Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Vấn đề bình đẳng giới giữa trẻ em trai, trẻ em gái trong gia đình Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.02 KB, 16 trang )

Bài tập nhóm Luật bình đẳng giới

LỜI MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam vấn đề bình đẳng giới và giải phóng phụ nữ là một trong những mục tiêu
to lớn của Đảng và nhà nước ta đã được khẳng định trong các văn kiện, nghị quyết, chỉ
thị của Đảng, trong hiến pháp qua các thời kỳ và đã được thể chế hóa trong hầu hết các
văn bản pháp luật, tạo cơ sở pháp lý, tạo điều kiện và cơ hội trao quyền bình đẳng cho cả
nam và nữ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Có thể hiểu bình đẳng
giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy
năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và hưởng thụ như nhau
về thành quả của sự phát triển đó. Biểu hiện của bình đẳng giới không chỉ là sự bình đẳng
giữa nam và nữ trong việc tham gia các vấn đề của xã hội mà còn là sự bình đẳng giữa vợ
- chồng, giữa con trai - con gái, giữa các thành viên trong gia đình. Và để có cái nhìn đầy
đủ, toàn diện hơn về thực trạng thực hiện bình đẳng giới, chúng ta hãy cùng nhau đi sâu
phân tích đề tài “Vấn đề bình đẳng giới giữa trẻ em trai, trẻ em gái trong gia đình Việt
Nam hiện nay”.

NỘI DUNG
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Định nghĩa bình đẳng giới
Theo tài liệu, bình đẳng giới là sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc
điểm giống và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới, nam và nữ có vị thế bình đẳng và
đều được tôn trọng như nhau. Nam và nữ cùng có điều kiện bình đẳng để phát huy
hết khả năng và thực hiện các mong muốn của mình; có cơ hội bình đẳng để tham
gia đóng góp và thụ hưởng các nguồn lực, lợi ích của sự phát triển; được hưởng tự
do và chất lượng cuộc sống bình đẳng; được hưởng thành quả bình đẳng.
Dưới góc độ Luật bình đẳng giới, theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Luật bình
đẳng giới năm 2006: “Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau

NO1 – Nhóm 9


1


Bài tập nhóm Luật bình đẳng giới
được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình trong sự phát triển của
cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau thành quả của sự phát triển”.
2. Khái niệm bình đẳng giới trong gia đình
Bình đẳng giới trong gia đình thực chất là bình đẳng giữa vợ, chồng, con trai,
con gái, các thành viên nam và các thành viên nữ trong gia đình có vị trí, vai trò
ngang nhau, có quyền được tạo điều kiện, cơ hội phát huy năng lực cho phát triển
của gia đình như nhau, có quyền được thụ hưởng về thành quả phát triển của gia
đình và xã hội là ngang nhau, có quyền được tham gia các vấn đề về bản thân và gia
đình ngang nhau. Điều đó có nghĩa là đảm bảo bình đẳng giới trong gia đình giúp
cho các thành viên nam và thành viên nữ đều được tạo cơ hội để phát huy năng lực
của mình cho sự phát triển của gia đình, cộng đồng và xã hội.
Như vậy, bình đẳng giới giữa em trai và em gái trong gia đình được hiểu là
trong gia đình giữa trẻ em trai và trẻ em gái bình đẳng trong việc được chăm sóc bảo
vệ quyền được sống, bình đẳng về quyền được học tập, bình đẳng trong việc thực
hiện các công việc trong gia đình, bình đẳng về quyền được nghỉ ngơi, được vui chơi
và tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí phù hợp với lứa tuổi. Các thành viên
khác trong gia đình không được có hành vi phân biệt đối xử giữa trẻ em trai và trẻ
em gái.
II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI GIỮA TRẺ
EM TRAI VÀ TRẺ EM GÁI TRONG GIA ĐÌNH.
Bình đẳng giới không phải là vấn đề riêng của mỗi quốc gia mà đó là vấn đề
chung của toàn nhân loại. Xuất phát từ sự phân biệt, đối xử giữa nam và nữ diễn ra ở
khắp nơi trên thế giới, ngay từ khi thành lập, Liên hợp quốc đã xác định rõ mục tiêu
hành động của họ là phấn đấu thực hiện việc bảo đảm quyền bình đẳng giữa nam và
nữ nói chung, giữa trẻ em trai và trẻ em gái riêng. Điều này thể hiện rõ trong Điều 1
Hiến chương Liên hợp quốc: “…khuyến khích phát triển sự tôn trọng các quyền con


