Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Xác định nghĩa vụ của cha mẹ trong việc đảm bảo quyền được học tập của con

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.6 KB, 11 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Gia đình là tế bào của xã hội, nơi cuội nguồn sinh ra và lớn lên, nơi cá
nhân được chăm lo về thể chất trí tuệ, đạo đức và nhân cách để hòa nhập với
cộng đồng xã hội. Trước đây trong gia đình truyền thống việc cha mẹ quan tâm
đến con cái chỉ là người nối dõi, là lực lượng lao động tích cực để nâng cao
năng suất lao động, hơn nữa là chỗ dựa khi cha mẹ về già. Việc học hành của
con cái không được cha mẹ chú ý, với đa số là không học hết phổ thông, tỷ lệ
bỏ học nhiều khi đó cha mẹ chưa quan tâm đến việc tạo điều kiện cho con đến
trường bởi theo quan niệm bấy giờ thì giáo dục gia đình đối với trẻ em đã đồng
nhất với giáo dục xã hội nên chủ yếu là việc rèn luyện đạo đức hay những ứng
sử cá nhân hàng ngày. Ngày nay sự biến đổi và phát triển ngày càng cao của xã
hội đã tác động không nhỏ đến mỗi gia đình. Sự biến đổi mô hình giáo dục
truyền thống sang mô hình giáo dục hiện đại đã tạo ra sự thay đổi mới toàn diện
hơn cho mỗi thành viên trong gia đình. Bên cạnh việc trang thiết bị cho con cái
những giá trị đạo đức, nhân cách thì trong mỗi gia đình các bậc cha mẹ đã quan
tâm, đầu tư nhiều hơn về việc giáo dục tri thức. Vậy bậc cha mẹ cần phải làm
gì khi mà bên cạnh đó hàng ngày vẫn phải đối phó với áp lực cuộc sống đồng
giúp các con tránh được những áp lực trong học tập để đạt được kết quả tốt
nhất. Để làm rõ điều này, em xin trình bày vấn đề: “ Xác định nghĩa vụ của
cha mẹ trong việc đảm bảo quyền được học tập của con”.

1


B. NỘI DUNG
I. Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ, con trong gia đình
1. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ
Theo điều 34 Luật HN&GĐ năm 2000 thì: Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền
yêu thương, trông nom, nuôi dưỡng chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát
triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo


của gia đình, công dân có ích cho xã hội. Cha mẹ không được phân biệt đối xử
giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con; không được lạm dụng sức lao
động của con khi chưa thành niên; không được xúi giục, ép buộc con làm
những điều trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Ngoài việc yêu thương, chăm
sóc, giáo dục và nuôi dưỡng con thì cha mẹ cũng là người có quyền và nghĩa vụ
bảo vệ lợi ích hợp pháp của con. Cha mẹ là đại diện pháp luật của con chưa
thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con
có người khác làm giám hộ hoặc có người khác làm đại diện theo pháp luật.
Cha mẹ có nghĩa vụ bồi thường thiêt hại do con chưa thành niên, con đã thành
niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra. Cha mẹ cũng là người quản lý và định
đoạt tài sản riêng của con theo quy định của pháp luật. Pháp luật hiện hành cho
phép cha mẹ quản lý tài sản của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi
dân sự. Đồng thời, pháp luật cũng cho phép cha mẹ quản lý tài sản của con dưới
15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con,có tính đến nguyện
vọng của con, nếu con đủ từ 19 tuổi trở lên.
2. Quyền và nghĩa vụ của con
Kế thừa Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 và Luật Hôn nhân và gia
đình năm 1986, Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Con
có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha me, lắng nghe
những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt
2


