Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Quá trình làm sáng tỏ vụ án giết người- cướp của

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.66 KB, 12 trang )

Mục lục
A. LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………..
B. NỘI DUNG……………………………………………………………..
I. Lý luận chung về một số hoạt động điều tra………………………….
1. Hoạt động khám nghiệm hiện trường……………………….
2. Trưng cầu giám định pháp y………………………………...
3. Khám nhà ở………………………………………………….
II. Quá trình làm sáng tỏ vụ án giết người- cướp của………………….
1. Hoạt động khám nghiệm hiện trường………………………
2. Trưng cầu giám định pháp y………………………………..
3. Khám nhà ở………………………………………………….
III. Nhận xét, đánh giá.
C. KẾT BÀI………………………………………………………………..

Trang
1
1
1
2
2
3
4
4
6
7
9
10

A. LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, khi nền kinh tế càng phát triển thì các loại tội phạm ngày càng gia tăng về
số lượng và mức độ nguy hiểm. Để nhanh chóng đưa các vụ án hình sự ra ánh sáng, trừng


trị nghiêm khắc những kẻ phạm tội thì giai đoạn đầu tiên và rất quan trọng chính là hoạt
động điều tra tội phạm. Đối với các loại tội phạm khác nhau thì cần tiến hành các hoạt
động khác nhau. Để hiểu thêm về vấn đề này thì em xin đưa ra một vụ án hình sự gây xôn
xao dư luận gần đây để lý giải thêm quá trình điều tra vụ án của cơ quan điều tra. Nội
dung vụ án như sau:
1


“ Khoảng 6h ngày 5/3, trên đường đi làm rừng, khi chạy xe máy vào đập Hố Cau để
đốn hạ gỗ keo, hai anh Cao Kim Lực và Ngô Ngọc Tuấn (trú tại huyện Hòa Vang, Đà
Nẵng) đã phát hiện xác một người đàn ông nằm bất động bên lề đường đất dẫn vào Trại
chăn nuôi heo Trung Sơn (thuộc địa bàn thôn Hòa Phát, xã Hòa Phú). Tưởng là người
say rượu ngủ quên nên hai anh dừng xe lại xem. Khi phát hiện trên người nạn nhân đầy
vết máu, anh Tuấn hốt hoảng chạy đến công an xã báo, còn anh Lực ở lại bảo vệ hiện
trường. Sự việc nhanh chóng được báo đến các cơ quan chức năng của huyện Hòa Vang ,
TP. Đà Nẵng. Xác định đây là một vụ án giết người- cướp tài sản, cơ quan điều tra huyện
Hòa Vang đã nhanh chóng tiến hành các hoạt động điều tra như khám nghiệm hiện
trường, tiến hành giám định pháp y và tiến hành khám xét nhà ở của nghi can. Nhanh
chóng đưa vụ án ra ánh sáng chỉ trong 20 ngày”.
B. NỘI DUNG
I. Lý luận chung về một số hoạt động điều tra.
Khi một vụ án xảy ra thì để làm sáng tỏ một vụ án, nhanh chóng đưa vụ án ra ánh
sáng, bắt người thực hiện hành vi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nguy
hiểm của mình thì cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành rất nhiều hoạt động như lấy lời
khai người làm chứng, khám nghiệm hiện trường; trưng cầu giám định pháp y, giám định
kỹ thuật hình sự, khám xét người, nhà ở, chỗ làm việc, thực nghiệm điều tra…Tuy nhiên,
trong khuân khổ bài viết này thì em chỉ xin đi sâu vào 3 hoạt động : khám nghiệm hiện
trường, trưng cầu giám định pháp y và khám xét nhà ở.
1. Hoạt động khám nghiệm hiện trường.
Khám nghiệm hiện trường được hiểu là “Biện pháp điều tra được tiến hành tại hiện

trường nhằm phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quản nghiên cứu, đánh giá dấu vết, vật
chứng của các vụ phạm tội hoặc vụ việc có tính hình sự đã xảy ra”1. Khi tiến hành khám
nghiệm hiện trường thì điều tra viên cần tuân thủ các quy định về trình tự, thủ tục, nội
dung được quy định tại điều 150 BLTTHS. Như vậy, khám nghiệm hiện trường là hoạt
động tố tụng, đồng thời là hoạt động nghiệp vụ của Cơ quan Điều tra (CQĐT) được tiến
hành tại nơi xảy ra tội phạm và những nơi khác mà CQĐT thấy cần thiết phải khám
1