NO1 – Nhóm 9

2


Bài tập nhóm Luật bình đẳng giới
người và các quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc,
nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo”.
Quyền bình đẳng này tiếp tục được khẳng định và ghi nhận tại Điều 2 Tuyên
ngôn thế giới về nhân quyền: “Mọi người đều được hưởng các quyền tự do nêu
trong bản Tuyên ngôn này, không có bất kì sự phân biệt, đối xử nào về màu da, giới
tính, tôn giáo, chính kiến, hay quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, giống
nòi hay các tính trạng khác”.
Hiến pháp năm 1946 đã trịnh trọng tuyên bố: “Tất cả quyền bính trong nước
là của toàn thể nhân dân Việt Nam không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo,
giai cấp, tôn giáo”, “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” (Điều
9). Đây là điều không thể có được trong suốt chiều dài lịch sử Nhà nước phong kiến
Việt Nam. Sau hàng ngàn năm phải sống theo lễ giáo phong kiến hà khắc, nguyên
tắc bình đẳng nam, nữ được khẳng định đã trở thành hiện thực. Quyền bình đẳng
nam, nữ là một trong những giá trị bất hủ của Hiến pháp năm 1946. Điều này đồng
nghĩa với việc trẻ em trai và trẻ em gái trong gia đình cũng có quyền bình đẳng như
nhau. Tư tưởng tiến bộ này đã lần lượt được cụ thể hóa trong các bản Hiến pháp năm
1959, năm 1980, năm 1992.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, trẻ em là những người dưới 18 tuổi.
Gia đình đóng vai trò quan trọng, cơ bản trong việc hình thành nhận thức, thái độ về
các quan hệ giới – mối tương quan xã hội giữa địa vị, vị thế xã hội giữa nam và nữ
trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Thực hiện bình đẳng giới trong gia đình sẽ là cơ hội
tốt, là đòn bẩy quan trọng để tăng cường khả năng nhận thức bình đẳng giới của mỗi
cá nhân, đặc biệt là trẻ em. Trẻ em khi sinh ra có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng,

học tập và tham gia vui chơi, giải trí…Để bảo vệ quyền lợi của các con một cách
bình đẳng cũng như đảm bảo quyền bình đẳng giữa trẻ em trai và trẻ em gái, Luật
Hôn nhân và Gia đình năm 2000 đưa vấn đề “không thừa nhận sự phân biệt, đối xử
giữa các con” thành một nguyên tắc độc lập trong hệ thống các nguyên tắc cơ bản
NO1 – Nhóm 9

3


Bài tập nhóm Luật bình đẳng giới
của pháp luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam Tại khoản 4 Điều 18 Luật bình đẳng
giới năm 2006 đã quy định: “con trai và con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục,
và tạo điều kiện học tập, lao động, vui chơi giải trí và phát triển”. Do đó, nội dung
của bình đẳng giới giữa trẻ em trai và trẻ em gái trong gia đình thể hiện ở những
khía cạnh sau:
- Trong gia đình, trẻ em trai và trẻ em gái bình đẳng trong việc đảm bảo
quyền được sống. Tại khoản 2 Điều 5 Luật bình đẳng giới năm 2006 quy định giới
tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam và nữ. Giới tính mang tính chất bẩm sinh
được hình thành một cách tự nhiên trên cơ sở di truyền, là sản phẩm của quá trình
tiến hóa tự nhiên về sinh học của con người không bị thay đổi theo thời gian và môi
trường xã hội. Khi sinh ra không phân biệt trẻ em trai và trẻ em gái đều có quyền
được sống, bình đẳng về quyền được tôn trọng thân thể và nhân phẩm. Gia đình phải
áp dụng các biện pháp thích hợp để bảo vệ trẻ em trai và trẻ em gái khỏi mọi hình
thức bạo lực về thể xác hoặc tinh thần; không phân biệt đối xử, gây tổn thương hay
xúc phạm, ngược đãi dù là trẻ em trai hay trẻ em gái. Cha mẹ và những người khác
trong gia đình có trách nhiệm bảo đảm điều kiện sống cần thiết cho sự phát triển của
chúng
- Quyền bình đẳng về học tập giữa trẻ em trai và trẻ em gái: Quyền học tập là
một quyền cơ bản của trẻ em. Theo quy định tại Điều 33 Luật bình đẳng giới năm
2006 thì gia đình phải đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau cho con trai và con gái

trong học tập. Sự quan tâm, giáo dục của gia đình đối với trẻ em là môi trường quan
trọng giúp mỗi con người hòa nhập vào cộng đồng và xã hội, thích ứng với đòi hỏi
về nghề nghiệp, đạo đức, vốn sống của mỗi con người.Trẻ em trong gia đình được
cha mẹ tạo điều kiện được học tập, giữa trẻ em trai và trẻ em gái bình đẳng với nhau
về độ tuổi đi học cũng như trình độ học. Các thành viên khác trong gia đình không
được đối xử không công bằng, thiên vị giữa trẻ em trai và trẻ em gái về độ tuổi được
đến trường học tập. Hiện nay, tại Điều 16 Luật chăm sóc và giáo dục trẻ em năm
NO1 – Nhóm 9

