Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

pháp luật về đấu giá hàng hoá trong hoạt động thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.95 KB, 48 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
BỘ MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHOÁ 2011 – 2014
Đề tài:

PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ HÀNG HOÁ TRONG HOẠT
ĐỘNG THƯƠNG MẠI

Cán bộ hướng dẫn:
Phạm Mai Phương
Bộ Môn Luật Thương mại
Khoa Luật- ĐHCT

Cần Thơ, 11/2014

Sinh viên thực hiện:
Trần Thị Ánh Hồng
MSSV: 5117306
Lớp: Luật Thương mại K37


MỤC LỤC

MỤC LỤC ......................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
1.

Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1



2.

Mục đích nghiên cứu .........................................................................................1

3.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 1

4.

Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................2

5.

Bố cục đề tài ........................................................................................................2

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẤU GIÁ HÀNG HOÁ TRONG
HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ....................................................................................3
1.1.

Khái niệm đấu giá hàng hoá ..........................................................................3

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển pháp luật đấu giá hàng hoá ở Viêt Nam. 5
1.2.1. Giai đoạn trước 1975 ....................................................................................6
1.2.2. Giai đoạn từ năm 1975 đến tháng 6 năm 2005............................................6
1.2.3. Giai đoạn từ tháng 6 năm 2005 đến nay ......................................................6
1.3. Vai trò và đặc điểm của đấu giá hàng hoá........................................................6
1.3.1 Vai trò .............................................................................................................6
1.3.2 Đặc điểm .........................................................................................................8

1.4 Các hình thức bán đấu giá hoá hoá trong hoạt động thương mại ................11
1.4.1. Trên thế giới ................................................................................................ 11
1.4.2 Ở Việt Nam ...................................................................................................12
1.5. Phân biệt giữa đấu đấu giá hàng hoá và đấu thầu hàng hoá, dịch vụ .........14
1.5.1 Hoạt đông mua hay bán ...............................................................................14
1.5.2 Đối tượng mua và bán .................................................................................15
1.5.3 Đặt cọc tham gia mua và bán ......................................................................15
1.5.4 Xét trên gốc độ giá cả ...................................................................................16
1.6 Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động đấu giá ......16
CHƯƠNG 2 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ HÀNG
HOÁ .............................................................................................................................. 18
2.1 Các nguyên tắc trong đấu giá hàng hoá........................................................... 18
2.1.1 Nguyên tắc công khai ...................................................................................18


2.1.2 Nguyên tắc trung thực .................................................................................18
2.1.3. Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia .......19
2.2. Chủ thể tham gia bán đấu giá ..........................................................................20
2.2.1. Người bán hàng hoá ...................................................................................20
2.2.2. Người tổ chức bán đấu giá .........................................................................22
2.2.3 Người điều hành đấu giá .............................................................................24
2.2.4. Người mua hàng hoá ..................................................................................25
2.4. Trình tự thủ tục bán đấu giá hàng hoá ........................................................... 26
2.4.2. Xác định giá khởi điểm ...............................................................................27
2.4.3. Chuẩn bị bán đấu giá hàng hoá .................................................................28
2.4.4. Tiến hành bán đấu giá ................................................................................31
2.4.5. Hoàn thành văn bản bán đấu giá hàng hoá .............................................32
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ HÀNG HOÁ ............................................................................35
3.1. Thực trạng pháp luật về đấu giá hàng hoá trong hoạt động thương mại ...35

3.1.1.Những mặt đã đạt được của pháp luật về đấu giá hàng hoá trong hoạt
động thương mại ...................................................................................................35
3.1.2. Những khó khăn, vướng mắc của pháp luật về đấu giá hàng hoá trong
hoạt động thương mại ........................................................................................... 36
3.1.3 Nguyên nhân khó khăn, vướn mắc của pháp luật đấu giá hàng hoá trong
hoạt động thương mại ........................................................................................... 40
3.2. Phương hướng và những giải pháp hoàn thiện pháp luật đấu giá hàng hoá
trong thương mai .....................................................................................................42
3.2.1. Phương hướng hoàn thiện .........................................................................42
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện ..................................................................................43
KẾT LUẬN ..................................................................................................................45


LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong nhưng năm gần đây, nền kinh tế nước ta có bước phát triển khá mà cụ thể
là hoạt động mua bán hàng hoá có bước tiến vươt bậc. Có được điều này là nhờ vào
đường lối lãnh đạo, chính sách đúng đắn cuả Đảng và Nhà nước ta. Trong thời kỳ bao
cấp, đất nước vừa trãi qua hai cuộc chiến tranh tàn khốc, nền kinh tế vô cùng lạc hậu,
sản xuất nhỏ lẻ mang tính tự cung tự cấp, hoạt động mua bán hàng hoá chưa phát triển
dẫn đến đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, Đảng ta đã kịp
thời đề ra đường lối đổi mới,phát triển sản xuất hàng hoá nhiều thành phần, vận hành
theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Từ đó nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, hoạt động mua bán hàng hoá
ngày càng đa dạng va sôi nổi, xuất hiện nhiều hình thức mua bán hàng hoá khác nhau,
trong đó có một hình thức mua bán hàng hoá rất đặc biệt chính là đấu giá hàng hoá.
Đấu giá hàng hoá ra đời là điều tất yếu, khách quan của nền kinh tế thị trường nhiều
thành phần. So với các phương thức bán hàng khác, bán đấu giá hàng hoá đêm lại lợi
ích cho cả người mua và người bán hàng. Tạo cơ hội bình đẳng cho nhưng người mua

cùng tham gia trả giá, đồng thời xác đinh mức giá có lợi nhất cho người bán hàng.
Hoạt động bán đấu giá cũng sẽ tạo ra đông lực thúc đẩy quan hệ trao đổi thương mại
phát triển.
Nhưng thực tế các quy định về hoạt đông đấu giá còn quá ít, chưa rõ ràng, cụ thể dẫn
đến hoạt động đấu giá hàng hoá ở nước ta còn khá non yếu. vì vậy việc tìm hiểu và
hoàn thiện pháp luật về đấu giá hàng hoá để nước ta có được thị trường đấu giá chuyên
nghiệp là rất cần thiết. Chính vì thế em quyết định chọn đề tài:” Pháp luật về đấu giá
hàng hoá trong hoạt động thương mại” để làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu ????
Thông qua việc tìm hiểu những quy định pháp luật hiện hành cũng như tìm
hiểu về thực tiễn hoạt động đấu giá hàng hoá, người viết nguyên cứu làm sáng tỏ
những vấn đề còn vướng mắc, đồng thời đưa ra những kiến nghị bổ sung nhằm góp
phần hoàn thiện hơn những quy định pháp luật về đấu giá hàng hoá.
3. Phạm vi nghiên cứu
Việc làm rõ phạm vi nguyên cứu của đề tài có ý nghĩa quan trọng trong việc nêu
rõ những nội dung của đề tài. Phạm vi nguyên cứu cuả đề tài là các quy định của pháp
luật về đấu giá hàng hoá trong hoạt động thương mại. Nội dung của đề tài chủ yếu tìm
1


hiểu các quy định pháp luật về nguyên tắc, chủ thể tham gia vào hoạt động đấu giá
hàng hoá và trình tự thủ tục tiến hành đấu giá hàng hoá trong hoạt động thương mại.
Tìm hiểu những bất cập của pháp luật về đấu giá hàng hoá trong thời gian qua, đồng
thời nêu một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về đấu giá hàng hoá.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nguyên cứu chủ yếu để làm rõ vấn đề, người viết sử dụng các
phương pháp như: phân tích, so sánh, thống kê… Ngoài ra, còn sử dụng một số
phương pháp khác như quy nạp, diễn dịch…
5. Bố cục đề tài
-


Phần mở đầu

-

Phần nội dung
+ Chương 1: Một số vấn đề lý luận về đấu giá hàng hoá trong hoạt động thương mại.
+ Chương 2: Những quy định của pháp luật về đấu giá hàng hàng hoá.
+ Chương 3: Thực trạng và phương hướng hoàn thiện pháp luật về đấu giá hàng hoá.

- Phần kết luận
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp là nhờ vào sự giúp đỡ của thầy cô, sự nổ lực
của bản thân, nhưng do năng lực bản thân và nguồn tài liệu tham khảo còn hạn chế,
nên không thể tránh khỏi những sai sót. Mong quý thầy cô vui lòng góp ý để bài viết
được hoàn thiện.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến thầy cô đặc biệt là cô Phạm Mai phương đã
hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài này, cảm ơn đến gia đình đã tạo điều kiện tốt nhất về
vật chất lẫn tinh thần cho tôi, cảm ơn bạn bè đã luôn hỗ trợ, giúp đỡ để tôi hoàn thành
đề tài: Pháp luật về đấu giá hàng hoá trong hoạt động thương mại.