Đại học Luật Hà Nôi, Giáo trình Khoa học điều tra tội phạm, Nxb. Công an nhân dân, trang 75

2


nghiệm nhằm phát hiện, thu thập, củng cố, kiểm tra những tài liệu, dấu vết, tang vật,
chứng cứ và những thông tin khác về vụ án, về người thực hiện hành vi phạm tội… nhằm
làm sáng tỏ những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự theo qui định
BLTTHS năm 2003. Khám nghiệm hiện trường có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát
hiện tội phạm, không khám nghiệm hoặc khám nghiệm không đúng trình tự thủ tục sẽ để
lọt tội phạm hoặc dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng khác.
2. Trưng cầu giám định pháp y.
Trong các vụ án giết người thì khi nhận định nghi nạn nhân bị giết hoặc chết do một
nguyên nhân bạo lực hoặc một tác động khách quan nào khác, chết bất thường chưa rõ
nguyên nhân, các vụ tai nạn giao thông… thì ngoài việc khám nghiệm, còn phải trưng cầu
giám định pháp y . Trưng cầu giám định pháp y trong điều tra hình sự là “hoạt động điều
tra của cơ quan có thẩm quyền, được tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng
hình sự quy định, sử dụng các nhà chuyên môn tiến hành giám định tư pháp để kết luận
các vấn đề chuyên môn nhằm thu thập, củng cố, kiểm tra, đánh giá, xác lập chứng cứ,
phục vụ điều tra, xử lý vụ án hình sự” 2. Trưng cầu giám định sẽ giúp cơ quan điều tra xác
định được thủ phạm, phương pháp, phương tiện, thủ đoạn phạm tội, từ đó làm cơ sở áp
dụng các biện pháp như bắt, khám xét, hỏi cung; xác định đối tượng tác động của tội

phạm và những thiệt hải xảy ra, góp phần xác định khách thể trực tiếp của tội phạm cụ
thể, xác định có hay không tội phạm xảy ra, tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm;
xác định năng lực trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo hoặc năng lực nhận thức, khả
năng khai báo đúng đắn của người làm chứng, người bị hại đối với những tình tiết của vụ
án, trong trường hợp có sự nghi ngờ về tình trạng tâm thần của những người này; Bên
cạnh đó thì căn cứ vào kết quả trưng cầu giám định để phát hiện những nguyên nhân, điều
kiện thực hiện tội phạm, những sơ hở thiếu sót của cơ quan, tố chức, cá nhân và thủ đoạn
hoạt động của kẻ phạm tội, từ đó có tác dụng phục vụ việc phòng ngừa, đấu tranh chống
tội phạm. Như vậy, việc trưng cầu giám định pháp y có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với
hoạt động điều tra hình sự.
3. Khám xét nhà ở.
2

Đại học Luật Hà Nôi, Giáo trình Khoa học điều tra tội phạm, Nxb. Công an nhân dân, trang 209-210

3


Khám xét nhà ở là biện pháp điều tra được tiến hành bằng cách tìm tòi, lục soát toàn
bộ chỗ ở, đồ vật có trong phạm vi khu vực chỗ ở và những vùng lân cận của nó. Việc
khám nhà ở phải tuân theo trình tự và thủ tục quy định tại các điều 140, 141, 143 Bộ
LTTHS năm 2003. Việc khám nhà ở nhằm phát hiện, thu giữ công cụ, phương tiện phạm
tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có, đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án; Phát
hiện, thu giữ những đồ vật, tài sản phục vụ cho việc bồi thường thiệt hại hoặc những đồ
vật, tài liệu thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành; Phát hiện tội phạm đang có lệnh truy nã,
xác chết hoặc người bị bắt cóc. Đây được xem là công tác rất phức tạp và khó khăn do đó
đòi hỏi cơ quan điều tra phải có chiến thuật và phương pháp khám xét phù hợp để đạt
được hiệu quả cao nhất.
II. Quá trình làm sáng tỏ vụ án giết người- cướp tài sản.
1. Khám nghiệm hiện trường.