đẹp của gia đình. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
Nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ”.
Như vậy, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định nghĩa vụ
đồng thời là quyền của cha mẹ và con trong gia đình. Cha mẹ thực hiện quyền
của mình không ngoài phạm vi nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giáo dục con vì
lợi ích của xã hội và quyền của cha mẹ đối với con không còn ý nghĩa nào khác.
Những quy định này không chỉ là căn cứ pháp lý cho mối quan hệ giữa cha mẹ

và con mà còn thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc được gìn giữ trong mỗi
gia đình.
II. Nghĩa vụ của cha mẹ trong việc đảm bảo quyền được học tập của con
Đối với mỗi cá nhân, việc học tập sẽ trang bị cho mỗi chúng ta những
nền tảng cơ bản ban đầu cho sự phát triển về thể chất và tinh thần. Đối với gia
đình nghĩa vụ của cha mẹ trong việc học tập của con góp phần duy trì và phát
triển văn hóa gia đình, sự hòa hợp và yên vui của mỗi mái ấm… Đối với xã hội
thì nó cống hiến một nguồn nhân lực có chất lượng cao, tạo động lực, sức mạnh
cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Như chúng ta thấy việc
đảm bảo quyền được học tập cho con được xuất phát một cách tự nhiên. Tuy
nhiên, nếu để nó diễn ra một cách tự nhiên thì chúng sẽ mất nhiều thời gian để
trải nghiệm và đúc rút kinh nghiệm; đồng thời trong quá trình đó có thể gặp
những sai lầm đáng tiếc. Vì vậy, cần có sự điều chỉnh của pháp luật để việc
thực hiện nghĩa vụ của cha mẹ trong việc đảm bảo quyền được học tập của con
diễn ra ổn định, khoa học và đạt hiệu quả cao.
Có thể thấy một trong những quyền cơ bản nhất của trẻ em là quyền
được học tập. Trong Công ước về quyền trẻ em cũng như trong pháp luật Việt
Nam, học tập không những được quy định là quyền của trẻ em mà còn là bổn
phận của cha mẹ, gia đình và toàn xã hội. Chính vì vậy, cha mẹ và những người
thân trong gia đình có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện
3


cho con được học tập. Mục tiêu giáo dục được thể hiện trong Công ước về
quyền trẻ em: “Giáo dục phải nhằm phát triển nhân cách, tài năng, các khả
năng tinh thần và thể chất của trẻ em đến mức cao nhất. Giáo dục phải chuẩn
bị cho trẻ em một cuộc sống tích cực ở tuổi người lớn trong một xã hội tự do và
khuyến khích trẻ em lòng kính trọng cha mẹ, bản sắc, văn hóa, ngôn ngữ và các
giá trị của mình cũng như nguồn gốc văn hóa và các giá trị của người khác”.
Cũng nhằm khẳng định quyền và nghĩa vụ của cha mẹ trong việc giáo

dục và giúp đỡ con hoàn thiện về nhân cách, trưởng thành lành mạnh và trở
thành người có ích cho xã hội, Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam quy định
trong một số điều như:
Khoản 1 Điều 34 về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ:
“1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng,
chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con;
chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí
tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích
cho xã hội.”
Khoản 1 Điều 37 về quyền và nghĩa vụ giáo dục con:
“1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện
cho con học tập.
Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm
ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà
trường và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục con….”
Các quy định trong pháp Luật hôn nhân và gia đình luôn nhấn mạnh tới
phương pháp giáo dục bằng cách nêu gương, trong đó ông bà, cha, me, anh, chị
là những người đi trước bằng hành vi, lối sống của mình để làm gương cho các
thê hệ đi sau. Phương pháp giáo dục này được ghi nhận trong Luật Hôn nhân và
gia đình; Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em năm 2004; Luật giáo dục năm
4


2005 của nước ta. Đây là một phương pháp giáo dục quen thuộc và mang lại
hiệu quả cao. Bên cạnh đó các nhà làm luật còn ghi nhận việc cha mẹ giáo dục
con qua cách “thương yêu, nuôi nấng, giáo dục con cái” (Điều 17, luật HN&GĐ
1959). Đây chính là trách nhiệm của cha mẹ đối với con em mình, đồng thời thể
hiện một phương pháp giáo dục mang tính chất mềm mỏng dựa trên những
quan hệ tình cảm trong gia đình. Những nội dung liên quan đến nghĩa vụ của
cha mẹ trong việc đảm bảo quyền được học tập của con được ghi nhận ở các

quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình
(Luật HN&GĐ); quy định về trách nhiệm của gia đình, Nhà nước, nhà trường,
công dân (Luật Giáo dục 2005); quy định về mối quan hệ gia đình – nhà trường
– xã hội (Luật HN&GĐ, Luật bảo vê, chăm sóc, giáo dục trẻ em năm 2004,
Luật Giáo dục 2005).
Nghĩa vụ của cha mẹ trong việc đảm bảo quyền được học tập của con thể
hiện ở những vấn đề sau:
Thứ nhất, cha mẹ tạo điều kiện cho con được đến trường học tập. Trong
môi trường nhà trường, trẻ em có thể học tập bài bản, được thầy cô hướng dẫn
để có thể nâng cao kiến thức. Như chúng ta đã biết, việc học tập đối với mỗi
người là vô cùng cần thiết. Có học tập chúng ta mới có kiến thức, có hiểu biết,
được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Trường
học chính là nơi trau dồi kiến thức tốt nhất của mỗi người, bởi đến trường
không chỉ được thầy cô truyền đạt kĩ năng, kiến thức mà còn có thể giao lưu với
bạn bè, học tập từ bạn bè,… Chính vì vậy mà việc cha mẹ cho con em mình đến
trường là rất cần thiết và quan trọng.
Thứ hai, cha mẹ giành thời gian để giúp đỡ con trong vấn đề học tập.
Không chỉ cho con đến trường là xong, cha mẹ cần chú ý đến vấn đề học của
con khi con ở nhà. Đối với những trẻ nhỏ, cha mẹ giúp con bằng cách tìm ra
phương pháp học tập tốt cho con, tạo cho con thời gian biểu làm bài tập ở nhà
5


hay khuyến khích con, tạo động lực để con học tập tốt hơn,… Cha mẹ cũng
không nên ép buộc con học quá nhiều, điều này dẫn đến việc con sẽ chán học
hơn mà từ đó dẫn đến tình trạng con không muốn học. Khuyến khích con học
chỉ nên ở một chừng mực nhất định nào đó để con có thể tiếp thu tốt hơn, có
hứng thú với việc học hơn.
Thứ ba, trang bị đầy đủ vật chất tạo điều kiện để việc học của con tốt
hơn. Ví dụ như việc đóng học phí đầy đủ cho con hay là cung cấp các trang

thiết bị phục vụ cho việc học của con,…
Thứ tư, ngoài việc chú ý đến vấn đề học tập của con, cha mẹ cũng nên
chú ý đến vấn đề sức khỏe cũng như vấn đề dinh dưỡng của con
III. Thực trạng về quyền được học tập của con trong gia đình hiện
nay.
1. Thực trạng
Việt Nam là một nước công nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông
thôn. Đặc trưng của gia đình nông thôn là lao động nông nghiệp, sản xuất nhỏ,
kĩ thuật lạc hậu, chủ yếu nhờ vào sức lực cơ bắp và kinh nghiệm. Còn một bộ
phận nhỏ là gia đình ở đô thị và các thành phố lớn, sống phần lớn nhờ vào dịch
vụ…Sự phân hóa trong xã hội nước ta cũng khá lớn dẫn đến những cách thức
khác nhau trong việc thực hiện quyền của trẻ em trong đó có quyền học tập.
Ở các thành phố lớn, ta có thể kể đến thành phố Hồ Chí Minh. Đây là
trung tâm kinh tế, chính trị của đất nước vì vậy đời sống của người dân phần
lớn là cao hơn nhiều so với cả nước. Trẻ em ở đây được các gia đình quan tâm
đặc biệt. Bên cạnh đảm bảo cho trẻ được chăm sóc về sức khỏe, quyền được
chung sống với gia đình, có quốc tịch hay giấy khai sinh… thì các gia đình luôn
chú ý đến quyền được học tập đầy đủ với những điều kiện tốt nhất cho con trẻ.
Tuy nhiên, một thực trạng xảy ra đối với việc thực hiện nghĩa vụ của cha mẹ
trong việc đảm bảo quyền học tập của trẻ em trên các đô thị là tác động mặt trái
6