2


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẤU GIÁ HÀNG HOÁ TRONG HOẠT
ĐỘNG THƯƠNG MẠI
Đấu giá hàng hoá trong những năm gần đây không còn xa lạ đối với Việt Nam,
sự ra đời của nó trong nền kinh tế thị trường Việt Nam như là một tất yếu khách quan
trong tổng bức tranh phát triển chung của toàn thế giới. Đấu giá hàng hoá có ý nghĩa
quan trọng bởi những ưu điểm đặc thù mà nó mang lại đối với sự phát triển của nền

kinh tế trong nước, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại. Trong chương này, nội dung
khái quát được đề cập là làm rõ khái niệm về đấu giá cũng như khái niệm về đấu giá
hàng hoá, đặc điểm, phân biệt giữa đấu giá hàng hoá và đấu thầu hàng hoá, dịch vụ.
Bên cạnh đó nguời viết cũng nêu lên hình thức đấu giá, vai trò, lịch sử hinh thành và
phát triển của hoạt động đấu giá hàng hoá. Một phần không thể thiếu nữa là sự cần
thiết cần phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động đấu giá.
1.1.

Khái niệm đấu giá hàng hoá

Trên thế giới đấu giá hàng hoá đã hình thành từ các nền văn minh cổ đại. Vào
khoảng năm 500 BC ( 500 năm trước công nguyên), theo quy chép của những người
Hy Lạc cổ đại, hình thức bán đấu giá xuất hiện đầu tiên tại Babylon với đối tượng
được mua bán là phụ nữ như một sự cưới hỏi. Bất kể người con gái nào bị gã bán
ngoài cuộc đấu giá đều bị coi là bất hợp pháp. Những người con gái xinh đẹp như hoa
được đưa tới những cuộc bán đấu giá cao cấp, còn những phụ nữ xấu phải có của hồi
môn và bị đưa tới các cuộc bán đấu giá để được chấp nhận. Giá của những người phụ
nữ xấu là số âm, tức là càng xấu thì càng mất nhiều của hồi môn. Tiếp đó, bán đấu giá
được phát triển qua các cuộc chiến tranh của Đế chế La Mã cổ đại, họ bán đấu giá tất
cả mọi thứ từ các chiến loại phẩm của cuộc chiến tranh cho đến tài sản của các con
nợ.1
Để hiểu rõ hơn về đấu giá hàng hoá trước tiên ta tìm hiểu khái quát về đấu giá vì
thuật ngữ đấu giá đã xuất hiện từ khá sớm và là cơ sỡ, nền tảng cho sự xuật hiện của
khái niệm đấu giá hàng hoá.
Thuật ngữ đấu giá xuất hiện từ rất lâu, theo từ điển tiếng Việt thì đấu giá được
giải thích là “ lối bán trước công chúng, ai trả giá cao thì mua được”.2 Như vậy, bản
chất của đấu giá đã được xã hội nhìn nhận là hoạt động cạnh tranh, trả giá để giành
quyền có được loại hàng nào đó.

1


Th.s Nguyễn Mạnh Cường, Nhận diện về đấu giá hàng hoá trong pháp luật thương mại,Tạp chí Nhà nước và
Pháp luật số 08 năm 2010, tr 38 – 43,tr 38.
2
Từ điển Tiếng Việt. NXB Từ điển bách khoa 2012, trang 38.

3


Khái niệm đấu giá hàng hoá với tính chất là hành vi thương mại của thương
nhân lần đầu tiên được nhắc đến trong Luật thương mại năm 1997 nhưng luật thương
mại 1997 chỉ dành hai điều để điểu chỉnh hoạt động này. Hoạt động đấu giá hàng hoá
chủ yếu được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự ( từ điều 456 đến điều 459
BLDS) và Quy chế bán đấu giá hàng hoá. Thương nhân kinh doanh dich vụ đấu giá
hàng hoá được thực theo quy định của Bộ luật dân sự và Quy chế bán đấu giá hàng
hoá do chính phủ quy định.3 Bộ luật dân sự và quy chế đấu bán đấu giá tài sản quy
định chung cho cả đấu giá tài sản trong dân sự và giá hàng hoá trong thương mại. Nếu
chủ thể tiến hành đấu giá là tổ chức cá nhân tiến hành đấu giá không nhằm mục đích
sinh lợi thì đó là đấu giá tài sản trong dân sự. Trường hợp chủ thể là tổ chức cá nhân
tiến hành đấu giá vì mục sinh lợi thì được coi là đấu giá hàng hoá trong thương mại.
Nhưng trên thực tế, trong thời gian thi hành luật Luật Thương mại 1997 hoạt động đấu
giá hàng hoá chủ yếu được thực hiện đối với các hàng hoá là hàng bị tịch thu do vi
phạm hành chính hoặc để thi hành án. Để khắc phục những thiếu sót của Luật thương
mại 1997, nhằm tạo cở sỡ pháp lý đầy đủ cho hoạt động đấu giá hàng hoá phát triển,
nâng cao hiệu quả và hiệu lực pháp lý của hoạt động này. Luật Thương mại năm 2005
ra đời cơ bản đã xây dựng đầy đủ các các quy phạm điều chỉnh nhiều vấn đề chính yếu
trong hoạt động đấu giá hàng hoá, làm cho hoạt động này ngày càng trở nên chuyên
nghiệp hơn. Theo điều 185 Luật thương mại 2005 “ Đấu giá là hoạt động thương mại,
theo đó người bán tự mình hoặc thuê tổ chức bán đấu giá thực hiện việc bán hàng hoá
công khai để chọn người mua trả giá cao.”

Có thể nói đấu giá hàng hoá là phương thức để bên bán xác định người mua
hàng. Căn cứ vào chủ thể và mục đích của đấu giá mà hoạt động đấu giá có thể chia
thành: đấu giá tài sản trong dân sự và đấu giá hàng hoá trong thương mại. Đối tượng
của bán đấu giá hàng hoá là hàng hoá thương mại được phép lưu thông trên thị trường.
Đấu giá hàng hoá là một hình thức công khai, mà ở đó tất cả những người tham
gia có quyền cạnh tranh bình đẳng để mua hàng hoá. Đấu giá hàng hoá có tính chất
đặc thù thể hiện ở chỗ chỉ có một người bán hàng nhưng có nhiều người tham gia mua
hàng hoá. Những người tham gia mua hàng hoá đều có quyền hỏi đáp thắc mắc, có
quyền xem xét hàng hoá về chất lượng mặt hàng. Khi mà tất cả mọi người tham gia
mua hàng hoá, họ đều muốn mua hàng hoá đó thì không còn cách nào khác là họ phải
cạnh tranh nhau về giá cả, ai là người trả giá cao nhất, người đó sẽ mua được hàng

3

Điều 140 Luật thương mại 1997.

4


hoá. Thị trường hàng hoá đấu giá là của người bán, người mua phải cạnh tranh nhau để
mua được hàng hoá.4
Về phương diện kinh tế, một cuộc đấu giá là phương thức xác định giá trị của
món hàng chưa biết giá hoặc giá trị thường thay đổi. Trong một số trường hợp, có thể
tồn tại một mức giá tối thiểu hay còn gọi là giá sàn; nếu sự ra giá không đạt đến được
giá sàn, món hàng sẽ không được bán, nhưng người đưa món hàng ra đấu giá vẫn phải
trả chi phí cho nơi người phụ trách việc bán đấu giá.
Khoản 1 Điều 2 Nghi định 17/2010/ NĐ-CP quy định về đấu giá tài sản: Bán
đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản công khai theo phương thức trả giá lên, có từ
hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc và trình tự. thủ tục được quy định
tại Nghị định này. Phương thức trả giá lên là phương thức trả giá từ thấp lên cao cho

đến khi có người trả giá cao nhất. Như vậy theo quy định này thì đấu giá tài sản chỉ
được tiến hành theo phương thức trả giá lên, không ghi nhận phương phương thức đặt
giá xuống như trong pháp luật thương mại. Thoạt nhìn, tưởng chừng có sự khác biệt,
song về bản chất, xét dưới góc độ kỳ vọng của người chủ sở hữu hàng hoá hay người
đấu giá tài sản thì cùng gặp nhau ở điểm hàng hoá, tài sản của họ được bán ra với giá
cao nhất, cho dù áp dụng phương thức nào.
Việc bán đấu giá được tổ chức công khai tại một nơi nhất định vào một thời
điểm nhất định đã được thông báo trước. Bán đấu giá hàng hoá được tiến hành theo
một trình tự quy định. Để thực hiên hoạt động đấu bán giá hàng hoá hiện nay người
bán đấu giá phải tuân theo các bước niêm yết thông báo công khai hàng hoá, các giấy
tờ liên quan trương bày hàng hoá và tất cả các thủ tục cần thiết khác trước và sau khi
cuộc bán đấu giá kết thúc. Điều đó đã khẳng định được bán đấu giá có một vai trò
quan trọng. Dưới tác động của mối tương quan giữa cung và cầu hàng hoá, bán đấu giá
tồn tại là một tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển pháp luật đấu giá hàng hoá ở Viêt Nam.
Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về đấu giá hàng hoá trải
qua 3 giai đoạn chính: Giai đoạn trước 1975; Giai đoạn sau năm 1975 đến tháng 6 năm
2005; Giai đoạn tù thang 6 năm 2005 đến nay.5

4

Sinhvienluat.vn, ( 2006), Khoá luận tốt nghiêp: Tìm hiểu pháp luật về đấu giá hàng hoá ở Việt Nam, ,2006
[truy cập ngày 11-112014].
5
Thư viện Quốc gia Việt (2012), Pháp luật về đấu giá hàng hoá trong thương mại ở Việt Nam,
[ truy cập ngày 11-11-2014].