4


Bài tập nhóm Luật bình đẳng giới
2004 quy định trẻ em học tiểu học trong các cơ sở công lập không phải đóng học
phí. Điều này thể hiện trách nhiệm của Nhà nước đảm bảo bình đẳng về học tập giữa
trẻ em trai và trẻ em gái, giữa trẻ em ở nông thôn, vùng dân tộc thiểu số so với trẻ
em ở thành thị. Trẻ em trai và trẻ em gái được tạo điều kiện học tập ở môi trường an
toàn, gần gũi và không phân biệt đối xử với tất cả các trẻ em thuộc mọi thành phần
khác nhau, là môi trường để trẻ phát triển về sức khỏe, lợi ích và tinh thần đảm bảo
bình đẳng nâng cao quyền lợi của các trẻ em gái trong việc nâng cao trình độ văn
hóa và trình độ học vấn.
- Bình đẳng về quyền chăm sóc y tế giữa trẻ em trai và trẻ em gái. Trẻ em có
quyền ngang nhau trong việc được hưởng sự quan tâm, chăm sóc của gia đình. Hiện
nay, việc chăm sóc cho trẻ em đã được luật hóa trong Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em năm 2004. Gia đình không được bỏ mặc, sao nhãng trong sự chăm sóc
đối với trẻ em gái. Trẻ em dù là trai hay gái, bị tàn tật về tinh thần hay thể chất đều
được chăm sóc, được hưởng một cuộc sống trọn vẹn và tử tế. Điều đó có nghĩa
không có trẻ em nào dù là trẻ em gái đều được hưởng chăm sóc chế độ dinh dưỡng
phù hợp với lứa tuổi như nhau trong gia đình.
- Bình đẳng giữa trẻ em trai và trẻ em gái trong việc thực hiện các công việc

trong gia đình. Điều này có nghĩa là giữa trẻ em trai và trẻ em gái trong gia đình
bình đẳng với nhau trong việc thực hiện các công việc của gia đình. Các thành viên
khác trong gia đình phân công đồng đều các công việc phù hợp với lứa tuổi, năng
lực của trẻ em trai và trẻ em gái như nhau.
- Trẻ em trai và trẻ em gái bình đẳng với nhau về thời gian nghỉ ngơi, được
vui chơi và tham gia các hoạt động giải trí, văn hóa và nghệ thuật phù hợp với lứa
tuổi. Gia đình tạo điều kiện cho trẻ em trai cũng như trẻ em gái có thời gian nghỉ
ngơi hợp lý, được vui chơi và tham gia các hoạt động khác như nhau.
III. THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG GIỚI GIỮA TRẺ EM TRAI VÀ TRẺ
EM GÁI TRONG GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY.
NO1 – Nhóm 9

5


Bài tập nhóm Luật bình đẳng giới
1. Thành tựu
Ngày nay, mặc dù những định kiến giới vẫn còn tồn tại, nhưng vị trí, vai trò
của phụ nữ và trẻ em gái nói chung trong gia đình và xã hội đã được nâng lên so với
trước. Cùng với sự phát triển của xã hội nhiều chuyên ngành khoa học ra đời trong
đó có khoa học giới và các khoa học có liên quan như Tâm lý học, Xã hội học, Dân
số học… nghiên cứu tiếp cận các vấn đề giới dưới nhiều góc độ khác nhau, đánh dấu
bước phát triển quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về giới trong sự phát triển
của xã hội. Có thể nhận thấy khoa học giới ra đời là cơ sở quan trọng để nghiên cứu
các vấn đề giới trong gia đình và xã hội, là cơ sở để hoạch định chính sách, ban hành
các văn bản pháp luật về vấn đề bình đẳng giới. Những quan điểm và chủ trương,
chính sách, Pháp luật của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề bình đẳng giới đã được
ban hành như Hiến pháp, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Dân sự, Luật Lao động, Luật
Bình đẳng giới… Trong nhiều năm nay, Việt Nam dẫn đầu khu vực Châu Á- Thái
Bình Dương về các chỉ số về bình đẳng giới qua việc cung cấp các dịch vụ y tế giáo dục tới trẻ em trai và trẻ em gái. Đến nay, các tỉnh đều có trung tâm chăm sóc

sức khỏe sinh sản, công tác phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em từng bước đẩy lùi.
Sự ra đời của Pháp lệnh dân số, Luật bình đẳng giới, Luật bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em đã giúp các gia đình ở cả thành thị và nông thôn có nhận thức đúng
đắn về bình đẳng giới. Từ đó, trong các gia đình tình trạng phân biệt đối xử giữa trẻ
em trai và trẻ em gái giảm đi đáng kể. Nhiều gia đình mặc dù sinh hai bé gái nhưng
vẫn thực hiện chính sách kế hoạch hóa không sinh thêm con nữa để đảm bảo đời
sống tốt, chăm sóc và giáo dục trẻ.
Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chính sách đi học ở các trường tiểu học công
lập không phải đóng phí để tạo điều kiện cho trẻ em trai và trẻ em gái trong gia đình
đều được đến trường học tập như nhau. Số lượng học sinh phổ thông từ năm 2000
đến 2009, số trẻ em gái đi học cấp III có tăng lên. Đây là một dấu hiệu tích cực để
đánh giá sự bình đẳng trong học tập. Gia đình ở nông thôn và các vùng dân tộc thiểu
NO1 – Nhóm 9

