Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Phân tích các biện pháp hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.77 KB, 21 trang )

Bài tập số 14:
1. Phân tích các biện pháp hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động.
2. Chị H là nhân viên thu ngân của công ty quảng cáo M theo hợp đồng lao
động 1 năm ( từ tháng 01/2005 đến tháng 01/2006) . Hết thời hạn hợp đồng,
chị H vẫn tiếp tục làm việc cho công ty, nhưng công ty chưa ký tiếp hợp
đồng lao động với chị.
Trong đợt kiểm tra tài chính của công ty đầu năm 2007, nhân viên Phòng
tài chính – Kế toán của công ty phát hiện chị H đã gian lận số tiền 34 triệu
đồng bằng cách thu tiền của một số đơn vị thuê quảng cáo, có viết hóa đơn
chứng từ nhưng không vào sổ thu tiền và không chuyển tiền cho phòng kế
toán.
Sau khi nhận được báo cáo của Phòng tài chính – Kế toán, công ty M đã
yêu cầu chị H truy nộp số tiền nói trên, nhưng chị H cố tình không trả với lý
do công ty cần thành lập tổ thanh tra nội bộ làm rõ số tiền nói trên có chính
xác không và là tiền của những đơn vị nào thuê quảng cáo.
Vụ việc kéo dài đến tháng 4/2009 nhưng chị H vẫn không chịu trả số tiền
nói trên cho công ty. Trong thời gian từ 02/ 2007 đến tháng 04/2009, công ty
M đã ra quyết định tạm đình chỉ công việc đối với H cho đến khi giải quyết
xong vụ việc, hưởng 50% lương. Đồng thời, chuyển vụ việc sang cho cơ
quan điều tra khởi tố và xác định rõ hành vi vi phạm của chị H.
Đầu tháng 11/2009, sau khi có kết luận của cơ quan Công an vè hành vi
tham ô của chị H với số tiền 34 triệu đồng, công ty quyết định sa thải chị H
và yêu cầu H bồi thường cho công ty số tiền 34 triệu đã chiếm đoạt của công
ty.
Hỏi:
a/ công ty M có thể sa thải chị H được hay không? (1,5 điểm)
b/ Khi sa thải H, công ty cần lưu ý những vấn đề gì? (3điểm)
c/ việc công ty M cho chị H tạm đình chỉ công việc như trên là đúng hay sai?
(1,5 điểm)

1




Bài làm
1. Phân tích các biện pháp hỗ trợ giải quyết việc làm cho
người lao động.
I.

Khái niệm việc làm:

Điều 15 Hiến pháp 1992 :” Nhà nước chiếu theo pháp luật bảo hộ quyền tư hữu
về tư liệu sản xuất của những người làm nghề thủ công và những người lao
động riêng lẻ khác.
Nhà nước ra sức hướng dẫn, giúp đỡ những người làm nghề thủ công và những
người lao động riêng khác cải tiến cách làm ăn và khuyến khích họ tổ chức hợp
tác sản xuất va hợp tác xã mua bán theo nguyên tắc tự nguyện”.
Điều 5 BLLĐ: “Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và
nghề nghiệp, học nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp, không bị phân biệt
đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo”.
Nhằm đáp ứng đòi hỏi của công cuộc đổi mới, ổ định quan hệ lao động, hoàn
thiện hệ thống pháp luật, ngày 23 tháng 6 năm 1994, BLLĐ ban hành lần đầu
tiên trong pháp luật lao động Việt Nam. Khái niệm việc làm đã được quy định
chính thức ghi nhận trong các văn bản pháp luật. Điều 13 BLLĐ quy định: “
Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa
nhận là việc làm”. Như vậy, dưới góc độ pháp lý, một hoạt động chỉ được coi là
việc làm khi: hoạt động đó tạo ra nguồn thu nhập (điều kiện cần); Không bị
pháp luật cấm (điều kiện đủ)
Ở Việt Nam hoạt động lao động được thực hiện ở một trong ba dạng sau:
- Làm các công việc để nhận tiền công, tiền lương bằng tiền hoặc hiện vật
cho các công việc đó ở các cơ sở sản xuất kinh doanh, các cơ sở tổ chức
xã hội, đoàn thể.

- Làm các công việc có thu lợi nhuận cho bản thân bao gồm: sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp trên đất do mình sở hữu, quản lý hoặc mình sử dụng.
2


- Hợp đồng kinh tế ngoài nông nghiệp do chính thành viên đó sở hữu toàn
bộ, một phân hay được quyền khai thác
Việc làm là hoạt động trong các lĩnh vực, nghành nghề dạng hoạt động có ích
không bị pháp luật ngăn cấm, đưa lại thua nhập để nuôi sống bản thân và gia
đình, người lao động, đồng thời góp một phần cho xã hội.
Gắn với vấn đề việc làm luôn luôn là vấn đề thật nghiệ vì một người có việc làm
tứ là người đó không thất nghiệp và ngược lại. Thất nghiệp là tình trạng người
trong độ tuổi lao động, có sức lao động chưa cs việc làm, đang có nhu cầu cần
tìm việc làm nhưng chưa tìm được việc làm. Thất nghiệp gồm có: thất nghiệp
tạm thời, thất nghiệp có tính cơ cầu và thất nghiệp chu kỳ.
Khái niệm người có việc làm là người làm việc trong các lĩnh vực, nghành
nghề, đang hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, đem ại thu nhập đề
nuôi sống bản thân và gia đình, đồng thời đóng góp một phần cho xã hội. Thị
trường việc làm được mở rộng rất lớn bao gồm nhiều thành phần kinh tế. Người
lao động được tự do hành nghề, tự do liên kết thuê mướn lao động thể pháp
luật…
Thiếu việc làm có thể hiểu là trạng thái trung gian giữa có việc làm đầy đủ và
thất nghiệp.
Đó là tình trạng có việc làm, nhưng do nguyên nhân khách quan, ngoài ý muốn
của người lao động họ phải làm việc không hết thời gian theo luật định, hoặc
làm những công việc có thu nhập thấp, không đủ sống, muốn tìm thêm việc làm
bổ sung.
Tuyên ngôn về quyền con người của Liên hợp quốc năm 1948: “ Mọi người đều
có quyền làm việc, tự do hành nghề, được có những điều kiện làm việc thuận lợi
và chính đáng và được bảo vệ chống lại thất nghiệp…” Tổ chức ILO cũng có