5



1.2.1. Giai đoạn trước 1975
Trước năm 1975, dưới sự đô hộ của thực dân pháp, chính quyền thực dân pháp
đã ban hành Luật dân sự, thương sự và tố tụng để thi hành trong các Toà Nam án Bắc
Kỳ năm 1931; Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ luật năm 1936. Và đến năm 1972, ở miền
nam ban hành Sắc lệnh số 029- TT/SLU ngày 20/12/1972 về Bộ luật Thương mại.
Tiếp đó, ngày 20/12/1972 ban hành Sắc lệnh số 030/TT/SLU về Bộ luật dân sự và
thương sự tố tụng để điều chỉnh về đấu giá hàng hoá.
1.2.2. Giai đoạn từ năm 1975 đến tháng 6 năm 2005
Pháp luật về đấu giá hàng hoá vào thời kỳ này chỉ tập trung chủ yếu vào việc xử
lý hàng hoá thi hành án và các hàng hoá xử lý theo quyết định của cơ quan hành chính
nhà nước có thẩm quyền mà không có một khuôn khổ pháp lý chung cho hoạt động
đấu giá cho nên chỉ có hướng dẫn xử lý hàng hoá đấu giá cho từng vụ việc cun thể. Vì
không có khuôn khổ pháp lý chung cho hoạt động đấu giá nên cũng không hình thành
các tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp. Ngoài ra, cơ quan thi hành án, việc tổ chức
đấu giá thường do các cơ quan hành chính thực hiện theo cơ chế hội đồng liên ngành.
Tổ chức đấu giá hàng hoá trong lĩnh vực dân sự, thương mại thông thường hầu như
không được pháp luật quan tâm tới.
1.2.3. Giai đoạn từ tháng 6 năm 2005 đến nay
Nắm bắt được những khó khăn từ thực tiễn của việc đấu giá hàng hoá qua Trung
tâm bán đấu giá tài sản, ngày 14/6/2005, Quốc hội đã ban hành BLDS 2005 sửa đổi,
bổ sung BLDS 1995 và luật Thương mại 2005 sửa đổi , bổ sung luật Thương mại
1997. Hai văn bản mới này điều chỉnh các hoạt động, hành vi dân sự, thương mại
trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO trong đó chú trọng pháp triển các hoạt động
dân sự, thương mại với nhiều hình thức đấu giá. Kể từ khi BLDS 2005 và luật Thương
mại 2005 được ban hành, pháp luật về đấu giá ở nước đã bắt đầu hình thành một cách
có hệ thống và từng bước được hoàn chỉnh. Các văn bản quy phạm pháp luật về đấu
giá đã được xây dựng thống nhất, cụ thể, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động đấu giá phát
triển, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa.
1.3. Vai trò và đặc điểm của đấu giá hàng hoá

1.3.1 Vai trò
Đấu giá hàng hoá đảm bảo tính công khai, trung thực trong mua bán hàng hoá
đặc biệt là trong vấn đề giá cả. Giá cả thể hiện lượng hàng hoá bán đấu giá và khả
năng tài chính của người mua được hàng hoá đấu giá

6


Bán đấu giá hàng hoá thực hiện một cách công khai, đảm bảo sự cạnh tranh
công bằng, ngăn ngừa được những hành vi tiêu cực gây thiệt hại cho người bán hàng,
người mua hàng và các chủ thể có liên quan. Khi người bán hàng đem hàng hoá ra bán
đấu giá thì có cơ hội để họ bán được hàng hoá với giá cao hơn so với giá thông
thường.
Bán đấu giá hàng hoá giúp cho việc mua bán diễn ra nhanh chóng, nó tập trung
được quan hệ cung cầu về một loại hàng hoá nào đó vào một thời gian và địa điểm
nhất định. Do vậy, cơ hội để bán được hàng hoá cho người muốn mua là rất cao, tạo sự
cạnh tranh về giá cả, nâng cao giá trị hàng hoá đó.
Đấu giá hàng hoá thì mang tính tự nguyện cao của người mua do người mua
hàng hoá là người quyết định giá cả đặt mua, giá của hàng hoá sẽ là giá của người mua
cho là thích hợp. Ngoài ra đấu giá hàng hoá còn đảm bảo lợi ích cho các chủ thể khác
như người nhận cầm cố, người thế chấp, nhận bảo lãnh.6
Bán đấu giá là phương thức mua bán hiện đại, giúp người mua giảm bớt thời
gian tìm kiếm thị trường và người bán. Đồng thời khi sử dụng phương thức bán đấu
giá sẽ giúp khách hàng trách những cuộc thương lượng kéo dài không cần thiết trong
quá trình đàm phán. Bởi lẽ, các điều kiện và nhân tố cần thiết cho cuộc đấu giá đã
được xác định từ trước và thời gian từ khi tổ chức phiên đấu giá đến khi kết thúc là rất
ngắn.7
Lợi ích của người có tài sản khi sử dụng phương thức đấu giá:
- Giới thiệu hàng hoá với số đông người mua.
- Khách hàng bán được nhiều hàng hoá trong thời gian ngắn.

- Giảm thiểu thời gian hàng hoá lưu thông trên thị trường, bỏ qua các khâu trung
gian không cần thiết.
- Giảm bớt quá trình đi thương lượng, cho phép bán được hàng của mình theo
những điều kiện và tiêu chuẩn đặt ra.
- Biết được thời điểm chính xác món hàng được đem bán.
Lợi ích của người mua khi tham gia đấu giá:

6

Tailieu-Ebook, Tiểu luận: Nội dung pháp lý cơ bản về đấu giá hàng hoá theo pháp luật Việt Nam, 2013, Trần
Hồng Minh, [truy cập ngày 11-11-2014]
7

Công ty CPĐG, Giới thiệu dịch vụ bán đấu giá tài sản. truy cập ngày 05/09/2014].

7


- Trên cơ sơ cạnh tranh lành mạnh giữa những người mua hàng, người mua có thể
đưa ra giá mua đúng mức giá thị trường và phù hợp với khả năng và điều kiện của
mình.
- loại bỏ được những cuộc thương lượng kéo dài.
- Giảm bớt được thời gian mua hàng.
- Không cần phải lo lắng về các yếu tố phụ thuộc thời gian, vì thời gian mua hàng và
thời gian giao hàng đã được xác định.
- Thủ tục pháp lý và tính hợp pháp của tài sản được bảo đảm.
- Có thời gian và điều kiện để xem xét kỹ chất lượng, giá trị của món hàng định mua.
1.3.2 Đặc điểm
Hoạt động đấu giá hàng hoá ngoài những đặc điểm chung của mua bán hang
hoá thông thường đó là sự thoả thuận giữa các bên về việc chuyển giao quyền sở hữu

hàng hoá thì còn có những đặc thù nhất định thể hiện bản chất của nó như:
-

Về phương diện kinh tế

Thứ nhất: Đấu giá hàng hoá ra đời như là một nhu cầu tất yếu của nền kinh tế thị
trường
Nếu đầu thầu được xem là phương thức để bên mua lựa chọn người cung cấp
hàng hoá, dịch vụ thì ngược lại, đấu giá được xem là phương thức để bên bán xác định
người mua hàng. Dưới tác động của quy luật cung - cầu, bán đấu giá tồn tại như là một
yêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường. Trên thị trường, quan hệ cung – cầu về
các loại hàng hoá, dịch vụ ít khi ở trạng thái cân bằng mà nó luôn diễn ra rất phức tạp.
Khi cung vượt quá cầu thị trường dành cho người mua quyền lụa chọn ( đấu thầu).
Còn khi cầu lớn hơn cung thì thị trường thuộc về người bán và người bán được quyền
lựa chọn người mua (đấu giá). Song nếu đấu thầu hàng hoá được áp dụng khá phổ biến
thì bán đấu giá hàng hoá thường chỉ áp dụng cho những thị trường mang tính cục bộ
hoặc đối với một số loại hàng hoá nhất định.
Thứ hai: Đấu giá hàng hoá mang tính cạnh tranh, công khai lành mạnh
Đối với mua bán đấu giá, phiên đấu giá thường được thông báo công khai để
thu hút đông đảo người tham gia trả giá. Số người tham gia trả giá thường lớn hơn số
người cần mua. Chính bởi vậy, mức độ cạnh tranh trong trả giá là rất cao. Tất cả
những người tham gia đấu giá đều muốn mua được hàng hoá, bởi vậy họ sẽ nâng giá
của hàng hoá lên mức cao nhất có thể. Để đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh, chính
những người tham gia đấu giá sẽ cùng nhau trả giá và giám sát quá trình đấu giá để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách tốt nhất.
8