Hiện trường là nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm, nơi chứa đựng các thông tin về
hành vi phạm tội của vụ án mà cơ quan điều tra cần tiến hành nghiên cứu, khám nghiệm.
Công tác khám nghiệm hiện trường không đơn thuần chỉ là viết biên bản, chụp ảnh, vẽ sơ
đồ hiện trường mà vấn đề cốt lõi của nó là phải khai thác được tối đa các thông tin, dấu
vết, vật chứng ở hiện trường để xác định tính chất của vụ việc, thủ phạm gây án, phương
thức, thủ đoạn gây án của đối tượng, làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án qua
đó triển khai các biện pháp kỹ thuật đặc biệt để phòng ngừa phục vụ đắc lực cho hoạt
động điều tra. Để công tác khám nghiệm đạt hiệu quả thì đòi hỏi ĐTV phải tỉ mỉ, tư duy
lôgíc khoa học dựa trên kiến thức chuyên môn khoa học, lý luận nghiệp vụ có sự hỗ trợ
của các phương tiện kỹ thuật chuyên dùng hiện đại để khám phá ra vụ án. Bên cạnh đó thì
khám nghiệm hiện trường đòi hỏi phải nhanh chóng, kịp thời vì các dấu vết có tại hiện
trường dễ bị mất, thay đổi bởi các yếu tố môi trường, con người, điều này sẽ gây khó khăn
khi điều tra phá án.
Trong vụ án thì sau khi nhận được tin báo của người dân, cơ quan điều tra đã đến
hiện trường để nhanh chóng tiến hành khám nghiệm. Phát hiện nạn nhân nam chết trong
tư thế nằm ngửa, chiều cao trên 1m6, mặc quần tây, áo sơ mi ca-rô sọc trắng nhuốm đỏ
máu tươi, chân mang giày đen, túi quần có 1 ĐTDĐ. Cạnh tử thi có 3 vùng máu dính trên
cỏ, 2 dao nhọn Thái Lan dính máu, 1 hòn đá có dính máu, 1 bút bi và một số tiền lẻ loại
4


5.000 đồng và 50.000 đồng. Đặc biệt, tại hiện trường cơ quan điều tra còn tìm thấy trong
túi áo nạn nhân có mẩu thẻ lên máy bay ghi tên Trần Nam Hoàng, đáp chuyến bay của
Vietnam Airlines 19h30 ngày 4.3 từ TP HCM đi Đà Nẵng. Ngoài ra, trên người nạn nhân
không còn giấy tờ, tư trang gì khác . Theo người dân quanh vùng thì nạn nhân không phải
là địa phương, Người bị giết chắc chắn đến từ nơi khác và nhiều khả năng chính là anh
Hoàng ( tên của người trên thẻ lên máy bay) . Nhận định ban đầu của cơ quan điều tra đây
có thể là một vụ giết người cướp tài sản. Tung tích của nạn nhân lúc này vẫn là một ẩn số.
Lực lượng điều tra đã tổ chức nhiều mũi để xác minh nhân thân bị hại. Đây là yếu tố quan
trọng để xác định mối liên hệ giữa bị hại với hung thủ cũng như phân tích nguyên nhân,

