Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Phân tích nguyên tắc đảm bảo quyền được tiếp cận, hỗ trợ và điều chỉnh hợp lý đối với người khuyết tật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.95 KB, 15 trang )

Đề 10: Phân tích nguyên tắc đảm bảo quyền được tiếp cận, hỗ trợ và điều chỉnh hợp lý
đối với người khuyết tật. Nguyên tắc này được cụ thể hóa như thế nào trong pháp luật
người khuyết tật. Liên hệ với thực tiễn
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Dưới góc độ lí luận nhà nước và pháp luật, các nguyên tắc của pháp luật được hiểu
là quan điểm, tư tưởng chỉ đạo trong quá trình ban hành, thực thi, áp dụng, sửa đổi và
bổ sung pháp luật. Với tư cách là thành viên của ILO và đã tham gia kí công ước về
quyền của NKT, pháp luật Việt Nam đã bước đầu nội luật hóa các nguyên tắc đã được
ghi nhận trong Công ước. Trong đó có nguyên tắc đảm bảo quyền được tiếp cận, hỗ trợ
và điều chỉnh hợp lý đối với người khuyết tật.
Vậy nguyên tắc đảm bảo quyền được tiếp cận, hỗ trợ và điều chỉnh hợp lý đối với
người khuyết tật là gì? Nguyên tắc này được cụ thể hóa như thế nào trong pháp luật
người khuyết tật Việt Nam? Và thực tiễn áp dụng nguyên tắc? Trong phạm vi bài luận
em xin chọn đề tài số 10 để thực hiện nhằm làm rõ về những vấn đề này.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I.
1.

Khái quát chung:
Khái niệm:

-

Khái niệm NKT chính là cơ sở pháp lý để công nhận ai là NKT và từ đó được bảo vệ
bởi hệ thống pháp luật liên quan. Trong lịch sử phát triển của vấn đề, quan niệm của
thế giới về NKT cũng có những sự thay đổi nhất định theo thời gian. Theo quy định
của pháp luật Việt Nam khái niệm NKT cũng có sự thay đổi, tiếp cận theo hướng phù
hợp với quan điểm hiện nay của thế giới về NKT, đó là tiếp cận về khái niệm NKT
dưới góc độ xã hội. Cụ thể theo quy định của Luật NKT năm 2010 thì quan điểm về
Người tàn tật (theo pháp lệnh về người tàn tật năm 1998) đã được thay thế bằng NKT.
Theo đó, theo “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ


thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh
hoạt, học tập gặp khó khăn”.

-

Tiếp cận: Theo quy định của Luật NKT Việt Nam 2010 thì “ Tiếp cận là việc người
khuyết tật sử dụng được công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ
thông tin (CNTT), dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp để có thể
hòa nhập cộng đồng”. (Khoản 8 Điều 2 – Giải thích từ ngữ)

-

Sự điều chỉnh hợp lý: Theo quy định tại đoạn 4 Điều 2 Công ước về quyền của NKT
thì sự “Điếu chỉnh hợp lý” có nghĩa là sự điều chỉnh và sửa đổi cần thiết và phù hợp
1|Page


mà không tạo ra một gánh nặng quá sức hay bất cân đối, ở những nơi cần thiết trong
những trường hợp cụ thể, để đảm bảo người khuyết tật có thể thụ hưởng hay thực hiện
quyền con người và các quyền tự do cơ bản trên cơ sở bình đẳng như những người
bình thường khác”.
2.

Cơ sở pháp lý ghi nhận nội dung nguyên tắc:

-

Pháp luật quốc tế: Nội dung của nguyên tắc này đã được ghi nhận cụ thể tại khoản 4
Điều 2, Điều 3, Điều 9 và Điều 13 Công ước của Liên hợp quốc (UN) về quyền của
NKT năm 2006.


-

Luật Việt Nam: Nội dung của nguyên tắc này được thể hiện trong các văn bản pháp lý
chuyên ngành về NKT, Luật NKT năm 2010 và Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Người khuyết tật Việt Nam và một số văn bản pháp
lí chuyên ngành khác điều chỉnh vấn đề liên quan đến NKT.

II.

Nội dung nguyên tắc tiếp cận, hỗ trợ và điều chỉnh hợp lý đối với NKT và sự cụ
thể hóa nội dung của nguyên tắc này trong pháp luật Việt Nam.

1.

Theo quy định của pháp luật thế giới:
Tham gia vào các hoạt động xã hội là một trong những quyền cơ bản của con người
trong đó có người khuyết tật. Tuy vậy, vì tình trạng do khuyết tật gây ra dẫn đến hạn
chế đáng kể và lâu dài trong việc tham gia của NKT vào các hoạt động xã hội trên cơ
sở bình đẳng với các chủ thể khác là rất hạn chế. Vì vậy để đảm bảo quyền của NKT
trong việc tiếp cận với các hoạt động xã hội thì vào năm 2006 UN đã ghi nhận một
cách cụ thể quyền này trong nguyên tắc chung của Công ước về quyền của người
khuyết tật. Cụ thể:
Theo quy định tại đoạn 4 Điều 2 Công ước về quyền của NKT thì sự “Điếu chỉnh
hợp lý” có nghĩa là sự điều chỉnh và sửa đổi cần thiết và phù hợp mà không tạo ra một
gánh nặng quá sức hay bất cân đối, ở những nơi cần thiết trong những trường hợp cụ
thể, để đảm bảo người khuyết tật có thể thụ hưởng hay thực hiện quyền con người
và các quyền tự do cơ bản trên cơ sở bình đẳng như những người bình thường khác”.
Đồng thời nguyên tắc này - nguyên tắc tiếp cận cũng được ghi nhận tại khoản 3 Công
ước của UN về quyền của NKT - nguyên tắc chung.