Thứ ba: Đấu giá hàng hoá là một phương thưc kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường, mỗi bên tham gia quan hệ mua bán hàng hoá đều

vì mục tiêu lợi nhuận. Người tổ chức bán đấu giá, người điều hành đấu giá là người
đứng ra tổ chức, điều hành cuộc đấu giá của cá nhận, tổ chức để thu phí phục vụ;
người bán hàng muốn hàng hoá của minh thông qua đấu giá sẽ được trả giá cao nhất;
người mua hàng thông qua việc trả giá hàng hoá đấu giá sẽ mua được hàng hoá theo
đúng kế hoạch của mình đã đưa ra là mua hàng được hàng hoá rẻ, chất lượng và có thể
sinh lời.
-

Về phương diện pháp lý

Đấu giá hàng hoá là một hành vi pháp lý, do có sự khác nhau về chủ thể, mục
đích mà đấu giá hàng hoá có thể là một hành vi dân sự thông thường hoặc trở thành
một hoạt động thương mại của thương nhân. Đối tượng của bán đấu giá là hàng hoá
thương mại được phép lưu thông. Quan hệ đấu giá được xác lập dưới những hình thức
pháp lý nhất định.
Trong quan hệ thương mại, đấu giá hàng hoá có những đặc điểm chung của
một hoạt đông thương mại. Tuy nhiên bên cạnh đó, đấu giá hàng hoá còn có những nét
đặc thù so với các hoạt động thương mại khác thể hiện ở các đặc điểm sau đây:8
Thứ nhất, đấu giá hàng hoá là phương thức bán hàng đặc biệt
Đấu giá hàng hoá là hoạt động bán hàng ( có thể) thông qua trung gian. Trong
quan hệ đấu giá, trừ trường hợp người bán đấu giá ( người có hàng hoá) tự mình tổ
chức bán đấu giá, các trường hợp khác, ngoài bên bán, bên mua còn có sự tham gia
của trung gian làm dịch vụ bán đấu giá. Bên bán là chủ sở hữu của hàng hoá hoặc
người được chủ sở hữu hàng hoá uỷ quyền hoặc là người có trách nhiệm, lợi ích liên
quan đến hàng hoá bán đấu giá . Bên mua là những tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua
hàng hoá và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật để tham gia trả giá.
Người làm dịch vụ bán đấu giá là những tổ chức được người bán hàng hoá uỷ quyền
tiến hành việc bán đấu giá.
Như vậy, quan hệ đấu giá có thể diễn ra giữa các đối tượng sau đây:
+ Người có hàng hoá ( Chủ sở hữu của hàng hoá) người mua;

+ Người có hàng hoá – người bán hàng hoá ( được chủ sở hữu hàng hoá uỷ quyền
bán hàng hoá hoặc có quyền bán hàng hoá theo quy định của pháp luật) người mua;

8

Dương Kim Thế Nguyên, Giáo trình luật thương mại 1A, Khoa Luật, Trường Đại Học Cần Thơ, 2006, trang
111.

9


+ Người có hàng hoá – người bán đấu giá ( thương nhân kinh doanh dịch vụ đấu giá
hàng hoá) người mua;
Hai là, đối tượng của đấu giá hàng hoá là những loại hàng hoá có đặc thù về giá
trị và giá trị sử dụng
Đối tượng bán đấu giá hàng hoá có thể là những hàng hoá thường mai thông
thường, Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của việc bán hàng hoá theo phương thức này
không phải hàng hoá nào cũng được các chủ sở hữu quyết định bán bằng phương thức
đấu giá. Chính vì vậy, hầu hết chỉ những hàng hoá có đặc thù về giá trị cũng như giá
trị sử dụng thì mới thường được cân nhắc để lựa chọn bán đấu giá. Những hàng hoá
này rất khó xác định giá trị thực của nó như các loại hàng hoá khác. Do vậy người bán
chỉ đưa ra một mức giá cơ sở để người mua tham khảo ( giá khởi điểm), còn giá bán
thực tế do những người tham gia cuộc bán đấu giá xác định trên cơ sở có sự cạnh
tranh. Giá bán thực tế có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá mà người bán đưa ra ban đầu.
Ba là, đấu giá hàng hoá đươc thực hiện dưới hình thức pháp lý là hợp đồng uỷ
quyền bán đấu giá và văn bản bán đấu giá
Bán đấu giá hình thức pháp lý của quan hệ bán đấu giá có thể được thiết lập dưới
một dạng rất đặc biệt là hợp đồng uỷ quyền bán đấu giá và văn bản đấu giá hàng hoá.
Hợp đồng uỷ quyền bán đấu giá được xác lập giữa người bán hàng và người làm dịch
vụ bán đấu giá. Nó làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ uỷ

quyền bán đấu giá hàng hoá. Còn văn bản bán đấu giá thực chất là hợp đồng mua bán
hàng hoá, được xác lập giữa các bên liên quan ( người bán hàng, người mua hàng và tổ
chức bán đấu giá). Van bản này là cơ sở pháp lý để xác lập quyền và nghĩa vụ của các
bên trong quan hệ mua bán hàng hoá đồng thời là căn cứ để xác lập quyền sở hữu của
người mua đối với hàng hoá bán đấu giá.
So với các phương thức bán hàng khác, bán đấu giá hàng hoá đem lại lợi ích cho
người bán và người mua hàng. Nó tạo cơ hội bình đẳng cho những người mua hàng
cùng tham gia trả giá, qua đó xác định một mức giá cạnh tranh có lợi nhất cho người
bán hàng. Nhờ việc tổ chức bán đấu giá mà hàng hoá đem bán sẽ đến tay những người
mua có tiềm năng và hiểu đúng giá trị của chúng nhất. Bán đấu giá còn tập trung được
cung vào cầu về các loại hàng hoá vào một thời gian và địa điểm nhất định, giúp cho
việc xác lập quan hệ mua bán diễn ra nhanh chống. Nếu hình thành được những thị
trường bán đấu giá chuyên nghiệp thì sẽ là động lực rất tốt để thúc đẩy trao đổi quan
hệ thương mại phát triển, nhất là với các quốc gia có những mặt hàng thế mạnh của
mình.

10


1.4 Các hình thức bán đấu giá hoá hoá trong hoạt động thương mại
1.4.1. Trên thế giới
Hiện nay, có rất nhiều hinh thức đấu giá khác nhau, góp phần tạo nên sự phong
phú, da dạng về hình thức đấu giá nói chung và đấu giá hàng hoá nói riêng. Các hình
thức đấu giá tiêu biểu như là:
Đấu giá kiểu Anh: đây là hình thức được nhiều người biết đến nhất. Người
tham gia trả giá công khai với nhau, giá đưa ra sau bao giờ cũng cao hơn giá đưa ra
trước đó. Cuộc bán đấu giá kết thúc khi không ai đưa ra giá cao hơn hoặc khi đạt tới
“giá trần”, khi đó người ra giá cao nhất sẽ mua được món hàng đó với giá mình đã trả.
Người bán có thể đặt ra giá sàn nếu người điều khiển không thể nâng giá cao hơn mức
giá sàn thì việc bán đấu giá có thể thất bại.