cách phân loại việc làm như sau: Việc làm bình thường và việc làm khó khăn,
độc hại nguy hiểm. Việc làm cho người lao động bình thường, việc làm cho đối
thượng đặc thù. Việc làm chân tay, việc làm trí óc. Việc làm trọn ngày và việc
làm không trọn ngày.
3


-Ý nghĩa của việc làm và giải quyết việc làm: Ý nghĩa kinh tế chính trị xã hội:
tạo ra vật chất nuôi sống con người. Ý nghĩa về mặt pháp lý: là điều kiện để
người SDLĐ thông qua việc làm củ thể giao kết HĐLĐ với NLĐ. Nếu không có
một việc cụ thể thì sẽ không có hợp đồng lao động, không có quan hệ lao động
nào cả. Là một phạm trụ thuộc quyền con người.
1. Các nguyên tắc về việc làm và giải quyết việc làm
Các biện pháp hỗ trợ việc làm được xây dựng trên một số nguyên tắc sau :
-Nguyên tắc cấm cưỡng bức, ngược đãi người lao động : Trong quan hệ lao
động, NLĐ thường yếu thế hơn so với NSDLĐ, chịu sự quản lý, điều hành ủa
NSDLĐ. Song không phải vì vậy mà NSDLĐ có quyền ngược đãi hoặc cưỡng
bức NLĐ, buộc họ phải làm những việc trái với ý muốn hay đánh đập xúc phạm
họ, Khoản 2 Điều 5 BLLĐ quy định : “ Cấm ngược đãi NLĐ. Cấm cưỡng bức
NLĐ dưới bất kì hình thức nào” .
-Nguyên tắc bình đẳng trong lĩnh vực việc làm: Nguyên ắc này là sự cụ thể hóa
quy định của Hiến pháp: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”. Theo
đó mọi công dân đều có quyền bình đẳng về cơ hội việc làm, được đối xử ình
đẳng đối với mọi việc làm và được trả công ngang nhau khi làm những công
việc như nhau, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã
hội, tôn giáo. Điều 5 BLLĐ cũng quy định:” Mọi người đều có quyền làm việc,
tụ do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, học nghề và nang cao trình độ nghề
nghiệp, không bị phân biệt đối xư về giới tính, dân tộc thành phần xã hội, tín
ngưỡi tôn giáo”.
- Nguyên tắc ưu tiên đối với một số các đối tượng đặc thù lao động đặc thù là

những lao động có những đặc điểm riêng biệt về tâm sinh lí như giới tính, sức
khỏe, tuổi tác… Chính Vì vậy mà cơ hội tìm kiếm viecj làm cũng như có việc
làm của những đối tượng lao động này thường khó khăn hơn những người lao
động khác, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay cạnh tranh lao động ngày càng
gay gắt. Vì vậy cần phải có những ưu tiên đối với họ trong lĩnh vục việc làm
nhằm hỗ trợ cho họ những cơ hội làm việc giúp họ hòa nhập với cộng đồng,
4


khắc phục những yếu thế đặc thù của họ. Khoản 2 Điều 111 BLLĐ quy định :”
NSDLĐ phải ưu tiên nhận phụ nữ vào làm việc khi người đó đủ tiêu chuẩn
tuyển chọn làm công việc phù hợp với cả nam và nữ mà doanh nghiệp đang
cần”.
-Nguyên tắc khuyến khích mọi hoạt động tạo ra việc làm và hõ trợ tạo việ làm
trong cơ chế kinh tế thị trường, lao động vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công
dân. Nhà nước không có trách nhiệm phải đảm bảo việc làm cho từng cá nhân
NLĐ mà chỉ tổ chức chỉ đạo, quản lí các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội
nhằm tạo ngày càng nhiều cơ hội việc làm cho người lao động đồng hời nhà
nước tạo điều kiện, hỗ trợ NLĐ tự tạo việc làm cho mình và cộng đồng. Khoản
3 Điều 5 BLLĐ quy định:” Mọi hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc àm, dạy
nghề, học nghề để có việc làm, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút
nhiều lao động đều được Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi hoặc
giúp đỡ”. Ngoài ra, nhà nước có các biện pháp bảo đảm việc làm như đào tạo,
đào tạo lại nghề, chính sách đối với lao động dooi dư, chống sa thải NLĐ…
Nguyên tắc này vừa thể hiện trách nhiệm của Nhà nước vừa thể hiện trách
nhiệm của xã hôi, của bản thân NLĐ trong vấn để việc làm
2. Trách nhiệm của Nhà nước, NSDLĐ, NLĐ trong lĩnh vực giải quyết việc làm
Điều 13 BLLĐ quy định: “ Giải quyết viecj làm. Bảo đảm cho người có khả
năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của các
doanh nghiệp và toàn xã hội”.


II.