của cơ chế thị trường đối với mối quan hệ gia đình và trẻ em. Môi trường xã hội
cuốn gia đình vào vũng xoáy hoạt động kinh tế. Lối sống thực dụng xem nhẹ
các giá trị văn hóa tinh thần, đề cao giá trị vật chất đang là nguy cơ làm xói mòn
và tan vỡ quan hệ gia đình giá trị truyền thống. Cha mẹ không có thời gian để
chăm sóc con cái, không quan tâm được việc học tập của con trẻ. Hiện tượng trẻ
con vào đời sớm, bỏ nhà đi bụi, sa ngã vào các tệ nạn xã hội như nghiện hút, ma
túy, trộm cắp hoặc có những hành vi bạo lực bắt chước phim ảnh, sách báo xấu

làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội. Đây cũng là một trong những thực trạng phổ
biến ở các thành phố. Bên cạnh đó cũng xảy ra tình trạng phụ huynh không thể
giúp con học ở nhà vì kiến thức và cách học bây giờ thay đổi, có nhiều môn
học, nhiều lĩnh vực mà các bậc phụ huynh chưa được tiếp cận…
Nếu như ở các đô thị, quyền học tập của trẻ em được các gia đình phần
lớn quan tâm đảm bảo tốt thì ở các vùng miền núi, các vùng sâu, vùng xa thì
quyền học tập của trẻ vẫn còn bị hạn chế nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là mức
sống của người dân còn thấp, ý thức của gia đình các bậc cha mẹ chưa cao, cha
mẹ vẫn theo những quan niệm cổ hủ, lạc hậu,… Ở một số vùng miền núi, nhiều
bé gái không cho đi học, bởi theo qua niệm của cha mẹ thì “con gái không cần
biết nhiều chữ”. Vì vậy, vẫn xảy ra trường hợp nhiều trẻ em không được đi học
hoặc đi học không đúng độ tuổi, các trang thiết bị như sách vở, bàn ghế, trường
lớp để phục vụ nhu cầu học tập thiết yếu của trẻ chưa được đảm bảo. Do đó,
chất lượng giáo dục dù đã phấn đấu nhiều nhưng vẫn còn có sự yếu kém so với
mặt bằng chung của cả nước.
Phổ biến ở các vùng quê là tình trạng trẻ em bỏ học để ở nhà giúp đỡ gia
đình làm nông, hoặc là có đi học nhưng không đủ tiền để theo hết các bậc học
do gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn. Nhiều em lang thang lên các thành phố
lớn kiếm việc làm, tình trạng trẻ bị lạm dụng sức lao động, bị lạm dụng tình dục
có nhiều. Đây có lẽ là một vấn đề nổi cộm trong xã hội hiện nay.
7


2. Nguyên nhân
Thứ nhất, việc lựa chọn phương pháp quản lý, giáo dục không đúng như:
thỏa mãn và đáp ứng đầy đủ yêu cầu vật chất của con cái khi các yêu cầu này là
không chính đáng, không phù hợp với lứa tuổi hoặc điều kiện kinh tế của gia
đình,…
Thứ hai, cha mẹ thiếu trách nhiệm, không quan tâm trong việc quản lý,
giáo dục con cái, ỷ lại vào nhà trường, xã hội. Có trường hợp con cái bỏ học đi

chơi, nghiện hút, có hành vi vi phạm pháp luật,… mà cha mẹ không hề biết.
Thứ ba, do sự hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm của các bậc phụ
huynh. Về kiến thức trong quản lý và giáo dục con cái thường tỷ lệ thuận với
trình độ học vấn. Trình độ học vấn càng cao thì càng gặp ít khó khăn trong việc
này. Tuy mức độ khó khăn của theo các thang trình độ học vấn có khác nhau
song ở mức nào thì cũng có những phụ huynh không đủ kiến thức, kinh nghiệm
giáo dục con cái.
Thứ tư, một khó khăn khác mà các phụ huynh gặp phải là thiếu thời gian
giành cho việc giáo dục con cái. Phần lớn những người là công nhân, nông dân
hay cán bộ doanh nghiệp đều phần lớn là thiếu thời gian giành cho con cái.
Như vậy, có thể thấy việc thực hiện nghĩa vụ của cha mẹ đối với việc học
tập của con bị ảnh hưởng của nhiều nhân tố trong đó có các nhân tố liên quan
tới kinh tế, xã hội, pháp luật, đặc biệt là sự ảnh hưởng của các nguyên nhân xuất
phát từ bên trong gia đình mà ở đây là bố mẹ.
3. Giải pháp
Để đảm bảo quyền được học tập của trẻ em thì người làm cha, làm mẹ
trước hết phải đảm bảo các quyền cơ bản khác như: chăm sóc sức khỏe dinh
dưỡng vì có trẻ khỏe mạnh thì trẻ mới học tập tốt được. Nội dung giáo dục
trong gia đình thường bao gồm: giáo dục đạo đức, lối sống, lý tưởng; giáo dục