Đấu giá kiểu Hà Lan: trong một sàn đấu giá kiểu Hà Lan truyền thống, người
điều khiển ban đầu sẽ hô giá cao, rồi thấp dần cho tới khi có người mua chấp nhận
mức giá đó hoặc chạm đến mức giá sàn dự định bán ra. Người mua đó sẽ mua món
hàng với mức giá đưa ra cuối cùng. Hình thức này đặc biêt hiệu quả khi cần đấu giá
nhanh món hàng nào đó, vì có những cuộc mua bán không cần đến lần trả giá thứ hai,
môt ví dụ biểu là việc bán hoa tulip. Kiểu đấu giá này còn được sư dụng để mô tả đấu
giá trực tuyến khi một số món hàng đồng nhất được bán đồng thời cho một số người
cùng ra giá cao nhất.
Đấu giá kín theo giá thư nhất: tất cả mọi người cùng đặt giá đồng thời, không ai
biết giá của ai, người ra giá cao nhất là người mua được món hàng.
Đấu giá kín theo giá thứ hai ( đấu giá Vickrey): tương tự như đấu giá kín thứ
nhất, tuy nhiên người thắng chỉ phải mua món hàng với mức giá cao nhất thứ hai chứ
không phải giá cao nhất do mình đặt ra.
Đấu giá câm: đây là một biến thể của đấu giá kín, thường dùng trong các cuộc
đấu giá từ thiện, liên quan tới việc mua một tập các món hàng giống nhau, người tham
gia sẽ đặt giá vào một tờ giấy đặt kế món hàng, họ có thể được biết hoặc không được
biết có bao nhiêu người tham gia và giá mà họ đưa ra. Người trả giá cao nhất sẽ mua
được món hàng với giá mà mình đã đặt
Đấu giá nhượng quyền: đây là hình thức đấy giá dài vô hạn, dành cho những
sản phẩm có thể được tái bản ( bản thu âm, phần mềm, công thức thuốc), người đấu
giá đặt giá công khai lớn nhất của họ ( có thể rút lai hoặc điều chỉnh), người bán có thể
xem xét kết thúc cuộc đấu giá bất cứ lúc nào khi chọn được mức giá vừa ý. Những
người thắng cuộc là những người đặt giá bằng hoặc cao hơn giá đã chọn, và sẽ nhận
được phiên bản của sản phẩm.
11


Đấu giá ra duy nhất: trong hình thức này, người bán đấu giá sẽ đưa ra giá
không rõ ràng, và được cung cấp một phạm vi giá mà họ có thể đặt. Một mức giá duy
nhất có thể cao nhất hoặc thấp nhất từ các mức giá được đưa ra giá sẽ thắng cuộc. ví

dụ, nếu một cuộc bán đấu giá quy đinh mức giá cao nhất là 10; năm giá cao nhất là 10.
10, 9, 8,8 thì 9 sẽ thắng cuộc vì là người ra giá duy nhất đạt giá cao nhất. Hình thức
này phổ biến trong các cuộc đấu giá trực tuyến.
Đấu giá mở: đây là hình thức sử dụng trong thị trường chứng khoán và trao đổi
hàng hoá. Viêc mua bán diễn ra trên sàn giao dịch và người giao dịch đưa ra giá bằng
lời ngay tức thì. Những giao dịch có thể đồng thời diễn ra ở nơi khác nhau trong sàn
mua bán. Hình thức này dần được thay thế bởi hình thức thương mại điện tử.
Đấu giá giá trần: hình thức đấu giá này có giá bán ra định trước, người tham gia
có thể kết thúc cuộc đấu giá bằng cách đơn giản chấp nhận mức giá này. Mức giá này
do người bán định ra. Người đấu giá có thể chọn ra giá hoặc sử dụng luôn mức giá
trần. Nếu không có người chọn giá trần thì cuộc bán đấu giá sẽ kết thúc với người trả
giá cao nhất.
Đấu giá tổ hợp: trong một số trường hợp khác, sự định giá của người mua là
một tập món hàng với số lượng và chủng loại khác nhau ( gọi là tổ hợp). Ví dụ, nếu
bánh xe đạp và khung xe được bán rời ra trong một cuộc bán đấu giá, thì đối với người
ra giá một tổ hợp bao gồm 1 bánh xe hoặc 1 khung xe chẳng có giá trị gì cả, nhưng hai
bánh xe và một khung xe thì lại đáng giá đến $200. Nếu bị buộc phải mua từng phần
trong những cuộc đấu giá khác nhau, người ra giá có thể gặp trường hợp oái oăm:
thắng được một số món được rao bán trước nhưng lại thua khi đấu giá những món
được rao bán sau; mặt khác, thua ngay trong cuộc đấu giá đầu tiên thì chắc chắn anh ta
sẽ không có được tổ hợp mong muốn. Tình thế này có thể được giải quyết bằng cách
bán tất cả các món đồng thời cho phép người mua đăng ký ra giá cho một tổ hợp các
món hàng. Sự ra giá theo tổ hợp như vậy sẽ đề nghị một giá để trả cho tất cả các món
hàng, nếu thắng thì có được tổ hợp, ngược lại sẽ không phải mua bất cứ món gì trong
tổ hợp.9
1.4.2 Ở Việt Nam
Phương thức bán đấu giá hàng hoá được hiểu là cách thức để tiến hành một
cuộc bán đấu giá. Đấu giá hàng hoá được hiểu là một quy trình phức tạp.Quy trình này
có thể tiến hành theo nhiều hình thức khác nhau, tuỳ vào đối tượng hàng hoá, mục đích
và điều kiện tổ chức cuộc đấu giá. Có thể chia thành các hành thức sau:10


9

Tailieu.vn, [truy cập ngày 20/11/2014].
Giáo trình luật thương mại tập II, Đại học Luật Hà Nội

10

12


-

Căn cứ vào phương thức xác định giá, có đấu giá theo phương thức nâng giá

lên và đấu giá theo phương thức đặt giá xuống.
Đấu giá theo phương thức nâng giá lên là hình thức mà tại cuộc bán đấu giá, nhân
viên điều hành bán dấu giá nêu lên giá khởi điểm thấp nhất của lô hàng hay tài sản bán
đấu giá. Sau đó những người mua sẽ trả giá cao dần lên theo từng mức măc cả nhất
định. Người trả giá cao nhất theo kết luận của nhân viên điều hành đấu giá sẽ được
mua lô hàng hoặc tài sản đó. Hình thức này áp dụng phổ biến trong các cuộc bán đấu
giá vì nó có lợi cho cả bên mua và bên bán. Bên mua được chủ động đề xướng giá đặt
mua nên quan hệ mua bán mang tính tự nguyện rất cao. Còn bên bán thường được lợi
về giá cả vì luôn có sự trả giá cao hơn giá khởi điểm mà mình đưa ra.
Đấu giá theo phương thức hạ giá là hình thức mà tại cuộc bán đấu giá nhân viên
điều hành đấu giá nêu lên mức giá khởi điểm cao nhất, rồi sau đó lại hạ dần từng nấc
một để người mua đặt giá. Nếu không có người mua nào đặt giá thì lại hạ giá xuống
đến mức thấp hơn. Cứ như thế cho đến khi có người chấp nhận mua ở một mức giá
nào đó thì hàng hoá được bán cho người đó. Hình thức này chỉ áp dụng với một số loại
hàng hoá và nó thật sự không hấp dẫn đối với người mua lẫn người bán. Người mua do

tâm lý luôn sợ để tuột mất cơ hội mua hàng vào tay người khác nên vội vàng chấp
nhân mức giá mà chưa hẵn là hợp lý. Còn người bán thì cũng không được cảm thấy
thoả mãn về giá cả vì giá cả rất ít khi có người nào chấp nhận ngay mức giá khỏi điểm.
- Căn cứ vào hình thức biểu đạt trong cuộc đấu giá, có đấu giá dùng lời
và đấu giá không dùng lời nói.
Đấu giá dùng lời nói là hình thức trong phiên bán đấu giá, nhân viên điều hành đấu
giá dùng lời nói của mình để đưa ra giá khởi điểm. Những người mua sẽ đặt giá cũng
bằng lời nói hoặc bằng việc làm dấu hiệu để người điều hành cuộc đấu giá biết. Hình
thức đấu giá dùng lời nói có ưu điểm là sự trả giá của mọi người điều được công khai,
người trả giá cao nhất được xác định ngay mà không phải mất nhiều thời gian để so
sánh, vì thế cuộc đấu giá nhanh chông kết thúc.
Đấu giá không dùng lời nói là hình thức mà việc trả giá của người mua không được
thể hiện bằng lời nói hoặc viêc làm dấu hiệu mà được viết ra giấy hoặc thông qua một
hình thức nào đó sẽ thông báo cho nhân viên điều hành đấu giá biết. Nhân viên điều
hành sẽ thông báo mức giá cao nhất qua mỗi lân trả giá trên cở sở so sánh mức giá
chấp nhận mà họ được thông báo. Việc đấu giá kéo dài cho tới lần trả giá mà không có
ai trả giá cao hơn giá đã trả cao nhất của lần trả giá trước đó. Tuy thủ tục có phức tạp
và làm mất nhiều thời gian hình nhưng hình thức này hạn chế được tình trạng chạy đua
giữa những người mua nâng giá lên cao một cách quá đáng so với giá trị thực của hàng