Những biện pháp pháp lý nhằm hỗ trợ và giải quyết việc
làm

Để giải quyết việc làm cho NLĐ, Nhà nước có thể sử dụng nhiều biện pháp
khác nhau. Có những biện pháp nhằm trực tiếp giải quyết việc làm cho NLĐ
những cũng có những biện pháp chỉ mang tính chất hỗ rợ chcho việc gải quyết
việc làm. Các biện pháp mang tính chất hỗ trọ gải quyết việc làm như khuyến
khích đầu tư, lập các chương trình việc làm, phát triển hệ thống dịch vụ làm
5


việc, dạy nghề gắn với việc làm, thành lập quỹ giải quyết việc làm, cho vay từ
các quỹ chuyên dụng… Các biện pháp trực tiếp giải quyết việc làm như đưa
NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, khuyến khích tuyển
dụng lao động và tự do hợp đồng.
1.Chương trình việc làm
Chương trình việc làm là một trong những biện pháp để chính phủ thực hiện vấn
đề đề bảo đảm việc làm, hạn chế thất nghiệp. Chương trình này nhằm mục tiêu
để giải quyết làm do Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VIII (1996) đề
ra và trên tinh thần tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam tại hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triền xã hội tại Đan Mạch
3/1995.
Theo quy định của pháp luật lao động, hàng năm, chính phủ có trách nhiệm lập
chương trình quốc gia về việc làm trình Quốc hội quyết định: UBND tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương lập chương trình giải quyết việ làm ở địa phương
trình hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định. Việc lập chương trình việc làm
nhằm đảm bảo cho mọi NLĐ có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc, tiến

tới có việc làm đầy đủ, việc làm có hiệu quả, thông qua đó giải quyết hợp lí mối
quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết việc làm cho NLĐ, góp phần
thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội. Nội dung chương trình gồm mục tiêu, chỉ
tiêu làm việc mới, các nội dung hoạt động thời gian, các giải pháp, nguồn tài
chính, tổ chức thực hiện và quản lý chương trình. Bộ lao động – thương binh và
xã hội chủ trì phối hợp với bộ kế hoạch và đầu tư, bộ tài chính trình Chính phủ
chương trình quốc gia về việc làm và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ
chế quản lí điều hành hoạt động quỹ quốc gia về việc làm. Bộ kế hoạch và đầu
tư chủ trì phối hợp với Bộ tài chính, Bộ lao động – thương binh xã hội lập kế
hoach các nguồn tài chính hàng năm và của Chính phủ số 39/2003/NĐ-CP). Đối
với chương trình giải quyết việc làm của địa phương sẽ do UBND tỉnh, thành
phố thuộc trung ương thực hiện và báo cáo kết quả về Bộ lao động – thương
binh và xã hội và bọ kế hoạch và đầu tư ( Điều 4 Nghị định số 39/2003/NĐ6


CP). Mục tiêu cụ thể của chương trình là định ra chỉ tiêu lao động ra chỗ làm
việc với hàng năm, chỉ tiêu giảm tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và nâng tỉ lệ thời
gian sử dụng lao động ở nông thôn. Nguồn lực dành cho chương trình là số kinh
phí từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác được dùng cho mục tiêu giải
quyết việc làm, được thực hiện qua cơ chế tài chính quộc gia về việc làm.
Chương trình việc làm được triển khai trên 2 hướng sau: đầu tiên phải tạo việc
làm mới thông qua việc thúc đẩy phát triển kinh tế, kết hợp hài hòa giữa tăng
trưởng kinh tế với giải quyết việc làm. Đây là hướng xác định cơ bản và quan
trọng nhất. Thứ hai, duy trì, bảo đảm việc làm cho NLĐ, chống sa thải nhân
công hàng loạt. Từng bước xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm thất
nghiệp.
2.Quỹ giải quyết việc làm
Theo quy định của pháp luật, hiện nay ở nước ta có 3 loại quỹ việc làm, đó là
quỹ quốc gia về việc làm, quỹ giải quyết việc làm ở địa phương và quỹ quốc gia
về việc làm cho người tàn tật.

Quỹ quốc gia về việc làm là biện pháp pháp lí quan trọng của Nhà nước trong
việc triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm. Nguồn
quỹ bao gồm: Ngân sách nhà nước, các nguồn hỗ trợ của các tổ chức và cá nhân
trong nước, các nguồn hỗ trợ khác. Quỹ quốc gia về việc làm được sử dụng vào
mục đích: cho vay vốn theo dự án nhỏ để giải quyết việc làm cho một số đối
tượng, cho các doanh nghiệp vay để hạn chế lao động mất việc và nhận người
thất nghiệp, hỗ trợ để củng cố và phát triền hện thống tổ chức giới thiệu việc
làm và các hoạt động phát triển thị trường lao động.
Quỹ giải quyết việc làm địa phương được hình thành từ các nguồn ngân sách
địa phương do hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết
định, các nguồn hỗ trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, các nguồn
hỗ trợ khác. Quỹ này được sử dụng theo đúng mục tiêu của chương trình giải
quyết việc làm của địa phương.
7


Quỹ việc làm cho người tàn tật được hình thành từ các nguồn ngân sách địa
phương, quỹ quốc gia về việc làm, khoản thu từ các doanh nghiệp nộp hàng
tháng do không hận đủ số lao động tàn tật theo quy định, các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước trợ giúp và các nguồn thu khác. Quỹ việc làm cho người
tàn tật được sử dụng vào mục đích: cấp để hỗ trợ hoặc cho vay lãi suất thấp cho
một số cơ sở, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động tàn tật; các hoạt động
phục hồi chức năng lao động cho người tàn tật
3.Tổ chức giới thiệu việc làm
Việc thành lập các tổ chức giới thiệu việc làm được coi là một trong những biện
pháp nhẵm hỗ trợ giải quyết việc làm cho NLĐ. Thông qua hoạt động của các tổ
chức này mà các quan hệ lao động có điều kiện và khả năng được hình thành.
Tổ chức giới thiệu việc làm theo Nghị đình của Chinhs phủ số 39/2003?NĐ-CP
bao gồm các trung tâm giới thiệu việc làm và các doanh nghiệp chuyên giới
thiệu việc làm. Trung tâm giới thiệu việc làm do các cơ quan nhà nước, tổ chức