động cơ gây án...Sau nhiều nỗ lực tìm kiếm, điều tra thì nhân thân của nạn nhân cũng
được hé lộ. Rà theo manh mối là mẩu thẻ lên máy bay ghi tên Trần Hoàng Nam thì các
điều tra viên đã liên hệ với Cảng Hàng không Đà Nẵng để xác nhận thông tin liên quan
đến người có tên trong mẫu thẻ: Theo thông tin trên CMND khi làm thủ tục đăng ký, hành
khách Trần Nam Hoàng, sinh năm 1977, trú khu phố 3, phường Bình Hưng Hòa B, quận
Bình Tân, TP HCM. Được sự hỗ trợ nhiệt tình của Công an phường Bình Hưng Hòa B,
hơn 30 phút sau, Phòng PC45 Công an Đà Nẵng đã liên hệ trực tiếp qua điện thoại với chị
Nguyễn Thị Hòa - vợ của Hoàng. Bằng biện pháp nghiệp vụ thì cơ quan điều tra đã xác
định được nạn nhân chính là Trần Nam Hoàng- Giám đốc Công ty TNHH MTV Hoàng
Thịnh Phát, kinh doanh buôn bán máy móc, thiết bị sản xuất đồ gỗ. Từ đây, vụ án giết
người dần được hé lộ.
Như vậy, hoạt động khám nghiệm hiện trường có ý nghĩa rất quan trọng trong quá
trình giải quyết vụ án. Việc khám nghiệm hiện trường tốt sẽ giúp Cơ quan điều tra xác
định đúng hướng điều tra, xây dựng đúng giả thuyết điều tra và đối tượng phạm tội…
nhằm chứng minh tội phạm và người phạm tội. Ngược lại, nếu hoạt động này thực hiện
không tốt sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả các hoạt động điều tra tiếp theo, thậm chí có
thể dẫn đến bỏ lọt tội phạm hoặc làm oan người vô tội. .Đối với vụ án giết người- cướp của
nói trên thì công tác khám nghiệm hiện trường kịp thời, tỉ mỉ có vai trò rất quan trọng đối
với việc tìm ra sự thật của vụ án như phát hiện, thu thập, bảo quản được rất nhiều dấu vết,
vật chứng rất có giá trị đối với vụ án cũng như phục vụ cho các hoạt động khác như nhận
5


dạng nạn nhân, hung thủ, trưng cầu giám định pháp y. Cụ thể là : Lúc ban đầu việc xác
nhận nhân thân của nạn nhân rất khó khăn bởi hiện trường của vụ án ở vùng rừng núi hẻo
lánh, vụ án lại không có nhân chứng, những thông tin liên quan đến nạn nhân không được
nhiều vì nạn nhân là người vùng khác . Tuy nhiên thì việc thực hiện tốt công tác khám
nghiệm hiện trường đã phát hiện ra một vật chứng có giá đấy là “mẩu thẻ lên máy bay”, từ
đó tìm ra được nhân thân của nạn nhân, mở ra hướng điều tra cho hoạt động điều tra của
cơ quan điều tra. Bên cạnh đó thì những dấu vết, vật chứng như vết máu, tiền, con dao…

để lại thì cơ quan điều tra có nhận định đây là hiện trường chính của vụ án một vụ giết
người- cướp của, những con dao dính máu thu được tại hiện trường có thể là hung khí gây
án. Xét trong mối tương quan giữa nạn nhân và thủ phạm thì có thể đó là nam giới, là
người mà nạn nhân đã biết trước vì địa điểm gây án và những dấu vết để lại hiện trường
và trên thi thể nạn nhân. Từ những kết quả thu được của việc khám nghiệm hiện trường
thì cơ quan điều tra đã có xác định được phương pháp, kế hoạch, hướng điều tra cụ thể.
Tạo cơ sở, thuận lợi cho các hoạt động sau.
2. Trưng cầu giám định pháp y.
Những dấu vết tưởng chừng nhỏ nhặt nhất như: dấu chân, dấu vân tay, vết bầm trên
thân thể nạn nhân, hoặc đôi khi chỉ là một vài vết trầy xước trên một đồ vật, sự xê dịch bất
thường của những đồ đạc trong nhà đều mang một thông điệp và có một ý nghĩa đặc biệt
riêng, nếu biết cách giải mã, chúng sẽ "lên tiếng”. Và đấy là nhiệm vụ của các giám định
viên. Việc khám nghiệm hiện trường đã thu thập được những dấu vết và vật chứng quan
trọng, phục vụ cho quá trình điều tra sau này. Cùng với công tác khám nghiệm hiện
trường thì những tài liệu, kết luận khám nghiệm của pháp y cũng là một nguồn quan trọng
để điều tra viên triển khai kế hoạch điều tra cho chuẩn, đúng hướng và tốn ít công sức
nhất nhưng lại đạt hiệu quả cao với thời gian ngắn nhất.
Quay trở lại vụ án giết người- cướp tài sản nói trên thì căn cứ vào dấu vết tử thi và
hiện trường để lại, bước đầu cơ quan CSĐT nhận định, nhiều khả năng đây là vụ án giết
người bằng dao. Do hiện trường vụ án xa khu dân cư và thân nhân Trần Nam Hoàng ở
TPHCM không đến kịp nên cơ quan CSĐT CATP, đại diện Viện kiểm sát thống nhất
phương án đưa tử thi về Nhà xác TP bảo quản và tiến hành mổ tử thi để xác định nguyên
6