13


hoá, vì mỗi người mua sẽ không biết được mức giá mà người mua khác trả trong mỗi
lần trả giá.
Luật thương mại 2005 quy định đấu giá hàng hoá dựa trên hai hình thức đấu
giá cơ bản giống với hình thức đấu giá kiểu Anh và đấu giá kiểu Hà Lan tương ứng là
đấu giá theo phương thức trả giá lên và phương thức đặt giá xuống.
1.5. Phân biệt giữa đấu đấu giá hàng hoá và đấu thầu hàng hoá, dịch vụ
Việc phận biệt giữa đấu giá hàng hoá và đấu thầu hàng hoá, dịch vụ là hết sức

cần thiết. Về cở bản đấu giá hay đấu thầu đều là hoạt động thương mại, có những
điểm chung tương đồng dễ bị nhầm lẫn khi lựa chọn áp dụng. Đấu giá hàng hoá và đấu
thầu hàng hoá, dịch vụ đều có điểm chung là hình thức cạnh tranh lành mạnh giữa các
chủ thể với nhau để đạt được một mục đích nhất định nào đó trong kinh doanh. Cùng
nhằm mục đích cạnh tranh công khai về giá cả, để đảm bảo quyền và lợi ích của các
chủ sở hữu, của Nhà nước, của công dân và các tổ chức. Nhưng chúng không đồng
nhất với nhau, đấu giá và đấu thầu, hai khái niêm này cần được hiểu hoàn toàn khác
nhau, có thể là trái ngược nhau về các đặc điểm cở bản như: hoạt động mua hay bán,
đối tượng mua và bán, đặt cọc tham gia mua và bán, về góc độ giá cả.
Theo quy đinh của Luật thương mại 2005, tại khoản 1 điều 185 định nghĩa đấu giá
hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó người bán tự mình hoặc thêu người tổ chức
đấu giá thực hiện việc bán hàng hoá công khai để chọn người mua trả giá cao nhất.
Khoản 1 điều 214 định nghĩa đấu thầu hàng hoá, dịch vụ là hoạt động thương mại,
theo đó một bên mua hàng, dịch vụ thông qua mời thầu ( gọi là bên mời thầu) nhằm
lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu ( gọi là bên dự thầu) thương nhân
đáp ứng tốt các yêu cầu do bên mời thầu đạt ra được lựa chọn để ký kết và thực hiện
hợp đồng ( gọi là bên trúng thầu). Với định nghĩa này ta có thể hiểu một cách đơn gian
nhất là: đấu giá là việc lựa chọn để tìm người trả giá tốt nhất cho hàng hoá đó, đấu
thầu à việc lựa chọn người bán, người cung ứng dịch vụ tốt nhất cho bên mua. Nhưng
trên thực tế có rất nhiều người nhầm lẫn giữa hai hoạt động với nhau. Để phân biệt
giữa đấu giá hàng hoá và đấu thầu hàng hoá dịch vụ ta cần tìm hiểu thêm những vấn đề
sau đây:
1.5.1 Hoạt đông mua hay bán
Xét trên gốc độ quan hệ mua bán của các chủ thể đấu giá hàng hoá, và đấu thầu
hàng hoá, dịch vụ (bên chủ thể tiến hành, tổ chức hoạt động đấu giá hàng hoá hay đấu
thầu hàng hoá dịch vụ), có thể nói đấu giá hàng hoá là bên mua, ngược lại đấu thầu
hàng hoá, dịch vụ la bên bán. Trong đấu giá, bên chủ động tiến hành, tổ chức phiên

14



đấu giá là bên có nhu cầu bán hàng hoá cho bên tham gia đấu giá. Mục đích của việc
bán là nhằm bán được hàng hoá với giá cao nhất có thể từ các bên tham gia đấu giá.
1.5.2 Đối tượng mua và bán
Xét về đối tượng của đấu giá hàng hoá và đấu thầu hàng hoá, dịch vụ thì ta thấy
trong đấu giá đối tương bên bán đưa ra là những hàng hoá được phép lưu thông. Thông
thường, hầu hết chỉ những hàng hoá có đặc thù về giá trị cũng như giá trị sử dụng mới
được cân nhắc để lựa chọn bán theo phương thức bán đấu giá. Những hàng hoá này
khó xác định giá trị thực của nó như các hàng hoá khác. Hàng hoá đấu giá phải rõ
ràng, cụ thể, người mua có thể trực tiếp kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng hoá trước
khi tham gia đấu giá.11 Nhưng ngược lại, trong đấu thầu hàng hoá, dịch vụ không chỉ
là hàng hoá được phép lưu thông mà các bao gồm cả các loại dịch vụ được phép thực
hiện. Đối tượng chào bán của nhà thầu chỉ có trên hồ sơ và bên mua chỉ thấy được
hàng hoá và trực tiếp kiểm tra, đánh giá chất lượng của hàng hoá sau khi nhà thầu thực
hiện xong hợp đồng được ký kết. Sở dĩ đấu thầu không phải là đối tượng của hoạt
động đấu giá hàng hoá như hoạt động đấu thầu hàng hoá dịch vụ là vì quá trình sản
xuất và quá trình sử dụng diễn ra đồng thời. Người ta chỉ có thể cảm nhận, đánh giá từ
đó xác định giá trị của dịch vụ sau khi đã sử dụng dịch vụ. Điều này không đảm bảo để
các người mua xem trước sản phẩm đấu giá và tự do cạnh tranh. Thực tế, có thể có
một số hàng hoá khó xác định được giá trị nhưng không phải là không thể xác định
được. Chẳng hạn việc bán đấu giá bất động sản, nếu không xác định được chính xác
giá trị của bất động sản đem ra đấu giá, người ta có thể xác định một “vùng giá” để
định hướng cho người mua.
1.5.3 Đặt cọc tham gia mua và bán
Trong đấu giá hàng hoá, người tham dự chỉ cần đặt cọc một lần để xác định
trách nhiệm khi tham gia đấu giá, vì trong đấu giá hàng hoá người điều hành đấu giá
phải lập văn bản đấu giá hàng hoá ngay tại cuộc đấu giá, nếu đây là cuộc đấu giá thành
thì nó là văn bản ràng buộc đối với bên mua và được xem là hợp đồng giữa các bên.
Đấu giá không có giai đoạn thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng . Còn đối với
đấu thầu hàng hoá dịch vụ để mua được hàng hoá, dịch vụ của người bán ( nhà thầu)

thường phải qua hai giai đoạn là đấu thầu để chọn được nhà thầu phù hợp nhất và giai
đoạn thương thảo, hoàn thiện, ký kết hợp đồng. Chính vì lẽ đó, khi đấu thầu để xác
định trách nhiệm của nhà thầu đối với gói thầu luật quy định hai lần đặt cọc: đặt cọc
khi tham gia dự thầu ( bảo đảm dự thầu) và đặt cọc thực hiên hợp đồng ( bảo đảm
thực hợp đồng).
11

Công ty luật RUBICLAW ,So sánh giữa đấu thầu và đấu giá, , />[ngày truy cập 19/09/2014].

15


1.5.4 Xét trên gốc độ giá cả
Đấu thầu hàng hoá, dịch vụ cần thiết phải có sự khống chế về giá cao nhất. Bên
mời thầu (bên mua) mua hàng hoá, dịch vụ của người bán (nhà thầu) đảm bảo yêu cầu
nhưng trong giới hạn về nguồn lực tài chính của họ, nhà thầu đưa ra giá cao hơn khả
năng tài chính của bên mời thầu, thì dù có tốt đến mấy nếu bên mời thầu không đủ khả
năng tài chính thì cũng không thể trúng thầu vì vượt khả năng thanh toán của bên mời
thầu. Nhà thầu nào đáp ứng các điều kiện của bên mời thầu, mà giá thấp ( tính trên một
mặt bằng chi phí) thì sẽ càng có cơ hội chiến thắng. Trái lại, đấu giá hàng hoá cần chế
giá thấp nhất khi các bên tham gia đặt giá, được gọi là giá sàn ( giá khởi điểm). sở dĩ
như vậy là vì giá mà các bên đưa ra phải đủ bù đắp những chi phí giới hạn của bên
bán. Ai đưa ra giá cao hơn sẽ là người chiến thắng trong phiên đấu giá.
1.6 Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động đấu giá
Trong nhưng năm gần đây hoạt động đấu giá ngày càng trở nên phổ biến trong
đời sông của mỗi chúng ta. So với các phương thức bán hàng khác, đấu giá mang lại
lợi ích cho cả người mua lẫn người bán. Nó tạo cơ hội bình đẳng cho những người
cùng tham gia trả giá nhằm xác định một mức giá cạnh tranh có lợi nhất cho người bán
hàng. Bán đấu giá hàng hoá còn tập trung được cung và cầu về các loại hàng hoá vào
một thời gian và địa điểm nhất định giúp cho việc mua bán diễn ra nhanh chống. Nếu