chính trị xã hội thành lập, là đơn vì sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần chi
phí hoạt động, Các trung tâm này được Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội
giao chỉ tiêu biến chế cán bộ, được hỗ trợ đầu tư nguồn ngân sách nhà nước về
trang thiết bị, cơ sở vật chất tài chính và được miễn giảm thuế theo quy định của
pháp luật. Đối với các doanh nghiệp chuyên hoạt động về giới thiệu việc làm
phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy của pháp luật và có giấy phép hoạt
động giới thiệu việc làm. Điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức
giới thiệu việc làm được quy đinh tại Nghị định của Chính phủ số 19/2005/NĐCP ngày 28/2/2005.
Các tổ chức giới thiệu việc làm có nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu việc làm cho
NLĐ, cung ứng và giúp tuyển lao động theo yêu cầu của NSDLĐ, thu nhập và
cung ứng thông tin về thị trường lao động, có quyền dạy nghề gắn với tạo việc
làm.
4.Dạy nghề gắn với việc làm
8


Dạy nghề và việc làm có mối quan hệ mật thiết với nhau. Có nghề nghiệp (tay
nghề) là điều kiện tiên quyết đối với NLĐ để có thể nhanh chóng tìm được việc
làm và có chỗ làm ổn định. Trước đây, do quan niệm đào tạo nghề chỉ là vấn đề
giáo dục và đào tạo, chưa thấy được sự cần thiết phải gắn đào tạo nghề với vấn
đề giải quyết việc làm nên nhiệm vụ quản lí nhà nước về đào tạo nghề thuộc Bộ
giáo dục và đào tạo. hiện nay, nhiệm vụ này được chuyển giao cho Bộ Lao động
thương binh và xã hội nhằm thực hiện sự gắn kết liên thông vấn đề đào tạo nghề
với ngu cầu của sản xuất, của thị trường lao động nhằm giải quyết việc làm.
Chính phủ cũng đã thành lập Tổng cục dạy nghề thuộc Bộ lao động – thương
binh và xã hội.
Theo Luật dạy nghề (2006), các trình độ đào tạo trong dạy nghề bao gồm: trình
độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. Trung cấp dạy nghề, trường trung cấp nghề,
trường cao đẳng nghề phải được thành lập dưới dạng công lập, tư thục có vốn
đầu tư nước ngoaì theo hình thức liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài. Có

hình thức dạy nghề chính quy và dạy nghề thường xuyên. Nhà nước khuyến
khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước
ngoài đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở dạy nghề, đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế xã hội của đất nước. Mục tiêu của dạy nghề là: đào tạo nhân lực lĩ thuật
trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành tương xứng với trình độ đào tạo,
có đạo đức, lương tâm, nghề nghiệp có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người
học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tự tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc
học lên trình độ cao hơn đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện
đại hóa đất nước.
5.Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài được coi là một
trong những hoạt động quan trọng nhằm giải quyết việc làm, tạo thu nhập và
nâng cao trình độ tay nghề, tiếp cận công nghiệp tiên tiến cho NLĐ thông qua
đó góp phần phát triển nguồn nhân lực. Nước ta đã hợp tác đưa lao động đi làm
việc ở nước ngoài từ những năm 1980. Trong thời kì từ 1980 – 1990, hợp tác
9


lao động của nước ta chủ yếu thông qua các hiệp định chính phủ với cá nước
thuộc Liên xô xuc, các nước Đông Âu, trong giai đoạn này, hợp tác lao động
được thực hiện theo kế hoạch của nhà nước, do cơ quan nhà nước tổ chức thự
hiện. Từ năm 1991 đến nay, hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo
cơ chế thị trường. Nhà nước chủ yếu làm chức năng quản lý, mở rộng thị
trường, các doanh nghiệp kí hợp đồng và trực tiếp đưa, quản lý người lao động
đi làm việc ở nước ngoài. Nhiều văn bản pháp luật đã được ban hành nhằm tạo
cơ sở pháp lý cho hoạt động đưa NLĐ Việt nam đi làm việc có thời hạn ở nước
ngoài như nghị định 07/CP ngày 20/1/1995, Nghị định của Chính phủ số
152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 và hiện tại là Nghị định của Chính phủ số
81/2003/NĐ-CP ngày 17/7/2003. Năm 2006, Quốc hội đã ban hành Luật người
lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, theo đó công dân

Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên, tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài có đủ sức
khoẻ, đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, kĩ thuật tay nghề
theo yêu cầu của nước tiếp nhận, không thuộc trường hợp cấm xuất cảnh theo
quy định của pháp luật Việt Nam thì được đi làm việc ở nước ngoài. NLĐ Việt
Nam đi làm việc ở nuwocs ngoài theo các hình thức: hợp đồng đưa NLĐ đi làm
việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ, với tổ chức sự nghiệp
được phép hoạt động trong lĩnh vự này; hợp đồng với doanh nghiệp trúng thầu,
nhận thầu ở nước ngoài hoặc tổ chức cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa lao
động đi làm việc ở ngoài; hợp đồng theo hình thức thực tập, nâng cao tay nghề
và HĐLĐ do cá nhân NLĐ trực tiếp kí với NSDLĐ nước ngoài.
Hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài là nghành nghề kinh
doanh có điều kiện. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phải có vốn
pháp định theo quy định của Chính phủ và được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài. Các doanh nghiệp trúng thấy, nhận thầy đưa NLĐ đi làm việc tại các
công trình, dự án mà doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầy ở nước ngoài. Tổ chức
cá nhân được đưa NLĐ đi làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh do họ
10


