Mục lục
trang
Mở đầu………………………………………………………………………….1
Nội dung ……………………………………………………………………….1
I. Khái quát về đấu giá hàng hóa……………………………………………….1
1. Khái niệm về đấu giá hàng hóa……………………………………………...1
2. Đặc điểm của đấu giá hàng hóa……………………………………………...2
3. Vai trò của bán đấu giá hàng hóa…………………………………………....2
4. Khái quát pháp luật về đấu giá hàng hóa…………………………………….3
II. Những vướng mắc trong đấu giá hàng hóa………………………………….4
1. Khi quy định, pháp luật vẫn chưa thống nhất giữa đấu giá tài sản và đấu giá
hàng hóa………………………………………………………………………..4
2. Quy định về đấu giá viên chưa thực sự thuyết phục………………………...6
3. Quy định về giao kết hợp đồng trong bán đấu giá còn chưa hoàn thiện……7
4. Pháp luật chưa có các chế tài cụ thể hơn, đủ “sức” cưỡng chế thực hiện quyền
và nghĩa vụ của các bên trong đấu giá.………………………………………...7
5. Đội ngũ giám sát bán đấu giá còn mỏng, hoạt động kém hiệu quả………...10
III. Đề xuất giải pháp hoàn thiện……………………………………………...11
Kết luận……………………………………………………………………….15
1
MỞ ĐẦU
Đấu giá hàng hóa là một trong những cách thức linh hoạt để chuyển quyền
sở hữu tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác góp phần thúc đẩy hoạt
động kinh tế nói chung, hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá nói riêng phát triển
một cách đa dạng. Bán đấu giá đã có mặt ở Việt Nam từ khá lâu nhưng bán đấu
giá hàng hóa với tính chất là hành vi thương mại của thương nhân thì mới được
ghi nhận trong pháp luật những năm gần đây. Nhận thấy lợi ích từ hoạt động
này, nếu hình thành được thị trường bán đấu giá chuyên nghiệp thì sẽ là động lực
rất tốt để thúc đẩy quan hệ trao đổi thương mại phát triển, nhất là với các quốc
gia có những mặt hàng thế mạnh của mình. Pháp luật Việt Nam về thương mại
đang từng bước hoàn thiện để điều chỉnh cũng như phát triển hoạt động này ở
nước ta. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này trong quỹ đạo phát
triển chung của nền kinh tế thế giới em xin thực hiện bài tiểu luận của mình với
đề tài: “Phân tích những vướng mắc trong quy định của pháp luật về đấu giá
hàng hoá và đề xuất giải pháp hoàn thiện.”.
NỘI DUNG
I. Khái quát về đấu giá hàng hóa.
1. Khái niệm về đấu giá hàng hóa.
Như chúng ta đã biết thì đấu giá hàng hóa là hoạt động thương mại, theo
đó người bán hàng tự mình thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng
hóa công khai để chọn người mua trả giá cao nhất (Điều 185 Luật thương mại
năm 2005).
Có thể nói đấu giá hàng hóa là phương thức để bên bán xác định (chọn)
người mua hàng (người bán có quyền lựa chọn người mua). Căn cứ vào chủ thể
2
và mục đích của đấu giá mà hoạt động đấu giá có thể được phân chia thành: đấu
giá tài sản trong dân sự (theo nghĩa hẹp) và đấu giá hàng hóa (là hoạt động
thương mại của thương nhân). Đối tượng của bán đấu giá hàng hóa là hàng hóa
thương mại được phép lưu thông trên thị trường.
2. Đặc điểm của đấu giá hàng hóa.
Đấu giá hàng hóa có những đặc điểm, đặc thù so với các hoạt động thương
mại khác, được thể hiện ở những điểm sau:
Thứ nhất, đấu giá hàng hóa là một phương thức bán hàng đặc biệt. Trong
quan hệ đấu giá hàng hóa, trừ trường hợp người bán đấu giá (người có hàng hóa)
tự mình tổ chức bán đấu giá, các trường hợp khác, ngoài bên bán, bên mua còn
có sự tham gia của trung gian là người làm dịch vụ bán đấu giá.