hình thành được những thị trường bán đấu giá chuyên nghiệp thì sẽ là động lực rất tốt
để thúc đẩy quan hệ trao đổi thương mại phát triển, nhất là với những quốc gia có mặt
hàng thế mạnh của mình.12 Trên thực tế hoạt đông đấu giá tồn tại nhiều sai phạm như:
các hành vi thông đồng, dìm giá nhằm trục lợi bắt chính, hiện tượng “băng nhóm, đầu
gấu, xã hội đen” khống chế đe doạ người tham gia đấu giá… thực trạng này đã ảnh
hưởng không nhỏ đến tính công khai, minh bạch trong hoạt động bán đấu giá, gây mất
lòng tin của người tham gia đấu giá làm thiệt hai không nhỏ đến người có tài sản bán
đấu giá gây bất lợi cho cả người tham đấu gia đấu giá và người có tài sản đem bán đấu
giá. Làm mất đi vai trò quan trọng của hoạt đông đấu giá là mang lại lợi ích cho cả
người mua và người bán.
Chính vì thế, pháp luật của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đều xây dựng
các quy định nhằm đảm bảo cạnh tranh công bằng, lành mạnh giữa những người tham
gia đấu gia. Đồng thời cũng ban hành những quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của
người bán đấu giá, Nếu không có sự điều chỉnh bằng pháp luật thì hoạt động đấu giá sẽ
diễn ra như một màn kịch được dựng lên bởi bàn tay đạo diễn của những kể thông
đồng dìm giá làm mất đi tính cạnh tranh lạnh mạnh. Nếu không có sự điều chỉnh bằng
12

Trường Đại học Luật Hà Nội – Giáo trình luật thương mại Việt Nam, tập II – Nxb Công an nhân dân, năm
2006.

16


pháp luật hoạt động đấu giá sẽ trở thành mảnh đất mầu mỡ cho các thế lực xấu, các
băng nhóm xã hội đên hoành hành. Và đương nhiên một khi đấu giá đã không còn trỏ
nên công bằng, lành mạnh, tự nguyện đối với cả bên mua lẫn bên bán thì hoạt động
đấu giá dần sẽ mất đi là điều không thể tránh khỏi. Bởi thế mới thấy, hoạt động đấu giá
muốn tồn tại đúng với bản chất tốt đẹp của nó, đúng với những gì mà các bên trong
phiên đấu giá mong muốn đạt được thì sự điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động

này là hết sức cần thiết.

17


CHƯƠNG 2
NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ HÀNG HOÁ
2.1 Các nguyên tắc trong đấu giá hàng hoá13
Nguyên tắc trong đấu giá là những tư tưởng chủ đạo được rút ra từ những quy
định của pháp luật về đấu giá do cơ quan có thẩm quyền ban hành buộc các tổ chức
bán đấu giá phải tuân theo những nguyên tắc này nhằm đảm bảo sự cạnh tranh công
bằng và tính trung thực của cuộc bán đấu giá. Theo điều 188 Luật thương mại 2005
quy định: Việc bán đấu giá hàng hoá trong thương mại phải đươc thực hiên theo
nguyên tắc công khai, trung thực, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham
gia.14
2.1.1 Nguyên tắc công khai
Nguyên tắc công khai là nguyên tắc đảm bảo cho phiên đấu giá được diễn ra
trôi chảy, bảm bảo tính khách quan từ đó bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia quan
hệ đấu giá hàng hoá.
Đấu giá là hình thức công khai lựa chọn người mua hàng hoá nên mọi vấn đề
có liên quan đến cuộc bán đấu giá và những thông tin về hàng hoá phải được công khai
cho tất cả những ai muốn mua dưới các hình thức như niêm yết, thông báo, trưng bày,
giới thiệu tài sản… Những nội dung bắt buộc phải công khai nhu địa điểm, thời gian
tiến hành; tên loại hàng hoá bán đấu giá; số lượng, chất lượng, giá khởi điểm của hàng
hoá; địa điểm trưng bày giới thiệu của hàng hoá, các hồ sơ tài liệu liên quan đến hàng
hoá; công khai họ tên người bán, tên tổ chức bán đấu giá và những người đăng ký mua
hàng hoá ( nếu theo quy định của pháp luật, người mua hàng phải đăng ký trước)…
Tại phiên bán đấu giá, người điều hành bán đấu giá phải công khai các mức giá được
trả và họ tên người mua trả giá cao nhất của mỗi lần trả giá…
2.1.2 Nguyên tắc trung thực

Đây là nguyên tắc đặc thù quan trọng, cơ bản nhất trong bán đấu giá hàng hoá.
Nguyên tắc trung thực có quan hệ chặt chẽ, gắn bó mật thiết với nguyên tắc công khai.
Nếu nguyên tắc trung thực không được đem vào để thực hiện trong đấu giá hàng hoá
thì sẽ xảy ra tình trạng thông đồng, thiên vị, quấy phá làm ảnh hưởng phương hại đến
các chủ thể có liên quan. Chẳng hạn có sự thông đồng giữa người bán hàng hoá với
người bán đấu giá hàng hoá để lừa dối người mua hàng hoá. Nhiều cuộc bán đấu giá
không trung thực dẫn đến sự dối trá, lừa lọc khách hàng làm cho họ không yên tâm.
13

Trường đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại tập II, nhà xuất bản Công an nhân dân, năm 2006,
trang 190-192
14
Điều 188 Luật thương mại 2005.

18


Các thông báo về cuộc bán đấu giá và thông tin về hàng hoá, các giấy tờ có liên
quan đến hàng hoá bán đấu giá, những đặc điểm khuyết tật không nhìn thấy của hàng
hoá ( nhất là khi hàng hoá là những tài sản có giá trị về mặt lịch sử, nghệ thuật), các
giấy tờ xác định tư cách người tham gia đấu giá phải thật rõ ràng, chính xác và đầy đủ
để không tạo ra sự nhầm lẫn hay lừa dối với các bên mà sự nhầm lẫn hay lừa dối đó sẽ
làm cho cuộc đấu giá bị vô hiệu. Người bán cần phải trung thức khi xác định giá khởi
điểm của hàng hoá. Không nên đưa mức giá khởi điểm quá cao so với giá trị thực của
hàng hoá sẽ làm cho người mua bị thiệt. Người mua có quyền trả lại hàng hoá đó cho
tổ chức bán đấu giá và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu chất lượng của hàng hoá
không đúng như thông báo. Tổ chức bán đấu giá không phải chịu trách nhiệm về giá
trị, chất lượng hàng hoá bán đấu giá hàng hoá trừ trường hợp không thông tin đầy đủ
cho người mua. Yêu cầu về tính trung thức còn thể hiện ở việc pháp luật quy định
những người có than phận pháp lý hay hay hoàn cảnh đặc biệt mà sự tham dự của họ

có ảnh hưởng đến sự trung thực của cuộc bán đấu giá thì không được tham gia.
Nguyên tắc này đòi hỏi các chủ thể tham gia quan hệ đấu giá hàng hoá phải tuân theo,
và nó đảm bảo cho khách hàng có sự yên tâm về hàng hoá mà mình đã lựa chọn.
2.1.3. Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia
Nguyên tắc này gắn liền với nguyên tắc trung thực. Nguyên tắc bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của các bên tham gia được thể hiện khá rõ qua việc pháp luật đưa ra
các quy định về chủ thể ký kết hợp đồng uỷ quyền bán đấu giá hàng hoá. Quyền lợi
của các bên tham gia bán đấu giá hàng hoá còn được đảm bảo thông qua việc pháp luật
quy định cụ thể về tất cả các vấn đề như thời gian, địa điểm, quyền hạn của các bên
tham gia quan hệ đấu giá hàng hoá. Từ những quy định trên cho thấy pháp luật về đấu
giá hàng hoá ở Việt Nam đã thể hiện khá rõ nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của các chủ thể tham gia quan hệ đấu giá hàng hoá.
Quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia trong quan hệ đấu giá hàng hoá
đều phải được coi trọng và đảm bảo đầy đủ. Người bán có quyền xác định giá khởi
điểm của hàng hoá, có quyền yêu cầu tổ chức bán đấu giá thanh toán đầy đủ tiền hàng
hoá ngay sau khi cuộc bán đấu giá kết thúc, được bồi thường thiệt hại nếu tổ chức bán
đấu giá hoặc bên mua có hành vi xâm hại đến lợi ích của mình. Người mua hàng có
quyền xem hàng hoá, yêu cầu cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hoá, được tự đặt giá,
được xác lập quyền sở hữu đối với hàng hoá sau khi hoàn thành văn bản đấu giá và họ
đã thực hiện xong nghĩa vụ thanh toán. Tổ chức bán đấu giá được thu của người bán
hàng lệ phí và các khoản chi phí cần thiết khác cho việc tổ chức bán đấu giá theo qui
định của pháp luật.

