ cung

cấp các chứng cứ, tài liệu, dữ liệu để chứng minh theo quy định của pháp luật.
Quy định này cũng tạo ra sự chủ động trong quá trình yêu cầu đòi bồi thường
của Nhà nước và người dân đảm bảo kịp thời khắc phục hậu quả xảy ra. Theo
đó, nếu có yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường thì bên bị
thiệt hại cũng sẽ phải có nghĩa vụ chứng minh như Bộ luật dân sự 2005 và Bộ
luật tố tụng dân sự 2004 đã quy định. Như vậy, nếu đối chiếu với đặc thù của
bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường thì sẽ thấy các tồn tại sau:
Thiệt hại trực tiếp do ô nhiễm môi trường là thiệt hại tới môi trường sinh
thái. Như đã phân tích ở trên thì các cơ quan Nhà nước có quyền khởi kiện do
các yếu tố của môi trường sinh thái thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước làm
đại diện và như vậy đương nhiên phải có nghĩa vụ chứng minh thiệt hại nếu
muốn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, nghĩa vụ chứng minh chưa
được luật hóa nên các cơ quan này chưa chủ động thực hiện quyền khởi kiện
và chưa chứng minh thiệt hại xảy ra.
Người dân sống xung quanh khu vực ô nhiễm mà bị thiệt hại đến tính
mạng, sức khỏe, tài sản thì phải có nghĩa vụ chứng minh rằng họ đang bị thiệt
hại và thiệt hại đó do ô nhiễm môi trường gây ra. Trong khi nghĩa vụ chứng
minh của các cơ quan Nhà nước về thiệt hại trực tiếp chưa được luật hóa thì
21


×