Thứ hai, đối tượng của bán đấu giá có thể là những hàng hóa thương mại
thông thường, tuy nhiên, do tính chất đặc thù của việc bán hàng theo phương
thức này mà không phải là hàng hóa nào cũng được các chủ sở hữu quyết định
bán bằng phương pháp đấu giá. Giá bán thực tế có thể thấp hơn hoặc cao hơn giá
mà người bán đưa ra ban đầu.
Thứ ba, hình thức pháp lí của quan hệ bán đấu giá có thể được thiết lập
dưới một dạng đặc biệt là hợp đồng ủy quyền bán đấu giá được xác lập giữa
người bán hàng và người làm dịch vụ bán đấu giá.
3. Vai trò của bán đấu giá hàng hóa.
Đấu giá hàng hóa đảm bảo tính khách quan, trung thực trong mua bán
hàng hóa đặc biệt là trong vấn đề giá cả.
Bán đấu giá hàng hóa giúp cho người mua hàng hóa mua được những
hàng hóa mà họ cần. Khi mà họ có nhu cầu về sản phẩm mình cần, người bán
hàng hóa sẽ cung cấp cho họ thông qua cuộc bán đấu giá.
3
Bán đấu giá hàng hóa được thực hiện một cách công khai, đảm bảo sự
cạnh tranh công bằng, ngăn ngừa được những hành vi tiêu cực gây thiệt hại cho
người bán hàng, người mua hàng và các chủ thể khác có liên quan. Thông qua
hình thức bán đấu giá hàng hóa, quyền lợi của các bên được thỏa mãn một cách
tốt nhất.
Với tính khách quan công khai, thủ tục chặt chẽ, hợp lí, bán đấu giá hàng
hóa, hàng hóa đó sẽ được xử lý nhanh chóng với mức giá mà tài sản đó có thể
đạt được.
Khi tham gia mua hàng hóa đấu giá, người mua hàng sẽ là người quyết
định giá cả đặt mua, do vậy giá của hàng hóa sẽ là giá mà người mua cho là thích
hợp với mình nên hàng hóa đấu giá mang tính tự nguyện cao của người mua.
Bán đấu giá hàng hóa còn bảo đảm lợi ích cho các chủ thể khác có liên
quan.
4. Khái quát pháp luật về đấu giá hàng hóa.
Hoạt động bán đấu giá hàng hóa làm phát sinh nhiều quan hệ, nó liên quan
và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều chủ thể khác
nhau trong xã hội. Hoạt động bán đấu giá hàng hóa phải được điều chỉnh bằng
pháp luật.
Pháp luật về đấu giá hàng hóa bao gồm hệ thống các quy định pháp luật do
nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh
trong quá trình đấu giá hàng hóa. Liên quan đến đấu giá, ngoài luật chung là Bộ
Luật dân sự năm 2005 đang điều chỉnh thì hiện nay Luật Thương mại năm 2005
và Nghị định 17/2010/NĐ-CP cũng đang điều chỉnh vấn đề này.
Pháp luật về đấu giá hàng hóa có những nội dung cơ bản: các nguyên tắc
trong đấu giá hàng hóa; các hình thức đấu giá hàng hóa; hàng hóa đấu giá; quyền
4
và nghĩa vụ của các chủ thể tổ chức và tham gia đấu giá hàng hóa; trình tự, thủ
tục đấu giá hàng hóa.
II. Những vướng mắc trong đấu giá hàng hóa.
Bán đấu giá hàng hóa là một hình thức mua hàng ưu việt, đem lại lợi ích
không những cho người bán mà còn cho cả người mua; là một sân chơi đầy tiềm
năng để khách hàng thể hiện trình độ, sự hiểu biết, khả năng đánh giá hàng hóa
và tiềm lực tài chính của mình.