nhân cái chết. Sau khi khám nghiệm tử thi thì kết luận: nạn nhân bị 12 vết đâm, trong đó
có 5 vết ở nền cổ trái, 1 ở cổ, và 3 ở vùng cánh tay, 4 vết thương ở bụng, các vết thương
để lại trên thi thể của nạn nhân có đặc điểm có vết thương sâu 3-5cm; rìa vết thương gọn,
thành vết thương phẳng;miệng vết thương có hình khe, hình dạng của thành các vết
thương khác nhau về chiều dài. Xác định ban đầu là do 2 vật sắc gây ra, có thể là dao. Bên

cạnh đó thì trên đầu nạn nhân còn có một số vết bầm do vật cứng gây ra. Đối chiếu với
mẫu máu thu được trên 2 con dao Thái lan thu được tại hiện trường và mẫu máu của nạn
nhân, cùng với việc khám nghiệm các vết đâm thì GĐV kết luận nguyên nhân dẫn đến tử
vong do đứt động mạch cổ, 2 con dao thu được tại hiện trường chính là công cụ gây án,
trực tiếp dẫn đến cái chết của nạn nhân, và vết bầm trên đầu là do hòn đá gây nên- tuy
nhiên không phải là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của nạn nhân. Dựa vào đặc điểm
của vết thương và nhiệt độ của tử thi thì giám định viên khẳng định nạn nhân chết trong
khoảng thời gian từ 20h-22 giờ ngày 4 tháng 3. Trên cả 2 con dao Thái lan thu được tại
hiện trường không có dấu vân tay của hung thủ, có thể hung thủ đã lau sạch hoặc dùng
găng tay khi sử dụng nó để gây án. Như vậy, việc tiến hành trưng cầu giám định pháp y đã
giúp các điều tra viên tìm ra được thủ đoạn, phương tiện, tính chất nguy hiểm của vụ án
cũng như thời gian gây án của hung thủ để có thể xác định những đối tượng nghi vấn có
tiếp xúc với nạn nhân trong khoảng thời gian trước khi nạn nhân bị chết , từ đó làm cơ sở
cho việc áp dụng các biện pháp như bắt, khám xét, hỏi cung sau này.
Sau khi được sự phối hợp cung cấp các thông tin của vợ nạn nhân về những đối tác
làm ăn trước đó của nạn nhân. Bằng các biện pháp điều tra thông tin thì cơ quan giám
định tìm ra được chủ của thuê bao số điện thoại còn lại 0905441170 là Nguyễn Hồng Phú.
Trùng hợp thay, tên chủ thuê bao cũng trùng với địa chỉ mail của nghi can
“” đã kết nối với hộp Email của Công ty Hoàng Thịnh
Phát. Phối hợp với các hoạt động điều tra khác thì cơ quan điều tra đã xác định được
nghi can số 1 là Nguyễn Hồng Phú (SN 1988), giám đốc Công ty TNHH MTV Phú Quý
Lâm (có trụ ở tại tổ 9, phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng). Phú được triệu
tập đến phòng điều tra. Trong quá trình lấy lời khai thì phát hiện trên bàn tay phải của Phú
có 2 vết đứt sắc cạnh vừa được khâu lại, cán bộ điều tra nhận định những vết thương này
7


có liên quan đến việc sử dụng dao gây án quyết định “phủ đầu” để trấn áp. Tuy nhiên,
Nguyễn Hồng Phú điềm nhiên giải thích lúc 7 giờ sáng cùng ngày, Phú vận hành máy cưa
tại xưởng của mình và bị lưỡi cưa cắt đứt. Phú khai đã đến Trạm y tế phường Hòa Hiệp