19


Theo điều 195 Luật thương mại 2005 quy định” thông báo cho người có quyền
và nghĩa vụ liên quan đến hàng hoá là đối tượng cầm cố, thế chấp.
Trường hợp hàng hoá là đối tượng cầm cố, thể chấp thì đôngg thời với việc
niêm yết đấu giá hàng hoá người tổ chức đấu giá phải thông báo cho những người có

quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong thời hạn chậm nhất là bảy ngày làm việc trước khi
tiến hành bán đấu giá hàng hoá đó theo quy định tại Điều 197 của Luật này”
Việc tổ chức đấu giá hàng hoá phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định
trên nhằm đảm bảo sự cạnh tranh công bằng và tính trung thực của việc bán hàng hoá.
2.2. Chủ thể tham gia bán đấu giá
Tham gia vào quan hệ đấu giá hàng hoa có nhiều loại chủ thể khác nhau,
thường có các chủ thể tham gia là: người bán hàng hoá, người tổ chức, người điều
hành cuộc đấu giá, người mua hàng hoá. Luật thương mại 2005 đã xác định địa vị
pháp lý của từng loại chủ thể cũng như quyền và nghĩa vụ của họ.
2.2.1. Người bán hàng hoá
Theo quy định tại khoản 2 Điều 186 Luật thương mại 2005 “ Người bán hàng
hoá là chủ sở hữu của hàng hoá, người được chủ sở hữu hàng hoá uỷ quyền được bán
hoặc người có quyền bán hàng hoá của người khác theo quy định của pháp luật.”15
Như vậy, ở đây người bán không phải là người tổ chức đấu giá hàng hoá mà là người
mang hàng hoá của minh đi bán bằng cách ký hợp đồng dịch vụ với người tổ chức đấu
giá hàng hoá hoặc người bán hàng có thể là một trung gian, làm cầu nối giữa người có
hàng hoá ( chủ sở hữu của hàng hoá) và người tổ chức bán đầu giá. Trong trường hợp
là một bên trung gian, người bán hàng hoá có thể đống vai trò thay mặt người có hàng
hoá thiết lập các quan hệ với người tổ chức đấu giá vì quyền lợi của người có hàng
hoá, theo sự uỷ quyền của người có hàng hoá. Mặc khác, người bán hàng hoá cũng có
thể là những người không có quan hệ trực tiếp, không nhận được sự đồng thuận của
người có hàng hoá nhưng lại có quyền bán hàng hoá đó. Quyền này có thể được phát
sinh từ những quan hệ pháp lý, những thoả thuận trước đó giữa người bán hàng hoá và
chủ sở hữu hàng hoá hoặc có thể pháp sinh theo quy định của pháp luật.
Người bán hàng hoá với tư cách độc lập với người tổ chức đấu giá có quyền:
- Nhận tiền hàng đã bán đấu giá và khoản tiền chênh lệch thu được trong trường
hợp người trả giá rút lại giá đã trả hoặc nhận lại hàng hoá trong trường hợp đấu giá
không thành;

15


Khoản 2 điều 168 Luật Thương mại 2005.

20


- Giám sát việc tổ chức bán đấu giá.16
Được nhận tiền hàng đã bán từ tổ chức đấu giá là quyền lợi đường nhiên mà
người có hàng hoá đem bán đấu giá mà không phải là người tổ chức đấu giá. Cũng như
việc được nhận lại hàng hoá trong trường hợp đấu giá không thành. Ngoài ra, người
bán đấu giá với tư cách độc lập với người tổ chức đấu giá còn được hưởng khoản tiền
chênh lệch thu được trong trường hợp giá bán hàng hoá thấp hơn mà người rút lại giá
đã trả đối với phương thức trả giá lên hoặc giá mà người rút lại việc chấp nhận đối với
phương thức đặt giá xuống.
Bên cạnh quyền lợi được hưởng thì người bán hàng hoá không phải là người tổ
chức đấu giá còn có nghĩa vụ sau:
- Giao hàng hoá cho người tổ chức bán dấu giá, tạo điều kiện để người tổ chức
bán đấu giá, người tham gia đấu giá xem xét hàng hoá và cung cấp đầy đủ, chính xác,
kịp thời các thông tin cần thiết liên quan đến hàng hoá đấu giá;
Địa điểm giao hàng hoá bán đấu giá do các bên thoả thuận. trong trường hợp
không có thoả thuận, địa điểm giao hàng được thực hiện theo quy định tại Điều 210
Luật Thương mại năm 2005. Theo đó, hàng hoá là những vật gắn liền với đất đai thì
địa điểm giao hàng hoá là nơi có hàng hoá đó; hàng hoá là động sản thì địa điểm giao
hàng là nơi tổ chức bán đấu giá.
- Trả thù lao dịch vụ tổ chức đấu giá.17
Về nguyên tắc, người bán hàng hoá và người tổ chức đấu giá phải thoả thuân về
mức thù lao dịch vụ đấu giá hàng hoá. Tuy nhiên nếu giữa họ không có thoả thuân thì:
thứ nhất, trong cuộc đấu giá thành công thì thù lao dịch vụ đấu giá được xác định theo
giá của loại dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thời
điểm cung ứng, thị trường địa lí, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh

hưởng đến giá dịch vụ; thứ hai, trong trường hợp đấu giá không thành thì người bán
phải trả mức thù lao bằng 50% của mức thù lao xác định trong trường hợp thứ nhất
Ngoài ra, trong trường hợp giữa người bán hàng hoá và người tổ chức bán đấu
giá hàng hoá không thoả thuân về ch phí liên quan đến cuộc đấu giá thì người bán phải
chịu chi phí vận chuyển hàng hoá đến địa điểm đã thoả thuận và chi phí bảo quản hàng
hoá trong trường hợp không giao hàng hoá cho người tổ chức đấu giá bảo quản.18

16

Điều 191 Luật Thương mại 2005
Điều 192 Luật Thương mại 2005
18
Khoản 1 Điều 212 Luật Thương mại 2005
17

21


2.2.2. Người tổ chức bán đấu giá
Ngươi tổ chức đấu giá là thương nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ đấu giá
hoặc là người bán hàng của mình trong trường hợp người bán hàng tự tổ chức đấu
giá.19
Như vậy, người tổ chức bán đấu giá bao gồm người tự mình tổ chức bán đấu giá
hàng hoá và người tổ chức bán đấu giá là một thương nhân lấy hoạt động dịch vụ tổ
chức đấu giá hàng hoá làm nghành nghề của mình. Về bản chất người tổ chức đấu giá
hàng hoá là người tiến hành các công việc cụ thể cần thiết cho buổi đấu giá, người tổ
chức bán đấu giá chuyên nghiệp sẽ làm tôt công việc nay hơn bất kỳ ai và nếu người
người bán hàng không tự minh tổ chức bán hàng hoá ma thuê một một người tổ chức
bán đấu giá tiến hành đấu giá thì giữa hai người này phải hình thành một hợp đồng
dịch vụ tổ chức bán đấu giá trước khi các công việc liên quan đến bán đấu giá hàng

hoá được tiến hành
Người tổ chức đấu giá có các quyền sau:
- Yêu cầu người bán hàng hoá cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông
tin cần thiết liên quan đến hàng hoá đấu giá, tạo điều kiện cho người tổ chức đấu giá
hoặc người tham gia đấu giá kiểm tra hàng hoá đấu giá và giao hàng hoá được bán đấu
giá cho người mua hàng trong trường hợp người tổ chức đấu giá không phải là người
bán hàng đấu giá;
Xác định giá khỏi điểm trong trường hợp người tổ chức đấu giá là người
bán hàng hoá hoặc được người bán uỷ quyền;
-

Tổ chức cuộc đấu giá;

-

Yêu cầu người mua hàng thực hiện việc thanh toán;

-

Nhận thù lao dịch vụ đấu giá do người bán hàng trả.20

Mức thù lao dịch vu đấu giá hàng hoá do các bên tự thoả thuận. Có thể tham
khảo mức thù lao tại khoản 1 điều 2 thông tư số 03/2012/TT-BTC quy định về mức
thu phí đấu giá tài sản (thù lao địch vụ đấu giá) như sau:

19
20

Khoản 1 Điều 186 Luật Thương mại 2005
Điều 189 Luật Thương mại 2005


22


×