Bên canh đó, theo quy định tại khoản 1 Điêu 4 Công ước quy định về nghĩa vụ
chung thì theo đó “Các quốc gia thành viên nỗ lực hết mình để đảm bảo cho việc thực
thi đầy đủ mọi quyền và tự do cơ bản của con người cho NKT và không có bất kỳ sự
phân biệt đối xử nào vì lí do khuyết tật. Để làm được điều đó các quốc gia thành viên
2|Page


sẽ: (a) Thực hiện tất cả các biện pháp hành chính, lập pháp và các biện pháp khác để
thực hiện các quyền được công nhận trong Công ước này”.
Như vậy, với việc được ghi nhận một cách chính thực và cụ thể trong nội dung của
Điều ước quốc tế. Quyền được tiếp cận, hỗ trợ và điều chỉnh hợp lý đối với người
khuyết tật đã trở thành một trong những tư tưởng và nền tảng chỉ đạo cho hệ thống
pháp luật của các quốc gia là thành viên của điều ước khi điều chỉnh các vấn đề liên
quan đến NKT, trong đó có pháp luật Việt Nam.
2.

Pháp luật Việt Nam:
Từ khi thành lập năm 1945, chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách và
các văn bản quy phạm pháp luật bao gồm Luật Lao động, Luật Bảo vệ và Chăm sóc
Trẻ em, Pháp lệnh về người tàn tật,v.v....qua đó, tạo nên một môi trường pháp lý thuận
lợi cho người khuyết tật và các tổ chức của người khuyết tật cơ hội được sử dụng các
dịch vụ xã hội cơ bản và tham gia các hoạt động kinh tế. Từ đó, số lượng người khuyết
tật được nhận trợ giúp xã hội, chỉnh hình phục hồi chức năng, chăm sóc sức khỏe miễn
phí và chữa bệnh, đào tạo nghề và tìm kiếm việc làm gia tăng nhanh chóng.
Tuy nhiên, vẫn còn những yếu kém trong chính sách công ở cả cấp trung ương và
địa phương:
• Thiếu một bộ luật đảm bảo các quyền lợi đầy đủ cho người khuyết tật.
• Vẫn còn chưa có sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật và chính sách liên
quan.
• Một số hướng dẫn thực hiện vẫn còn mơ hồ và không được cung cấp kịp thời để

thực hiện các văn bản pháp luật và chính sách liên quan.
• Công tác vận động chưa được thực hiện thường xuyên và cần đầu tư về chất
lượng, đặc biệt ở cấp cơ sở.
• Số trẻ khuyết tật có thể tới trường là rất hạn chế.
• Hầu hết các địa điểm và phương tiện công cộng không thuận tiện cho người
khuyết tật tiếp cận và sử dụng.
• Năng lực của các nhà hoạch định chính sách cần được cải thiện nhằm tăng cường
sự phối hợp, tính hiệu quả và minh bạch.
Cùng với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ các tổ chức trong nước và quốc tế trong
đó có Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Hội trợ giúp Người khuyết tật
3|Page


Việt Nam (VNAH), Ban Điều phối Các hoạt động Hỗ trợ Người khuyết tật Việt Nam
(NCCD), rất nhiều nỗ lực và chương trình nhằm đẩy mạnh cải cách pháp luật và chính
sách có ảnh hưởng đến người khuyết tật đã được thực hiện.
Kết quả là Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (MOLISA) đã hoàn tất việc soạn
thảo Luật quốc gia đầu tiên về người khuyết tật và Quốc Hội đã thảo luận và phê duyệt
năm 2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành Luật Người khuyết tật Việt Nam.
Theo Luật Người khuyết tật Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 định nghĩa:
"Tiếp cận là việc người khuyết tật sử dụng được công trình công cộng, phương tiện
giao thông, CNTT, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp để có
thể hòa nhập cộng đồng”. (Khoản 8 Điều 2 Luật NKT)
Theo đó, theo quy định của pháp luật Việt Nam nội dung nguyên tắc tiếp cận dành
cho người khuyết tật được tập trung vào các lĩnh vực chính và đươc ghi nhận tại các
văn bản pháp lý khác nhau nhằm đảm bảo một cách tối ưu quyền đảm bảo quyền được
tiếp cận, hỗ trợ và điều chỉnh hợp lý đối với người khuyết tật. Cụ thể.
2.1.1. Nhà chung cư, công trình công cộng, giao thông, công nghệ thông tin và
truyền thông tiếp cận.