6


Bài tập nhóm Luật bình đẳng giới
số đã quan tâm tới việc học tập của cả trẻ em gái cũng như trẻ em trai. Nên số lượng
trẻ em gái được tham gia học tập cũng tăng lên. Trẻ em gái được tạo điều kiện bình
đẳng với trẻ em nam trong nâng cao trình độ văn hóa và trình độ học vấn. Tỷ lệ trẻ
em gái biết chữ trong số người biết chữ đã tăng lên đáng kể. Chênh lệch về số trẻ em
trai và trẻ em gái trong tất cả các cấp bậc được thu hẹp (báo cáo quốc gia của Việt
Nam, tháng 8 năm 2005 đã khẳng định điều này). Trẻ em trai và trẻ em gái trong gia
đình đã được đảm bảo các quyền được sống, học tập, chăm sóc sức khỏe, nghỉ ngơi
và tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí…

2000-2001
Nam Nữ


2005-2006
Nam Nữ

2006-2007
Nam Nữ

2007 - 2008
Nam Nữ

2008 - 2009
Nam Nữ

5127

4615

3781

3523

3622

3408

3576

3284

3501


3231

cơ 3123

2741

3277

3094

3415

2965

2973

2830

2808

2661

học phổ 1156

1016

1507

1468


1560

1515

1465

1557

1385

1543

Năm
Tiểu
học
Trung
học
sở
Trung
thông

Nguồn số liệu www.gso.gov.vn
Ta thấy từ 2000 cho đến năm 2009 thì số học sinh nữ đi học cấp 3 đã có chiều
hướng tăng lên đáng kể. Đây chính là dấu hiệu tích cực để đánh giá về bình đẳng
giới giữa trẻ em nam và trẻ em nữ trong gia đình trên phương diện giáo dục.
Vấn đề bình đẳng giới giữa trẻ em trai và trẻ em gái trong gia đình Việt Nam
còn được thể hiện trong lĩnh vực giáo dục, việc trẻ em gái được đến trường, học
hành đến nơi đến chốn để có việc làm ổn định đã không còn là chuyện hiếm, nó đã

NO1 – Nhóm 9


7


Bài tập nhóm Luật bình đẳng giới
rất phổ biến. Việc này đã được các bậc cha mẹ quan tâm, không còn sự quá phân
biệt đối xử giữ con trai và con gái trong nhà. Và hiện nay cũng do những tư tưởng
tiến bộ, các ông bố bà mẹ của nhiều các gia đình cũng đã không còn quá chú trọng
đến việc phải sinh con trai để nối dõi tông đường.
Vấn đề bình đẳng giới giữa trẻ em trai và trẻ em gái còn được thể hiện khá
bình đẳng trong công tác văn hóa – xã hội. Ngày nay không còn có sự phân biệt đối
xử giữa trẻ em trai và trẻ em gái trong việc tham gia vui chơi giải trí, tham gia công
tác xã hội....Các trẻ em trai và em gái ngày nay bình đẳng và có quyền ngang nhau
trong việc thực hiện vai trò của mình đối với gia đình và xã hội.
2. Hạn chế
- Trong việc đảm bảo quyền sống của trẻ em.
Hiện nay, đa số người dân khi có bầu họ sẵn sang đến các phòng khám tư
nhân để siêu âm giới tính thai nhi – mặc dù việc này đã bị nghiêm cấm. Nhiều
trường hợp khi phát hiện thai nhi là bé gái họ không ngần ngại bỏ đi để chờ lần sau
là con trai. Tình trạng nạo phá thai, lựa chọn giới tính của thai nhi trước khi sinh đã
làm cho nhiều đứa trẻ khi còn trong bụng mẹ đã bị tước đoạt quyền được sinh ra và
được sống. Phần lớn do áp lực từ phía gia đình. Do nước ta vẫn còn bị ảnh hưởng
bởi ý thức của hệ tư tưởng phong kiến “trọng nam kinh nữ”, các gia đình hay dòng
họ từ xưa và nay vẫn có tư tưởng coi trong việc sinh con trai. Họ quan niệm “nhất
nam viết hữu, thập nữ viết vô” tức là con trai thì một là có, mười con gái thì vẫn là
không và nếu không có con trai để nối dõi thì bị xem là tuyệt tự và khi bố mẹ, ông
bà chết đi sẽ không có người thờ cúng. Điều này dẫn đến ở nước ta vẫn còn bất bình
đẳng giữa trẻ em trai và trẻ em gái về các điều kiện đảm bảo cuộc sống ổn định.
Việc các gia đình coi trọng con trai dẫn đến khi sinh con ai cũng muốn sinh trẻ em
trai. Điều đó vô hình chung đang dẫn đến sự mất cân bằng giới tính.