8


tri thức khoa học; giáo dục lao động, hướng nghiệp; giáo dục chăm sóc sức
khỏe, thẩm mỹ.
Các phương pháp cha mẹ thường sử dụng để đảm bảo quyền học tập
cũng như cách giáo dục con đó là:
Giáo dục bằng tình cảm: Đây là phương pháp đặc trưng trong giáo dục
gia đình, thể hiện tính chất quyền uy và khoan dung. Người cha có những lúc
dùng quyền uy của mình để quyết định vấn đề lớn ảnh hưởng đến gia đình.

Người mẹ với tấm lòng khoan dung, nhẹ nhàng khuyên nhủ con cái . Hình thức
rất phong phú như kể chuyện… và thường đi vào tâm lí trẻ nhẹ nhàng, giúp trẻ
ý thức hơn với việc học và hiểu.
Giáo dục bằng nêu gương: cha mẹ nêu những tấm gương về người tốt để
cho con có cái nhìn mới về con người, hướng trẻ thành người có ích, tránh
phạm tội.
Giáo dục bằng tăng cường quản lí: Khi trẻ bước vào độ tuổi vị thành niên
thì việc kết hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội cần phải tăng cường. Ví dụ
như: quản lí giờ giấc, quản lí việc học. Kinh nghiệm cho thấy phương pháp này
của các gia đình đặc biệt ở thành thị đã góp phần làm giảm tệ nạn xã hội ở trẻ,
giúp trẻ say mê học tập hơn.
Cần phải lưu ý rằng , muốn quyền được học tập của trẻ em được đảm bảo
thì bản thân cha mẹ cũng cần củng cố nhận thức về “Luật bảo vệ, chăm sóc,
giáo dục trẻ em” và “Công ước quốc tế về quyền trẻ em”. Có như vậy, mới giúp
quyền trẻ em thực thi hiệu quả.
Ở các đô thị, thành phố lớn, mặc dù điều kiện, cơ sở vật chất tốt nhưng
cái mà trẻ cần là những quan tâm của cha mẹ. Chính vì vậy mà các bậc cha mẹ
cần khắc phục việc thiếu thời gian, đừng quá tập trung làm ăn mà không dành
thời gian cần thiết để gần gũi, dạy dỗ con. Đồng thời phải có phương hướng

9


giáo dục đúng đắn, dân chủ, cởi mở, lắng nghe ý kiến của con cái. Có như vậy
thì con mới tiến bộ, học tập tốt hơn.
Ở một số vùng núi, người dân chưa hiểu biết thì cần phải tuyên truyền
pháp luật về quyền học tập của con với các bậc cha mẹ để họ có thể nắm bắt
được nghĩa vụ của mình trong việc đảm bảo quyền được học tập của con.
C. KẾT LUẬN
Ngày nay, khi đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại

hóa thì việc học tập để trau dồi kiến thức giúp đất nước phát triển là vô cùng
quan trọng đối với mỗi cá nhân. Học trước tiên để giúp bản thân mỗi người, bên
cạnh đó thì học còn để cho gia đình và cho xã hội. Để có thể thực hiện được
việc học tập tốt thì nghĩa vụ của cha mẹ đối với việc học của con là vô cùng
quan trọng. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều
kiện cho con học tập. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì cha mẹ cũng cần quan
tâm đến con, không thể để tình trạng con không đến trường học hay học hành
chán nản,… Mỗi sinh viên chúng ta cũng cần chăm chỉ học tập, rèn luyên để có
kết quả học tập tốt không phụ sự kì vọng của bố mẹ.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
2. Toàn cảnh giáo dục Việt Nam hiện nay
3. Khóa luận tốt nghiệp “Chức năng giáo dục trong gia đình”
4. Khotailieu.com.vn

11



×