thành lập. Tổ chức sự nghiệp của Nhà nước đưa NLĐ đi làm việc có thời hạn ở
nước ngoài trong trường hợp thực hiện điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên, thực hiện thỏa thuận quốc tế do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
chính phủ kí với bên nước ngoài và các trường hợp khác do Bộ trưởng bộ lao
động thương binh và xã hội quyết định. Hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước
ngoài của tổ chức sự nghiệp là hoạt động phi lợi nhuận. Để được đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức cá
nhân đầu tư ra nước ngoài, NLĐ phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, tự
nguyện đi làm việc ở nước ngoài, có đủ sức khỏe và đáp ứng yêu cầu về trình
độ ngoại ngữ, chuyên môn, lĩ thuật tay nghề và điều kiện khác theo yêu cầu của

nước tiếp nhận lao động, được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cần thiết và
không thuộc trường hợp cấm xuất cảnh theo quy định của Pháp luật Việt Nam.
NLĐ đi làm có thời hạn ở nước ngoài được hưởng tiền lương, tiền công, thu
nhập khác, các chế đọ khám chữa bệnh, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác
quy định trong các hợp đồng và điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế mà Việt
Nam kí hoặc tham gia.
Có thể thấy rằng việc đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước
ngoài trong thời gian qua đã trở thành nghành kinh tế đối ngoại đặc thù, có
những đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế quốc gia, trở thành kênh
quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho NLĐ, nâng cao thu nhập và trình
độ nghề nghiệp cho hàng chục vạn lao động và chuyên gia.
Ngoài ra các biện pháp hỗ trợ và giải quyết việc làm nói trên, Nhà nước (thông
qua pháp luật) còn có chính sách khuyến khích NLĐ tự tạo việc làm, khuyến
khích sử dụng lao động và tự do lao động. cho phép các đơn vị sử dụng lao
động được quyền tự do tuyển dụng lao động trên cơ sở nhu cầu sản xuất kinh
doanh của đơn vị. NLĐ đươc quyền tự do thiết lập quan hệ lao động trên cơ sở
hợp đồng, Nhà nước có chính sách khuyến khích đầu tư nhằm phát triển sản
cuất, giải quyết việc làm cho NLĐ.
11


Đồng thời cùng với những biện pháp đó, Nhà nước còn thực hiện hàng loạt các
biện pháp khác để giải quyết việc làm như thực hiện chính sách dân số, phân bổ
dân cư, cơ cấu lại lực lượng lao động, xóa đói giảm nghèo gắn với giải quyết
việc làm, khai thác đất hoang đồi trọc, phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hộ…
6.Những biện pháp khác

III. Thực trạng giải quyết việc và một số giải pháp nhằm giải
quyết có hiệu quả việc làm trong bối cảnh nền kinh tế thị trường
ơ nước ta hiện nay

1.Thực trạng
Việt Nam là một nước có kết cấu dân số trẻ từ 0-16 tuổi là 40%, từ 16 – 35:65%
dân số. Có thể nói đây là ưu thế mạnh về nguồn lao động của nước ta. Mỗi năng
nguồn lao động tăng thêm 1,5 triệu người trong đó có 50,8% là lao động nữ.
Hiện nay tỉ lệ thất nghiệp là 2,1% và tỉ lệ thiếu việc làm là 8,7 % (2005). Có sự
chuyển dịch lao động từ nong thôn ra thành thị.
Chất lượng lao động: 10% dân số không biết chữ, trong đó độ tuổi lao động
chiếm khoảng 3 triệu người. Số người lao động có chuyên môn kĩ thuật 3,7
triệu người (1989); 1996 là 4 triệu người.
Toàn xã hội, số người có trình độ đại học trở lên chiếm 1,5%, công nhân có
tay nghề bậc 1,2 chiếm 57%.
Nước ta là nước có nguồn lao động dồi giào, tốc độ phát triển nguồn lao
động vẫn ở mức cao, lại phân bố không đồng đều, phần lớn tập trung ở vùng
xao, nông thôn. Chất lượng nguồn lao động thấp, đặc biệt chưa qua đào tạo,
nước ta lại trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường…
Giải quyết việc làm là vấn đề bức xúc đối với nước ta trong giai đoạn hiện
nay và cả trong thời gian tới. Tình trạng thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc
làm ở nông thôn rất trầm trọng. Chương trình quốc gia giải quyết việc làm
được triển khai thực hiện có kết quả với sự quan tâm của các nghành, các
cấp cùng với sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân, các đoàn thể
12


và bản thân người lao động. Quỹ quốc gia giải quyết việc làm được hình
thành từ năm 1992, tới nay đã có khoảng 2.000 tỷ đồng, trong đó 1.350 tỷ
đồng từ Ngân sách nhà nước, doanh số cho vay là 4.000 tỷ đồng, thu hút 3
triệu lao động, trong đó 1.4 triệu người có việc làm mới và 1,6 triệu người có
thêm việc làm. Cả nước đã có 143 trung tâm giới thiệu việc làm, hàng năm tư
vấn việc làm và tư vấn nghề nghiệp cho 20 vạn người, giới thiệu và cung ứng
8 vạn lao động. Triển khai Nghị quyết TW 2 ( khóa VIII) công tác dạy nghề