Ở Việt Nam những năm gần đây tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) lại tiếp
tục tăng. Năm 2000, TSGTKS của Việt Nam ở mức 106 nam/100 nữ. Kết quả Tổng
NO1 – Nhóm 9

8


Bài tập nhóm Luật bình đẳng giới
điều tra dân số năm 2009 cho thấy, TSGTKS đã tăng đến ngưỡng là 110,5 nam/100
nữ. Như vậy hiện tượng mất cân bằng giới tính ở nước ta hiện nay đã đến mức đáng
báo động.
Nghiên cứu của Viện Khoa học Dân số, Gia đình và Trẻ em (2005) về tình
trạng giới tính khi sinh tại 6 tỉnh: Ninh Bình, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Bình
Định, Đồng Nai và Cần Thơ thì tỉ lệ giới tính của trẻ khi sinh trong thời kỳ 5 năm
(1999-2003) tại những tỉnh này là 115,6 nam/100 nữ. Tỉ lệ này cao hơn tỉ số tự
nhiên của trẻ khi sinh, trung bình 104 - 106 nam/100 nữ, tỉ lệ này được coi là cân
bằng đối với bất kỳ quốc gia nào.
Một nghiên cứu khác của Viện nghiên cứu Phát triển xã hội (2007) được thực
hiện trên cả nước cho thấy, tỉ lệ giới tính khi sinh đã có sự chênh lệch đáng kể. Có
tới 16 tỉnh, thành có tỉ lệ giới tính khi sinh từ 115 - 128 nam/100 nữ; ở 20 tỉnh,
thành khác là 111- 120 nam/100 nữ. Cụ thể, tại Kiên Giang, cứ 125 nam thì có 100
nữ; tại Sóc Trăng là 124 nam/100 nữ; tại Bắc Ninh là 123 nam/100 nữ; tại Bình
Định 107 bé trai/100 bé gái…
Tại hội thảo truyền thông về công tác dân số (15/6/2011) cho biết, Hà Nội
hiện có tỉ lệ sinh cao nhất đồng bằng sông Hồng. Trong 6 tháng đầu năm 2011, toàn
thành phố có 49.830 trẻ em ra đời, tăng gần 3.000 trẻ so với cùng kỳ năm 2010. Tỉ lệ
giới tính khi sinh mất cân bằng ở mức báo động khi có 118 nam/100 nữ.
- Bình đẳng quyền học tập giữa trẻ em trai và trẻ em gái.
Sự chênh lệch về tỉ lệ mù chữ của trẻ em trai so với trẻ em gái ngày càng
giảm. Tuy nhiên sự bất bình đẳng giới ở nước ta vẫn tồn tại ở nhiều dạng khác nhau,

ở từng thời gian và không gian khác nhau. Cuộc sống của hàng triệu trẻ em gái vẫn
còn bị phân biệt đối xử. Một số vùng khó khăn, gia đình đông con, trẻ em gái ít có
cơ hội đi học hơn. Phổ biến nhất ở nước ta hiện nay là số đông vẫn còn tư tưởng
trọng nam kinh nữ. Những hệ quả của bất bình đẳng giới trong giáo dục khi có
những bất bình đẳng trong việc tiếp cận nguồn lực của cuộc sống thì tất yếu dẫn đến
NO1 – Nhóm 9

9


Bài tập nhóm Luật bình đẳng giới
những hệ quả tiêu cực. Thực tế đã cho thấy điều này diễn ra ở Việt Nam, cho thấy
trẻ em chịu thiệt thòi trực tiếp từ việc các bà mẹ mù chữ hoặc không được đến
trường dẫn đến chất lượng chăm sóc con cái thấp, khiến tỷ lệ tử vong và suy dinh
dưỡng ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Những bà mẹ có trình độ học vấn cao thường có hành
vi chăm sóc con cái mình phù hợp hơn. Bất bình đẳng giới trong gia đình về quyền
học tập của trẻ em làm giảm chất lượng nguồn nhân lực trung bình của xã hội. Giả
định rằng, trẻ em trai và trẻ em gái có khả năng thiên bẩm như nhau và những đứa
trẻ có khả năng hơn sẽ được học tập và đào tạo nhiều hơn, thì việc thiên vị trẻ em
trai và trẻ em gái có nghĩa là những trẻ em có tiềm năng thấp hơn, như thế chất
lượng nguồn nhân lực trong nền kinh tế sẽ thấp hơn mức có thể đạt được và kìm
hãm tiềm năng tăng trưởng kinh tế.
Tỷ lệ đi học chung của nữ và nam trong cả nước ở bậc tiểu học đạt mức cao
và có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Năm học 2003-2004, tỷ lệ đi học
chung của nữ là 102,6%, của nam là 107,4%.
Tỷ lệ đi học chung của nữ và nam trong cả nước ở cấp trung học cơ sở cũng
đạt mức cao và có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Số liệu cho thấy mặc
dù đạt nhịp độ tăng ổn định trong những năm gần đây, song giữa tỷ lệ đi học chung
của nữ và nam bậc trung học cơ sở vẫn còn một khoảng cách chưa được thu hẹp, cụ
thể năm học 2003-2004, tỷ lệ này ở nữ là 86,5%, ở nam là 90,2%.