Trong môi trường bán đấu giá còn chưa phát triển như ở Việt Nam thì hoạt
động bán đấu giá chỉ đang ở mức dần được cải thiện, ngày càng trở nên sôi nổi
và thu hút được sự quan tâm của nhiều người. Tuy nhiên, hoạt động thương mại
này chưa thực sự gây được tiếng vang, chưa có được chỗ đứng vững vàng trên
thị trường bởi những quy định của pháp luật liên quan đến đấu giá hàng hóa còn
gặp phải nhiều vướng mắc trong quá trình áp dụng vào thực tế. Những vướng
mắc đó gồm:
1. Khi quy định, pháp luật vẫn chưa thống nhất giữa đấu giá tài sản và đấu
giá hàng hóa. Cụ thể:
Về luật áp dụng:
Liên quan đến đấu giá, ngoài luật chung là Bộ Luật dân sự năm 2005 đang
điều chỉnh thì hiện nay Luật Thương mại năm 2005 và Nghị định 17/2010/NĐCP cũng đang điều chỉnh vấn đề này. Sẽ áp dụng luật nào khi mà “tài sản bán
đấu giá” theo Khoản 4 Điều 2 Nghị định 17/2010/NĐ-CP là động sản, bất động
sản, giấy tờ có giá và các quyền tài sản được phép giao dịch, còn “hàng hóa”
trong “đấu giá hàng hóa” theo Luật Thương mại năm 2005 là tất cả các loại
5
động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai, bao gồm những vật gắn
liền với đất đai.
Về khoản tiền đặt cọc khi đăng ký tham gia đấu giá:
Với quy định về khoản tiền đặt cọc mà người tham gia đấu giá tài sản khi
đăng ký phải đặt trước cho ban tổ chức đấu giá tài sản với mức tối thiểu là 1% và
mức tối đa không quá 15% giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá (theo khoản1,
Điều 29, Quy định về đấu giá tài sản) rõ ràng có mâu thuẫn với khoản 2, Điều
199, Luật Thương mại năm 2005 với mức đặt cọc không quá 2% giá khởi điểm
hàng hóa được đấu giá. Khoản tiền đặt trước phải chăng là không nên quy định
mức tối đa là 15% của giá khởi điểm mà nên quy định rõ khoản tiền đặt trước là
15% giá khởi điểm để tránh tình trạng có quá nhiều người tham gia vào cuộc đấu
giá khi tổ chức bán đấu giá, người có tài sản thỏa thuận khoản tiền đặt trước
thấp. Mặt khác, quy định như vậy cũng bảo đảm đơn giản hóa thủ tục bán đấu
giá, không cần tiến hành thủ tục bán đấu giá, thủ tục “thỏa thuận” giữa tổ chức
bán đấu giá và người có tài sản đấu giá.
Về đấu giá không thành và xử lý hậu quả của việc đấu giá không thành
Theo Điều 202, Luật thương mại quy định, cuộc đấu giá được coi là không
thành trong trường hợp: (i) không có người tham gia đấu giá, trả giá; (ii) giá cao
nhất đã trả thấp hơn mức giá khởi điểm. Trong khi đó, trường hợp đấu giá không
thành theo quy định về đấu giá tài sản chỉ bao gồm có các trường hợp sau: (i) tại
cuộc bán đấu giá tài sản, người đã trả giá cao nhất rút lại giá đã trả trước khi đấu
giá viên điều hành cuộc bán đấu giá công bố người mua được tài sản và không
có người trả giá tiếp kể từ giá của người trả liền kề trước đó; (ii) giá liền kề cộng
với khoản tiền đặt trước nhỏ hơn giá đã trả của người từ chối mua.
6
Theo quy định về đấu giá tài sản thì khi đấu giá không thành tài sản sẽ
được trả lại cho người có tài sản đấu giá. Trong khi các quy định về đấu giá theo
Luật Thương mại năm 2005 không đề cập tới.
2. Quy định về đấu giá viên chưa thực sự thuyết phục.
Nhằm phát triển đội ngũ đấu giá viên trở thành những người hành nghề
dịch vụ bán đấu giá chuyên nghiệp, Nghị định 17 về bán đấu giá tài sản đã quy
định chặt chẽ hơn về tiêu chuẩn trở thành đấu giá viên, điều kiện hành nghề đấu
giá. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì
có thể trở thành đấu giá viên: Có phẩm chất đạo đức tốt; Đã tốt nghiệp đại học
ngành luật hoặc ngành kinh tế; Đã qua khóa đào tạo nghề đấu giá (Điều 5 Nghị
định).