Bắc để khâu vết thương. Tuy nhiên qua tìm hiểu, người thân của Phú đều không nghe hắn
nói gì về tai nạn này. Làm việc với cơ quan Công an, y tá ở đây xác nhận lúc 8 giờ cùng
ngày, Phú có đến nhờ khâu vết thương. Tuy nhiên, việc ngụy biện của Phú không qua nổi
mắt của giám định viên bởi đặc điểm vết thương trên tay của Phú phải tồn tại cách đấy 5
tiếng trước khi đến trạm xá vì vết máu đã đông cứng, màu đen thẫm. Như vậy, kết quả
trưng cầu giám định rất quan trọng đối với hoạt động điều tra bởi nếu không có kết luận
giám định thì cơ quan điều tra rất khó xác định được những tình tiết có liên quan như thời
gian, thủ đoạn, công cụ gây án….bởi nạn nhân bị giết chết trong vụ án này không có nhân
chứng, hiện trường vụ án lại xa khu dân cư và người dân địa phương lại không biết gì về
nạn nhân. Từ việc phân tích những vết máu để lại trên vật chứng, trên thi thể nạn nhân mà
xác định được công cụ gây án, phương thức gây án của thủ phạm, từ đó có thể truy tìm thủ
phạm dễ dàng, nhanh chóng đưa vụ án ra ánh sáng, đồng thời còn có thể xác định lời khai
của bị can có sơ hở hay gian dối hay không. Kết quả trưng cầu giám định pháp y cũng là
“minh chứng sống”, “lời kết tội thép” vững chắc, khách quan nhất đối với những nghi can
cố tình trốn tội, buộc bọn chúng phải đầu hàng.
3. Khám xét chỗ ở.
Thường thì khi gây án xong hung thủ thường cố tình che dấu, huy công cụ, phương
tiện gây án. Để hoàn thành vụ án thì công tác khám xét nhà ở cũng rất quan trọng. Trường
hợp có nghi vấn nhà ở, nơi làm việc của thủ phạm chứa chấp công cụ, phương tiện gây án,
những tài liệu có liên quan đến vụ án thì việc khám xét nhằm tìm tòi, lục soát chỗ ở của bị
can để tìm ra những vật chứng có liên quan đến vụ án.