Đáng chú ý là ở một số địa phương khoảng cách này có xu hướng gia tăng, ví
dụ Cà Mau, tỷ lệ đi học chung năm học 2001-2002 của nữ là 58%, của nam là
67,3% thì đến năm học 2003-2004 tỷ lệ trên đối với nữ là 60%, trong khi tỷ lệ đối
với nam tăng lên 74%. Tình hình trên cho thấy tỷ lệ đi học chung của nữ ở bậc
trung học cơ sở còn chưa bền vững. Một trong những nguyên nhân của tình trạng
trên là tỷ lệ nữ học sinh vào trung học cơ sở thấp hơn mặc dù tỷ lệ tốt nghiệp tiểu
học cao hơn so với nam. Năm học 2002-2003 trong cả nước, tỷ lệ hoàn thành cấp
tiểu học của học sinh nữ là 82,7%, trong khi của học sinh nam là 78,9%. Cũng trong
NO1 – Nhóm 9

10


Bài tập nhóm Luật bình đẳng giới
năm đó, tỷ lệ chuyển cấp của học sinh nữ là 95,7% trong khi của học sinh nam là
100,5% do nhiều học sinh nam đã thôi học, nay quay trở lại trường học tiếp trung
học cơ sở, tuy nhiên, đáng chú ý là điều này đã không xảy ra với các em gái.
Tỷ lệ đi học chung ở trung học phổ thông năm học 2003-2004 của nữ là
45,2% và của nam là 45,7%. Tỷ lệ này đã tăng liên tục trong những năm gần đây.
Khoảng cách về tỷ lệ đi học chung của nữ và nam ở trung học phổ thông đang dần
được thu hẹp kể từ năm 2000 đến nay.
Tại một số vùng, tỷ lệ đi học chung của nữ ở bậc trung học phổ thông bị tụt
lại ở khoảng cách khá xa so với nam. Năm học 2003-2004, trong khi khoảng cách
này của cả nước là 0,5 điểm thì ở Đông Bắc là 2 điểm, Tây Bắc là 5,8 điểm và
Đồng bằng sông Cửu Long là 1,4 điểm. Riêng ở Tây Nguyên tỷ lệ của nữ cao hơn
nam là 2,5 điểm.
Một vấn đề cần quan tâm là mặc dù chênh lệch không lớn song tỷ lệ bỏ học
của học sinh nam là cao hơn so với nữ ở cả cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung
học phổ thông. Năm học 2002-2003, trong cả nước, tỷ lệ bỏ học ở cấp tiểu học của
học sinh nữ là 3,09%, của học sinh nam là 3,16%.

Nguyên nhân dẫn đến sự bất bình đẳng trên là do chính trong các hộ gia đình
đã định hình các mối quan hệ giới ngay từ đầu của quá trình xã hội hóa cá nhân và
truyền tải chúng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Có những định kiến giới của cha mẹ
biểu hiện như: quan niệm cho rằng các trẻ em gái không cần phải học nhiều mà cần
phải làm việc nội trợ giúp gia đình, con trai mới được đi học nhiều. Đời sống kinh tế
cũng ảnh hưởng rất nhiều đến bình đẳng giới trong giáo dục. Tình trạng nghèo đói
của gia đình, trình độ học vấn thấp của cha mẹ, các nghiên cứu xã hội giáo dục cho
thấy một tỷ lệ bỏ học rất đáng kể của những trẻ em xuất thân từ gia đình nghèo, cha
mẹ thậm chí không biết chữ sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
- Trong việc thực hiện các công việc trong gia đình.

NO1 – Nhóm 9

11


Bài tập nhóm Luật bình đẳng giới
Trong nhiều gia đình vẫn tồn tại sự phân công chênh lệch các công việc trong
gia đình đối với trẻ em trai và trẻ em gái. Trẻ em gái phải bắt đầu làm việc khi còn ít
tuổi trong khi trẻ em trai có nhiều cơ hội được đến trường học tập. Trẻ em gái
thường phải làm các công việc vô hình, những hoạt động không được trả lương như
nấu nướng, quét dọn và chăm sóc người thân trong gia đình. Những gia đình có mẹ
đi làm thì con gái lớn trong gia đình phải ở nhà làm việc nội trợ và chăm sóc gia
đình. Họ cũng phải thường xuyên làm các công việc không được trả lương như: làm
việc cho doanh nghiệp của gia đình. So với trẻ em trai, trẻ em gái không được đến
trường hoặc phải gánh chịu gánh nặng gấp ba việc nhà, việc học tập ở trường và việc
làm kinh tế.
Ngày càng có nhiều trẻ em gái phải bắt đầu kiếm sống vì nhu cầu kinh tế để
tồn tại. Công việc của trẻ em gái thường bấp bênh và chất lượng thấp. Trong các
việc làm không công khai và không được kiểm soát như giúp việc gia đình thì trẻ em