a. Nhà chung cư, công trình công cộng tiếp cận đối với NKT:
Nhà chung cư, công trình công cộng tiếp cận đối với NKT để NKT có thể tiếp cận
sử dụng có nghĩa là công trình đó được tạo dựng môi trường kiến trúc mà NKT có thể
tiếp cận đến và sử dụng không gian chức năng trong công trình.
Hiện nước ta đã có đầy đủ các hệ thống quy chuẩn quốc gia cho việc xây dựng nhà
chung cư, công trình công cộng đảm bảo cho NKT tiếp cận như Quy chuẩn xây dựng
Việt Nam QCXDVN 01:2002, TCXDVN 264 : 2002, TCXDVN 265 : 2002, TCXDVN
266 : 2002. Đây là các văn bản quy định chi tiết các yêu cầu kĩ thuật tối thiểu buộc
phải thuân thủ khi xây dựng công trình nhằm đảm bảo NKT có thể tiếp cận và sử dụng.
Ví dụ: Trong một khu chung cư phải có số lượng căn hộ không dưới 5% tổng số căn hộ
đẩm bảo để NKT có thể tiếp cận và sử dụng, nếu trong tòa nhà không đặt thang máy thì
căn hộ dành cho NKT phải bố trí ở tầng trệt…., với trụ sở cơ quan hành chính, thư
viện… phải bố trí đường dốc ở chỗ ra vào, chỗ ngồi cho NKT…
Và theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật NKT 2010 và Điều 52 khoản 1 điểm d
Luật xây dựng năm 2006 thì việc đảm bảo các tiêu chuẩn và quy chuẩn nêu trên chính
là cơ sở pháp lý để phê duyệt thiết kế, tiến hành xây dựng và nghiệm thu công trình.
Đồng thời theo quy định tại điều 40 của luật NKT văn bản pháp lí này cũng không
điều này phải thực hiện ngay trong một hai ngày đối với các chủ công trình mà Điều 40
4|Page


-

-

-

Luật NKT và Điều 13 Nghị định 28/2012 đã đưa ra lộ trình thực hiện thành các giai
đoạn (đến 2020 và 2025) với từng loại công trình cụ thể.
Điều này vừa đảm bảo sự tiếp cận đối với NKT vừa đảm bảo “sự điều chỉnh hợp lí”

theo Công ước về quyền của NKT năm 2006 của UN, đó là sự sửa đổi cần thiết và phù
hợp mà không tạo ra gánh nặng quá sức hay mất cân đối, ở những nơi cần thiết trong
những trường hợp cụ thể để đảm bảo NKT có thể thụ hưởng hay thực hiện quyền con
người và các quyền tự do cơ bản trên cơ sở bình đẳng như những người bình thường
khác.
b. Giao thông tiếp cận:
Quyền được đi lại là một trong những quyền cơ bản của con người. Cũng như đối
với mọi công dân khác, giao thông là nhu cầu đi lại, sinh hoạt, làm việc và kiếm sống
của người khuyết tật. Ngoài ra, giao thông còn là một trong những cầu nối giúp người
khuyết tật có thể hòa nhập cộng đồng và là một trong những phương tiện thể hiện
quyền bình đẳng của người khuyết tật trong xã hội. Trong giao thông, tiếp cận nói đến
sự đến được nơi cần tới một cách dễ dàng. Giao thông tiếp cận là hệ thống giao thông
công cộng được hoàn thiện theo hướng xoá bỏ tối đa các rào cản để mọi người tham
gia giao thông được dễ dàng, thuận tiện.
Cũng giống như những người bình thường khác NKT có thể tham giao giao thông
dưới nhiều hình thức và bằng các phương tiện khác nhau. Vì vậy, ở từng hình thức và
với từng phương tiện pháp luật đều có quy định đảm bảo sự tiếp cận của NKT. Cụ thể:
Việc đi bộ của NKT: Về mặt thiết kế của cơ sở hạ tầng phải đảm đảm bảo việc đi lại an
toàn, thuận tiện cho NKT. Đường bộ phải đảm bảo các tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
TCXDVN 265:2002 đường phố và hè phố - nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình để
đảm bảo cho NKT tiếp cận, sử dụng do Bộ giao thông vận tải ban hành. Ví dụ: Đường
dành cho người đi bộ phải hạn chế nắp hố ga, cây cổ thụ… Ngoài lắp đặt tín hiệu đèn
giao thông, biển báo, biển chỉ dẫn nên có thêm các tín hiệu âm thanh hoặc chữ nổi
Barille để chỉ dẫn người khiếm thị khi qua đường…
Việc sử dụng phương tiện giao thông cá nhân của NKT:
Nhằm đảm sự an toàn của NKT khoản 1 Điều 41 Luật NKT xác định phương tiện
giao thông cá nhân do NKT sử dụng phải đảm bảo quy chuẩn kĩ thuật quốc gia và phù
hợp với điều kiện sức khỏe của người sử dụng. Phương tiện đòi hỏi có giấy phép điều
khiển thì NKT được học và cấp giấy phép điều khiển đối với phương tiện của họ. NKT
có nhu cầu được tạo điều kiện trong việc học để cấp bằng lái xe. Khi có nhu cầu học

tập trung NKT có thể đăng kí học với cơ sở đào tạo và được miễn toàn bộ hoặc giảm
học phí theo quy định của pháp luật.
Việc sử dụng các phương tiện giao thông công cộng của NKT:
5|Page