8


Cơ quan CSĐT CATP Đà Nẵng công

Cơ quan CSĐT CATP Đà Nẵng thực hiện

bố lệnh khám xét nhà riêng Nguyễn


lệnh khám xét, thu giữ tang vật vụ án tại

Hồng Phú.
nhà riêng Nguyễn Hồng Phú.
Đối với vụ án giết người- cướp của nói trên, tại cơ quan điều tra thì các cán bộ điều tra
viên đã sử dụng các chiến thuật hỏi cung bị can. Cuối cùng thì Phúc đã khai nhận sau khi
gây án xong, Phú lấy tài sản của nạn nhân mang về nhà riêng ở tổ 9, P. Hòa Hiệp Bắc cất
giấu, những tang vậy trên, Phú mang về nhà cất giấu trong tủ chén và trên trần la thông
nhà bếp trong lúc cả nhà đều ngủ nên không hay biết gì. Từ lời khai của Phú, 23 giờ cùng
ngày, Thượng tá Trần Mưu - Trưởng Phòng CSĐTTPVTTXH, Phó thủ trưởng cơ quan
CSĐT Công an thành phố Đà Nẵng ký quyết định bắt khẩn cấp Phú và trực tiếp thực hiện
lệnh khám xét nhà riêng của y tại tổ 9, P. Hòa Hiệp Bắc. Trước sự chứng kiến của chính
quyền địa phương, tại khu vực bếp nấu ăn của ngôi nhà cũ, ông Nguyễn Phúc (cha ruột
Phú) tự tay kiểm tra trong ấm pha trà có cất giấu nhiều tiền loại mệnh giá 100.000 đồng,
theo lời khai của Phú là tiền lấy của nạn nhân Hoàng. Cơ quan CSĐT CATP Đà Nẵng lập
biên bản tạm giữ trong nhà riêng Phú nhiều tài sản của nạn nhân Trần Nam Hoàng gồm:
3.369.000 đồng, 1 máy ảnh Kỹ thuật số hiệu Samsung, 1 túi xách màu đen bên trong có
quần tây, áo sơ mi, khẩu trang, khăn lau mặt, một số tài liệu chuyển phách nhanh có liên
quan đến công ty của anh Hoàng… và nhiều tang vật liên quan đến vụ án. Sau khi có
những bằng chứng “ không thể chối cãi”. Phú đã cúi đầu nhận tội về hành vi mình gây ra.
Như vậy, việc khám nghiệm nhà ở của thủ phạm đã thu được những phương tiện, công cụ
và tài liệu thư từ, cặp tài liệu có liên quan đến vụ án củng cố thêm lời kết tội thủ phạm,
nhanh chóng kết thúc điều tra. Bên cạnh đó thì còn phát hiện, thu giữ những đồ vật, tài sản

9


của nạn nhân để phục vụ cho việc hoàn trả cho người nhà của nạn nhân sau khi kết thúc
điều tra.

Sau đó cơ quan điều tra đã tiến hành thực nghiệm điều tra đối với hành vi giết người
của Phú. Toàn bộ vụ án như sau: “Do làm ăn thua lỗ, nợ nần gần 2 tỷ đồng không có khả
năng chi trả, Phú lên mạng rao bán máy móc trong nhà xưởng. Anh Trần Nam Hoàng tình
cờ đọc được thông tin trên mạng và liên hệ với Phú muốn mua. Từ đó Phú nảy sinh ý định
lừa anh Hoàng ra Đà Nẵng để cướp tài sản. Phú đi đến một số cơ sở sản xuất mộc trong
vùng để chụp hình các máy móc mà anh Hoàng cần mua nhưng Phú không có rồi gửi qua
email cho anh Hoàng, bảo đó là máy móc mà cậu và bác Phú là Phạm Quang Trung và
Trần Văn Lâm muốn bán, hẹn anh Hoàng ra Đà Nẵng. Trước khi thực hiện hành vi phạm
tội, Phú ra chợ mua một đôi dép lê lớn hơn nhiều so với kích cỡ chân mình với ý đồ sau
khi gây án, vứt bỏ lại hiện trường để đánh lạc hướng điều tra. Phú cũng mua 2 con dao
Thái Lan, sau đó dùng nilon bọc phần cán để khi sử dụng không lưu lại dấu vân tay.
Khoảng 21 giờ ngày 4-3, khi anh Hoàng xuống máy bay, Phú sử dụng xe máy của bạn gái
đến đón và đưa anh Hoàng đi uống nước và ăn tối. Sau đó, Phú chở anh Hoàng về khu
vực xã Hòa Phú để xem hàng. Dù trước khi ra Đà Nẵng, anh Hoàng đã được vợ dặn phải
cẩn thận, tối ngủ ở khách sạn. Nhưng trước sự nhiệt tình của Phú, anh Hoàng không mảy
may nghi ngờ ngồi sau xe để Phú chở hàng chục km đến nơi hoang vắng. Đến gần đập Hố
Cau, Phú dừng lại, bảo muốn đi vệ sinh. Lợi dụng đêm tối và anh Hoàng không đề phòng,
Phú 2 tay 2 dao đâm tới tấp hàng chục phát khiến anh Hoàng gục tại chỗ. Sau khi ra tay
sát hại nạn nhân dã man, Phú tháo và hủy lớp nilon bọc cán dao. Tiếp đó, hắn lục tìm và
lấy đi giấy tờ tùy thân và tài sản anh Hoàng mang theo, bao gồm gần 3,4 triệu đồng, 1
máy ảnh, túi sách đựng 1 bộ quần áo và các loại hợp đồng, giấy tờ tùy thân và mang về
nhà” .
III. Đánh giá, nhận xét.
Như vậy, đối với vụ án giết người- cướp của nói trên thì mỗi hoạt động đều có vai
trò, ý nghĩa rất quan trọng, chúng có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau. Việc khám
nghiệm hiện trường thu thập những chứng cứ, dấu vết có liên quan đến vụ án, tạo tiền đề
thuận lợi cho các hoạt động điều tra sau. Trên cơ sở những dấu vết, vật chứng có liên quan
10