gái chiếm tỷ lệ nhiều hơn so với trẻ em trai làm cho nguy cơ bị bóc lột lao động.
Nhiều trẻ em gái được trả công ít hơn so với trẻ em trai và nam giới khi làm
cùng một loại công việc và trẻ em gái có quyền kiểm soát ít hơn số tiền mà họ nhận
được. Nếu trẻ em gái tiêu tiền kiếm được thì chủ yếu là các chi tiêu trong gia đình
của họ.
- Về quyền được chăm sóc.
Những gia đình mà chỉ có một người mẹ làm chủ gia đình thì trẻ em bị thiệt
thòi hơn so với những đứa trẻ trong các gia đình khác, trẻ em gái đặc biệt có nguy cơ
bị buôn bán. Trẻ em gái có thể bị bố mẹ bán đi hoặc cho không với hứa hẹn về một
cuộc sống tốt đẹp hơn cho chúng. Những đứa trẻ này cuối cùng thường gánh chịu
những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất. Ở nông thôn và một số vùng dân tộc
thiểu số, người mẹ phải đi làm không có cơ hội chăm sóc con cái và cho con tới
trường thì sẽ mang con theo tới nơi làm việc. Trẻ em gái sống trong các gia đình khó
khăn sẽ ít được quan tâm hơn so với trẻ em trai. Bởi phần lớn trong họ vẫn tồn tại tư
NO1 – Nhóm 9

12


Bài tập nhóm Luật bình đẳng giới
tưởng trọng nam khinh nữ. Mặt khác, chế độ dinh dưỡng đối với trẻ em trai và trẻ
em gái có sự chênh lệch nên có nhiều trẻ em bị suy dinh dưỡng, gầy gò.
- Về thời gian nghỉ ngơi, vui chơi và tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ
thuật phù hợp với lứa tuổi.
Trong phần lớn các gia đình trẻ em trai thường được ưu tiên không phải tham
gia vào các hoạt động vô hình trong gia đình. Trẻ em trai có thời gian nghỉ ngơi, vui
chơi và tham gia các hoạt động giải trí khác nhiều hơn so với trẻ em gái. Ví dụ như:
trẻ em gái khi đến trường học xong về nhà phải giúp bố mẹ làm các công việc trong
gia đình, trẻ em gái ở nông thôn học xong về phải giúp bố mẹ nấu cơm, thái rau,
bèo, nấu cám, cho lợn ăn. Trong khi thời gian đó thì trẻ em trai được nghỉ ngơi, cùng

bạn tham gia các hoạt động giải trí khác. Do đó, các gia đình không nên có sự chênh
lệch về thời gian nghỉ ngơi giữa các trẻ. Điều này đòi hỏi sự cân đối thời gian hợp lý
để cả trẻ em gái và trẻ em trai đều được nghỉ ngơi, tham gia vui chơi giải trí như
nhau, đảm bảo phát triển trí tuệ và thể lực của trẻ.
3. Giải pháp bình đẳng giới giữa trẻ em trai và trẻ em gái trong gia đình
Thứ nhất, phân biệt đối xử về giới trong gia đình là vấn đề cần giải quyết để
từ đó đạt được mục tiêu bình đẳng giới một cách thực chất. Vì gia đình là trường học
đầu tiên của trẻ, mọi cử chỉ, hành vi của người lớn đều được trẻ em tiếp thu và hình
thành trong nhân cách của trẻ. Những biểu hiện của bình đẳng giới ngày càng phổ
biến trên nhiều lĩnh vực và dần được nhận thức sâu sắc trong nhiều người dân. Tuy
nhiên, không thể phủ nhận trên thế giới và đặc biệt ở Việt Nam hiện còn nhiều quan
điểm bảo thủ, ủng hộ cho sự phân biệt giới. Định kiến giới được hình thành từ rất lâu
và nó ăn sâu vào trong quan niệm của mọi người. Định kiến giới là sự đề cao hay
tuyệt đối hóa các đặc điểm và tính chất, vai trò của phụ nữ hoặc nam giới thường
không đúng và hạn chế cá nhân thực hiện những việc mà người đó có khả năng làm.
Ví dụ như ở Việt Nam hiện nay trong gia đình trẻ em trai được ưu tiên và tạo mọi