Khóa đào tạo nghề 03 tháng trong đó bao gồm thời gian đào tạo kiến thức
cơ bản về pháp luật, về kỹ năng, nghiệp vụ bán đấu giá, đạo đức nghề nghiệp của
đấu giá viên và thời gian thực tập hành nghề đấu giá (Điều 6 và Điều 8). Ngoài
ra, để quản lý đội ngũ đấu giá viên chặt chẽ hơn, Nghị định 17 về bán đấu giá tài
sản đã quy định sau khi Bộ Tư pháp cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá, người
được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá phải làm việc thường xuyên tại một tổ
chức bán đấu giá chuyên nghiệp. Nhưng vấn đề đặt ra là ở thời điểm hiện tại, với
một đất nước mà bán đấu giá hàng hóa còn rất lạ lẫm như ở Việt Nam thì tổ chức
bán đấu giá thực sự chuyên nghiệp không nhiều. Vấn đề tiếp theo là để nâng cao
tính chuyên nghiệp trong hoạt động bán đấu giá tài sản, để có được đội ngũ đấu
giá viên thực sự chuyên nghiệp phải chăng cần đặt tiêu chuẩn của đấu giá viên
lên cao nữa, cần quy định cụ thể hơn về trách nhiệm của đấu giá viên. Mọi cuộc
bán đấu giá đều phải do đấu giá viên điều hành và đấu giá viên là người chịu
trách nhiệm hoàn toàn về cuộc bán đấu giá.
7
3. Quy định về giao kết hợp đồng trong bán đấu giá còn chưa hoàn thiện.
Pháp luật không cấm khách hàng từ chối mua sau khi thắng đấu giá, cũng
không cấm người tổ chức bán đấu giá tài sản cho người trả giá liền kề người bỏ
cuộc, không cấm khách hàng không được quyền thỏa thuận với nhau về giá… do
vậy đã tạo điều kiện cho khách hàng “lách luật”, “thông đồng giá”, đưa giá cao
hơn giá thực tế rồi rút lui, chấp nhận bỏ cọc để lũng đoạn kết quả đấu giá. Sau đó
chia nhau, làm lợi cho một nhóm người gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước.
Các quy định về hoạt động đấu giá hiện nay chưa dự liệu đến tình huống này nên
khi khách hàng liên kết với nhau để ép giá thì chủ sở hữu phải chấp nhận.
Pháp luật Việt Nam về đấu giá hàng hóa chưa làm rõ về giá trị pháp lý của
các quan hệ có tính chất tiến triển hướng tới việc giao kết hợp đồng đấu giá
nhưng thực tế thì hợp đồng không được giao kết do một bên tự động chấm dứt và
làm ảnh hưởng tới bên kia thì quan hệ này có tính chất ràng buộc hay không đối
với các bên chưa được làm rõ.
Pháp luật về bán đấu giá còn chưa đủ quy định để tạo nên một cơ sở pháp
lý vững chắc bảo vệ quyền của người bán, người tổ chức đấu giá và người mua.
Cần phải có những quy định mang tính chuyên biệt để điều chỉnh những tình
huống không dự liệu trước được.
4. Pháp luật chưa có các chế tài cụ thể hơn, đủ “sức” cưỡng chế thực hiện
quyền và nghĩa vụ của các bên trong đấu giá.
Chế tài xử lý vi phạm về bán đấu giá đặt ra với các đối tượng là người
tham gia đấu giá, người bán đấu giá và người điều hành cuộc bán đấu giá. Thực
tế cho thấy, chế tài xử lý vi phạm chưa đủ mạnh để răn đe người vi phạm hoặc
khiến những người có ý định vi phạm thấy e ngại nếu thực hiện hành vi vi phạm.
8
- Với “Người tham gia đấu giá tài sản có hành vi vi phạm các quy định
của Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử phạt vi phạm hành
chính, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi
thường theo quy định của pháp luật” theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 Nghị
định 17. Với chế tài như quy định thì những người tham gia đấu giá với tư cách
cá nhân, riêng lẻ, tiềm lực tài chính kém, không câu kết với nhau thì phạt ở mức
đó cũng có thể phần nào khiến họ e ngại, không dám vi phạm. Tuy nhiên với
những người khi đã câu kết với nhau một cách có tổ chức để thực hiện các hành
vi vi phạm trên thì đa phần những người đó đều là những người có khả năng tài
chính, thậm chí một người - người tổ chức, cầm đầu - còn có thể đóng thay toàn
bộ tiền đặt trước cho những người cùng vây cánh với mình như một hình thức
mua quân xanh. Việc chứng minh được sự liên kết giữa những người này không
đơn giản và nguy cơ mất trước khoản tiền đặt trước của một hoặc một số người
trong số quân xanh so với mối lợi lớn hơn là mua được hàng hóa với giá rẻ thì rõ
ràng người tham gia đấu giá không ngần ngại để liên kết với nhau.