Phương tiện giao thông công cộng mà NKT có thể sử dụng là xe buýt, tàu hỏa, máy
bay…
Về mặt thiết kế, phương tiện giao thông công cộng để NKT có thể tiếp cận sử dụng
phải đáp ứng quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về giao thông tiếp cận do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền ban hành. Ví dụ: Trong lĩnh vực đường sắt, theo quyết định
21/2006/QĐ-BGTVT ngày 4/5/2006 thì các toa xe khách có xét đến việc tiếp cận sử
dụng cho NKT phải có thiết bị đưa xe lăn lên, xuống toa xe khách…
Về cơ sở hạ tầng: phải đảm bảo tính đồng bộ, hỗ trợ NKT tiếp cận dễ dàng các
phương tiện giao thông công cộng. Ví dụ: điểm đầu, cuối, điểm dừng và nhà chờ xe
buýt phải được xây dựng theo TCXDVN 264:2002 và TCXDVN 265:2002. Tại các vị
trí này phải xây dựng lối lên xuống và vị trí dành riêng cho NKT…
Ngoài ra, khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, NKT được ưu tiên
mua vé, giúp đỡ, sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện. Theo quy định tại khoản 3 Điều 41 Luật
NKT 2010 và Điều 12 Nghị định 28/2012 thì Người khuyết tật đặc biệt nặng và người
khuyết tật nặng được miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ khi tham gia giao thông bằng một
số phương tiện giao thông công cộng theo quy định của Chính phủ.
c. Truyền thông và công nghệ thông tin tiếp cận (Điều 43 Nghị định 28/2012):
Truy cập thông tin và CNTT, truyền thông tạo ra nhiều cơ hội cho mỗi người nói
chung và NKT nói riêng. Với NKT CNTT không chỉ giúp họ tăng khả năng phục hồi,
khắc phụ khiếm khuyết của mình. Bên cạnh CNTT thì các phương tiện truyền thông
còn giúp cung cấp cho NKT thông tin từ mọi mặt của đời sống, nâng cao chất lượng
cuôc sống.
Xuất phát từ vai trò đó của CNTT và truyền thông, khoản 1 và 4 Điều 43 Luật NKT
và Điều 5 Luật CNTT đã có những quy định cụ thể về chính sách miễn giảm thuế, cho

vay vốn với lãi suất ưu đãi…cho các hoạt động nghiên cứu, sản xuất, cung cấp dịch vụ,
phương tiện hỗ trợ NKT tiếp cận CNTT và truyền thông; hỗ trợ việc thu thập, biên
soạn chữ nổi Baraille dành cho NKT… Cùng với đó Bộ thông tin và truyền thông còn
ban hành thông tư 28/2009/TT-BTTTT quy định về việc áp dụng tiêu chuẩn, công nghệ
hỗ trợ NKT tiếp cận sử dụng CNTT và truyền thông. Ban hành kèm theo thông tư này
là “Danh mục tiêu chuẩn hỗ trợ NKT tiếp cận, sử dụng CNTT và truyền thông”. Theo
đó, các tiêu chuẩn hỗ trợ NKT tiếp cận, sử dụng CNTT và truyền thông được quy định
áp dụng theo hai hình thức: bắt buộc và khuyện nghị áp dụng. Ví dụ: các doanh nghiệp
sản xuất, xuất nhập khẩu, phân phối, bán lẻ thiết bị viễn thông bắt buộc phải sắp xép kí
tự số , kĩ tự chữ và kĩ tự trên máy để giúp NKT tiếp cận và sử dụng điện thoại.
Với truyền thông, để NKT có thể tiếp cận thông tin đài truyền hình Việt Nam có
trách nhiệm thực hiện chương trình phát song có phụ đề tiếng việt và ngôn ngữ kí hiệu
dành cho NKT (Điều 43 khoản 2 Luật NKT)
6|Page


2.1.2. Dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí, du lịch và dịch vụ khác phù hợp để có
thể hòa nhập cộng đồng:
Hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao và giải trí và du lịch (VH-TD-TT-GT-DL) có
vai trò to lớn đối với NKT. Tuy vậy, do những hạn chế mà các khiếm khuyết gây ra cho
NKT dẫn đến việc tham gia, hưởng thụ của NKT là không đơn giản. Trên cơ sở đó,
Công ước của UN về quyền của NKT năm 2006 đã cụ thể hóa nội dung nguyên tắc
đảm bảo quyền được tiếp cận của NKT dưới các góc độ VH-TD-TT-GT-DL tại Điều 30
khoản 1(1) của Công ước. Theo đó, Công ước đã xác định các quốc gia thành viên cam
kết thực hiện các biện pháp phù hợp nhằm khuyến khích và thúc đẩy NKT tham gia
một cách đầy đủ nhất vào các hoạt động thể thao, đảm bảo NKT tiếp cận được với các
địa điểm du lịch, thể thao và giải trí.
Là một trong những thành viên của Điều ước Việt Nam cũng có những quy định
pháp luật quốc gia phù hợp để đảm bảo thực hiện cam kết này. Khoản 1 và 3 Điều 36
Luật NKT đã nội luật hóa nội dung của nguyên tắc đảm bảo quyền bình đẳng tiếp cận

dưới những góc độ VH-TD-TT-GT-DL để NKT. Theo đó, Nhà nước và xã hội tạo điều
kiện để NKT tiếp cận hưởng thụ VH-TD-TT-GT-DL cũng như tạo điều kiện để phát
triển tài năng, năng khiếu.
Để NKT có thể tiếp cận với các hoạt động VH-TD-TT-GT-DL pháp luật Việt Nam
xác định nhiều biện pháp đa chiều cần được thực hiện.
a.