NO1 – Nhóm 9

13


Bài tập nhóm Luật bình đẳng giới
điều kiện còn trẻ em nữ không được quan tâm mà thế nào cũng được… Vì lẽ đó xóa
bỏ định kiến giới phải là việc làm thường xuyên, bền bỉ, rộng khắp.
Thứ hai, để thực hiện tốt bình đẳng giới trong gia đình cần tăng cường tuyên
truyền giáo dục các vấn đề giới, bình đẳng giới trong gia đình được quy định trong
các chủ trương, chính sách, Pháp luật của Đảng và Nhà nước ta đặt ra. Từ cơ sở đó
mỗi người ý thức tốt về vấn đề bình đẳng giới trong gia đình, là cơ sở quan trọng để
xây dựng gia đình “no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc”. Đẩy mạnh giáo dục

khoa học giới trong hệ thống nhà trường, giúp cho trẻ em nhận thức được những vấn
đề giới và bình đẳng giới một cách cơ bản và có hệ thống. Từ đó các em có ý thức
trách nhiệm trong xây dựng gia đình sau này. Nâng cao nhận thức và ý thức trách
nhiệm của công dân trong việc thực hiện Luật bình đẳng giới ở nước ta hiện nay, để
từ đó mỗi người có ý thức trách nhiệm trong thực hiện bình đẳng giới. Trách nhiệm
thực hiện bình đẳng giới không chỉ là của mỗi cá nhân, mà là trách nhiệm của mỗi
gia đình, các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức nghề nghiệp.
Thực hiện bình đẳng giới trong gia đình nên được đưa thành tiêu chí quan trọng
trong xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, khu phố văn hóa…
Thứ ba, tạo mọi điều kiện cho trẻ em trai và trẻ em gái được học tập, phát
triển. Đồng thời, đổi mới và phát triển mạng lưới tư vấn sức khỏe sinh sản, giáo dục
giới tính và tình dục an toàn vị thành niên, vận động nam nữ áp dụng các biện pháp
tránh thai; tuyên truyền, hướng dẫn phụ nữ biết cách chăm sóc sức khỏe sinh sản cho
bản thân và trẻ em trong gia đình.
Thứ tư, Nhà nước có thể thực hiện chính sách bãi bỏ học phí ở một trong hai
cấp cao hơn cấp tiểu học và khuyến khích cha mẹ, cộng đồng đầu tư vào giáo dục trẻ
em gái
Thứ năm, giáo dục trẻ em trai và trẻ em gái về lợi ích của bình đẳng giới và
cùng đưa ra quyết định có thể giúp tạo ra mối quan hệ tốt hơn trong gia đình.

NO1 – Nhóm 9

14


Bài tập nhóm Luật bình đẳng giới
Thứ sáu, thực hiện tuyên truyền sâu rộng luật bình đẳng giới. Người làm công
tác giáo dục truyền thông về bình đẳng giới phải có kiến thức về giới và bình đẳng
giới để tuyên truyền phổ biến cho mọi người đều hiểu được nam nữ, trẻ em trai và
trẻ em gái không bị phân biệt đối xử về giới không chỉ là chuyện trong gia đình mà

là vấn đề toàn xã hội. Đây chính là những tiền đề quan trọng để biến các quy định
của luật bình đẳng giới thành thực tiễn cuộc sống.

KẾT LUẬN
Hiện nay, bình đẳng giới nói chung và vấn đề bình đẳng giới giữa trẻ em trai,
trẻ em gái trong gia đình nói riêng vẫn đang là vấn đề được pháp luật nước ta quan
tâm và được toàn xã hội chung tay góp sức xây dựng. Trong đó, việc nhận thức được
vị trí vai trò, sự bình đẳng cũng như việc tạo điều kiện phát triển ngang bằng, như
nhau giữa trẻ em nam, trẻ em nữ có ý nghĩa quan trọng trong việc hướng tới bình
đẳng giới. Muốn vậy, cũng cần phải vận động, tuyên truyền mạnh mẽ hơn nữa để
mọi người thay đổi cách nhìn thiên lệch về vai trò của người phụ nữ, của trẻ em gái
trong gia đình để dần dần tiến tới xóa bỏ thái độ trọng nam khinh nữ. Bên cạnh đó,
Nhà nước cùng các cấp các ngành cần ưu tiên tạo điều kiện cho trẻ em gái có cơ hội
học hành, cơ hội được chăm sóc, cơ hội phát triển như trẻ em nam; các tổ chức đoàn
thể cần quan tâm hơn nữa đến đời sống vật chất tinh thần, kiên quyết dẹp bỏ những
tập tục lạc hậu nhằm nâng cao vai trò và vị thế của trẻ em gái, đặc biệt ở các vùng
nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

NO1 – Nhóm 9

15


Bài tập nhóm Luật bình đẳng giới

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật bình đẳng giới năm 2006.
2. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004.
3. Vũ Thị Thu Huyền – Bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình
theo pháp luật Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, 2011.


NO1 – Nhóm 9

16



×