đã có một bước chuyển đổi theo hướng gắn chặt với sản xuất và nhu cầu của
thị trường lao động.
Kết quả thực hiện chỉ tiêu giải quyết việc làm là: giảm tỉ lệ thất nghiệp và
tăng tỉ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn. Tỉ lệ thất nghiệp đã giảm
liên tục từ 10% vào năm 1991 xuống 5,88% năm 1996.
Trong những năm qua, công tác đào tạo gắn iền với việc làm cũng được đẩy
mạnh, quy mô tăng nhanh, chất lượng dạy nghề được nâng lên, quản lý Nhà
nước về đào tạo nghề được củng cố và nâng lên, tiếp tục mở rộng xã hội hóa,
huy động nguồn lực đầu tư cho đào tạo nghề.
2.Một số giải pháp nhằm giải quyết có hiệu quả việc làm trong bối cảnh nền
kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.
Hoàn thiện một số chính sách kinh tế: chính sách kinh tế có tác động lớn đến
việc giải quyết việc làm. Tạo ra được nhiều việc làm cho người lao động. Chính
sách bao gồm: khuyến khích phát triển các loại hình kinh tế thu hút nhiều lao
động, tăng thu nhập kinh tế trang trại. Chính sách khuyến khích dự án đầu tư
nhiều lao động chế biến, lâm hải sản. Đổi mới chính sách di dân…
Xây dựng một số chương trình kinh tế trọng điểm tạo nhiều việc làm.
Giải pháp cụ thể
Hoàn thiện pháp luật làm việc; khoản 2 Điều 111; khoản 1 Điều 15 NĐ 39 thay
nghị định 72.
Ban hành đạo luật riêng về việc làm.
13


Xây dựng cơ chế bảo hiểm thất nghiệp với mục đích hỗ trợ cho người lao động
bị mất việc làm có điều kiện để họ ổn định cuộc sống.
Xây dựng các chương trình đào tạo nghề: Xây dựng chương trình xuất khẩu lao
động và chuyên gia; tăng cường quản lý đối với các tổ chức giới thiệu việc làm;
di dân phát triển vùng kinh tế mới; phát triển kinh tế trang trại, du lịch dịch vụ.
Giải quyết việc làm cho người lao động luôn luôn là vấn đề được sự quan tâm

đặc biệt của Nhà nước ta. Bằng các quy định của pháp luật lao động đặc biệt là
từ khi Bộ luật lao động ra đời cho đến nay đã có nhiều chuyển biến tích cực về
việc giải quyết việc làm cho người lao động như: thay đổi quan niệm về việc
làm, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển, thành lập các trung
tâm giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động…. những bước chuyển biến này đã
chứng tỏ sự phù hợp giữa đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước về vấn
đề việc làm và giải quyết việc làm trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế, quốc tế.

2.Giải quyết tình huống
Chị H là nhân viên thu ngân của công ty quảng cáo M theo hợp đồng lao động 1
năm ( từ tháng 01/2005 đến tháng 01/2006) . Hết thời hạn hợp đồng, chị H vẫn
tiếp tục làm việc cho công ty, nhưng công ty chưa ký tiếp hợp đồng lao động
với chị. Theo quy định của Bộ luật lao động thì khi hợp đồng lao động xác định
thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có
thời hạn dưới 12 tháng hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì
trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký
hợp đồng lao động mới; nếu không ký hợp đồng lao động mới, thì hợp đồng lao
động đã giao kết trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Như
14


vậy, hợp đồng xác định thời hạn trước đó của chị H với công ty B đã trở thành
hợp đồng không xác định thời hạn.

a/ công ty M có thể sa thải chị H được hay không?
Công ty M có quyền sa thải chị H theo khoản 1 Điều 85 BLLĐ.
Theo điều 85 BLLĐ thì: hình thức kỉ luật sa thải chỉ được áp dụng trong các
trường hợp:
Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô tiết lộ bí mật công nghệ, kinh

doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của
doanh nghiệp;
Người lao động bị xử lý kỷ luật chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong
thời gian chưa xóa kỷ luật;
Người lao động tự ý bỏ việc bày ngày trong một tháng hoặc 20 ngày trong một
năm mà không có lý do chính đáng.
Trong tình huống trên, chị H đã có hành vi tham ô, gian lận 34 triệu đồng bằng
cách thu tiền của một số đơn vị thuê quảng cáo, có viết hóa đơn chứng từ nhưng
không vào sổ thu tiền và không chuyển tiền cho phòng kế toán. Hành vi này của
chị H đã được nhân viên Phòng tài chính – Kế toán phát hiên trong đợt kiểm tra
tài chính của công ty đầu năm 2007.
Sau khi nhận được báo cáo của Phòng tài chính – Kế toán, công ty M đã yêu
cầu chị H truy nộp số tiền nói trên, nhưng chị H cố tình không trả với lý do công
ty cần thành lập tổ thanh tra nội bộ làm rõ số tiền nói trên có chính xác không
và là tiền của những đơn vị nào thuê quảng cáo.
Vụ việc kéo dài đến tháng 4/2009 nhưng chị H vẫn không chịu trả số tiền nói
trên cho công ty. Trong thời gian từ 02/ 2007 đến tháng 04/2009, công ty M đã
ra quyết định tạm đình chỉ công việc đối với H cho đến khi giải quyết xong vụ
việc, hưởng 50% lương. Đồng thời, chuyển vụ việc sang cho cơ quan điều tra
khởi tố và xác định rõ hành vi vi phạm của chị H.
15


Đầu tháng 11/2009, sau khi có kết luận của cơ quan Công an về hành vi tham ô
của chị H với số tiền 34 triệu đồng, công ty quyết định sa thải chị H và yêu cầu
H bồi thường cho công ty số tiền 34 triệu đã chiếm đoạt của công ty.
Như vậy, việc chị H tham ô 34 triệu đồng là trái với quy định của pháp luật
cũng như làm thiệt hại đến uy tín, lợi nhuận của công ty M. Theo điểm a khoản
1 Điều 85 BLLĐ thì, công ty M có đủ căn cứ, lí do để sa thải chị H theo đúng
quy định của pháp luật.