Từ nhà nước:
Theo quy định tại Điều 36 khoản 1 và 4 Luật NKT thì nhà nước hỗ trợ hoạt động
VH-TD-TT-GT-DL phù hợp với đặc điểm của NKT. Ví dụ trong lĩnh vực thể thao nhà
nước khuyến khích đầu tư và tổ chức, cá nhân than gia phát triển thể dụng, thể thao
quần chúng, tạo điều kiện cho mọi người không phân biệt lứa tuổi, giới tính, tình trạng
khuyết tật được thực hiện quyền thể dụng thể thao để nâng cao sức khỏe, vui chơi, giải
trí.

1 Điều 30. Tham gia đời sống văn hóa, vui chơi, giải trí và thể thao.
Các quôc gia thành viên công nhận NKT có quyền tham gia trên cơ sở bình đẳng với mọi người khác vào đời sống văn hóa, và áp dụng
các biện pháp cần thiết để đảm bảo NKT:

b.
c.

a.

Được tiếp cận các tài liệu về văn hóa dưới hình thức tiếp cận được với NKT
Được tiếp cận các chương trình truyền hình, phim, sân khấu và các hoạt động văn hóa khác qua các hình thức tiếp cận được với NKT.
Được tiếp cận các cơ sở biểu diễn, hay cung cấp dịch vụ, phí dịch vụ nhà hát, bảo tang, rạp chiếu phim, thư viện và các dịch vụ du
lịch…

7|Page



Hỗ trợ hoạt động thiết kế, chế tạo và sản xuất dụng cụ, thiết bị phục vụ hoạt động
VH-TD-TT-GT-DL phù hợp với NKT để NKT tham gia vào các hoạt động này (Điều
14 khoản 4 Luật thể dục thể thao năm 2006).
Bảo đảm các cơ sở vật chất và chế độ, chính sách cho vận động viên thể thao
khuyết tật vận động.
Miễn, giảm giá vé và giá dịch vụ đối với NKT đặc biệt nặng và nặng khi sử dụng
một số dịch vụ VH-TD-TT-GT-DL.

b.

Các biện pháp đảm bảo sự tiếp cận của NKT từ cơ sở VH-TD-TT-GT-DL:
Cơ sở VH-TD-TT-GT-DL là các đơn vị trực tiếp thực hiện các loại hình hoạt động
VH-TD-TT-GT-DL. Theo quy định tại Điều 38 Luật NKT và Luật thể dục thể thao, để
đảm bảo sự tiếp cận của NKT trong các lĩnh vực này thì các cơ sở trên đây phải có
trách nhiệm:
Đầu tư cơ sơ vật chất, tạo điều kiện thuận lợi, bố trí nhân lực, phương tiện công cụ
hỗ trợ để NKT tham gia các hoạt động VH-TD-TT-GT-DL, khi NKT tham gia VH-TDTT-GT-DL và để NKT tham gia các hoạt động VH-TD-TT-GT-DL.
Thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất chưa đảm bảo điều kiện tiếp cận đối với
NKT. Các điều kiện tiếp cận được quy định tại bộ quy chuẩn và tiêu chuẩn công trình
do Bộ xây dựng ban hành.
Dụng cụ, trang thiết bị phục vụ co hoạt động VH-TD-TT-GT-DL phải đảm bảo an
toàn, thuận tiện và phù hợp với đặc điểm của NKT để NKT có thể tiếp cận một cách tối
ưu.
c. Biện pháp tổ chức:
Việc tổ chức các hoạt động lớn như đại hội thể thao NKT toàn quốc, giải thi đấu thể
thao… phải được tổ chức phù hợp với đặc điểm à nhu cầu của NKT cũng như điều
kiện kinh tế - xã hội ở từng thời điểm.
Từ những phân tích ở trên chúng ta có thể nhận thấy mặc dù Luật NKT năm 2010

của Việt Nam không có điều luật quy định cụ thể về các nguyên tắc nói chung cũng
như nguyên tắc quyền được tiếp cận, hỗ trợ và điều chỉnh hợp lý đối với người khuyết
tật nói riêng giống như Công ước của UN về quyền của NKT năm 2006. Tuy nhiên,
với tư cách là thành viên của Công ước, pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ
thể để thực thi cam kết của mình.
Bên cạnh đó, với những nội dung đã phân tích ở trên chúng ta có thể kết luận. Thứ
nhất, quyền của NKT được đảm bảo không phải thuần túy là sự xác định nghĩa vụ của
8|Page