- Nếu người bán đấu giá tài sản, người điều hành cuộc bán đấu giá tài sản
có các hành vi vi phạm theo quy định của Nghị định 17 và các quy định khác của
pháp luật sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 54 - Nghị định 17. Tuy Điều 17 có
nhắc đến chế tài xử lý đối với hai đối tượng nói trên song các chế tài đó đều quy
định một cách quá chung chung, không rõ hình thức xử lý do vậy ít có tác dụng
răn đe. Ngoài vấn đề quy định của pháp luật còn chưa đủ chặt chẽ, trên thực tế
khi các vụ việc thông đồng, dìm giá, lũng đoạn kết quả bán đấu giá xảy ra và đã
có kết luận rõ ràng của các cơ quan chức năng để xử lý vụ việc song việc làm rõ
và xử lý những người có trách nhiệm trong việc tổ chức, điều hành, giám sát
cuộc bán đấu giá lại chưa được chú trọng đến mức cần thiết.
9
Việc từ chối mua hàng sau phiên đấu giá mà không có sự đồng ý của
người bán, người có tài sản cũng là một ví dụ.
Pháp luật quy định xử phạt vi phạm hành chính về đấu giá từ 300.000 đến
20.000.000 đồng đối với những tài sản có giá trị hàng chục thậm trí hàng trăm
hay hàng nghìn tỷ đồng thì vẫn chưa phải là thỏa đáng và chưa đủ tính răn đe?
Việc không thực hiện quyền và nghĩa vụ theo đúng các quy định về đấu
giá đã gây ảnh hưởng đến mục đích của phiên đấu giá như: (i)bán tài sản với
mức giá cao nhất có thể nhằm thu lợi nhuận; (ii) khuyếch trương thương hiệu và
uy tín của tất cả các bên khi tổ chức đấu giá công khai; và thậm chí (iii) nêu cao
tinh thần “vì người nghèo” của biết bao con người có tấm lòng cao thượng...
Vậy, trước những bất cập và “bất cẩn” nói trên của pháp luật, chúng ta lấy
cơ chế gì để điều chỉnh?
Với những vi phạm trong đấu giá, ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính
theo quy định hiện nay, tại sao chúng ta không sử dụng đến việc yêu cầu thực
hiện hợp đồng đã được ký kết giữa các bên theo Luật Thương mại năm 2005.
Việc không thực hiện quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký kết mà không có
sự đồng ý của bên còn lại, gây thiệt hại thì phải thực hiện bồi thường thiệt hại.
Việc bồi thường thiệt hại, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được
quy định rất rõ tại Điều 302, Điều 303, Luật Thương mại năm 2005.
Trường hợp nếu lỗi do bên tổ chức đấu giá gây ra làm chủ sở hữu tài sản
không thực hiện được việc bán tài sàn thì tổ chức đấu giá phải bồi thường thiệt
hại. Tuy nhiên, trường hợp này là rất khó xác định, bởi lẽ, tổ chức đấu giá chỉ
như một đơn vị đại diện thay mặt chủ sở hữu tài sản thực hiện việc bán đấu giá
tài sản hàng hóa theo quy định của pháp luật.
10
Trong trường hợp đấu giá thành, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá được
thiết lập, nhưng người mua được tài sản bán đấu giá không thực hiện đầy đủ các
quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng sẽ gây thiệt hại rất lớn đối với chủ sở hữu tài
sản. Cụ thể: (i) chủ sở hữu không thực hiện được mục đích bán tài sản theo giá
ấn định và mức chênh lệch cao nhất có thể; và (ii) tốn kém chi phí tổ chức bán
đấu giá…
Thiết nghĩ, dù luật nào điều chỉnh, thì việc đấu giá tài sản đều phải thực
hiện theo nguyên tắc chung về bồi thường thiệt hại quy định tại điểm đ, khoản 2,
Điều 9, Bộ luật Dân sự năm 2005. Với nguyên tắc chung này, chúng ta sẽ có cơ
sở để yêu cầu bồi thường thiệt hại khi một trong các bên vi phạm hợp đồng đã ký
kết.