b/ Khi sa thải H, công ty cần lưu ý những vấn đề gì?
(3điểm)
Khi sa thải H, công ty M cần lưu ý về 2 vấn đề đó là lí do và thủ tục để tiến
hành sa thải H.
Về lí do
Đúng về thủ tục:
- Căn cứ: Sa thải là hình thức kỉ luật được NSDLĐ áp dụng đối với người lao
động bằng cách đơn phương chấm dứt hợp đồng, buộc người lao động phải nghỉ
việc không phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng lao động khi NLĐ vi phạm
một trong những trường hợp được quy định khoản 1 Điều 85 Bộ luật lao động
và đã được quy định trong nọi quy của đơn vị.Cụ thể:
+NLĐ có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghê, kinh doanh hoặc
có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp;
+NLĐ bị xử lí kỉ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công việc khác
mà tái phạm ttrong thời gian chưa xóa kỉ luật hoặc bị xử lí kỉ luật cách chức mà
tái phạm;
+NLĐ tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc chưa 20 ngày cộng
dồn trong năm mà không có lí do chính đáng.
Như vậy có 2 căn cứ để áp dụng kỉ luật bao gồm:
+có hành vi vi phạm kỉ luật
+ có yếu tố lỗi
16


*Thẩm quyền, thời hiệu và thủ tục tiến hành xử lí kỉ luật lao động
-Thẩm quyền xử lí kỉ luật lao động: thầm quyền xử lí kỉ luật lao động là tổng
hợp các quyền và nghĩa vụ của NSDLĐ trong việc xử lí kỉ luật đối với NLĐ vi
phạm kỉ luật lao động, do pháp luật quy định.
Theo điều 10 Nghị định số 41/CP và đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều

1 Nghị định số 33/2003/NĐ-CP thì người có thẩm quyền xử lí vi phạm kỉ luật
lao động là NSDLĐ. Người được NSDLĐ ủy quyền thì chỉ được xử lí kỉ luật
lao động theo hình thức khiển trách. Các hình thức kỉ luật khác chỉ được ủy
quyền khi NSDLĐ đi vắng và phải làm văn bản.
-Thời hiệu xử lí kỉ luật lao động: thời hiệu xử lí kỉ luật lao động là khoảng thời
gian do pháp luật quy định mà khi hết thời hạn NSDLĐ không có quyền xử kua
kỉ luật đối với NLĐ
Theo quy định tại Điều 86 Bộ luật lao động, Điều 8 Nghị định 41/CP, khoản 3
Điều 1 Nghị định số 33/2003/NĐ-CP thì thời hiệu xử lí vi phạm kỉ luật lao động
tối đa là 3 tháng, kể từ ngày xảy ra hoặc phát hiện vi phạm. Ngoài ra, pháp luật
cũng đã dự liệu trong trường hợp hành vi vi phạm liên quan đến tài chính, tài
sản, tiết lộ bí mật công nghệ kinh doanh của doanh nghiệp, thì việc xác định đầy
đủ các chứng cứ liên quan đến vụ việc là rất khó, có nguy cơ đương sự tìm cách
bị đầu mối sai phạm hoặc sử chữa, thủ tiêu các chứng cứ, chứng từ, nên thời
hiệu xử lí kỉ luật lao động tối đa là 6 tháng.
NSDLĐ không được xử lí kỉ luật trong thời gian người vi phạm đang nghỉ ốm
đau, điều dưỡn; nghỉ việc được sự đồng ý của NSDLĐ; bị tạm giam, tmj giữ
hay chờ kết quả điều tra, xác minh của cơ quan có thẩm quyền; NLĐ nữ có thai,
nghỉ thai sản, lao động nam, nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. tùy từng
trường hợp cụ thể mà NSDLĐ được khôi phục hoặc kéo dài thời hiệu để xem
xét xử lí kỉ luật lao động.
-Thủ tục tiến hành xử lí kỉ luật lao động: Thủ tục tiến hành xử lí kỉ luật lao động
là những trình tự, cách thức do Nhà nước quy định mà khi xử lí kỉ luật lao
động, NSDLĐ phải tuân theo.
17


Thừa kế và sửa đổi cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới, Bộ luật lao động
hiện nay quy định trình tự, thủ tục tiến hành xử lí kỉ luật lao động với các bước
sau:

+Tiến hành phiên họp kỉ luật
Thành pần phiên họp bao gồm: NSDLĐ hoặc người được NSDLĐ ủy quyend là
người chủ trì phiên họp. Đương sự bắt buộc phải có mặt; nếu đương sự có lí do
chính đáng để vắng mặt thì phiên họp phải hoàn (trừ trường hợp đang thi hành
án tù giam); còn nếu đương sự cố tình trốn tránh, NSDLĐ đã 3 lần thông báo
bằng văn bản mà vắn mặt thì NSDLĐ có quyền xử lí kỉ luật. Trường hợp đương
sự là người dưới 15 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đỡ đầu
hợp pháp.
Ngoài các thành phần trên, trong phiên họp kỉ luật phải có sự tham gia của ban
chấp hành công đoàn cơ sở hoặc ban chấp hành công đoàn lâm thời, những
người liên quan đến vụ việc như: người làm chứng, luật sư bào chưa viên nhân
dân, người giám định, người phiên dịch…
Sau khi đầy đủ các thành phần, NSDLĐ tiến hành phiên họp. Trong phiên họp,
NSDLĐ phải chứng minh được lỗi của NLĐ bằng các chứng cứ hoặc người làm
chứng (nếu có), chứng minh được hành vi vi phạm kỉ luật của NLĐ và mực độ
lỗi tương ứng với hình thức kỉ luật quy định trong nội quy loa động của đơn vị.
Đương sự có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư, bào chưa viên nhân dân hoặc
người khác bào chữa cho mình.
Quá trình xử lí kỉ luật lao động phải được ghi thành biên bản với những nội
đúng theo quy định của pháp luật.
+Quyết định kỉ luật
Sau khi tiến hành phiên họp xử lí kỉ luật, người có thẩm quyền xử lí ra quyết
định kỉ luật bằng văn bản. Trường hợp xử lí kỉ luật lao động bằng hình thức sa
thải NSDLĐ phải trao đổi, nhất trí với BCH công đoàn cơ sở hoặc BCH công
đoàn lâm thời. Trong trường hợp không nhất trí thì BCH công đoàn cơ sở báo
cáo với BCH công đoàn cấp trên trực tiếp, NSDLĐ báo cáo với sở lao động –
18