nhà nước và các chủ thể liên quan hay việc cung cấp cho họ các nhu cầu vật chất, chăm
sóc…
Thứ hai, tiếp cận ở đây là thông qua các quy định của pháp luật tạo điều kiện cho
NKT cơ hội, điều kiện tiếp cận mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội: Đào tạo, việc làm,
giao thông, nhà ở, công trình công cộng… trên cơ sở đó họ tự định đoạt các quyền và
nghĩa vụ của công dân của mình. Đồng thời điều chỉnh các hành vi tương ứng của xã
hội liên quan đến vấn đề này.
Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng ranh giới giữa nhu cầu, mong muốn và điều kiện
đáp ứng; giữa tiếp cận và khả năng; giữa nhu cầu, sự ưu đãi và phân biệt đối xử … là
rất mong manh. Chẳng hạn quy định về giảm giờ làm việc cho NKT trong Bộ luật lao
động về hình thức là bảo vệ, ưu đãi họ những thực tế lại là rào cản trong quá trình tìm
việc của NKT. Hay một số nước đưa vào trong luật về chỉ định chỉ tiêu việc làm bắt
buộc cho NKT nếu không sẽ bị phạt một khoản tiền nhất định nhằm bảo vệ việc làm
cho NKT. Nhưng có nhiều ý kiến cho rằng đây chỉ là biện pháp đối xử ưu đãi tạm thời
để nâng cao vị thế của người ít có vị thế, cơ hội tiếp cận việc làm. Sẽ là tốt hơn nếu có
các ưu đãi về tài chính khuyến khích người sử dụng lao động tạo nhiều cơ hội cho
NKT tiếp cận việc làm. Như vậy, điều quan trọng của nguyên tắc này không phải là
pháp luật quy định bao nhiêu quyền và phúc lợi cho NKT mà là xã hội sẽ ứng xử như
thế nào để NKT bằng các khả năng và hành vi của mình thực hiện các quyền của họ
với tư cách các quyền con người.

III.

Liên hệ với thực tiễn.

1. Nhà chung cư, công trình công cộng, giao thông, công nghệ thông tin và truyền

thông tiếp cận.
a. Nhà chung cư, công trình công cộng:
Nếu so sánh với pháp lệnh về người tàn tật năm 1998 mà ở đó mới chỉ có quy định
chung chung, khó xác định trách nhiệm của cơ quan đơn vị thì ở Luật NKT năm 2010
trách nhiệm của các chủ thể (phê duyệt thiết kế, thực hiện việc xây dựng, cải tạo hoặc
nâng cấp, nghiệm thu công trình..) khi công trình được xây dựng mới hoặc cải tạo,
nâng cấp. Cùng với quy định về lộ trình quy định này tạo bước đột phá trong việc xóa
bỏ rào cản về vật chất, xã hội đối với NKT để họ có điều kiện tiếp cận và tham gia vào
các hoạt đông xã hội. Quy định này của Luật NKT năm 2010 không chỉ thể hiện sự nội
luật hóa Điều ước quốc tế vào thực tiễn cơ sở hạ tầng của Việt Nam mà quy định này
của Luật NKT còn đảm bảo được nguyên tắc bình đẳng tiếp cận của và nguyên tắc điều
chỉnh hợp lý (như đã phân tích ở trên).
Hiện nay, khi lộ trình đến ngày 01 tháng 01 năm 2020 và ngày 01 tháng 01 năm
2025 đối với các đối tượng là nhà chung cư, công trình công cộng theo quy định tại
9|Page


khoản 1 và 2 Điều 40 Luật NKT (Luật NKT có hiệu lực từ 01 tháng 01 năm 2011 –
mới có hiệu lực) chưa đến chúng ta chưa có cơ sở dữ liệu để đánh giá về kết quả của lộ
trình ấy. Vì vậy, chúng ta được phép hi vọng vào những kết quả sẽ đạt được khi những
lộ trình này đến hạn. Và chỉ có thời gian mới trả lời được những câu hỏi cho kết quả
của vấn đề.
Về hiện tại, hiện nay tại Việt Nam đã có một số căn hộ chung cư, siêu thị đảm bảo
sự tiếp cận cho NKT, trong đó có thể kể đến như grand palace, Vincom… còn lại phần

lớn công trình mới xây dựng ở nước ta chưa quan tâm hoặc chưa đáp ứng nhu cầu sử
dụng của người khuyết tật. Đây chính là rào cản hạn chế người khuyết tật hòa nhập
cộng đồng, phát huy năng lực và những đóng góp của họ đối với xã hội. (Trong khi đó,
số người này chiếm tỉ lệ khá lớn so với tổng số dân: khoảng 8%, tương đương với 6,5
triệu người)
Qui chuẩn áp dụng đối với việc xây dựng mới và cải tạo công trình công cộng, nhà
ở, chung cư, đường và hè phố, đặc biệt là những công trình công cộng như nhà văn
hóa, sân vận động, bệnh viện, trường học, siêu thị, nhà bảo tàng, trụ sở cơ quan, công
trình giao thông... để người khuyết tật được tiếp cận, sử dụng. Dựa vào các qui chuẩn
này, cơ quan chức năng xem xét thẩm định, cấp phép dự án xây dựng công trình mới,
xem đó là một trong những tiêu chuẩn bắt buộc.
Tuy nhiên, trên thực tế còn nhiều chủ đầu tư chưa quan tâm vấn đề này. Lý do chính
là họ e ngại sẽ làm tăng giá thành xây dựng công trình, họ chưa ý thức được công trình
của mình phải được tiếp cận, sử dụng bởi nhiều đối tượng, kể cả những người khuyết
tật, những người già cả mà hệ vận động thị giác, thính giác bị thoái hóa, khiếm khuyết.
Bên cạnh đó các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này cũng chưa có biện
pháp chế tài cụ thể cũng là một trong những nguyên nhân của tình trạng này.
b. Giao thông tiếp cận:

Ống chờ xe
buýt ở Curitiba, Brazil

10 | P a g e

Hiện nay, trên thế giới đã có
rất nhiều quốc gia thực hiện
giao thông tiếp cận cho NKT.
Ví dụ tại Brazil, Curitiba là một
thành phố cam kết sử dụng giao
thông tiếp cận được. Tiêu biểu

nhất cho phương tiện giao thông
tiếp cận ở đây là hệ thống ống
chờ xe buýt.