5. Đội ngũ giám sát bán đấu giá còn mỏng, hoạt động kém hiệu quả.
Mục đích của việc bố trí giám sát các phiên bán đấu giá là để phát hiện ra
những dấu hiệu vi phạm pháp luật của người tổ chức bán đấu giá, người tham gia
đấu giá để từ đó kịp thời có những xử lý nhằm nhanh chóng chấm dứt tình trạng
vi phạm pháp luật về đấu giá, bảo vệ quyền lợi của người bán hàng, người mua
hàng và đem lại sân chơi công bằng cho những người tham gia đấu giá. Tuy
nhiên, phản ứng của đội ngũ giám sát bán đấu giá còn quá chậm và kém hiệu
quả. Thực tế cho thấy trách nhiệm giám sát của họ hầu như không có. Và khi các
vụ việc có được kết luận chính xác của các cơ quan chức năng thì việc xử lý đối
với những người có trách nhiệm giám sát này cũng không được đặt ra.
11
III. Đề xuất giải pháp hoàn thiện.
Thứ nhất, thống nhất nguyên tắc, trình tự, thủ tục bán đấu giá với các
loại tài sản bắt buộc phải bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
Tài sản phải bán đấu giá theo quy định của pháp luật bao gồm tài sản thi
hành án theo pháp luật về thi hành án, tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính theo pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, tài sản nhà nước có
quyết định bán đấu giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tài sản là quyền sử
dụng đất khi nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất được cơ quan có thẩm
quyền quyết định bán đấu giá theo pháp luật về đất đai; tài sản bảo đảm được xử
lý bằng bán đấu giá và các tài sản khác phải được bán đấu giá theo quy định của
pháp luật. Thống nhất nguyên tắc, trình tự, thủ tục bán đấu giá với các loại tài
sản bắt buộc phải bán đấu giá theo quy định của pháp luật có thể khắc phục được
tình trạng manh mún, thiếu chuyên nghiệp trong hoạt động bán đấu giá tài sản
hiện nay.
Sửa đổi, bổ sung các quy định về trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản theo
hướng bảo đảm sự công khai, minh bạch, khách quan, hạn chế hiện tượng thông
đồng, dìm giá, tránh thất thoát tài sản của nhà nước, bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân có tài sản bán đấu giá (các quy định về khoản tiền đặt
trước, rút lại giá đã trả, từ chối mua, ký hợp đồng bán đấu giá tài sản, bảo vệ
quyền lợi ích, hợp pháp của người mua được tài sản bán đấu giá ngay tình... cần
được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp).
Thứ hai, tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động bán đấu
giá tài sản gắn với lộ trình cụ thể. Đặc biệt, cần tạo sự bình đẳng giữa các tổ
chức bán đấu giá tài sản để thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ bán đấu giá tài sản,
quy định doanh nghiệp bán đấu giá tài sản và Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài
12
sản có quyền bình đẳng trong việc bán đấu giá các tài sản phải được bán đấu giá,
tùy thuộc vào quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền lựa chọn tổ chức đủ
năng lực để bán đấu giá tài sản (trừ trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính phải được chuyển giao cho Trung tâm dịch vụ bán đấu giá để bán đấu
giá đã được quy định “cứng” bởi Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính).
Như vậy, các Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản hiện nay sẽ phải đổi
mới mạnh mẽ, nâng cao năng lực về cơ sở vật chất, cán bộ và các điều kiện khác
về chuyên môn, nghiệp vụ, uy tín... để đáp ứng yêu cầu của việc bán đấu giá
nhiều loại tài sản, nhất là các tài sản Nhà nước và tài sản là quyền sử dụng đất,
bảo đảm tính cạnh tranh với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bán đấu giá tài
sản sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới dưới tác động của sự phát triển kinh tế
xã hội của đất nước nói chung và những đổi mới về thể chế liên quan đến bán
đấu giá tài sản nói riêng.