đến vụ án thì hoạt động trưng cầu giám định pháp y sẽ đưa ra những kết luận chính xác,
khoa học và khách quan để tìm ra chân tướng của vụ án, để những dấu vết, vật chứng lên
“tiếng nói”, bên cạnh đó thì có thể tìm ra nhân thân của nạn nhân, từ đó giúp cơ quan điều
tra có phương pháp và hướng điều tra. Hoạt động khám nghiệm nhà ở sẽ thu thập những
công cụ, tài liệu có liên quan đến vụ án để củng cố lời kết tội đối với thủ phạm, tịch thu
những tài sản mà hung thủ thu được để phục vụ cho quá trình điều tra cũng như công tác
hoàn trả sau này. Các hoạt động này có mối quan hệ mật thiết với nhau, chính vì thể trong
quá trình tìm ra chân tướng của vụ án thì các cơ quan chức năng cần phối hợp, hỗ trợ lần
nhau để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, nhanh chóng đưa vụ án ra ánh sáng. Tuy nhiên,
trong một vụ án giết người như trên thì chỉ tiến hành những hoạt động nói trên mà còn
phải tiến hành nhiều hoạt động khác như bảo vệ hiện trường, lấy lời khai bị can hay thực
nghiệm điều tra và mỗi hoạt động lại đòi hỏi phương pháp và chiến thuật khác nhau….để
có thể nhanh chóng đưa vụ án ra ánh sáng.
C. KẾT BÀI
Như vậy, đối với một vụ án giết người nói riêng và các vụ án hình sự nói chung thì
việc nhanh chóng đưa vụ án ra ánh sáng cần phải có sự kết hợp của nhiều cơ quan chức
năng, phải tiến hành nhiều hoạt động khác nhau. Mỗi hoạt động sẽ có nhiệm vụ và vai trò,
ý nghĩa khác nhau. Việc thực hiện không tốt hay sai về trình tự, thủ tục sẽ ảnh hưởng đến
các hoạt động khác. Chính vì thế, đòi hỏi mỗi cán bộ điều tra, mỗi giám định viên….phải
ý thức được nhiệm vụ và vai trò của mình, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ của mình,
không ngừng nâng cao trình độ, chuyên môn, trau dồi kinh nghiệm. Bên cạnh đó thì cần
có những quy định ưu tiên, chế độ lương thưởng phù hợp đối với những người làm công
tác điều tra án, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ cho quá trình
điều tra, hoàn thiện các quy định pháp luật để những ĐTV, GĐV… hoàn thành tốt nhiệm
vụ, nhanh chóng đưa vụ án ra ánh sáng.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Khoa học điều tra hình sự, Nxb.CAND,
Hà Nội, 2008;
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb.
CAND, Hà Nội, 2008;
3. Bộ luật tố tụng hình sự 2003;
4. Pháp lệnh Giám định tư pháp do Ủy ban thường vụ quốc hội ban hành ngày
10/11/2004.
5. Cao Xuân Quyết, Giám định pháp y và điều tra hình sự, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2009.
6. Http://laws.dongnai.gov.vn
7. Http://dantri.com.vn/
8. Http://www.xaluan.com.
9. Http://www.dauvehinhsu.com.vn

TỪ VIẾT TẮT

BLTTHS
ĐTV
GĐV

Bộ luật tố tụng hình sự
Điều tra viên
Giám định viên

12




×