Tại Việt Nam nhìn chung,
vấn đề giao thông tiếp cận được
Đảng và nhà nước quan tâm từ
rất lâu thông qua các chính sách
đối với thương bệnh binh,
người già và phụ nữ mang thai
khi tham gia giao thông. Hệ
thống văn bản pháp luật tương
Tiếp cận đối đầy đủ và toàn diện, phù
dành cho mọi người được cung cấp bởi hệ thống giao thông công
hợp với nguyên tắc tiếp cận của
cộng ở Curitiba, Brazil
Công ước Liện hợp quốc về
quyền của NKT năm 2006.
Về hoạt động thực tiễn: tiêu
biểu nhất là vào cuối năm 2011,
Cục Đường sắt Việt Nam đã tổ
chức nghiệm thu toa xe tiếp cận
theo đề án nghiên cứu "Hỗ trợ
chế tạo thử nghiệm toa xe
đường sắt bảo đảm tiêu chuẩn
giao thông tiếp cận, lựa chọn
tuyến và công bố đưa vào sử
Nghiệm thu dụng", và ra Quyết định thành
Toa xe tiếp cận tại Việt Nam

lập Hội đồng nghiệm thu, mà
trong đó người từ Hội người khuyết tật Hà Nội được cử đến với tư cách thành viên.

11 | P a g e


Nội dung đề án: "Toa xe A tiếp cận
NKT phải là chủng loại toa xe được bố trí
các không gian dành riêng cho NKT ngồi
trên xe lăn, có nghĩa là NKT ngồi xe lăn
có thể dễ dàng lên xuống toa xe, có thể di
chuyển từ lối lên xuống xe đến khu vực
dành riêng cho họ. Trong quá trình chạy
tàu đường dài phải bố trí buồng vệ sinh
đủ không gian và thiết bị để người ngồi
xe lăn có thể tiếp cận sử dụng... Toa xe
phải có phải có cửa lên xuống đủ rộng,
hành lang đủ rộng để xe lăn có thể di
chuyển dễ dàng. Trên toa phải bố trí 1
buồng (hoặc khu vực) dành riêng cho
NKT đi xe lăn... Toa xe phải có phải có
cửa lên xuống đủ rộng, hành lang đủ
rộng để xe lăn có thể di chuyển dễ dàng
Trên toa phải bố trí 1 buồng (hoặc khu vực) dành riêng cho NKT đi xe lăn... có ghế
ngồi đủ rộng theo tiêu chuẩn, có chỗ để xe, có tay vịn, tay nắm, giây neo xe, nút báo
hiệu yêu cầu trợ giúp, v.v... Và một thiết bị quan trọng là thiết bị trợ giúp lên xuống toa
cho xe lăn".
Tuy nhiên, vấn đề giao thông tiếp cận là lĩnh vực còn nhiều tồn tại, bất cập. Phương
tiện giao thông tiếp cận thường được nhắc đến với đặc điểm sàn thấp. Ở các nước phát
triển, xe buýt sàn thấp và xe điện sàn thấp là phương tiện giao thông công cộng tiếp

cận phổ biến nhất. Trong các phương tiện giao thông sàn thấp, không có sự hiện diện
của những bậc thang nên cho phép người khuyết tật và các đối tượng khác, kể cả phụ
nữ đẩy xe nôi có thể tiếp cận được mà không gặp trở ngại. Điều dễ nhận thấy là ở Việt
Nam rất ít bến xe, nhà chờ xe buýt có đường tiếp cận cho người đi xe lăn. Hầu hết các
các xe buýt đều có sàn cao hơn 70 cm, thậm chí tới 1m, không phù hợp với NKT khi
lên xuống. Ngoài ra, ở nước ta hiện mới chỉ có ngành hang không đã có trang bị xe lăn,
xe nâng đưa khách hang lên xuống và có nhiều ghế ngồi đặc biệt cho NKT. Còn lại
những phương tiện khác vẫn chưa đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật
nhằm đảm bảo sự tiếp cận của NKT. Thực trạng này cần sớm được khắc phục để đảm
bảo quyền tiếp cận của NKT.
c. Truyền thông và công nghệ thông tin tiếp cận:

12 | P a g e


Về mặt truyền thông: Nhằm xây dựng
một xã hội hòa nhập, không rào cản với
người khiếm thính, Hội Người khuyết tật
TP Hà Nội phối hợp với Đài Truyền hình
Việt Nam và Viện Khoa học Giáo dục Việt
Nam đang thực hiện chương trình "Dạy
ngôn ngữ ký hiệu".
Chương trình được thiết kế thành 100 bài học, gồm các chủ đề khác nhau, gần gũi với
người khiếm thính như gia đình, nhà trường, quê hương. Ký hiệu ngôn ngữ trong các
bài học được sử dụng trong bốn quyển ngôn ngữ ký hiệu do Viện Khoa học giáo dục
Việt Nam chủ trì biên soạn, đang được sử dụng trong ngành giáo dục.
Về mặt CNTT: thời gian vừa qua, thực hiện Thông tư số 28/2009/TT-BTTTT ngày
14/9/2009 của Bộ Thông tin và Truyền thông, tất cả các ngành, các cấp và cả các
doanh nghiệp đã và đang triển khai tích cực các biện pháp giúp người khuyết tật hòa
nhập với cuộc sống, trong đó có việc tiếp cận và ứng dụng CNTT vào cuộc sống.