Thứ ba, cần tạo điều kiện cho việc chuyên nghiệp hóa hoạt động bán
đấu giá tài sản. Trước hết phải xác định rõ các tổ chức bán đấu giá tài sản
chuyên nghiệp chỉ gồm 2 loại là doanh nghiệp bán đấu giá tài sản, Trung tâm
dịch vụ bán đấu giá tài sản; quy định điều kiện chặt chẽ đối với việc thành lập
các tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp như bắt buộc phải người đại diện theo
pháp luật của doanh nghiệp phải là đấu giá viên và bảo đảm các yêu cầu về cơ sở
vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động bán đấu giá. Theo xu hướng
chuyên nghiệp hóa hoạt động bán đấu giá tài sản thì Hội đồng bán đấu giá tài sản
đã bị hạn chế thành lập. Theo đó, không còn các Hội đồng bán đấu giá quyền sử
dụng đất ở cấp tỉnh, cấp huyện và Tổ chức phát triển quỹ đất không trực tiếp
thực hiện việc bán đấu giá như hiện nay, thu hút việc bán đấu giá quyền sử dụng
đất do các tổ chức này đang thực hiện về các tổ chức bán đấu giá tài sản chuyên
nghiệp.
13
Để nâng cao tính chuyên nghiệp của hoạt động bán đấu giá tài sản, các quy
định việc tiêu chuẩn đấu giá viên cần được nâng cao, tiệm cận dần với các điều
kiện như của một chức danh tư pháp. Người muốn trở thành đấu giá viên, ngoài
các tiêu chuẩn về đạo đức, sức khỏe, còn phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành
luật hoặc ngành kinh tế, đặc biệt phải tốt nghiệp chương trình đào tạo nghề đấu
giá.
Trình tự, thủ tục cấp thẻ đấu giá viên, quản lý đấu giá viên khi hành nghề...
cũng cần được quy định chặt chẽ hơn so với hiện nay. Đây là những yêu cầu hết
sức cần thiết để chuyên nghiệp hóa hoạt động bán đấu giá tài sản trong điều kiện
coi đấu giá là một nghề trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Cần quy định cụ thể cách tính các loại thời hạn trong đấu giá hàng hóa để
khắc phục các vướng mắc có liên quan trong thực tế.
Quản lí nhà nước về bán đấu giá cần được phân cấp quản lí rõ ràng, cụ thể
hơn để chức năng, nhiệm vụ giữa cơ quan Nhà nước không có sự chồng chéo,
mâu thuẫn lẫn nhau.
Bên cạnh việc quy định đầy đủ các vấn đề thiết yếu trên thực tế thì còn
cần phải đảm bảo tính hợp lí, khoa học trong các quy định về trình tự, thủ tục
bán đấu giá nhằm tránh gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân có hàng hóa bán đấu
giá, cho cuộc bán đấu giá được diễn ra nhanh chóng, khách quan. Thủ tục bán
đấu giá hàng hóa cần có những sửa đổi, bổ sung về thủ tục kí kết hợp đồng ủy
quyền bán đấu giá hàng hóa để việc kí kết thuận lợi đảm bảo lợi ích của người có
quyền.
Hơn nữa, cần quy định thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng đơn
giản hơn và nhanh chóng hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển quyền
đồng thời nâng cao hiệu lực của văn bản bán đấu giá hàng hóa. Quyền sở hữu,
quyền sử dụng hàng hóa bán đấu giá của người mua hàng hóa cần được đảm bảo
14
theo hướng đã mua hàng hóa qua tổ chức đấu giá với trình tự thủ tục chặt chẽ,
công khai thì người mua trở thành chủ sở hữu, chủ sử dụng hàng hóa trong mọi
trường hợp. Nếu quyền và lợi ích của người có hàng hóa đấu giá bị xâm phạm
thì cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật phải chịu trách nhiệm, kể cả
phải bồi thường thiệt hại nếu thiệt hại xảy ra trên thực tế.
Để thu hút được sự quan tâm đông đảo của cá nhân, tổ chức thì cuộc bán
đấu giá phải diễn ra thật công khai, trung thực và đảm bảo được quyền và lợi ích
hợp pháp của các bên tham gia quan hệ đấu giá hàng hóa.