thương binh cà xã hội, sau 20 ngày kể từ ngày báo cáo, NSDLĐ mới có quyền

ra quyết định kỉ luật lao động và chịu trách nhiệm về quyết định của
mình.Quyết định kỉ luật phải được gửi cho đương sự và BCH công đoàn cơ sở.
Trường hợp da thải thì trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định
NSDLĐ còn phải gửi quyết định kỉ luật chơ sở lao động thương binh xã hội
kèm theo biên bản xử lí kỉ luật.
Quyết định kỉ luật phải đầy đủ các nội dung pháp kuaatj quy định và đó là cơ sở
để đương sự biết được những sai phạm cũng như những nghĩa vụ phải thực
hiện, đặc biệt đối với trường hợp đương sự vắng mặt trong phiên họp kỉ luật.
Đồng thời đây cũng là căn cứ để NSDLĐ giao công việc khác và trả lương nếu
đương sự bị chuyển công việc hoặc cách chức, chi trả những quyền lợi nếu
đương sự bị sa thải vì tự ý nghỉ việc không có lí do chính đáng.
Tóm lại, khi tiến hành xử lí kỉ luật lao động, NSDLĐ phải tuân theo trình tự thủ
tục hết sức chặt chẽ. Nếu vi phạm một trong các trình tự đó thì việc xử lí kỉ luật
sẽ bị coi là trái pháp luật, NSDLĐ sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi vi phạm
quy định về xử lí kỉ luật lao động theo quy định của pháp luật ( Nghị định của
Chính phủ số 113/2004/NĐ-CP ngày 16/4/2004 quy định xử phạt hahf chính về
hành ci ci phạm pháp luật lao động.

- Đúng về thủ tục: nguyên tắc, thẩm quyền, thời hiệu trình tự vì liên quan
đến hậu quả giải quyết khác nhau
+ Thời hiệu xử lý <NDD33>
+Tiến hành phiên họp < Thành phần phiên họp? lập biên bản K5 DD1
NĐ 33>
+ ra quyết định xử lý kỷ luật < Thầm quyền?>
19


+ Sau khi ra quyt nh NSDL phi gi quyt inh cho ng s,
trng hp sa thi phi gi cho s lao ng thng binh v xó hi
c/ vic cụng ty M cho ch H tm ỡnh ch cụng vic nh trờn l ỳng hay sai?

(1,5 im)
iu 92 BLL quy nh:
1.Ngi s dng lao ng cú quyn tm ỡnh ch cụng vic ca ngi lao ng
khi v vic vi phm cú nhng tỡnh tit phc tp, nu xột thy ngi lao ng
tip tc lm vic s gõy khú khn cho vic xỏc minh, sau khi tham kho ý kin
BCH cụng on c s.
2. Thi gian tm ỡnh ch cụng vic khụng c quỏ 15 ngy, trng hp c
bit cng khụng c quỏ ba thỏng. Trong thi gian ú, ngi lao ng c
tm ng 50% tin lng trc khi b ỡnh ch cụng vic
+ Nghị định của Chính phủ số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003 quy định chi tiết
và hớng dẫn một số điều của Bộ luật lao động về việc làm.
+ Nghị định của Chính phủ số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/03/2008 về tuyển dụng
và quản lí ngời nớc ngoài làm việc tại Việt Nam.
+ Chơng VI, VII Giáo trình luật lao động, Trờng Đại học Luật Hà Nội, Nxb.
CAND, Hà
Nội, 2009.
+ Chơng III và IV Giáo trình luật lao động Việt Nam, Khoa luật - Đại học Mở
Hà Nội, Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2009.
+ Chơng II, III Bộ luật lao động năm 1994, sửa đổi, bổ sung năm 2002.
+ Luật dạy nghề năm 2006.
20


+ Nghị định của Chính phủ số 19/2005/NĐ-CP ngày 20/8/2005 về việc thành lập
tổ chức giới thiệu việc làm.
+ Nghị định của Chính phủ số 71/2008/NĐ-CP ngày 05/06/2008 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP.
+ Nghị định của Chính phủ số 139/2006/NĐ-CP ngày 20/11/2006 hớng dẫn Luật
giáo dục và Bộ luật lao động về dạy nghề.
+ Nghị định của Chính phủ số 116/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 quy định về

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề.
+ Quyết định của Thủ tớng chính phủ số 101/2007/QĐ-TTg ngày 6/7/2007 phê
duyệt chơng trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến 2010.
+ Lu Bình Nhỡng (chủ nhiệm), Việc làm và giải quyết việc làm trong bối cảnh
nền kinh tế thị trờng định hớng x hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Đề tài khoa học
cấp trờng, 2004.

21



×