Tuy nhiên, số người khuyết tật ở Việt Nam được tiếp cận với CNTT và ứng dụng nó
vào cuộc sống vẫn là số ít. Nguyên nhân chủ yếu là do hầu hết các phần mềm trên
Internet chưa chú ý đến các giải pháp hỗ trợ kỹ thuật cho những người khuyết tật; hầu
hết các phần mềm học CNTT đều chưa hỗ trợ được cho người khuyết tật…
Hàng năm Bộ Thông tin và truyền
thông tổ chức giải thưởng Hiệp sỹ CNTT
để vinh danh những người khuyết tật có
đóng góp cho việc đưa CNTT đến với
người khuyết tật và những người khuyết
tật có thành tích trong lĩnh vực CNTT.
Trong lĩnh vực này chúng ta không thể kể
Nguyễ đến tấm ghương của anh Nguyễn Công
n Công Hùng – Hiệp sỹ CNTT 2005
Hùng Hiệp sỹ CNTT (2005) – “Hiệp sỹ
đương thời”.
Ngoài ra hiện nay Công ty Sitec còn phối hợp với nhóm sinh viên VCR (Đại học Bách
Khoa TPHCM) phát triển phần mềm hỗ trợ âm thanh Braille giúp người mù có thể
dùng được máy tính. Sau đó là phần mềm NDC để có thể soạn thảo tiếng Việt... Tháng
10 vừa qua, cổng thông tin Thegioimatxa.net - cổng thông tin nghề nghiệp của người
khiếm thị đã chính thức ra mắt và đi vào hoạt động. Cổng thông tin do Công ty Eastern
Sun Việt Nam (ESVN) cùng với Trung tâm hướng nghiệp và hỗ trợ việc làm Hoàng
13 | P a g e


Kim phối hợp triển khai. “Trong thời gian tới, ESVN sẽ tiếp tục hỗ trợ để mô hình này
được nhân rộng không chỉ cho người khiếm thị mà còn cho cả những người khuyết tật
khác nữa, góp phần nhỏ bé của mình vào mục tiêu chung của đất nước” (Ông Đào
Quang Dũng, Chủ tịch HĐQT, kiêm TGĐ Công ty ESVN.
Để người khuyết tật có thể tiếp cận với CNTT đã là một điều khó khăn, việc giúp
họ ứng dụng CNTT vào cuộc sống lại càng khó khăn hơn gấp bội. Các cơ quan chức

năng cần đưa ra các biện pháp, quy định cụ thể để hỗ trợ người khuyết tật trong việc
tiếp cận CNTT. Bên cạnh đó, cần sự phối hợp của các bộ, ban, ngành liên quan và cả
các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT(2).
2. Dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí, du lịch và dịch vụ khác phù hợp để có thể hòa
nhập cộng đồng:
Về cơ bản pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ thể nhằm nội luật hóa quy
định của Điều ước quốc tế về vấn đề này, tạo môi trường thuận lợi để NKT tiếp cận với
các các quyền về văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, nếu hoạt động TD-TT đối với NKT được
đề cập khá đầy đủ thì các hoạt động giải trí và du lịch tiếp cận vẫn chưa được pháp luật
quan tâm đúng mức. Ngoài ra pháp luật cũng chưa có quy định đầy đủ các biện pháp
để đảm bảo cho NKT thực sự hưởng các quyền trong lĩnh vực VH-TT-GT-DL. Các văn
bản pháp lý chuyên ngành liên quan cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung kịp thời cho phù hợp
với Luật NKT.
KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
Với tư cách là đối tượng, thực thể tồn tại trong đời sống xã hội, NKT có đầy đủ các
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Cùng với sự thay đổi của pháp lật quốc tế
pháp luật Việt Nam cũng có sự thay đổi theo hướng tương thích trên cơ sở những điều
kiện thực tiễn của Việt Nam. Sử dụng nguyên tắc của Luật quốc tế là kim chỉ nam
nhằm tiếp cận, nhận thức và giải quyết vấn đề xung doanh NKT một cách toàn diện và
đúng mực.

MỤC LỤC

2 />
14 | P a g e


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.


Báo cáo thường niên năm 2010- Báo cáo năm 2010 về hoạt động hỗ trợ NKT Việt
Nam

2.

Giáo trình luật người khuyết tật Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội, 2011

3.

Văn bản pháp luật:

4.

Luật người khuyết tật 2010

5.

Nghị định 28/2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NKT 2010

6.

Các website:
/>nccd.molisa.gov.vn
……..

15 | P a g e




×