Thứ tư, bảo đảm sự quản lý thống nhất của Nhà nước mà Bộ Tư pháp
là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ đối với tổ chức, hoạt động
bán đấu giá tài sản. Vai trò của các bộ, ngành có liên quan cũng được làm rõ.
Đặc biệt, việc xác định rõ trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản
lý hoạt động bán đấu giá tài sản ở địa phương và vai trò của Sở Tư pháp là cơ
quan giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong hoạt động này, trách nhiệm của các Sở
ngành có liên quan cũng là điều cần thiết. Quy định rõ ràng vấn đề này nhằm
khắc phục một số điểm còn chưa rõ ràng trong quy định và nhận thức về quản lý
nhà nước về bán đấu giá tài sản hiện nay.
Nhìn chung, việc nhận thức rõ những hạn chế, vướng mắc trong quá trình
áp dụng pháp luật về bán đấu giá tài sản và đưa ra những biện pháp nhằm khắc
phục nó là bước đi cơ bản, cần thiết và quan trọng trong lộ trình xã hội hóa và
chuyên nghiệp hóa hoạt động bán đấu giá tài sản, là tiền đề cho việc xây dựng
Luật Bán đấu giá tài sản sau này.
15
KẾT LUẬN
Bán đấu giá tài sản là một ngành nghề mới ở Việt Nam hiện nay, bán đấu
giá tài sản chưa thực sự phát triển một cách bền vững. Ta thấy rằng việc bán đấu
giá ở Việt Nam chỉ xoay quanh một số tài sản thông thường mà chưa phát triển
đến những thứ cần trình độ giám định như các tác phẩm nghệ thuật, đồ cổ…
Thực tế áp dụng bán đấu giá hàng hóa ở nước ta cho thấy có nhiều vấn đề nảy
sinh trong quá trình đấu giá hàng hóa chưa được giải quyết thỏa đáng, làm giảm
hiệu quả của hoạt động đấu giá hàng hóa. Nhiều vụ việc thể hiện sự chấp hành
chưa tốt pháp luật về đấu giá của các chủ thể tham gia đấu giá hàng hóa. Một số
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, điển hình như cơ quan có thẩm quyền đăng kí
quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa còn tắc trách hoặc chẫm trễ trong việc
cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa đã bán đấu giá đối
với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng kí quyền sở hữu, quyền sử dụng.
Tình trạng chảy máu rừng, chảy máu động vật hoang dã… qua con đường bán
đấu giá vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi… Hiểu rõ những vấn đề còn hạn chế
liên quan đến bán đấu giá tài sản sẽ phần nào giúp cho việc thực hiện bán đấu giá
trở nên công bằng, lành mạnh hơn góp phần vào quá trình phát triển kinh tế của
đất nước.
Trên đây là bài tiểu luận của em về đề tài: “Phân tích những vướng mắc
trong quy định của pháp luật về đấu giá hàng hoá và đề xuất giải pháp hoàn
thiện”. Do kiến thức còn hạn chế nên việc phát hiện ra những vướng mắc trong
quá trình áp dụng pháp luật về đấu giá hàng hóa cũng như việc đề ra những biện
pháp nhằm khắc phục những vướng mắc đó còn chưa đầy đủ.
Em mong nhận được sự góp ý từ phía thầy cô! Em xin trân thành cảm ơn!
16
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Luật thương mại tập II, Trường đại học Luật Hà Nội, NXB.CAND
Hà Nội – 2009.
2. Luật thương mại năm 2005.
3. Bộ luật dân sự năm 2005.
4. Nghị định của Chính phủ số 17/2010/NĐ- CP ngày 04/03/2010 về bán đấu giá
tài sản.
6. Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu pháp luật về đấu giá hàng hóa ở Việt Nam
Sinh viên thực hiện: Phạm Dương Minh Thu, KT27D
GV hướng dẫn: TS. Đồng Ngọc Ba
Hà Nội - 2006.
7. Khóa luận tốt nghiệp: Pháp luật về đấu giá hàng hóa trong thương mại ở Việt
Nam
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Minh Hường, KT32E
Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Như Chính
Hà Nội - 2011.
8. Một số trang web:
17